- Tham gia
- 6/3/17
- Bài viết
- 13
- Điểm tương tác
- 2
- Điểm
- 3
Hành trình về phương Đông, dịch thuật hay phóng tác?
Hành trình về phương Đông (HTVPD) là một quyển sách nổi tiếng trong tủ sách Huyền bí học ở Việt Nam và cũng thường được bao gồm luôn trong tủ sách Phật giáo vì những lý luận xúc tích và dễ hiểu theo Ấn Độ giáo rất gần với giáo lý Phật giáo.
Cuốn Hành trình về phương Đông lâu nay lưu hành với tên tác giả Baird T Spalding, dịch thuật: Nguyên Phong bị trang bairdtspalding.org phân tích và nhận định chỉ là một phóng tác. Và đây là những căn cứ:
Tác giả của bài viết cho rằng Spalding không hề đến Ấn Độ vào năm 1894 như đã đề cập trong cuốn Life and teaching. Cho nên theo logic thì tất cả những sách dựa trên sự kiện này đều là hư cấu.
Không có chứng cứ nào chứng minh Spalding có viết cuốn Journey to the East xuất bản ở Ấn Độ. Bốn tập của bộ Life and teaching là tất cả những sách do Spalding xuất bản trước khi ông mất năm 1953. Tập 1 được xuất bản như một chuỗi bài báo lần đầu tiên năm 1922 ở San Francisco và sau đó tái bản thành sách năm 1924 do California Press.
Do HTVPD không ghi niên biểu cụ thể nên có thể giả thiết rằng cuộc lữ hành này là vào năm 1894 như ghi trong Life and teaching. Spalding sinh năm 1872, tức là khi thực hiện chuyến du khảo, ông chỉ mới 21 tuổi, một độ tuổi quá trẻ cho chức danh Giáo sư và là người trưởng đoàn uy tín.
Trong lời giới thiệu đề cập Spalding sinh năm 1857 và sinh ở Anh, đây được cho là một câu chuyện lan truyền do Spalding và nhà xuất bản DeVorss đưa ra khi xuất bản sách năm 1935. Các chứng cứ đều chứng minh Spalding sinh năm 1872 tại New York. Nhưng điều này chắc là Nguyên Phong ở thời điểm 1975 chưa biết đến.
Trong tập sách đề cập đến giáo sư Walter Evans-Wentz thuộc đại học Stanford cùng đi chung đoàn (Chương 9: Cõi vô hình), ông sinh năm 1878 tại New Jersey, tốt nghiệp cấp 2 năm 1892. Ông làm ký giả trước khi gia nhập Stanford năm 1901. Và chuyến đi Ấn Độ sớm nhất của ông được ghi nhận là 1910, không có chứng cứ nào chứng minh ông tham gia chuyến đi của Spalding.
Và một dẫn chứng khác, đó là trong Chương 1, tuyên ngôn “Thượng đế đã chết” (God is Dead) là tựa một bài báo trên tạp chí Time xuất bản tháng 4 năm 1966, tức là sau khi Spalding mất 13 năm. Dĩ nhiên là không thể xuất hiện trong bất cứ cuốn sách nào của Spalding viết năm 1922 hay trước khi ông mất 1953.
Hành trình về phương Đông (HTVPD) là một quyển sách nổi tiếng trong tủ sách Huyền bí học ở Việt Nam và cũng thường được bao gồm luôn trong tủ sách Phật giáo vì những lý luận xúc tích và dễ hiểu theo Ấn Độ giáo rất gần với giáo lý Phật giáo.
Cuốn Hành trình về phương Đông lâu nay lưu hành với tên tác giả Baird T Spalding, dịch thuật: Nguyên Phong bị trang bairdtspalding.org phân tích và nhận định chỉ là một phóng tác. Và đây là những căn cứ:
Tác giả của bài viết cho rằng Spalding không hề đến Ấn Độ vào năm 1894 như đã đề cập trong cuốn Life and teaching. Cho nên theo logic thì tất cả những sách dựa trên sự kiện này đều là hư cấu.
Không có chứng cứ nào chứng minh Spalding có viết cuốn Journey to the East xuất bản ở Ấn Độ. Bốn tập của bộ Life and teaching là tất cả những sách do Spalding xuất bản trước khi ông mất năm 1953. Tập 1 được xuất bản như một chuỗi bài báo lần đầu tiên năm 1922 ở San Francisco và sau đó tái bản thành sách năm 1924 do California Press.
Do HTVPD không ghi niên biểu cụ thể nên có thể giả thiết rằng cuộc lữ hành này là vào năm 1894 như ghi trong Life and teaching. Spalding sinh năm 1872, tức là khi thực hiện chuyến du khảo, ông chỉ mới 21 tuổi, một độ tuổi quá trẻ cho chức danh Giáo sư và là người trưởng đoàn uy tín.
Trong lời giới thiệu đề cập Spalding sinh năm 1857 và sinh ở Anh, đây được cho là một câu chuyện lan truyền do Spalding và nhà xuất bản DeVorss đưa ra khi xuất bản sách năm 1935. Các chứng cứ đều chứng minh Spalding sinh năm 1872 tại New York. Nhưng điều này chắc là Nguyên Phong ở thời điểm 1975 chưa biết đến.
Trong tập sách đề cập đến giáo sư Walter Evans-Wentz thuộc đại học Stanford cùng đi chung đoàn (Chương 9: Cõi vô hình), ông sinh năm 1878 tại New Jersey, tốt nghiệp cấp 2 năm 1892. Ông làm ký giả trước khi gia nhập Stanford năm 1901. Và chuyến đi Ấn Độ sớm nhất của ông được ghi nhận là 1910, không có chứng cứ nào chứng minh ông tham gia chuyến đi của Spalding.
Và một dẫn chứng khác, đó là trong Chương 1, tuyên ngôn “Thượng đế đã chết” (God is Dead) là tựa một bài báo trên tạp chí Time xuất bản tháng 4 năm 1966, tức là sau khi Spalding mất 13 năm. Dĩ nhiên là không thể xuất hiện trong bất cứ cuốn sách nào của Spalding viết năm 1922 hay trước khi ông mất 1953.