VO-NHAT-BAT-NHI

Sở Nguyện Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Sơ phát tâm đến thành Đạo

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Sở nguyện của Đức Bổn Sư Thích Ca được chính Ngài kể lại trong Kinh Bi Hoa.
Ngài đã tu tập ở rất nhiều kiếp lâu xa, đến thời Đức Bảo Tạng Như Lai, Ngài là cận Thần của Vua Vô Tránh Niệm (là tiền thân Đức Phật A Di Đà).
Sau khi khuyên bảo, giáo hóa Đức Vua Vô Tránh Niệm và các thân tộc, quyến thuộc phát Bồ Đề Tâm.
Nhưng tất cả đều ước nguyện thành Phật ở thế gới thanh tịnh. Còn lại Ngài là người cuối cùng phát nguyện, với cương vị là Bậc Thầy hướng dẫn cho tất cả các vị trước đó phát tâm, nhận thấy không ai chọn thành Phật ở cõi có chúng sanh xấu uế, căn tánh xấu nhất. Do đo, Ngài phát lòng đại bi, nguyện vì chúng sanh ở đời ác thé ngũ trượt tệ nhất trong các thế giới mà tu tập thành Phật để độ những chúng sanh ấy.


Trong bổn nguyện của Ngài, ngoài các nguyện xả bỏ, làm gương,..... đê giáo hóa chúng sanh, còn có nguyện vừa sanh ra đi 7 bước......


“Cho đến khi tuổi thọ con người chỉ còn một trăm hai mươi
tuổi, khi ấy chúng sinh ngu si, chỉ tự làm theo ý mình; luôn
tự mãn về dung mạo xinh đẹp và được sinh trong dòng tộc cao
quý; lại có đủ các nết buông thả, lười nhác, tham lam keo kiệt,
ganh ghét, ghen tỵ, sinh vào cõi đời xấu ác tối tăm có đủ năm sự
uế trược, lòng tham dục sâu nặng, sân khuể, ngu si, kiêu mạn,
làm những việc dâm dục, cầu tài không đúng pháp, làm theo tà
kiến điên đảo, lìa bỏ bảy món tài bảo của bậc thánh, bất hiếu
với cha mẹ, đối với các bậc tu hành không sinh lòng cung kính;
thường làm những việc chẳng nên làm, việc nên làm lại chẳng
làm; không làm việc phước, không sợ quả báo đời sau; không
chuyên cần tu tập Ba điều phúc; chẳng ưa thích giáo pháp Ba
thừa, đối với ba căn lành1 không thường tu tập, ngập chìm trong
tham lam, sân hận và si mê; chẳng tu mười điều lành, thường
làm mười điều ác, trong tâm thường bị bốn điên đảo che lấp,
thường phạm bốn điều phá giới,2 khiến cho bốn ma vương được
tùy ý lung lạc, cuốn trôi trong bốn dòng nước xoáy, bị năm pháp
che lấp trong tâm.3 Trong đời vị lai, những chúng sinh như vậy
buông thả sáu căn, làm theo tám tà pháp,4 tội lỗi chất chồng như
núi lớn, sinh ra trăm mối trói buộc, chẳng cầu được quả báo tốt
đẹp trong hai cõi trời, người, tin theo các tà kiến điên đảo, hướng
theo tà đạo, phạm vào năm tội nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ
báng thánh nhân, lìa các căn lành, phải sa vào cảnh nghèo hèn
khốn khó, không còn biết tránh né sợ sệt điều gì, không rõ việc
ân nghĩa, đánh mất chánh niệm, khinh rẻ pháp lành, không có
trí huệ, không thể học hỏi, hủy phạm giới luật, nịnh hót bợ đỡ,
khởi tâm ganh ghét ghen tỵ nên khi có được vật chất của cải
chẳng bao giờ chia phần cho kẻ khác, thường khinh khi rẻ rúng
lẫn nhau, không có lòng cung kính, lười nhác chểnh mảng, các
căn không đầy đủ, thân thể gầy yếu, quần áo thiếu thốn, gần gũi
kẻ ác, khi vào bào thai mê muội chẳng còn hay biết. Vì phải chịu
đủ mọi sự khổ não nên dáng vẻ xấu xí, tiều tụy, nhưng đưa mắt
nhìn nhau không chút xấu hổ thẹn thùng, lại còn đe dọa rồi sợ
sệt lẫn nhau, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một bữa
ăn mà các nghiệp ác do thân, miệng, ý tạo ra đã là vô lượng vô
biên. Lại lấy việc làm ác đó mà ngợi khen, xưng tụng!

“Vào thời bấy giờ chúng sinh cùng nhau tu tập theo đoạn kiến
và thường kiến,1 kiên trì tham chấp vào thân thể do năm ấm2
hợp thành, mỏng manh không bền chắc, đối với năm món dục lạc
sinh lòng tham đắm nặng nề, thường sinh tâm nóng giận, oán
thù, muốn làm hại những chúng sinh khác.

“Những chúng sinh ấy trong tâm thường nóng giận, phiền
não, thô thiển, xấu xa, chưa điều phục được những thói xấu như
tham lam, keo kiệt, mê đắm tham dục; không buông bỏ được
những điều không đúng chánh pháp, không có tâm quyết định,
thường đe dọa, sợ sệt lẫn nhau, khởi lên sự tranh chấp, giành
giật, dùng tâm xấu xa mà giết hại lẫn nhau, xa lìa các pháp lành,
khởi tâm bất thiện mà làm các nghiệp ác.

“Những chúng sinh ấy đối với việc thiện hay việc ác cũng đều
không tin là sẽ có quả báo; đối với các pháp lành sinh tâm đối
nghịch, đối với các pháp làm dứt căn lành lại sinh tâm hoan hỷ;
đối với các pháp bất thiện khởi tâm chuyên làm, đối với Niết-bàn
tịch diệt lại khởi tâm chẳng mong cầu; đối với các bậc tu hành
trì giới sinh lòng bất kính, đối với các mối trói buộc lại khởi tâm
mong cầu cho là ít có.

“Đối với những nỗi khổ như già,
bệnh, chết lại đặt lòng tin
cậy; đối với các phiền não lại khởi tâm thọ trì; đối với năm pháp
ngăn che lại khởi tâm nắm giữ.
“Đối với nơi thuyết giảng chánh pháp thì khởi tâm lìa xa; đối
với nơi giảng nói các tà kiến lại khởi tâm xây dựng; thường khởi
tâm chống phá, khinh khi lẫn nhau, sinh lòng chém giết ăn nuốt
lẫn nhau; người người đều chống đối nhau, xâm lấn giành giật
nhau; ôm giữ những tâm oán hận, não hại nhau.
“Đối với những tham dục xấu ác sinh lòng mê say không chán
bỏ, đối với tài sản vật chất của người khác sinh lòng ganh ghét,
đối với việc thọ ân chẳng khởi lòng báo đáp, đối với tài sản của
người khác sinh lòng trộm cắp, cướp giật; đối với vợ người khác
lại sinh lòng xâm phạm, não hại.

“Hết thảy chúng sinh vào thời ấy trong lòng không có nguyện
lành, cho nên thường nghe thấy những âm thanh của các cảnh
giới địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ; những âm thanh của tật bệnh,
già chết; những âm thanh của sự não hại, của tám nạn xứ; những
âm thanh của sự trói buộc, xiềng xích, gông cùm; những âm
thanh của sự cướp đoạt, xâm phạm, não hại người khác; những
âm thanh của sân khuể, khinh hủy, trách mắng, phá hoại sự hòa
hợp của người khác.

“Họ cũng thường nghe thấy những âm thanh của binh khí,
chiến cụ, giặc cướp từ phương khác đến; những âm thanh của
đói khổ, gạo thóc quý hiếm, trộm cướp nổi lên; những âm thanh
của sự tà dâm, dối trá, điên loạn, ngu si; những âm thanh của lời
nói đâm thọc, lời nói ác độc, lời nói không chính đáng; những âm
thanh của sự tham lam, keo kiệt, ghen ghét, ganh tỵ; những âm
thanh của sự thu góp, đắm chấp vào “cái ta” và “vật của ta” rồi
sinh ra giành giật, tranh đấu.

“Họ lại thường nghe thấy những âm thanh của sự yêu, ghét,
vừa lòng, không vừa lòng; những âm thanh của ân ái, biệt ly, lo
buồn, khổ não vì phải gần gũi thân cận những người mình oán
ghét; những âm thanh sợ sệt lẫn nhau, làm tôi tớ cho nhau; những
âm thanh khi vào ở trong bào thai dơ nhớp hôi hám; những âm
thanh của sự nóng, lạnh, đói, khát, mỏi mệt; những âm thanh
của sự cày bừa gieo cấy mùa vụ tất bật, những âm thanh của đủ
mọi thứ nghề nghiệp kiếm sống mệt mỏi chán ngán; những âm
thanh của các thứ bệnh tật nạn khổ hao gầy ốm yếu.

“Vào thời bấy giờ, tất cả chúng sinh ai nấy đều thường nghe
thấy những âm thanh như thế.
“Những chúng sinh như vậy đầy dẫy trong thế giới Ta-bà. Tất
cả đều đã dứt mất căn lành, lìa xa các bậc thiện tri thức, thường
ôm ấp trong lòng sự nóng nảy sân hận, không được các cõi Phật
ở phương khác dung nạp, do nghiệp lực nặng nề nên mới thọ sinh
về đây trong Hiền kiếp, tuổi thọ chỉ có một trăm hai mươi tuổi.

“Những chúng sinh ấy do nơi nghiệp lực nhân duyên nên ở
trong thế giới Ta-bà nhận chịu những sự thấp hèn xấu xí. Những
chúng sinh thành tựu được các căn lành thảy đều lìa xa họ.
“Mặt đất ở thế giới Ta-bà đầy dẫy những thứ muối mỏ mặn
đắng, đất cát sỏi đá, núi đồi, gò nổng, suối khe, hang hố, ruồi
muỗi, rắn độc. Các loài chim độc, thú dữ chen chúc khắp nơi.
Gió chướng, bão táp nghịch mùa thường khởi; những cơn mưa
đá, mưa lớn thường đổ xuống nghịch mùa. Trong nước mưa ấy
có chất độc, có vị chua, vị mặn, vị đắng. Mưa ấy làm sinh sôi nảy
nở các loài cây cỏ, nên những cành nhánh hoa trái, lúa thóc thảy
đều hàm chứa đủ các vị độc.1 Các loại thực phẩm, hoa trái nghịch
mùa, trái với tự nhiên, chứa nhiều chất độc, nên khi chúng sinh
ăn vào thì lòng nóng nảy sân hận càng tăng thêm, hình dáng
tiều tụy không chút tươi nhuận, không có lòng từ mẫn, thường
phỉ báng thánh nhân.

“Những chúng sinh ấy thảy đều không có lòng cung kính,
thường ôm trong lòng những sự khủng bố, tàn hại lẫn nhau;
trong lòng thường sinh não loạn, thường ăn thịt, uống máu những
chúng sinh khác, lột da những chúng sinh khác mà làm quần áo
mặc; thường cầm dao gậy chuyên làm việc giết hại; thường tự
mãn cho rằng dòng dõi của mình là cao quý, hình sắc của mình
là đẹp đẽ; thường tụng đọc kinh sách ngoại đạo, luyện tập cưỡi
ngựa, giỏi dùng các loại đao thương, khí giới; đối với quyến thuộc
của chính mình cũng sinh lòng ganh ghét, đố kỵ. Những chúng
sinh này tu tập theo tà pháp, phải chịu đủ mọi sự khổ não.

“Bạch Thế Tôn! Con nguyện vào thời ấy sẽ từ cung trời Đâusuất
hiện xuống cõi Ta-bà, sinh vào nhà của vị Chuyển luân
vương cao quý nhất, tùy ý nhập bào thai trong lòng vị hoàng hậu
của Thánh vương.


“Do con đã vì tất cả chúng sinh mà điều phục tâm ý, tu tập
căn lành, nên ngay khi nhập bào thai liền phóng ra ánh hào
quang rực sáng. Hào quang vi diệu ấy chiếu khắp cả thế giới Tabà,
từ nơi thấp nhất của thế giới này lên đến tận cõi trời A-cani-
trá, khiến cho tất cả những chúng sinh trong các cõi này, hoặc
đang ở trong cảnh giới địa ngục, hoặc đang trong cảnh giới súc
sinh, hoặc đang trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc đang ở các cõi trời,
hoặc trong cõi người, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc
có tư tưởng, hoặc không tư tưởng, hoặc không phải có tư tưởng
cũng không phải không có tư tưởng, nguyện cho tất cả đều được
nhìn thấy hào quang vi diệu sáng rực của con.

“Khi hào quang ấy chạm vào thân thể, cũng nguyện cho chúng
sinh đều được rõ biết. Nhờ rõ biết được hào quang ấy nên liền
phân biệt được những sự nguy khổ của sinh tử, hết lòng mong
cầu được cảnh giới Niết-bàn Vô thượng tịch diệt, cho đến chỉ
trong khoảng thời gian của một ý tưởng đã dứt trừ được hết các
phiền não. Như vậy gọi là giúp cho chúng sinh lần đầu tiên gieo
trồng hạt giống Niết-bàn.

“Nguyện trong thời gian mười tháng con ở trong bào thai liền
chọn lựa phân biệt được hết thảy các pháp, vào hết thảy các
pháp môn, như là các pháp môn Tam-muội Vô sanh, Tam-muội
Không... Vào đời vị lai con sẽ thuyết giảng các pháp môn tammuội
ấy trong vô lượng kiếp, dù ai có tâm khéo quyết định cũng
không thể lãnh hội được hết.

“Khi con ra khỏi bào thai, thành tựu quả A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề rồi, sẽ cứu vớt cho hết thảy những chúng sinh
sinh ấy đều được thấy rõ rằng tuy con ở trong thai mẹ trọn đủ
mười tháng, nhưng thật ra là đang trụ yên trong Tam-muội Trân
bảo, ngồi kết già nhập định tư duy; sau khi trọn đủ mười tháng
liền từ nơi hông bên phải mà bước ra, nhờ oai lực của Tam-muội
Nhất thiết công đức thành tựu nên khiến cho trong thế giới Tabà,
từ nơi thấp nhất lên đến tận cõi trời A-ca-ni-trá đều chấn
động đủ sáu cách, những chúng sinh trong thế giới, hoặc đang
ở trong cảnh giới địa ngục, hoặc trong cảnh giới súc sinh, hoặc
trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc đang ở các cõi trời, cõi người, thảy
đều được giác ngộ.

“Bấy giờ, con lại dùng hào quang vi diệu chiếu khắp cõi thế
giới Ta-bà một lần nữa, lại cũng giúp cho vô lượng chúng sinh
được giác ngộ. Nếu có chúng sinh nào chưa trồng căn lành, con sẽ
khiến cho được dừng trụ an ổn mà trồng các căn lành. Đã trồng
căn lành trong cảnh giới Niết-bàn rồi, liền khiến cho các chúng
sinh được sinh trưởng hạt giống tam-muội.

“Khi con từ hông bên phải bước ra, chân vừa chạm đất, lại
nguyện cho trong cõi thế giới Ta-bà, từ nơi thấp nhất lên đến tận
cõi trời A-ca-ni-trá đều chấn động đủ sáu cách, những chúng
sinh trong thế giới, hoặc sống trong nước, hoặc sống trên đất,
hoặc sống giữa hư không, hoặc sinh ra từ bào thai, hoặc sinh ra
từ trứng, hoặc sinh ra từ nơi ẩm ướt, hoặc do biến hóa mà sinh
ra, hết thảy chúng sinh trong năm đường đều được giác ngộ.
“Nếu có những chúng sinh chưa đạt được tam-muội, nguyện
cho thảy đều đạt được. Đạt được tam-muội rồi, sẽ dừng trụ an ổn
trong giáo pháp Ba thừa, đạt được địa vị không còn thối chuyển.

“Khi con đã sinh ra rồi, tất cả chư thiên, Phạm vương, Thiên
ma, chư thiên trên cõi trời Đao-lợi cùng với cõi Nhật nguyệt thiên,
các vị Tứ Thiên vương, Đại Long vương, càn-thát-bà, a-tu-la,
ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, các vị thần tiên hóa sinh,
dạ-xoa, la-sát, thảy đều hiện đến cúng dường con. Nguyện khi
con sinh ra liền bước đi bảy bước.
Đi bảy bước rồi, nhờ oai lực của
Tam-muội Tuyển trạch công đức liền thuyết giảng chánh pháp
khiến cho đại chúng sinh tâm hoan hỷ, trụ nơi Ba thừa.
“Trong đại chúng ấy, nếu có những chúng sinh học giáo pháp
Thanh văn, nguyện cho ngay trong đời sống này liền được điều
phục. Nếu có những chúng sinh tu tập theo Duyên giác thừa,
hết thảy đều đạt được phép Nhẫn nhục Nhật hoa. Nếu có những
người học theo Đại thừa, thảy đều đạt được Tam-muội Chấp trì
kim cang ái hộ đại hải. Nhờ oai lực của tam-muội này, liền vượt
qua được địa vị thứ ba.1
“Vào lúc bấy giờ con muốn tắm gội, nguyện có vị Đại Long
vương cao quý nhất hiện đến tắm gội thân con. Chúng sinh được
thấy như vậy liền trụ vững trong Ba thừa, đạt được những công
đức như đã nói trên.
Khi con còn ở tuổi thiếu niên cưỡi trên xe dê, thị hiện đủ mọi
kỹ năng, tài nghệ khéo léo, đều là vì muốn giác ngộ cho hết thảy
chúng sinh.

Khi con ở tại cung điện có đủ vợ con, cung nữ, sống trong
năm món dục lạc, cùng nhau vui thú. Vì thấy được sự nguy hại
mê lầm nên giữa đêm khuya vượt ra khỏi thành, vất bỏ hết các
món trang sức đẹp đẽ trên thân, vì muốn phá trừ bọn ngoại đạo
Ni-kiền-tử.

“Các vị thầy ngoại đạo đều cung kính y phục, cho nên con mới
khoác áo cà-sa đến ngồi dưới gốc cây bồ-đề. Chúng sinh thấy
con ngồi dưới gốc bồ-đề, thảy đều phát nguyện mong cầu cho
con mau chóng dùng oai lực của Tam-muội Nhất thiết công đức
thành tựu mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Được nghe pháp
rồi liền sinh lòng mong cầu tha thiết trong Ba thừa, chuyên cần
tu tập, hành trì tinh tấn.

..................................



Cònn rất dài, các bạn tìm đọc để hiểu rõ hơn về gốc tích các vị Bồ Tát và các cõi thế giới mà các Ngài ước nguyện để độ hóa chúng sanh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
VNBN xin nêu copy lại Kinh điển về bổn nguyện của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật kính yêu của chúng ta; đồng thời cũng biết nguyên nhân xuất hiện của thế giới chúng ta hiện nay:
(Trích Kinh Bi Hoa, phần Phát nguyện của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khi xưa có tên là Phạm Chí Bảo Hải hay Bồ Tát Đại Bi)

1. Nguyện ở trong sanh tử, thực hành 6 ba la mật.

“Bấy giờ, Phạm-chí Bảo Hải bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Nay
con đã giáo hóa vô lượng ức chúng sinh khiến cho đều phát tâm
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Những chúng sinh này thảy
đều phát nguyện nhận lấy cõi thế giới thanh tịnh nhiệm mầu,
lìa xa những cõi thế giới không thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh
để trồng các căn lành; khéo thâu nhiếp và điều phục các chúng
sinh. Trong nhóm của ông Hỏa Man có một ngàn lẻ bốn người
đều đã từng tụng đọc kinh sách Tỳ-đà của ngoại đạo, Như Lai
cũng đều đã thọ ký cho những người này vào Hiền kiếp sẽ được
thành Phật.

“Có những chúng sinh thường làm các việc tham dâm, sân si,
kiêu mạn, thảy đều sẽ được điều phục bằng giáo pháp Ba thừa.

“Lại có những chúng sinh mà một ngàn lẻ bốn vị Phật ấy cũng
đành buông bỏ. Đó là những chúng sinh phiền não sâu nặng, ở
trong đời có năm sự uế trược mà phạm năm tội nghịch, hủy hoại
chánh pháp, phỉ báng các bậc thánh nhân, làm theo tà kiến, lìa
xa bảy món tài bảo của bậc thánh, bất hiếu với cha mẹ, đối với
các bậc tu hành không có lòng cung kính; thường làm những
việc chẳng nên làm, việc nên làm lại chẳng làm; không làm việc
phước, không sợ quả báo đời sau; với Ba điều phúc không khởi
tâm muốn làm; chẳng cầu được quả báo trong hai cõi trời, người;
thường làm mười điều ác, ngập chìm trong tham lam, sân hận và
si mê; lìa xa các bậc thiện tri thức, không biết thân cận với người
có trí huệ chân thật; lăn lóc trong ba cõi, giam hãm giữa ngục tù
sanh tử, trôi chảy theo bốn dòng nước xoáy, chìm sâu trong dòng
sông phiền não; do ngu si mà thành mù quáng không nhìn thấy,
lìa bỏ nghiệp lành, chỉ gây toàn các nghiệp ác.

“Những chúng sinh như vậy, các cõi Phật đều không dung
nạp, cho nên bị nghiệp lực xô đẩy mà tụ tập đến cõi thế giới này.
Vì lìa xa các nghiệp lành, chỉ tạo toàn các nghiệp ác, việc làm
đều theo tà đạo, nên những tội nặng đã chồng chất như núi lớn!

“Bấy giờ nơi thế giới Ta-bà, con người vào Hiền kiếp có tuổi
thọ là một ngàn tuổi, một ngàn lẻ bốn vị Phật kia phát tâm đại bi
chưa trọn, không nhận lấy cõi thế giới xấu ác như vậy, khiến cho
chúng sinh phải trôi lăn trong sinh tử như bị cuốn trong guồng
trục, chẳng có ai cứu giúp, bảo vệ; chẳng có ai để nương dựa, noi
theo; không nơi trú ẩn, không ánh sáng soi đường. Những chúng
sinh ấy phải nhận chịu mọi điều khổ não nhưng lại bị buông bỏ,
vì mỗi vị Phật kia đều phát nguyện nhận lấy cõi thế giới thanh
tịnh nhiệm mầu. Chúng sinh ở các cõi thế giới thanh tịnh thảy
đều có thể khéo tự điều phục; tâm họ thanh tịnh, đã trồng các
căn lành, lại chuyên cần tinh tấn tu tập, đã được cúng dường
vô lượng chư Phật, nay lại được thâu nhận vào cõi Phật thanh
tịnh. Bạch Thế Tôn! Những người phát nguyện như thế có phải
là chân thật hay chăng?’

“Khi ấy, đức Thế Tôn liền bảo Phạm-chí Bảo Hải: ‘Quả đúng
như lời ông nói! Thiện nam tử! Những người kia tùy theo chỗ
mong muốn trong lòng mà đều phát nguyện nhận lấy những cõi
thế giới có đủ mọi sự trang nghiêm thanh tịnh. Ta cũng tùy theo
tâm nguyện của họ mà thọ ký cho được như vậy.’

Bấy giờ, Phạm-chí Bảo Hải lại bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn!
Hiện nay tâm con xao động như trong lúc nguy khẩn bám lấy
cành cây, trong lòng hết sức lo âu buồn khổ, thân thể tiều tụy.
Các vị Bồ Tát kia tuy sinh lòng đại bi nhưng không thể nhận lấy
cõi thế giới xấu ác có năm sự uế trược, nên những chúng sinh nơi
đây phải rơi vào chỗ tối tăm u ám!

“Bạch Thế Tôn! Cho đến đời vị lai, trải qua số a-tăng-kỳ kiếp
nhiều như số cát sông Hằng, bước sang số a-tăng-kỳ kiếp lần
thứ hai cũng nhiều như số cát sông Hằng, vào nửa sau của Hiền
kiếp, tuổi thọ con người là một ngàn tuổi, con sẽ đợi đến khi ấy
mà tu tập hành trì đạo Bồ Tát, ở lâu trong sinh tử, nhẫn chịu
mọi điều khổ não. Nhờ vào sức tam-muội của Bồ Tát nên quyết
sẽ không buông bỏ những chúng sinh như vậy.


“Bạch Thế Tôn! Nay con tự mình thực hành sáu pháp ba-lamật
để điều phục chúng sinh
.

“Như lời Phật dạy, dùng tài vật để bố thí gọi là Bố thí ba-lamật.
“Bạch Thế Tôn! Khi con thực hành pháp Bố thí ba-la-mật,
nếu có chúng sinh đời đời theo con mà cầu xin các thứ cần dùng,
con sẽ tùy theo chỗ cần dùng mà cung cấp cho đầy đủ, từ món
ăn thức uống, thuốc men, y phục, giường ghế, nhà cửa xóm ấp,
hương hoa, chuỗi ngọc; giúp cho người bệnh có đủ thuốc men, sự
chăm sóc. Đối với những vật như cờ phướn, lọng che quý báu,
tiền tài, lúa thóc, vải lụa, voi ngựa, xe cộ, vàng bạc, chân châu,
lưu ly, pha lê, ngọc quý, ngọc bích, san hô, chân bảo cho đến
các thứ nón mũ, đồ trang sức... con đều sinh lòng đại bi, đối với
chúng sinh dẫu cho nghèo khó cũng mang ra bố thí hết. Tuy làm
việc bố thí như vậy nhưng chẳng cầu được quả báo trong hai cõi
trời, người, chỉ vì muốn thâu nhiếp điều phục chúng sinh mà
thôi. Do nhân duyên ấy nên xả bỏ được hết thảy mọi sự sở hữu.
“Nếu có những chúng sinh cầu xin quá mức, chẳng hạn như
nô tỳ, xóm làng, thành ấp, vợ con, chân tay, mũi lưỡi, đầu mắt,
da xương, máu thịt, thân mạng... Cầu xin những thứ như vậy
thật là quá đáng. Nhưng khi ấy con vẫn sinh lòng đại bi, mang
đủ những thứ như vậy mà bố thí cho tất cả, cũng không cầu được
quả báo, chỉ vì để thâu nhiếp điều phục chúng sinh mà thôi.

“Bạch Thế Tôn! So với việc thực hành pháp Bố thí ba-la-mật
của con, những vị Bồ Tát trong quá khứ đã thực hành pháp Bố
thí ba-la-mật thảy đều không thể theo kịp; những vị Bồ Tát trong
tương lai sẽ phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề mà thực
hành pháp Bố thí ba-la-mật cũng đều không thể theo kịp!

“Thế Tôn! Trong đời vị lai con vì tu hành đạo Bồ Tát nên trong
trăm ngàn ức kiếp sẽ thực hành pháp Bố thí ba-la-mật như vậy.

“Thế Tôn! Trong đời vị lai con vì tu hành đạo Bồ Tát nên trong
trăm ngàn ức kiếp sẽ thực hành pháp Bố thí ba-la-mật như vậy.

“Thế Tôn! Trong đời vị lai nếu có ai muốn tu hành đạo Bồ Tát,
con sẽ vì người ấy khuyên dạy thực hành pháp Bố thí ba-la-mật,
không để cho dứt mất.

“Khi con bắt đầu thực hành pháp Trì giới ba-la-mật, vì cầu
quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề nên giữ theo đủ mọi giới
luật, tu tập các pháp khổ hạnh đúng như Phật dạy, quán xét các
pháp ngã và vô ngã nên năm căn1 chẳng bị năm trần2 làm hại.

“Còn về pháp Nhẫn nhục ba-la-mật, con cũng sẽ thực hành
theo như đã nói ở trên, quán xét các pháp hữu vi, lìa khỏi mọi
điều lỗi lầm xấu ác; thấy rõ các pháp vô vi là vi diệu, tịch diệt;
chuyên cần tinh tấn tu tập, đối với đạo Vô thượng không sinh
lòng thối chuyển.

“Với pháp Tinh tấn ba-la-mật, con cũng thực hành theo đúng
như vậy.

“Dù ở bất cứ nơi đâu cũng tu tập tướng không, đạt được pháp
tịch diệt, đó gọi là Thiền định ba-la-mật.

“Thấu hiểu được rằng tánh thật của các pháp xưa vốn không
sinh, nay ắt không diệt, đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Trong vô
lượng trăm ngàn ức a-tăng-kỳ kiếp, con đã chuyên cần tinh tấn,
kiên trì tu tập pháp Bát-nhã ba-la-mật như thế.

“Vì sao vậy? Trong đời quá khứ hoặc có những Bồ Tát không
vì cầu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề mà tu hành đạo Bồ
Tát, chuyên cần tinh tấn, kiên trì tu tập pháp Bát-nhã ba-la-mật;
hoặc trong đời vị lai có những Bồ Tát chưa vì cầu quả A-nậu-đala
Tam-miệu Tam-bồ-đề mà tu hành đạo Bồ Tát, chuyên cần tinh
tấn, kiên trì tu tập pháp Bát-nhã ba-la-mật, con sẽ vì đó mà trong
đời vị lai phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, tu đạo Bồ-
đề, khiến cho các pháp lành không bị dứt mất.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
2. Nguyện ở lâu trong sanh tử, sống chung với chúng sanh khổ đau, ác hạnh, tà kiến,....để tùy duyên giáo hóa khiến cho có thiện căn như: Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát.

“Bạch Thế Tôn! Con từ khi mới phát tâm đã vì các vị Bồ Tát
trong đời vị lai mà chỉ bày khai mở tâm đại bi; từ nay cho đến lúc
đạt được Niết-bàn cũng vẫn tiếp tục làm như vậy. Như có ai được
nghe biết về lòng đại bi của con, trong lòng sẽ hết sức kinh ngạc
mà ngợi khen là chưa từng có!

“Cho nên con đối với việc bố thí không tự khen mình, trì giới
mà không dựa vào trì giới, nhẫn nhục mà không nghĩ là đang
nhẫn nhục, tinh tấn mà không phụ thuộc tinh tấn, thiền định
mà không nếm trải các cảnh giới thiền, chỗ trí huệ đạt được
không vướng mắc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy thực
hành sáu pháp ba-la-mật như vậy mà chẳng cầu được quả báo.
“Có những chúng sinh lìa xa bảy món tài bảo của bậc thánh
nên các thế giới chư Phật đều không dung nạp. Những chúng
sinh ấy tạo năm tội nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ báng các
bậc hiền thánh, làm theo tà kiến, tội ác nặng nề chồng chất như
núi lớn, thường bị tà đạo che lấp. Nay con vì những chúng sinh
như thế mà chuyên tâm trang nghiêm, tinh cần tu tập sáu pháp
ba-la-mật. Con vì mỗi một chúng sinh ấy mà trồng các căn lành
nên trong thời gian mười kiếp chấp nhận vào địa ngục A-tỳ để
chịu vô số nỗi khổ, lại cũng thọ sinh vào các cảnh giới súc sinh,
ngạ quỷ cho đến quỷ thần, hoặc sinh làm người nghèo khổ, hèn
hạ.

“Nếu có những chúng sinh hoàn toàn không có căn lành, tâm
ý tán loạn, khổ não, con sẽ thâu nhiếp tất cả mà điều phục họ,
khiến cho trồng các căn lành. Từ đây mãi cho đến Hiền kiếp, con
nguyện chẳng bao giờ sinh trong hai cõi trời, người để hưởng thụ
những điều khoái lạc, chỉ trừ một lần đản sinh cuối cùng trên cõi
trời Đâu-suất trước khi thành Phật.

“Bạch Thế Tôn! Con nguyện sẽ ở cõi sinh tử này thời gian lâu
dài như số kiếp bằng với số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, dùng
đủ các thứ cần dùng để cúng dường chư Phật; vì trồng căn lành
cho mỗi một chúng sinh mà dùng đủ các món cúng dường nhiều
như số hạt bụi nhỏ của một cõi Phật để cúng dường hết thảy vô
lượng vô biên chư Phật trong khắp mười phương; lại cũng ở nơi
mỗi một vị Phật trong số vô lượng vô biên chư Phật khắp mười
phương mà đạt được những công đức lành nhiều như số hạt bụi
nhỏ của một cõi Phật; lại ở trước mỗi một vị Phật ấy đều giáo hóa
được số chúng sinh nhiều như số hạt bụi nhỏ của một cõi Phật,
khiến cho đều được trụ yên trong đạo Bồ-đề Vô thượng. Đối với
các quả vị Duyên giác và Thanh văn lại cũng như vậy, đều tùy
theo sở nguyện của chúng sinh mà giáo hóa.

“Nơi những thế giới chưa có Phật ra đời, con nguyện làm vị
tiên nhân để giáo hóa chúng sinh, khiến cho trụ yên trong Mười
điều lành, Năm thần thông, lìa xa được các tà kiến.
“Nếu có những chúng sinh thờ phụng vị trời Ma-hê-thủ-la,
con nguyện hóa thân thành vị Ma-hê-thủ-la để giáo hóa chúng
sinh ấy, khiến cho được trụ yên trong pháp lành. Với những
chúng sinh thờ phụng vị trời Bát Tý,1 con cũng nguyện hóa thân
làm vị trời Bát Tý để giáo hóa chúng sinh ấy, khiến cho được trụ
yên trong pháp lành. Với những chúng sinh thờ phụng vị Nhật
Nguyệt Phạm thiên, con cũng nguyện hóa thân làm vị Nhật
Nguyệt Phạm thiên để giáo hóa chúng sinh ấy, khiến cho được
trụ yên trong pháp lành.

“Nếu có những chúng sinh thờ phụng loài chim cánh vàng,
cho đến thờ phụng loài thỏ, con nguyện cũng hóa thân làm chim
cánh vàng, làm thỏ để theo giáo hóa chúng sinh ấy, khiến cho
được trụ yên trong pháp lành.

“Nếu gặp những chúng sinh bị đói khát, con sẽ dùng máu thịt
thân mình mà bố thí cho, khiến được no đủ.

“Nếu có những chúng sinh phạm vào các tội lỗi, con sẽ dùng
thân mạng của mình để chịu tội thay thế, vì những chúng sinh
ấy mà làm người cứu giúp, bảo vệ.

“Bạch Thế Tôn! Trong đời vị lai có những chúng sinh lìa các
căn lành, diệt mất thiện tâm, con vào lúc đó sẽ vì những chúng
sinh ấy mà chuyên cần tinh tấn hành đạo Bồ Tát, ở trong sinh tử
chịu các khổ não, cho đến trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như
số cát sông Hằng, bước vào nửa sau của số a-tăng-kỳ kiếp lần
thứ hai cũng nhiều như số cát sông Hằng, vừa mới bắt đầu Hiền
kiếp, khi ông Hỏa Man thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề hiệu là Câu-lưu-tôn Như Lai
, những chúng sinh mà
con giáo hóa đều là những chúng sinh đã từng lìa các nghiệp
lành, tạo các nghiệp ác, tâm lành đã mất, lìa bỏ bảy món tài
bảo của bậc thánh, phạm vào năm tội nghịch, hủy hoại chánh
pháp, phỉ báng thánh nhân, làm theo tà kiến, tội ác nặng nề
chất chồng như núi lớn, thường bị tà đạo che lấp, không có thế
giới Phật nào dung nạp, được con giáo hóa khiến cho phát tâm
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, thực hành pháp Bố thí bala-
mật, cho đến thực hành pháp Bát-nhã ba-la-mật, dừng trụ
vững vàng nơi địa vị không còn thối chuyển, tất cả đều sẽ thành
Phật, sẽ chuyển bánh xe chánh pháp ở các cõi Phật trong mười
phương nhiều như số hạt bụi nhỏ của một cõi Phật, khiến cho
chúng sinh đối với quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề liền
trồng các căn lành, ra khỏi các đường ác, dừng trụ an ổn trong
các pháp công đức, trí huệ, hỗ trợ Bồ-đề. Tất cả những chúng
sinh như vậy, nguyện con khi ấy đều được nhìn thấy.

“Bạch Thế Tôn! Nếu như chư Phật mỗi vị đều ở tại cõi thế
giới của mình, khiến cho chúng sinh tìm đến chỗ Phật, được thọ
ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, lại khiến cho được
các phép đà-la-ni, tam-muội, nhẫn nhục, lần lượt bước lên các
địa vị tu chứng, được các cõi thế giới có đủ mọi sự trang nghiêm
tốt đẹp, mỗi người đều tùy theo ý muốn nhận lấy cõi Phật thanh
tịnh. Tất cả những chúng sinh như vậy đều là do con khuyên bảo
dạy dỗ, khi bước vào Hiền kiếp, lúc đức Phật Câu-lưu-tôn ra đời,
những chúng sinh ấy cũng sẽ ở nơi các cõi Phật nhiều như số hạt
bụi nhỏ trong khắp mười phương mà thành tựu quả A-nậu-đala
Tam-miệu Tam-bồ-đề, mỗi vị đều ở tại cõi Phật của mình mà
thuyết pháp, cũng nguyện cho con đều được nhìn thấy.

“Bạch Thế Tôn! Vào lúc đức Phật Câu-lưu-tôn thành đạo, con
sẽ đến chỗ của ngài dùng đủ các phẩm vật để cúng dường, thưa
hỏi mọi điều về giáo pháp của bậc xuất gia, lại giữ gìn giới hạnh
thanh tịnh, học rộng nghe nhiều, chuyên tu tam-muội, chuyên
cần tinh tấn tu tập, thuyết giảng giáo pháp vi diệu, trừ đức Như
Lai ra thì không còn ai có thể vượt hơn được! Vào thời ấy, nếu có
những chúng sinh ngu độn tối tăm, không có căn lành, rơi vào tà
kiến, làm theo những việc không chân chánh, phạm vào năm tội
nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ báng các bậc thánh hiền, tội
ác nặng nề chất chồng như núi lớn, con sẽ vì những chúng sinh
như vậy mà thuyết giảng chánh pháp, thâu nhiếp và điều phục.
Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, tự nhiên con sẽ tiếp tục ở lại
mà làm vô số Phật sự.

“Cho đến khi các đức Phật Già-na-ca-mâu-ni, Ca-diếp ra đời,
con cũng sẽ lần lượt thực hiện đủ tất cả các việc như vào thời đức
Phật Câu-lưu-tôn, cho đến sau khi Phật nhập Niết-bàn cũng
tiếp tục ở lại mà làm vô số Phật sự.

Mãi cho đến khi tuổi thọ con người chỉ còn một ngàn tuổi, con
sẽ khuyên bảo chúng sinh về việc tu tập Ba điều phúc. Trải qua
đủ ngàn năm rồi, liền sinh lên cõi trời, vì chư thiên giảng thuyết
chánh pháp khiến cho tất cả đều được điều phục.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
3. Thế giới Ta Bà ngũ trược ác thế xuất hiện:

Cho đến khi tuổi thọ con người chỉ còn một trăm hai mươi
tuổi
, khi ấy chúng sinh ngu si, chỉ tự làm theo ý mình; luôn
tự mãn về dung mạo xinh đẹp và được sinh trong dòng tộc cao
quý; lại có đủ các nết buông thả, lười nhác, tham lam keo kiệt,
ganh ghét, ghen tỵ, sinh vào cõi đời xấu ác tối tăm có đủ năm sự
uế trược, lòng tham dục sâu nặng, sân khuể, ngu si, kiêu mạn,
làm những việc dâm dục, cầu tài không đúng pháp, làm theo tà
kiến điên đảo, lìa bỏ bảy món tài bảo của bậc thánh, bất hiếu
với cha mẹ, đối với các bậc tu hành không sinh lòng cung kính;
thường làm những việc chẳng nên làm, việc nên làm lại chẳng
làm; không làm việc phước, không sợ quả báo đời sau; không
chuyên cần tu tập Ba điều phúc; chẳng ưa thích giáo pháp Ba
thừa, đối với ba căn lành không thường tu tập, ngập chìm trong
tham lam, sân hận và si mê; chẳng tu mười điều lành, thường
làm mười điều ác, trong tâm thường bị bốn điên đảo che lấp,
thường phạm bốn điều phá giới, khiến cho bốn ma vương được
tùy ý lung lạc, cuốn trôi trong bốn dòng nước xoáy, bị năm pháp
che lấp trong tâm. Trong đời vị lai, những chúng sinh như vậy
buông thả sáu căn, làm theo tám tà pháp, tội lỗi chất chồng như
núi lớn, sinh ra trăm mối trói buộc, chẳng cầu được quả báo tốt
đẹp trong hai cõi trời, người, tin theo các tà kiến điên đảo, hướng
theo tà đạo, phạm vào năm tội nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ
báng thánh nhân, lìa các căn lành, phải sa vào cảnh nghèo hèn
khốn khó, không còn biết tránh né sợ sệt điều gì, không rõ việc
ân nghĩa, đánh mất chánh niệm, khinh rẻ pháp lành, không có
trí huệ, không thể học hỏi, hủy phạm giới luật, nịnh hót bợ đỡ,
khởi tâm ganh ghét ghen tỵ nên khi có được vật chất của cải
chẳng bao giờ chia phần cho kẻ khác, thường khinh khi rẻ rúng
lẫn nhau, không có lòng cung kính, lười nhác chểnh mảng, các
căn không đầy đủ, thân thể gầy yếu, quần áo thiếu thốn, gần gũi
kẻ ác, khi vào bào thai mê muội chẳng còn hay biết. Vì phải chịu
đủ mọi sự khổ não nên dáng vẻ xấu xí, tiều tụy, nhưng đưa mắt
nhìn nhau không chút xấu hổ thẹn thùng, lại còn đe dọa rồi sợ
sệt lẫn nhau, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một bữa
ăn mà các nghiệp ác do thân, miệng, ý tạo ra đã là vô lượng vô
biên. Lại lấy việc làm ác đó mà ngợi khen, xưng tụng!

Vào thời bấy giờ chúng sinh cùng nhau tu tập theo đoạn kiến
và thường kiến
, kiên trì tham chấp vào thân thể do năm ấm
hợp thành, mỏng manh không bền chắc, đối với năm món dục lạc
sinh lòng tham đắm nặng nề, thường sinh tâm nóng giận, oán
thù, muốn làm hại những chúng sinh khác.

“Những chúng sinh ấy trong tâm thường nóng giận, phiền
não, thô thiển, xấu xa, chưa điều phục được những thói xấu như
tham lam, keo kiệt, mê đắm tham dục; không buông bỏ được
những điều không đúng chánh pháp, không có tâm quyết định,
thường đe dọa, sợ sệt lẫn nhau, khởi lên sự tranh chấp, giành
giật, dùng tâm xấu xa mà giết hại lẫn nhau, xa lìa các pháp lành,
khởi tâm bất thiện mà làm các nghiệp ác.

“Những chúng sinh ấy đối với việc thiện hay việc ác cũng đều
không tin là sẽ có quả báo; đối với các pháp lành sinh tâm đối
nghịch, đối với các pháp làm dứt căn lành lại sinh tâm hoan hỷ;
đối với các pháp bất thiện khởi tâm chuyên làm, đối với Niết-bàn
tịch diệt lại khởi tâm chẳng mong cầu; đối với các bậc tu hành
trì giới sinh lòng bất kính, đối với các mối trói buộc lại khởi tâm
mong cầu cho là ít có.

“Đối với những nỗi khổ như già, bệnh, chết lại đặt lòng tin
cậy; đối với các phiền não lại khởi tâm thọ trì; đối với năm pháp
ngăn che lại khởi tâm nắm giữ.

“Đối với nơi thuyết giảng chánh pháp thì khởi tâm lìa xa; đối
với nơi giảng nói các tà kiến lại khởi tâm xây dựng; thường khởi
tâm chống phá, khinh khi lẫn nhau, sinh lòng chém giết ăn nuốt
lẫn nhau; người người đều chống đối nhau, xâm lấn giành giật
nhau; ôm giữ những tâm oán hận, não hại nhau.

“Đối với những tham dục xấu ác sinh lòng mê say không chán
bỏ, đối với tài sản vật chất của người khác sinh lòng ganh ghét,
đối với việc thọ ân chẳng khởi lòng báo đáp, đối với tài sản của
người khác sinh lòng trộm cắp, cướp giật; đối với vợ người khác
lại sinh lòng xâm phạm, não hại.

“Hết thảy chúng sinh vào thời ấy trong lòng không có nguyện
lành, cho nên thường nghe thấy những âm thanh của các cảnh
giới địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ; những âm thanh của tật bệnh,
già chết; những âm thanh của sự não hại, của tám nạn xứ; những
âm thanh của sự trói buộc, xiềng xích, gông cùm; những âm
thanh của sự cướp đoạt, xâm phạm, não hại người khác; những
âm thanh của sân khuể, khinh hủy, trách mắng, phá hoại sự hòa
hợp của người khác.

“Họ cũng thường nghe thấy những âm thanh của binh khí,
chiến cụ, giặc cướp từ phương khác đến; những âm thanh của
đói khổ, gạo thóc quý hiếm, trộm cướp nổi lên; những âm thanh
của sự tà dâm, dối trá, điên loạn, ngu si; những âm thanh của lời
nói đâm thọc, lời nói ác độc, lời nói không chính đáng; những âm
thanh của sự tham lam, keo kiệt, ghen ghét, ganh tỵ; những âm
thanh của sự thu góp, đắm chấp vào “cái ta” và “vật của ta” rồi
sinh ra giành giật, tranh đấu.

“Họ lại thường nghe thấy những âm thanh của sự yêu, ghét,
vừa lòng, không vừa lòng; những âm thanh của ân ái, biệt ly, lo
buồn, khổ não vì phải gần gũi thân cận những người mình oán
ghét; những âm thanh sợ sệt lẫn nhau, làm tôi tớ cho nhau; những
âm thanh khi vào ở trong bào thai dơ nhớp hôi hám; những âm
thanh của sự nóng, lạnh, đói, khát, mỏi mệt; những âm thanh
của sự cày bừa gieo cấy mùa vụ tất bật, những âm thanh của đủ
mọi thứ nghề nghiệp kiếm sống mệt mỏi chán ngán; những âm
thanh của các thứ bệnh tật nạn khổ hao gầy ốm yếu.

“Vào thời bấy giờ, tất cả chúng sinh ai nấy đều thường nghe
thấy những âm thanh như thế.

“Những chúng sinh như vậy đầy dẫy trong thế giới Ta-bà. Tất
cả đều đã dứt mất căn lành, lìa xa các bậc thiện tri thức, thường
ôm ấp trong lòng sự nóng nảy sân hận, không được các cõi Phật
ở phương khác dung nạp, do nghiệp lực nặng nề nên mới thọ sinh
về đây trong Hiền kiếp, tuổi thọ chỉ có một trăm hai mươi tuổi.

“Những chúng sinh ấy do nơi nghiệp lực nhân duyên nên ở
trong thế giới Ta-bà nhận chịu những sự thấp hèn xấu xí. Những
chúng sinh thành tựu được các căn lành thảy đều lìa xa họ.

“Mặt đất ở thế giới Ta-bà đầy dẫy những thứ muối mỏ mặn
đắng, đất cát sỏi đá, núi đồi, gò nổng, suối khe, hang hố, ruồi
muỗi, rắn độc.
Các loài chim độc, thú dữ chen chúc khắp nơi.
Gió chướng, bão táp nghịch mùa thường khởi; những cơn mưa
đá, mưa lớn thường đổ xuống nghịch mùa. Trong nước mưa ấy
có chất độc, có vị chua, vị mặn, vị đắng. Mưa ấy làm sinh sôi nảy
nở các loài cây cỏ, nên những cành nhánh hoa trái, lúa thóc thảy
đều hàm chứa đủ các vị độc.1 Các loại thực phẩm, hoa trái nghịch
mùa, trái với tự nhiên, chứa nhiều chất độc, nên khi chúng sinh
ăn vào thì lòng nóng nảy sân hận càng tăng thêm, hình dáng
tiều tụy không chút tươi nhuận, không có lòng từ mẫn, thường
phỉ báng thánh nhân.

“Những chúng sinh ấy thảy đều không có lòng cung kính,
thường ôm trong lòng những sự khủng bố, tàn hại lẫn nhau;
trong lòng thường sinh não loạn, thường ăn thịt, uống máu những
chúng sinh khác, lột da những chúng sinh khác mà làm quần áo
mặc; thường cầm dao gậy chuyên làm việc giết hại; thường tự
mãn cho rằng dòng dõi của mình là cao quý, hình sắc của mình
là đẹp đẽ; thường tụng đọc kinh sách ngoại đạo, luyện tập cưỡi
ngựa, giỏi dùng các loại đao thương, khí giới; đối với quyến thuộc
của chính mình cũng sinh lòng ganh ghét, đố kỵ. Những chúng
sinh này tu tập theo tà pháp, phải chịu đủ mọi sự khổ não.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
4. Thị hiện làm Phật:
“Bạch Thế Tôn! Con nguyện vào thời ấy sẽ từ cung trời Đâu suất
hiện xuống cõi Ta-bà, sinh vào nhà của vị Chuyển luân
vương cao quý nhất
, tùy ý nhập bào thai trong lòng vị hoàng hậu
của Thánh vương.


“Do con đã vì tất cả chúng sinh mà điều phục tâm ý, tu tập
căn lành, nên ngay khi nhập bào thai liền phóng ra ánh hào
quang rực sáng. Hào quang vi diệu ấy chiếu khắp cả thế giới Tabà,
từ nơi thấp nhất của thế giới này lên đến tận cõi trời A-cani-
trá, khiến cho tất cả những chúng sinh trong các cõi này, hoặc
đang ở trong cảnh giới địa ngục, hoặc đang trong cảnh giới súc
sinh, hoặc đang trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc đang ở các cõi trời,
hoặc trong cõi người, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc
có tư tưởng, hoặc không tư tưởng, hoặc không phải có tư tưởng
cũng không phải không có tư tưởng, nguyện cho tất cả đều được
nhìn thấy hào quang vi diệu sáng rực của con.

“Khi hào quang ấy chạm vào thân thể, cũng nguyện cho chúng
sinh đều được rõ biết. Nhờ rõ biết được hào quang ấy nên liền
phân biệt được những sự nguy khổ của sinh tử, hết lòng mong
cầu được cảnh giới Niết-bàn Vô thượng tịch diệt, cho đến chỉ
trong khoảng thời gian của một ý tưởng đã dứt trừ được hết các
phiền não. Như vậy gọi là giúp cho chúng sinh lần đầu tiên gieo
trồng hạt giống Niết-bàn.

Nguyện trong thời gian mười tháng con ở trong bào thai liền
chọn lựa phân biệt được hết thảy các pháp
, vào hết thảy các
pháp môn, như là các pháp môn Tam-muội Vô sanh, Tam-muội
Không... Vào đời vị lai con sẽ thuyết giảng các pháp môn tammuội
ấy trong vô lượng kiếp, dù ai có tâm khéo quyết định cũng
không thể lãnh hội được hết.

Khi con ra khỏi bào thai, thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam miệu
Tam-bồ-đề rồi, sẽ cứu vớt cho hết thảy những chúng sinh
ấy, khiến cho được lìa khỏi sinh tử, sẽ khiến cho những chúng
sinh ấy đều được thấy rõ rằng tuy con ở trong thai mẹ trọn đủ
mười tháng, nhưng thật ra là đang trụ yên trong Tam-muội Trân
bảo, ngồi kết già nhập định tư duy; sau khi trọn đủ mười tháng
liền từ nơi hông bên phải mà bước ra, nhờ oai lực của Tam-muội
Nhất thiết công đức thành tựu nên khiến cho trong thế giới Tabà,
từ nơi thấp nhất lên đến tận cõi trời A-ca-ni-trá đều chấn
động đủ sáu cách, những chúng sinh trong thế giới, hoặc đang
ở trong cảnh giới địa ngục, hoặc trong cảnh giới súc sinh, hoặc
trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc đang ở các cõi trời, cõi người, thảy
đều được giác ngộ.

“Bấy giờ, con lại dùng hào quang vi diệu chiếu khắp cõi thế
giới Ta-bà một lần nữa, lại cũng giúp cho vô lượng chúng sinh
được giác ngộ. Nếu có chúng sinh nào chưa trồng căn lành, con sẽ
khiến cho được dừng trụ an ổn mà trồng các căn lành. Đã trồng
căn lành trong cảnh giới Niết-bàn rồi, liền khiến cho các chúng
sinh được sinh trưởng hạt giống tam-muội.

“Khi con từ hông bên phải bước ra, chân vừa chạm đất, lại
nguyện cho trong cõi thế giới Ta-bà, từ nơi thấp nhất lên đến tận
cõi trời A-ca-ni-trá đều chấn động đủ sáu cách, những chúng
sinh trong thế giới, hoặc sống trong nước, hoặc sống trên đất,
hoặc sống giữa hư không, hoặc sinh ra từ bào thai, hoặc sinh ra
từ trứng, hoặc sinh ra từ nơi ẩm ướt, hoặc do biến hóa mà sinh
ra, hết thảy chúng sinh trong năm đường đều được giác ngộ.
“Nếu có những chúng sinh chưa đạt được tam-muội, nguyện
cho thảy đều đạt được. Đạt được tam-muội rồi, sẽ dừng trụ an ổn
trong giáo pháp Ba thừa, đạt được địa vị không còn thối chuyển.
“Khi con đã sinh ra rồi, tất cả chư thiên, Phạm vương, Thiên
ma, chư thiên trên cõi trời Đao-lợi cùng với cõi Nhật nguyệt thiên,
các vị Tứ Thiên vương, Đại Long vương, càn-thát-bà, a-tu-la,
ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, các vị thần tiên hóa sinh,
dạ-xoa, la-sát, thảy đều hiện đến cúng dường con.

Nguyện khi con sinh ra liền bước đi bảy bước. Đi bảy bước rồi, nhờ oai lực của
Tam-muội Tuyển trạch công đức liền thuyết giảng chánh pháp
khiến cho đại chúng sinh tâm hoan hỷ, trụ nơi Ba thừa.

“Trong đại chúng ấy, nếu có những chúng sinh học giáo pháp
Thanh văn, nguyện cho ngay trong đời sống này liền được điều
phục. Nếu có những chúng sinh tu tập theo Duyên giác thừa,
hết thảy đều đạt được phép Nhẫn nhục Nhật hoa. Nếu có những
người học theo Đại thừa, thảy đều đạt được Tam-muội Chấp trì
kim cang ái hộ đại hải. Nhờ oai lực của tam-muội này, liền vượt
qua được địa vị thứ ba.

“Vào lúc bấy giờ con muốn tắm gội, nguyện có vị Đại Long
vương cao quý nhất hiện đến tắm gội thân con. Chúng sinh được
thấy như vậy liền trụ vững trong Ba thừa, đạt được những công
đức như đã nói trên.

“Khi con còn ở tuổi thiếu niên cưỡi trên xe dê, thị hiện đủ mọi
kỹ năng, tài nghệ khéo léo, đều là vì muốn giác ngộ cho hết thảy
chúng sinh.

“Khi con ở tại cung điện có đủ vợ con, cung nữ, sống trong
năm món dục lạc, cùng nhau vui thú. Vì thấy được sự nguy hại
mê lầm nên giữa đêm khuya vượt ra khỏi thành, vất bỏ hết các
món trang sức đẹp đẽ trên thân, vì muốn phá trừ bọn ngoại đạo
Ni-kiền-tử.

“Các vị thầy ngoại đạo đều cung kính y phục, cho nên con mới
khoác áo cà-sa đến ngồi dưới gốc cây bồ-đề. Chúng sinh thấy
con ngồi dưới gốc bồ-đề, thảy đều phát nguyện mong cầu cho
con mau chóng dùng oai lực của Tam-muội Nhất thiết công đức
thành tựu mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Được nghe pháp
rồi liền sinh lòng mong cầu tha thiết trong Ba thừa, chuyên cần
tu tập, hành trì tinh tấn.

“Nếu có ai đã phát tâm cầu Thanh văn thừa liền khiến cho
được thoát khỏi phiền não, ngay trong đời này nhờ sự giáo hóa
của con mà được điều phục.

“Nếu có ai đã phát tâm cầu Duyên giác thừa liền khiến cho
tất cả đều được phép Nhẫn nhục Nhật hoa.

“Nếu có ai đã phát tâm cầu Đại thừa liền khiến cho đều được
Tam-muội Chấp trì kim cang ái hộ đại hải. Nhờ oai lực của tam muội
này, liền vượt qua được địa vị thứ ba.

Con ở nơi gốc bồ-đề nhận cỏ rồi trải thành tòa kim cang, ngồi
kết già trên đó, thân tâm đều ngay thẳng, nhập Tam-muội A
phả
. Nhờ oai lực của tam-muội này khiến cho hơi thở vào ra đều
dừng yên, tĩnh lặng. Trụ yên trong tam-muội này suốt một ngày
một đêm chỉ ăn nửa phần mè, nửa phần gạo, còn thừa một nửa
mang thí cho người khác.

Con tu tập khổ hạnh như vậy rất lâu, trong khắp thế giới Ta bà,
tận trên cõi trời A-ca-ni-trá, hết thảy chúng sinh được nghe
danh hiệu của con đều tìm đến chỗ con để cúng dường, những
chúng sinh này có thể vì con mà chứng minh việc tu hành khổ
hạnh như vậy.

Nếu có chúng sinh nào theo giáo pháp Thanh văn mà trồng
căn lành. Con nguyện sẽ khiến cho những chúng sinh ấy được
tâm tĩnh lặng đối với mọi phiền não.
Trong thời gian còn lại của
kiếp sống này ắt sẽ tìm đến chỗ con, được con điều phục. Đối với
các chúng sinh theo giáo pháp Duyên giác hay Đại thừa cũng
đều như thế.


“Nếu có các loài rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâula,
khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, ngạ quỷ, tỳ-xá-già, thần tiên
đã chứng đắc năm thần thông tìm đến chỗ con để cúng dường,
những chúng sinh này có thể vì con mà chứng minh việc tu hành
khổ hạnh như vậy. Trong số này nếu có những chúng sinh đã học
theo giáo pháp Thanh văn, Duyên giác hay Đại thừa cũng đều
như vậy.

Nếu có những chúng sinh trong Bốn cõi thiên hạ tu hành theo ngoại đạo,
ăn uống sơ sài khổ hạnh, liền có các loài phi nhân
tìm đến bảo rằng:
‘Các ông không thể nào tu hành trải qua đủ tất
cả các sự khổ, lại cũng không thể đạt được quả báo lớn lao! Như
vậy chẳng phải là chuyện ít có. Như ở chỗ chúng tôi có một vị Bồ
Tát sắp thành Phật, cũng tu hành khổ hạnh, lại nhập vào phép
thiền định vi diệu, các nghiệp thân, miệng, ý thảy đều lắng yên,
tĩnh lặng, không còn hơi thở ra vào; trong một ngày một đêm chỉ
ăn một nửa phần mè và nửa phần gạo. Tu hành khổ hạnh như
vậy sẽ được quả báo lớn lao, được lợi ích lớn lao, chỉ bày giáo hóa
cho rất nhiều người. Vị tu khổ hạnh này không bao lâu nữa sẽ
thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Nếu các ông
không tin lời chúng tôi, có thể tự mình đến đó để quan sát cách
tu của vị ấy.’

“Bạch Thế Tôn! Con nguyện cho những người này sẽ từ bỏ
cách tu của họ, thảy đều tìm đến chỗ của con để quan sát cách
tu khổ hạnh.
Trong số đó nếu có ai đã học theo giáo pháp Thanh
văn, Duyên giác hay Đại thừa, cũng đều như vậy.

“Nếu có các bậc vua chúa, quan đại thần, nhân dân, tại gia
hoặc xuất gia, hết thảy nhìn thấy con tu hành khổ hạnh như vậy
đều tìm đến chỗ con để cúng dường. Trong số đó nếu có người đã
học giáo pháp Thanh văn, Duyên giác hay Đại thừa cũng đều
như vậy.

“Nếu có những người nữ thấy con tu hành khổ hạnh liền tìm
đến chỗ con để cúng dường. Những nữ nhân này liền mãi mãi
về sau không còn phải thọ sinh làm thân nữ. Trong số đó nếu
có người đã học giáo pháp Thanh văn, Duyên giác hay Đại thừa
cũng đều như vậy.

“Nếu có các loài cầm thú thấy con tu khổ hạnh như vậy cũng
tìm đến chỗ con. Những loài cầm thú này sau khi mạng chung
sẽ không còn phải thọ sinh làm thân súc sinh nữa. Nếu đã phát
tâm cầu đạo Thanh văn thì trong thời gian còn lại của kiếp sống
này sẽ đến chỗ con mà được điều phục. Nếu đã phát tâm cầu đạo
Duyên giác cũng được như vậy.

“Thậm chí cho đến các loài sâu bọ vi trùng cực kỳ nhỏ bé hay
ngạ quỷ cũng đều như vậy.

“Con tu hành khổ hạnh lâu dài như vậy, một lần trải tòa ngồi
kết già đều có trăm ngàn ức na-do-tha vô lượng chúng sinh vì
con chứng minh. Những chúng sinh này đã từng trải qua vô
lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp trồng hạt giống giải thoát.

“Bạch Thế Tôn! Cách tu hành khổ hạnh của con, những chúng
sinh trong quá khứ chưa từng tu hành được như vậy; cho đến
những kẻ ngoại đạo hoặc hàng Thanh văn, Duyên giác, Đại thừa
trong quá khứ cũng đều không thể tu hành khổ hạnh được như
vậy.
“Bạch Thế Tôn! Cách tu hành khổ hạnh của con, những chúng
sinh trong tương lai cũng không thể tu hành được như vậy; cho
đến những kẻ ngoại đạo hoặc hàng Thanh văn, Duyên giác, Đại
thừa trong tương lai cũng đều không thể tu hành khổ hạnh được
như vậy.

“Khi con chưa thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-
đề đã có thể làm nên những việc lớn lao, đó là phá trừ ma
vương và quyến thuộc của ma. Con nguyện sau khi phá trừ ma
phiền não và thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề
rồi, vì muốn giúp cho một chúng sinh được trụ yên nơi quả A-lahán
thù thắng nhiệm mầu mà con tùy thời hiện báo thân nhận
chịu mọi nghiệp lực còn sót lại của chúng sinh ấy. Tương tự như
vậy, lại đến chúng sinh thứ hai được con giúp cho trụ yên nơi quả
A-la-hán. Rồi đến chúng sinh thứ ba, thứ tư... cho đến vô lượng
chúng sinh lại cũng như vậy.

“Con vì hết thảy các chúng sinh mà thị hiện trăm ngàn vô
lượng phép thần túc, muốn giúp cho chúng sinh được trụ yên
trong chánh kiến. Lại vì hết thảy chúng sinh mà thuyết giảng
trăm ngàn vô lượng ý nghĩa pháp môn, tùy theo khả năng nhận
lãnh của mỗi chúng sinh mà khiến cho đều được trụ vững nơi
thánh quả.

“Con dùng trí huệ kim cang phá tan hết thảy phiền não chất
chồng như núi của tất cả chúng sinh. Lại vì các chúng sinh mà
thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Vì hết thảy chúng sinh nên
vượt qua trăm ngàn do-tuần không cần dùng đến thần lực, đến
chỗ của các chúng sinh ấy mà thuyết pháp, khiến cho được trụ
yên trong chỗ không sợ sệt.

“Nếu có những người muốn xuất gia tu học trong giáo pháp
của con, nguyện cho không bị những điều chướng ngại như là
gầy yếu, loạn tâm, điên cuồng, kiêu mạn... Cũng không có những
sự sợ sệt, ngu si thiếu trí huệ, nhiều phiền não trói buộc, tâm ý
tán loạn...

“Nếu có những người nữ muốn xuất gia học đạo trong giáo
pháp của con, mong muốn thọ đại giới, nguyện cho đều được
thành tựu.

“Nguyện cho đệ tử của con bốn chúng tỳ-kheo, tỳ-kheo ni,
ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đều được cúng dường.

“Nguyện cho các vị thiên nhân cùng với quỷ thần đều đạt
được Bốn thánh đế.1 Các loài rồng, a-tu-la cùng với các loài súc
sinh đều thọ trì Tám giới,2 tu tập Phạm hạnh thanh tịnh.

“Bạch Thế Tôn! Khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề rồi, nếu có chúng sinh nào sinh lòng sân hận với con,
hoặc dùng dao gậy, hoặc dùng hầm lửa cho đến đủ mọi phương
cách để làm hại con, hoặc dùng những lời độc ác để phỉ báng, mạ
lỵ, khiến cho khắp các thế giới trong mười phương đều khinh chê
con, hoặc mang thức ăn có độc đến cho con ăn... Những nghiệp báo
trước đây còn sót lại như thế con đều nhận chịu tất cả.

“Từ trước khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề, nếu có những chúng sinh vì thù oán mà khởi tâm
muốn hãm hại con, nói ra đủ mọi lời độc ác, đầu độc con bằng
thức ăn có đủ loại độc dược, hoặc làm thân con chảy máu. Những
chúng sinh như vậy đều khởi lòng ác mà tìm đến chỗ con, khi
ấy con sẽ dùng Tam-muội Giới hạnh, Tam-muội Đa văn, khởi
tâm đại bi mà dùng âm thanh vi diệu như tiếng Phạm thiên để
vì họ mà thuyết pháp, khiến cho những người ấy nghe rồi liền
sinh lòng trong sạch, trụ yên trong các pháp lành; bao nhiêu
nghiệp ác đã tạo liền sinh tâm sám hối, mãi mãi không còn tái
phạm, liền được sinh lên cõi trời hoặc cõi người, không gặp các
sự chướng ngại.

“Những chúng sinh ấy sinh ra trong hai cõi trời, người rồi
đều đạt được quả giải thoát nhiệm mầu, trụ yên trong quả vị thù
thắng, lìa xa hết mọi điều tham dục, xấu ác; mãi mãi đoạn trừ vô
minh kiến hoặc, những nghiệp chướng ngại thảy đều dứt sạch.
Nếu các chúng sinh ấy có bao nhiêu nghiệp báo còn sót lại, thảy
đều được trừ dứt không còn gì cả.

“Bạch Thế Tôn! Khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam miệu
Tam-bồ-đề rồi, mỗi ngày từ nơi tất cả những lỗ chân lông
trên thân con đều thường xuyên phóng ra các vị hóa Phật, có
đủ ba mươi hai tướng tốt với tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi
thân, con sẽ sai khiến các vị hóa Phật này hiện đến những thế
giới không có Phật ra đời, hoặc những thế giới có Phật, những
thế giới có năm sự uế trược.

“Nếu những thế giới ấy có người phạm vào năm tội nghịch,
hủy hoại chánh pháp, phỉ báng thánh nhân, cho đến dứt mất căn
lành; hoặc có những người học theo Thanh văn thừa, Duyên giác
thừa, Đại thừa mà hủy phá giới luật, phạm vào tội lớn, diệt hết
thiện tâm, mất cả đường lành, sa đọa vào chốn bùn lầy sinh tử,
đi theo đường tà, leo lên núi tội. Đối với trăm ngàn vạn ức những
chúng sinh như vậy, mỗi một vị hóa Phật chỉ trong một ngày có
thể khắp vì họ mà thuyết pháp.

“Hoặc có những chúng sinh thờ phụng vị Ma-hê-thủ-la, các
vị hóa Phật liền tùy thuận mà hiện hình Ma-hê-thủ-la để vì họ
thuyết pháp, cùng lúc cũng ngợi khen xưng tán danh hiệu của
con. Nguyện cho những chúng sinh ấy được nghe lời ngợi khen
xưng tán con thì sinh tâm hoan hỷ, trồng các căn lành, được sinh
về thế giới của con.

“Bạch Thế Tôn! Vào lúc những chúng sinh ấy lâm chung, nếu
như con không thể hiện đến trước mặt họ để giảng thuyết chánh
pháp khiến cho tâm được thanh tịnh, thì con quyết sẽ chẳng bao
giờ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Còn nếu như những chúng sinh ấy sau khi mạng chung phải
đọa vào ba đường ác, không được sinh làm thân người ở thế giới
của con, thì vô lượng chánh pháp mà con đã học biết sẽ đều diệt
mất, hết thảy mọi Phật sự đều không thành tựu.

“Đối với những chúng sinh thờ phụng vị Na-la-diên, con cũng
phát nguyện như vậy.

“Bạch Thế Tôn! Khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam miệu
Tam-bồ-đề rồi, nguyện cho ở các thế giới nơi phương khác
có những chúng sinh nào phạm vào năm tội nghịch, cho đến
đi theo những đường tà, leo lên núi tội, những chúng sinh như
vậy khi lâm chung đều sẽ tụ tập sinh về thế giới của con, tùy
theo hình tướng trước đó mà thọ nhận hình sắc thân thể trắng
bệch thô nhám, mặt mũi xấu xí như loài quỷ tỳ-xá-già, đánh
mất chánh niệm, hủy phạm giới luật, dơ xấu, chết yểu... Do nơi
những việc ác mà phải chịu tổn hại, suy giảm thân thể; những
thứ cần dùng trong đời sống thường phải thiếu thốn.

“Vì những chúng sinh như vậy, khi ấy con mới từ cung trời
Đâu-suất giáng hạ xuống cõi Ta-bà, thị hiện vào trong thai mẹ,
cho đến sinh ra, lớn lên, học tập các môn tài nghệ khéo léo, rồi
xuất gia tu hành khổ hạnh, phá trừ các ma, thành đạo vô thượng,
chuyển bánh xe chánh pháp, cho đến sau khi nhập Niết-bàn để
lại xá-lợi lưu hành khắp nơi... Thị hiện đủ mọi Phật sự như thế
ở đầy khắp trăm ngàn muôn ức Bốn cõi thiên hạ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
5. Thuyết pháp độ sanh
Bạch Thế Tôn! Khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam miệu
Tam-bồ-đề rồi, chỉ dùng một thứ âm thanh mà
thuyết pháp, nhưng nếu chúng sinh nào học theo Thanh văn
thừa, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết giáo pháp của
Thanh văn; nếu chúng sinh nào tu học theo Duyên giác thừa, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết giáo pháp của Duyên giác;
nếu chúng sinh nào tu học Vô thượng Đại thừa, khi nghe thuyết
pháp rồi liền được rõ biết giáo pháp Đại thừa, thuần nhất không
pha tạp.


“Nếu chúng sinh nào tu tập các pháp hỗ trợ Bồ-đề, muốn đạt
đến giác ngộ, khi nghe thuyết pháp rồi liền buông xả được tài
vật, thực hành bố thí.

“Nếu chúng sinh nào lìa bỏ mọi công đức, mong cầu sự khoái
lạc trong hai cõi trời người, khi nghe thuyết pháp rồi liền được
thọ trì giới luật.

“Nếu chúng sinh nào đe dọa lẫn nhau, gây sự sợ sệt cho nhau,
trong lòng nhiều tham ái, sân hận, khi nghe thuyết pháp rồi liền
nảy sinh tình cảm thân thiết sâu đậm với nhau.

“Nếu chúng sinh nào ưa thích làm việc giết hại, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được tâm bi.

“Nếu chúng sinh nào thường bị những sự tham lam, keo kiệt,
ganh ghét, đố kỵ che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi
liền tu tập tâm hỷ.

“Nếu chúng sinh nào tướng mạo đẹp đẽ, thân không tật bệnh,
tham đắm hình sắc nên sinh lòng buông thả, giải đãi, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được tâm buông xả.

“Nếu chúng sinh nào bị lửa dâm dục thiêu đốt trong lòng nên
thường buông thả, giải đãi, khi nghe thuyết pháp rồi liền quán
xét sự nhơ nhớp, không trong sạch.

“Nếu chúng sinh nào tu học giáo pháp Đại thừa, bị tâm xáo
động ngăn che, khi nghe thuyết pháp rồi liền đạt được phép quán
thân niệm xứ.

“Nếu chúng sinh nào thường tự khoe mình giỏi biện luận
tranh cãi, trí huệ sáng suốt nhanh lẹ, khi nghe thuyết pháp rồi
liền rõ biết sâu sắc pháp mười hai nhân duyên.

“Nếu chúng sinh nào nghe biết ít ỏi, kiến giải hẹp hòi, lại tự
cho mình là giỏi biện luận, khi nghe thuyết pháp rồi liền đạt
được các môn đà-la-ni, rõ biết là các pháp không thể đoạt được,
không thể mất đi.

“Nếu có chúng sinh nào ngập trong tà kiến như núi lớn, khi
nghe thuyết pháp rồi liền hiểu được nghĩa không rất sâu của các
pháp.

“Nếu chúng sinh nào bị tri giác che lấp, khi nghe thuyết pháp
rồi liền được hiểu sâu pháp môn Vô tướng.

“Nếu chúng sinh nào bị những ý nguyện không trong sạch
che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền hiểu sâu pháp
môn Vô tác.

“Nếu chúng sinh nào trong tâm không thanh tịnh, khi nghe
thuyết pháp rồi, tâm liền được thanh tịnh.

“Nếu chúng sinh nào bị nhiều trần duyên che lấp trong tâm,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được hiểu rõ rằng tâm Bồ-đề không
hề hoại mất

“Nếu chúng sinh nào bị sân hận che lấp trong tâm, khi nghe
thuyết pháp rồi liền rõ biết tướng chân thật, riêng được thọ ký.

“Nếu chúng sinh nào trong tâm bị sự ỷ lại che lấp, khi nghe
thuyết pháp rồi liền thấu hiểu rằng các pháp không có chỗ để
nương dựa, ỷ lại.

“Nếu chúng sinh nào bị ái nhiễm che lấp trong tâm, khi nghe
thuyết pháp rồi liền nhanh chóng rõ biết các pháp vốn thanh
tịnh không cấu nhiễm.

“Nếu chúng sinh nào đánh mất tâm lành, khi nghe thuyết
pháp rồi liền hiểu thấu được Tam-muội Nhật quang.

“Nếu chúng sinh nào làm theo các nghiệp của ma, khi nghe
thuyết pháp rồi liền nhanh chóng rõ biết được pháp thanh tịnh.

“Nếu chúng sinh nào bị các luận thuyết tà vạy che lấp trong
tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền được hiểu sâu chánh pháp
nhiều lợi ích.

“Nếu chúng sinh nào bị phiền não che lấp trong tâm, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được rõ biết phép lìa phiền não.

“Nếu chúng sinh nào đi theo các đường ác, khi nghe thuyết
pháp rồi liền được hồi tâm chuyển hướng.

“Nếu chúng sinh nào ở trong giáo pháp Đại thừa mà lại ngợi
khen xưng tán cho rằng các tà pháp là tốt đẹp nhiệm mầu, khi
nghe thuyết pháp rồi liền đối với tà pháp sinh tâm thối chuyển
mà được sự hiểu biết chân chánh.

“Nếu có Bồ Tát nào chán lìa chốn sinh tử, khi nghe thuyết
pháp rồi liền sinh tâm vui thích ngay trong sinh tử.

“Nếu chúng sinh nào không rõ biết những địa vị tốt lành, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết các pháp về địa vị tốt lành.

“Nếu chúng sinh nào thấy người khác làm điều thiện không
vui thích, sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, khi nghe thuyết pháp rồi
liền được tâm tùy hỷ.

“Nếu những chúng sinh nào thường trái nghịch, mâu thuẫn
với nhau, khi nghe thuyết pháp rồi liền được sáng suốt không
ngăn ngại.

“Nếu chúng sinh nào làm các nghiệp ác, khi nghe thuyết pháp
rồi liền thấu hiểu rằng các nghiệp ác đều phải chịu quả báo.
“Nếu chúng sinh nào thường sợ sệt đại chúng, khi nghe thuyết
pháp rồi liền hiểu thấu được Tam-muội Sư tử tướng.

“Nếu chúng sinh nào bị bốn ma che lấp trong tâm, khi nghe
thuyết pháp rồi liền nhanh chóng được Tam-muội Thủ lăng
nghiêm.

“Nếu chúng sinh nào không thấy được ánh sáng của các cõi
Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền hiểu thấu được đủ các Tammuội
Trang nghiêm quang minh .

“Nếu chúng sinh nào nặng lòng yêu ghét, khi nghe thuyết
pháp rồi liền được tâm buông xả.

“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được sự sáng suốt của pháp
Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Pháp tràng
tướng.

“Nếu chúng sinh nào lìa bỏ trí huệ sáng suốt, khi nghe thuyết
pháp rồi liền được Tam-muội Pháp cự.

“Nếu chúng sinh nào bị sự ngu si mê ám che lấp trong tâm,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Nhật đăng quang
minh.

“Nếu chúng sinh nào không có biện tài luận thuyết, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được đủ mọi công đức biện luận ứng đối.

“Nếu chúng sinh nào quán xét các sắc hòa hợp không có sự
bền chắc, cũng như bọt nước, khi nghe thuyết pháp rồi liền được
Tam-muội Na-la-diên.

“Nếu chúng sinh nào trong tâm rối loạn không yên, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kiên lao quyết định.

“Nếu chúng sinh nào muốn thấy được tướng đỉnh đầu của
Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Tu-di tràng.

“Nếu chúng sinh nào buông bỏ tâm nguyện, khi nghe thuyết
pháp rồi liền được Tam-muội Kiên lao.

“Nếu chúng sinh nào tu tập thối lui, mất các thần thông, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kim cang.
“Nếu chúng sinh nào đối với đạo tràng Bồ-đề sinh tâm nghi
hoặc, khi nghe thuyết pháp rồi liền thấu rõ được Đạo tràng Kim
cang.
“Nếu chúng sinh nào đối với tất cả các pháp không có tâm
chán lìa, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kim cang.

“Nếu chúng sinh nào không biết được tâm ý người khác, khi
nghe thuyết pháp rồi liền biết được.

“Nếu chúng sinh nào đối với căn tánh không phân biệt được
lanh lợi hay ngu độn, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết.

“Nếu chúng sinh nào không hiểu được ngôn ngữ của đủ mọi
loài, khi nghe thuyết pháp rồi thấu hiểu được Tam-muội Âm
thanh.

“Nếu chúng sinh nào chưa được Pháp thân, khi nghe thuyết
pháp rồi liền được rõ biết phân biệt các thân.

“Nếu chúng sinh nào không thấy được thân Phật, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Bất huyễn.

“Nếu chúng sinh nào thường phân biệt các duyên, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô tránh.

“Nếu chúng sinh nào đối với việc thuyết giảng chánh pháp
sinh lòng nghi hoặc, khi nghe thuyết pháp rồi liền đối với việc
thuyết giảng chánh pháp được tâm thanh tịnh.

“Nếu chúng sinh nào khởi lên hạnh tà vạy không tin nhân
quả, khi nghe thuyết pháp rồi liền rõ biết phép tùy thuận nhân
duyên.

“Nếu chúng sinh nào đối với một cõi Phật thế giới khởi tâm
cho là thường tồn, khi nghe thuyết pháp rồi liền khéo phân biệt
được vô lượng cõi Phật.

“Nếu chúng sinh nào chưa trồng các căn lành, khi nghe thuyết
pháp rồi liền được đủ các Tam-muội Trang nghiêm.

“Nếu chúng sinh nào không thể phân biệt được các ngôn ngữ,
khi nghe thuyết pháp rồi liền thấu hiểu phân biệt được đủ các
Tam-muội Ngôn âm.

“Nếu chúng sinh nào chuyên tâm cầu được tất cả trí huệ, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được không còn phân biệt Tam-muội
Pháp giới.

“Nếu chúng sinh nào thối chuyển trong chánh pháp, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kiên cố.

“Nếu chúng sinh nào không rõ biết pháp giới, khi nghe thuyết
pháp rồi liền được trí huệ sáng suốt.

“Nếu chúng sinh nào buông bỏ lời thệ nguyện trước đây, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Bất thất.

“Nếu chúng sinh nào thường phân biệt các đạo, khi nghe
thuyết pháp rồi liền thấu rõ một đạo, không có chỗ phân biệt.

“Nếu chúng sinh nào tìm cầu trí huệ, muốn được rộng lớn như
hư không, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô sở
hữu.

“Nếu chúng sinh nào chưa được đầy đủ các phép ba-la-mật,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được trụ yên trong các phép bala-
mật.

“Nếu chúng sinh nào chưa được đầy đủ Bốn pháp thâu nhiếp,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Diệu thiện nhiếp
thủ.

“Nếu chúng sinh nào thường phân biệt Bốn tâm vô lượng, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được tâm bình đẳng, chuyên cần, tinh
tấn.

“Nếu chúng sinh nào chưa được đầy đủ Ba mươi bảy pháp hỗ
trợ Bồ-đề, khi nghe thuyết pháp rồi liền được trụ yên trong Tammuội
Xuất thế.

“Nếu chúng sinh nào để mất chánh niệm và trí huệ giải thoát,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Đại hải trí ấn.

“Nếu chúng sinh nào trong tâm nghi hoặc chưa sinh khởi
pháp nhẫn nhục, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội
Chư pháp quyết định, vì chỉ có một tướng pháp duy nhất.

“Nếu chúng sinh nào quên mất những pháp đã nghe, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Bất thất niệm.

“Nếu chúng sinh nào đối với tất cả các sự thuyết pháp đều
không thấy vui thích, khi nghe thuyết pháp rồi liền được mắt
huệ thanh tịnh, dứt hết mọi sự nghi ngờ.

“Nếu chúng sinh nào đối với Tam bảo chẳng sinh khởi lòng
tin, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Công đức tăng
trưởng.

“Nếu chúng sinh nào khao khát mong cầu mưa pháp, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Pháp vũ.

“Nếu chúng sinh nào đối với Tam bảo sinh tâm cho là đoạn
diệt, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Chư bảo
trang nghiêm.

“Nếu chúng sinh nào không làm các nghiệp trí huệ, không
chuyên cần, tinh tấn, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tammuội
Kim cang trí huệ.

“Nếu chúng sinh nào bị các phiền não trói buộc, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Hư Không Ấn.

“Nếu chúng sinh nào chấp rằng thật có cái ta và vật của ta,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Trí ấn.

“Nếu chúng sinh nào thường phân biệt Bốn tâm vô lượng, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được tâm bình đẳng, chuyên cần, tinh
tấn.

“Nếu chúng sinh nào chưa được đầy đủ Ba mươi bảy pháp hỗ
trợ Bồ-đề, khi nghe thuyết pháp rồi liền được trụ yên trong Tammuội
Xuất thế.

“Nếu chúng sinh nào để mất chánh niệm và trí huệ giải thoát,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Đại hải trí ấn.

“Nếu chúng sinh nào trong tâm nghi hoặc chưa sinh khởi
pháp nhẫn nhục, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội
Chư pháp quyết định, vì chỉ có một tướng pháp duy nhất.

“Nếu chúng sinh nào quên mất những pháp đã nghe, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Bất thất niệm.

“Nếu chúng sinh nào đối với tất cả các sự thuyết pháp đều
không thấy vui thích, khi nghe thuyết pháp rồi liền được mắt
huệ thanh tịnh, dứt hết mọi sự nghi ngờ.

“Nếu chúng sinh nào đối với Tam bảo chẳng sinh khởi lòng
tin, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Công đức tăng
trưởng.

“Nếu chúng sinh nào khao khát mong cầu mưa pháp, khi
nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Pháp vũ.

“Nếu chúng sinh nào đối với Tam bảo sinh tâm cho là đoạn
diệt, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Chư bảo
trang nghiêm.

“Nếu chúng sinh nào không làm các nghiệp trí huệ, không
chuyên cần, tinh tấn, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tammuội
Kim cang trí huệ.

“Nếu chúng sinh nào bị các phiền não trói buộc, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Hư Không Ấn.

“Nếu chúng sinh nào chấp rằng thật có cái ta và vật của ta,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Trí ấn.

khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Nhất thiết tại tại
xứ xứ.

“Nếu chúng sinh nào việc tu hành chưa rốt ráo, khi nghe
thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Thọ ký.

“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ Mười sức của Như
Lai, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô hoại.

“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ Bốn pháp không
sợ sệt, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô tận ý.

“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ các pháp không
chung cùng của Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam muội
Bất cộng pháp.

“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ những kiến giải
không ngu si, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội
Nguyện cú.

“Nếu chúng sinh nào chưa giác ngộ được hết thảy các pháp
trong Phật pháp, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội
Tiển bạch vô cấu tịnh ấn.

“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ trí huệ rõ biết tất
cả, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Thiện liễu.

“Nếu chúng sinh nào chưa được thành tựu hết thảy Phật sự,
khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô lượng bất tận ý.

“Tất cả những chúng sinh như vậy, khi được nghe con thuyết
pháp rồi, mỗi người đều đạt được sự tin hiểu.

“Có những vị Bồ Tát trong tâm chơn chất ngay thẳng, không
có sự dua nịnh, cong vạy, khi nghe thuyết pháp rồi liền được tám
mươi bốn ngàn pháp môn, tám mươi bốn ngàn phép tam-muội,
bảy mươi lăm ngàn môn đà-la-ni.

“Lại có vô lượng vô biên a-tăng-kỳ các vị Đại Bồ Tát tu tập
theo giáo pháp Đại thừa, khi nghe con thuyết pháp rồi cũng đạt
được vô lượng công đức như vậy, dừng trụ an ổn nơi địa vị không
còn thối chuyển.

“Cho nên, các vị Đại Bồ Tát vì muốn được đủ mọi sự trang
nghiêm tốt đẹp bền chắc mà phát khởi đại nguyện không thể
nghĩ bàn, lấy việc tăng trưởng tri kiến không thể nghĩ bàn để
làm sự trang nghiêm tốt đẹp.

“Vì lấy ba mươi hai tướng tốt để trang nghiêm nên theo đó mà
được tám mươi vẻ đẹp.

“Vì lấy âm thanh nhiệm mầu để trang nghiêm nên tùy theo
chỗ thích nghe thuyết pháp của mỗi chúng sinh mà khiến cho tất
cả người nghe pháp đều được đầy đủ tri kiến.

“Vì lấy tâm để trang nghiêm nên được các tam-muội, không
sinh lòng thối chuyển.
“Vì lấy niệm để trang nghiêm nên không quên mất bất cứ
môn đà-la-ni nào.
“Vì lấy tâm để trang nghiêm nên có thể phân biệt được các
pháp.
“Vì lấy niệm để trang nghiêm nên hiểu rõ được hết thảy nghĩa
lý nhiều như những hạt bụi nhỏ.
“Vì lấy tâm lành để trang nghiêm nên được thệ nguyện kiên
cố, tinh tấn bền chắc, theo đúng như chỗ phát nguyện mà đạt
đến sự giải thoát.
“Vì lấy tâm chuyên nhất để trang nghiêm nên lần lượt vượt
lên các địa vị tu chứng.1
“Vì lấy việc bố thí để trang nghiêm nên tất cả những thứ cần
dùng của mình đều có thể buông xả.
“Vì lấy việc trì giới để trang nghiêm nên khiến cho tâm lành
trong trắng, thanh tịnh không cấu nhiễm.
“Vì lấy đức nhẫn nhục để trang nghiêm nên đối với chúng
sinh trong lòng không có sự chướng ngại.
“Vì lấy đức tinh tấn để trang nghiêm nên hết thảy các pháp
phụ trợ2 đều được thành tựu.
“Vì lấy thiền định để trang nghiêm nên ở trong hết thảy các
tam-muội đều được sức tự tại không ngăn ngại.
“Vì lấy trí huệ để trang nghiêm nên rõ biết mọi thói tật phiền
não.
“Vì lấy lòng từ để trang nghiêm nên một lòng nhớ nghĩ đến
hết thảy chúng sinh.
“Vì lấy lòng bi để trang nghiêm nên có thể trừ dẹp được tất cả
những khổ đau của chúng sinh.
“Vì lấy lòng hỷ để trang nghiêm nên đối với hết thảy các pháp
lòng không nghi hoặc.
“Vì lấy lòng xả để trang nghiêm nên lìa bỏ được tâm kiêu
mạn, đối với tất cả luôn giữ lòng bình đẳng không phân cao thấp.
“Vì lấy các thần thông để trang nghiêm nên đối với hết thảy
các pháp đều được tự tại không ngăn ngại.
“Vì lấy công đức để trang nghiêm nên được bàn tay quý, hóa
hiện kho báu dùng không thể hết.
“Vì lấy trí huệ để trang nghiêm nên rõ biết được tâm niệm
của tất cả chúng sinh.
“Vì lấy tâm ý để trang nghiêm nên dùng phương tiện giúp cho
hết thảy chúng sinh được tỉnh ngộ.
“Vì lấy sự sáng suốt để trang nghiêm nên được mắt trí huệ
sáng suốt.
“Vì lấy các sự biện nghị để trang nghiêm nên khiến cho chúng
sinh được giáo pháp và ý nghĩa tương ứng với ngôn từ.
“Vì lấy sự không sợ sệt để trang nghiêm nên hết thảy các ma
không thể làm ngăn ngại, khó khăn.
“Vì lấy công đức để trang nghiêm nên được những công đức
của chư Phật Thế Tôn.
“Vì lấy pháp để trang nghiêm nên được biện tài vô ngại,
thường vì chúng sinh giảng nói chánh pháp nhiệm mầu.
“Vì lấy sự sáng suốt để trang nghiêm nên được hết thảy mọi
sự sáng suốt của Phật pháp.
“Vì lấy sự soi chiếu sáng suốt để trang nghiêm nên có thể soi
sáng khắp các cõi Phật thế giới.
“Vì lấy tâm kẻ khác để trang nghiêm nên được trí huệ chân
chánh không rối loạn.
“Vì lấy việc truyền dạy giới luật để trang nghiêm nên được sự
giữ gìn và bảo vệ giới luật đúng như lời dạy.
“Vì lấy các phép thần túc để trang nghiêm nên được phép
Như ý túc, đạt đến giải thoát.
“Vì lấy việc thọ trì hết thảy các đức Như Lai để trang nghiêm
nên được thâm nhập kho pháp vô lượng của Như Lai.
“Vì lấy chánh pháp tôn quý để trang nghiêm nên được trí huệ
chẳng tùy theo kẻ khác.
“Vì lấy việc làm theo hết thảy mọi việc lành để trang nghiêm
nên được chỗ thực hành đúng như lời dạy, vì muốn cho những
chúng sinh như thế đều được những lợi ích công đức như thế.

“Nếu có vô lượng vô biên a-tăng-kỳ các vị Đại Bồ Tát tu tập
theo Đại thừa, khi nghe con thuyết pháp chỉ một câu liền được
đầy đủ hết thảy những pháp lành trong sạch như vậy.
“Vì thế cho nên chỗ đạt được trí huệ của chư Đại Bồ Tát đối
với các pháp không phải do được nghe từ người khác, vẫn được
thành tựu chánh pháp lớn lao sáng suốt, thành tựu quả A-nậuđa-
la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Bạch Thế Tôn! Nếu những chúng sinh ở thế giới phương
khác tạo năm tội nghịch, cho đến phạm vào bốn trọng cấm, diệt
mất pháp lành, nếu học theo Thanh văn thừa, Duyên giác thừa,
Đại thừa, do nơi nguyện lực nên muốn sinh về thế giới của con.
Khi được sinh về rồi, lại gồm thâu hết thảy các nghiệp bất thiện,
thô thiển xấu ác, tâm nhiều mong cầu, ương ngạnh rắn rỏi rất
khó điều phục, rơi hẳn vào bốn điên đảo, tham lam mê đắm, keo
kiệt, bủn xỉn. Những chúng sinh như vậy có đến tám mươi bốn
ngàn tâm tánh rối loạn khác nhau, con sẽ vì hết thảy những tâm
tánh khác nhau ấy mà giảng thuyết rộng tám mươi bốn ngàn
pháp môn khác nhau.

“Bạch Thế Tôn! Nếu chúng sinh nào học theo giáo pháp Đại
thừa Vô thượng, con sẽ vì chúng sinh ấy rộng thuyết đầy đủ sáu
pháp ba-la-mật, nghĩa là từ Bố thí ba-la-mật cho đến Trí huệ
ba-la-mật.
“Nếu chúng sinh nào học theo giáo pháp Thanh văn thừa,
chưa trồng các căn lành, cầu được chư Phật làm thầy, con sẽ
khiến cho họ trụ yên nơi Tam quy y, sau đó mới khuyến khích trụ
nơi sáu pháp ba-la-mật.
“Nếu chúng sinh nào ưa thích làm việc giết hại, con sẽ khiến
cho được trụ yên trong chỗ không giết hại.
“Nếu chúng sinh nào chuyên làm những việc tham lam, ác
độc, con sẽ khiến cho được trụ yên trong chỗ không trộm cắp.
“Nếu chúng sinh nào làm việc dâm dục không đúng pháp, con
sẽ khiến cho được trụ yên trong chỗ không tà dâm.
“Nếu những chúng sinh nào cố ý nói ra những lời phỉ báng,
dối trá lẫn nhau, con sẽ khiến cho được trụ yên trong chỗ không
nói dối.
“Nếu chúng sinh nào ưa thích sự say cuồng, mê loạn, con sẽ
khiến cho được trụ yên trong chỗ không uống rượu.
“Nếu chúng sinh nào phạm vào cả năm việc như trên,2 con sẽ
khiến cho được thọ trì năm giới của hàng cư sĩ tại gia.3
“Nếu chúng sinh nào đối với các pháp lành chẳng sinh lòng
vui thích, con sẽ khiến cho thọ trì Tám trai giới4 trong một ngày
một đêm.
“Nếu chúng sinh nào căn lành ít ỏi, đối với căn lành sinh lòng
ưa thích, con sẽ khiến cho chúng sinh ấy trong đời vị lai được ở
trong Phật pháp, xuất gia học đạo, trụ yên trong Phạm hạnh
thanh tịnh và thọ trì Mười giới.
“Nếu chúng sinh nào hết lòng khao khát cầu được các pháp
lành căn bản, con sẽ khiến cho được trụ yên trong các pháp lành
căn bản, khiến cho được thành tựu Phạm hạnh, đầy đủ đại giới.

“Hết thảy những chúng sinh như vậy, dù tạo đủ năm tội
nghịch, cho đến tham lam keo kiệt, con sẽ vì họ mà dùng đủ mọi
phương cách, thị hiện các phép thần túc, thuyết giảng nghĩa lý
các pháp, mở bày chỉ dạy các pháp về ấm, giới, nhập, khổ, không,
vô thường, vô ngã, khiến cho được trụ yên trong cảnh giới Niếtbàn
tịch diệt nhiệm mầu an ổn không sợ sệt, lại vì bốn chúng tỳ-
kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di như vậy mà thuyết pháp.

“Nếu chúng sinh nào mong cầu được nghe những sự luận
nghị, con sẽ vì họ mà nói các luận thuyết chánh pháp. Cho đến
những ai cầu phép luận giải thoát, con sẽ vì người ấy mà nói các
luận thuyết về nghĩa không.
“Nếu chúng sinh nào đối với thiện pháp chân chánh trong
lòng không ưa thích, con sẽ vì họ mà nói hết thảy các việc trợ
giúp.
“Nếu chúng sinh nào đối với thiện pháp chân chánh trong
lòng ưa thích, con sẽ vì họ mà nói pháp môn Tam-muội Không,
là pháp giải thoát chân chánh.

“Bạch Thế Tôn! Con vì hết thảy mọi chúng sinh như vậy, sẽ
vượt qua trăm ngàn do-tuần mà không dùng đến phép thần túc,
để mở bày chỉ bảo vô lượng vô biên đủ mọi phương tiện, vì họ mà
giảng rõ ý nghĩa, lại thị hiện các phép thần túc cho đến thị hiện
Niết-bàn, lòng không chán nản.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
6. Nhập Niết Bàn và sau cùng xá lợi hợp thành một phát sáng
“Bạch Thế Tôn! Con dùng sức tam-muội để xả bỏ năm phần
thọ mạng có được của mình mà nhập Niết-bàn.
“Vào lúc ấy, con tự phân thân thành những phần nhỏ như
nửa hạt đình lịch, vì thương xót chúng sinh mà cầu được nhập
Niết-bàn. Sau khi nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp của con ở đời
được một ngàn năm. Tượng pháp ở đời đủ năm trăm năm.


Sau khi con nhập Niết-bàn rồi, nếu chúng sinh nào dùng các
thứ trân bảo, kỹ nhạc để cúng dường xá-lợi, thậm chí chỉ cần lễ
bái, đi quanh về bên phải một vòng, chắp tay ngợi khen xưng
tán, dùng một cành hoa để cúng dường, chúng sinh ấy nhờ nơi
nhân duyên như vậy sẽ được tùy theo chí nguyện, ở trong Ba
thừa thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.


“Bạch Thế Tôn! Sau khi con nhập Niết-bàn rồi, nếu chúng
sinh nào học theo giáo pháp của con, cho đến chỉ cần có thể giữ
bền được một giới như con đã thuyết dạy, hoặc thậm chí chỉ cần
đọc tụng một bài kệ bốn câu, vì người khác giảng nói, khiến cho
người nghe được sinh lòng hoan hỷ, liền cúng dường người nói
pháp ấy cho đến dù chỉ một cành hoa hay cúi lạy một lạy, nhờ nơi
nhân duyên ấy liền được tùy theo chí nguyện của mình, ở trong
Ba thừa thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.

“Thậm chí cho đến khi đuốc pháp lụi tàn, cờ pháp ngã đổ,
chánh pháp diệt mất rồi, xá-lợi của con sẽ vùi sâu trong đất đến
tận nơi thấp nhất của thế giới.
Cho đến khi thế giới Ta-bà không
có trân bảo, xá-lợi của con sẽ hóa thành bảo châu lưu ly như ý,
ánh sáng chói chang rực rỡ, từ nơi tận cùng của thế giới chiếu lên
đến thế gian
, lên đến tận cõi trời A-ca-ni-trá, làm mưa xuống đủ
các thứ hoa, như hoa mạn-đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, hoa balợi-
chất-đa, hoa mạn-thù-sa, hoa ma-ha mạn-thù-sa, thảy đều
có những vầng sáng bao quanh rực rỡ thanh tịnh, lớn như bánh
xe, có trăm cánh, ngàn cánh hoặc trăm ngàn cánh, ánh sáng tỏa
chiếu khắp nơi, lại có hương thơm vi diệu thường lan tỏa, người
xem không thấy chán. Ánh sáng của hoa chói chang rực rỡ không
sao tả xiết. Hương thơm vi diệu của hoa tỏa khắp đến vô lượng vô
biên. Không trung mưa xuống vô số các loại hoa như vậy.

“Đang khi mưa hoa xuống như vậy, lại có đủ mọi âm thanh vi
diệu vang lên, như âm thanh Phật, âm thanh pháp, âm thanh
tỳ-kheo tăng, âm thanh của Tam quy y, âm thanh của giới ưubà-
tắc, âm thanh của sự thành tựu tám giới, âm thanh của
mười giới xuất gia, âm thanh của sự bố thí, âm thanh của sự trì
giới, âm thanh của sự đầy đủ đại giới, Phạm hạnh thanh tịnh,
âm thanh của sự trợ giúp pháp lành, âm thanh đọc kinh, âm
thanh của tư duy thiền, âm thanh của quán bất tịnh, âm thanh
của niệm tưởng hơi thở ra vào, âm thanh của phi tưởng phi phi
tưởng, âm thanh của hữu tưởng vô tưởng, âm thanh của thức xứ,
âm thanh của không xứ, âm thanh của tám thắng xứ, âm thanh
của sự nhập vào mười nhất thiết xứ, âm thanh của định huệ,
âm thanh của các pháp không, vô tướng, vô tác, âm thanh của
mười hai nhân duyên, âm thanh đầy đủ giáo pháp Thanh văn,
âm thanh học theo giáo pháp Duyên giác, âm thanh đầy đủ sáu
ba-la-mật của Đại thừa.

“Trong các loại hoa ấy phát ra những âm thanh như vậy, chư
thiên trong cõi Sắc giới thảy đều nghe thấy; nghe được những âm
thanh ấy rồi, hết thảy những việc thiện đã làm trước đây đều tự
nhớ lại; hết thảy những việc bất thiện đã làm trước đây liền tự
hối trách, liền hiện xuống nơi thế giới Ta-bà, giáo hóa vô lượng
chúng sinh trong thế gian, khiến cho đều được trụ yên trong
Mười điều lành.

“Chư thiên trong cõi Dục giới cũng được nghe những âm thanh
ấy; nghe rồi thì dứt hết mọi sự tham ái trói buộc, không còn say
đắm năm món dục, hết thảy tâm pháp đều được lắng yên, tĩnh
lặng; hết thảy những điều thiện đã làm trước đây đều tự nhớ lại;
hết thảy những điều bất thiện đã làm trước đây liền tự hối trách;
liền hiện ngay xuống thế giới Ta-bà, giáo hóa vô lượng chúng
sinh trong thế gian, khiến cho đều được trụ yên trong Mười điều
lành.

“Bạch Thế Tôn! Những loại hoa như vậy ở giữa không trung
lại cũng biến hóa ra đủ mọi loại trân bảo, vàng bạc, ma ni chân
châu, lưu ly, các loại ngọc quý, mã não, san hô, những thứ trang
sức đẹp đẽ của cõi trời, tất cả đều rơi xuống như mưa, đầy khắp
trong thế giới Ta-bà.

“Lúc bấy giờ, tất cả nhân dân trong lòng đều được vui vẻ,
không có những nạn đấu tranh, đói khổ, tật bệnh. Tất cả những
nạn giặc cướp đến từ nơi khác, cho đến những lời nói ác độc cũng
đều diệt mất, thảy đều được lắng yên, tĩnh lặng.

“Khi ấy thế giới có được những sự vui thích như vậy. Có những
chúng sinh nhìn thấy các món trân bảo rồi, hoặc sờ mó, hoặc sử
dụng, liền đối với giáo pháp Ba thừa không còn thối chuyển. Các
món trân bảo này tạo ra lợi ích như vậy. Tạo ra lợi ích rồi lại trở
ề chìm sâu trong lòng đất, đến tận chỗ trước đây ở nơi sâu nhất
của thế giới.


“Bạch Thế Tôn! Khi cõi thế giới Ta-bà có nạn đao binh nổi
lên,
xá-lợi của thân con lại sẽ hóa thành loại châu lưu ly màu
xanh biếc, từ trong lòng đất phát ra, lên đến tận cõi trời A-ca-nitrá,
mưa xuống đủ các thứ hoa, như hoa mạn-đà-la, hoa ma-ha
mạn-đà-la, hoa ba-lợi-chất-đa... Lại cũng hóa hiện đủ các sự lợi
ích như đã nói trên... cho đến khi quay trở về chìm sâu trong lòng
đất, đến tận chỗ trước đây ở nơi sâu nhất của thế giới.
“Bạch Thế Tôn! Cũng giống như khi có nạn đao binh, đến khi
có những nạn đói, bệnh dịch nổi lên, xá-lợi của con lại cũng hóa
hiện đầy đủ các sự việc như vậy.

“Bạch Thế Tôn! Trong đại kiếp Hiền, sau khi con nhập Niết bàn
rồi, những xá-lợi của con để lại sẽ làm các Phật sự như vậy,

điều phục vô lượng vô biên chúng sinh, khiến cho ở trong giáo
pháp Ba thừa được địa vị không còn thối chuyển. Cũng như vậy,
con sẽ ở trong số đại kiếp nhiều như số vi trần của năm cõi Phật
mà điều phục vô lượng vô biên chúng sinh, khiến cho ở trong giáo
pháp Ba thừa được địa vị không còn thối chuyển.

“Bạch Thế Tôn! Nếu như trải qua đủ số a-tăng-kỳ kiếp nhiều
như số cát của một ngàn con sông Hằng, trong vô lượng vô biên
a-tăng-kỳ thế giới khác có bao nhiêu vị Phật ra đời, tất cả đều
là những chúng sinh do con trong thời gian tu đạo A-nậu-đala
Tam-miệu Tam-bồ-đề đã giáo hóa cho, từ khi mới phát tâm
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề cho đến lúc được trụ yên
trong sáu pháp ba-la-mật.

“Bạch Thế Tôn! Khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề rồi, những chúng sinh mà con khuyến khích
giáo hóa cho được phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề,
cho đến dừng trụ trong sáu pháp ba-la-mật, cùng với những
chúng sinh mà sau khi con nhập Niết-bàn để lại xá-lợi biến hóa
giáo hóa cho được phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề,
tất cả những chúng sinh ấy trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều
như số cát của một ngàn con sông Hằng, sẽ ở nơi vô lượng vô biên
a-tăng-kỳ thế giới khắp mười phương mà thành Phật, thảy đều
xưng tán danh hiệu của con mà ngợi khen tán thán rằng: ‘Trong
đời quá khứ lâu xa có một kiếp tên gọi là Hiền. Khi bắt đầu vào
kiếp ấy, vị Thế Tôn thứ tư có danh hiệu như vậy. Vị Phật Thế
Tôn ấy đã khuyến khích giáo hóa chúng ta, khiến cho bắt đầu
phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vào lúc ấy tất cả
chúng ta vốn đã diệt mất tâm lành, gồm đủ các việc bất thiện,
phạm vào năm tội nghịch, cho đến chạy theo tà kiến. Khi đó vị
Phật ấy đã khuyến khích giáo hóa chúng ta, khiến cho được trụ
yên trong sáu pháp ba-la-mật, nhờ đó liền được thấu rõ hết thảy
các môn đà-la-ni, chuyển bánh xe chánh pháp, lìa khỏi sự trói
buộc của sinh tử, giúp cho vô lượng vô biên trăm ngàn chúng
sinh được trụ yên nơi quả vị cao trổi, lại cũng khiến cho vô lượng
trăm ngàn chúng sinh được dừng yên trong hai cõi trời người,
cho đến đạt được các quả giải thoát.’

“Nếu có những chúng sinh cầu đạo Bồ-đề, nghe lời ngợi khen
xưng tán con như vậy rồi, mỗi người liền thưa hỏi đức Phật của
mình: ‘Bạch Thế Tôn! Vị Phật Thế Tôn kia thấy được những ý
nghĩa lợi ích nào mà ở trong cõi đời xấu ác nặng nề có năm sự uế
trược như vậy thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-
đề?’
Các đức Thế Tôn liền vì những kẻ nam, người nữ có lòng lành
cầu đạo Bồ-đề kia mà giảng nói về sự thành tựu hạnh đại bi của
con trong quá khứ, từ khi mới phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề, cho đến sự trang nghiêm thế giới cùng với nguyện
lành mầu nhiệm và những nhân duyên phát khởi.

“Những người ấy nghe rồi đều lấy làm kinh ngạc, ngợi khen
là chưa từng có, liền phát khởi nguyện lành mầu nhiệm, đối với
chúng sinh khởi tâm đại bi cũng như con không khác. Tất cả đều
phát nguyện rằng: ‘Nếu có cõi thế giới xấu ác nặng nề với năm sự
uế trược như vậy, trong đó có những chúng sinh phạm năm tội
nghịch, cho đến gồm đủ các việc bất thiện, ta sẽ ở trong thế giới
ấy mà điều phục tất cả.’

Các vị Thế Tôn kia do nơi sự thành tựu tâm đại bi của những
người ấy, đã phát khởi các nguyện lành đối với cõi đời xấu ác có
năm sự uế trược, nên liền tùy theo chỗ mong cầu của mỗi người
mà thọ ký cho tất cả.

“Bạch Thế Tôn! Các vị Phật Thế Tôn lại vì những người tu học
Đại thừa mà giảng nói về nhân duyên phát khởi những sự biến
hóa của xá-lợi do con lưu lại: Trong quá khứ lâu xa, có vị Phật
Thế Tôn danh hiệu như thế, sau khi nhập Niết-bàn rồi, có những
kiếp nạn như đao binh, dịch bệnh, đói khổ lần lượt nổi lên. Khi
đó, chúng ta sống trong kiếp ấy chịu mọi sự khổ não. Lúc bấy giờ,
xá-lợi mà đức Phật kia lưu lại liền vì chúng ta mà hiện ra đủ mọi
phép thần thông tự tại để cứu khổ. Nhờ vậy nên chúng ta liền
được phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, trồng các căn
lành, tinh cần tu tập sáu pháp ba-la-mật như đã nói trên.”
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
7. Dốc lòng vì bổn nguyện
Khi ấy, đức Phật Thích-ca Mâu-ni bảo Bồ Tát Tịch Ý: “Thiện
nam tử! Lúc bấy giờ Phạm-chí Bảo Hải ở nơi đức Phật Bảo Tạng,
đứng trước chư thiên, đại chúng, nhân, phi nhân, được thành
tựu tâm đại bi rộng lớn vô biên, sau khi phát khởi năm trăm
lời thệ nguyện liền bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Nếu như sở
nguyện của con không thành tựu, không được lợi ích bản thân,
thì con sẽ không thể làm được các Phật sự như đã nói trên trong
Hiền kiếp của đời vị lai, khi có những sự xấu ác nặng nề với năm
sự uế trược, chúng sinh đấu tranh giành giật lẫn nhau, trong
đời mạt thế mù tối ngu si không thầy dạy dỗ, không người răn
dạy, chìm trong các tà kiến hết sức tối tăm u ám, phạm vào năm
tội nghịch. Nếu vậy thì nay con ắt là sẽ xả bỏ tâm Bồ-đề, cũng
không nguyện ở các cõi Phật phương khác mà trồng các căn lành.

“Bạch Thế Tôn! Nay con một lòng mong cầu như vậy, chẳng
mong được nhờ nơi căn lành mà thành tựu quả A-nậu-đa-la
Tam-miệu Tam-bồ-đề, cũng chẳng nguyện được quả vị Bích-chi
Phật, cũng chẳng nguyện làm theo Thanh văn thừa, chẳng cầu
được làm vua cõi trời, cõi người, chẳng ưa thích năm món dục mà
sinh trong hai cõi trời, người, cũng chẳng cầu sinh trong các loài
càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, dạ-
xoa, la-sát, các vị long vương... Trồng các căn lành mà chẳng cầu
được những nơi như thế.

“Bạch Thế Tôn! Nếu được giàu sang lớn ắt là do nhân lành
bố thí, nếu được sinh lên cõi trời ắt là do nhân lành trì giới, nếu
được trí huệ lớn ắt là do nhân lành học rộng, nếu được dứt trừ
phiền não ắt là do nhân lành tư duy. Như Phật có dạy, những
việc như thế đều là sự lợi ích cho bản thân do nhân lành công
đức, thảy đều có thể tùy theo chỗ mong cầu mà được cả.

“Bạch Thế Tôn! Nếu như căn lành của con được thành tựu,
được lợi ích bản thân, thì những việc làm của con như bố thí, trì
giới, học rộng nghe nhiều, tư duy, thảy đều sẽ được thành tựu.
Nguyện cho những quả báo tốt đẹp này sẽ dành cho hết thảy
chúng sinh trong địa ngục.

“Nếu có chúng sinh nào đọa vào địa ngục A-tỳ, nhờ căn lành
này sẽ được cứu thoát, sinh lên cõi người, nghe Phật thuyết pháp
liền được rõ biết, thành tựu quả A-la-hán, mau chóng nhập Niếtbàn.
“Nếu như nghiệp báo của những chúng sinh này chưa dứt,
con nguyện sẽ xả bỏ tuổi thọ của mình để vào địa ngục A-tỳ thay
thế họ mà nhận chịu khổ não.

“Nguyện cho thân con biến hiện ra nhiều như số hạt bụi nhỏ
trong một cõi Phật thế giới. Mỗi một thân ấy đều cao lớn như
núi Tu-di, mỗi một thân ấy đều nhận biết được mọi điều vui khổ,
cũng như thân con hiện nay nhận biết được mọi điều vui khổ.
Mỗi một thân ấy sẽ nhận chịu đủ mọi quả báo khổ não của các
tội ác nặng nề nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, cũng
như số hạt bụi nhỏ trong cõi Phật hiện nay.

“Trong các cõi Phật ở khắp mười phương có những chúng sinh
phạm vào năm tội nghịch ác, khởi các nghiệp bất thiện, cho đến
sẽ đọa vào địa ngục A-tỳ; nếu về sau trải qua số đại kiếp nhiều
như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, ở các cõi Phật khắp mười
phương nhiều như số hạt bụi nhỏ, có bao nhiêu những chúng
sinh phạm vào năm tội nghịch ác, khởi các nghiệp bất thiện,
cho đến sẽ đọa vào địa ngục A-tỳ, con sẽ vì tất cả những chúng
sinh như vậy mà ở nơi địa ngục A-tỳ thay thế nhận chịu mọi sự
khổ não, khiến cho họ khỏi phải đọa vào địa ngục, liền được gặp
ngay chư Phật, thưa hỏi pháp mầu, thoát khỏi sinh tử, trụ yên
nơi cảnh giới Niết-bàn. Vào khi ấy, con nguyện trong nhiều đời
thường thay thế những chúng sinh đó ở trong địa ngục A-tỳ.

“Lại có những chúng sinh ở các cõi thế giới mười phương nhiều
như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, đã tạo các ác nghiệp, ắt sẽ
phải chịu quả báo đọa vào địa ngục Hỏa chá, giống như địa ngục
A-tỳ, hoặc địa ngục Chá, địa ngục Ma-ha-lô-khiết, địa ngục Bức
bách, địa ngục Hắc thằng, địa ngục Tưởng, hoặc thọ sinh vào đủ
mọi loài súc sinh, ngạ quỷ bần cùng, dạ-xoa, câu-bàn-trà, tỳ-xágià,
a-tu-la, ca-lâu-la... con cũng nguyện sẽ cứu vớt và thay thế
chúng sinh chịu khổ như vậy.

“Bạch Thế Tôn! Nếu như có những chúng sinh trong các thế
giới khắp mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ của một cõi
Phật, đã tạo các ác nghiệp, ắt sẽ phải chịu quả báo sinh vào cõi
người chịu tật nguyền đui, điếc, câm, ngọng, không chân, không
tay, tâm ý rối loạn, đánh mất chánh niệm, ăn uống những thứ
bất tịnh. Con nguyện cũng sẽ thay thế những chúng sinh ấy mà
nhận lãnh các tội báo như vừa nói trên.

“Nếu lại có những chúng sinh đọa vào địa ngục A-tỳ chịu các
khổ não, con nguyện cũng sẽ nhiều đời thay thế những chúng
sinh ấy chịu mọi khổ não. Đối với những chúng sinh trong vòng
sinh tử phải chịu đựng những nỗi khổ của các ấm, giới, nhập,
hoặc sinh trong các loài súc sinh, ngạ quỷ, bần cùng, dạ-xoa,
câu-biện-trà, tỳ-xá-già, a-tu-la, ca-lâu-la... con cũng đều vì họ
mà thay thế nhận chịu mọi khổ não như vậy.

“Bạch Thế Tôn! Nếu như sở nguyện của con thành tựu, được
lợi ích bản thân, sẽ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-
đề như đã phát nguyện, thì xin cho trong vô lượng vô biên
hiện tại đang vì chúng sinh thuyết pháp, tất cả các vị đều sẽ vì
con mà chứng minh, cũng chính là chỗ thấy biết của chư Phật ấy.

“Bạch Thế Tôn! Nguyện nay đức Thế Tôn thọ ký cho con quả
vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vào đời Hiền kiếp, khi
tuổi thọ của con người là một trăm hai mươi tuổi, con sẽ thành
Phật với đủ Mười danh hiệu từ Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến
tri cho đến Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn.

“Bạch Thế Tôn! Nếu như con sẽ thành tựu được những Phật
sự như vậy, đúng như đã phát nguyện, xin nguyện cho khắp đại
chúng đây cùng với chư thiên, rồng, a-tu-la... hoặc ở trên mặt
đất, hoặc ở giữa hư không, chỉ trừ đức Như Lai, còn ngoài ra tất
cả đều sẽ xúc động rơi lệ, đều đến trước mặt con cúi đầu lễ kính,
ngợi khen rằng: ‘Lành thay, lành thay! Lòng đại bi của ngài đã
thành tựu, không ai có thể sánh bằng. Ngài đã đạt được chỗ niệm
tưởng rất sâu xa, vì tất cả chúng sinh mà phát khởi lòng đại bi
sâu xa như vậy, nên phát ra lời thệ nguyện bền chắc. Việc làm
của ngài hôm nay không phải do ai dạy bảo mà được, lấy lòng đại
bi chuyên nhất mà che chở bảo vệ cho hết thảy, thâu nhiếp hết cả
những kẻ bất thiện, những kẻ phạm vào năm tội nghịch. Nguyện
lành của ngài, hôm nay chúng tôi đều được biết rõ. Khi ngài vừa
mới phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề đã vì chúng
sinh mà làm vị thuốc quý trị lành các bệnh; làm chỗ nương theo,
làm chỗ trú ẩn, nương náu cho chúng sinh, vì muốn cho tất cả
chúng sinh được giải thoát nên mới phát khởi thệ nguyện như
vậy. Sở nguyện của ngài hôm nay được phần lợi ích, đức Như Lai
sẽ vì ngài mà thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
8. Các vị Bồ Tát rơi lệ mà làm kệ tán thán và Như Lai mười phương thọ kí cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Các nguyện bổ sung:


“Khi Phạm-chí Bảo Hải nói ra lời ấy rồi, Chuyển luân Thánh
vương Vô Lượng Thanh Tịnh liền từ chỗ ngồi đứng dậy, xúc động
rơi lệ, chắp tay cung kính hướng về Phạm-chí Bảo Hải, cúi đầu
sát đất lễ kính rồi đọc kệ rằng:
Sở nguyện ngài hôm nay,
Thật sâu xa bền chắc.
Vì thương khắp chúng sinh,
Buông bỏ sự vui riêng,
Khởi lòng bi rộng lớn.
Vì đại chúng hôm nay,
Hiển bày pháp chân thật,
Tướng nhiệm mầu thù thắng!
Khi ấy, Bồ Tát Quán Thế Âm liền đọc kệ ngợi khen rằng:
Chúng sinh nhiều tham chấp,
Nay ngài không vướng mắc,
Với các căn cao, thấp,
Từ lâu đã tự tại,
Có thể tùy chúng sinh,
Giúp cho đủ căn, nguyện,
Đời vị lai sẽ được,
Kho trí huệ tổng trì.
Khi ấy, Bồ Tát Đắc Đại Thế liền đọc kệ ngợi khen rằng:
Vô lượng ức chúng sinh,
Vì điều lành hội họp.
Biết lòng bi của ngài,
Hết thảy đều xúc động.
Ngài tu tập khổ hạnh,
Xưa nay chưa từng có!
Khi ấy, Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi lại đọc kệ ngợi khen rằng:
Được tam-muội tinh tấn,
Thật bền chắc vô cùng.
Trí huệ lớn, nhiệm mầu,
Khéo biết phân biệt rõ.
Nếu dùng đủ hương hoa,
Dâng lên cúng dường ngài,
Đức độ ngài hôm nay,
Rất xứng đáng thọ nhận.
...............................................
(Nguyện bổ sung về áo cà-sa)
‘Bạch Thế Tôn! Nay con phát nguyện trong khi con hành đạo Bồ
Tát, nếu như có chúng sinh nào cần phải khuyến khích giáo hóa,
khiến cho được trụ yên nơi pháp Bố thí ba-la-mật, cho đến trụ
yên nơi pháp Trí huệ ba-la-mật, cho đến khuyến khích giáo hóa
khiến cho được trụ yên nơi chỉ một mảy may căn lành, mãi cho
đến khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề,
nếu con không thể giúp cho những chúng sinh ấy được trụ yên
trong giáo pháp Ba thừa, khiến cho được địa vị không còn thối
chuyển, cho dù chỉ là bỏ sót một trong số rất nhiều chúng sinh
ấy, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật
hiện tại trong mười phương thế giới, như vậy chắc chắn không
thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Bạch Thế Tôn! Khi con thành Phật rồi, nếu có chúng sinh
nào xuất gia mặc áo cà-sa theo giáo pháp của con, hoặc phạm vào
các trọng giới, hoặc làm theo tà kiến; hoặc có những tỳ-kheo, tỳ-
kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di khinh khi Tam bảo, chẳng có lòng
tin, gồm đủ các tội nặng, nhưng nếu chỉ trong một niệm sinh tâm
cung kính, tôn trọng đức Thế Tôn, hoặc tôn trọng chánh pháp,
hoặc tôn trọng Tăng-già, nếu như những chúng sinh này không
riêng được thọ ký các quả vị trong Ba thừa rồi sinh lòng thối
chuyển, cho dù chỉ là một người, tức là con đã dối gạt vô lượng
vô biên a-tăng-kỳ chư Phật hiện tại trong mười phương thế giới,
như vậy chắc chắn không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề.

“Bạch Thế Tôn! Khi con thành Phật rồi, chư thiên, loài rồng,
quỷ thần, người và phi nhân, nếu có thể đối với người mặc áo càsa
sinh lòng cung kính cúng dường, tôn trọng tán thán, chúng
sinh ấy dù được nhìn thấy chỉ một phần nhỏ của áo cà-sa cũng
liền được địa vị không còn thối chuyển trong Ba thừa.

“Nếu chúng sinh nào đang bị đói khát khổ bức, hoặc các loài
quỷ thần bần cùng, hoặc những người hèn hạ, kém cỏi, cho đến
những chúng sinh trong loài ngạ quỷ, nếu có được chỉ một phần
nhỏ của áo cà-sa, cho đến một mảnh chừng bốn tấc, chúng sinh
ấy liền sẽ được đầy đủ tất cả các món ăn thức uống, lại tùy theo
chỗ mong cầu điều gì cũng đều được nhanh chóng thành tựu.

“Nếu những chúng sinh nào thường đối nghịch, chống phá
nhau, khởi lên tư tưởng oán thù, vần xoay trong vòng tranh đấu;
hoặc có chư thiên, loài rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, a-tu-la,
ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, câu-biện-đồ, tỳ-xá-già,
người và phi nhân đang lúc cùng nhau tranh đấu, nếu nhớ nghĩ
đến áo cà-sa liền sinh tâm bi mẫn, tâm nhu nhuyễn, tâm tịch
diệt, tâm lành đã được điều phục, không còn lòng oán thù.
“Nếu có người đang ở trong vòng đao binh chiến đấu, kiện
thưa tranh tụng, nếu mang theo một phần nhỏ của áo cà-sa đến
những nơi ấy, rồi vì muốn được bảo vệ nên cúng dường cung
kính, tôn trọng mảnh cà-sa ấy; người ấy sẽ không bị người khác
xâm hại, quấy nhiễu, khinh thường, lại thường được hơn hẳn
người khác mà vượt qua mọi sự hoạn nạn.

“Bạch Thế Tôn! Nếu như áo cà-sa trong giáo pháp của con
không thành tựu được năm công đức nhiệm mầu tốt đẹp như
trên, tức là con đã dối gạt vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật
hiện tại trong khắp các thế giới mười phương, trong đời vị lai ắt
không thể thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề,
làm các Phật sự, đánh mất pháp lành, chắc chắn không thể phá
trừ ngoại đạo.’
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
9. Xác nhận tiền thân :

“Thiện nam tử! Các ông nên biết rằng, Bồ Tát Đại Bi kia nào
phải ai xa lạ, chính là tiền thân của ta trong quá khứ, ở nơi đức
Phật Bảo Tạng lần đầu tiên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu
Tam-bồ-đề. Phát tâm như vậy rồi, khuyên dạy vô lượng vô biên
chúng sinh hướng đến quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
Thiện nam tử! Đó chính là sự dũng mãnh tinh tấn trước nhất
của ta.

Bấy giờ, ta do nơi nguyện lực mà sau khi mạng chung liền
sinh vào gia đình chiên-đà-la ở thế giới Hoan Lạc. Đó là sự dũng
mãnh tinh tấn lần thứ hai của ta.

“Khi ta sinh ra trong gia đình chiên-đà-la, giáo hóa chúng
sinh theo các pháp lành, dùng sức mạnh của mình mà dần dần
đạt đến địa vị Chuyển luân Thánh vương, trừ hết mọi sự uế
trược, đấu tranh giành giật trong cõi Diêm-phù-đề, khiến cho cõi
này được sự tịch tĩnh, tăng thêm tuổi thọ. Đó là lần đầu tiên ta
xả bỏ thân mạng, lột da, móc mắt bố thí cho chúng sinh.

“Thiện nam tử! Do nguyện lực nên khi ta mạng chung ở nơi
ấy liền sinh vào một gia đình chiên-đà-la ở thế giới Hoan Hỷ, lại
cũng dần dần đạt được địa vị Chuyển luân Thánh vương. Ta dùng
thế lực lớn mạnh để khiến cho hết thảy chúng sinh đều trụ yên
trong các pháp lành. Ở thế giới ấy, ta lại cũng trừ dứt mọi giặc
thù, mọi sự đấu tranh giành giật, cho đến trừ dứt mọi sự uế trược,
khiến cho chúng sinh được tăng thêm tuổi thọ. Đó là lần đầu tiên
ta xả bỏ lưỡi và tai, ở nơi hết thảy những cõi thiên hạ trong Tam
thiên Đại thiên thế giới ấy mà làm các việc lợi ích lớn lao.

“Do nơi nguyện lực nên ta lần lượt có những sự tu tập tinh
tấn, vững chắc như vậy, lại ở nơi các cõi thế giới xấu ác có năm sự
uế trược nhiều như số cát của một con sông Hằng mà làm những
việc lợi ích lớn lao, giúp chúng sinh trụ yên trong các pháp lành
cùng với giáo pháp Ba thừa, trừ dứt mọi giặc thù, mọi sự đấu
tranh giành giật, cho đến trừ dứt mọi sự uế trược.

“Thiện nam tử! Ở tất cả những thế giới thanh tịnh phương
khác,
các đức Phật khi hành đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-
đề không nói lỗi của người khác, không nói những lời thô
thiển, độc ác với người khác, không dùng sức mạnh làm những
việc đe dọa, khiến người sợ sệt, không khuyên bảo chúng sinh
theo Thanh văn thừa và Duyên giác thừa. Vì thế nên các vị Phật
ấy khi thành tựu trọn vẹn quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-
đề rồi liền được cõi thế giới thanh tịnh mầu nhiệm, tốt đẹp;
không có tên gọi các điều tội lỗi, không có việc thọ trì giới luật;
tai không nghe thấy những lời thô thiển độc ác, không có những
âm thanh bất thiện; thường được nghe những âm thanh pháp,
âm thanh lìa xa hết thảy mọi sự không hài lòng; đối với chúng
sinh đều được tùy ý tự tại; không có những tên gọi Thanh văn và
Bích-chi Phật.

“Thiện nam tử! Ta trải qua số đại kiếp nhiều như số cát sông
Hằng,
ở nơi những cõi thế giới xấu ác nhiều như số cát sông
Hằng, nơi không có Phật ra đời với đủ năm sự uế trược, dùng
những lời thô ác, lấy sự đe dọa tính mạng để làm cho chúng sinh
khiếp sợ, rồi sau mới nhân đó mà khuyên dạy cho họ trụ yên
trong các pháp lành cùng với giáo pháp Ba thừa. Do nghiệp ấy
còn lưu lại nên ta nhận lấy cõi thế giới xấu ác, hèn kém như thế
này. Ta dùng âm thanh bất thiện truyền rao khắp cõi thế giới, vì
thế nên nay nhận lấy những chúng sinh bất thiện đầy dẫy khắp
thế giới.


“Theo như bản nguyện của ta thuyết giảng giáo pháp Ba
thừa, nhận lấy cõi Phật, điều phục chúng sinh, mọi việc là như
vậy. Ta đã theo đúng như lời dạy mà tinh cần tu tập, hành đạo
Bồ-đề, cho nên nay được chủng tử tương tự như thế giới Phật. Do
bản nguyện của ta nên ngày nay được mọi sự như vậy.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Lời bàn của VNBN:

Bậc Bồ Tát phát tâm không giống phàm phu.
Phàm phu phát tâm thì tự mình chưa độ được mình cho nên câu chuyện độ người khác chỉ là một câu chuyện rất khó. Nhưng khi tự độ được rồi nhưng để độ được người khác, cũng không phải dễ, bởi chúng sanh căn cơ không đồng, có khi kiên cường rất khó giáo hóa, vì vậy, Tự độ được rồi thì vẫn có thể bị thối lui tâm chí.

Người phát tâm Bồ Đề nhưng vẫn còn thối lui, dù là tự mình có thể ra khỏi luân hồi sanh tử thì vẫn chưa phải là Bồ Tát chánh tông thực hành Bồ Tát Đạo.

Chỉ những Bồ Tát chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn trở lên mới không bị thối lui tâm chí. Tấm gương điển hình chính là Bồ Tát Đại Bi, Bồ Tát ấy không những không thối lui mà còn dũng mãnh.

Để làm viên mãn chí nguyện, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, còn phải chờ nhân duyên khế hợp với các chúng sanh, phải dìu dắt họ từng chút một. Khi nào, nhân duyên ở họ và mình đến chỗ hoàn mãn thì có thể thị hiện làm Phật. Vì tấm lòng độ sanh không mệt mỏi, không thể cầu sự mau chứng đắc Phật Quả của bản thân mà bỏ mặc sự khổ đau của chúng sanh (thân quyến nhiều đời nhiều kiếp). Cho nên trong các lời thề nguyện của các bậc Bồ Tát, luôn có câu: nếu không được như vậy thì quyết chẳng thành Phật.

Bởi vậy, thời gian từ lúc Bồ Tát phát tâm nguyện độ sanh với các nguyện chi tiết thì thời gian thường trãi qua rất lâu xa. Bậc chưa chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn thì nghe xong liền hoảng sợ; chỉ có những bậc đã thành tựu pháp nhẫn, chẳng sợ cái thời gian dài lâu, đối với họ chỉ như những chiếc bong bóng bọt nước, tuy nhiều nhưng rồi sẽ viên mãn. Vấn đề, không phải ở thời gian bao nhiêu mà chính là sự tu tập bản thân phải sự đạt được cái trí nhìn xuyên thấu tất cả pháp tướng trần huyễn và sự quyết tâm thực hành hạnh nguyện của chúng ta.


Các bạn, nếu đọc xong phần sở nguyện của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni từ lúc Sơ phát tâm lúc rất xa xưa đến nay mà sanh lòng sợ hãi, nãn chí với Phật Đạo thì đó là vì các bạn chưa phải là Bồ Tát Chánh Tông.

Bồ Đề chính là bản chất Thật của mỗi chúng ta, chính là Phật Tánh vốn có nơi ta. Chúng ta không hề tồn tại là những cá nhân riêng lẽ, mà luôn trong sự tương quan với nhau, luôn cần có nhau để tạo ra vạn tượng từ mê mờ đến giác ngộ. Tự cô lập mình ra khỏi pháp giới chúng sanh thì thành tựu cao nhất là nhị thừa: Thanh Văn, Duyên giác. Chỉ khi chúng ta hiểu được bản tánh của chính mình: mình tức là người, người tức là mình, không hai, không một, không trong, không ngoài,..... tất cả là một, một là tất cả,.....Khi ấy mới có thể sống được với thực tại vốn có của bản thân mình, viên mãn thành Phật, Thế Tôn.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên