Tản Mạn Tam Tông_Thiền Tông

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
- - - Thiền Tông - - -
Dựa vào pháp Tâm truyền tâm được cho là “của riêng” Sơ Tổ Trung Hoa, ngài Bồ Đề Đạt Ma. Trói người học Phật vào pháp với việc thiền hành, thiền tọa, xa rời ngôn thuyết, giáo lý kinh điển. Mục tiêu của người học Phật theo pháp tu Thiền tông là chứng đắc 1 trong 4 quả vị Thánh, cầu A la hán, tham học pháp xuất thế gian.
Do việc hạn chế tham khảo giáo lý, kinh điển, không học hỏi sự hiểu biết và ít va chạm nơi pháp thế gian nên sự chứng ngộ đạo lý giác ngộ, giải thoát ở người tu Thiền tông có phần giới hạn.
Tuy nhiên, người tu Thiền Tông quả thật có chứng, có đắc và vì có sự “đột ngột” khai mở trí tuệ nên người học Phật dễ sinh tâm ngã mạn, nuôi lớn bản ngã.
Có không ít người tu thiền đã “Coi trời bằng vung”, “Dưới mắt không người”, “Khinh Sư, diệt Phật”.
Cụ thể là có không ít người tu học một thời gian được khai mở sự hiểu biết đã lập ra tông giáo mới, phân biệt ra Như Lai thiền, Tổ Sư thiền, thêm nhiều pháp thiền khác nhau và cả Tối thượng thừa thiền.
Không chỉ vậy, có một vài Tông phái thiền dõng dạc tuyên bố “Pháp môn tu cao hơn pháp Phật, hoặc là nếu y pháp môn của Tông phái đó thì sẽ đảm bảo đắc A la hán,…”.
Những người học Phật này nếu không rơi vào lợi dưỡng, lợi danh thì hẳn là đã dừng nơi Đại ngã. Đành rằng: Vạn pháp đồng tánh không nhưng cũng đừng quên cụm từ “chẳng thật không”.
Với trí tuệ của Đại ngã nơi tự thân mà dám tự thị “Pháp môn tu cao hơn pháp Phật” thì không phải là quá ngông cuồng sao?
Hãy nên nhìn nhận lại cội nguồn nơi đâu mà đạt pháp, phát khởi trí tuệ lớn. Dù rằng là vì người học Phật đời sau nói lời hư vọng nhưng không thể “một sớm, một chiều” “tắm máu” Như Lai.
Rõ thật là việc làm cuồng ngông đó chỉ ở nơi Đại ngã chưa thực chứng Vô ngã. Nếu dừng lại nơi Đại ngã thì người học Phật chưa thật sự sống với Chánh vị. Nếu nhận biết phạm lỗi Đại ngã mạn thì người học Phật nên tự tâm sám hối chí thành nhằm phục hồi giới thể, tự tìm về bản tâm thanh tịnh, không dính mắc.
Tôi lại kể một câu chuyện về sự hành trì sai chánh pháp của một người học Phật rơi vào đại ngã. Đây là một câu chuyện có thật.
Trước đây, có một người học Phật chuyên tâm thiền định. Sau một thời gian hành trì, người đó khai mở được sự hiểu biết trở nên thông tuệ. Do chưa phá bỏ hoàn toàn bản ngã và do dục tính huân tập sâu dày chưa được điều phục rốt ráo, người đó đã hướng sự phát triển tông giáo theo hướng mới nhằm thỏa mãn tính dục bản thân mà về sau nhân loại tạm gọi tông giáo đó là tà giáo. Người đứng đầu tông giáo đó được gọi là nhà truyền giáo tình dục. Nguyên do tông giáo đó hướng con người đến sự tự do tình dục, tổ chức những buổi quan hệ tình dục nam nữ tập thể, quần hôn,… Kết quả nhà truyền giáo đó đã chết không minh bạch. Cái chết không minh bạch đó có thể xét đến khía cạnh việc truyền bá tư tưởng của nhà truyền giáo trên không đúng với lòng người, trái đạo. Trái đạo tất sẽ mạng vong.
Xét lại vấn đề này, ta sẽ thấy việc làm của người truyền giáo trên là sai trái, không đúng với chánh pháp Phật Thích Ca. Nếu chưa sống được chánh vị thì hẳn là người truyền giáo đó sẽ phải luân hồi trở lại.
Đáng buồn hơn là những tín đồ của Tông phái tà quái trên sẽ bị dìm sâu hơn trong những nẻo tối tăm, xấu ác.
Ở đây sẽ có sự khác biệt giữa pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Với pháp thế gian thì người “biết luật phạm luật” sẽ bị trừng phạt nặng hơn còn ở pháp xuất thế gian thì ngược lại, người “biết luật phạm luật” sẽ nhận nghiệp quả nhẹ hơn.
Bởi do mọi việc đều lưu xuất ngay nơi tâm ý, người học Phật đúng pháp rõ biết nghiệp quả nên việc làm e dè, thận trọng, không ngừng sửa sai vì thế sẽ dễ dàng hơn trong việc “Cầm lên được thì buông xuống được” đồng nghĩa với việc không dính mắc, buông bỏ được việc đã làm.
Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi người học Phật có sự hiểu biết sáng rõ và thường sống nơi pháp Phật, sống với tâm không dính mắc, sáng rõ.
Để rõ hơn về việc trừng phạt nơi pháp xuất gian giữa người học Phật và người không học Phật tôi sẽ đưa ra một câu chuyện có trong giáo lý nhà Phật:
Ví như 2 người phạm tội và nhận cùng một hình phạt là chạm tay vào thanh sắt cực nóng. Người không học Phật, không biết đến pháp xuất thế gian sẽ không rõ biết thanh sắt cực nóng nên dùng bàn tay nắm cả vào thanh sắt, còn người học Phật dù vừa mới tiếp xúc đến pháp xuất thế gian nhưng do nhận biết thanh sắt nóng nên chỉ chạm nhẹ vào thanh sắt và rút tay về.
Hậu quả của việc trừng phạt ở 2 người, bạn hãy tự nhìn nhận lấy.
Liên quan đến việc làm trái đạo của nhà truyền giáo trên tôi phải trình bày lại sáng rõ một vấn đề nhằm tránh tạo ra sự ngộ nhận đáng tiếc và cũng là giải một mối nghi trong tri thức nhân loại.
Từ lâu, người học Phật và phần lớn nhân loại lầm lạc tin rằng “Việc học Phật cần phải “cắt ái, ly gia” vì vậy mà nhân loại đã tạo ra khoảng trống là sự xa rời pháp Phật”.
Nay tôi trình bày việc xiển dương “tự do tình dục” là việc làm không đúng với chánh pháp của nhà truyền giáo cũng lại là vấn đề liên quan đến tình dục.
Nếu tôi không trình bày rõ ràng thì nhân loại lại mặc nhiên tin rằng “Người học Phật phải lìa bỏ tình yêu, hôn nhân, gia đình”. Nhận thức như thế thì con người sẽ khó thể đồng thuận dẫn đến việc xa rời pháp Phật và không thể tùy thuận sống theo chánh pháp.
Thực tế là giáo lý Phật Thích Ca chưa bao giờ khuyên con người từ bỏ yêu thương.
Vậy sao có thể thừa nhận người học Phật là nên lấy “cắt ái, ly gia” làm sự chuẩn mực và là thước đo của việc học Phật?
Người học Phật học gì nơi Phật?
Việc học đó không gì khác hơn ngoài việc học hỏi, hành trì theo chánh pháp.
Chánh pháp là gì?
Chánh pháp có ở nơi đâu?
Chánh pháp có nơi lòng người, lòng người chứa đựng chánh pháp. Thật vậy, sâu thẳm nơi lòng người chính thật là việc cầu giải thoát khỏi mọi khổ đau và sinh tử. Chánh pháp là các pháp giúp con người thực hiện việc thoát ra mọi khổ đau, thoát khỏi sinh tử.
Để rõ hơn vấn đề này tôi sẽ xét lại việc ngài A Nan trúng mê dược của cô Ma Đăng Già suýt phạm giới thể. Phật đã cho người đến nhà cô Ma Đăng Già đưa cả A Nan và cô Ma Đăng Già về gặp Phật.
Việc làm đó nhằm “giải cứu” ai?
Từ lâu, người học Phật cho rằng “Việc làm đó nhằm giải cứu ngài A Nan.
Đây là một sự ngộ nhận đáng tiếc. Thật ra Phật đã giải cứu cô Ma Đăng Già giúp cô không rơi vào tận cùng đau khổ và tuyệt vọng.
Lúc bấy giờ, ngài A Nan đã đạt quả Dự lưu bất thối chuyển. Vạn nhất ngài A Nan phạm sắc giới thì sinh lòng hổ thẹn, sám hối nơi tự tâm và trước đại chúng nhằm phục hồi giới thể.
Việc này hoàn toàn phù hợp với chánh pháp bởi lẽ ngài A Nan không “Tham dâm, túng dục” mà do trúng phải mê dược và gian kế của mẹ cô Ma Đăng Già.
Hơn nữa, ngài A Nan đã đạt bậc bất thối chuyển thì sẽ “Cầm lên được và buông xuống được” nên đối với ngài A Nan mà nói thì đây không phải là kiếp nạn ghê gớm.
Với cô Ma Đăng Già thì lại khác, vừa nhìn thấy ngài A Nan cô đã đem lòng yêu say đắm. Hiển nhiên là ngài A Nan từ chối. Nàng Ma Đăng Già “ngày nhớ, đêm mong” dung mạo đẹp đẽ, khôi ngô của ngài A Nan. Việc yêu đơn phương khiến cô Ma Đăng Già lâm bệnh nặng, thân hình tàn tạ, đến chẳng còn thiết sống. Mẹ cô vì quá thương con nên đã dùng mê dược nhằm giữ ngài A Nan làm “của riêng” cho con.
Nếu Phật không kịp đến giải cứu thì hẳn là trinh tiết của cô Ma Đăng Già không còn.
Nhưng việc đó có giữ được ngài A Nan ở mãi bên cô Ma Đăng Già không?
Nếu ngài A Nan rời đi thì cô ta vạn phần đau khổ.
Còn khi ngài A Nan ở lại và sống trong cảnh “Đồng sàng dị mộng” liệu cô Ma Đăng Già có được mấy ngày vui?
Rõ thật là ngài A Nan không hề yêu cô Ma Đăng Già. Khi đi theo Phật ngài A Nan một lòng cầu giải thoát hoàn toàn, mong chứng quả vị thánh.
Việc hôn nhân của A Nan hiển nhiên là Phật không thể tùy tiện xen vào. Nếu như ngài A Nan cũng yêu thương cô Ma Đăng Già bằng tình yêu nam nữ và muốn cưới cô Ma Đăng Già làm vợ thì hẳn là Phật tác thành mối nhân duyên đó vì thực tế ngài A Nan đã vào bậc bất thối chuyển cho nên việc giải thoát hoàn toàn về cơ bản sẽ không gặp nhiều trở ngại. Đây là lý lẽ đúng thật, không hề trái với chánh pháp Phật Thích Ca.
Có một điều rõ thật là Phật Thích Ca chưa bao giờ khuyên vua cha Tịnh Phạn, vua Tần Bà Sa La, A Xà Thế, Thái tử Kỳ Đà, vị trưởng giả Cấp Cô Độc, ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, y sĩ Kỳ Bà (Jivaka),… “cắt ái, ly gia”.
Nếu việc “cắt ái, ly gia” là “cứu cánh” của đạo giải thoát thì Phật Thích Ca đã nhất mực khuyên vua cha Tịnh Phạn xuất gia, cầu pháp. Người học Phật đừng hiểu sai về chánh pháp của Phật Thích Ca.
Thêm nữa, chánh pháp của Phật Thích Ca khuyên người học Phật không nên tham Dục. Chữ Dục mà Phật đề cập đến không chỉ là tình dục - giới Dâm mà gồm rất nhiều thứ khác như tiền bạc, của báu, địa vị, danh lợi, sắc đẹp,… Vì là khi con người tham đắm dục họ sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào để chiếm hữu, giành giật, cướp về,… làm những việc gây ra hàng loạt đau khổ cho con người và chính cả bản thân.
Nếu con người sống với hành vi chân chính thì không có gì là trái với chánh pháp cả. Đối với giới Dâm có hai vấn đề người học Phật cần rõ biết. Trong đó, chánh dâm là hoàn toàn đúng với chánh pháp vì việc này đảm bảo sự tồn vong của nhân loại, là việc quan hệ tình dục giữa những đôi vợ chồng hợp pháp.
Còn tà dâm là việc làm sai với chánh pháp, nó thể hiện sự “túng dục, khát ái”, buông thả tà tâm, vụng trộm, việc làm không đúng chánh pháp này sẽ khiến con người thân hình suy hoại, héo khô, tâm trí loạn động, chẳng an,… và nơi hành dâm là những nơi được xem là “vũng lầy xã hội” hoặc là những nơi hoang vắng, tối tăm mà người đời thường gọi là “mèo mả, gà đồng”. Khi người tham dâm tạo thành thói quen thì đến lúc chết đi sẽ lai vãng, thọ sinh ở những nơi xấu tối. Cứ thế mà những người “tham dâm, khát ái” sẽ từng bước rơi vào những nẻo xấu trong 6 đường.
...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
- - - Thiền Tông - - -
Dựa vào pháp Tâm truyền tâm được cho là “của riêng” Sơ Tổ Trung Hoa, ngài Bồ Đề Đạt Ma. Trói người học Phật vào pháp với việc thiền hành, thiền tọa, xa rời ngôn thuyết, giáo lý kinh điển. Mục tiêu của người học Phật theo pháp tu Thiền tông là chứng đắc 1 trong 4 quả vị Thánh, cầu A la hán, tham học pháp xuất thế gian.
...

Đọc đoạn đầu thôi, đánh đồng chố A LA HÁN QUẢ với Kiến Tánh thì thôi rồi. Các Tổ Thiền Tông Từ Ngài Đại Ca Diếp đến Lục Tổ Huệ Năng cũng phải botay với đạo hữu.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên