- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>PHẦN HAI
<B>CÁC SỰ THỊ HIỆN ĐẦU TIÊN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
TẠI THẾ GIỚI TA BÀ</B>
<BR>Chương I
<B>A. THỜI TIỀN SỬ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lòng từ bi cứu độ các khổ nạn chúng sanh của đức Quán Thế Âm Bồ tát, những người xưa trong lịch sử, từ thời tiền sử, khi được biết đến Phật giáo, cũng đã có những sự tích nói đến rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng xưa nhất là câu chuyện của ông Bàn Cổ, mà có lẽ trước đây khi chưa có văn tự, những người xưa đã truyền khẩu với nhau cho đến nay thì được ghi lại theo đoạn văn trích ở sau<SUP><B>(1)</B></SUP>. Nhưng muốn hiểu đoạn văn này, ta phải nói qua về các điểm thời gian và không gian của nó thì mới quan niệm được rõ ràng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đời Lý, triều vua Lý Thánh Tông (1054-1072) có một vị tướng quân tên là Lê Uyên, em con chú của Ỷ Lan Phu nhân, là một vị Nguyên phi của vua. Tướng Lê Uyên này trước đây ra trận bị nạn có một vị đạo sĩ đến cứu. Vị này Lê Uyên gọi là "tiên sư" và truyền thuyết nói rằng vị này là một Hồ tinh tu lâu năm đã hóa được thành người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân một buổi đón tiếp vua Xiêm tại kinh thành, ngự đệ Lý Trụ Thạch có kể chuyện cho Ỷ Lan Phu nhân, lúc bấy giờ đã được phong làm Thái hậu (vì con là Hoàng tử Kiền Đức đã lên ngôi vua: vua Lý Nhân Tông) có gặp quốc cửu Lê Uyên và đã đưa quốc cửu về cung. Thái hậu mừng rỡ khôn xiết và phàn nàn rằng bấy lâu không mời được tiên cửu về kinh chơi. Quốc cửu tâu: Tiên đệ (Lê Uyên tự xưng) việc gì cũng biết trước nên có nói: cơ duyên chưa hết sau lại gặp nhau, và lúc Thái hậu phải nạn thì tiên đệ cũng biết, có nói với tiên sư đến cứu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiên sư bảo: "Mình là Hồ tinh tu chưa được ba nghìn năm, thần giữ cửa tất không cho vào, nhưng nạn ấy có Đại Điên cứu, không lo nữa".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiên đệ lại hỏi: "Đại Điên<SUP><B>(2)</B></SUP> là người thế nào?" Tiên sư nói: "Đại Điên là Phật Quan Âm Đại Sĩ từ đời hỗn mang trời đất lẫn lộn nhau, Phật cho kết một quả bàn đào ở chính giữa, ông ấy ở trong, vươn cao lên không biết mấy vạn trượng, lại nằm xuống đạp tứ tung rồi thu hình lại, mở xác bàn đào mà thành ông Bàn Cổ<SUP><B>(3)</B></SUP> một tay cầm cưa, một tay cầm búa, chỗ nào trời đất còn lẫn lộn, lấy búa chặt ra, lấy cưa cưa đứt, những chỗ các ông sao sáng là trời thì mang đất lên đấy, làm hơn hai vạn năm, xong việc lại về chầu Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến đời Đường, giáng sinh sang nước ta tu hành đắc đạo. Nghe nói ông Hàn Dũ<SUP><B>(4)</B></SUP> dâng sớ nói xương Phật (xá lợi của Phật) là chuyện giả dối, ngã nón vượt bể sang Triều Châu (tức Quảng Đông bây giờ) để khuyến hóa ông Hàn Dũ. Hàn Dũ biết là người liễu ngộ thiên lý, lại đi chơi bời năm bảy lượt. Khi tiễn biệt để lại một chiếc áo làm kỷ niệm, Đại Điên bèn vân du khắp nước Tàu. Đến triều Lý lại quanh về nước Nam ta, nghiệp quả bây giờ cũng sắp mãn".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nói thêm về sự thị hiện từ đời tiền sử huyền thoại thì trong sách Hội Đồ Khai Tịch Diễn Nghĩa của Ngũ Nhạc Sơn nhân và Tĩnh Túc Cư sĩ Vương Hầu Tử kể lại theo <I>"Chu Du Ngưỡng Chỉ Tập"</I> có sự tích Bàn Cổ như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><U>Hồi 1</U>: <B>Bàn Cổ thị mở trời đất</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">.... Hồ Ngũ Phong nói: Đời hỗn độn, Trời Đất mới chia, có Bàn Cổ thị, sinh ra ở đời Thái Hoang, không biết lúc ban đầu tự đâu, tỏ rõ đạo trời đất, thấy suốt lẽ biến hóa của âm dương, là ông vua đầu tiên, tên Tam Tài, ở thời hỗn độn mở ra vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hãy nói về thời bấy giờ có đức Thế Tôn ở phương Tây là Thích Ca Mâu Ni, ngài phóng ra ánh quang minh soi thấy thiên hạ, vạn quốc, bốn đại bộ châu, mù mịt dấu kín đã lâu mà không được lên xuống. Trời đất tối tăm, quỷ thần thảm sầu, người như ở trong nước lửa, có vẻ chìm đắm, thật đáng thương xót. Đức Thế Tôn phát lòng đại từ bi, bèn ở trên núi Linh Thứu, từ trong búi tóc nảy ra ngàn lá sen báu, phóng ra mười đạo hào quang trăm báu chiếu xuống, nhất nhất đều sáng suốt, đều hiện khắp cả mười Hằng Hà. Kính sơn đem chày gõ khắp ở hư không thế giới, tất cả đại chúng ngửa lên xem, vừa yêu vừa sợ, kêu gào thương xót, cầu Phật lân mẫn khai thị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật nói: "Tốt lắm! Tốt lắm!" Bèn gọi các vị đệ tử hỏi rằng: "Các ngươi có thấy thiên hạ đại bộ châu không? Các vị đệ tử bạch Phật rằng: "Chúng con ngu tối, chẳng biết tứ đại bộ châu là gì?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật lại hỏi đại chúng rằng: "Các người ở đây có ai biết gì không?" Đại chúng đều nói: "Chúng con chưa biết".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật nói: "Thiên hạ tứ đại bộ châu là: Ta ở phương này là Tây Ngưu hóa châu, phương Đông là Đông thắng thần châu, phương Bắc là Bắc câu lư châu, duy có phương Nam - Nam thiệm bộ châu là trời đất mù mờ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc ấy có vị Quan Âm Đại Sĩ bước ra chắp tay đảnh lễ Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nam thiệm bộ châu, trải kiếp đã mãn, nay xin đức Thế Tôn cứu độ phổ tế, chẳng phải là dựng giáo khai hóa lại mở trời đất ấy ư?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật bảo: "Tốt lắm! Chính là như vậy. Nay muốn cử một người khai thiên tịch địa, làm vua đầu tiên cho muôn đời noi theo, việc ấy không phải nhỏ, ta sợ không tìm được người!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ, thấy trước có một vị Bồ tát chắp tay mỉm cười, Thế Tôn nhìn xem là Tỳ Đa Băng Bà Na, bèn bảo đến gần hỏi, thì vị ấy chắp tay quỳ xuống, cúi đầu trước Phật và bạch Phật rằng: "Phương Nam thiệm bộ châu nếu được khai thiên tịch địa thì tốt, chỉ sợ đệ tử gặp phải ác nghiệp, lấy gì giải thoát?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật nói: "Ta chỉ sai một mình ngươi đi khai thiên tịch địa thành công bất hủ muôn đời, có ác nghiệp gì, bất tất phải lo ngại. Vậy ngươi nên đi nhanh lên. Khi trời đất dã chia thì muôn vật mới thành. Sau khi có trời đất thì trời mới sinh ra nước, đất sinh ra cây, nước đất nuôi cây, và cây sinh ra lửa, đất sinh ra loài kim. Trời và đất hai khí ấy đã phân chia ra, lúc ấy Ta sẽ lập tức cứu ngươi về lại phương này".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tỳ Đa Băng Bà Na chịu mệnh lệnh Phật rồi, đảnh lễ từ biệt đức Thế Tôn, chào các vị Bồ tát, rồi cỡi một đám mây lành, rời Tây phương cõi Phật, thẳng đến Nam thiệm bộ châu xứ đại hồng quang, quát to lên một tiếng, rơi xuống giữa đất, hóa thành một vật tròn trịa, hình dáng như quả đào, lăn đi lăn lại ước chừng bốn mươi chín vòng, dần dần hóa thành người, mình dài ba trượng sáu thước, đầu sừng dữ tợn, lông mày thần mắt dữ dằn, răng nhọn miệng lớn, khắp mình đều có lông, vươn mình một cái, trời cao dần lên, đất bèn rơi xuống, mà trời đất còn có chỗ liền nhau, tay trái cầm cái mai, tay phải cầm cái búa, hoặc dùng búa chặt, hoặc dùng mai khai ra, đó là thần lực; lâu rồi trời đất bèn chia hai khí lên xuống, trong thì lên trời, đục thì xuống làm đất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đó hỗn mang mở ra, tức là có khí Thái Cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng (Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm), Tứ tượng biến hóa mà mọi loài sinh sản ra càng ngày càng nhiều.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tương truyền rằng vị vua đầu tiên đó trị đời là Tỳ Đa Băng Bà Na. Vị đó dựng một bia đá dài ba trượng rộng chín thước, tự khắc hai mươi chữ ở trên bia rằng: "Ta là Bàn Cổ thị, khai thiên tịch địa ky, Hội tý trùng giao cấu, y cứ như kim thì".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về lúc bấy giờ, đức Thế Tôn tuệ nhãn nhìn xa, thấy Tỳ Đa Băng Bà Na công đã thành tựu, việc làm đã đầy đủ, ở đời đã lâu, bèn bảo Quan Âm Đại Sĩ rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Ngươi khá biến ra một vị thiên thần cầm bình nước Cam lồ trong mát này rót xuống, khiến cho Tỳ Đa Băng Bà Na được tắm gội, vì Ta sợ y vấy ô uế trần tục, khó lìa cõi đời để được thoát ra hình hài mà về phương Tây. Nhờ tắm được nước Cam lồ nên y được cứu độ mà chuyển về đây".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quan Âm Đài Sĩ lãnh pháp chỉ Phật, lập tức từ biệt đức Thế Tôn, cỡi đám mây lành đến chỗ đại hoang vận mình biến thành thiên thần cao bốn trượng, tay cầm bình nước Cam lồ, đứng ở trước bia. Bàn Cổ thị hỏi rằng: "Ngươi là người nào? Cớ gì cầm bình nước đến đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại Sĩ nói: "Bình nước Cam lồ của ta trong mát, vì thân ngươi tiếp xúc phải ô uế, đức Như Lai khiến ta lại tắm cho ngươi!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bàn Cổ thị vốn là đại thánh phương Tây, lòng bèn tỉnh ngộ, lập tức đảnh lễ quy y, cầu xin cứu độ. Đại Sĩ thấy lòng đã chuyển, bèn đem nước Cam lồ trong bình dội lên đầu Bàn Cổ thị, rồi đọc câu kệ rằng: "Chỉ nhân xưa kia chắp tay mỉm cười, đến nay đã hơn hai vạn năm rồi, công hoàn hành mãn về Tây, khỏi rơi cõi khổ trầm luân".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bàn Cổ thị nghe xong, quát lên một tiếng nằm lăn ra đất, một lúc sau hóa thành một quả đào như cũ. Đại Sĩ thấy thế bèn đến trước dùng một mảnh y gói vào trong, đi về Tây thiên, yết kiến đức Thế Tôn, đảnh lễ và nói: "Đệ tử đã cứu được Tỳ Đa Băng Bà Na về đây, trông nhờ đức Như Lai từ bi cứu độ!" Bèn đem quả đào dâng lên. Đức Thế Tôn thấy thế bèn thuyết bài kệ rằng: "Khi đi hình hài này, nay công việc hoàn mãn, trở về nơi Tây phương, hiện ra ngay thụ giới".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế Tôn thuyết kệ xong, Tỳ Đa Băng Bà Na lập tức hiện nguyên hình, tới trước Phật cúi đầu đảnh lễ. Thế Tôn cả mừng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quan Âm Đại Sĩ lại bạch Phật rằng: "Dẫu đội ơn từ bi, trời đất nay đã phân, đệ tử không biết sau khi thiên khai địa tịch, thì sẽ như thế nào?" Thế Tôn nói: "Sau khi trời đất đã chia, khí trong nhẹ là khí dương lên trên, khí đục nặng là khí âm xuống dưới. Hai khi tương giao biến hóa mà sinh ra loài người, âm dương giao hòa với nhau, tự có thể sinh ra vạn vật<SUP><B>(5)</B></SUP>".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xét hai câu truyện truyền thuyết trên đây, tương tợ giống nhau ta thấy rằng do đức Quán Thế Âm Bồ tát có nhiều nhân duyên rất lớn với thế giới Ta Bà, nên có thể trong thời kỳ khuyết sử vào thượng cổ thời đại (từ hơn 5.000 năm trước Thiên chúa), các vị tổ tiên của người Trung Hoa, khi biết được điều này đã đưa câu chuyện khai thiên lập địa vào liên hệ với đức Quán Thế Âm Bồ tát để tán thán công đức về sự lập thế giới tạo quốc độ Ta Bà này, và họ đã tin tưởng rằng đó là do đức Quán Thế Âm Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Theo cuốn Lan Sử Dị Hương của ông Hoàng Thường soạn, Cử nhân khoa Giáp Ngọ 1894 vào đời vua Thành Thái (1889-1907), ông Lương Vị Thủy giảo chánh - Nhà xuất bản Nhật Nam Thư quán (117, Hàng Gia - Hà Nội) in lần thứ nhất, năm 1927.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Pháp sư Đại Điên: <I>Về sư Đại Điên (có nơi viết là Đại Điền) thì có nhiều sách và tài liệu nói đến (Việt Nam Phật giáo Sư lược của Thượng tọa Mật Thể, Nam Phương Phật Tích, soạn giả Huyền Mặc Đạo Nhơn, xuất bản năm 1949, nhà in Việt Hương, 86, Colonel Boudonnet. Lan Sử Dị Hương, đã dẫn nơi chú thích trên - Tạp chí Đuốc Tuệ, số 20, Bộ mới phát hành ngày 18-021966, nhà in Hợp Thịnh, số 16 đường Nguyễn An Ninh Saigon).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp sư Đại Điên, tức là Lê Đại Điên, có pháp thuật huyền diệu đã làm nhiều sự lạ mà nhiều truyện tích đã nói đến. Đây chỉ nói đến việc Sư đã giúp cho Ỷ Lan Phu nhân mà thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nguyên trong truyện Tấm Cám, thì có Cám là chị, nhân ngày hội làng Gióng, vua Lý Thánh Tôn đi cầu tự, mới gặp Cám đứng dựa vào đám cỏ lau nhìn ra. Trước đó quân nhà vua có bắt được đôi hài, vua mới cho ướm thử thì thấy vừa vặn như in. Vua liền cho rước về cung, phong làm Ỷ Lan Phu nhân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chính vị sư Đại Điên này đã giúp cho Cám từ lúc còn hàn vi, bị mẹ kế là Chu thị hành hạ. Sư Đại Điên mới cứu độ cho Cám (như trong truyền thuyết về sự tích Tấm Cám) và làm cho Cám được đi dự hội, xem đám rước vua và gặp may mắn ướm hài và được vua cho đưa về cung làm Phu nhân, sau lên Nguyên Phi rồi Hoàng Thái Phi. Lúc còn là Nguyên Phi, bị Thái Phi Dương Hậu ám hại cũng nhờ có sư Đại Điên cứu mới qua khỏi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về sau Hoàng tử Kiền Đức, con của Ỷ Lan Nguyên Phi lên ngôi vua, và Dương Hậu đã chết, nên Nguyên Phi được phong làm Thánh Linh Hoàng Thái Hậu.</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Về chuyện ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Hoa: <I>Gốc tích truyện này bắt nguồn từ một thần thoại của Man tộc. Man tộc tự nhận tiên tổ của mình là một con chó năm sắc gọi là Bàn Hồ. Đời Tam Quốc (213-280) sự tích này được Trung Hoa hóa và biến thành một thần thoại khai thiên lập địa. Bàn Cổ sinh trong thời kỳ hỗn độn, đất tròn và kín như quả trứng gà, rồi bỗng nhiên trời đất mở toang, khí dương trong làm trời, khí âm đục làm đất, rồi trời cao dần mỗi ngày thêm một trượng, đất dày mỗi ngày thêm một trượng, với sự cao dày của trời đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn thêm một trượng. Thời gian 18 ngàn năm qua, trời cao thăm thẳm, đất dày vô cùng, thân của ông Bàn Cổ cũng rất dài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bàn Cổ của thời Tam Quốc không phải cứ nguyên như vậy, ông đã bị biến tướng bởi các đạo sĩ: ông xuất hiện trong lúc hỗn mang lấy hiệu là Nguyên Thỉ Thiên Vương, ngao du trong trời đất. Đến khi trời đất phân hai, Bàn Cổ đi đến cung điện Ngọc Kinh hít ít sương trời, uống nước suối ở đất. Sau một thời gian dài ở khe đá dưới núi tại nơi chứa máu, không rõ máu nào ở đâu mà có, và máu sinh ra một người đàn bà thật đẹp, gọi là Thái Nguyên Ngọc Nữ. Bàn Cổ gặp Ngọc Nữ, đôi bên cùng nhau phối ngẫu, rồi đưa Ngọc Nữ về cung điện của mình. Hai người sinh ra hai con: anh là Thiên Hoàng, em gái là Cửu Giang Huyền Nữ (trích trong tài liệu về Thần Thoại của Ban Học Tập Xã Hội IV, Phân Khoa Khoa Học Xã Hội của viện Đại học Vạn Hạnh (1070-1971) trích lại trong sách tu chỉnh Tam Ngũ Lịch Kỷ của Nguyễn Đổng Chi).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh thì ông Bàn Cổ, theo cổ truyện của Trung Hoa là thủy tổ của loại người, cũng như A Đam trong thần thoại của Cơ Đốc.</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Ông Hàn Dũ: <I>Trong cuốn Thành Ngữ Điển Tích của Trịnh Văn Thanh ghi như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân vua Hiến Tông nhà Đường (618)-907) rước ngọc Xá lợi của Phật về thờ trong cung ba ngày, rồi đưa ra thờ ở một ngôi chùa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những vương tôn, công hầu, sĩ dân đua nhau đến lễ bái tấp nập. Hàn Dũ vốn không ưa, liền dâng biểu can ngăn nhà vua. Tiếp được tờ biểu của Hàn Dũ, vua Đường Hiến Tông (804-819) nổi cơn thịnh nộ, vì nhà vua sùng đạo Phật mà Dũ lại dám ngang nhiên chống đối bài xích, muốn đem Dũ ra xử chém, nhưng nhờ có quần thần can gián, vua mới đày Dũ ra làm thứ sử ở đất Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông hiện nay. Trong Tầm Nguyên Từ điển của Bửu Kế (Nhà xuất bản Nam Cường, 1955), có nói như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàn Dũ, đời Đường, người Nam Dương, tự là Thối Chi, đỗ tiến sĩ làm quan chức đến Lại Bộ thị lang, tánh cương trực, không sợ bọn quyền thần. Vua Đường Hiến Tông quá đam mê đạo Phật, ông dâng sớ can ngăn việc rước xương Phật. Vua không nghe, đày đi làm thứ sử Triều Châu. Ra ngoài làm quan, dân chúng được nhờ rất nhiều.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàn Dũ tinh thông Chư Tử Bách Gia và văn chương rất đặc sắc.</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5): <I>Sách Hội Đồ Khai Tịch Diễn Nghĩa Toàn Truyện là một tác phẩm Trung Hoa viết bằng chữ Hán (do Hoa Châu Đinh Hữu Giảng diễn dịch một phần). Cuốn sách này do Ngũ Nhã Sơn Nhân và Tĩnh Túc cư sĩ Vương Hấu Tử soạn theo "Chu Du Ngưỡng Chỉ Tập.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì đã từ xưa nên không biết in ra từ thời nào và ở đâu? Chỉ thấy đề là nhà in Phiên Đồng Thái Việt Cổ Đính Tàng in ra bằng bản khắc đồng (Đồng bản tinh ấn).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cuốn này được kèm theo một tập "Ấu Học Cố Sự Quỳnh Lâm" nữa để dạy cho các thiếu nhi Trung Hoa về sự khai thiên lập địa, gồm 36 hình vẽ các vị thiên tử đứng đầu của các triều đại Trung Hoa, kể từ đời Bàn Cổ trở về sau. Cuốn trên gồm 80 hội, kể chuyện lập quốc của Trung Hoa (cũng giống như tài liệu sáng thế ký của Âu châu). Hội thứ nhất trong sách có đầu đề là "Bàn Cổ thị mở trời đất". Các họ đều được gọi là "thị", ta chớ nên nhầm với chữ "thị", thường được lót trong tên phụ nữ nước ta.</I></P>
</span></span>
<CENTER>PHẦN HAI
<B>CÁC SỰ THỊ HIỆN ĐẦU TIÊN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
TẠI THẾ GIỚI TA BÀ</B>
<BR>Chương I
<B>A. THỜI TIỀN SỬ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lòng từ bi cứu độ các khổ nạn chúng sanh của đức Quán Thế Âm Bồ tát, những người xưa trong lịch sử, từ thời tiền sử, khi được biết đến Phật giáo, cũng đã có những sự tích nói đến rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng xưa nhất là câu chuyện của ông Bàn Cổ, mà có lẽ trước đây khi chưa có văn tự, những người xưa đã truyền khẩu với nhau cho đến nay thì được ghi lại theo đoạn văn trích ở sau<SUP><B>(1)</B></SUP>. Nhưng muốn hiểu đoạn văn này, ta phải nói qua về các điểm thời gian và không gian của nó thì mới quan niệm được rõ ràng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đời Lý, triều vua Lý Thánh Tông (1054-1072) có một vị tướng quân tên là Lê Uyên, em con chú của Ỷ Lan Phu nhân, là một vị Nguyên phi của vua. Tướng Lê Uyên này trước đây ra trận bị nạn có một vị đạo sĩ đến cứu. Vị này Lê Uyên gọi là "tiên sư" và truyền thuyết nói rằng vị này là một Hồ tinh tu lâu năm đã hóa được thành người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân một buổi đón tiếp vua Xiêm tại kinh thành, ngự đệ Lý Trụ Thạch có kể chuyện cho Ỷ Lan Phu nhân, lúc bấy giờ đã được phong làm Thái hậu (vì con là Hoàng tử Kiền Đức đã lên ngôi vua: vua Lý Nhân Tông) có gặp quốc cửu Lê Uyên và đã đưa quốc cửu về cung. Thái hậu mừng rỡ khôn xiết và phàn nàn rằng bấy lâu không mời được tiên cửu về kinh chơi. Quốc cửu tâu: Tiên đệ (Lê Uyên tự xưng) việc gì cũng biết trước nên có nói: cơ duyên chưa hết sau lại gặp nhau, và lúc Thái hậu phải nạn thì tiên đệ cũng biết, có nói với tiên sư đến cứu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiên sư bảo: "Mình là Hồ tinh tu chưa được ba nghìn năm, thần giữ cửa tất không cho vào, nhưng nạn ấy có Đại Điên cứu, không lo nữa".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiên đệ lại hỏi: "Đại Điên<SUP><B>(2)</B></SUP> là người thế nào?" Tiên sư nói: "Đại Điên là Phật Quan Âm Đại Sĩ từ đời hỗn mang trời đất lẫn lộn nhau, Phật cho kết một quả bàn đào ở chính giữa, ông ấy ở trong, vươn cao lên không biết mấy vạn trượng, lại nằm xuống đạp tứ tung rồi thu hình lại, mở xác bàn đào mà thành ông Bàn Cổ<SUP><B>(3)</B></SUP> một tay cầm cưa, một tay cầm búa, chỗ nào trời đất còn lẫn lộn, lấy búa chặt ra, lấy cưa cưa đứt, những chỗ các ông sao sáng là trời thì mang đất lên đấy, làm hơn hai vạn năm, xong việc lại về chầu Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến đời Đường, giáng sinh sang nước ta tu hành đắc đạo. Nghe nói ông Hàn Dũ<SUP><B>(4)</B></SUP> dâng sớ nói xương Phật (xá lợi của Phật) là chuyện giả dối, ngã nón vượt bể sang Triều Châu (tức Quảng Đông bây giờ) để khuyến hóa ông Hàn Dũ. Hàn Dũ biết là người liễu ngộ thiên lý, lại đi chơi bời năm bảy lượt. Khi tiễn biệt để lại một chiếc áo làm kỷ niệm, Đại Điên bèn vân du khắp nước Tàu. Đến triều Lý lại quanh về nước Nam ta, nghiệp quả bây giờ cũng sắp mãn".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nói thêm về sự thị hiện từ đời tiền sử huyền thoại thì trong sách Hội Đồ Khai Tịch Diễn Nghĩa của Ngũ Nhạc Sơn nhân và Tĩnh Túc Cư sĩ Vương Hầu Tử kể lại theo <I>"Chu Du Ngưỡng Chỉ Tập"</I> có sự tích Bàn Cổ như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><U>Hồi 1</U>: <B>Bàn Cổ thị mở trời đất</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">.... Hồ Ngũ Phong nói: Đời hỗn độn, Trời Đất mới chia, có Bàn Cổ thị, sinh ra ở đời Thái Hoang, không biết lúc ban đầu tự đâu, tỏ rõ đạo trời đất, thấy suốt lẽ biến hóa của âm dương, là ông vua đầu tiên, tên Tam Tài, ở thời hỗn độn mở ra vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hãy nói về thời bấy giờ có đức Thế Tôn ở phương Tây là Thích Ca Mâu Ni, ngài phóng ra ánh quang minh soi thấy thiên hạ, vạn quốc, bốn đại bộ châu, mù mịt dấu kín đã lâu mà không được lên xuống. Trời đất tối tăm, quỷ thần thảm sầu, người như ở trong nước lửa, có vẻ chìm đắm, thật đáng thương xót. Đức Thế Tôn phát lòng đại từ bi, bèn ở trên núi Linh Thứu, từ trong búi tóc nảy ra ngàn lá sen báu, phóng ra mười đạo hào quang trăm báu chiếu xuống, nhất nhất đều sáng suốt, đều hiện khắp cả mười Hằng Hà. Kính sơn đem chày gõ khắp ở hư không thế giới, tất cả đại chúng ngửa lên xem, vừa yêu vừa sợ, kêu gào thương xót, cầu Phật lân mẫn khai thị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật nói: "Tốt lắm! Tốt lắm!" Bèn gọi các vị đệ tử hỏi rằng: "Các ngươi có thấy thiên hạ đại bộ châu không? Các vị đệ tử bạch Phật rằng: "Chúng con ngu tối, chẳng biết tứ đại bộ châu là gì?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật lại hỏi đại chúng rằng: "Các người ở đây có ai biết gì không?" Đại chúng đều nói: "Chúng con chưa biết".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật nói: "Thiên hạ tứ đại bộ châu là: Ta ở phương này là Tây Ngưu hóa châu, phương Đông là Đông thắng thần châu, phương Bắc là Bắc câu lư châu, duy có phương Nam - Nam thiệm bộ châu là trời đất mù mờ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc ấy có vị Quan Âm Đại Sĩ bước ra chắp tay đảnh lễ Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nam thiệm bộ châu, trải kiếp đã mãn, nay xin đức Thế Tôn cứu độ phổ tế, chẳng phải là dựng giáo khai hóa lại mở trời đất ấy ư?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật bảo: "Tốt lắm! Chính là như vậy. Nay muốn cử một người khai thiên tịch địa, làm vua đầu tiên cho muôn đời noi theo, việc ấy không phải nhỏ, ta sợ không tìm được người!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ, thấy trước có một vị Bồ tát chắp tay mỉm cười, Thế Tôn nhìn xem là Tỳ Đa Băng Bà Na, bèn bảo đến gần hỏi, thì vị ấy chắp tay quỳ xuống, cúi đầu trước Phật và bạch Phật rằng: "Phương Nam thiệm bộ châu nếu được khai thiên tịch địa thì tốt, chỉ sợ đệ tử gặp phải ác nghiệp, lấy gì giải thoát?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật nói: "Ta chỉ sai một mình ngươi đi khai thiên tịch địa thành công bất hủ muôn đời, có ác nghiệp gì, bất tất phải lo ngại. Vậy ngươi nên đi nhanh lên. Khi trời đất dã chia thì muôn vật mới thành. Sau khi có trời đất thì trời mới sinh ra nước, đất sinh ra cây, nước đất nuôi cây, và cây sinh ra lửa, đất sinh ra loài kim. Trời và đất hai khí ấy đã phân chia ra, lúc ấy Ta sẽ lập tức cứu ngươi về lại phương này".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tỳ Đa Băng Bà Na chịu mệnh lệnh Phật rồi, đảnh lễ từ biệt đức Thế Tôn, chào các vị Bồ tát, rồi cỡi một đám mây lành, rời Tây phương cõi Phật, thẳng đến Nam thiệm bộ châu xứ đại hồng quang, quát to lên một tiếng, rơi xuống giữa đất, hóa thành một vật tròn trịa, hình dáng như quả đào, lăn đi lăn lại ước chừng bốn mươi chín vòng, dần dần hóa thành người, mình dài ba trượng sáu thước, đầu sừng dữ tợn, lông mày thần mắt dữ dằn, răng nhọn miệng lớn, khắp mình đều có lông, vươn mình một cái, trời cao dần lên, đất bèn rơi xuống, mà trời đất còn có chỗ liền nhau, tay trái cầm cái mai, tay phải cầm cái búa, hoặc dùng búa chặt, hoặc dùng mai khai ra, đó là thần lực; lâu rồi trời đất bèn chia hai khí lên xuống, trong thì lên trời, đục thì xuống làm đất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đó hỗn mang mở ra, tức là có khí Thái Cực sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng (Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm), Tứ tượng biến hóa mà mọi loài sinh sản ra càng ngày càng nhiều.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tương truyền rằng vị vua đầu tiên đó trị đời là Tỳ Đa Băng Bà Na. Vị đó dựng một bia đá dài ba trượng rộng chín thước, tự khắc hai mươi chữ ở trên bia rằng: "Ta là Bàn Cổ thị, khai thiên tịch địa ky, Hội tý trùng giao cấu, y cứ như kim thì".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói về lúc bấy giờ, đức Thế Tôn tuệ nhãn nhìn xa, thấy Tỳ Đa Băng Bà Na công đã thành tựu, việc làm đã đầy đủ, ở đời đã lâu, bèn bảo Quan Âm Đại Sĩ rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Ngươi khá biến ra một vị thiên thần cầm bình nước Cam lồ trong mát này rót xuống, khiến cho Tỳ Đa Băng Bà Na được tắm gội, vì Ta sợ y vấy ô uế trần tục, khó lìa cõi đời để được thoát ra hình hài mà về phương Tây. Nhờ tắm được nước Cam lồ nên y được cứu độ mà chuyển về đây".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quan Âm Đài Sĩ lãnh pháp chỉ Phật, lập tức từ biệt đức Thế Tôn, cỡi đám mây lành đến chỗ đại hoang vận mình biến thành thiên thần cao bốn trượng, tay cầm bình nước Cam lồ, đứng ở trước bia. Bàn Cổ thị hỏi rằng: "Ngươi là người nào? Cớ gì cầm bình nước đến đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại Sĩ nói: "Bình nước Cam lồ của ta trong mát, vì thân ngươi tiếp xúc phải ô uế, đức Như Lai khiến ta lại tắm cho ngươi!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bàn Cổ thị vốn là đại thánh phương Tây, lòng bèn tỉnh ngộ, lập tức đảnh lễ quy y, cầu xin cứu độ. Đại Sĩ thấy lòng đã chuyển, bèn đem nước Cam lồ trong bình dội lên đầu Bàn Cổ thị, rồi đọc câu kệ rằng: "Chỉ nhân xưa kia chắp tay mỉm cười, đến nay đã hơn hai vạn năm rồi, công hoàn hành mãn về Tây, khỏi rơi cõi khổ trầm luân".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bàn Cổ thị nghe xong, quát lên một tiếng nằm lăn ra đất, một lúc sau hóa thành một quả đào như cũ. Đại Sĩ thấy thế bèn đến trước dùng một mảnh y gói vào trong, đi về Tây thiên, yết kiến đức Thế Tôn, đảnh lễ và nói: "Đệ tử đã cứu được Tỳ Đa Băng Bà Na về đây, trông nhờ đức Như Lai từ bi cứu độ!" Bèn đem quả đào dâng lên. Đức Thế Tôn thấy thế bèn thuyết bài kệ rằng: "Khi đi hình hài này, nay công việc hoàn mãn, trở về nơi Tây phương, hiện ra ngay thụ giới".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế Tôn thuyết kệ xong, Tỳ Đa Băng Bà Na lập tức hiện nguyên hình, tới trước Phật cúi đầu đảnh lễ. Thế Tôn cả mừng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quan Âm Đại Sĩ lại bạch Phật rằng: "Dẫu đội ơn từ bi, trời đất nay đã phân, đệ tử không biết sau khi thiên khai địa tịch, thì sẽ như thế nào?" Thế Tôn nói: "Sau khi trời đất đã chia, khí trong nhẹ là khí dương lên trên, khí đục nặng là khí âm xuống dưới. Hai khi tương giao biến hóa mà sinh ra loài người, âm dương giao hòa với nhau, tự có thể sinh ra vạn vật<SUP><B>(5)</B></SUP>".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xét hai câu truyện truyền thuyết trên đây, tương tợ giống nhau ta thấy rằng do đức Quán Thế Âm Bồ tát có nhiều nhân duyên rất lớn với thế giới Ta Bà, nên có thể trong thời kỳ khuyết sử vào thượng cổ thời đại (từ hơn 5.000 năm trước Thiên chúa), các vị tổ tiên của người Trung Hoa, khi biết được điều này đã đưa câu chuyện khai thiên lập địa vào liên hệ với đức Quán Thế Âm Bồ tát để tán thán công đức về sự lập thế giới tạo quốc độ Ta Bà này, và họ đã tin tưởng rằng đó là do đức Quán Thế Âm Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Theo cuốn Lan Sử Dị Hương của ông Hoàng Thường soạn, Cử nhân khoa Giáp Ngọ 1894 vào đời vua Thành Thái (1889-1907), ông Lương Vị Thủy giảo chánh - Nhà xuất bản Nhật Nam Thư quán (117, Hàng Gia - Hà Nội) in lần thứ nhất, năm 1927.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Pháp sư Đại Điên: <I>Về sư Đại Điên (có nơi viết là Đại Điền) thì có nhiều sách và tài liệu nói đến (Việt Nam Phật giáo Sư lược của Thượng tọa Mật Thể, Nam Phương Phật Tích, soạn giả Huyền Mặc Đạo Nhơn, xuất bản năm 1949, nhà in Việt Hương, 86, Colonel Boudonnet. Lan Sử Dị Hương, đã dẫn nơi chú thích trên - Tạp chí Đuốc Tuệ, số 20, Bộ mới phát hành ngày 18-021966, nhà in Hợp Thịnh, số 16 đường Nguyễn An Ninh Saigon).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp sư Đại Điên, tức là Lê Đại Điên, có pháp thuật huyền diệu đã làm nhiều sự lạ mà nhiều truyện tích đã nói đến. Đây chỉ nói đến việc Sư đã giúp cho Ỷ Lan Phu nhân mà thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nguyên trong truyện Tấm Cám, thì có Cám là chị, nhân ngày hội làng Gióng, vua Lý Thánh Tôn đi cầu tự, mới gặp Cám đứng dựa vào đám cỏ lau nhìn ra. Trước đó quân nhà vua có bắt được đôi hài, vua mới cho ướm thử thì thấy vừa vặn như in. Vua liền cho rước về cung, phong làm Ỷ Lan Phu nhân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chính vị sư Đại Điên này đã giúp cho Cám từ lúc còn hàn vi, bị mẹ kế là Chu thị hành hạ. Sư Đại Điên mới cứu độ cho Cám (như trong truyền thuyết về sự tích Tấm Cám) và làm cho Cám được đi dự hội, xem đám rước vua và gặp may mắn ướm hài và được vua cho đưa về cung làm Phu nhân, sau lên Nguyên Phi rồi Hoàng Thái Phi. Lúc còn là Nguyên Phi, bị Thái Phi Dương Hậu ám hại cũng nhờ có sư Đại Điên cứu mới qua khỏi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về sau Hoàng tử Kiền Đức, con của Ỷ Lan Nguyên Phi lên ngôi vua, và Dương Hậu đã chết, nên Nguyên Phi được phong làm Thánh Linh Hoàng Thái Hậu.</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Về chuyện ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Hoa: <I>Gốc tích truyện này bắt nguồn từ một thần thoại của Man tộc. Man tộc tự nhận tiên tổ của mình là một con chó năm sắc gọi là Bàn Hồ. Đời Tam Quốc (213-280) sự tích này được Trung Hoa hóa và biến thành một thần thoại khai thiên lập địa. Bàn Cổ sinh trong thời kỳ hỗn độn, đất tròn và kín như quả trứng gà, rồi bỗng nhiên trời đất mở toang, khí dương trong làm trời, khí âm đục làm đất, rồi trời cao dần mỗi ngày thêm một trượng, đất dày mỗi ngày thêm một trượng, với sự cao dày của trời đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn thêm một trượng. Thời gian 18 ngàn năm qua, trời cao thăm thẳm, đất dày vô cùng, thân của ông Bàn Cổ cũng rất dài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bàn Cổ của thời Tam Quốc không phải cứ nguyên như vậy, ông đã bị biến tướng bởi các đạo sĩ: ông xuất hiện trong lúc hỗn mang lấy hiệu là Nguyên Thỉ Thiên Vương, ngao du trong trời đất. Đến khi trời đất phân hai, Bàn Cổ đi đến cung điện Ngọc Kinh hít ít sương trời, uống nước suối ở đất. Sau một thời gian dài ở khe đá dưới núi tại nơi chứa máu, không rõ máu nào ở đâu mà có, và máu sinh ra một người đàn bà thật đẹp, gọi là Thái Nguyên Ngọc Nữ. Bàn Cổ gặp Ngọc Nữ, đôi bên cùng nhau phối ngẫu, rồi đưa Ngọc Nữ về cung điện của mình. Hai người sinh ra hai con: anh là Thiên Hoàng, em gái là Cửu Giang Huyền Nữ (trích trong tài liệu về Thần Thoại của Ban Học Tập Xã Hội IV, Phân Khoa Khoa Học Xã Hội của viện Đại học Vạn Hạnh (1070-1971) trích lại trong sách tu chỉnh Tam Ngũ Lịch Kỷ của Nguyễn Đổng Chi).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh thì ông Bàn Cổ, theo cổ truyện của Trung Hoa là thủy tổ của loại người, cũng như A Đam trong thần thoại của Cơ Đốc.</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Ông Hàn Dũ: <I>Trong cuốn Thành Ngữ Điển Tích của Trịnh Văn Thanh ghi như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân vua Hiến Tông nhà Đường (618)-907) rước ngọc Xá lợi của Phật về thờ trong cung ba ngày, rồi đưa ra thờ ở một ngôi chùa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những vương tôn, công hầu, sĩ dân đua nhau đến lễ bái tấp nập. Hàn Dũ vốn không ưa, liền dâng biểu can ngăn nhà vua. Tiếp được tờ biểu của Hàn Dũ, vua Đường Hiến Tông (804-819) nổi cơn thịnh nộ, vì nhà vua sùng đạo Phật mà Dũ lại dám ngang nhiên chống đối bài xích, muốn đem Dũ ra xử chém, nhưng nhờ có quần thần can gián, vua mới đày Dũ ra làm thứ sử ở đất Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông hiện nay. Trong Tầm Nguyên Từ điển của Bửu Kế (Nhà xuất bản Nam Cường, 1955), có nói như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàn Dũ, đời Đường, người Nam Dương, tự là Thối Chi, đỗ tiến sĩ làm quan chức đến Lại Bộ thị lang, tánh cương trực, không sợ bọn quyền thần. Vua Đường Hiến Tông quá đam mê đạo Phật, ông dâng sớ can ngăn việc rước xương Phật. Vua không nghe, đày đi làm thứ sử Triều Châu. Ra ngoài làm quan, dân chúng được nhờ rất nhiều.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàn Dũ tinh thông Chư Tử Bách Gia và văn chương rất đặc sắc.</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5): <I>Sách Hội Đồ Khai Tịch Diễn Nghĩa Toàn Truyện là một tác phẩm Trung Hoa viết bằng chữ Hán (do Hoa Châu Đinh Hữu Giảng diễn dịch một phần). Cuốn sách này do Ngũ Nhã Sơn Nhân và Tĩnh Túc cư sĩ Vương Hấu Tử soạn theo "Chu Du Ngưỡng Chỉ Tập.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì đã từ xưa nên không biết in ra từ thời nào và ở đâu? Chỉ thấy đề là nhà in Phiên Đồng Thái Việt Cổ Đính Tàng in ra bằng bản khắc đồng (Đồng bản tinh ấn).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cuốn này được kèm theo một tập "Ấu Học Cố Sự Quỳnh Lâm" nữa để dạy cho các thiếu nhi Trung Hoa về sự khai thiên lập địa, gồm 36 hình vẽ các vị thiên tử đứng đầu của các triều đại Trung Hoa, kể từ đời Bàn Cổ trở về sau. Cuốn trên gồm 80 hội, kể chuyện lập quốc của Trung Hoa (cũng giống như tài liệu sáng thế ký của Âu châu). Hội thứ nhất trong sách có đầu đề là "Bàn Cổ thị mở trời đất". Các họ đều được gọi là "thị", ta chớ nên nhầm với chữ "thị", thường được lót trong tên phụ nữ nước ta.</I></P>
</span></span>