<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">f. <B>Hòa thượng y tăng chữa bệnh cho Trang vương</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang vương vì trải qua cơn nội biến bất ngờ, nên trong lòng phiền não, bịnh tình càng thêm trầm trọng, ngày đêm trông mong thánh dược ở Hương Sơn đem về, may có cải tử hoàn sanh được chăng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thừa tướng Triệu Chấn vâng chỉ mang quốc thư ngày đêm đi gấp đến Hương Sơn. Lúc đến nơi, quan quân tùy tùng liền khải tấu với Tự viện, và sửa soạn lễ nghi để Thừa tướng dâng quốc thư lên cho Phật Bà Quan Âm tường lãm và liệu định.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật Bà, sau khi xem quốc thư liền nói rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sứ thần! Ta cho ngươi rõ: Mấy năm qua, ta tu luyện tại nơi Hương Sơn thánh cảnh này, hằng phát lời nguyện xả thân cứu độ thế gian. Nay chúa thượng của ngươi bị bịnh kỳ quái, cầu có thần thủ, thần nhãn để điều trị. Vị y tăng đó là cứu tinh của nhà vua đấy! Nếu có lợi ích cho quốc gia xã tắc, thì dù hao tổn thân xác của ta, ta cũng chẳng tiếc gì!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vừa nói dứt lời! Ngài liền lấy ra một con dao thật bén sắc, lẹ tay khoét một con mắt và cắt một cánh tay tả, máu chảy ra dầm dề, màu đỏ tươi như sắc trầm hương, để trên chiếc khay vàng, rồi sai đồ đệ bưng ra trao cho sứ giả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Triệu tướng cúi đầu lạy năm lạy, lãnh lấy đựng vào trong một chiếc chậu vàng, sau đó khấu tạ từ ân, và bái biệt thánh đức đại sĩ, vội vàng lên đường trở về nước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thời gian không bao lâu, Triệu tướng về đến quốc đo, quan báo in về triều, vương hậu cùng bá quan ra thành nghinh tiếp, mở chậu vàng ra thấy thần thủ thần nhãn còn y nguyên như sống, ai nấy đều vừa cảm động, vừa kinh dị, mà sa nước mắt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị hòa thượng già thì lãnh lấy hai món thần dược ấy đem vào trai phòng điêu luyện thuốc thang, xong lại đem vào hậu cung, đến gần đức vua mà tấu rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cúi xin bệ hạ trấn tĩnh thân tâm, nhắm mắt lại, đừng nhìn ngó, đừng kinh hoàng, để mặc cho bần tăng dùng phép điều tễ, sau đó liền thấy hiệu quả tức thời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang vương làm y theo lời dặn, rồi vị sãi già, một mặt niệm chú Lăng Nghiêm<SUP><B>(33)</B></SUP>, một mặt xúc một miếng linh đơn để vô đầu lưỡi mớm vào miệng đức vua, làm cho ngài mê mang như say, chẳng còn biết gì cả. Kế đó, vị sãi già cầm con dao cắt cánh tay tả của vua rồi thế chắp tay thần vô; lại khoét con mắt tả của vua lắp mắt thần vô. Xong đâu đó rồi, vị sãi lại mớm vào miệng vua một chút linh đơn nữa, làm cho ngài tỉnh lại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đó, ngài cảm thấy nửa người phía tả lành mạnh như không có bịnh gì, nhưng còn nửa mình phía hữu thì vẫn đau nhức như trước. Ngài nói với vị hòa thượng rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Xin tôn sư làm mọi cách chữa cho trẫm đặng lành toàn thân thì quả nhơn cảm ơn ngàn năm không quên!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị lão tăng tâu lại:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái đó là lẽ tất nhiên. Nhưng muốn vậy phải đi cầu xin thêm mắt hữu và tay hữu của đức Thánh Hương Sơn nữa mới được. Chẳng phải bần tăng bày vẽ mấy lần nhiêu khê đâu, nhưng nghĩ rằng thánh thể của Tiên Phật chẳng phải là vật thường, nên không dám cầu xin một lần cả hai bên tả hữu. Tuy nhiên, bần tăng nghĩ rằng đức Thánh đã phát tâm từ bi cao cả bố thí tay, mắt để độ cho đức vua thì ngài cũng có thể làm hoàn toàn luôn cho trọn vẹn, vậy đức vua nên sai phái quan tướng đi khẩn cầu lần nữa, chắc ngài cũng lại chuẩn y, ban cho liền vậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">g. <B>Sứ thần vua Diệu Trang đi cầu thuốc lần thứ hai</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lần này, một viên quan cận vệ tên là Liệt Khâm đứng hầu bên long sàn, nhân nghe vị hòa thượng y sư Quang minh nói như trên, thì tình nguyện qua Hương Sơn lần thứ nhì để cầu thuốc cho vua.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vua khen là trung thành, rồi tức thời truyền chỉ cho cung giám chỉnh đốn sắp đặt lễ vật nhang trầm, và sắc chỉ khâm sai Liệt Khâm phụng sư qua Hương sơn thánh cảnh, cầu xin thánh được lần nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần vì quan tướng tùy tùng đã quen đường, phần nhờ có thần tiên hộ vệ nên chuyến đi lần này đến nơi rất sớm. Lúc đến nơi, ngựa xe quan quân vừa đậu ngoài am động Phổ Đà, đã thấy một chú đồng tử chực sẵn ở cửa, nghinh tiếp vào trong động.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Liệt Khâm vội cúi đầu bái yết, trình quốc thư lên. Phật Bà mở ra coi, biết rằng quốc vương Diệu Trang đã lanh bịnh được nửa mình phía tả, còn nửa mình phía hữu vẫn đau nhức như cũ, nên lại sai sứ qua đây cầu khẩn thần thù thàn nhãn lần nữa, trong mong Thánh đức từ mẫn cho được trọn vẹn
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật Bà mở lòng từ bi, lại hoan hỷ khoétt con mắt và cắt cánh tay hữu trao cho sứ giả, và ngài ân cần phán dụ gởi lời cung chúc đại vương vạn thọ vô cương.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Liệt Khâm khấn tạ từ ân và bái biệt về triều phục mạng, trình tấu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhận được hai vật thánh dược kỳ này là được Phật Tiên hoàn toàn phù trợ, vị hòa thượng liền dùng phép như cũ điều tễ, chẳng bao lâu vua Diệu Trang Vương được bình phục như thường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vua rất đổi vui mừng, các quan văn võ đều dâng biểu chúc thọ vua, rồi vua bèn ra lệnh mở yến tiệc khao thưởng khắp triều đình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tiên, vua truyền chỉ tuyên triệu hòa thượng Quang minh lên đền, trân trọng ban lời bái tạ thâm ân cứu tử hoàn sinh, và hứa lời chọn ngày làm lễ thiên địa và thái miếu, truyền ngôi đại bửu lại cho hòa thượng, khâm tặng tôn hiệu là Pháp vương Trấn quốc, để trị vì giang sơn kể từ nay.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hòa thượng mỉm cười mà tâu lại rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Kẻ xuất gia tiêu dao ngoại trần, miễn đặng vô câu thúc, vô tư lự, lòng giữ chay tịnh, tam thường bất túc<SUP><B>(34)</B></SUP>, chỉ mong cầu lâyswj giải thoát khỏi trần lụy thế gian là đủ, chớ kẻ bần tăng này đâu có cầu danh lợi, phú quý cao sang mà làm chi cho mang lấy sự phiền não chướng ngại cho việc tu hành đạt đạo? Nay chỉ nguyện cho bệ hạ phát lòng chân chánh nhân đức, tôn hiền đãi sĩ, trọng Phật kính Tăng, ban ân phước cho dân chúng, khiến muôn nơi được an lạc sung túc, hiền hòa nhân nghĩa với nhau là tốt lắm, bần tăng không còn ham muốn gì hơn nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, vị y tăng liền tung hô vạn tuế mà từ giã đức vua. Bỗng lúc đó, tự nhiên có đám mây hồng hiện ra dưới chân, hòa thượng liền cỡi lên mà bay bỗng lên trên trời cao, giây lát khuất bóng. Vua quan triều thần đều vừa kinh hoàng, vừa kính mộ, cúi đầu bái tạ vị thánh tăng. Rồi lại thấy một bức thư bằng giấy hồng rơi xuống từ trên không, một vị quan lượm được, đem trình đức vua ngự lãm. Vua đọc bức thư thấy một bài thơ tứ tuyệt như sau:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Ta nguyên là vị Phật phương Tây
Cứu bịnh cho người nên tới đây
Lỗi trước khuyên người mau sám hối
Tu dày quả phước kiếp sau nầy.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang vương duyệt lãm lời thơ, nét mặt vui vẻ thơ thới, liền suy nghĩ: "Chẳng biết tiền thân ta đã có công đức gì, làm được thiên tử kiếp này, mà nay lại được vị Phật sống giáng lâm ủng hộ mình như vậy?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi lại nghĩ: "Cảm tạ ơn đức đại thánh Hương Sơn đã ban cho thần thủ thần nhãn chữa lành được bịnh hiểm nghèo. Đó là một việc ly kỳ hiếm có ở thế gian, ơn ấy dù vật đổi sao dời cũng chẳng dám quên, vậy có lẽ tự mình nên thân giá đến nơi bái tạ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩ vậy rồi, một mặt sai quan thị vệ sửa soạn long xa, tàn lọng, cờ phướn, chỉnh tề phụng liễn loan nghi, một mặt sắc cho cung giám sắp sẵn lễ vật châu báu, vàng bạc, cà sa gấm tía thêu vàng, bình bát vàng ròng cẩn ngọc; vua cùng hoàng hậu trai giới cho đến ngày ngự giá vãng cảnh Hương Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi đến hạn kỳ dự định, đoàn ngự giá xuất hành, long xa tuấn mã, chiêng trống khua vang, tàn lọng cờ phướn phất phới, muôn quân ngự lâm cận vệ theo hầu, các quan văn võ, phẩm phục trang trọng, ra ngoài ngọ môn tiễn đưa đức vua và vương hậu, đoàn quân tướng hộ giá oai nghi dõng dạc theo sau vị khâm sai Liệt Khâm đi tiền đạo hướng dẫn, nghiêm trang tấn chỉ hướng về nẻo Hương Sơn tiến bước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">h. <B>Yêu quái hãm hại cung nga</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi Trang vương và hậu đăng trình ngự giá đến Hương Sơn, thì trong nội cung xảy ra nhiều náo loạn, hãm dâm quái đản bất ngờ,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nguyên do vì hai con linh vật canh cửa tại chùa Linh Sơn ở phương Tây: đó là con Thanh sư và con Bạch tượng<SUP><B>(35)</B></SUP>, nhằm lúc Như Lai đi phó yến tại hội Bàn đào, chúng bèn thừa dịp trốn khỏi cửa động, hóa hình làm hai chàng thanh niên, dáng vẻ phong nguyệt huê tình, nhởn nhơ dạo chơi trong đô thị nước Hưng Lâm tìm kiếm những con gái xinh đẹp ở nhân gian để trêu hoa ghẹo nguyệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân bất ngờ đi qua lãnh cung - chỗ giam hai công chúa Diệu Thanh và Diệu Âm bị đức vua cầm tù trong ấy - rồi nghe tiếng hai người này lanh lảnh tụng kinh niệm Phật, giọng tiếng trong trẻo như thỏ thẻ oanh vàng, nên chúng động lòng dục nhiễm, sanh dạ bất lương. Chúng bèn dò hỏi sự tình với hai Thổ thần trong cung, xem sự việc trước nay ra thế nào; biết được rõ ràng mọi tình tiết, chúng bèn biến thành hình công chúa Diệu Thiện, gõ cửa nơi ấy giả tiếng Diệu Thiện kêu hai chị mà bảo rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Mấy năm xa cách, hai chị có được mạnh chăng? Từ khi em mang tội với phụ vương, bị phạt thắt cổ, hồn về âm phủ, nhờ được một vị pháp sư cho thuốc trường sanh, nên mặc ý du hành khắp nơi, thiên đàng địa ngục, đâu đâu cũng đến được. Nay thấy hai chị bị giam cầm nơi lãnh cung cực khổ, nên lại đây rước hai chị lên trời. Vậy xin hai chị nhắm mắt nín lặng, rồi sau đó mặc ý tiêu dao tự tại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai vị công chúa tưởng tình thiệt, y theo lời dặn mặc cho chúng thi hành. Rồi hai con yêu lại biến hình làm hai gã thanh niên mạo xưng là cháu của Ngọc hoàng, dẫn hồn hai công chúa lên đỉnh non cao, ép phải kết duyên loan phượng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ hai công chúa mới rõ là bị yêu quái dối gạt, bèn lớn tiếng mắng rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bọn bây là giống dã thú tại phương nào? Mà giữa ban ngày dám mê hoặc hãi hại người ta, tội trời không dung! Huống chi hai chị em ta đây là những vị thiên kim công chúa mà bọn bây cũng dám xâm phạm tiết hạnh hay sao? Nếu phụ vương ta biết được thì sẽ tâu với trời, làm tội lột da róc xương tụi bây đó!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai con yêu nghe mắng thì kinh hoàng, chẳng dám phạm thượng con của Thiên tử, trái với mạng trời, nên phải chịu thả linh hồn hai công chúa về cung.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi đó, chúng nó lại lẻn vào cung sau, kiếm đặng hai tên thế nữ, biến thành hai viên đội thị vệ, giả vờ truyền sắc chỉ vua đòi đi theo hộ giá qua Hương Sơn. Hai tên thế nữ chẳng biết thực hư ra sao, bèn sửa soạn theo chúng đi liền. Chúng nó dắt vào hang Vạn Hoa, hai thế nữ bèn mở bừng mắt ra, mới thấy hai yêu quái thanh sư bạch tượng, liền thất đảm kinh hồn chết giấc đi, hai con yêu quái mới xâm phạm tiết trinh hai thế nữ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó một hai hôm, tại lãnh cung, các quan quân trong triều nghe tin thất lạc hai thế nữ, do yêu tinh tác quái bắt đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc bấy giờ, đoàn xa giá của Trang vương và hậu đang đến tại huyện Trừng Tâm, xảy nghe quân triều phi báo tin ấy, liền vội vã lên đường đi gấp cho mau đến Hương Sơn, đem chuyện này bạch với đức Thánh, hầu xin ngài tâu lên Thượng đế cho phép trừ yêu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">i. <B>Trang Vương gặp khốn giữa đường</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai con yêu có phép thần thông nên đoán biết việc sắp xảy ra, chúng liền bàn kế với nhau rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Việc này nếu tiết lộ đến tai Thượng đế, ngài hay thì bọn mình chắc bị tội nặng. Chi bằng chúng ta tìm kế cản trở xa giá, rồi bắt cả vua và hoàng hậu nước Hưng Lâm cầm lại để làm bặt tin tức, thì họ không còn biết danh tánh bọn mình là ai để mà điều tra nữa!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ý định như vậy rồi, bọn chúng bèn làm ra một cơn dông tố ầm ầm, mây đen kéo tới mù mịt trời đất, rồi đón đường xa giá, bắt vua và hoàng hậu cầm giữ lại trong hang núi sâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc bấy giờ, tại nước Hưng Lâm, Thừa tướng Triệu Chấn bận đi kiếm cách trừ yêu, Vượng thượng lại bặt tin tức, triều đình trở thành vô chủ rối loạn lung tung.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Con trai của Triệu Khôi là Triệu Dương thừa dịp chiếm cứ kinh thành, thay đổi hết các văn võ bá quan, tiến ngôi đại bửu, không có ai đối kháng, nước Hưng Lâm bị thay ngôi đổi chủ bất ngờ, như sau một cuộc cách mạng vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tại Hương Sơn thì Phật Bà Quan Âm vâng mạng Phật Tổ Như Lai và Thượng đến đi kinh lược khắp mười tám động, chỉ để lại hai đồ đệ là Thiện Tài và Long Nữ coi sóc tự viện mà thôi. Một hôm kia, nhân lúc nhàn rỗi, Thiện Tài mới bảo với Long Nữ:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chúng mình hãy đi lên núi chơi, ngó nhìn khắp bốn bề xem có cảnh gì vui đẹp chăng?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai người mới dắt nhau lên đỉnh núi cao chót vót, để tầm mắt ra xa xem suốt bốn phía, thấy về hướng nước Hưng Lâm, trên thì yêu khí bốc lên ngất trời, dưới thì bóng xe ngựa lăng xăng đầy đất, bèn lấy làm lạ mà nói với nhau rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hưng Lâm là nước cha mẹ của sư phụ mình, chẳng hiểu tại sao trong nước vô chủ để đến nỗi lộn xộn như vậy?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong lòng sinh nghi, hai người bèn xuống núi kêu vị thần Thổ địa, căn dặn bảo coi giữ việc trong am, rồi hai vị đằng vân đi tới tận nước Hưng Lâm để dò xem tin tức. Lúc đến nơi, họ liền kêu vị Thổ thần trong thành hỏi xem duyên cớ, vị thần này mới đem câu chuyện yêu tinh tác quái, quốc biến loạn thân soán ngôi đoạt vị, tất cả các chuyện trước kia ra kể lại hết, rồi bàn với hai vị thiên tiên đừng nên tiết lộ làm kinh động, chỉ mau mau thỉnh các thiên binh xuống trừ yêu quái thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">j. <B>Thiện Tài, Long Nữ cùng với thiên binh xuống trừ yêu</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi biết được mọi chuyện, Thiện Tài, Long Nữ liền đằng vân giá võ lên trời tâu với Thượng đế xin ngài sai binh xuống diệt trừ yêu quái.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Ngọc Hoàng chuyển tấu, tức tời truyền ngọc chỉ cho mười hai vị Thiên Can<SUP><B>(36)</B></SUP> đem thiên tướng đốc xuất ngàn vạn thiên binh,tài phép oai lực thần thông biến hóa, đem theo các món binh khí thần diệu trên thiên giới xuống ngay tại nước Hưng Lâm, do Thiện Tài và Long Nữ điều khiển quân binh, tiễu trừ hai con yêu Thanh Sư, Bạch Tượng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc này, hai con quái đang ở trong hang Vạn Hoa đùa cợt giỡn cười với hai thể nữ, bỗng nghe thủ hạ cấp báo tin động, ngước đầu ra xa coi thấy thiên binh từ trên không sa xuống đầy khắp núi non, chúng nó liền hoảng hốt mang binh giáp vào: Bạch tượng mang giáp sài lang, Thanh sư đội mão giải trại, đem mười vạn yêu chúng ra đối địch với thiên binh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai bên giao phong với nhau một trận oanh liệt, quân Thanh sư bị Thiện Tài phóng hỏa đốt cháy, quân Bạch tượng bị Long Nữ làm nước ngập tràn, hai con yêu quái thua liền chạy biến mất dạng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong lúc ấy, Phật Bà Quan Âm sau khi vâng chỉ Phật Tổ Như Lai và Thượng đế đi thâu yêu mười tám động về thành công tâu lại, Phật Tổ và Thượng đế ban yến đãi đằng xong, bèn bái tạ thâm ân, cáo từ trở về Hương Sơn thánh cảnh. Khi ở trên mây nhìn xuống, thấy phận giới nước Hưng Lâm rối loạn, và đem trí thần thông quán xét biết hết tình hình, ngài liền trở lại phương Tây, bạch với Phật Tổ Như Lai về chuyện hai súc sinh Thanh Sư và bạch Tượng tác quái quấy rối nước Hưng Lâm làm hại cả cha mẹ cùng hai chị mình và bá quan văn võ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật Tổ Như Lai liền cho phép ngài điểm Phật binh đi thâu phục yêu quái. Khi đến nơi thì thấy hai đồ đệ Thiện Tài, Long Nữ đã đánh đuổi được Thanh sư và Bạch tượng rồi, ngài bèn tới nơi hang núi cao, cứu giá Vương và Hậu ra khỏi chỗ nguy hiểm, ngài hiện thân làm Quang Minh Hòa thượng từ giã về động Hương Sơn, còn đoàn ngự giá thì rước vua và vương hậu về triều.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đoàn hộ giá đi giữa đường, gặp tiên phong tướng quân Hốt Tất Liệt<SUP><B>(37)</B></SUP>, đón rước xe loan, tấu bày về chuyện tặc tử Triệu Dương phản quốc soán ngôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang vương giáng chỉ sai Hốt Tất Liệt cùng đại tướng Chu Kiệt hồi binh đánh bọn loạn tặc, bắt được Triệu Dương đem ra hành hình. Dẹp yên bọn ấy xong rồi, hai tướng mới đem binh ra đón xa giá Trang vương và hậu về triều phục vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(32): <I>Trang vương tưởng Diệu Thiện bị cọp tha ăn rồi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(33) Chú Lăng Nghiêm: <I>Chú này Phật nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm để cứu ông A Nan thoát nạn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong bản dịch Kinh Lăng Nghiêm của Trí Độ và Tuệ Quang (trang 414) có đoạn văn: "Ai trì chú tâm này, có thể được mười phương Phật xoa đầu và thọ ký. Nếu tự quả chưa thành, cũng được nhờ Phật thọ ký. Mười phương Như Lai nương theo chú tâm này, có thể nơi mười phương cứu vớt chúng sanh bị khổ như là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cái khổ đui, điếc, câm ngọng, cái khổ oán ghét gặp nhau, cái khổ thương yêu lìa nhau, cái khổ mong cầu không được, năm ấm quá mạnh, cho đến các tai nạn lớn nhỏ đồng thời thoát khỏi, các nạn tật bịnh, vua, ngục, gió, lửa, nước, đói khát bần cùng đều tiêu tan".</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(34) Tam thường bất túc: <I>Người tu sĩ Phật giáo phải giữ hạnh tam thường bất túc, nghĩa là ba cái nhu cầu thường nhật là ăn, mặc, ở đừng quá sung túc, đầy đủ, sang trọng:
<p style="padding-left: 30px;">- Ăn: không nên ăn quá nhiều, quá ngon.
- Mặc: không nên sang trọng, thừa thải.
- Ở: không nên ở quá rộng rãi, lộng lẫy.</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(35): <I>Lại con Thanh sư, bạch tượng ở truyện Phong thần và truyện Tây Du ký (chú thích số (39) chương IV và chương I mục B - Thời Cổ Sử, tiểu mục (3) và (4).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(36) Thiên Can: <I>Các vị thần trong khoa bói toán, Thiên can hợp với Địa chi (Thành ngữ điển tích, Trịnh Văn Thanh). Đây là các vị thần của Ngọc Hoàng Thượng đế sai phái lãnh đạo thiên binh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(37) Hốt Tất Liệt: <I>Theo danh hiệu các vị vua chúa Mông Cổ thì Hốt Tất Liệt là Kublai Khan (còn dịch là Đại hãn Kublai) cháu của Gengis Khan (Thành Cát Tư hãn), vị vua lập ra đời Nguyên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong cuốn "Le Bouddhisme, Son Essence et Son Développement" của Edouard Conze (ông Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu dịch ra Việt văn - "Tinh Hoa và Sự Phát Triển của Phật giáo" - Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh, 1069), có đoạn nói rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Trong một bia ký Uigur vào năm 1326, Thành cát Tư Hãn (Gengis Khan) được gọi là một vị Bồ tát trong kiếp tái sinh cuối cùng. Đại Hãn Kublai đã trở thành một Cakravartin (Chuyển luân vương), một nhà hiền triết và một vị thánh (Hutuku) trong truyền thống Mông Cổ. Những du khách thường nói về các vua chúa của Mông Cổ và Tây Tạng như những "Phật sống". Có lẽ trong thời kỳ này, các xứ Ấn Độ, Miến Điện và Trung Á bị Mông Cổ đánh chiếm nên người ta cũng nhân đó mà nhắc đến vị tướng Hốt Tất Liệt (Kublai Khan).</I></P>
</span></span>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">f. <B>Hòa thượng y tăng chữa bệnh cho Trang vương</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang vương vì trải qua cơn nội biến bất ngờ, nên trong lòng phiền não, bịnh tình càng thêm trầm trọng, ngày đêm trông mong thánh dược ở Hương Sơn đem về, may có cải tử hoàn sanh được chăng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thừa tướng Triệu Chấn vâng chỉ mang quốc thư ngày đêm đi gấp đến Hương Sơn. Lúc đến nơi, quan quân tùy tùng liền khải tấu với Tự viện, và sửa soạn lễ nghi để Thừa tướng dâng quốc thư lên cho Phật Bà Quan Âm tường lãm và liệu định.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật Bà, sau khi xem quốc thư liền nói rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sứ thần! Ta cho ngươi rõ: Mấy năm qua, ta tu luyện tại nơi Hương Sơn thánh cảnh này, hằng phát lời nguyện xả thân cứu độ thế gian. Nay chúa thượng của ngươi bị bịnh kỳ quái, cầu có thần thủ, thần nhãn để điều trị. Vị y tăng đó là cứu tinh của nhà vua đấy! Nếu có lợi ích cho quốc gia xã tắc, thì dù hao tổn thân xác của ta, ta cũng chẳng tiếc gì!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vừa nói dứt lời! Ngài liền lấy ra một con dao thật bén sắc, lẹ tay khoét một con mắt và cắt một cánh tay tả, máu chảy ra dầm dề, màu đỏ tươi như sắc trầm hương, để trên chiếc khay vàng, rồi sai đồ đệ bưng ra trao cho sứ giả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Triệu tướng cúi đầu lạy năm lạy, lãnh lấy đựng vào trong một chiếc chậu vàng, sau đó khấu tạ từ ân, và bái biệt thánh đức đại sĩ, vội vàng lên đường trở về nước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thời gian không bao lâu, Triệu tướng về đến quốc đo, quan báo in về triều, vương hậu cùng bá quan ra thành nghinh tiếp, mở chậu vàng ra thấy thần thủ thần nhãn còn y nguyên như sống, ai nấy đều vừa cảm động, vừa kinh dị, mà sa nước mắt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị hòa thượng già thì lãnh lấy hai món thần dược ấy đem vào trai phòng điêu luyện thuốc thang, xong lại đem vào hậu cung, đến gần đức vua mà tấu rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cúi xin bệ hạ trấn tĩnh thân tâm, nhắm mắt lại, đừng nhìn ngó, đừng kinh hoàng, để mặc cho bần tăng dùng phép điều tễ, sau đó liền thấy hiệu quả tức thời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang vương làm y theo lời dặn, rồi vị sãi già, một mặt niệm chú Lăng Nghiêm<SUP><B>(33)</B></SUP>, một mặt xúc một miếng linh đơn để vô đầu lưỡi mớm vào miệng đức vua, làm cho ngài mê mang như say, chẳng còn biết gì cả. Kế đó, vị sãi già cầm con dao cắt cánh tay tả của vua rồi thế chắp tay thần vô; lại khoét con mắt tả của vua lắp mắt thần vô. Xong đâu đó rồi, vị sãi lại mớm vào miệng vua một chút linh đơn nữa, làm cho ngài tỉnh lại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đó, ngài cảm thấy nửa người phía tả lành mạnh như không có bịnh gì, nhưng còn nửa mình phía hữu thì vẫn đau nhức như trước. Ngài nói với vị hòa thượng rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Xin tôn sư làm mọi cách chữa cho trẫm đặng lành toàn thân thì quả nhơn cảm ơn ngàn năm không quên!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị lão tăng tâu lại:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái đó là lẽ tất nhiên. Nhưng muốn vậy phải đi cầu xin thêm mắt hữu và tay hữu của đức Thánh Hương Sơn nữa mới được. Chẳng phải bần tăng bày vẽ mấy lần nhiêu khê đâu, nhưng nghĩ rằng thánh thể của Tiên Phật chẳng phải là vật thường, nên không dám cầu xin một lần cả hai bên tả hữu. Tuy nhiên, bần tăng nghĩ rằng đức Thánh đã phát tâm từ bi cao cả bố thí tay, mắt để độ cho đức vua thì ngài cũng có thể làm hoàn toàn luôn cho trọn vẹn, vậy đức vua nên sai phái quan tướng đi khẩn cầu lần nữa, chắc ngài cũng lại chuẩn y, ban cho liền vậy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">g. <B>Sứ thần vua Diệu Trang đi cầu thuốc lần thứ hai</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lần này, một viên quan cận vệ tên là Liệt Khâm đứng hầu bên long sàn, nhân nghe vị hòa thượng y sư Quang minh nói như trên, thì tình nguyện qua Hương Sơn lần thứ nhì để cầu thuốc cho vua.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vua khen là trung thành, rồi tức thời truyền chỉ cho cung giám chỉnh đốn sắp đặt lễ vật nhang trầm, và sắc chỉ khâm sai Liệt Khâm phụng sư qua Hương sơn thánh cảnh, cầu xin thánh được lần nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần vì quan tướng tùy tùng đã quen đường, phần nhờ có thần tiên hộ vệ nên chuyến đi lần này đến nơi rất sớm. Lúc đến nơi, ngựa xe quan quân vừa đậu ngoài am động Phổ Đà, đã thấy một chú đồng tử chực sẵn ở cửa, nghinh tiếp vào trong động.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Liệt Khâm vội cúi đầu bái yết, trình quốc thư lên. Phật Bà mở ra coi, biết rằng quốc vương Diệu Trang đã lanh bịnh được nửa mình phía tả, còn nửa mình phía hữu vẫn đau nhức như cũ, nên lại sai sứ qua đây cầu khẩn thần thù thàn nhãn lần nữa, trong mong Thánh đức từ mẫn cho được trọn vẹn
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật Bà mở lòng từ bi, lại hoan hỷ khoétt con mắt và cắt cánh tay hữu trao cho sứ giả, và ngài ân cần phán dụ gởi lời cung chúc đại vương vạn thọ vô cương.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Liệt Khâm khấn tạ từ ân và bái biệt về triều phục mạng, trình tấu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhận được hai vật thánh dược kỳ này là được Phật Tiên hoàn toàn phù trợ, vị hòa thượng liền dùng phép như cũ điều tễ, chẳng bao lâu vua Diệu Trang Vương được bình phục như thường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vua rất đổi vui mừng, các quan văn võ đều dâng biểu chúc thọ vua, rồi vua bèn ra lệnh mở yến tiệc khao thưởng khắp triều đình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tiên, vua truyền chỉ tuyên triệu hòa thượng Quang minh lên đền, trân trọng ban lời bái tạ thâm ân cứu tử hoàn sinh, và hứa lời chọn ngày làm lễ thiên địa và thái miếu, truyền ngôi đại bửu lại cho hòa thượng, khâm tặng tôn hiệu là Pháp vương Trấn quốc, để trị vì giang sơn kể từ nay.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hòa thượng mỉm cười mà tâu lại rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Kẻ xuất gia tiêu dao ngoại trần, miễn đặng vô câu thúc, vô tư lự, lòng giữ chay tịnh, tam thường bất túc<SUP><B>(34)</B></SUP>, chỉ mong cầu lâyswj giải thoát khỏi trần lụy thế gian là đủ, chớ kẻ bần tăng này đâu có cầu danh lợi, phú quý cao sang mà làm chi cho mang lấy sự phiền não chướng ngại cho việc tu hành đạt đạo? Nay chỉ nguyện cho bệ hạ phát lòng chân chánh nhân đức, tôn hiền đãi sĩ, trọng Phật kính Tăng, ban ân phước cho dân chúng, khiến muôn nơi được an lạc sung túc, hiền hòa nhân nghĩa với nhau là tốt lắm, bần tăng không còn ham muốn gì hơn nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, vị y tăng liền tung hô vạn tuế mà từ giã đức vua. Bỗng lúc đó, tự nhiên có đám mây hồng hiện ra dưới chân, hòa thượng liền cỡi lên mà bay bỗng lên trên trời cao, giây lát khuất bóng. Vua quan triều thần đều vừa kinh hoàng, vừa kính mộ, cúi đầu bái tạ vị thánh tăng. Rồi lại thấy một bức thư bằng giấy hồng rơi xuống từ trên không, một vị quan lượm được, đem trình đức vua ngự lãm. Vua đọc bức thư thấy một bài thơ tứ tuyệt như sau:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Ta nguyên là vị Phật phương Tây
Cứu bịnh cho người nên tới đây
Lỗi trước khuyên người mau sám hối
Tu dày quả phước kiếp sau nầy.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang vương duyệt lãm lời thơ, nét mặt vui vẻ thơ thới, liền suy nghĩ: "Chẳng biết tiền thân ta đã có công đức gì, làm được thiên tử kiếp này, mà nay lại được vị Phật sống giáng lâm ủng hộ mình như vậy?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi lại nghĩ: "Cảm tạ ơn đức đại thánh Hương Sơn đã ban cho thần thủ thần nhãn chữa lành được bịnh hiểm nghèo. Đó là một việc ly kỳ hiếm có ở thế gian, ơn ấy dù vật đổi sao dời cũng chẳng dám quên, vậy có lẽ tự mình nên thân giá đến nơi bái tạ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩ vậy rồi, một mặt sai quan thị vệ sửa soạn long xa, tàn lọng, cờ phướn, chỉnh tề phụng liễn loan nghi, một mặt sắc cho cung giám sắp sẵn lễ vật châu báu, vàng bạc, cà sa gấm tía thêu vàng, bình bát vàng ròng cẩn ngọc; vua cùng hoàng hậu trai giới cho đến ngày ngự giá vãng cảnh Hương Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi đến hạn kỳ dự định, đoàn ngự giá xuất hành, long xa tuấn mã, chiêng trống khua vang, tàn lọng cờ phướn phất phới, muôn quân ngự lâm cận vệ theo hầu, các quan văn võ, phẩm phục trang trọng, ra ngoài ngọ môn tiễn đưa đức vua và vương hậu, đoàn quân tướng hộ giá oai nghi dõng dạc theo sau vị khâm sai Liệt Khâm đi tiền đạo hướng dẫn, nghiêm trang tấn chỉ hướng về nẻo Hương Sơn tiến bước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">h. <B>Yêu quái hãm hại cung nga</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi Trang vương và hậu đăng trình ngự giá đến Hương Sơn, thì trong nội cung xảy ra nhiều náo loạn, hãm dâm quái đản bất ngờ,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nguyên do vì hai con linh vật canh cửa tại chùa Linh Sơn ở phương Tây: đó là con Thanh sư và con Bạch tượng<SUP><B>(35)</B></SUP>, nhằm lúc Như Lai đi phó yến tại hội Bàn đào, chúng bèn thừa dịp trốn khỏi cửa động, hóa hình làm hai chàng thanh niên, dáng vẻ phong nguyệt huê tình, nhởn nhơ dạo chơi trong đô thị nước Hưng Lâm tìm kiếm những con gái xinh đẹp ở nhân gian để trêu hoa ghẹo nguyệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân bất ngờ đi qua lãnh cung - chỗ giam hai công chúa Diệu Thanh và Diệu Âm bị đức vua cầm tù trong ấy - rồi nghe tiếng hai người này lanh lảnh tụng kinh niệm Phật, giọng tiếng trong trẻo như thỏ thẻ oanh vàng, nên chúng động lòng dục nhiễm, sanh dạ bất lương. Chúng bèn dò hỏi sự tình với hai Thổ thần trong cung, xem sự việc trước nay ra thế nào; biết được rõ ràng mọi tình tiết, chúng bèn biến thành hình công chúa Diệu Thiện, gõ cửa nơi ấy giả tiếng Diệu Thiện kêu hai chị mà bảo rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Mấy năm xa cách, hai chị có được mạnh chăng? Từ khi em mang tội với phụ vương, bị phạt thắt cổ, hồn về âm phủ, nhờ được một vị pháp sư cho thuốc trường sanh, nên mặc ý du hành khắp nơi, thiên đàng địa ngục, đâu đâu cũng đến được. Nay thấy hai chị bị giam cầm nơi lãnh cung cực khổ, nên lại đây rước hai chị lên trời. Vậy xin hai chị nhắm mắt nín lặng, rồi sau đó mặc ý tiêu dao tự tại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai vị công chúa tưởng tình thiệt, y theo lời dặn mặc cho chúng thi hành. Rồi hai con yêu lại biến hình làm hai gã thanh niên mạo xưng là cháu của Ngọc hoàng, dẫn hồn hai công chúa lên đỉnh non cao, ép phải kết duyên loan phượng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ hai công chúa mới rõ là bị yêu quái dối gạt, bèn lớn tiếng mắng rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bọn bây là giống dã thú tại phương nào? Mà giữa ban ngày dám mê hoặc hãi hại người ta, tội trời không dung! Huống chi hai chị em ta đây là những vị thiên kim công chúa mà bọn bây cũng dám xâm phạm tiết hạnh hay sao? Nếu phụ vương ta biết được thì sẽ tâu với trời, làm tội lột da róc xương tụi bây đó!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai con yêu nghe mắng thì kinh hoàng, chẳng dám phạm thượng con của Thiên tử, trái với mạng trời, nên phải chịu thả linh hồn hai công chúa về cung.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rồi đó, chúng nó lại lẻn vào cung sau, kiếm đặng hai tên thế nữ, biến thành hai viên đội thị vệ, giả vờ truyền sắc chỉ vua đòi đi theo hộ giá qua Hương Sơn. Hai tên thế nữ chẳng biết thực hư ra sao, bèn sửa soạn theo chúng đi liền. Chúng nó dắt vào hang Vạn Hoa, hai thế nữ bèn mở bừng mắt ra, mới thấy hai yêu quái thanh sư bạch tượng, liền thất đảm kinh hồn chết giấc đi, hai con yêu quái mới xâm phạm tiết trinh hai thế nữ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó một hai hôm, tại lãnh cung, các quan quân trong triều nghe tin thất lạc hai thế nữ, do yêu tinh tác quái bắt đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc bấy giờ, đoàn xa giá của Trang vương và hậu đang đến tại huyện Trừng Tâm, xảy nghe quân triều phi báo tin ấy, liền vội vã lên đường đi gấp cho mau đến Hương Sơn, đem chuyện này bạch với đức Thánh, hầu xin ngài tâu lên Thượng đế cho phép trừ yêu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">i. <B>Trang Vương gặp khốn giữa đường</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai con yêu có phép thần thông nên đoán biết việc sắp xảy ra, chúng liền bàn kế với nhau rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Việc này nếu tiết lộ đến tai Thượng đế, ngài hay thì bọn mình chắc bị tội nặng. Chi bằng chúng ta tìm kế cản trở xa giá, rồi bắt cả vua và hoàng hậu nước Hưng Lâm cầm lại để làm bặt tin tức, thì họ không còn biết danh tánh bọn mình là ai để mà điều tra nữa!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ý định như vậy rồi, bọn chúng bèn làm ra một cơn dông tố ầm ầm, mây đen kéo tới mù mịt trời đất, rồi đón đường xa giá, bắt vua và hoàng hậu cầm giữ lại trong hang núi sâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc bấy giờ, tại nước Hưng Lâm, Thừa tướng Triệu Chấn bận đi kiếm cách trừ yêu, Vượng thượng lại bặt tin tức, triều đình trở thành vô chủ rối loạn lung tung.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Con trai của Triệu Khôi là Triệu Dương thừa dịp chiếm cứ kinh thành, thay đổi hết các văn võ bá quan, tiến ngôi đại bửu, không có ai đối kháng, nước Hưng Lâm bị thay ngôi đổi chủ bất ngờ, như sau một cuộc cách mạng vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tại Hương Sơn thì Phật Bà Quan Âm vâng mạng Phật Tổ Như Lai và Thượng đến đi kinh lược khắp mười tám động, chỉ để lại hai đồ đệ là Thiện Tài và Long Nữ coi sóc tự viện mà thôi. Một hôm kia, nhân lúc nhàn rỗi, Thiện Tài mới bảo với Long Nữ:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chúng mình hãy đi lên núi chơi, ngó nhìn khắp bốn bề xem có cảnh gì vui đẹp chăng?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai người mới dắt nhau lên đỉnh núi cao chót vót, để tầm mắt ra xa xem suốt bốn phía, thấy về hướng nước Hưng Lâm, trên thì yêu khí bốc lên ngất trời, dưới thì bóng xe ngựa lăng xăng đầy đất, bèn lấy làm lạ mà nói với nhau rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hưng Lâm là nước cha mẹ của sư phụ mình, chẳng hiểu tại sao trong nước vô chủ để đến nỗi lộn xộn như vậy?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong lòng sinh nghi, hai người bèn xuống núi kêu vị thần Thổ địa, căn dặn bảo coi giữ việc trong am, rồi hai vị đằng vân đi tới tận nước Hưng Lâm để dò xem tin tức. Lúc đến nơi, họ liền kêu vị Thổ thần trong thành hỏi xem duyên cớ, vị thần này mới đem câu chuyện yêu tinh tác quái, quốc biến loạn thân soán ngôi đoạt vị, tất cả các chuyện trước kia ra kể lại hết, rồi bàn với hai vị thiên tiên đừng nên tiết lộ làm kinh động, chỉ mau mau thỉnh các thiên binh xuống trừ yêu quái thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">j. <B>Thiện Tài, Long Nữ cùng với thiên binh xuống trừ yêu</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi biết được mọi chuyện, Thiện Tài, Long Nữ liền đằng vân giá võ lên trời tâu với Thượng đế xin ngài sai binh xuống diệt trừ yêu quái.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Ngọc Hoàng chuyển tấu, tức tời truyền ngọc chỉ cho mười hai vị Thiên Can<SUP><B>(36)</B></SUP> đem thiên tướng đốc xuất ngàn vạn thiên binh,tài phép oai lực thần thông biến hóa, đem theo các món binh khí thần diệu trên thiên giới xuống ngay tại nước Hưng Lâm, do Thiện Tài và Long Nữ điều khiển quân binh, tiễu trừ hai con yêu Thanh Sư, Bạch Tượng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc này, hai con quái đang ở trong hang Vạn Hoa đùa cợt giỡn cười với hai thể nữ, bỗng nghe thủ hạ cấp báo tin động, ngước đầu ra xa coi thấy thiên binh từ trên không sa xuống đầy khắp núi non, chúng nó liền hoảng hốt mang binh giáp vào: Bạch tượng mang giáp sài lang, Thanh sư đội mão giải trại, đem mười vạn yêu chúng ra đối địch với thiên binh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai bên giao phong với nhau một trận oanh liệt, quân Thanh sư bị Thiện Tài phóng hỏa đốt cháy, quân Bạch tượng bị Long Nữ làm nước ngập tràn, hai con yêu quái thua liền chạy biến mất dạng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong lúc ấy, Phật Bà Quan Âm sau khi vâng chỉ Phật Tổ Như Lai và Thượng đế đi thâu yêu mười tám động về thành công tâu lại, Phật Tổ và Thượng đế ban yến đãi đằng xong, bèn bái tạ thâm ân, cáo từ trở về Hương Sơn thánh cảnh. Khi ở trên mây nhìn xuống, thấy phận giới nước Hưng Lâm rối loạn, và đem trí thần thông quán xét biết hết tình hình, ngài liền trở lại phương Tây, bạch với Phật Tổ Như Lai về chuyện hai súc sinh Thanh Sư và bạch Tượng tác quái quấy rối nước Hưng Lâm làm hại cả cha mẹ cùng hai chị mình và bá quan văn võ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật Tổ Như Lai liền cho phép ngài điểm Phật binh đi thâu phục yêu quái. Khi đến nơi thì thấy hai đồ đệ Thiện Tài, Long Nữ đã đánh đuổi được Thanh sư và Bạch tượng rồi, ngài bèn tới nơi hang núi cao, cứu giá Vương và Hậu ra khỏi chỗ nguy hiểm, ngài hiện thân làm Quang Minh Hòa thượng từ giã về động Hương Sơn, còn đoàn ngự giá thì rước vua và vương hậu về triều.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đoàn hộ giá đi giữa đường, gặp tiên phong tướng quân Hốt Tất Liệt<SUP><B>(37)</B></SUP>, đón rước xe loan, tấu bày về chuyện tặc tử Triệu Dương phản quốc soán ngôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trang vương giáng chỉ sai Hốt Tất Liệt cùng đại tướng Chu Kiệt hồi binh đánh bọn loạn tặc, bắt được Triệu Dương đem ra hành hình. Dẹp yên bọn ấy xong rồi, hai tướng mới đem binh ra đón xa giá Trang vương và hậu về triều phục vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(32): <I>Trang vương tưởng Diệu Thiện bị cọp tha ăn rồi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(33) Chú Lăng Nghiêm: <I>Chú này Phật nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm để cứu ông A Nan thoát nạn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong bản dịch Kinh Lăng Nghiêm của Trí Độ và Tuệ Quang (trang 414) có đoạn văn: "Ai trì chú tâm này, có thể được mười phương Phật xoa đầu và thọ ký. Nếu tự quả chưa thành, cũng được nhờ Phật thọ ký. Mười phương Như Lai nương theo chú tâm này, có thể nơi mười phương cứu vớt chúng sanh bị khổ như là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cái khổ đui, điếc, câm ngọng, cái khổ oán ghét gặp nhau, cái khổ thương yêu lìa nhau, cái khổ mong cầu không được, năm ấm quá mạnh, cho đến các tai nạn lớn nhỏ đồng thời thoát khỏi, các nạn tật bịnh, vua, ngục, gió, lửa, nước, đói khát bần cùng đều tiêu tan".</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(34) Tam thường bất túc: <I>Người tu sĩ Phật giáo phải giữ hạnh tam thường bất túc, nghĩa là ba cái nhu cầu thường nhật là ăn, mặc, ở đừng quá sung túc, đầy đủ, sang trọng:
<p style="padding-left: 30px;">- Ăn: không nên ăn quá nhiều, quá ngon.
- Mặc: không nên sang trọng, thừa thải.
- Ở: không nên ở quá rộng rãi, lộng lẫy.</I><P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(35): <I>Lại con Thanh sư, bạch tượng ở truyện Phong thần và truyện Tây Du ký (chú thích số (39) chương IV và chương I mục B - Thời Cổ Sử, tiểu mục (3) và (4).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(36) Thiên Can: <I>Các vị thần trong khoa bói toán, Thiên can hợp với Địa chi (Thành ngữ điển tích, Trịnh Văn Thanh). Đây là các vị thần của Ngọc Hoàng Thượng đế sai phái lãnh đạo thiên binh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(37) Hốt Tất Liệt: <I>Theo danh hiệu các vị vua chúa Mông Cổ thì Hốt Tất Liệt là Kublai Khan (còn dịch là Đại hãn Kublai) cháu của Gengis Khan (Thành Cát Tư hãn), vị vua lập ra đời Nguyên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong cuốn "Le Bouddhisme, Son Essence et Son Développement" của Edouard Conze (ông Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu dịch ra Việt văn - "Tinh Hoa và Sự Phát Triển của Phật giáo" - Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh, 1069), có đoạn nói rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Trong một bia ký Uigur vào năm 1326, Thành cát Tư Hãn (Gengis Khan) được gọi là một vị Bồ tát trong kiếp tái sinh cuối cùng. Đại Hãn Kublai đã trở thành một Cakravartin (Chuyển luân vương), một nhà hiền triết và một vị thánh (Hutuku) trong truyền thống Mông Cổ. Những du khách thường nói về các vua chúa của Mông Cổ và Tây Tạng như những "Phật sống". Có lẽ trong thời kỳ này, các xứ Ấn Độ, Miến Điện và Trung Á bị Mông Cổ đánh chiếm nên người ta cũng nhân đó mà nhắc đến vị tướng Hốt Tất Liệt (Kublai Khan).</I></P>
</span></span>