vienquang2

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ?

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,882
Điểm tương tác
773
Điểm
113
Hề hề, chào Hoàng đạo hữu.

Chân tâm là từ phái sinh giữa những cuộc tranh luận, trao đổi...giữa các Phật tử tại gia thôi (Tôi đã tra các từ điển Phật học mà không tìm ra hai chữ Chân tâm). Nên lấy Chân tâm làm mệnh đề thảo luận rất mông lung sẽ không đi đến đâu
Theo tôi, trong văn học Hán Việt thường dùng từ tương quan để nói về tính chất đối lập của một chủ thể. Ví dụ như trong văn hóa Tàu, khi nói về hai loại ngọc Jadeite (cẩm thạch) và Nephrite (ngọc bích) thì do Jadeite cứng hơn nên được gọi là Cương ngọc còn Nephrite thì gọi là Nhuyễn ngọc (tuy độ cứng của Jadeite chi trên 7 tức là cưng hơn thạch anh thôi). Do vậy có lẽ Chân tâm là dùng để chỉ đối lập với Huyễn (Vọng) tâm.

Trong Kinh Giải Thâm Mật (một bản Kinh nói rõ về Tâm), khi dịch và chú giải thì theo Hòa thượng Thích Trí Quang thì Chân tâm có hai: Tâm chúng sanh và Tâm Phật còn lại đều là Vọng (Huyễn) tâm tức lông rùa sừng thỏ


Trừng Hải
Kinh điển nói về Chân Tâm cũng rất nhiều, là cốt yếu mà chư Phật muốn khai thị, là đỉnh cao về giáo lý Phật Đà chứ không phải là vấn đề hay từ ngữ của Phật tử tại gia.

Chẳng hạn một vài Kinh Điển sau:

1. Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

(Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
Như lai tạng vốn xưa nay là tâm thanh tịnh viên mãn nhiệm mầu. Nó không phải kiến đại, không phải thức đại, không phải không đại, không phải địa đại, không phải thủy đại, không phải phong đại, không phải hỏa đại; không phải nhãn căn, không phải nhĩ căn, không phải tị căn, không phải thiệt căn, không phải thân căn, không phải ý căn; không phải sắc trần, không phải thanh trần, không phải hương trần, không phải vị trần, không phải xúc trần, không phải pháp trần; không phải nhãn thức giới, cho đến không phải ý thức giới; không phải minh, không phải vô minh, không phải hết minh, không phải hết vô minh, cho đến không phải lão, không phải tử, không phải hết lão tử; không phải khổ đế, không phải tập đế, không phải diệt đế, không phải đạo đế, không phải trí, không phải đắc; không phải bố thí, không phải trì giới, không phải nhẫn nhục, không phải tinh tấn, không phải thiền định, không phải trí tuệ, không phải đáo bỉ ngạn; cho đến không phải Như Lai, không phải Ứng Cúng, không phải Chánh Biến Tri; không phải đại niết bàn, không phải thường, không phải lạc, không phải ngã, không phải tịnh; tất cả đều không phải, vì như lai tạng không phải là pháp thế gian, mà cũng không phải là pháp xuất thế gian.

Nhưng cái thể tánh vốn sáng suốt nhiệm mầu như lai tạng đó cũng tức là kiến đại, tức là không đại, tức là địa đại, tức là thủy đại, tức là phong đại, tức là hỏa đại; tức là nhãn căn, tức là nhĩ căn, tức là tị căn, tức là thiệt căn, tức là thân căn, tức là ý căn; tức là sắc trần, tức là thanh trần, tức là hương trần, tức là vị trần, tức là xúc trần, tức là pháp trần; tức là nhãn thức giới, cho đến tức là ý thức giới; tức là minh, tức là hết minh, tức là vô minh, tức là hết vô minh, cho đến tức là lão, tức là tử, tức là hết lão tử; tức là khổ, tức là tập, tức là diệt, tức là đạo, tức là trí, tức là đắc; tức là bố thí, tức là trì giới, tức là nhẫn nhục, tức là tinh tấn, tức là thiền định, tức là trí tuệ, tức là đáo bỉ ngạn; cho đến tức là Như Lai, tức là Ứng Cúng, tức là Chánh Biến Tri; tức là đại niết bàn, tức là đức thường, tức là đức lạc, tức là đức ngã, tức là đức tịnh; tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian đều là biểu hiện của như lai tạng.

Cái thể tánh vốn sáng suốt nhiệm mầu như lai tạng đó xa lìa tức là, xa lìa chẳng phải; mà cũng là tức là, cũng là chẳng phải. Vậy nên, chúng sinh trong ba cõi và các hàng Thanh-văn, Duyên-giác xuất thế gian, làm sao lấy cái kiến thức nông cạn của mình mà đo lường tuệ giác vô thượng của Như Lai, hoặc dùng ngôn ngữ thế gian mà nhập vào tri kiến Phật! Ví như các loại đàn cầm, sắt, không-hầu, tì-bà, tuy có âm thanh tuyệt diệu mà không có ngón tay điêu luyện, thì không thể phát ra âm thanh tuyệt diệu được.

Này Phú Lâu Na! Thầy và chúng sinh cũng giống như thế. Chân tâm sáng suốt mỗi người đều có đầy đủ; thế mà khi Như Lai vừa ấn ngón tay thì tâm Phật phát ra hào quang rực rỡ, còn quí thầy vừa móng tâm thì trần lao nổi dậy dẫy đầy. Đó là do quí thầy không siêng năng cầu đạo giác ngộ vô thượng, chỉ ham thích pháp tiểu thừa, vừa được một chút ít đã cho là đủ!

Tôn giả Phú Lâu Na thưa:

Chân tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu ở nơi con và nơi đức Thế Tôn đều tròn đầy không khác, nhưng con thì từ quá khứ đã bị vọng tưởng vô thỉ che lấp, phải ở trong vòng luân hồi lâu dài nhiều kiếp, nay dù được thánh quả của hàng tiểu thừa, vẫn chưa rốt ráo. Đức Thế Tôn thì các vọng tưởng đều tiêu trừ trọn vẹn, chỉ còn thuần một tâm tánh chân thường mầu nhiệm.


Như vậy, Chân Tâm không phải dùng theo ngĩa đối lại với vọng tâm mà vọng tâm là cái dụng của Chân Tâm.
Với cái vô minh che khuất, Chân Tâm sẽ dụng ra vọng tâm; còn khi vô minh hết thì Chân Tâm dụng ra là Tâm của một vị Phật.

2. Kinh Niệm Phật Ba La Mật:


trích Kinh Niệm Phật Ba La Mật:
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.


Thể là Bản thể, Tâm thể ấy với Chân Tâm là một. Nội tại thì không đổi khác và ứng hết tất cả vạn duyên sanh muôn pháp từ loài vô tri đến hữu tri, từ chúng sanh đến Phật đều là dụng của Chân Tâm.

3. Kinh Đại Bát Niết Bàn


(trích phẩm Như Lai Tánh)
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Hai mươi lăm cõi có ngã cùng chăng ?

Phật dạy : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Ngã tức là nghĩa Như-Lai tạng. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh tức là nghĩa của ngã. Nghĩa của ngã như vậy từ nào tới giờ thường bị vô lượng phiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận thấy được.

Như cô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho tàng vàng vòng, tất cả người nhà không ai biết. Một hôm có người khách lạ khéo biết phương tiện bảo cô gái nghèo : “ Nay tôi thuê cô dọn cỏ rác cho tôi”.

Cô gái liền đáp : “ Nếu ông có thể chỉ kho vàng cho tôi, rồi tôi sẽ dọn cỏ rác cho ông”.

Người khách nói : “ Tôi biết cách thức, cóthể chỉ kho vàng cho cô.”

Cô gái nói : “ Tất cả người nhà của tôi còn chẳng biết được, huống là ông mà có thể biết !”

Khách lại nói : “ Nay tôi có thể biết chắc chắn”.

Cô gái nói : “ Tôi gấp muốn thấy, ông nên chỉ cho tôi”.

Người khách liền ở trong nhà cô, đào được kho vàng ròng. Cô gái thấy kho vàng lòng rất vui mừng ngạc nhiên lạ lùng, kính trọng người khách.

Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô gái nghèo có kho vàng mà chẳng biết. Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh hiện bị các phiền não che đậy. Như cô gái nghèo kia trong nhà sẵn có kho vàng nhưng không thấy được. Hôm nay đức Như-Lai chỉ bày kho báu giác tánh cho chúng sanh, đây chính là Phật tánh. Chúng sanh thấy được tánh nầy lòng rất vui mừng quy ngưỡng đức Như-Lai.


Thường thì các tôn giáo bạn gán ghép cho ngã một hay nhiều các tính chất nào đó. Phật gọi những người này là chấp Ngã. Vì Ngã thật sự chính là cái bất biến mà vạn biến; cũng chính là cái Chân Tâm vốn có của mỗi chúng sanh, hay chư Phật.

..................... rất nhiều Kinh nữa nhưng VNBN không nhớ hết...........

4. Còn nói về Thiền Tông, thì đức tin ban đầu cũng chính là tin nhận sâu sắc sự tồn tại cái Chân Tâm vốn có nơi mình đồng với Phật không khác, rồi tham thiền để chứng thực tính rỗng lặng mà ứng hóa của nó.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Mod Nick Xanh Tịnh Độ VNBN bi giờ giỏi về NHƯ LAI TẠNG tới mức thật đáng vui mừng [smile]... [smile]

Thể là Bản thể, Tâm thể ấy với Chân Tâm là một. Nội tại thì không đổi khác và ứng hết tất cả vạn duyên sanh muôn pháp từ loài vô tri đến hữu tri, từ chúng sanh đến Phật đều là dụng của Chân Tâm.- VNBN

vậy đoạn kinh Phật nào nói CHÂN TÂM dụng sao mà tạo ra TRÁI ĐẤT vậy ? [smile]

Ờ .. tui lại nhớ ra rùi ... (hình như là CÓ đoạn kinh đó nhé ) [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Kinh điển nói về Chân Tâm cũng rất nhiều, là cốt yếu mà chư Phật muốn khai thị, là đỉnh cao về giáo lý Phật Đà chứ không phải là vấn đề hay từ ngữ của Phật tử tại gia.

Chẳng hạn một vài Kinh Điển sau:

1. Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

(Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
Như lai tạng vốn xưa nay là tâm thanh tịnh viên mãn nhiệm mầu. Nó không phải kiến đại, không phải thức đại, không phải không đại, không phải địa đại, không phải thủy đại, không phải phong đại, không phải hỏa đại; không phải nhãn căn, không phải nhĩ căn, không phải tị căn, không phải thiệt căn, không phải thân căn, không phải ý căn; không phải sắc trần, không phải thanh trần, không phải hương trần, không phải vị trần, không phải xúc trần, không phải pháp trần; không phải nhãn thức giới, cho đến không phải ý thức giới; không phải minh, không phải vô minh, không phải hết minh, không phải hết vô minh, cho đến không phải lão, không phải tử, không phải hết lão tử; không phải khổ đế, không phải tập đế, không phải diệt đế, không phải đạo đế, không phải trí, không phải đắc; không phải bố thí, không phải trì giới, không phải nhẫn nhục, không phải tinh tấn, không phải thiền định, không phải trí tuệ, không phải đáo bỉ ngạn; cho đến không phải Như Lai, không phải Ứng Cúng, không phải Chánh Biến Tri; không phải đại niết bàn, không phải thường, không phải lạc, không phải ngã, không phải tịnh; tất cả đều không phải, vì như lai tạng không phải là pháp thế gian, mà cũng không phải là pháp xuất thế gian.

Nhưng cái thể tánh vốn sáng suốt nhiệm mầu như lai tạng đó cũng tức là kiến đại, tức là không đại, tức là địa đại, tức là thủy đại, tức là phong đại, tức là hỏa đại; tức là nhãn căn, tức là nhĩ căn, tức là tị căn, tức là thiệt căn, tức là thân căn, tức là ý căn; tức là sắc trần, tức là thanh trần, tức là hương trần, tức là vị trần, tức là xúc trần, tức là pháp trần; tức là nhãn thức giới, cho đến tức là ý thức giới; tức là minh, tức là hết minh, tức là vô minh, tức là hết vô minh, cho đến tức là lão, tức là tử, tức là hết lão tử; tức là khổ, tức là tập, tức là diệt, tức là đạo, tức là trí, tức là đắc; tức là bố thí, tức là trì giới, tức là nhẫn nhục, tức là tinh tấn, tức là thiền định, tức là trí tuệ, tức là đáo bỉ ngạn; cho đến tức là Như Lai, tức là Ứng Cúng, tức là Chánh Biến Tri; tức là đại niết bàn, tức là đức thường, tức là đức lạc, tức là đức ngã, tức là đức tịnh; tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian đều là biểu hiện của như lai tạng.

Cái thể tánh vốn sáng suốt nhiệm mầu như lai tạng đó xa lìa tức là, xa lìa chẳng phải; mà cũng là tức là, cũng là chẳng phải. Vậy nên, chúng sinh trong ba cõi và các hàng Thanh-văn, Duyên-giác xuất thế gian, làm sao lấy cái kiến thức nông cạn của mình mà đo lường tuệ giác vô thượng của Như Lai, hoặc dùng ngôn ngữ thế gian mà nhập vào tri kiến Phật! Ví như các loại đàn cầm, sắt, không-hầu, tì-bà, tuy có âm thanh tuyệt diệu mà không có ngón tay điêu luyện, thì không thể phát ra âm thanh tuyệt diệu được.

Này Phú Lâu Na! Thầy và chúng sinh cũng giống như thế. Chân tâm sáng suốt mỗi người đều có đầy đủ; thế mà khi Như Lai vừa ấn ngón tay thì tâm Phật phát ra hào quang rực rỡ, còn quí thầy vừa móng tâm thì trần lao nổi dậy dẫy đầy. Đó là do quí thầy không siêng năng cầu đạo giác ngộ vô thượng, chỉ ham thích pháp tiểu thừa, vừa được một chút ít đã cho là đủ!

Tôn giả Phú Lâu Na thưa:

Chân tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu ở nơi con và nơi đức Thế Tôn đều tròn đầy không khác, nhưng con thì từ quá khứ đã bị vọng tưởng vô thỉ che lấp, phải ở trong vòng luân hồi lâu dài nhiều kiếp, nay dù được thánh quả của hàng tiểu thừa, vẫn chưa rốt ráo. Đức Thế Tôn thì các vọng tưởng đều tiêu trừ trọn vẹn, chỉ còn thuần một tâm tánh chân thường mầu nhiệm.


Như vậy, Chân Tâm không phải dùng theo ngĩa đối lại với vọng tâm mà vọng tâm là cái dụng của Chân Tâm.
Với cái vô minh che khuất, Chân Tâm sẽ dụng ra vọng tâm; còn khi vô minh hết thì Chân Tâm dụng ra là Tâm của một vị Phật.

2. Kinh Niệm Phật Ba La Mật:


trích Kinh Niệm Phật Ba La Mật:
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.


Thể là Bản thể, Tâm thể ấy với Chân Tâm là một. Nội tại thì không đổi khác và ứng hết tất cả vạn duyên sanh muôn pháp từ loài vô tri đến hữu tri, từ chúng sanh đến Phật đều là dụng của Chân Tâm.

3. Kinh Đại Bát Niết Bàn


(trích phẩm Như Lai Tánh)
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Hai mươi lăm cõi có ngã cùng chăng ?

Phật dạy : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Ngã tức là nghĩa Như-Lai tạng. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh tức là nghĩa của ngã. Nghĩa của ngã như vậy từ nào tới giờ thường bị vô lượng phiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận thấy được.

Như cô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho tàng vàng vòng, tất cả người nhà không ai biết. Một hôm có người khách lạ khéo biết phương tiện bảo cô gái nghèo : “ Nay tôi thuê cô dọn cỏ rác cho tôi”.

Cô gái liền đáp : “ Nếu ông có thể chỉ kho vàng cho tôi, rồi tôi sẽ dọn cỏ rác cho ông”.

Người khách nói : “ Tôi biết cách thức, cóthể chỉ kho vàng cho cô.”

Cô gái nói : “ Tất cả người nhà của tôi còn chẳng biết được, huống là ông mà có thể biết !”

Khách lại nói : “ Nay tôi có thể biết chắc chắn”.

Cô gái nói : “ Tôi gấp muốn thấy, ông nên chỉ cho tôi”.

Người khách liền ở trong nhà cô, đào được kho vàng ròng. Cô gái thấy kho vàng lòng rất vui mừng ngạc nhiên lạ lùng, kính trọng người khách.

Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô gái nghèo có kho vàng mà chẳng biết. Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh hiện bị các phiền não che đậy. Như cô gái nghèo kia trong nhà sẵn có kho vàng nhưng không thấy được. Hôm nay đức Như-Lai chỉ bày kho báu giác tánh cho chúng sanh, đây chính là Phật tánh. Chúng sanh thấy được tánh nầy lòng rất vui mừng quy ngưỡng đức Như-Lai.


Thường thì các tôn giáo bạn gán ghép cho ngã một hay nhiều các tính chất nào đó. Phật gọi những người này là chấp Ngã. Vì Ngã thật sự chính là cái bất biến mà vạn biến; cũng chính là cái Chân Tâm vốn có của mỗi chúng sanh, hay chư Phật.

..................... rất nhiều Kinh nữa nhưng VNBN không nhớ hết...........

4. Còn nói về Thiền Tông, thì đức tin ban đầu cũng chính là tin nhận sâu sắc sự tồn tại cái Chân Tâm vốn có nơi mình đồng với Phật không khác, rồi tham thiền để chứng thực tính rỗng lặng mà ứng hóa của nó.

Hề hề, chào huynh Di đà tử VNBN

_ Mấy vấn đề về Chân tâm mà huynh nêu ra Trừng mỗ đã trao đổi hết với huynh đài Hoàng và KLL rùi (tuy nhiên, vì là bạn cũ nên Trừng mỗ cũng xin nói lại với riêng huynh, hề hề)
Trong kinh điển được dịch ra tiếng Việt chưa từng sử dụng hai từ Chân tâm một cách độc lập, thường kèm theo một số từ chỉ về Pháp tánh. Như trong phần trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm của huynh thì là Chân tâm sáng suốt, Chân tâm sáng suốt nhiệm màu...; Nếu bỏ đi từ Chân thì Kinh văn sẽ sáng rõ phần nghĩa hơn mà không bị mơ hồ về giáo pháp "Pháp tánh Bất biến Tùy duyên" (Bất biến: Tánh, Tùy duyên: Thể Tướng Dụng)

_ Hơn nữa khi thảo luận về một chuyên đề nào thì chủ đề phải Y cứ Kinh, Luận, Luật hay Giáo tông theo quy cũ chứ không thể tùy tiện sử dụng Thuật ngữ không tìm thấy trong Kinh, Luật, Luận và Giáo pháp lập tông mới minh bạch không bị lộn xộn đầu ngô mình sở (Tôi không có bản lĩnh đoc hết Ngũ bộ kinh Nguyên thủy, hay Mười hai bộ kinh Phát triển nên mới dựa vào...Từ điển Phật học Hán Việt, hề hề như đã nói để đưa ra nhận xét để mong đem lại chút ích lợi khi thảo luận trong diễn đàn.

_ Hè hề, Trừng Hải cũng chỉ là tên gọi của tiếng vang giữa thung lũng vô thường, khổ đau.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

kính bác TH 1 ly trà [smile]

(1) Lành thay! A Nan, các ngươi nên biết, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co.

(2) Ta chẳng bảo ngươi chấp thật phi tâm, nhưng ngươi hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tánh phân biệt, tức là chơn tâm của ngươi. Nếu tánh phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần. Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân của ngươi thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn? (Cảnh trần có hai loại: đối với ngũ căn gọi là tiền trần, đối với ý căn gọi là pháp trần).

(3) Bản kiến diệu minh với hư không và lục trần cũng đều như thế, vốn là chơn tâm sáng tỏ, tròn đầy trong sạch của Vô Thượng Bồ Đề, vọng thành sắc không và kiến văn, như đệ nhị nguyệt, vậy cái nào là Thị nguyệt, cái nào là Phi nguyệt? Văn Thù, chỉ một chơn nguyệt, trong đó vốn chẳng Thị nguyệt Phi nguyệt. Cho nên nay ngươi phát minh đủ thứ kiến tinh và cảnh trần, gọi là vọng tưởng, chẳng thể chỉ ra Thị hay Phi Thị. Vì giác tánh tinh diệu sáng suốt, nên khiến ngươi được vượt khỏi "chỉ và phi chỉ" vậy. - Kinh Thủ LĂng Nghiêm

phapthihoi.org

vậy thì mời bác TH cứ Y theo kinh Thủ Lăng Nghiêm .. và theo quy củ .. mà trình bày xem ... mí đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm này .. tai sao lại bỏ chữ "CHÂN" gọi là Y theo kinh .. và theo quy củ ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
ha ha ha [smile]

kính bác TH 1 ly trà [smile]



(2) Ta chẳng bảo ngươi chấp thật phi tâm, nhưng ngươi hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tánh phân biệt, tức là chơn tâm của ngươi. Nếu tánh phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần. Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân của ngươi thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn? (Cảnh trần có hai loại: đối với ngũ căn gọi là tiền trần, đối với ý căn gọi là pháp trần).

Trừng Hải đã nói rồi mờ, không hiểu à. Ở nới Tùy duyên thì có Thể, Tướng, Dụng tất có phân biệt Chơn Vọng. Còn nơi Bất biến thì là Tánh Không (Chân như tâm) thì có cái gì gọi là Chơn hay Vọng; Thường Vô Thường...
Hết mơ hồ chưa, hề hề!!!

Note: đừng có hàm hồ gọi Chân tâm là Chân như tâm à nghen, hề hề


Trừng Hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Hơn nữa khi thảo luận về một chuyên đề nào thì chủ đề

- phải Y cứ Kinh, Luận, Luật ,

hay

- Giáo tông theo quy cũ

--> chứ không thể tùy tiện sử dụng Thuật ngữ không tìm thấy trong Kinh
, Luật, Luận và Giáo pháp lập tông mới minh bạch không bị lộn xộn đầu ngô mình sở

kính bác TH một ly trà ... để nhờ bác nhìn lại xem mình đã viết gì nhé [smile]


(1) Lành thay! A Nan, các ngươi nên biết, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co.

(2) Ta chẳng bảo ngươi chấp thật phi tâm, nhưng ngươi hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tánh phân biệt, tức là chơn tâm của ngươi. Nếu tánh phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần. Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân của ngươi thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn? (Cảnh trần có hai loại: đối với ngũ căn gọi là tiền trần, đối với ý căn gọi là pháp trần).

(3) Bản kiến diệu minh với hư không và lục trần cũng đều như thế, vốn là chơn tâm sáng tỏ, tròn đầy trong sạch của Vô Thượng Bồ Đề, vọng thành sắc không và kiến văn, như đệ nhị nguyệt, vậy cái nào là Thị nguyệt, cái nào là Phi nguyệt? Văn Thù, chỉ một chơn nguyệt, trong đó vốn chẳng Thị nguyệt Phi nguyệt. Cho nên nay ngươi phát minh đủ thứ kiến tinh và cảnh trần, gọi là vọng tưởng, chẳng thể chỉ ra Thị hay Phi Thị. Vì giác tánh tinh diệu sáng suốt, nên khiến ngươi được vượt khỏi "chỉ và phi chỉ" vậy. - Kinh Thủ LĂng Nghiêm

https://phapthihoi.org/kinh/Ebooks/Giang-Kinh/Kinh-Lang-Nghiem/Giang-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Duy-Luc.pdf

vậy thì mời bác TH cứ Y theo kinh Thủ Lăng Nghiêm .. và theo quy củ .. mà trình bày xem ... mí đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm này .. tai sao lại bỏ chữ "CHÂN" gọi là Y theo kinh .. và theo quy củ ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Hơn nữa khi thảo luận về một chuyên đề nào thì chủ đề

- phải Y cứ Kinh, Luận, Luật ,

hay

- Giáo tông theo quy cũ

--> chứ không thể tùy tiện sử dụng Thuật ngữ không tìm thấy trong Kinh
, Luật, Luận và Giáo pháp lập tông mới minh bạch không bị lộn xộn đầu ngô mình sở

kính bác TH một ly trà ... để nhờ bác nhìn lại xem mình đã viết gì nhé [smile]


(1) Lành thay! A Nan, các ngươi nên biết, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co.

(2) Ta chẳng bảo ngươi chấp thật phi tâm, nhưng ngươi hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tánh phân biệt, tức là chơn tâm của ngươi. Nếu tánh phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần. Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân của ngươi thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn? (Cảnh trần có hai loại: đối với ngũ căn gọi là tiền trần, đối với ý căn gọi là pháp trần).

(3) Bản kiến diệu minh với hư không và lục trần cũng đều như thế, vốn là chơn tâm sáng tỏ, tròn đầy trong sạch của Vô Thượng Bồ Đề, vọng thành sắc không và kiến văn, như đệ nhị nguyệt, vậy cái nào là Thị nguyệt, cái nào là Phi nguyệt? Văn Thù, chỉ một chơn nguyệt, trong đó vốn chẳng Thị nguyệt Phi nguyệt. Cho nên nay ngươi phát minh đủ thứ kiến tinh và cảnh trần, gọi là vọng tưởng, chẳng thể chỉ ra Thị hay Phi Thị. Vì giác tánh tinh diệu sáng suốt, nên khiến ngươi được vượt khỏi "chỉ và phi chỉ" vậy. - Kinh Thủ LĂng Nghiêm

https://phapthihoi.org/kinh/Ebooks/Giang-Kinh/Kinh-Lang-Nghiem/Giang-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Duy-Luc.pdf

vậy thì mời bác TH cứ Y theo kinh Thủ Lăng Nghiêm .. và theo quy củ .. mà trình bày xem ... mí đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm này .. tai sao lại bỏ chữ "CHÂN" gọi là Y theo kinh .. và theo quy củ ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
Hề hề

Không đồng thì đành phải chịu thôi. Trừng mỗ không luận giải Kinh Phật Đà Dạy.

Trừng Hải
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Theo lối sống thế gian, ngôn ngữ là phương tiện truyền thông của loài người.
Trong lúc đó theo lối sống tâm linh của Thiền, bước QUAN TRỌNG CƠ BẢN là người thực hành phải có KINH NGHIỆM:

KHÔNG NGÔN NGỮ,” hay KHÔNG LỜI ” tức làm CHỦ TÂM NGÔN.

Bởi vì VẠN PHÁP, tức toàn thể thế giới hiện tượng vốn “KHÔNG TÊN.

"KHÔNG TÊN là “TRẠNG THÁI NHƯ THẾ(state of being such), hay “TRẠNG THÁI CHÂN THẬT của SỰ VẬT(the true nature of things).
Trong khởi thủy, TRẠNG THÁI của SỰ VẬT vốn KHÔNG TÊN.
Trong HIỆN TẠI chúng cũng KHÔNG TÊN.
Cho đến VÔ CÙNG TẬN thời gian về sau, chúng cũng KHÔNG TÊN.


KHÔNG TÊN là CHÂN TÁNH của toàn thể thể giới hiện tượng.

Tuy nhiên, chúng sở dĩ CÓ TÊN là do loài người QUI ƯỚC dán nhãn hay đặt tên hoặc GẮN TÊN vào chúng.

Tóm lại, KHÔNG TÊN là CHÂN TÁNH thường hằng bất biến của thế giới hiện tượng.

Thông thường nó được GỌI bằng từ tathatā," có nghĩa:


NHƯ THẾ, NHƯ VẬY, trong cách NHƯ THẾ đó” (suchness thusness, in that manner, in-that-wayness).

Nếu THỰC SỰ đạt được trạng thái “NHƯ THẾ ” của thế giới hiện tượng vững chắc,.
Ta liền nhận rõ TINH TÚY hiện tượng thế gian, tức pháp giới tính (dharmatā-dhātu: essence of phenomenal world).

Có nghĩa nhận rõ CHÂN TÍNH hiện hữu của toàn thể hiện tượng (the real nature of all phenomenal existence)CHÂN NHƯ hay TINH TÚY THUẦN NHẤT (the essential unity) bao trùm tất cả hiện tượng là CHÂN NHƯ.

Ngay đó, xem như ta NHẬN RA ĐẦU MỐI đưa ta đến nơi TỐI HẬU của đường TÂM LINH bắt đầu từ ĐIỂM NÀO.

Như vậy, “VỀ NGUỒN ” tức là TRỞ VỀ chỗ “KHÔNG TÊN ” của vạn pháp.


Chỗ KHÔNG TÊN này chính là chỗ “NHƯ THỂ-TATHATĀ ” - TINH TÚY của hiện tượng.

NHƯ,” “NHƯ VẬY,” “NHƯ THẾ ” hay “CHÂN NHƯ.
Nó là THỰC TƯỚNG mà KHÔNG TƯỚNG của hiện tượng.

Cái “NHƯ ” này chỉ có NHẬN THỨC KHÔNG LỜI của trí huệ Bát Nhã mới nhận ra được.

CÒN TRÍ NĂNG hay Ý THỨC hoặc Ý CĂN không thể nào NHẬN ra.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Cái “NHƯ ” này chỉ có NHẬN THỨC KHÔNG LỜI của trí huệ Bát Nhã mới nhận ra được.
Tất cả PHÁP vốn là Phật PHÁP nghĩa là Tất cả vạn vật vốn NHƯ THẾ.

Nói một cách khác:
Tất cả vạn vật vốn KHÔNG TÊN.
Hễ mở miệng ra nói vạn vật vốn KHÔNG TÊN tức là CÓ cái gì đó GIẢ LẬP DANH TỰ cho vạn vật CÓ cái gì đó KHÔNG TÊN.

Trong chỗ CHÂN THẬT không DANH TỰ, không TÊN họ mà LẬP là CHÁNH KIẾN là CHÂN TRI thì rơi vào NGÔN NGỮ rồi.
Lục Tổ Huệ Năng.


Đức Phật bảo:
- Này đồng tử! Với cái KHÔNG, há lại CÓ Pháp mà nói ở trong đó CÓ???

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thưa:

- Bạch Thế Tôn! KHÔNG.!,
. Cái KHÔNG??? Vì dùng LỜI NÓI (diễn đạt) cho nên CÓ.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,026
Điểm
113
Theo lối sống thế gian, ngôn ngữ là phương tiện truyền thông của loài người.
Trong lúc đó theo lối sống tâm linh của Thiền, bước QUAN TRỌNG CƠ BẢN là người thực hành phải có KINH NGHIỆM:

KHÔNG NGÔN NGỮ,” hay KHÔNG LỜI ” tức làm CHỦ TÂM NGÔN.

Bởi vì VẠN PHÁP, tức toàn thể thế giới hiện tượng vốn “KHÔNG TÊN.

"KHÔNG TÊN là “TRẠNG THÁI NHƯ THẾ(state of being such), hay “TRẠNG THÁI CHÂN THẬT của SỰ VẬT(the true nature of things).
Trong khởi thủy, TRẠNG THÁI của SỰ VẬT vốn KHÔNG TÊN.
Trong HIỆN TẠI chúng cũng KHÔNG TÊN.
Cho đến VÔ CÙNG TẬN thời gian về sau, chúng cũng KHÔNG TÊN.


KHÔNG TÊN là CHÂN TÁNH của toàn thể thể giới hiện tượng.

Tuy nhiên, chúng sở dĩ CÓ TÊN là do loài người QUI ƯỚC dán nhãn hay đặt tên hoặc GẮN TÊN vào chúng.

Tóm lại, KHÔNG TÊN là CHÂN TÁNH thường hằng bất biến của thế giới hiện tượng.

Thông thường nó được GỌI bằng từ tathatā," có nghĩa:


NHƯ THẾ, NHƯ VẬY, trong cách NHƯ THẾ đó” (suchness thusness, in that manner, in-that-wayness).

Nếu THỰC SỰ đạt được trạng thái “NHƯ THẾ ” của thế giới hiện tượng vững chắc,.
Ta liền nhận rõ TINH TÚY hiện tượng thế gian, tức pháp giới tính (dharmatā-dhātu: essence of phenomenal world).

Có nghĩa nhận rõ CHÂN TÍNH hiện hữu của toàn thể hiện tượng (the real nature of all phenomenal existence)CHÂN NHƯ hay TINH TÚY THUẦN NHẤT (the essential unity) bao trùm tất cả hiện tượng là CHÂN NHƯ.

Ngay đó, xem như ta NHẬN RA ĐẦU MỐI đưa ta đến nơi TỐI HẬU của đường TÂM LINH bắt đầu từ ĐIỂM NÀO.

Như vậy, “VỀ NGUỒN ” tức là TRỞ VỀ chỗ “KHÔNG TÊN ” của vạn pháp.


Chỗ KHÔNG TÊN này chính là chỗ “NHƯ THỂ-TATHATĀ ” - TINH TÚY của hiện tượng.

NHƯ,” “NHƯ VẬY,” “NHƯ THẾ ” hay “CHÂN NHƯ.
Nó là THỰC TƯỚNG mà KHÔNG TƯỚNG của hiện tượng.

Cái “NHƯ ” này chỉ có NHẬN THỨC KHÔNG LỜI của trí huệ Bát Nhã mới nhận ra được.

CÒN TRÍ NĂNG hay Ý THỨC hoặc Ý CĂN không thể nào NHẬN ra.Cái “NHƯ ” này chỉ có NHẬN THỨC KHÔNG LỜI của trí huệ Bát Nhã mới nhận ra được.
Mô Phật. Rất TUYỆT

IMG_1702095202389_1702183858932.webp
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,026
Điểm
113
Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? Bài 12- Giải trừ Ý Thức "đi vào" Vô Tâm.

Kính các Bạn. Ở Giáo lý Nguyên Thuỷ PG và Giáo Lý Duy Thức PG. Thì Tâm chính là Thức.

Thiền quán là tự hỏi mình.
Thiền quán là trạng thái Vô Tâm.

Con người ở trạng thái Vô Tâm mới ngưng suy nghĩ phân biệt. Nghĩa là thoát khỏi sự cuốn hút của Thức.
Suy nghĩ phân biệt là để Duyên Sanh Diệt dẫn dắt mình sanh tử.

Trạng thái Vô Tâm là trạng thái tịch tĩnh của vạn pháp. Là giải trừ 6 Thức. Cụ thể là Ý Thức.

Vâng ! Vô Tâm là trạng thái "giải trừ Ý thức", là KHÔNG VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT. là Không Vọng Tâm.

+ Những Tâm niệm nào là "Vọng Tâm" ?

- Đó là: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, là Tân kiến, biên kiến, tà kiến, giái kiến thủ. Là phẩn, hận, phú não, tật ,san, vô tàm, vô uý, là trạo cử, hôn trầm, tán loạn, thất niệm, bất chánh tri. Là Hỷ ,nộ, ai, ố, dục, lạc, cụ v.v...Nghĩa là các Tâm niệm Thập triền, thật sử, thất tình, lục dục mà trong kinh Phật đã dạy.

Thế nào là TÂM (theo Đạo Phật) ? Giei_t10


Kính các Bạn. Vọng Tâm vốn không thật có, chỉ do lầm chấp mà có. Khi đã nhập vào Thiền quán- Ở trạng thái Thiền quán là tự hỏi mình. Thì Thiền quán là trạng thái Vô Tâm. .- Lúc đó TÌM TÂM KHÔNG CÓ.- Đây là chỗ:

+ Tâm hành xứ diệt:

.......Chỗ tâm hành dứt bặt, nghĩa là cảnh giới vắng lặng, không còn suy tư phân biệt. Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí quyển trung phần đầu (Đại 44, 252 thượng) nói: Lìa tâm duyên, vì chẳng phải ý và lời có thể phân biệt; chỗ tâm hành diệt, vì chẳng phải cảnh của Tư tuệ. Đây chính là chân như pháp tính, không thể dùng lời nói để giảng giải, cũng chẳng phải chỗ Tư tuệ phân biệt mà biết được. [X. Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.1, hạ; Đại nhật kinh sớ Q.19; Tông kính lục Q.92].
(Từ điển Phật Quang)
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Trong CHỖ CHÂN THẬT không DANH TỰ.!"

Các bậc Giác Ngộ THẤY vạn vật NHƯ THẬT TRI KIẾN.

Còn chúng ta cứ QUANH QUẨN mãi trong TRANH CÃI, vướng mắc vào những DANH TỰ cho tất cả những hiện tượng xung quanh là THẬT, là trường tồn, là có TỰ NGÃ.
Ðó chính là YẾU TỐ trói buộc chúng ta vào LUÂN HỒI.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,026
Điểm
113
Trong CHỖ CHÂN THẬT không DANH TỰ.!"

Các bậc Giác Ngộ THẤY vạn vật NHƯ THẬT TRI KIẾN.

Còn chúng ta cứ QUANH QUẨN mãi trong TRANH CÃI, vướng mắc vào những DANH TỰ cho tất cả những hiện tượng xung quanh là THẬT, là trường tồn, là có TỰ NGÃ.
Ðó chính là YẾU TỐ trói buộc chúng ta vào LUÂN HỒI.
IMG_1704242367397_1704243051618.webp


Câu nói quá xá hay
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
DANH TỰ làm cho vạn vật KHÁC NHAU.
DANH TỰ làm cho chúng ta KHÁC NHAU.

Thật ra chúng ta KHÁC NHAU chỗ nào???




Thế nào là Phật, thế nào là chúng sanh???
-Chúng sanh là Phật, Phật là chúng sanh.
-Không biết hai cái đó, cái nào là chúng sanh???
-Hỏi đi???
Triệu Châu Tùng Thẩm.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,026
Điểm
113
DANH TỰ làm cho vạn vật KHÁC NHAU.
DANH TỰ làm cho chúng ta KHÁC NHAU.

Thật ra chúng ta KHÁC NHAU chỗ nào???




Thế nào là Phật, thế nào là chúng sanh???
-Chúng sanh là Phật, Phật là chúng sanh.
-Không biết hai cái đó, cái nào là chúng sanh???
-Hỏi đi???
Triệu Châu Tùng Thẩm.
...........................................................................................VM này sao mà HAY dữ ta
tiu3-1.webp
 
Sửa lần cuối:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Trong CHỖ CHÂN THẬT không DANH TỰ.!"???

SỰ THẬT
!.
KHÔNG CẦN PHẢI NHỜ chúng ta DIỄN TẢ bằng DANH TỰ NGÔN THUYẾT phải không???

Nếu chúng ta THẤY được "SỰ THẬT???" thì:
"Tại sao chúng ta PHẢI gọi "SỰ THẬT???" là gì???
Nếu chúng ta cho rằng Đức-Phật gọi "SỰ THẬT???" bằng NHỮNG cái TÊN GỌI khác nhau thì "OAN cho Đức-Phật quá."
Tất cả cái TÊN chỉ là cái TÊN thì:
"Cái TÊN này KHÁC BIỆT với cái TÊN kia Ở CHỖ nào???
Ở CHỖ??? Mấy CHỮ alphabet, hay ÂM THANH????

Nói cho cùng:
SỰ THẬT thì chúng ta vẫn "Chưa THẤY được gì cả.."
SỰ THẬT thì chúng ta vẫn "Chưa THẤY được THẬT TƯỚNG chúng ta."

THẬT TƯỚNG chúng ta CHẮC CHẮN KHÔNG Ở CHỖ??? Mấy CHỮ alphabet, hay ÂM THANH????

Chúng ta THẬT hay GIẢ???
Đức-Phật nói THẬT TƯỚNG chúng ta NHƯ VẬY, NHƯ THẾ, NHƯ THỊ thì CHẲNG MỘT AI CHẤP NHẬN???

SỰ THẬT là chúng ta đang PHỈ BÁNG Đức-Phật mỗi khi TRÍCH DẪN lời Phật.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha há[smile]

A hahahahah .. nhìn thấy VM cứ như một học giả .. rùi lại mò mẫm .. rùi lại 1 thế giới mới ... 1 con người mới [smile]

---> VM cứ nhứ "CHỊ ẤY" ... vừa sinh ra làm "CÔ BÉ ĐẾN TỪ HÔM QUA" [smile]

(1) NHƯ LAI TẠNG [smile]
tâm địa chứa các giống
gặp ướt liền nảy mầm


trong lúc VM cứ hiện ra hết tâm này đến tâm khác .. thì chúng ta lại cứ nhìn thấy dòng hiện nghiệp dẫn đến chánh báo là VM [smile]

tâm thức biến biện cũng tức tâm là tạng thức .. là kho chứa ... nếu không sao hiện ra nhiều như vậy [smile]


tâm chuyển thành ý .. ý chuyển thành khí ... khí thế gian ... chính là môi trường sinh sống do nghiệp dẫn dắt .. cũng là môi trường mà "CON NGƯỜI CHÁNH BÁO VM" .. cứ phải đấu tranh, tranh cãi [smile] ... khổ nhiều khó nói thành lời [smile]

tâm khởi chính là thức .. tập khởi sinh ra những danh/sắc không thể vượt qua ... cho nên nói đúng cũng cần phải có người giải thích đúng .. cần mẫn theo những danh từ ... miêu tả biến chuyển của dòng tâm thức [smile] .. và cũng phải có sức thuyết phục theo đúng lời kinh, lời luận ... pháp ngữ, pháp thoại .. như là PHÁP BẢO [smile]

nếu không thì làm sao ... tâm người ta được "HÓA ĐẠO" ... ... làm sao biết "SINH TỬ NIẾT BÀN" .. chỉ là như giấc mộng[smile] ---> AI sẽ là người dạy VM những điều đó [smile] ... SỨC gì mà VM tự nghĩ tự chế ra hết được [smile]

và lấy đá đè cỏ .. hỏng bằng nhìn thấy những hạt giống trong tâm hỏng trổ mình ... hóa thành những con người chánh báo .. người ta hỏng biết làm sao quán sát dòng nghiệp lực dẫn đến chánh báo, khí thế gian [y báo] thì làm sao mà biết nhỉ ? [smile]

tiện thể chúng ta cùng xem: 1 chánh báo VM và 1 khí thế gian vừa qua


(i) thì diễn dàn là như thế nào ? ... là phim trường ...

(ii) con người thì như thế nào ---> là súc sinh [smile]

(iii) Hòa Thượng .. kinh điển .. tăng bảo pháp bảo.. --> thì là chi nhỉ ? [smile]


tam giới duy chỉ NHẤT TÂM [smile] - Kinh Hoa Nghiêm [smile]

VM đẫ trải nghiệm thân hành qua ... ít nhiều cũng 1 số cõi trong tam cõi chín địa [smile] .. cũng hỏng nhìn ra .. tam giới chín địa là gì .. dòng hiện nghiệp là gi mà [smile] .. đúng hông ? [smile]


(2) Bây Giờ thì VÔ MINH ĐẠO GÌ ? [smile]

VM đã nói tam giới .. duy chỉ nhất tâm .. trong dòng kinh nghiệm đã phần nho nhỏ nào đó thân hành qua 3 cõi chín địa [smile] ... đã chứng nghiệm KHỔ, TẬP, DIỆT [smile]

vậy thì bi giờ để VM tự mình khẳng định luôn [smile] ... VM ĐẠO GÌ ? [smile]

----> câu trả lời của VM hỏng phải là ĐẠO TÂM .. thì TRÍ TUỆ BÁT NHÃ của VM từ đâu mà ra ?[smile]


cho nên .. cũng tới lúc VM nên trở thành "NHƯ CHÚ MÈO" ... "NHƯ CỎ NON" ... hiền lành nằm dưới chân son của PHÁP BẢO rùi đó nhỉ [smile]

bởi vì KINH PHẬT chứa đựng nhiều tri thức, kinh nghiệm trí tuệ bát nhã lắm [smile] --> VM có muốn học hỏi không ? [smile]



Hỡi cô gái ngồi xõa tóc --> bên chú mèo

Làm bước chân tôi ngủ quên.


Khiến tôi muốn mình làm cỏ non ướt mềm
Hiền lành nằm dưới chân son.


ờ mà đúng hông? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chúng ta đang TRANH CÃI cái GIẢ LẬP DANH TỰ RỖNG KHÔNG???

DANH của chúng sanh đều là GIẢ LẬP đặt ra???
TƯỚNG
của chúng sanh đều là RỖNG KHÔNG???


Bạch đức Thế Tôn! Những gì là DANH??? Những gì là TƯỚNG???

- Này Tu Bồ Đề!
DANH chỉ là GIẢ LẬP đặt ra:
Này là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức, này là nam, là nữ, là lớn, là nhỏ, này là Địa ngục, là Ngạ quỷ, là Súc sanh, Nhơn, Thiên, này là hữu vi, là vô vi, này là quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, Duyên giác đạo, này là Phật đạo.

Này Tu Bồ Đề!
Tất cả PHÁP HÒA HỢP đều là GIẢ DANH.
Dùng DANH để đặt TÊN cho các PHÁP. Thế nên GỌIDANH.
Tất cả PHÁP HỮU VI chỉ có DANH TƯỚNG.
Người phàm ở trong đó SANH CHẤP TRƯỚC.

Những gì là TƯỚNG?

Này Tu Bồ Đề! Có HAI thứ TƯỚNG mà người phàm CHẤP TRƯỚC:

Một là SẮC TƯỚNG. Hai là VÔ SẮC TƯỚNG.

Những gì gọi là SẮC TƯỚNG???

Những thứ có SẮC hoặc thô hoặc tế, hoặc tốt hoặc xấu, đều là RỖNG KHÔNG.
Ở trong những PHÁP RỖNG KHÔNG ấy ỨC TƯỞNG, PHÂN BIỆT để TÂM nắm lấy TƯỚNG.
Đây gọi là SẮC TƯỚNG.

Những gì là VÔ SẮC TƯỚNG?

Nơi các PHÁP VÔ SẮC..ỨC TƯỞNG, PHÂN BIỆT để TÂM nắm lấy TƯỚNG nên sanh phiền não.
Đây gọi là VÔ SẮC TƯỚNG.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Trong Phật Giáo, Chân-như (Tatha) tuy bao gồm nhiều ý nghĩa, nhưng nói một cách đại thể, thì:

CHÂN NHƯ là chỉ cái TƯỚNG chân thực, nghĩa là cái chân tướng bất biến của mọi hiện tượng, hoặc là cái nguyên tắc làm cho HIỆN TƯỢNG giới trở lại trạng thái NHƯ NHƯ bất động.

Đó là cái NGUYÊN Ý của danh từ CHÂN-NHƯ.
Hoà thượng Thích Quảng Độ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top