Tại sao tôi lại thấy việc luân hồi là hết sức bình thường, và tôi không có nhu cầu giải thoát

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Cách đây 10 năm, khi bước chân vào con đường tu tập
Tôi được dạy: Tu để giải thoát
Và rồi là một ma trận về kiến thức Phật Pháp buộc tôi phải lĩnh ngộ, càng tìm hiểu tôi càng cảm thấy ham mê. Tôi nhận ra nhất định mình phải giải thoát. Nhất định không được trầm luân nơi sinh tử luân hồi

Cho đến một ngày, trong một lần ngồi thiền, tôi giật mình tự hỏi: Ai đã đưa vào đầu mình ý niệm về sự giải thoát vậy? Có thực sự mình cần giải thoát?

Nếu cứ muốn giải thoát là giải thoát được, thì ai tu tập cũng đã giải thoát rồi. Vậy tức là có muốn cũng chẳng được, và thậm chí có thể xảy ra trường hợp có người không muốn mà được (vì có ai chứng minh đúng sai điều này đâu)

Nếu bảo tu tập nhiều kiếp mới giải thoát. Cá nhân tôi thấy hết 1 kiếp này mà không giải thoát thì thêm kiếp nữa hay vài tỷ kiếp nữa cũng chả khác gì nhau, vì lúc đó mình cũng chẳng còn nhớ gì về kiếp trước. Kể cả có nhớ thì cũng chỉ giống việc sống lâu thêm 1 kiếp nữa. Tôi chẳng ham hố sống lâu, chẳng ham hố nhớ lại kiếp trước (kiếp này còn muốn quên rất nhiều thứ thì nhớ thêm kiếp trước làm gì cho mệt đầu).

Tôi thấy việc tự đặt ra mục tiêu "tu để giải thoát" nó cứ đầy rẫy sự đam mê, ham muốn như thế nào ấy, và một khi nó là đam mê, ham muốn thì đến lúc nó sẽ hết (quy luật sinh diệt), sẽ đến một lúc tự nhiên thấy muốn "tu để ..." vì lúc đó ham muốn khác sẽ xuất hiện thay thế cho giải thoát.

Tôi tự hỏi mình không biết bao nhiêu lần rồi:
1. Mình có cần giải thoát không? - Không, mọi người có thể cần nhưng mình thì không.
2. Mình có sợ chết không? Có sợ khi chết bị xuống địa ngục không? - Có, rất sợ. Sợ chết, sợ cả khi chết xuống địa ngục. Vì thế kiếp này cố làm thiện để bớt rủi ro chết bị xuống địa ngục (nhưng vẫn không đảm bảo là chết thì không bị xuống địa ngục, chỉ là giảm thiểu rủi ro hết mức thôi).
3. Luân hồi? - Luân hồi lãng mạn mà. Vũ trụ thật đẹp khi cây cỏ chết đi làm mùn cho đất, linh hồn đầu thai bắt đầu cuộc sống mới... Vòng tuần hoàn vũ trụ vốn hoàn mỹ như vậy, cần gì phải ra ngoài luân hồi (đó là quan điểm cá nhân của tôi thôi, tôi nhấn mạnh đó là quan điểm cá nhân). Tôi thấy luân hồi là hoàn mỹ, là rực rỡ, là tuyệt vời. Luân hồi rất ổn!

Tôi viết bài này muốn đàm đạo cùng các bác. Và cũng muốn hỏi "có bác nào có trà ngon không? Tôi thích uống trà"...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Cách đây 10 năm, khi bước chân vào con đường tu tập
Tôi được dạy: Tu để giải thoát
Và rồi là một ma trận về kiến thức Phật Pháp buộc tôi phải lĩnh ngộ, càng tìm hiểu tôi càng cảm thấy ham mê. Tôi nhận ra nhất định mình phải giải thoát. Nhất định không được trầm luân nơi sinh tử luân hồi

Cho đến một ngày, trong một lần ngồi thiền, tôi giật mình tự hỏi: Ai đã đưa vào đầu mình ý niệm về sự giải thoát vậy? Có thực sự mình cần giải thoát?

Nếu cứ muốn giải thoát là giải thoát được, thì ai tu tập cũng đã giải thoát rồi. Vậy tức là có muốn cũng chẳng được, và thậm chí có thể xảy ra trường hợp có người không muốn mà được (vì có ai chứng minh đúng sai điều này đâu)

Nếu bảo tu tập nhiều kiếp mới giải thoát. Cá nhân tôi thấy hết 1 kiếp này mà không giải thoát thì thêm kiếp nữa hay vài tỷ kiếp nữa cũng chả khác gì nhau, vì lúc đó mình cũng chẳng còn nhớ gì về kiếp trước. Kể cả có nhớ thì cũng chỉ giống việc sống lâu thêm 1 kiếp nữa. Tôi chẳng ham hố sống lâu, chẳng ham hố nhớ lại kiếp trước (kiếp này còn muốn quên rất nhiều thứ thì nhớ thêm kiếp trước làm gì cho mệt đầu).

Tôi thấy việc tự đặt ra mục tiêu "tu để giải thoát" nó cứ đầy rẫy sự đam mê, ham muốn như thế nào ấy, và một khi nó là đam mê, ham muốn thì đến lúc nó sẽ hết (quy luật sinh diệt), sẽ đến một lúc tự nhiên thấy muốn "tu để ..." vì lúc đó ham muốn khác sẽ xuất hiện thay thế cho giải thoát.

Tôi tự hỏi mình không biết bao nhiêu lần rồi:
1. Mình có cần giải thoát không? - Không, mọi người có thể cần nhưng mình thì không.
2. Mình có sợ chết không? Có sợ khi chết bị xuống địa ngục không? - Có, rất sợ. Sợ chết, sợ cả khi chết xuống địa ngục. Vì thế kiếp này cố làm thiện để bớt rủi ro chết bị xuống địa ngục (nhưng vẫn không đảm bảo là chết thì không bị xuống địa ngục, chỉ là giảm thiểu rủi ro hết mức thôi).
3. Luân hồi? - Luân hồi lãng mạn mà. Vũ trụ thật đẹp khi cây cỏ chết đi làm mùn cho đất, linh hồn đầu thai bắt đầu cuộc sống mới... Vòng tuần hoàn vũ trụ vốn hoàn mỹ như vậy, cần gì phải ra ngoài luân hồi (đó là quan điểm cá nhân của tôi thôi, tôi nhấn mạnh đó là quan điểm cá nhân). Tôi thấy luân hồi là hoàn mỹ, là rực rỡ, là tuyệt vời. Luân hồi rất ổn!

Tôi viết bài này muốn đàm đạo cùng các bác. Và cũng muốn hỏi "có bác nào có trà ngon không? Tôi thích uống trà"...


Chào bạn Lovingthesilentears,

Chà ... Bây giờ tôi mới gặp một người suy nghĩ giống mình.Bấy lâu nay tôi hay tự hỏi : Có ai như vậy không ?

Vẻ đẹp của cuộc sống rất đa dạng,muôn màu.Mỗi kiếp sống là một trải nghiệm dù buồn vui hay đau khổ,sung sướng hay cực khổ.Mỗi một cuộc đời,mỗi một con người là một vẻ đẹp mà Cuộc Sống mang lại.

Thực ra,giáo lý Đạo Phật cũng không hề bài bác chuyện này.Chẳng phải có câu Tâm bình Thế Giới bình,Tâm như Thế Giới như đó sao.Nếu Tâm của chúng ta cảm thấy như vậy thì sự an lạc chắc chắn sẽ xuất hiện mà thôi.Cái này là Tùy Duyên đó thôi.Không mong cầu Giải Thoát,không mong cầu Giác Ngộ ... chỉ là cố gắng từng phút,từng giây sống trọn vẹn với cuộc sống mà chúng ta đang có.Thực tại mới là quan trọng,quá khứ thì đã qua không thể quay lại,tương lai thì chưa biết thế nào.Tại sao ta cứ phải cố gắng tìm kiếm ở đâu xa? Việc gì đến sẽ phải đến thông qua "nghiệp lực" của chúng ta.Luật Nhân Quả là rất công bằng,chẳng ai có thể thay đổi hay can thiệp vào được ngoài chính bản thân chúng ta.Vậy mong cầu,ao ước,khát vọng Giải Thoát,Giác Ngộ để làm gì bởi cái Quả sẽ tự nhiên đến nếu chúng ta biết gieo Nhân.Còn bao giờ đến thì chúng ta không cần bận tâm,không cần nôn nóng,không cần vội vàng bởi nó chỉ làm ta vấp ngã mà thôi.

Nhân nói đến "vẻ đẹp của Luân Hồi" thì minh định suy nghĩ : có lẽ các vị Bồ Tát cũng nghĩ như vậy nên chăng các vị ấy mới luôn hòa mình vào cuộc sống để giúp đời.Tâm cảnh là đây.

Thân.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chào các đạo hữu,

Đúng là khi học Phật pháp chúng ta cũng không nên mong cầu gì nhiều, ngay cả sự giải thoát. Chúng ta hãy sống cho đúng với đạo lý, hãy buông xả hết những tham vọng, chấp trước rồi sự an lạc tự tại sẽ đến. Nhưng Nguyên chiếu nhấn mạnh rằng : Có sự giải thoát, nhưng đừng mong cầu, hãy sống cho đúng lời Phật dạy thì sẽ được giải thoát.

Kính.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
người điên này rất muốn giải thoát nhưng không mong cầu. Vì người điên này hiểu rằng giải thoát được hay không là do chính mình tu tập như thế nào, tu tâm sửa tánh mình ra sao, dẹp được tham sân si như thế nào, mình có còn dính mắc cái gì không? Nếu mình mong cầu giải thoát mà tâm tánh không tu sửa, tham sân si man nghi chất chồng thì mong cầu chỉ là mong cầu. Hãy hành động thực hiện đến mục đích cuối cùng là hường đến sự giải thoát ngay thực tại hiện tiền. Ngay trong phút giây này đây mình chưa giải thoát được thì liệu khi chết đi có giải thoát được hay không? Ngay trong phút giây này hãy giữ tâm bình thường an tĩnh trước mọi sóng gió nghiệp lực của cuộc đời. Hãy cố gắng hành để được như vậy. A di đà Phật!
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Chúng ta nhận thức mọi thứ trong vô minh
Niềm tin về giải thoát là một niềm tin của vô minh
Phương pháp tu tập chân thật qua lăng kính nhận thức vô minh của chúng ta cũng không còn chân thật
Vậy thì giải thoát làm sao được nhỉ
Nó không khác gì cứ ngồi đánh bóng than và chờ đợi một viên kim cương vậy??
Mình thực sự thắc mắc!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Chúng ta nhận thức mọi thứ trong vô minh
Niềm tin về giải thoát là một niềm tin của vô minh
Phương pháp tu tập chân thật qua lăng kính nhận thức vô minh của chúng ta cũng không còn chân thật
Vậy thì giải thoát làm sao được nhỉ
Nó không khác gì cứ ngồi đánh bóng than và chờ đợi một viên kim cương vậy??
Mình thực sự thắc mắc!

Bản chất phật tính trong mỗi con người là 1 viên ngọc quý hay nói cách khác là 1 viên kim cương. Đó là chân lý. Nhưng vì vô minh che lấp viên kim cương đó nó bị bao phủ bởi thang bởi quặng bởi bụi bặm cát đá sỏi. Nên cứ đánh bóng tâm (đánh bóng than đi) thì viên kim cương đó sẽ đến ngày lòi ra mà thôi. A di đà Phật!
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Bản chất phật tính trong mỗi con người là 1 viên ngọc quý hay nói cách khác là 1 viên kim cương. Đó là chân lý. Nhưng vì vô minh che lấp viên kim cương đó nó bị bao phủ bởi thang bởi quặng bởi bụi bặm cát đá sỏi. Nên cứ đánh bóng tâm (đánh bóng than đi) thì viên kim cương đó sẽ đến ngày lòi ra mà thôi. A di đà Phật!

Nếu hành động đánh bóng tâm là 1 thứ vượt ngoài vô minh thì viên kim cương rồi sẽ lộ
Nếu đánh bóng than bằng 1 viên than khác thì sẽ chẳng bao giờ ra được viên kim cương

Giống việc không thể giặt sạch một cái khăn trong 1 chậu nước bẩn được, có làm cũng phí công vô ích dù bản chất cái khăn là sạch:)
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Nếu hành động đánh bóng tâm là 1 thứ vượt ngoài vô minh thì viên kim cương rồi sẽ lộ
Nếu đánh bóng than bằng 1 viên than khác thì sẽ chẳng bao giờ ra được viên kim cương

Giống việc không thể giặt sạch một cái khăn trong 1 chậu nước bẩn được, có làm cũng phí công vô ích dù bản chất cái khăn là sạch:)

Lý luận đến đây thì bạn rơi vào hý luận rồi.Giống như việc tranh cãi con gà và quả trứng vậy.Đạo Phật không như vậy.Thử xét cuộc đời Đức Phật khi Ngài mới bắt đầu đi tìm Chân Lý.Ngài đã mất 6 năm tu khổ hạnh đó thôi.Nhưng chính nhờ 6 năm sai lầm này mà tư tưởng Trung Đạo mới hình thành.Cho nên có Vô Minh thì mới có Giải Thoát,có Giải Thoát thì mới biết Vô Minh.Hai cái này không hề mâu thuẫn mà nó tương hỗ cho nhau.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Nếu hành động đánh bóng tâm là 1 thứ vượt ngoài vô minh thì viên kim cương rồi sẽ lộ
Nếu đánh bóng than bằng 1 viên than khác thì sẽ chẳng bao giờ ra được viên kim cương

Giống việc không thể giặt sạch một cái khăn trong 1 chậu nước bẩn được, có làm cũng phí công vô ích dù bản chất cái khăn là sạch:)

Vậy thì hãy nhìn lại cuộc đời đức Phật, trước khi ngài giác ngộ ngài đã 6 năm tu khổ hạnh, ngài cũng có cái thân tứ đại như ta, ngài sắp phải trả giá bằng chính mạng sống của mình để tìm ra con đường trung đạo, sau đó giác ngộ chân lý mà lưu truyền phật pháp đến chúng ta.
Nhìn các đệ tử đức Phật hơn 500 vị đắc quả Alahan do tu theo những gì ngài chỉ dạy.
Hãy nhìn các vị tổ đắc quả alahán hay bồ tát cũng học từ giáo lý của Ngài.
Hãy nhìn các ong già bà lão chỉ niệm phật mà sanh về tây phương cực Lạc.
Vậy ta đã có con đường có la bàn đó là giáo pháp của Ngài chỉ dạy.
Quan trọng ta có chịu đi hay không, có hành theo những gì ngài chỉ dạy không, có tu sửa tâm tánh để tiến về bờ giác. Phương tiện đã có 84000 pháp môn cho ta lựa chọn. Có muốn giác ngộ hay không là do chính bản thân mình mà thôi. Cơm đã bày sẵn việc của ta chỉ có múc cơm đưa vào mồm, nếu còn không chịu ăn nữa thì đành bó tay thôi.
Tìm kiếm đâu xa xôi. Phật pháp ngay trước mặt. giảm trừ đi tam độc tham sân si, tu sửa tâm tánh, hành theo lời phật dạy tứ diệu đế, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên...cũng đủ cho ta tiến về bờ giác rồi. Đừng tìm cầu bên ngoài nữa vì viên kim cương ở sẵn trong vạt áo của mình mà.
A di đà Phật!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính mọi người

Nếu hành động đánh bóng tâm là 1 thứ vượt ngoài vô minh thì viên kim cương rồi sẽ lộ
Nếu đánh bóng than bằng 1 viên than khác thì sẽ chẳng bao giờ ra được viên kim cương

Giống việc không thể giặt sạch một cái khăn trong 1 chậu nước bẩn được, có làm cũng phí công vô ích dù bản chất cái khăn là sạch:)

Ý của ngài ấy cũng đã nói dùng trung đạo để nhận lại viên kim cương rồi mà
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Ý của ngài ấy cũng đã nói dùng trung đạo để nhận lại viên kim cương rồi mà

Cái khăn ví như chơn tâm.
Chậu nước bẩn ví như giáo pháp đức bổn sư.
hành động giặt ví như việc tu tập.
Vậy việc giặt khăn trong chậu nước bẩn thì sao sạch. ví như tu tập trong giáo pháp bẩn thì sao thấy chơn tâm. Vậy giáo pháp đức Phật tuyên thuyết có còn đúng không? Nguoi điên này nói nó là chnâ lý nên luon luon đúng những ví dụ cụ thề chính cuộc đời đức Phật thành đạo, 500 đệ tử đức Phật đắc A la hán, các vi tổ và hàng ngàn nguoi tu bình thường khác như ông già bà lão hàng ngày niệm phật cũng đều về cõi phật.
Vậy do tâm không kiên định nên mê mờ không thấy lối thoát, không thấy con đường, người điên này đã chỉ ra con đường theo hạnh nguyện chư Phật chư bồ tát. có tin và quyết tâm đi hay không tùy thuộc vào nhân duyên nghiệp lực của mỗi chúng sanh. A di đà Phật!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính đạo huynh

Cái khăn ví như chơn tâm.
Chậu nước bẩn ví như giáo pháp đức bổn sư.
hành động giặt ví như việc tu tập.
Vậy việc giặt khăn trong chậu nước bẩn thì sao sạch. ví như tu tập trong giáo pháp bẩn thì sao thấy chơn tâm. Vậy giáo pháp đức Phật tuyên thuyết có còn đúng không? Nguoi điên này nói nó là chnâ lý nên luon luon đúng những ví dụ cụ thề chính cuộc đời đức Phật thành đạo, 500 đệ tử đức Phật đắc A la hán, các vi tổ và hàng ngàn nguoi tu bình thường khác như ông già bà lão hàng ngày niệm phật cũng đều về cõi phật.
Vậy do tâm không kiên định nên mê mờ không thấy lối thoát, không thấy con đường, người điên này đã chỉ ra con đường theo hạnh nguyện chư Phật chư bồ tát. có tin và quyết tâm đi hay không tùy thuộc vào nhân duyên nghiệp lực của mỗi chúng sanh. A di đà Phật!

Kính đạo huynh.lời huynh nói thật bất khả tư nghì,những người mà huynh nói như 500vị a la hán và các vị phụ lão họ có thể được thành quả như vậy là do họ đã hết nghi ngờ vào tam bảo,tin sâu để có thể nhất tâm thực hành giáo pháp của như lai.nghi ngờ có thể là không tin pháp môn,không tin vào cái khả năng tu tập của mình(chẳng tự tin ),nghi ngờ cũng có thể là nghi tình tức là không hiểu....vv nếu đem cái tâm ấy để tu tập thì sẽ chẳng thể đi đến đâu cả trở đi mắc núi trở lại mắc sông.đó là do cái thấy của vô minh chấp thủ vào nhị biên còn trong vòng đối đãi (ví dụ 1người niệm Phật để vãng sanh,khi nghe được kinh này thì đầu tiên là tin đấy nhưng sau này khi nghe ai đó phản bác có lý lại nảy sinh nghi ngờ giải đãi,đó là do dùng cái thấy của vô minh mà tu tập nếu có thể khen chê mà chẳng động 1lòng tu tập thì chẳng nói làm gì rồi nhưng mấy ai mà được như vậy) điều quan trọng là làm sao hết nghi ngờ để mà vững bước trên con đường mình đã trọn
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Cái khăn ví như chơn tâm.
Chậu nước bẩn ví như giáo pháp đức bổn sư.
hành động giặt ví như việc tu tập.
Vậy việc giặt khăn trong chậu nước bẩn thì sao sạch. ví như tu tập trong giáo pháp bẩn thì sao thấy chơn tâm. Vậy giáo pháp đức Phật tuyên thuyết có còn đúng không? Nguoi điên này nói nó là chnâ lý nên luon luon đúng những ví dụ cụ thề chính cuộc đời đức Phật thành đạo, 500 đệ tử đức Phật đắc A la hán, các vi tổ và hàng ngàn nguoi tu bình thường khác như ông già bà lão hàng ngày niệm phật cũng đều về cõi phật.
Vậy do tâm không kiên định nên mê mờ không thấy lối thoát, không thấy con đường, người điên này đã chỉ ra con đường theo hạnh nguyện chư Phật chư bồ tát. có tin và quyết tâm đi hay không tùy thuộc vào nhân duyên nghiệp lực của mỗi chúng sanh. A di đà Phật!

Chậu nước bẩn KHÔNG phải là giáo pháp Đức Bổn Sư
Giáo pháp vốn là NƯỚC SẠCH
Bẩn đi do khi giáo pháp đi vào nhận thức vô minh của chúng ta, bị nhận thức vô minh và cái tôi áp đặt, kiến giải, lý thuyết, giải thích... (theo cách mà chúng ta cho là hợp lý), và vì thế bị vấy bẩn

Giáo pháp giống ngón tay chỉ mặt trăng
Nhận thức vô minh của chúng ta không nhìn tổng thể việc chỉ mặt trăng mà chỉ sa đà vào ngón tay

Sự nhất tâm, nỗ lực, kiên trì, tin tưởng... mà bạn nói chỉ giống như việc cố gắng giặt đồ. Khi chậu nước bẩn thì nỗ lực giặt mấy cũng hoài công

Tôi vào diễn đàn cũng mới vài hôm, rất thích sự nhiệt tình của mọi người tại đâu, cầu pháp, tu tập. Giống như việc tôi thấy mọi người rất chăm chỉ giặt áo vậy!

Nhưng mọi người không thấy cả không khí tu tập ở đây rất nặng nề hay sao? Cảm giác như vào một căn phòng chật chội, u ám và không có lối thoát.
Tu tập là để giải thoát, cái cảm giác thoáng đạt của giải thoát nó rất khác. Người tu tập dù chưa giải thoát thì cũng phải có sự thoáng đạt nào đó chứ không gò bó thế này.

Tôi không nói tất cả mọi người ở đây đều thế, nhưng tôi thấy một vài người như thế
Và tôi rất hi vọng có một ai đó, thử gạt hết tất cả các đống lý thuyết rắc rối nặng nề đó ra khỏi đầu, ngồi thiền tĩnh lặng, đừng lôi bất cứ trải nghiệm thiền nào cũ của mình từ trước đó áp đặt lên lần ngồi thiền này, kiên trì ngồi trong 6 tiếng, chỉ nhất tâm gạt hết mọi suy nghĩ của mình đi...

Nếu nhận thức đã vô minh, vậy thì đừng nhận thức gì nữa
Nếu bản năng của mình là nhìn vào ngón tay thay vì mặt trăng, vậy đừng cố nhìn gì nữa
Nếu chậu nước đã bẩn, vậy đừng cố gắng giặt nữa
Lắng lại đã, đừng phân tích thêm nữa, đừng phản biện đúng sai những gì tôi nói, vì tôi có nói gì thì nó cũng chỉ là lý thuyết, là kiến giải thôi. CÁC HÀNH ĐỘNG KIẾN GIẢI VÔ NGHĨA NÀY CỦA TÔI mọi người đừng bám vào nó và phân tích đúng sai làm gì...
Nước bẩn rồi sẽ bị lắng bụi xuống thôi. Miễn là đừng động chạm gì đến nước nữa
Áo bẩn ngâm ở đó, chưa cần giặt vội, lắng nước đã...
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Chậu nước bẩn KHÔNG phải là giáo pháp Đức Bổn Sư
Giáo pháp vốn là NƯỚC SẠCH
Bẩn đi do khi giáo pháp đi vào nhận thức vô minh của chúng ta, bị nhận thức vô minh và cái tôi áp đặt, kiến giải, lý thuyết, giải thích... (theo cách mà chúng ta cho là hợp lý), và vì thế bị vấy bẩn

Giáo pháp giống ngón tay chỉ mặt trăng
Nhận thức vô minh của chúng ta không nhìn tổng thể việc chỉ mặt trăng mà chỉ sa đà vào ngón tay

Sự nhất tâm, nỗ lực, kiên trì, tin tưởng... mà bạn nói chỉ giống như việc cố gắng giặt đồ. Khi chậu nước bẩn thì nỗ lực giặt mấy cũng hoài công

Tôi vào diễn đàn cũng mới vài hôm, rất thích sự nhiệt tình của mọi người tại đâu, cầu pháp, tu tập. Giống như việc tôi thấy mọi người rất chăm chỉ giặt áo vậy!

Nhưng mọi người không thấy cả không khí tu tập ở đây rất nặng nề hay sao? Cảm giác như vào một căn phòng chật chội, u ám và không có lối thoát.
Tu tập là để giải thoát, cái cảm giác thoáng đạt của giải thoát nó rất khác. Người tu tập dù chưa giải thoát thì cũng phải có sự thoáng đạt nào đó chứ không gò bó thế này.

Tôi không nói tất cả mọi người ở đây đều thế, nhưng tôi thấy một vài người như thế
Và tôi rất hi vọng có một ai đó, thử gạt hết tất cả các đống lý thuyết rắc rối nặng nề đó ra khỏi đầu, ngồi thiền tĩnh lặng, đừng lôi bất cứ trải nghiệm thiền nào cũ của mình từ trước đó áp đặt lên lần ngồi thiền này, kiên trì ngồi trong 6 tiếng, chỉ nhất tâm gạt hết mọi suy nghĩ của mình đi...

Nếu nhận thức đã vô minh, vậy thì đừng nhận thức gì nữa
Nếu bản năng của mình là nhìn vào ngón tay thay vì mặt trăng, vậy đừng cố nhìn gì nữa
Nếu chậu nước đã bẩn, vậy đừng cố gắng giặt nữa
Lắng lại đã, đừng phân tích thêm nữa, đừng phản biện đúng sai những gì tôi nói, vì tôi có nói gì thì nó cũng chỉ là lý thuyết, là kiến giải thôi. CÁC HÀNH ĐỘNG KIẾN GIẢI VÔ NGHĨA NÀY CỦA TÔI mọi người đừng bám vào nó và phân tích đúng sai làm gì...
Nước bẩn rồi sẽ bị lắng bụi xuống thôi. Miễn là đừng động chạm gì đến nước nữa
Áo bẩn ngâm ở đó, chưa cần giặt vội, lắng nước đã...

Tại vì có hỏi nên mới có trả lời. Nếu biết trước đạo hữu hiểu được như thế này thì cũng đã không trả lời. Thì tu là sửa hàng ngày tu tâm sửa tánh, cũng như gạn đục khơi trong mà thôi. Đúng bạn nói rất đúng không khí trong diễn đàn này nặng nề thật vì họ không có tâm từ bi vị tha, tu nhưng không nhìn vào nội tâm chính mình dính mắc chổ nào mà tu sửa cứ đi tìm lỗi người, rồi chạy theo kinh điển hý luận trên trời dưới đất, người điên này cũng đã cảnh tỉnh nhiều lần.
Chúc bạn an lạc tinh tấn trên con đường mình đã chọn. A di đà Phật!
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Tại vì có hỏi nên mới có trả lời. Nếu biết trước đạo hữu hiểu được như thế này thì cũng đã không trả lời. Thì tu là sửa hàng ngày tu tâm sửa tánh, cũng như gạn đục khơi trong mà thôi. Đúng bạn nói rất đúng không khí trong diễn đàn này nặng nề thật vì họ không có tâm từ bi vị tha, tu nhưng không nhìn vào nội tâm chính mình dính mắc chổ nào mà tu sửa cứ đi tìm lỗi người, rồi chạy theo kinh điển hý luận trên trời dưới đất, người điên này cũng đã cảnh tỉnh nhiều lần.
Chúc bạn an lạc tinh tấn trên con đường mình đã chọn. A di đà Phật!

A Di Đà Phật
Với tôi, tu tập là thế này:
dbd713799694e41fe819c915ed76e333.jpg
 

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 10 2015
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8
Thật vui khi biết được một người tu tập như thế!

Tôi cũng muốn chia sẻ một vài điều. Hãy ví cái Tâm Thật Sự này là một dòng sông, nếu dòng sông chảy thì có sự sống, dòng sông đứng lặng thì sẽ chết. Nhưng bản chất của sông vẫn không thay đổi, vẫn là nước. Luân hồi là một biểu hiện của cái Tâm Thật Sự đó, vì vậy nếu có nước thì có sông và dòng sông đó PHẢI chảy. Ở đâu ra mà thoát khỏi luân hồi? KHÔNG HỀ CÓ, thoát rồi đi đâu? Thoát rồi thì sẽ chết, chết một cách thảm bại, một cách vô danh. Chỉ có thoát khỏi cái ý niệm về sự luân hồi mà thôi. Luân hồi là tiến hóa, sự tiến hóa của tâm linh.

Thật sự mà nói, người ta vẫn hay bàn về Phật tánh, một cái gì đó rất xa xôi. Tôi thì thấy BẤT CỨ CÁI GÌ, nếu BIẾN ĐỔI sẽ TRƯỜNG TỒN. Cái gì mà không thay đổi nhiều, sẽ chết. Vì vậy, ở bất cứ đâu cũng sẽ có bài học cho ta về Phật tánh. Nhìn bông hoa đang nở cũng sẽ thấy Phật tánh, thấy dòng sông đang chảy cũng có Phật tánh, ngắm mặt trời mọc cũng thấy được Phật tánh... Bởi vì nó THAY ĐỔI LIÊN TỤC, nên nó TRƯỜNG TỒN. Vô thường cũng thế, là chân lý, là sự thật rồi.

Cái chúng ta mắc kẹt đều là ý niệm, ý niệm về cái này, cái kia, tự người ta áp đặt cho mình rồi mình áp đặt cho mình; xong ta cho đó là sự thật, và ta bị kẹt. Như một chiếc áo mới, khi ta thử ta thấy đẹp, ta hỏi người A thì người đó thấy xấu, hỏi người B thì người đó khen đẹp. Bản thân cái áo chẳng xấu đẹp gì sất! Do ta và người áp đặt nó theo ý niệm của họ.

Cũng như chúng ta không biết mọi vật đều do ý niệm của ta mà ra. Như chiếc điện thoại iPhone chẳng hạn. Mấy chục năm trước, chưa ai biết iPhone là gì. Khi Steve Jobs nghĩ về một thiết bị hiện đại, thiết kế đẹp, độc đáo, đa năng là tư tưởng ông đang có ý niệm về một chiếc iPhone. Cái ý niệm này không thật, vì nó như một con sóng, có đó rồi sẽ mất đó. Ngay từ đầu, cái ý niệm về iPhone đã không thật thì sau khi phác thảo và sản xuất, nó cũng đã không thật rồi. Vậy rõ ràng iPhone là do tâm Steve Jobs tạo ra, nó cũng sẽ biển chuyển và thay đổi trong tương lai.

Nhân đây, chúng ta cũng không cần phải sợ sau khi chết bị xuống địa ngục hay gì cả. Vì tâm của chúng ta thế nào thì tạo ra cảnh thế ấy. Cho nên tôi mới nói, người tu Phật phải có tinh thần vững mạnh, đừng để mình bị dụ và dễ lung lay. Với lại, phải bảo tồn hạt giống Từ Bi trong mình, vì nó là bản năng, ai cũng có cả, đừng để mất một báu vật như thế. Cho nên tôi có thể nói rằng, mình sẽ không bao giờ gặp địa ngục chịu khổ nếu mình sống với cái tâm chân thành và yêu thương.
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Thật vui khi biết được một người tu tập như thế!

Tôi cũng muốn chia sẻ một vài điều. Hãy ví cái Tâm Thật Sự này là một dòng sông, nếu dòng sông chảy thì có sự sống, dòng sông đứng lặng thì sẽ chết. Nhưng bản chất của sông vẫn không thay đổi, vẫn là nước. Luân hồi là một biểu hiện của cái Tâm Thật Sự đó, vì vậy nếu có nước thì có sông và dòng sông đó PHẢI chảy. Ở đâu ra mà thoát khỏi luân hồi? KHÔNG HỀ CÓ, thoát rồi đi đâu? Thoát rồi thì sẽ chết, chết một cách thảm bại, một cách vô danh. Chỉ có thoát khỏi cái ý niệm về sự luân hồi mà thôi. Luân hồi là tiến hóa, sự tiến hóa của tâm linh.

Thật sự mà nói, người ta vẫn hay bàn về Phật tánh, một cái gì đó rất xa xôi. Tôi thì thấy BẤT CỨ CÁI GÌ, nếu BIẾN ĐỔI sẽ TRƯỜNG TỒN. Cái gì mà không thay đổi nhiều, sẽ chết. Vì vậy, ở bất cứ đâu cũng sẽ có bài học cho ta về Phật tánh. Nhìn bông hoa đang nở cũng sẽ thấy Phật tánh, thấy dòng sông đang chảy cũng có Phật tánh, ngắm mặt trời mọc cũng thấy được Phật tánh... Bởi vì nó THAY ĐỔI LIÊN TỤC, nên nó TRƯỜNG TỒN. Vô thường cũng thế, là chân lý, là sự thật rồi.

Cái chúng ta mắc kẹt đều là ý niệm, ý niệm về cái này, cái kia, tự người ta áp đặt cho mình rồi mình áp đặt cho mình; xong ta cho đó là sự thật, và ta bị kẹt. Như một chiếc áo mới, khi ta thử ta thấy đẹp, ta hỏi người A thì người đó thấy xấu, hỏi người B thì người đó khen đẹp. Bản thân cái áo chẳng xấu đẹp gì sất! Do ta và người áp đặt nó theo ý niệm của họ.

Cũng như chúng ta không biết mọi vật đều do ý niệm của ta mà ra. Như chiếc điện thoại iPhone chẳng hạn. Mấy chục năm trước, chưa ai biết iPhone là gì. Khi Steve Jobs nghĩ về một thiết bị hiện đại, thiết kế đẹp, độc đáo, đa năng là tư tưởng ông đang có ý niệm về một chiếc iPhone. Cái ý niệm này không thật, vì nó như một con sóng, có đó rồi sẽ mất đó. Ngay từ đầu, cái ý niệm về iPhone đã không thật thì sau khi phác thảo và sản xuất, nó cũng đã không thật rồi. Vậy rõ ràng iPhone là do tâm Steve Jobs tạo ra, nó cũng sẽ biển chuyển và thay đổi trong tương lai.

Nhân đây, chúng ta cũng không cần phải sợ sau khi chết bị xuống địa ngục hay gì cả. Vì tâm của chúng ta thế nào thì tạo ra cảnh thế ấy. Cho nên tôi mới nói, người tu Phật phải có tinh thần vững mạnh, đừng để mình bị dụ và dễ lung lay. Với lại, phải bảo tồn hạt giống Từ Bi trong mình, vì nó là bản năng, ai cũng có cả, đừng để mất một báu vật như thế. Cho nên tôi có thể nói rằng, mình sẽ không bao giờ gặp địa ngục chịu khổ nếu mình sống với cái tâm chân thành và yêu thương.

Mình khá đồng ý với bài viết của bạn ngoài 1 số thứ sau:
"Bởi vì THAY ĐỔI LIÊN TỤC nên nó TRƯỜNG TỒN" - Nhưng mình cũng không thể lôi các ý niệm về sinh diệt ra để phản đối việc này được. Ngẫm lại thì vấn đề là ở mình thôi, mình chưa đồng ý với việc này vì chấp niệm của mình chưa đến cấp độ này. Có lẽ vậy...

Về việc xuống địa ngục hay không, tất cả đều là giả thuyết và phán đoán thôi. Dù có nói và tự tin ngàn lần về việc không bao giờ gặp địa ngục chịu khổ nếu mình sống với cái tâm chân thành và tình yêu thương, thì nhận thức của cá nhân và trí tuệ của vũ trụ cũng khác nhau khá xa về mặt thế nào là cái tâm chân thành, và thế nào là tình yêu thương. Mà chúng ta sẽ bị trí tuệ vũ trụ phán xét xem sẽ lên thiên đàng, hay xuống địa ngục. Và vì thế, không thể nói mạnh được. Đó là những suy nghĩ của bản thân mình về địa ngục. Chỉ cầu mong sự khách quan của vũ trụ và chủ quan của chúng ta trong lúc đó không khác nhau mấy :)
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
????..

Thật vui khi biết được một người tu tập như thế!

Tôi cũng muốn chia sẻ một vài điều. Hãy ví cái Tâm Thật Sự này là một dòng sông, nếu dòng sông chảy thì có sự sống, dòng sông đứng lặng thì sẽ chết. Nhưng bản chất của sông vẫn không thay đổi, vẫn là nước. Luân hồi là một biểu hiện của cái Tâm Thật Sự đó, vì vậy nếu có nước thì có sông và dòng sông đó PHẢI chảy. Ở đâu ra mà thoát khỏi luân hồi? KHÔNG HỀ CÓ, thoát rồi đi đâu? Thoát rồi thì sẽ chết, chết một cách thảm bại, một cách vô danh. Chỉ có thoát khỏi cái ý niệm về sự luân hồi mà thôi. Luân hồi là tiến hóa, sự tiến hóa của tâm linh.

Thật sự mà nói, người ta vẫn hay bàn về Phật tánh, một cái gì đó rất xa xôi. Tôi thì thấy BẤT CỨ CÁI GÌ, nếu BIẾN ĐỔI sẽ TRƯỜNG TỒN. Cái gì mà không thay đổi nhiều, sẽ chết. Vì vậy, ở bất cứ đâu cũng sẽ có bài học cho ta về Phật tánh. Nhìn bông hoa đang nở cũng sẽ thấy Phật tánh, thấy dòng sông đang chảy cũng có Phật tánh, ngắm mặt trời mọc cũng thấy được Phật tánh... Bởi vì nó THAY ĐỔI LIÊN TỤC, nên nó TRƯỜNG TỒN. Vô thường cũng thế, là chân lý, là sự thật rồi.

Cái chúng ta mắc kẹt đều là ý niệm, ý niệm về cái này, cái kia, tự người ta áp đặt cho mình rồi mình áp đặt cho mình; xong ta cho đó là sự thật, và ta bị kẹt. Như một chiếc áo mới, khi ta thử ta thấy đẹp, ta hỏi người A thì người đó thấy xấu, hỏi người B thì người đó khen đẹp. Bản thân cái áo chẳng xấu đẹp gì sất! Do ta và người áp đặt nó theo ý niệm của họ.

Cũng như chúng ta không biết mọi vật đều do ý niệm của ta mà ra. Như chiếc điện thoại iPhone chẳng hạn. Mấy chục năm trước, chưa ai biết iPhone là gì. Khi Steve Jobs nghĩ về một thiết bị hiện đại, thiết kế đẹp, độc đáo, đa năng là tư tưởng ông đang có ý niệm về một chiếc iPhone. Cái ý niệm này không thật, vì nó như một con sóng, có đó rồi sẽ mất đó. Ngay từ đầu, cái ý niệm về iPhone đã không thật thì sau khi phác thảo và sản xuất, nó cũng đã không thật rồi. Vậy rõ ràng iPhone là do tâm Steve Jobs tạo ra, nó cũng sẽ biển chuyển và thay đổi trong tương lai.

Nhân đây, chúng ta cũng không cần phải sợ sau khi chết bị xuống địa ngục hay gì cả. Vì tâm của chúng ta thế nào thì tạo ra cảnh thế ấy. Cho nên tôi mới nói, người tu Phật phải có tinh thần vững mạnh, đừng để mình bị dụ và dễ lung lay. Với lại, phải bảo tồn hạt giống Từ Bi trong mình, vì nó là bản năng, ai cũng có cả, đừng để mất một báu vật như thế. Cho nên tôi có thể nói rằng, mình sẽ không bao giờ gặp địa ngục chịu khổ nếu mình sống với cái tâm chân thành và yêu thương.

Mong rằng Ngài Viên Quang 6 có cái nhìn thật đúng đắn về topic này. nếu Ngài cho rằng đúng và tuyệt vời thì cũng không sao. và xin các vị cứ lộ diện chân thật với chính mình mà trò chuyện, đừng biến hóa ra nhiều bộ mặt làm gì, chẳng thay đổi được cốt tủy, âu bằng cứ để nguyên mình có hay hơn ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Mong rằng Ngài Viên Quang 6 có cái nhìn thật đúng đắn về topic này. nếu Ngài cho rằng đúng và tuyệt vời thì cũng không sao. và xin các vị cứ lộ diện chân thật với chính mình mà trò chuyện, đừng biến hóa ra nhiều bộ mặt làm gì, chẳng thay đổi được cốt tủy, âu bằng cứ để nguyên mình có hay hơn ?

Kính thưa Ngài muathularung và Quý Đạo hữu.

Gần đây diễn đàn chúng ta được hân hạnh cung tiếp và nhận sự chia sẻ của đông đảo Thiện tri thức. Như:

Lovingthesilenttears

Ba Phải Thiền Sư

Bình Đẳng Giác

thienvienchontam.com

Nhất là sự chỉ điểm của Bác Trừng Hải.

Dĩ nhiên tài năng các vị ấy quả là xuất chúng. VQ không có được tài đức bằng các vị ấy đâu (đây là sự thật).

Do vậy ngài ám chỉ đó là hóa thân của vienquang6 thì rất oan cho VQ lắm vậy, và cũng làm khuất tất cho các vị ấy !

Nhân đây VQ xin tán dương công đức chia sẻ những đóng góp chánh pháp của quý vị.

Và đặc biệt đề nghị Bác Trừng Hải xin đảm nhiệm Thành Viên Vinh Dự, để thỏa lòng cung kính của diễn đàn với Bác.

Nếu Bác Trừng hải và các bạn không phản đối. 3 ngày nửa VQ sẽ xác lập Thành Viên Vinh Dự đối với Bác Trừng Hải.

Xin Kính cảm ơn .

VQ
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chào bạn Lovingthesilenttears,

Với chủ đề :Vì sao tôi thấy việc luân hồi hết sứ bình thường và tôi không có nhu cầu giải thoát.

Và:

Mình khá đồng ý với bài viết của bạn ngoài 1 số thứ sau:
"Bởi vì THAY ĐỔI LIÊN TỤC nên nó TRƯỜNG TỒN" - Nhưng mình cũng không thể lôi các ý niệm về sinh diệt ra để phản đối việc này được.

Về việc xuống địa ngục hay không, tất cả đều là giả thuyết và phán đoán thôi.

Mà chúng ta sẽ bị trí tuệ vũ trụ phán xét xem sẽ lên thiên đàng, hay xuống địa ngục.

==>> Nguyên chiếu nghĩ những lời của bạn sẽ không thích hợp ở diễn đàn Phật Pháp này đâu, bạn có thể tìm một diễn đàn nào đó mà ở đó những giáo lý của bạn có thể chấp nhận được.

Đạo Phật là đạo chủ trương tính tự giác, phủ nhận một cái gì tồn tại vĩnh viễn, xác nhận có Tam cõi và sáu đường khi chúng ta còn Vô minh bị xoay vòng trong luân hồi, nhưng không phủ định sự giải thoát mà người đã giải thoát đó chính là Đức Phật Thích Ca, người đã tự tu hành và giác ngộ.

Mong bạn hiểu.

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên