Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm

  • Thread starter imported_gioidinhhue
  • Ngày bắt đầu
I

imported_gioidinhhue

Guest
Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm

1. Với quyết tâm thành tựu
Lợi lạc lớn lao nhất
Nhờ tất cả chúng sinh,
Tôi nguyện luôn giữ gìn
Chúng sinh trong đáy tim,
Vì chúng sinh quí hơn
Cả bảo châu như ý.


Chúng sinh không những giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu cao nhất là thành Phật, mà còn mang lại cho chúng ta hạnh phúc trước mắt. Vì vậy mà nói chúng sinh quí hơn ngọc như ý. Và cũng vì vậy mà phát nguyện gìn giữ chúng sinh.

2. Khi gặp gỡ tiếp xúc
Với bất kỳ một ai,
Nguyện tôi luôn thấy mình
Là kẻ thấp kém nhất,
Từ đáy lòng chân thật
Luôn tôn kính mọi người
Như kính bậc tối cao.


Với người khác, chúng ta không nên tự cao thấy mình hơn người, từ trên nhìn xuống, mà phải luôn thấy mình khiêm nhượng thấp kém hơn tất cả. Cần kính trọng người khác, vì người khác có khả năng tương đương với hành động của Phật đà, đó là khả năng mang đến cho chúng ta nguồn hạnh phúc giác ngộ.

3. Nguyện trong từng hành động
Tôi luôn tự xét mình,
Phiền não vừa dấy lên,
Ðe dọa mình và người,
Nguyện tức thì nhận diện,
Và tức thì dẹp tan.


Trên bước đường tu, thỉnh thoảng chúng ta gặp trở ngại. Trở ngại không đến từ bên ngoài mà phát sinh ngay từ bên trong, do vọng tâm mà có. Kẻ thù chân chính phá hủy hạnh phúc của chúng ta là kẻ thù nội tại.

Nếu cố gắng tu tập sẽ có được khả năng tự chế, được vậy mới gọi là tự tại bình an thật sự. Vì vậy Phật dạy: “Các con là thầy của chính mình”. Mọi sự đều phải trông cậy vào chính mình.

Khi tu phát tâm bồ đề chúng ta cần dẹp hết phiền não, tuy vậy, cái cần diệt bỏ trước nhất vẫn là tâm giận dữ. Ðã giận dữ thì không thể hạnh phúc, trong khi tham dục có khi vẫn mang lại niềm vui.

Tục ngữ Tây tạng có câu “bao giờ nổi cơn giận dữ, hãy tự cắn đốt ngón tay”. Câu nói này có nghĩa là nếu lỡ nổi giận thì đừng phát ra ngoài mà chỉ nên tự nói với mình “thôi bỏ đi”.

4. Khi gặp người hiểm ác
Vì bị tâm phiền não
Và ác nghiệp tác động,
Nguyện tôi quí người ấy
Như vừa tìm ra được
Kho tàng trân quí nhất.


Có nhiều người khi thấy người khác bị khổ đau khống chế, bị vô minh phiền não bức bách, thường hay gắng tránh né để khỏi liên lụy tới mình. Bồ tát thay vì tránh né, luôn can đảm đến gần, vì đây là cơ hội quí giá để mang hạnh phúc lại cho kẻ khác.

5. Khi gặp người vì lòng
Ganh ghen và đố kỵ
Miệt thị phỉ báng tôi,
Nguyện tôi nhận phần thua,
Nhường đi mọi phần thắng.


Khi người khác, nhất là những người oán ghét mình, vì ganh ghen mà gây hại cho ta, ta không được từ bỏ họ mà phải giữ gìn, thương yêu, chăm sóc họ với lòng đại bi.

Vì vậy mà nói Phật tử phải nhận phần “thua” và tặng phần “thắng” cho người.

Tâm bồ đề thì phải biết nhận thua tặng thắng. Làm như vậy không phải để tự thấy mình đạo đức hơn người, mà chỉ giản dị vì muốn lợi ích chúng sinh. Còn nếu nhận thua tặng thắng mà gây tổn hại đến cho người khác thì đương nhiên không nên làm như vậy. Phật tử đại thừa gặp trường hợp này cần nương theo lòng vị tha, khởi tâm mong mỏi lợi ích chúng sinh để hành động ngược lại.

Hãy suy nghĩ như vầy: gặp việc không vừa ý mà nổi giận mới thật là thua, vì cơn giận sẽ tức khắc phá hủy niềm an lạc trong tâm, về lâu về dài sẽ mang lại kết quả tai hại. Ngược lại nếu bị xâm phạm mà vẫn không nổi nóng, đó mới là chiến thắng thật sự.

Khi tâm mất kiên nhẫn, nổi cơn giận dữ, trí óc sẽ mất hết sáng suốt, không còn khả năng nhìn rõ sự việc. Nổi điên lên vì giận sẽ làm mất hết khả năng phán xét. Giữ tâm bình thản mới có thể sáng suốt quan sát tình hình, bao giờ cần phản ứng quyết liệt thì phản ứng. Vậy mới là ý nghĩa chân chính của thắng bại.

6. Khi gặp người mà tôi
Giúp đỡ, đặt kỳ vọng,
Lại vong ân bội nghĩa
Gây tổn hại cho tôi,
Nguyện tôi xem người ấy
Là một đấng tôn sư.


Khi gặp người phụ ơn, ta thường cảm thấy chán nản không muốn giúp. Gặp trường hợp này thật khó mà bỏ qua không trách. Vì đây chính là trở ngại lớn cho lòng vị tha, nên câu kệ này dạy ta cần đặc biệt quan tâm chăm sóc những kẻ phụ ơn.

Kẻ gây hại không những cần được quan tâm giúp đỡ, mà thật sự còn là vị thầy dẫn dắt chúng ta trên đường tu. Phật tử sẽ thấy kẻ thù mới đích thật là vị thầy cao quí nhất của mình.

7. Tóm lại tôi xin nguyện
Trực tiếp và gián tiếp
Trao tặng mọi lợi lạc
Cho tất cả chúng sinh

Ðều là mẹ của tôi
Từ vô lượng kiếp trước.

Nguyện [không đợi ai cầu
Vẫn] âm thầm gánh chịu
Mọi ác nghiệp khổ não
Thay thế cho chúng sinh.

Người khác nhiều vô tận, mà tôi chỉ có một, vì vậy dù tôi có quan trọng đến đâu, người khác vẫn quí hơn. Có chút phán đoán sẽ thấy hy sinh một để cứu vô lượng là việc rất đáng làm, ngược lại hy sinh vô lượng chúng sinh chỉ vì cá nhân một người là điều thật vô lý.

Ở đây có một cách quán tưởng rất hữu hiệu. Hãy tưởng tượng mình là một người rất ích kỷ, trước mặt có nhiều người khác đang chịu khổ. Tưởng tượng chúng sinh đang trải qua đủ loại khổ đau, trong khi đó kẻ ích kỷ kia vẫn dửng dưng không quan tâm. Tưởng tượng vậy rồi thử nhìn lại xem mình nghiên về bên nào hơn. Thái độ ích kỷ rất khó dẹp bỏ, nhất là khi mới tu. Nhưng nếu kiên trì cố gắng, chắc chắn sẽ thành công.

Người nào đã biết chân thành nhận lãnh khổ đau và khuyết điểm của chúng sinh về phần mình thì cũng nên tập cách tặng cho chúng sinh tất cả mọi đức tính tốt lành cũng như mọi hạnh phúc mình đang có.

Bảy câu kệ trên dạy phương pháp tu hạnh bồ đề thuộc lãnh vực qui ước, đó là phần phương tiện. Câu kệ thứ tám nói về tâm bồ đề cứu cánh, là phần trí tuệ. Tu hạnh bồ đề qui ước thì tích tập được phước đức tư lương, còn tu hạnh bồ đề cứu cánh thì tích tập được trí tuệ tư lương. Hai nguồn năng lực tư lương phước trí này sẽ giúp ta thành tựu Sắc thân [Rupakaya] và Pháp thân [Dharmakaya].

8. Nguyện những điều nói trên
Không bị vướng ô nhiễm
Bởi tám ngọn gió chướng.
Nguyện tôi thấy mọi sự
Hiện ra trong cõi đời
Ðều chỉ như huyễn mộng
Cho tâm thôi chấp bám
Thoát ràng buộc luân hồi.


Tu để được sống lâu, tăng sức khỏe hay để được an vui thành đạt trong cuộc sống là không đúng. Tu để người khác thấy mình là đại hành giả cũng không đúng. Tu và thấy đối tượng của lòng từ bi của mình có tự tánh, cũng không đúng.

Phải tu và hiểu rằng mọi sự đều như huyễn mộng. Thấy được mọi sự như huyễn mộng là vì đã phủ nhận tự tánh của sự vật, bỏ lại phía sau tất cả những gì là giả danh, là danh từ và khái niệm. Ðó là chứng ngộ trong Phật giáo.

Chúng ta có nói qua về tri kiến và hành động trong Phật giáo. Tri kiến Phật giáo được gọi là duyên khởi. Duyên khởi tuy có nhiều ý nghĩa, nhưng ý nghĩa vi tế nhất của duyên khởi rất gần với tuệ giác tánh Không.

Duyên khởi nói rằng không có điều gì thật sự có tự tánh. Hiểu được duyên khởi là có được lòng tin chắc chắn về luật biến hóa của thế giới hiện tượng qui ước. Từ đó mà tu hạnh bồ đề để tích tập phước đức, và thiền quán tánh Không, quán sự vật không có tự tánh, để tích tập trí tuệ.

Phát tâm bồ đề rồi dựa vào tâm ấy để tu sáu hạnh toàn hảo: Thí, Giới, Nhẫn, Tấn, Ðịnh và Tuệ. Sáu hạnh toàn hảo còn có thể qui nạp thành ba môn vô lậu học: Giới, Ðịnh, Tuệ.

Giới là tự chế ngự, không làm việc bất thiện. Có tất cả ba bộ giới, một là giới Ba la đề mộc xoa [Pratimoksha hay Vinaya], còn gọi là “giải thoát cá nhân”; hai là giới Bồ tát; ba là giới Kim cang.

Giới Ba la đề mộc xoa có hai loại, dành cho người xuất gia và dành cho cư sĩ. Cư sĩ có thể nhận hai loại giới, hoặc giới nhận một ngày, hoặc giới nhận một đời.

Căn bản của mọi giới là tránh phạm mười ác nghiệp, trong đó có ba việc của thân: sát sinh, trộm cắp, tà dâm; bốn việc của miệng: nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác, không cần mà nói; ba việc của ý: tham lam, ác ý, tà kiến.

Tà kiến nói ở đây chủ yếu là đoạn kiến, nghĩa là quan niệm sai lầm cho rằng tất cả mọi sự rỗng rang không thật. Ngoài ra còn những loại tà kiến khác như là tin có đấng sáng tạo vạn năng.

Nói về giới Bồ tát, quan trọng nhất phải biết dứt lòng vị kỷ, đừng xem mình quan trọng hơn người khác, được như vậy thì giữ được giới Bồ tát.

Nói về ba môn vô lậu học Giới Ðịnh Tuệ, Giới là nền tảng của Ðịnh, và Ðịnh là nền tảng của Tuệ. Một khi Giới đã vững, phải tu Ðịnh và Tuệ.

hoibongsen.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Em GĐH mến
Tà kiến nói ở đây chủ yếu là đoạn kiến , nghĩa là quan niệm sai lầm cho rằng tất cả mọi sự rỗng rang không thật. Ngoài
ra còn có những loại Tà kiến khác như là tin có đấng sáng tạo vạn năng


Theo giáo lý của Đạo Phật, để tu theo giải thoát của đạo Phật người Phật tử phải tránh 62 tà kiến tóm gọn :
1- NGÃ KIẾN : Chấp có ta , cũng gọi Thân kiến ( như vậy tin có cái ngã này và cái ngã kia... vĩnh viễn )

2- Đoạn Kiến : Kể chẳng có Thân Tâm , chẳng có luân hồi , cũng gọi Vô Kiến ( như vậy chết là hết , hư vô đoạn diệt )

3- Thường Kiến : Kể Thân Tâm còn mãi , tức là Hữu Kiến ( tức là mỗi UẨN kể : 1/ Sắc là ta, lìa sắc là ta . 2/ Sắc lớn ta nhỏ
ta lớn Sắc nhỏ . 3/ Ta lớn , sắc lớn . 4/ Ta nhỏ , sắc nhỏ . Bốn nhân 5 thành 20 . ( 5 là 5 uẩn vậy ). Trong ba thời Quá khứ,
Hiện Tại , Vị Lai : 20 nhân 3 thành 60 (loại Thường Kiến )

Tất cã mọi sự RỖNG RANG không thật làdịch từ Tiếng Anh từ " emptiness". Có phải đó là nói cái CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU
thật tướng của chân như ?Đó là tánh Không em diễn tả ở trên chứ gì ?Rỗnglà rỗng một cái gì đó , cũng như không là

khôngmột cái gì đó ( đó là tự tánh ).

Còn Đoạn Kiến có nghĩa: chết là hết không còn gì cả .Ấy là tà kiến

Xin lưu ý em GĐH cẩn thận trong cách dùng từ . Mến




____________________________
Phật tử thích hành vi hơn lời nói
 
I

imported_gioidinhhue

Guest
Đó không phải bài của em viết mà em cũng không hiểu lắm về cái chị nói nữa !

Em không hiểu nên em đăng có gì sai thì làm ơn vị nào hiểu vào nói lên cái sai cho mọi người biết nhằm tránh hiểu lầm cho mọi người

Em đăng bài này vì em thích những bài kệ còn cái chị nói em không hiểu
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
cccccccccccc

TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA ĐẠI NHÂN

Là đệ tử Phật thì nên hết lòng , ngày cũng như đêm, đọc tụng và quán chiếu về tám điều mà các bậc đại
nhân đã giác ngộ

Điều thứ nhất là giác ngộ rằng cuộc đời là vô thường , những cấu tạo của bốn đại đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ,
con người do tập hợp của năm ấm mà có , lại không có thực ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng , hư ngụy và không có chủ quyền. Trong khi đó thì , Tâm Ta Lại Là Một Nguồn Suối Phát Sinh Điều Ác Và Thân Ta Là Nơi Tích Tụ Của Tội Lỗi. Quán chiếu như trên thì dần dần thoát được cõi sinh tử

1/Đời là vô thường
Thân năm uẩn hợp
Đổi thay sinh diệt
Thực ngã là Không
Tâm là nguồn suối
Phát sinh điều ác
Thân nơi tích tụ
Tội lỗi vô cùng

Điều thứ hai là giác ngộ rằng càng lắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau, rằng bao nhiêu cực nhọc trong
cõi sinh tử đều do ham muốn mà có. Trong khi đó , người ít ham muốn thì không bị hoàn cảnh sai sử, lại cảm thấy thân mình và tâm mình được thư thái

2/Ham muốn càng nhiều
Khổ đau càng lớn
Khi không ham muốn
Thân tâm thư thái

Điều thứ ba là giác ngộ rằng vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán , cho nên tội
lỗi ta cũng theo đó mà càng ngày càng lớn . Các Bậc Bồ tát thì khác hẳn : Họ luôn luôn nhớ nghĩ đến phép tri túc , an vui
sống với đời đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệp duy nhất của mình là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ

3/Tâmta rong ruổi
Lợi danh truy đuổi
Vì thế tội lỗi
Thường dễ sinh khởi
Bồ tát tri túc
Sống đời đạm bạc

Điều thứ tư là giác ngộ rằng thói quen lười biếng đưa tới chỗ đọa lạc, vì vậy con người phải chuyên cần hành đạo, phá giặc phiền não , hàng phục bốn loài ma và ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới
4/Chuyên cần là Thiện
Giải đải là ma
Phá trừ phiền não
Ấm năm , ba giới


Điều thứ năm là giác ngộ rằng chính vì vô minh nên mới bị giam hãm trong cõi sinh tử. Các vị Bồ tát thường xuyên nhớ rằng
phải học rộng biết nhiều , phát triển trí tuệ , đạt được biện tài để giáo hóa cho mọi người, để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn

5/Cần học hiểu nhiều
Phát triển trí tuệ
Để diệt vô minh
Có biện tài giáo
Lợi lạc chúng sanh
Là điều cần nhớ

Điều thứ sáu là giác ngộ rằng vì nghèo khổ cho nên người ta sinh ra có nhiều oán hận và căm thù, và vì thế
lại tạo thêm những nhân xấu. Các vị Bồ tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí , coi kẽ ghét người thương như nhau, bỏ
qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình và không đem tâm ghét bõ những ai đã làm ác

6/Tu phép bố thí
Làm phúc cho nhiều
Trên nền phúc đức
Không tâm oán hận
Không gây nhân xấu
Cản trở đường tu


Điều thứ bảy là giác ngộ rằng năm thứ dục vọng gây nên tội lỗi và hoạn nạn . Người tu tuy sống trong thế tục nhưng không nhiễm trong cái vui phàm tục
7/Biết phép tri túc
Sống nơi hồng trần
Không nhiễm hồng trần
Xa rời dục vọng

Điều thứ tám là lửa sinh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy cho nên ta phải phát tâm Đại Thừa , nguyện cứ tế cho tất cả mọi người, nguyện thay thế mọi người mà chịu khổ đau vô lượng,
khiến cho tất cả chúng sanh đều đạt tới niềm vui cứu cánh

8/Sinh tữ là lửa
Cháy bừng muôn khắp
Phát tâm Đại Thừa
Cứu tế muôn loài

Tám điều nói trên là những điều giác ngộ của các Bậc Đại nhân , và Bồ tát . Những vị này đã tinh tiến hành đạo
tu tập từ bi và trí tuệ , đã cỡi thuyền Pháp thân đến được Niết bàn . Khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, các vị đều dùng tám điều giác ngộ ấy để khai ngộ và chỉ đường cho mọi người cho chúng sanh ai cũng được như các Ngài. Nếu đệ
tử Phật mà thường đọc tụng tám điều này thì mổi khi quán niệm diệt được vô lượng tội, tiến tới giác ngộ, mau lên chánh giác,
vĩnh viễn đoạn tuyệt với sinh tử, thường trú trong sự an lạc

( VĂN XUÔI trích trong Kinh )

[/b]

________________________
Phật tử thích hành vi hơn lời nói
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

H
Trả lời
0
Xem
3K
hoiquangphanchieu
H
I
Trả lời
0
Xem
3K
imported_gioidinhhue
I
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên