21 – TỔ BÀ-TU BÀN-ĐẦU
21 – TỔ BÀ-TU BÀN-ĐẦU
Tổ Bà-Tu Bàn-Đầu là vị tổ thứ 21 của Ấn Độ.Ngài là người thành La Phiệt, giòng họ Tỳ-Bà-Già Thân phị ngài là Quang Cái, thân mẫu là Nghiêm Nhất. Năm 15 tuổi ngài yết kiến vị La Hán tên là Quang Độ để cầu xin xuất gia. Ngài cảm được Bồ-Tát Tỳ-Bà-Ha thụ giới cụ túc cho.
Ngài đi đến nước Na-Đề để hành đạo. Vua nước ấy là Thường Tụ Tại hỏi ngài rằng :
- Phong độ thành La Phiệt cũng giống như thế này hay có chỗ nào khác chăng?
Ngài đáp :
- Ở thành kia có ba Đức Phật ra đời mà nay quốc vương có lại vị đại sư hóa đạo.
- Hai bậc đại sư hóa đạo ấy là ai?
- Đức Phật thụ ký rằng : Năm trăm năm thứ hai có một vị đại sĩ xuất gia để nối dõi Phật chủng. Vị đó là con thứ của nhà vua tên là Noa-Na
- Nếu thật đúng như lời Tôn Giả nói thì tôi sẽ cho người con đó xuất gia làm sa môn.
Tôn Giả nói :
- Nếu đại vương làm được như thế thì thật là quí hóa.
Và nhà vua đã theo đúng như lời Phật dạy, ưng thuận cho hoàng tử đi xuất gia. Tôn Giả bèn cho thụ giới cụ túc, cùng trao truyền tâm pháp. Rồi ngài nói kệ rằng:
Bào huyễn đồng vô ngại
Như hà bất liễu ngộ
Đạt pháp tại kỳ trung
Phi kim diệt phi cổ.
Dịch
Bọt bèo, dối trá ngại chi thay
Bởi tại sao không liễu ngộ ngay
Pháp pháp hiểu rồi trong đó cả
Chẳng xưa cũng chẳng phải là nay.
Đại ý bài kệ nói: Sự giả dối với cái rỗng không có khác chi đâu? Những sự việc như thế, tại sao ta không chịu liễu ngộ ? Nếu ta liễu ngộ mọi sự, mọi vât đều là huyễn ảo cả thì tất cả hiện tượng chỉ là giả danh mà thôi, không có cái gì xưa mà cũng không có cái gì là nay.
(HT Tuệ Hải)
Nghĩa :
Bào ảnh, huyễn hóa cũng chẳng ngại
Như thế mà sao không liễu ngộ ?
Trong cái giả dối đó mà đạt được pháp
Thì chẳng có xưa mà cũng chẳng có nay.
Ngài nói pháp xong liền hiện thân lên trên không trung cao nửa do tuần ,an trụ trong hư không. Bốn chúng chiêm ngưỡng rồi, kính thỉnh ngài về trở về ngồi nơi tòa cũ. Ngài ngồi xếp bằng mà thị tịch . lễ trà tỳ xong các đệ tử thu nhặt xá lợi xây tháp. Năm đó là năm Đinh Tỵ đời vua Thương Đế nhà Hậu Hán.
21 – TỔ BÀ-TU BÀN-ĐẦU
Tổ Bà-Tu Bàn-Đầu là vị tổ thứ 21 của Ấn Độ.Ngài là người thành La Phiệt, giòng họ Tỳ-Bà-Già Thân phị ngài là Quang Cái, thân mẫu là Nghiêm Nhất. Năm 15 tuổi ngài yết kiến vị La Hán tên là Quang Độ để cầu xin xuất gia. Ngài cảm được Bồ-Tát Tỳ-Bà-Ha thụ giới cụ túc cho.
Ngài đi đến nước Na-Đề để hành đạo. Vua nước ấy là Thường Tụ Tại hỏi ngài rằng :
- Phong độ thành La Phiệt cũng giống như thế này hay có chỗ nào khác chăng?
Ngài đáp :
- Ở thành kia có ba Đức Phật ra đời mà nay quốc vương có lại vị đại sư hóa đạo.
- Hai bậc đại sư hóa đạo ấy là ai?
- Đức Phật thụ ký rằng : Năm trăm năm thứ hai có một vị đại sĩ xuất gia để nối dõi Phật chủng. Vị đó là con thứ của nhà vua tên là Noa-Na
- Nếu thật đúng như lời Tôn Giả nói thì tôi sẽ cho người con đó xuất gia làm sa môn.
Tôn Giả nói :
- Nếu đại vương làm được như thế thì thật là quí hóa.
Và nhà vua đã theo đúng như lời Phật dạy, ưng thuận cho hoàng tử đi xuất gia. Tôn Giả bèn cho thụ giới cụ túc, cùng trao truyền tâm pháp. Rồi ngài nói kệ rằng:
Bào huyễn đồng vô ngại
Như hà bất liễu ngộ
Đạt pháp tại kỳ trung
Phi kim diệt phi cổ.
Dịch
Bọt bèo, dối trá ngại chi thay
Bởi tại sao không liễu ngộ ngay
Pháp pháp hiểu rồi trong đó cả
Chẳng xưa cũng chẳng phải là nay.
Đại ý bài kệ nói: Sự giả dối với cái rỗng không có khác chi đâu? Những sự việc như thế, tại sao ta không chịu liễu ngộ ? Nếu ta liễu ngộ mọi sự, mọi vât đều là huyễn ảo cả thì tất cả hiện tượng chỉ là giả danh mà thôi, không có cái gì xưa mà cũng không có cái gì là nay.
(HT Tuệ Hải)
Nghĩa :
Bào ảnh, huyễn hóa cũng chẳng ngại
Như thế mà sao không liễu ngộ ?
Trong cái giả dối đó mà đạt được pháp
Thì chẳng có xưa mà cũng chẳng có nay.
Ngài nói pháp xong liền hiện thân lên trên không trung cao nửa do tuần ,an trụ trong hư không. Bốn chúng chiêm ngưỡng rồi, kính thỉnh ngài về trở về ngồi nơi tòa cũ. Ngài ngồi xếp bằng mà thị tịch . lễ trà tỳ xong các đệ tử thu nhặt xá lợi xây tháp. Năm đó là năm Đinh Tỵ đời vua Thương Đế nhà Hậu Hán.