- - - Tịnh Độ Tông - - -
Tịnh độ tông ra đời dựa vào bộ kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ. Người học Phật hành trì theo pháp môn Tịnh độ tin sâu lời nguyện của Phật A Di Đà, nương cầu tha lực. Lâu ngày thành tánh, người tu Tịnh độ không còn tin nơi tự tâm, tự tánh vội nhận căn tánh ngu độn, trí tuệ cạn cợt, phước mỏng,… Hành trì tu học chỉ cầu Phật A Di Đà tiếp dẫn Tây Phương Cực Lạc khi nhắm mắt lìa đời.
Người học Phật theo Tịnh độ tông phần nhiều không chú trọng học hỏi pháp Phật nhằm nhận biết sáng rõ con đường liễu thoát sinh tử và tự chủ bước đi vượt qua luân hồi. Sự không tự tin vào tự tâm mỗi người đều có Phật tánh thể hiện rõ ở nơi người học Phật theo pháp môn Tịnh độ.
Cụ thể là có không ít vị cao Tăng danh tiếng học theo pháp tu Tịnh độ trải qua thời gian rất lâu xa. Vậy mà khi được Phật tử đến lễ bái lòng e dè không muốn nhận vì sợ hóa thân Bồ tát tham bái sẽ bị tổn hại phước lực. Nếu gắng gượng cho rằng vì là người học Phật nên thể hiện phép khiêm cung, kham nhẫn. Nhưng đến việc dặn dò Phật tử vào ngày họ viên tịch hãy cùng hộ niệm, trợ duyên giúp họ tiến nhập Tây Phương thì không thể là sự khiêm cung. Bởi lẽ khi người học Phật đạt pháp sẽ tự biết chọn đường để đi nếu vì sự khiêm cung mà nói lời hư vọng là dối truyền pháp Phật, không là người học Phật chân chính.
Quả thật, khi trình bày vấn đề này dù vô tình hay cố ý thì tôi cũng đã phạm vào lỗi “Đại ngã mạn”, tôi sẽ sám hối nơi tự tâm.
Đây thật là việc bất đắc dĩ tôi phải làm chứ không vì danh lợi phù vân. Nếu tôi có lòng hư dối “Khinh Sư, diệt Tổ” nguyện đọa địa ngục Vô gián muôn ngàn kiếp không thể siêu sinh.
Lý do tôi trình bày vấn đề trên là vì chỉ ra điểm sai then chốt của người học Phật khi hành trì pháp môn Tịnh độ mà thiếu sự hiểu biết sáng rõ. Tôi sẽ kể 1 câu chuyện được nghe từ một người học Phật khác. Chuyện kể rằng:
Một hôm, người học Phật đó gặp các cô, các bác Phật tử đi từ trong chùa ra sau một thời kinh. Vốn có quen biết, người học Phật buộc miệng hỏi:
- Hôm nay các bác đi chùa trì kinh gì?
Người Phật tử trả lời:
- Tụng kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Người học Phật lại hỏi:
- Trong kinh viết gì?
Người Phật tử đáp:
- Trong đó viết “tùm lum, tùm la”, đọc không hiểu gì hết.
Đến đây, người học Phật chẳng còn lời nào để hỏi.
Xét lại vấn đề này, câu trả lời cuối cùng của người Phật tử cho thấy họ là người rất chân chất, tri thức không rộng nhưng đến chùa học Phật mà như thế thì “Tham, sân, si, mạn, nghi” có dứt trừ được không?
Nếu không thể dứt trừ “Tham, sân, si, mạn, nghi” thì sao có thể có “cửu phẩm liên hoa” chờ sẵn nơi Tây Phương cực lạc. Nếu không có cái nhìn sáng rõ để tự tiến tu thì Phật đâu thể tiếp dẫn đặng.
Phật Thích Ca đã từng thuyết “Bất kỳ chúng sinh nào trong 6 đường đều có Phật tánh”.
Hiển nhiên chỉ có chúng sinh nẻo Người là có thể hiểu được câu nói đó.
Vậy bạn có tin nơi bạn có Phật tánh không?
Nếu không tin nhận thì bạn học Phật mà làm gì?
Nếu đã tin nhận sao lại còn u mê vướng vào tà kiến căn tánh ngu độn, chậm lụt, phước mỏng, cần tu học Phật rất nhiều đời?
Nếu thật tin nhận “Phật tánh có nơi tự tâm” thì hãy lấy Phật tánh ra chuyển thành Tánh Phật. Ngay đây chính là nơi người học Phật không bị kinh chuyển mà đã chuyển được kinh. Nếu hành trì tinh tấn, miên mật chuyển Phật tánh thành Tánh Phật thì sẽ mau chóng giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Tánh Phật là gì?
Nơi Tánh Phật không có “Tham sân si mạn nghi”, trợ pháp hiển lộ Tánh Phật là 6 pháp ba la mật - Bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.
Hiển nhiên là nơi bạn luôn sẵn có. Nếu bạn phát tâm bồ tát dũng mãnh, hành trì tùy thuận 6 pháp ba la mật bạn hoàn toàn có thể thành Phật, Bồ tát cũng như quả vị của những bậc bất thối chuyển ngay trong hiện đời. Đây là lời nói không hư dối, đúng thật.
…
Tịnh độ tông ra đời dựa vào bộ kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ. Người học Phật hành trì theo pháp môn Tịnh độ tin sâu lời nguyện của Phật A Di Đà, nương cầu tha lực. Lâu ngày thành tánh, người tu Tịnh độ không còn tin nơi tự tâm, tự tánh vội nhận căn tánh ngu độn, trí tuệ cạn cợt, phước mỏng,… Hành trì tu học chỉ cầu Phật A Di Đà tiếp dẫn Tây Phương Cực Lạc khi nhắm mắt lìa đời.
Người học Phật theo Tịnh độ tông phần nhiều không chú trọng học hỏi pháp Phật nhằm nhận biết sáng rõ con đường liễu thoát sinh tử và tự chủ bước đi vượt qua luân hồi. Sự không tự tin vào tự tâm mỗi người đều có Phật tánh thể hiện rõ ở nơi người học Phật theo pháp môn Tịnh độ.
Cụ thể là có không ít vị cao Tăng danh tiếng học theo pháp tu Tịnh độ trải qua thời gian rất lâu xa. Vậy mà khi được Phật tử đến lễ bái lòng e dè không muốn nhận vì sợ hóa thân Bồ tát tham bái sẽ bị tổn hại phước lực. Nếu gắng gượng cho rằng vì là người học Phật nên thể hiện phép khiêm cung, kham nhẫn. Nhưng đến việc dặn dò Phật tử vào ngày họ viên tịch hãy cùng hộ niệm, trợ duyên giúp họ tiến nhập Tây Phương thì không thể là sự khiêm cung. Bởi lẽ khi người học Phật đạt pháp sẽ tự biết chọn đường để đi nếu vì sự khiêm cung mà nói lời hư vọng là dối truyền pháp Phật, không là người học Phật chân chính.
Quả thật, khi trình bày vấn đề này dù vô tình hay cố ý thì tôi cũng đã phạm vào lỗi “Đại ngã mạn”, tôi sẽ sám hối nơi tự tâm.
Đây thật là việc bất đắc dĩ tôi phải làm chứ không vì danh lợi phù vân. Nếu tôi có lòng hư dối “Khinh Sư, diệt Tổ” nguyện đọa địa ngục Vô gián muôn ngàn kiếp không thể siêu sinh.
Lý do tôi trình bày vấn đề trên là vì chỉ ra điểm sai then chốt của người học Phật khi hành trì pháp môn Tịnh độ mà thiếu sự hiểu biết sáng rõ. Tôi sẽ kể 1 câu chuyện được nghe từ một người học Phật khác. Chuyện kể rằng:
Một hôm, người học Phật đó gặp các cô, các bác Phật tử đi từ trong chùa ra sau một thời kinh. Vốn có quen biết, người học Phật buộc miệng hỏi:
- Hôm nay các bác đi chùa trì kinh gì?
Người Phật tử trả lời:
- Tụng kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Người học Phật lại hỏi:
- Trong kinh viết gì?
Người Phật tử đáp:
- Trong đó viết “tùm lum, tùm la”, đọc không hiểu gì hết.
Đến đây, người học Phật chẳng còn lời nào để hỏi.
Xét lại vấn đề này, câu trả lời cuối cùng của người Phật tử cho thấy họ là người rất chân chất, tri thức không rộng nhưng đến chùa học Phật mà như thế thì “Tham, sân, si, mạn, nghi” có dứt trừ được không?
Nếu không thể dứt trừ “Tham, sân, si, mạn, nghi” thì sao có thể có “cửu phẩm liên hoa” chờ sẵn nơi Tây Phương cực lạc. Nếu không có cái nhìn sáng rõ để tự tiến tu thì Phật đâu thể tiếp dẫn đặng.
Phật Thích Ca đã từng thuyết “Bất kỳ chúng sinh nào trong 6 đường đều có Phật tánh”.
Hiển nhiên chỉ có chúng sinh nẻo Người là có thể hiểu được câu nói đó.
Vậy bạn có tin nơi bạn có Phật tánh không?
Nếu không tin nhận thì bạn học Phật mà làm gì?
Nếu đã tin nhận sao lại còn u mê vướng vào tà kiến căn tánh ngu độn, chậm lụt, phước mỏng, cần tu học Phật rất nhiều đời?
Nếu thật tin nhận “Phật tánh có nơi tự tâm” thì hãy lấy Phật tánh ra chuyển thành Tánh Phật. Ngay đây chính là nơi người học Phật không bị kinh chuyển mà đã chuyển được kinh. Nếu hành trì tinh tấn, miên mật chuyển Phật tánh thành Tánh Phật thì sẽ mau chóng giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Tánh Phật là gì?
Nơi Tánh Phật không có “Tham sân si mạn nghi”, trợ pháp hiển lộ Tánh Phật là 6 pháp ba la mật - Bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.
Hiển nhiên là nơi bạn luôn sẵn có. Nếu bạn phát tâm bồ tát dũng mãnh, hành trì tùy thuận 6 pháp ba la mật bạn hoàn toàn có thể thành Phật, Bồ tát cũng như quả vị của những bậc bất thối chuyển ngay trong hiện đời. Đây là lời nói không hư dối, đúng thật.
…