- Tham gia
- 31/8/15
- Bài viết
- 1,933
- Điểm tương tác
- 348
- Điểm
- 83
Kính bạch Sư Phụ,
Từ xưa đến nay có biết bao nhiêu tu sĩ dốc tâm tu tập, không phải một đời một kiếp mà lên xuống cõi Ta Bà nhiều đời nhiều kiếp. Cứ nhìn sự chuyên cần tu tập cũng như việc thiền định hay thâm nhập kinh điển của họ là đủ nói lên việc này rồi.
Người Đời cũng đã từng chứng kiến nhiều trường hợp đặc biệt của các tăng sĩ, nhập Đạo không bao lâu nhưng sự tiến bộ trên đường Đạo quả là vượt bực.
Các vị này xuất gia từ khi còn quá trẻ, nếu không phải là do đã từng gieo quá nhiều chủng tử Phật trong kiếp quá khứ, thì ngày giờ này, các vị đó khó lòng thực hiện được hoài bảo của mình ở lứa tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên, họ không thể hiện được sự CHỨNG ĐẮC qua phong cách của họ, qua sự dắt dìu chỉ dạy cho Phật Tử và nhất là qua vai trò Thiện Tri Thức.
Sư phụ đã từng đề cập đến việc “Tu nhất kiếp, Ngộ nhất thời”, có nghĩa là: Tu tập và chứng đắc chỉ trong cùng một kiếp!!
Như vậy, những cái gương tu tập của nhiều người đi trước đã thiếu sót những điểm then chốt gì để có thể đưa đến sự thành công đúng mức?
Con ơi, thiếu cái chìa khóa!
Hàng Phật Tử tại gia lẫn xuất gia, gần như không ai màng đến việc tư duy để hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc, cái cốt tủy của toàn bộ kinh điển của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài muốn bày tỏ cái gì qua lời Pháp của Ngài?
Đức Phật Thích Ca vội vã đưa hóa thân của Ngài đến cõi Ta Bà với mục đích gì? Tại sao Ngài đã hành động quá gấp rút đến không kịp chuẩn bị cõi nước của mình để cho đúng tiêu chuẩn như các vị Phật khác đã làm?
Từ trên cao nhìn xuống, Đức Phật Thích Ca đau lòng xót dạ đến rơi lệ trước cảnh lặn hụp không lối thoát của chúng sanh cõi Ta Bà, trong biển lửa, trong máu lệ ngập tràn, trong tiếng rên la, réo gọi cầu cứu inh ỏi.
Lòng bồi hồi đau xót trước một khối chúng sanh quá lớn, sống không định hướng, không có mục tiêu và nhất là Đời Sống Tâm Linh vô cùng lỏng lẻo, gần như không có.
Ngài đến cõi Ta Bà là để giúp cho chúng sanh nơi đây hiểu được rằng: Chúng Sanh cần phải sửa đổi cách sống của mình rất nhiều mới có thể thăng hoa được.
Phải làm sao để có thể thay đổi được cách sống?
Cần phải thâm nhập lời Pháp và phải tư duy để hiểu được ý Ngài muốn nói!
Hàng Phật Tử chỉ biết lặp lại như con két lời của Đức Bổn Sư, lặp càng nhiều càng tốt, càng hãnh diện mà không thấu đáo được tận cùng thâm sâu ý của Ngài.
Ý của Ngài là độ cho chúng sanh của cõi Ta Bà thoát được những KHỔ NẠN, những TAI ÁCH.
Những nạn tai này từ đâu mà tới?
Chính là từ ở bản thân của chúng sanh: từ ở những Tánh Xấu của chúng sanh, từ ở những ý nghĩ không lành của chúng sanh, từ ở Tâm quái ác của chúng sanh.
Đó mới chính là phong ba bão tố làm cho chúng sanh quay cuồng.
Không có cuồng phong nào từ bên ngoài, không có mưa bão nào từ khắp nơi đổ ập lên người của chúng sanh. Chính chúng sanh đã tạo nên cơn trốt, không phải chỉ một cơn trốt mà hằng hà sa số cơn trốt xoáy nghiến, siết chặt lấy chúng sanh.
Mỗi cơn trốt tượng trưng cho một Nghiệp lực, cho một vòng tròn nghiệp lực! Tất cả những vòng nghiệp lực đó tạo thành một lò xo, nếu nắm hai đầu kéo thẳng ra, nó chỉ là một sợi dây thẳng mà thôi, nhưng vì chúng sanh tự quấn 01 vòng, tự quấn 02 vòng, tự quấn 03 vòng, rồi nhiều vòng cho đến lúc các vòng đó chất chồng lên nhau thành một “cục” rối nùi giống như tơ vò, khó lòng tìm được 2 đầu để kéo dài ra.
Cái lò xo này có tính cách đàn hồi, thun giãn. Sự thun giãn đó được thể hiện như thế nào?
Khi chúng sanh hành sử cái tư cách “CHỦ NỢ” của mình, chúng sanh đó có đủ sức để đẩy cái lò xo sát lại.
Nếu chúng sanh đó ở vị thế thua cuộc, trở thành “CON NỢ”, khi đó lại phải kéo lò xo ra để quấn thêm vòng.
Nếu con nợ đó trả chưa đủ, lại gây tạo thêm Nợ mới trong lúc trả nợ cũ, đương nhiên lò xo phải quấn thêm vòng.
Đó là chưa kể đến việc chính mình tự gây tạo nên hàng loạt nghiệp lực mới khác nữa với nhiều chúng sanh khác ở cùng hiện kiếp với mình.
Cho nên, quanh đi ngoảnh lại, không có ai sờ mó vào cái dây lò xo Nghiệp Lực đó cả ngoại trừ MÌNH, chỉ có mình mới có đủ tư cách và khả năng kéo ra hay đẩy vào các vòng của lò xo.
Mình đã quấn vòng được thì đương nhiên mình sẽ tháo gỡ vòng được!!
Chúng sanh không tư duy điểm này, mỗi khi cảnh huống xảy ra thì chỉ biết than khóc và kêu la cầu cứu, chớ không nghĩ rằng: cảnh huống là do mình tạo, mà mình đã tạo được thì mình có thể phá hủy được nó một cách dễ dàng.
Chúng Sanh đến với Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật qua những từ ngữ xa vời và khó hiểu, khiến cho người tu tập thì nhiều nhưng kẻ hiểu được, thâm nhập được thì đếm trên đầu ngón tay.
Vì đã gieo chủng Tử Phật mà không thể nào đạt được ở phút cuối, nên phải trở lại cõi Ta Bà với sự mong cầu được viên mãn lời ước nguyện.
Nhưng khi trở lại, cũng vẫn vết xe cũ mà đi, không có gì mới mẻ cả, rồi lại “ôm” hoài bảo sang qua một kiếp nữa, do đó mà cứ “trồi lên sụt xuống”, tu hoài cũng không thể nào chứng đắc được!
Như Thầy đã nói ở trên, cái then chốt chính là KHÔNG NẮM ĐƯỢC CÁI CHÌA KHÓA!
Đừng vội nghĩ rằng: chỉ có các Bậc Cao Tăng mới tu hành đắc đạo! Thật sự ra các vị này được gọi là Cao Tăng, đó là do họ tu tập lâu năm và được sự nể trọng, phong tặng của người Đời. Việc tu tập rất công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi Chúng Sanh. Dù là Phật Tử tại gia hay xuất gia, nếu thấu đáo được cái cốt tủy của việc tu tập, thâm nhập được và hành sử được những điều CẦN và ĐỦ của Đạo Pháp, thì việc THĂNG HOA không có gì là khó khăn, cái RỐT RÁO vẫn không quá tầm tay của người tu tập chân chính. Là một vị Cao Tăng nhưng không nắm giữ được cái chìa khóa của sự Chứng Đắc, vẫn phải mất thì giờ lên xuống cõi Ta Bà, cho tới khi nào Vị đó thấu hiểu được rằng: mình phải dùng cái chìa khóa nào để mới mở được cánh cửa Chứng Đắc?
Khi đã nắm chắc chìa khóa trong tay rồi thì sự tu tập sẽ rất dễ dàng và mang lại kết quả tốt đẹp, nếu hành giả dốc lòng và quyết tâm tu tập!
Cái kết quả tốt đẹp đó chính là việc CẮT ĐỨT VÒNG SANH TỬ LUÂN HỒI và Cực Lạc sẽ hoan hỷ tiếp rước vị đó để tiếp tục làm cho sạch vòng Sanh Tử của mình.
Nếu vị đó không thích về Cực Lạc, tất cả mười Phương Chư Phật đồng hân hoan đón tiếp họ về bất cứ Quốc Độ nào mà họ muốn.
Hành trình tu tập có 02 giai đoạn hẳn hòi:
Giai đoạn đầu tiên là cốt làm sao để bứt cho đứt vòng Sanh Tử.
Vòng Sanh Tử là sự tập hợp liên tục, không gián đoạn của việc SANH và TỬ. Thể hiện của Sanh và Tử chính là VÒNG TRÒN NGHIỆP LỰC.
Cắt được vòng tròn nghiệp lực bằng cách không tạo nên bất cứ một nghiệp lực nào cả, đương nhiên vòng tròn Sanh Tử sẽ có kẽ hở để chúng sanh thoát ra.
Khi vòng Sanh Tử không còn liền lạc nữa, Chúng Sanh sẽ không còn bị Chi Phối bởi sự SỐNG và CHẾT.
Trong giai đoạn thứ hai này, chúng sanh ung dung tự tại, muốn đến đâu thì đến, bao nhiêu Cõi Tịnh của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, muốn dừng chân nơi đâu cũng được cả. Riêng ở cõi Cực Lạc, Chúng Sanh sẽ được giúp đỡ tận tình để gột rửa cho sạch tất cả nghiệp chướng của mình, có nghĩa là sẽ không còn mang trên người cái vòng Sanh Tử đã siết chặt mình từ bấy lâu nay, trải qua không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Khi cái vòng Sanh Tử đó đã hoàn toàn biến mất, chúng sanh mới thật sự trở về với bản chất Phật “Thuần Khiết” của mình để tôi luyện, để trau giồi cái Tâm Bồ Tát, rồi cái Tâm Phật của mình.
Vòng tròn Nghiệp Lực được tạo thành bởi TÂM – Ý – TÁNH.
Nếu Tâm luôn luôn bị vọng động bởi vô số cái Muốn.
Nếu Ý không lành, không cao thượng, đen tối dày đặc, đầy mưu mô, toan tính hại người.
Nếu Tánh quá tham lam, xấu xa, đầy sân hận, luôn chực chờ để làm khổ người.
Chắc chắn rằng Nghiệp Lực sẽ xảy ra!
Rồi thì 01 nghiệp, 02 nghiệp, 03 nghiệp,… cho đến cuối cuộc đời, nếu vẫn chứng nào tật nấy, không hề có sự đổi thay trong Tâm – Ý – Tánh, nghiệp lực khi đó sẽ có thể chất cao thành cái núi nho nhỏ, khiến cho Vong Linh khó lòng cất bước dễ dàng để tìm chỗ thác sanh.
Nếu cả cuộc đời luôn chăm lo giữ gìn Tâm – Ý – Tánh, quyết không để bất kỳ một nghiệp chướng nào xảy ra, chúng sanh cũng đã bước một bước khá dài trong việc “Tu Tâm Sửa Tánh” rồi, và cái cơ hội tìm về Cực Lạc không phải là chuyện xa vời, không vói tới được đâu.
Rồi một mai, khi đã hòa nhập được vào hàng Thánh Chúng, thì việc thoát kiếp Luân Hồi là một điều vô cùng hiển nhiên.
Việc tu tập không phải dành để cho riêng người học rộng hiểu cao, cho bậc trí giả, những bậc làu thông kinh điển, thông suốt những mỹ từ Phật học.
Người tu tập chân chính cốt ở cái Tâm trong sáng, ở cái Ý hòa nhã, ở cái Tánh nhân hậu, luôn luôn giùi mài, trau chuốt để loại bỏ dần đi tất cả những thói hư tật xấu; họ không bắt buộc phải vướng bận với một “rừng từ ngữ” gút mắt, khó hiểu, xa vời, và cầu kỳ, đọc lên thì nghe rất “kêu”, nhưng thật sự không giản dị và dễ dàng để hiểu, nhất là hiểu một cách thấu đáo, hiểu để hành cho được và hiểu để có thể thâm nhập được vào xương, vào tủy. Có thâm nhập mới phản ứng nhanh lẹ, có thâm nhập mới nhận ra ngay đúng, sai, phải, trái.
Người sơ cơ, mới bước chân vào Đạo, chắc chắn sẽ choáng váng trước một rừng từ ngữ, nào là: thập sữ, ba la mật, tứ đế, khổ tập diệt đạo, kiến hoặc, lậu hoặc, lậu tận thông, nào là tham sân si mạn nghi, 20 món tùy phiền não v.v…
Đạo Phật bỗng trở nên quá xa vời đối với những Chúng Sanh không có trình độ học vấn cao cũng như một kiến thức căn bản về danh từ Phật học.
100 người tu tập, có được bao nhiêu người hiểu được những từ ngữ cao xa? Và trong số những người hiểu biết đó, có được bao nhiêu người bứt được vòng Sanh Tử qua việc thâm nhập những từ ngữ đó?
Người xuất gia, ngay cả người còn tại gia, ở bước đầu tu tập đã vấp phải vướng mắc rồi, cứ loay hoay, lẩn quẩn với những từ ngữ mà mình khó thâm nhập, những đoạn Kinh mà mình thật sự không hiểu được một cách thấu đáo ý nghĩa cũng như cái cốt tủy của nó, chỉ biết tụng theo khóa lễ, theo nghi thức mà không thâm nhập được mục đích của đoạn Kinh.
Người tu tập chân chính phải nhận thức rằng: chính cái Tánh quá xấu ác của mình đã là đầu mối gây tạo nên không biết bao nhiêu Nghiệp Chướng.
Nghiệp chướng càng chất chồng, vô mình càng dày đặc, sâu thăm thẳm. Màng vô minh chỉ mỏng lần nhờ vào sự chân thành thiết tha sám hối mỗi ngày của người tu tập. Chư Phật và Bồ Tát đã cho người tu tập câu Thần Chú để gia trì, hầu tăng cường sức nung đốt của ngọn lửa Sám Hối.
Đem tấm lòng hối lỗi, ăn năn đó để niệm Phật, để nhờ Phật minh chứng cho một sự chí thành sửa đổi Tánh xấu ác của mình, một lời hứa không tạo nên Nghiệp Chướng nữa, nhờ đó mà ngọn đèn Trí Huệ, được sự hỗ trợ của Chư Phật và Bồ Tát, rực sáng mạnh mẽ, khiến cho Tâm – Ý – Tánh thảy đồng chói sáng.
Một sự hành trì mỗi ngày, không gián đoạn gồm Sám Hối – Trì Chú – Niệm Phật sẽ giúp cho vòng nghiệp lực mau chóng vỡ tan ra, mà vòng nghiệp lực là một thể hiện của vòng Sanh Tử; vòng Nghiệp lực vỡ tan, cơ hội tạo nghiệp không còn, vòng Sanh Tử chắc chắn cũng không còn liền lạc nữa, kẽ hở đã hiện ra, giúp người tu tập chân chính dễ dàng thoát khỏi kiếp Luân Hồi Sanh Tử, Tử Sanh.
Thử nhìn lại một loạt từ ngữ mà Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã dùng để khuyên bảo Chúng Sanh hãy thay đổi con người của mình để có thể thăng hoa được:
Ngài thường hay đề cập đến kiến hoặc, trần sao hoặc, vô minh hoặc,… Đó chính là những thói hư tật xấu, những si mê lầm lạc đưa đến việc làm cho phiền não chất chồng, vô minh dày cộm lên.
Ngài cũng thuyết giảng về Lậu Tận Thông (chính là Lậu Tận Trí Chứng Thông), chỉ rõ một người đã trải qua việc sửa hết tất cả những thói hư tật xấu, những sai lầm mê muội để chứng được GIỚI – ĐỊNH – HUỆ.
Rồi nào là Thập Sử tham sân si mạn nghi – Thân Kiến, biên kiến, tà kiến, Kiến thủ Kiến, giới cấm thủ kiến, rồi những cái Lậu của Chúng Sanh, Hai Mươi món tùy phiền não,…vv…
Nếu giải thích từng từ ngữ một, Chúng Sanh sẽ thấy rằng: đây chỉ toàn nói về cái Tánh, những cái Tánh buộc ràng Chúng Sanh vào trong biết bao nhiêu nghiệp chướng.
Chúng sanh tạo nên oan trái cũng từ ở cái Tánh.
Chúng Sanh làm cho phiền não chất chồng cũng từ cái Tánh.
Chúng Sanh bị đọa đày trong Tam Đồ cũng từ ở cái Tánh.
Và ngay cả chúng sanh thăng hoa, được sự Tự Tại An Nhiên cũng từ ở cái Tánh.
Chúng Sanh phải nhớ rằng: Căn bản nền tảng của Đạo Phật là TỨ DIỆU ĐẾ cũng chỉ đề cập đến cái Tánh.
Cái Tánh tham lam, ham muốn quá nhiều, đưa Chúng Sanh đến cái KHỔ triền miên không bao giờ chấm dứt. Cái Tánh xấu đó không phải chỉ mới thoạt có, mà đã có mặt từ nhiều đời, nhiều kiếp, tạo thành một TẬP khí vô cùng tai hại cho hiện kiếp.
Nếu không dốc lòng và kiên quyết để trừ diệt thì chắc chắn rằng hằng loạt tánh xấu qua Tập Khí sẽ lại xuất hiện trong kiếp Vị Lai.
Có DIỆT được tánh xấu, có hủy được thói hư mới có cơ hội ngưng tạo Nghiệp Lực, vòng Sanh Tử mới có cơ may bị cắt đứt để Chúng Sanh hòa nhập vào ĐẠO mà Thăng Hoa.
Bốn mươi chín năm ròng rã không nệ hà cực nhọc, với tất cả tâm huyết, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã ân cần nhắc nhở Chúng Sanh phải giùi mài cái Tánh, phải trân trọng giữ gìn từng Tánh tốt, và can đảm vứt bỏ, chặt đứt bất kỳ một Tánh xấu nào.
Muốn tạo một cõi Ta Bà với đầy đủ muôn điều tốt đẹp đúng nghĩa từ tinh thần đến vật chất, không có cảnh huống, không có khổ đau, chỉ có duy nhất tiếng cười vang và niềm hạnh phúc, Chúng Sanh bắt buộc phải Sửa Tánh.
THÂN – KHẨU – Ý chính là cái Biểu Tượng nổi bật nhất của hầu hết lời Pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
THÂN - Đề cập đến những Tánh xấu xuất phát từ thân xác bao gồm: sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
KHẨU - Đề cập đến những Tánh xấu xuất phát từ Tâm bao gồm: nói dối, nói hung ác, nói đâm thọc hai chiều, nói thêu dệt.
Ý - Đề cập đến những Tánh xấu xuất phát từ ở Ý bao gồm: tham, sân, si.
Thân – Khẩu – Ý hay Tâm – Ý – Tánh đề cập đến cái Tánh đi từ trong ra ngoài, từ Tâm Linh qua Thể Xác, đã dẫn dắt Chúng Sanh trong 6 nẻo Luân Hồi, đã đưa chúng Sanh lên xuống cõi Ta Bà không ngừng nghỉ qua việc tạo không biết bao nhiêu nghiệp chướng.
Ngày hôm nay, Thầy vạch rõ để cho mọi Chúng Sanh thấy rằng: kẻ nội thù giết chết lần hồi bản thân mình, chính là cái Tánh!
Khi mình còn sống, cái Tánh cũng vẫy vùng, đưa đến muôn điều tác tệ.
Khi mình không còn hơi thở nữa, cái Tánh cũng vẫn không ngừng phá tác: chính cái Tánh ương ngạnh, bướng bỉnh của Vong Linh, nếu không gặp được Thiện Tri Thức vạch vòi, chỉ dẫn, khuyên bảo thì Vong Linh đó mãi mãi cũng sẽ sống trong cảnh vất vưởng, lang thang không siêu thoát.
Tâm ý của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cô đọng lại trong 3 chữ THÂN – KHẨU – Ý (tức là Tâm – Ý – Tánh). Ngài chỉ muốn Chúng Sanh hành cho được Thân – Khẩu – Ý để có thể tự hoán chuyển mình mà thoát vòng Sanh Tử. Muốn thoát được vòng Sanh Tử bắt buộc phải đập vỡ Vòng Nghiệp Lực, mà cái vỏ cứng chắc của vòng Nghiệp Lực chính là cái Tánh. Triệt tiêu được cái Tánh, nghiệp chướng sẽ giảm lần, sức công phá của Nghiệp Lực sẽ không còn mạnh bạo nữa, sự cứng chắc rồi cũng vỡ bung ra, vòng Sanh Tử bị đứt ngang, chúng sanh ung dung thoát kiếp Luân Hồi!!
Dù tu Thiền hay Tu Tịnh Độ, tu theo Mật Tông hay bất kỳ một Tông Phái nào, cũng đều bị Chi Phối bởi vòng tròn Nghiệp Lực TÂM – Ý – TÁNH.
Người tu Thiền thường hay đặt câu hỏi:
Tôi là ai?
Câu trả lời: Tôi là một sự góp nhặt của tất cả những Nghiệp Lực từ vô thỉ kiếp.
Tôi đến đây để làm gì?
Câu trả lời: Tôi đến đây để trả Nghiệp.
Khi tôi chết, tôi sẽ đi về đâu?
Câu trả lời: tôi trở lại để trả những Nghiệp Lực mà tôi đã tạo ra ở kiếp vừa qua.
Nhìn vào ba câu hỏi và trả lời này, sẽ thấy rõ là: tôi lại phải đi cái vòng lẩn quẩn trở lại nữa cõi Ta Bà.
Nếu bây giờ các câu hỏi trên được đặt khác đi một chút:
Tôi là ai?
Câu trả lời: tôi là sự kết hợp của vô số Nghiệp Lực từ vô thỉ kiếp và khi tôi đến đây, tôi lại phải làm đủ mọi cách để cho tiêu đi những Nghiệp Lực mà tôi đã tạo ra.
Trong suốt cuộc đời của tôi từ lúc mới chào Đời cho đến lúc lìa khỏi Cõi Đời, tôi phải làm gì?
Câu trả lời: tôi phải trả Nghiệp! Song song với việc trả Nghiệp, tôi có cơ hội để tạo nên nhiều Nghiệp mới. Tôi trả được BA NGHIỆP, nhưng tôi tạo thêm NĂM NGHIỆP. Cái kết quả là: tôi có thêm HAI NGHIỆP nữa để trả. Tức là trong số những Nghiệp Lực từ vô thỉ kiếp, tôi phải cộng thêm vào 02 Nghiệp Lực nữa.
Như vậy tôi sẽ phải trả cho đến bao giờ?
Câu trả lời: tôi phải trả cho đến khi tôi nhắm mắt lìa đời!
Nếu lúc tôi lìa đời mà vẫn còn quá nhiều Nghiệp Lực chưa thanh toán, tôi sẽ phải làm sao?
Tôi vẫn sẽ phải bị chi phối bởi một vòng Sanh Tử nữa.
Nếu tôi cứ đi cái vòng lẩn quẩn, trở lên rồi trở xuống, thử hỏi biết đến bao giờ tôi mới có thể ung dung, tự tại được?
Phải đặt rõ câu hỏi để thấy rằng: tôi phải làm gì để giải quyết cái Vòng lẩn quẩn này?
Câu trả lời cho một giải pháp duy nhất và chỉ có 01 mà thôi là: tôi phải cắt cho đứt cái vòng Sanh Tử.
Cắt hay chặt là hành động dùng một vật cứng hơn, sắc bén hơn để làm cho đứt, cho hở ra.
Trong việc tu tập, lấy cái gì để làm cho vòng tròn Sanh Tử bị đứt ra?
Như Thầy đã trình bày ở trên, vòng Sanh Tử là do sự kết hợp của nhiều vòng Nghiệp Lực, mà vòng Nghiệp Lực được tạo nên bởi TÂM – Ý – TÁNH. Muốn phá vòng Nghiệp Lực, bắt buộc phải tiêu hủy cái vòng tròn Tâm – Ý – Tánh, tức là phải Kiểm Tâm, Chỉnh Ý và Sửa Tánh.
Cái Tánh có tính cách chỉ huy Tâm và Ý, do đó khi đã sửa được cái Tánh rồi (không phải chỉ một hay hai tánh là đủ mà là toàn bộ các thói hư tật xấu), Tâm và Ý mới thoát được sự kềm tỏa của cái Tánh, tức khắc sự liên kết chặt chẽ của “bộ 03” này sẽ hoàn toàn tan rã và biến thể.
Việc tu tập không đòi hỏi một sự cầu kỳ, quá nghiêm túc trong việc đọc tụng làu thông các Kinh điển của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Một con két lập lại rất thông, không vấp váp, không thiếu sót những lời mà người chủ của nó đã dạy; điều đó không có nghĩa là con két có thể có được một trí thông minh để giúp cho nó thoát khỏi cảnh “chim lồng, cá chậu”.
Chúng Sanh khi đọc tụng kinh tức là lập lại lời Pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, bắt buộc phải tư duy lời Pháp. Có tư duy mới có thâm nhập và mới hành đúng được lời Pháp, và điều quan trọng là, việc tư duy Pháp nếu đi kèm với việc sửa Tánh thì mới có thể giúp cho Chúng Sanh hoán chuyển được cái Ý của mình từ xấu xa trở nên cao thượng, và từ “phàm phu” biến đổi để mang tính chất “Thánh”.
Điều cần thiết phải có để giúp cho việc tu tập mau chóng thành đạt là:
Kỷ luật tự giác
Một lời phát nguyện tu tập kiên trì, không thay đổi
Một sự siêng năng, cần mẫn và chịu khó
Biết lắng nghe những lời phê bình về chính bản thân mình với tất cả TÂM HỶ XẢ.
Một sự CAN ĐẢM vượt bực để cắt, chặt, đâm, chém toàn bộ những thói hư tật xấu của mình.
Một nghi thức Sám Hối – Trì Chú – Niệm Phật được hành trì liên tục mỗi ngày với tất dạ chân thành, tha thiết ăn năn hối lỗi về tất cả những nghiệp tội đã do mình vô tình hay cố ý gây tạo nên từ Vô thỉ kiếp cho đến hiện kiếp.
Dù là Phật Tử tại gia hay xuất gia, đã phát nguyện tu tập để về dưới mái nhà Cực Lạc, phải lấy Chúng Sanh làm đầu.
Tu vì muốn làm lợi ích cho chúng sanh.
Tu vì muốn hồi hướng cho chúng sanh.
Tu vì muốn giúp cho chúng sanh sống đời An Lạc, ít lụy phiền
Tu vì muốn giúp cho Chúng Sanh biết cải sửa phần Tâm Linh của mình…
Với một cái Tâm Từ Bi rộng mở như vậy, cộng thêm với lòng thiết tha mong mỏi được sự đón tiếp về Cõi Tịnh Tây Phương, chắc chắn rằng: dù “Người” chưa hiện diện, Ao Liên Trì cũng đã lú lên một Cành Sen!
Theo Lacphap.com
Từ xưa đến nay có biết bao nhiêu tu sĩ dốc tâm tu tập, không phải một đời một kiếp mà lên xuống cõi Ta Bà nhiều đời nhiều kiếp. Cứ nhìn sự chuyên cần tu tập cũng như việc thiền định hay thâm nhập kinh điển của họ là đủ nói lên việc này rồi.
Người Đời cũng đã từng chứng kiến nhiều trường hợp đặc biệt của các tăng sĩ, nhập Đạo không bao lâu nhưng sự tiến bộ trên đường Đạo quả là vượt bực.
Các vị này xuất gia từ khi còn quá trẻ, nếu không phải là do đã từng gieo quá nhiều chủng tử Phật trong kiếp quá khứ, thì ngày giờ này, các vị đó khó lòng thực hiện được hoài bảo của mình ở lứa tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên, họ không thể hiện được sự CHỨNG ĐẮC qua phong cách của họ, qua sự dắt dìu chỉ dạy cho Phật Tử và nhất là qua vai trò Thiện Tri Thức.
Sư phụ đã từng đề cập đến việc “Tu nhất kiếp, Ngộ nhất thời”, có nghĩa là: Tu tập và chứng đắc chỉ trong cùng một kiếp!!
Như vậy, những cái gương tu tập của nhiều người đi trước đã thiếu sót những điểm then chốt gì để có thể đưa đến sự thành công đúng mức?
Con ơi, thiếu cái chìa khóa!
Hàng Phật Tử tại gia lẫn xuất gia, gần như không ai màng đến việc tư duy để hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc, cái cốt tủy của toàn bộ kinh điển của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài muốn bày tỏ cái gì qua lời Pháp của Ngài?
Đức Phật Thích Ca vội vã đưa hóa thân của Ngài đến cõi Ta Bà với mục đích gì? Tại sao Ngài đã hành động quá gấp rút đến không kịp chuẩn bị cõi nước của mình để cho đúng tiêu chuẩn như các vị Phật khác đã làm?
Từ trên cao nhìn xuống, Đức Phật Thích Ca đau lòng xót dạ đến rơi lệ trước cảnh lặn hụp không lối thoát của chúng sanh cõi Ta Bà, trong biển lửa, trong máu lệ ngập tràn, trong tiếng rên la, réo gọi cầu cứu inh ỏi.
Lòng bồi hồi đau xót trước một khối chúng sanh quá lớn, sống không định hướng, không có mục tiêu và nhất là Đời Sống Tâm Linh vô cùng lỏng lẻo, gần như không có.
Ngài đến cõi Ta Bà là để giúp cho chúng sanh nơi đây hiểu được rằng: Chúng Sanh cần phải sửa đổi cách sống của mình rất nhiều mới có thể thăng hoa được.
Phải làm sao để có thể thay đổi được cách sống?
Cần phải thâm nhập lời Pháp và phải tư duy để hiểu được ý Ngài muốn nói!
Hàng Phật Tử chỉ biết lặp lại như con két lời của Đức Bổn Sư, lặp càng nhiều càng tốt, càng hãnh diện mà không thấu đáo được tận cùng thâm sâu ý của Ngài.
Ý của Ngài là độ cho chúng sanh của cõi Ta Bà thoát được những KHỔ NẠN, những TAI ÁCH.
Những nạn tai này từ đâu mà tới?
Chính là từ ở bản thân của chúng sanh: từ ở những Tánh Xấu của chúng sanh, từ ở những ý nghĩ không lành của chúng sanh, từ ở Tâm quái ác của chúng sanh.
Đó mới chính là phong ba bão tố làm cho chúng sanh quay cuồng.
Không có cuồng phong nào từ bên ngoài, không có mưa bão nào từ khắp nơi đổ ập lên người của chúng sanh. Chính chúng sanh đã tạo nên cơn trốt, không phải chỉ một cơn trốt mà hằng hà sa số cơn trốt xoáy nghiến, siết chặt lấy chúng sanh.
Mỗi cơn trốt tượng trưng cho một Nghiệp lực, cho một vòng tròn nghiệp lực! Tất cả những vòng nghiệp lực đó tạo thành một lò xo, nếu nắm hai đầu kéo thẳng ra, nó chỉ là một sợi dây thẳng mà thôi, nhưng vì chúng sanh tự quấn 01 vòng, tự quấn 02 vòng, tự quấn 03 vòng, rồi nhiều vòng cho đến lúc các vòng đó chất chồng lên nhau thành một “cục” rối nùi giống như tơ vò, khó lòng tìm được 2 đầu để kéo dài ra.
Cái lò xo này có tính cách đàn hồi, thun giãn. Sự thun giãn đó được thể hiện như thế nào?
Khi chúng sanh hành sử cái tư cách “CHỦ NỢ” của mình, chúng sanh đó có đủ sức để đẩy cái lò xo sát lại.
Nếu chúng sanh đó ở vị thế thua cuộc, trở thành “CON NỢ”, khi đó lại phải kéo lò xo ra để quấn thêm vòng.
Nếu con nợ đó trả chưa đủ, lại gây tạo thêm Nợ mới trong lúc trả nợ cũ, đương nhiên lò xo phải quấn thêm vòng.
Đó là chưa kể đến việc chính mình tự gây tạo nên hàng loạt nghiệp lực mới khác nữa với nhiều chúng sanh khác ở cùng hiện kiếp với mình.
Cho nên, quanh đi ngoảnh lại, không có ai sờ mó vào cái dây lò xo Nghiệp Lực đó cả ngoại trừ MÌNH, chỉ có mình mới có đủ tư cách và khả năng kéo ra hay đẩy vào các vòng của lò xo.
Mình đã quấn vòng được thì đương nhiên mình sẽ tháo gỡ vòng được!!
Chúng sanh không tư duy điểm này, mỗi khi cảnh huống xảy ra thì chỉ biết than khóc và kêu la cầu cứu, chớ không nghĩ rằng: cảnh huống là do mình tạo, mà mình đã tạo được thì mình có thể phá hủy được nó một cách dễ dàng.
Chúng Sanh đến với Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật qua những từ ngữ xa vời và khó hiểu, khiến cho người tu tập thì nhiều nhưng kẻ hiểu được, thâm nhập được thì đếm trên đầu ngón tay.
Vì đã gieo chủng Tử Phật mà không thể nào đạt được ở phút cuối, nên phải trở lại cõi Ta Bà với sự mong cầu được viên mãn lời ước nguyện.
Nhưng khi trở lại, cũng vẫn vết xe cũ mà đi, không có gì mới mẻ cả, rồi lại “ôm” hoài bảo sang qua một kiếp nữa, do đó mà cứ “trồi lên sụt xuống”, tu hoài cũng không thể nào chứng đắc được!
Như Thầy đã nói ở trên, cái then chốt chính là KHÔNG NẮM ĐƯỢC CÁI CHÌA KHÓA!
Đừng vội nghĩ rằng: chỉ có các Bậc Cao Tăng mới tu hành đắc đạo! Thật sự ra các vị này được gọi là Cao Tăng, đó là do họ tu tập lâu năm và được sự nể trọng, phong tặng của người Đời. Việc tu tập rất công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi Chúng Sanh. Dù là Phật Tử tại gia hay xuất gia, nếu thấu đáo được cái cốt tủy của việc tu tập, thâm nhập được và hành sử được những điều CẦN và ĐỦ của Đạo Pháp, thì việc THĂNG HOA không có gì là khó khăn, cái RỐT RÁO vẫn không quá tầm tay của người tu tập chân chính. Là một vị Cao Tăng nhưng không nắm giữ được cái chìa khóa của sự Chứng Đắc, vẫn phải mất thì giờ lên xuống cõi Ta Bà, cho tới khi nào Vị đó thấu hiểu được rằng: mình phải dùng cái chìa khóa nào để mới mở được cánh cửa Chứng Đắc?
Khi đã nắm chắc chìa khóa trong tay rồi thì sự tu tập sẽ rất dễ dàng và mang lại kết quả tốt đẹp, nếu hành giả dốc lòng và quyết tâm tu tập!
Cái kết quả tốt đẹp đó chính là việc CẮT ĐỨT VÒNG SANH TỬ LUÂN HỒI và Cực Lạc sẽ hoan hỷ tiếp rước vị đó để tiếp tục làm cho sạch vòng Sanh Tử của mình.
Nếu vị đó không thích về Cực Lạc, tất cả mười Phương Chư Phật đồng hân hoan đón tiếp họ về bất cứ Quốc Độ nào mà họ muốn.
Hành trình tu tập có 02 giai đoạn hẳn hòi:
Giai đoạn đầu tiên là cốt làm sao để bứt cho đứt vòng Sanh Tử.
Vòng Sanh Tử là sự tập hợp liên tục, không gián đoạn của việc SANH và TỬ. Thể hiện của Sanh và Tử chính là VÒNG TRÒN NGHIỆP LỰC.
Cắt được vòng tròn nghiệp lực bằng cách không tạo nên bất cứ một nghiệp lực nào cả, đương nhiên vòng tròn Sanh Tử sẽ có kẽ hở để chúng sanh thoát ra.
Khi vòng Sanh Tử không còn liền lạc nữa, Chúng Sanh sẽ không còn bị Chi Phối bởi sự SỐNG và CHẾT.
Trong giai đoạn thứ hai này, chúng sanh ung dung tự tại, muốn đến đâu thì đến, bao nhiêu Cõi Tịnh của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, muốn dừng chân nơi đâu cũng được cả. Riêng ở cõi Cực Lạc, Chúng Sanh sẽ được giúp đỡ tận tình để gột rửa cho sạch tất cả nghiệp chướng của mình, có nghĩa là sẽ không còn mang trên người cái vòng Sanh Tử đã siết chặt mình từ bấy lâu nay, trải qua không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Khi cái vòng Sanh Tử đó đã hoàn toàn biến mất, chúng sanh mới thật sự trở về với bản chất Phật “Thuần Khiết” của mình để tôi luyện, để trau giồi cái Tâm Bồ Tát, rồi cái Tâm Phật của mình.
Vòng tròn Nghiệp Lực được tạo thành bởi TÂM – Ý – TÁNH.
Nếu Tâm luôn luôn bị vọng động bởi vô số cái Muốn.
Nếu Ý không lành, không cao thượng, đen tối dày đặc, đầy mưu mô, toan tính hại người.
Nếu Tánh quá tham lam, xấu xa, đầy sân hận, luôn chực chờ để làm khổ người.
Chắc chắn rằng Nghiệp Lực sẽ xảy ra!
Rồi thì 01 nghiệp, 02 nghiệp, 03 nghiệp,… cho đến cuối cuộc đời, nếu vẫn chứng nào tật nấy, không hề có sự đổi thay trong Tâm – Ý – Tánh, nghiệp lực khi đó sẽ có thể chất cao thành cái núi nho nhỏ, khiến cho Vong Linh khó lòng cất bước dễ dàng để tìm chỗ thác sanh.
Nếu cả cuộc đời luôn chăm lo giữ gìn Tâm – Ý – Tánh, quyết không để bất kỳ một nghiệp chướng nào xảy ra, chúng sanh cũng đã bước một bước khá dài trong việc “Tu Tâm Sửa Tánh” rồi, và cái cơ hội tìm về Cực Lạc không phải là chuyện xa vời, không vói tới được đâu.
Rồi một mai, khi đã hòa nhập được vào hàng Thánh Chúng, thì việc thoát kiếp Luân Hồi là một điều vô cùng hiển nhiên.
Việc tu tập không phải dành để cho riêng người học rộng hiểu cao, cho bậc trí giả, những bậc làu thông kinh điển, thông suốt những mỹ từ Phật học.
Người tu tập chân chính cốt ở cái Tâm trong sáng, ở cái Ý hòa nhã, ở cái Tánh nhân hậu, luôn luôn giùi mài, trau chuốt để loại bỏ dần đi tất cả những thói hư tật xấu; họ không bắt buộc phải vướng bận với một “rừng từ ngữ” gút mắt, khó hiểu, xa vời, và cầu kỳ, đọc lên thì nghe rất “kêu”, nhưng thật sự không giản dị và dễ dàng để hiểu, nhất là hiểu một cách thấu đáo, hiểu để hành cho được và hiểu để có thể thâm nhập được vào xương, vào tủy. Có thâm nhập mới phản ứng nhanh lẹ, có thâm nhập mới nhận ra ngay đúng, sai, phải, trái.
Người sơ cơ, mới bước chân vào Đạo, chắc chắn sẽ choáng váng trước một rừng từ ngữ, nào là: thập sữ, ba la mật, tứ đế, khổ tập diệt đạo, kiến hoặc, lậu hoặc, lậu tận thông, nào là tham sân si mạn nghi, 20 món tùy phiền não v.v…
Đạo Phật bỗng trở nên quá xa vời đối với những Chúng Sanh không có trình độ học vấn cao cũng như một kiến thức căn bản về danh từ Phật học.
100 người tu tập, có được bao nhiêu người hiểu được những từ ngữ cao xa? Và trong số những người hiểu biết đó, có được bao nhiêu người bứt được vòng Sanh Tử qua việc thâm nhập những từ ngữ đó?
Người xuất gia, ngay cả người còn tại gia, ở bước đầu tu tập đã vấp phải vướng mắc rồi, cứ loay hoay, lẩn quẩn với những từ ngữ mà mình khó thâm nhập, những đoạn Kinh mà mình thật sự không hiểu được một cách thấu đáo ý nghĩa cũng như cái cốt tủy của nó, chỉ biết tụng theo khóa lễ, theo nghi thức mà không thâm nhập được mục đích của đoạn Kinh.
Người tu tập chân chính phải nhận thức rằng: chính cái Tánh quá xấu ác của mình đã là đầu mối gây tạo nên không biết bao nhiêu Nghiệp Chướng.
Nghiệp chướng càng chất chồng, vô mình càng dày đặc, sâu thăm thẳm. Màng vô minh chỉ mỏng lần nhờ vào sự chân thành thiết tha sám hối mỗi ngày của người tu tập. Chư Phật và Bồ Tát đã cho người tu tập câu Thần Chú để gia trì, hầu tăng cường sức nung đốt của ngọn lửa Sám Hối.
Đem tấm lòng hối lỗi, ăn năn đó để niệm Phật, để nhờ Phật minh chứng cho một sự chí thành sửa đổi Tánh xấu ác của mình, một lời hứa không tạo nên Nghiệp Chướng nữa, nhờ đó mà ngọn đèn Trí Huệ, được sự hỗ trợ của Chư Phật và Bồ Tát, rực sáng mạnh mẽ, khiến cho Tâm – Ý – Tánh thảy đồng chói sáng.
Một sự hành trì mỗi ngày, không gián đoạn gồm Sám Hối – Trì Chú – Niệm Phật sẽ giúp cho vòng nghiệp lực mau chóng vỡ tan ra, mà vòng nghiệp lực là một thể hiện của vòng Sanh Tử; vòng Nghiệp lực vỡ tan, cơ hội tạo nghiệp không còn, vòng Sanh Tử chắc chắn cũng không còn liền lạc nữa, kẽ hở đã hiện ra, giúp người tu tập chân chính dễ dàng thoát khỏi kiếp Luân Hồi Sanh Tử, Tử Sanh.
Thử nhìn lại một loạt từ ngữ mà Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã dùng để khuyên bảo Chúng Sanh hãy thay đổi con người của mình để có thể thăng hoa được:
Ngài thường hay đề cập đến kiến hoặc, trần sao hoặc, vô minh hoặc,… Đó chính là những thói hư tật xấu, những si mê lầm lạc đưa đến việc làm cho phiền não chất chồng, vô minh dày cộm lên.
Ngài cũng thuyết giảng về Lậu Tận Thông (chính là Lậu Tận Trí Chứng Thông), chỉ rõ một người đã trải qua việc sửa hết tất cả những thói hư tật xấu, những sai lầm mê muội để chứng được GIỚI – ĐỊNH – HUỆ.
Rồi nào là Thập Sử tham sân si mạn nghi – Thân Kiến, biên kiến, tà kiến, Kiến thủ Kiến, giới cấm thủ kiến, rồi những cái Lậu của Chúng Sanh, Hai Mươi món tùy phiền não,…vv…
Nếu giải thích từng từ ngữ một, Chúng Sanh sẽ thấy rằng: đây chỉ toàn nói về cái Tánh, những cái Tánh buộc ràng Chúng Sanh vào trong biết bao nhiêu nghiệp chướng.
Chúng sanh tạo nên oan trái cũng từ ở cái Tánh.
Chúng Sanh làm cho phiền não chất chồng cũng từ cái Tánh.
Chúng Sanh bị đọa đày trong Tam Đồ cũng từ ở cái Tánh.
Và ngay cả chúng sanh thăng hoa, được sự Tự Tại An Nhiên cũng từ ở cái Tánh.
Chúng Sanh phải nhớ rằng: Căn bản nền tảng của Đạo Phật là TỨ DIỆU ĐẾ cũng chỉ đề cập đến cái Tánh.
Cái Tánh tham lam, ham muốn quá nhiều, đưa Chúng Sanh đến cái KHỔ triền miên không bao giờ chấm dứt. Cái Tánh xấu đó không phải chỉ mới thoạt có, mà đã có mặt từ nhiều đời, nhiều kiếp, tạo thành một TẬP khí vô cùng tai hại cho hiện kiếp.
Nếu không dốc lòng và kiên quyết để trừ diệt thì chắc chắn rằng hằng loạt tánh xấu qua Tập Khí sẽ lại xuất hiện trong kiếp Vị Lai.
Có DIỆT được tánh xấu, có hủy được thói hư mới có cơ hội ngưng tạo Nghiệp Lực, vòng Sanh Tử mới có cơ may bị cắt đứt để Chúng Sanh hòa nhập vào ĐẠO mà Thăng Hoa.
Bốn mươi chín năm ròng rã không nệ hà cực nhọc, với tất cả tâm huyết, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã ân cần nhắc nhở Chúng Sanh phải giùi mài cái Tánh, phải trân trọng giữ gìn từng Tánh tốt, và can đảm vứt bỏ, chặt đứt bất kỳ một Tánh xấu nào.
Muốn tạo một cõi Ta Bà với đầy đủ muôn điều tốt đẹp đúng nghĩa từ tinh thần đến vật chất, không có cảnh huống, không có khổ đau, chỉ có duy nhất tiếng cười vang và niềm hạnh phúc, Chúng Sanh bắt buộc phải Sửa Tánh.
THÂN – KHẨU – Ý chính là cái Biểu Tượng nổi bật nhất của hầu hết lời Pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
THÂN - Đề cập đến những Tánh xấu xuất phát từ thân xác bao gồm: sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
KHẨU - Đề cập đến những Tánh xấu xuất phát từ Tâm bao gồm: nói dối, nói hung ác, nói đâm thọc hai chiều, nói thêu dệt.
Ý - Đề cập đến những Tánh xấu xuất phát từ ở Ý bao gồm: tham, sân, si.
Thân – Khẩu – Ý hay Tâm – Ý – Tánh đề cập đến cái Tánh đi từ trong ra ngoài, từ Tâm Linh qua Thể Xác, đã dẫn dắt Chúng Sanh trong 6 nẻo Luân Hồi, đã đưa chúng Sanh lên xuống cõi Ta Bà không ngừng nghỉ qua việc tạo không biết bao nhiêu nghiệp chướng.
Ngày hôm nay, Thầy vạch rõ để cho mọi Chúng Sanh thấy rằng: kẻ nội thù giết chết lần hồi bản thân mình, chính là cái Tánh!
Khi mình còn sống, cái Tánh cũng vẫy vùng, đưa đến muôn điều tác tệ.
Khi mình không còn hơi thở nữa, cái Tánh cũng vẫn không ngừng phá tác: chính cái Tánh ương ngạnh, bướng bỉnh của Vong Linh, nếu không gặp được Thiện Tri Thức vạch vòi, chỉ dẫn, khuyên bảo thì Vong Linh đó mãi mãi cũng sẽ sống trong cảnh vất vưởng, lang thang không siêu thoát.
Tâm ý của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cô đọng lại trong 3 chữ THÂN – KHẨU – Ý (tức là Tâm – Ý – Tánh). Ngài chỉ muốn Chúng Sanh hành cho được Thân – Khẩu – Ý để có thể tự hoán chuyển mình mà thoát vòng Sanh Tử. Muốn thoát được vòng Sanh Tử bắt buộc phải đập vỡ Vòng Nghiệp Lực, mà cái vỏ cứng chắc của vòng Nghiệp Lực chính là cái Tánh. Triệt tiêu được cái Tánh, nghiệp chướng sẽ giảm lần, sức công phá của Nghiệp Lực sẽ không còn mạnh bạo nữa, sự cứng chắc rồi cũng vỡ bung ra, vòng Sanh Tử bị đứt ngang, chúng sanh ung dung thoát kiếp Luân Hồi!!
Dù tu Thiền hay Tu Tịnh Độ, tu theo Mật Tông hay bất kỳ một Tông Phái nào, cũng đều bị Chi Phối bởi vòng tròn Nghiệp Lực TÂM – Ý – TÁNH.
Người tu Thiền thường hay đặt câu hỏi:
Tôi là ai?
Câu trả lời: Tôi là một sự góp nhặt của tất cả những Nghiệp Lực từ vô thỉ kiếp.
Tôi đến đây để làm gì?
Câu trả lời: Tôi đến đây để trả Nghiệp.
Khi tôi chết, tôi sẽ đi về đâu?
Câu trả lời: tôi trở lại để trả những Nghiệp Lực mà tôi đã tạo ra ở kiếp vừa qua.
Nhìn vào ba câu hỏi và trả lời này, sẽ thấy rõ là: tôi lại phải đi cái vòng lẩn quẩn trở lại nữa cõi Ta Bà.
Nếu bây giờ các câu hỏi trên được đặt khác đi một chút:
Tôi là ai?
Câu trả lời: tôi là sự kết hợp của vô số Nghiệp Lực từ vô thỉ kiếp và khi tôi đến đây, tôi lại phải làm đủ mọi cách để cho tiêu đi những Nghiệp Lực mà tôi đã tạo ra.
Trong suốt cuộc đời của tôi từ lúc mới chào Đời cho đến lúc lìa khỏi Cõi Đời, tôi phải làm gì?
Câu trả lời: tôi phải trả Nghiệp! Song song với việc trả Nghiệp, tôi có cơ hội để tạo nên nhiều Nghiệp mới. Tôi trả được BA NGHIỆP, nhưng tôi tạo thêm NĂM NGHIỆP. Cái kết quả là: tôi có thêm HAI NGHIỆP nữa để trả. Tức là trong số những Nghiệp Lực từ vô thỉ kiếp, tôi phải cộng thêm vào 02 Nghiệp Lực nữa.
Như vậy tôi sẽ phải trả cho đến bao giờ?
Câu trả lời: tôi phải trả cho đến khi tôi nhắm mắt lìa đời!
Nếu lúc tôi lìa đời mà vẫn còn quá nhiều Nghiệp Lực chưa thanh toán, tôi sẽ phải làm sao?
Tôi vẫn sẽ phải bị chi phối bởi một vòng Sanh Tử nữa.
Nếu tôi cứ đi cái vòng lẩn quẩn, trở lên rồi trở xuống, thử hỏi biết đến bao giờ tôi mới có thể ung dung, tự tại được?
Phải đặt rõ câu hỏi để thấy rằng: tôi phải làm gì để giải quyết cái Vòng lẩn quẩn này?
Câu trả lời cho một giải pháp duy nhất và chỉ có 01 mà thôi là: tôi phải cắt cho đứt cái vòng Sanh Tử.
Cắt hay chặt là hành động dùng một vật cứng hơn, sắc bén hơn để làm cho đứt, cho hở ra.
Trong việc tu tập, lấy cái gì để làm cho vòng tròn Sanh Tử bị đứt ra?
Như Thầy đã trình bày ở trên, vòng Sanh Tử là do sự kết hợp của nhiều vòng Nghiệp Lực, mà vòng Nghiệp Lực được tạo nên bởi TÂM – Ý – TÁNH. Muốn phá vòng Nghiệp Lực, bắt buộc phải tiêu hủy cái vòng tròn Tâm – Ý – Tánh, tức là phải Kiểm Tâm, Chỉnh Ý và Sửa Tánh.
Cái Tánh có tính cách chỉ huy Tâm và Ý, do đó khi đã sửa được cái Tánh rồi (không phải chỉ một hay hai tánh là đủ mà là toàn bộ các thói hư tật xấu), Tâm và Ý mới thoát được sự kềm tỏa của cái Tánh, tức khắc sự liên kết chặt chẽ của “bộ 03” này sẽ hoàn toàn tan rã và biến thể.
Việc tu tập không đòi hỏi một sự cầu kỳ, quá nghiêm túc trong việc đọc tụng làu thông các Kinh điển của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Một con két lập lại rất thông, không vấp váp, không thiếu sót những lời mà người chủ của nó đã dạy; điều đó không có nghĩa là con két có thể có được một trí thông minh để giúp cho nó thoát khỏi cảnh “chim lồng, cá chậu”.
Chúng Sanh khi đọc tụng kinh tức là lập lại lời Pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, bắt buộc phải tư duy lời Pháp. Có tư duy mới có thâm nhập và mới hành đúng được lời Pháp, và điều quan trọng là, việc tư duy Pháp nếu đi kèm với việc sửa Tánh thì mới có thể giúp cho Chúng Sanh hoán chuyển được cái Ý của mình từ xấu xa trở nên cao thượng, và từ “phàm phu” biến đổi để mang tính chất “Thánh”.
Điều cần thiết phải có để giúp cho việc tu tập mau chóng thành đạt là:
Kỷ luật tự giác
Một lời phát nguyện tu tập kiên trì, không thay đổi
Một sự siêng năng, cần mẫn và chịu khó
Biết lắng nghe những lời phê bình về chính bản thân mình với tất cả TÂM HỶ XẢ.
Một sự CAN ĐẢM vượt bực để cắt, chặt, đâm, chém toàn bộ những thói hư tật xấu của mình.
Một nghi thức Sám Hối – Trì Chú – Niệm Phật được hành trì liên tục mỗi ngày với tất dạ chân thành, tha thiết ăn năn hối lỗi về tất cả những nghiệp tội đã do mình vô tình hay cố ý gây tạo nên từ Vô thỉ kiếp cho đến hiện kiếp.
Dù là Phật Tử tại gia hay xuất gia, đã phát nguyện tu tập để về dưới mái nhà Cực Lạc, phải lấy Chúng Sanh làm đầu.
Tu vì muốn làm lợi ích cho chúng sanh.
Tu vì muốn hồi hướng cho chúng sanh.
Tu vì muốn giúp cho chúng sanh sống đời An Lạc, ít lụy phiền
Tu vì muốn giúp cho Chúng Sanh biết cải sửa phần Tâm Linh của mình…
Với một cái Tâm Từ Bi rộng mở như vậy, cộng thêm với lòng thiết tha mong mỏi được sự đón tiếp về Cõi Tịnh Tây Phương, chắc chắn rằng: dù “Người” chưa hiện diện, Ao Liên Trì cũng đã lú lên một Cành Sen!
Theo Lacphap.com