KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN
-Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :
-Thế Tôn ! Phật thuyết duyên khởi tức là thuyết nhân duyên sanh, chẳng thuyết đạo do tự tâm vọng tưởng phân biệt mà sanh. Thế Tôn ! ngoại đạo cũng thuyết nhân duyên, nói vi trần sanh khởi lúc ban sơ là nhờ tánh thắng tự tại của thần ngã, các tánh khác sanh khởi cũng như thế. Nhưng Thế Tôn nói nhân duyên hay sanh ra các tánh, là dùng Hữu Gián Tất Đàn hoặc Vô Gián Tất Đàn ( lý thành tựu ) để giáo hóa chúng sanh.
- Thế Tôn ! ngoại đạo cũng thuyết Hữu Sanh và Vô sanh, Thế Tôn cũng thuyết Vô Hữu Sanh, sanh rồi diệt. Như Thế Tôn sở thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, từ vô minh duyên hành cho đến lão tử , Ấy là Vô Nhân Thuyết của Thế Tôn , chẳng phải hữu nhân thuyết. Thế Tôn kiến lập cái thuyết như vậy, nói " có cái này nên có cái kia " chẳng phải kiến lập cái nghĩa tiệm sanh , cái thuyết " Quán tánh thắng" của ngoại đạo, chẳng phải cái thuyết của Như Lai vậy . Tại sao ? Vì ngoại đạo thuyết cái nhân chẳng từ duyên sanh mà có sở sanh. Nhưng Thế Tôn thì thuyết quán nhân có quả, quán quả có nhân, nói nhân duyên tạp loạn như vậy, thế thì duyên nhau đến vô cùng tận vậy.
Phật bảo Đại Huệ :Ta chẳng phải thuyết Vô Nhân và thuyết Nhân Duyên tạp loạn,cái này có nên cái kia có, và năng nhiếp sở nhiếp đều phi tánh, là giác được tự tâm hiện lượng. Đại Huệ ! Nếu chấp trước năng nhiếp sở nhiếp thì chẳng giác được tự tâm hiện lượng và ngoài cảnh giới tánh phi tánh , họ có cái lỗi như thế, chẳng phải thuyết duyên khởi của ta. Ta thường thuyết do nhân duyên hòa hợp mà sanh các pháp, chẳng phải Vô Nhân Sanh.
-Đại Huệ lại bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh là có tất cả tánh ư? Thế Tôn nếu vô tánh thì ngôn thuyết chẳng sanh , cho nên ngôn thuyết hữu tánh, nghĩa là có tất cả tánh.
Phật bảo Đại Huệ : Vô tánh mà có ngôn thuyết, như lông rùa sừng thỏ, là hiện ngôn thuyết của thế gian. Đại Huệ ! Chẳng phải tánh, chẳng phải phi tánh, chỉ là ngôn thuyết mà thôi. Như lời ngươi nói " ngôn thuyết hữu tánh, có tất cả tánh" đó , lập luận của ngươi ắt bị lật đổ.
-Đại Huệ ! chẳng phải Tất cả quốc độ đều có ngôn thuyết, ngôn thuyết chỉ là tạo tác thôi . Hoặc có cõi Phật dùng ngó nhìn để hiển bầy pháp ,hoặc có cõi Phật làm ra hình tướng, hoặc nhướng mày hoặc chớp mắt, hoặc cười, hoặc ngáp, hoặc tằng hắng ,hoặc tưởng niệm, hoặc lay động, các cõi Phật ấy đều chẳng nhờ ngôn thuyết mà hiển bầy các pháp. Đại Huệ! Như thế giới Hương Tích và quốc độ Phổ Hiền Như Lai, chỉ dùng ngó nhìn, khiến các Bồ Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn và Tam MMuooij Thù Thắng. Cho nên chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh có tất cả tánh. Đại Huệ! Như người đã thấy, các loài ruồi,, lằn, trùng, kiến trong thế giới này, những chúng sanh ấy chẳng có ngôn thuyết cũng làm xong công việc.
Khi ấy ,Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
-Như hư không ,sừng thỏ.
Và con của Thạch nữ,
Không mà có ngôn thuyết.
Tánh vọng tưởng như thế.
Nhân duyên hòa hợp sanh.
Phàm phu khởi vọng tưởng.
Chẳng thể đúng như thật,
Nên luân hồi tam giới.
-Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :
-Thế Tôn ! Phật thuyết duyên khởi tức là thuyết nhân duyên sanh, chẳng thuyết đạo do tự tâm vọng tưởng phân biệt mà sanh. Thế Tôn ! ngoại đạo cũng thuyết nhân duyên, nói vi trần sanh khởi lúc ban sơ là nhờ tánh thắng tự tại của thần ngã, các tánh khác sanh khởi cũng như thế. Nhưng Thế Tôn nói nhân duyên hay sanh ra các tánh, là dùng Hữu Gián Tất Đàn hoặc Vô Gián Tất Đàn ( lý thành tựu ) để giáo hóa chúng sanh.
- Thế Tôn ! ngoại đạo cũng thuyết Hữu Sanh và Vô sanh, Thế Tôn cũng thuyết Vô Hữu Sanh, sanh rồi diệt. Như Thế Tôn sở thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, từ vô minh duyên hành cho đến lão tử , Ấy là Vô Nhân Thuyết của Thế Tôn , chẳng phải hữu nhân thuyết. Thế Tôn kiến lập cái thuyết như vậy, nói " có cái này nên có cái kia " chẳng phải kiến lập cái nghĩa tiệm sanh , cái thuyết " Quán tánh thắng" của ngoại đạo, chẳng phải cái thuyết của Như Lai vậy . Tại sao ? Vì ngoại đạo thuyết cái nhân chẳng từ duyên sanh mà có sở sanh. Nhưng Thế Tôn thì thuyết quán nhân có quả, quán quả có nhân, nói nhân duyên tạp loạn như vậy, thế thì duyên nhau đến vô cùng tận vậy.
Phật bảo Đại Huệ :Ta chẳng phải thuyết Vô Nhân và thuyết Nhân Duyên tạp loạn,cái này có nên cái kia có, và năng nhiếp sở nhiếp đều phi tánh, là giác được tự tâm hiện lượng. Đại Huệ ! Nếu chấp trước năng nhiếp sở nhiếp thì chẳng giác được tự tâm hiện lượng và ngoài cảnh giới tánh phi tánh , họ có cái lỗi như thế, chẳng phải thuyết duyên khởi của ta. Ta thường thuyết do nhân duyên hòa hợp mà sanh các pháp, chẳng phải Vô Nhân Sanh.
-Đại Huệ lại bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh là có tất cả tánh ư? Thế Tôn nếu vô tánh thì ngôn thuyết chẳng sanh , cho nên ngôn thuyết hữu tánh, nghĩa là có tất cả tánh.
Phật bảo Đại Huệ : Vô tánh mà có ngôn thuyết, như lông rùa sừng thỏ, là hiện ngôn thuyết của thế gian. Đại Huệ ! Chẳng phải tánh, chẳng phải phi tánh, chỉ là ngôn thuyết mà thôi. Như lời ngươi nói " ngôn thuyết hữu tánh, có tất cả tánh" đó , lập luận của ngươi ắt bị lật đổ.
-Đại Huệ ! chẳng phải Tất cả quốc độ đều có ngôn thuyết, ngôn thuyết chỉ là tạo tác thôi . Hoặc có cõi Phật dùng ngó nhìn để hiển bầy pháp ,hoặc có cõi Phật làm ra hình tướng, hoặc nhướng mày hoặc chớp mắt, hoặc cười, hoặc ngáp, hoặc tằng hắng ,hoặc tưởng niệm, hoặc lay động, các cõi Phật ấy đều chẳng nhờ ngôn thuyết mà hiển bầy các pháp. Đại Huệ! Như thế giới Hương Tích và quốc độ Phổ Hiền Như Lai, chỉ dùng ngó nhìn, khiến các Bồ Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn và Tam MMuooij Thù Thắng. Cho nên chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh có tất cả tánh. Đại Huệ! Như người đã thấy, các loài ruồi,, lằn, trùng, kiến trong thế giới này, những chúng sanh ấy chẳng có ngôn thuyết cũng làm xong công việc.
Khi ấy ,Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
-Như hư không ,sừng thỏ.
Và con của Thạch nữ,
Không mà có ngôn thuyết.
Tánh vọng tưởng như thế.
Nhân duyên hòa hợp sanh.
Phàm phu khởi vọng tưởng.
Chẳng thể đúng như thật,
Nên luân hồi tam giới.