L

Tản Mạn Tam Tông_Mật Tông

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
- - - Mật Tông - - -
Người học Phật theo pháp tu Mật tông thường xuyên hành trì bùa chú, độ vong,... Việc làm này thường chạm đến cõi vô hình, xen vào nhân quả nghiệp báo. Pháp tu Mật tông có nét giống như Pháp tu của đạo Bà la môn. Pháp tu Mật tông hiện nay chân sư khó gặp, phần lớn người tu pháp môn này dùng phương tiện độ người cõi dưới nhằm thọ nhận vật phẩm cúng dường, tạo ra sự an tâm tu học, dẫn đến việc giải đãi tu hành chờ ngày Phật Di Lặc hạ sinh. Nếu người tu học theo pháp môn Mật tông mà tâm không minh, trí không sáng dễ rơi vào ma đạo. Người tu Mật tông đòi hỏi phải giữ giới nghiêm cẩn. Nhất là dâm giới, khá nên “cắt ái, ly gia” vì việc luyện bùa chú khiến không ít chúng sinh nẻo không thân bên mình phò trợ, cũng như học pháp. Vạn nhất người tu học Mật tông cũng như người thân hành dâm sẽ dễ tạo ra những hình nhân không hoàn chỉnh về thể xác và tinh thần. Nguyên do là có không ít chúng sinh nẻo không thân theo bên mình người tu Mật tông dù chưa kịp xóa đi tâm thức tàn hoại ở tiền kiếp nhưng lại ham thân, vội vàng nhập thai khi có đủ duyên. Đó là điều mà người học Phật cần nên rõ biết.
Trước đây có vị đệ tử của Phật sau khi trì một thời kinh cho một gia đình giàu có. Sau thời kinh, vị đệ tử đó được cúng dường “3 đấu 3 thăng vàng”, vị đệ tử đó trong lòng mừng rỡ về trình với Phật. Phật đã bảo: Trì một thời kinh mà nhận 3 đấu 3 thăng vàng thì con cháu sau này lấy gì mà dùng.
Tôi lại xét câu chuyện này, 3 đấu 3 thăng vàng cho một thời kinh mà sao Phật lại nhận định là ít bởi vì pháp Phật là vô giá. Nếu dùng pháp Phật để mang về lợi dưỡng mà sinh lòng mừng rỡ là đồng nghĩa với vị đệ tử này không cầu pháp xuất thế gian. Hiển nhiên là việc học Phật theo phương cách đó thì khó thoát ra khỏi 3 cõi luân hồi. Con cháu mà Phật dùng nói với người học Phật là ám thị chính người học Phật ở những kiếp về sau chứ không đơn thuần là con cháu của người học Phật vì lẽ con người nếu sống tốt và không có biến cố lớn lao xảy đến trong cuộc sống thì về cơ bản con người sẽ luân chuyển ở kiếp người tại những nơi quen thuộc. Cụ thể là sự luân chuyển chỉ diễn ra trong gia đình, dòng tộc hoặc vùng miền, quốc gia cư trú,... Thế nên vị đệ tử đó sẽ lại là con cháu của chính mình và nhận lấy phần phước báo đã tạo ra. Nhưng quy luật của gia đình, dòng tộc là “Con nước ròng, con nước lớn”, dù cho tiền của có chất cao thành núi thì cũng sẽ có ngày đói nghèo. Bạn hãy cố tìm xem có gia đình, dòng tộc nào giàu có, hưng thịnh mãi không? Đến như trữ lượng khoáng sản dầu mỏ, than đá, các mỏ kim loại,… trong lòng trái đất vô cùng dồi dào, phong phú mà theo năm tháng cứ vơi dần, cạn kiệt dưới sức tiêu thụ của con người. Vậy tài sản của gia đình, dòng tộc lấy gì đảm bảo cho tính bền vững, còn mãi?
Quay lại vấn đề “Khi nào Phật Di Lặc ra đời?”. Ngay trong Hiện kiếp của trái đất sẽ chẳng có Phật Di Lặc ra đời, chỉ có hóa thân Phật Di Lặc khắp mọi nơi. Nhưng hóa thân Phật Di Lặc nếu có thì cũng chỉ do nhân loại nhìn nhận chứ không ở nơi người học Phật vọng ngữ tự nhận mà thành tựu hóa thân Phật. Phật Di Lặc chỉ thật sự ra đời khi trái đất bị nổ tung. Đến mãi hàng ngàn tỷ năm sau, một sự sống mới lại thành hình trên khối vật chất của trái đất được tái cấu trúc. Sự sống tiến hóa dần từ thấp lên cao và đến một lúc nào đó theo tâm ý của chúng sinh nơi trái đất mới mà Phật Di Lặc sẽ hạ sinh. Bạn hãy tự chọn lựa nên giải thoát trong hiện đời hay chờ Phật Di Lặc thọ ký đạo quả.
Hiện nay, người học Phật về cơ bản được chia làm hai dòng tu chính:
Dòng tu tiểu thừa còn gọi Nam Tông, cội nguồn dòng tu là do những vị đệ tử Phật xuôi về phía nam sông Hằng lập nên. Điểm đặc trưng của dòng tu này là người học Phật hành trì dựa theo lối tu của đạo Phật nguyên thủy sơ khai, lối tu này thường mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa, được phép ăn mặn. Bởi do những vị đệ tử này sau khi học hỏi pháp Phật đạt bậc bất thối chuyển thì rời Phật xuôi về phương Nam hành đạo, truyền pháp nên về sau không tiếp nhận được thêm giáo lý đại thừa nơi Phật Thích Ca. Nguyên ủy của việc ăn mặn như tôi đã nói từ trước là do việc đi khất thực nên người tại gia cúng dường món gì đành phải thọ thực món đó, khó thể chọn lựa. Song ngày nay, dòng tu này cũng đã hành pháp ở trong các chùa, tự viện.
Khi đã tự túc được việc nấu ăn nên chăng người học Phật chuyển sang dùng thức an chay tịnh?
Việc làm đó nhằm giúp cho thân tâm người học Phật an lạc, nuôi dưỡng lòng từ bi, đức hiếu sinh theo mong mỏi của Phật Thích Ca.
Hơn nữa, việc thường xuyên dùng thức ăn mặn, “món ngon, vật lạ” dễ khiến người học Phật sơ cơ rơi vào lợi dưỡng, lui sụt chí bồ đề.
Lời góp ý vụng về, nếu không hợp lẽ mong người tu Nam Tông độ lượng, bao dung, “Người xuất gia nên mở không nên trói”, việc làm tùy tâm, từ bi hỷ xả.
Dòng tu đại thừa còn gọi Bắc Tông, nguồn gốc dòng tu phát khởi ở những vị đệ tử Phật phát triển, truyền pháp hướng lên phía bắc sông Hằng. Những vị đệ tử này sau khi đạt bậc bất thối chuyển vẫn theo Phật hoằng pháp nên được tiếp nhận thêm phần giáo lý, kinh điển đại thừa. Người tu học theo dòng tu đại thừa việc hành trì dựa vào giáo lý, kinh Phật sau khi chánh pháp được lưu bố rộng ở Ấn Độ. Lúc bấy giờ, người dân các nước quanh lưu vực sông Hằng đã biết đến giáo đoàn khất sĩ, những vị cư sĩ tại gia dựng lên những giảng đường cho khất sĩ có nơi tá túc, trú ngụ. Trong thời gian này, giới luật của đạo Phật đã được thiết lập chặt chẽ gồm khoảng 250 giới đối với sư và 350 giới đối với ni sư. Người học Phật theo lối tu đại thừa về sau thường luôn dùng thức ăn chay tịnh.
Trước khi Phật nhập diệt, Người có phó chúc lại “Giới luật tùy thời có thể bỏ bớt hoặc thêm vào”.
Đây là cái thấy cùng tột của Như Lai. Bởi lẽ khi con người có sự hiểu biết nhất định tìm đến học Phật thì họ sẽ cầu Vô thượng bồ đề mà đến.
Khi đó, họ tự biết hành trì, chuẩn mực đúng với chánh pháp, việc làm hẳn là không phạm vào giới cấm, sẽ có những giới luật bị vô hiệu (Do không có người phạm giới) và những giới vô hiệu thời không cần giữ lại. Đó là cái nhìn thông suốt sáng rõ của người đạt pháp xuất thế gian, chứng trí Như Lai.
Đến nay, giới luật vẫn được giữ nguyên phải chăng người học Phật đã không thật sự sống được trong chánh pháp, vẫn còn sai phạm giới luật?
Có không ít vị Tăng bảo cao niên đã không giữ đúng giới vì cho rằng giới luật chỉ áp dụng cho người sơ cơ học Phật. Việc này khiến cho người học Phật sơ cơ chẳng nhận rõ chân ngụy nơi chánh pháp và “Thượng bất minh, hạ tất loạn”. Những điều tiếng này khiến người tại gia có hiểu biết chẳng thể tin nhận giáo lý nhà Phật.
Tội phá hoại Tam bảo liệu những vị Tăng bảo lầm lạc, nông nổi có thể kham lãnh chăng?
Vì những chỗ không minh bạch đó mà giới cư sĩ tại gia phân người xuất gia ra làm 2 hạng:
- Hạng thứ nhất là người tâm xuất gia, thân xuất gia. Người học Phật thân tâm xuất gia hành trì chuẩn mực theo chánh pháp, giữ gìn phạm hạnh thân, khẩu, ý. Thật đáng tham bái, kính cẩn cúng dường.
- Hạng thứ hai là người thân xuất gia mà tâm tại gia. Người học Phật thân xuất gia mà tâm tại gia thể hiện “Lý sự chẳng đồng, tâm hành sai biệt”, dối truyền nối pháp Phật, phụng sự Tam bảo chỉ mong gồm thâu tài vật, lợi dưỡng, lợi danh,… Thật luống uổng việc tham học giáo lý, kinh điển, mê mờ lý sự, chỉ mong “Chùa to, Phật lớn”, thừa sự cúng dường,… Người học Phật này lầm lạc đường tu bởi do học pháp xuất thế gian mà lầm tưởng pháp thế gian nên bị lưới vô minh che lấp thần trí.
Đối với pháp thế gian, người sống nơi vựa lúa thường chẳng bao giờ sợ thiếu gạo nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ không rơi vào nạn đói. Người học Phật này cũng lại như vậy ở nơi Tam tạng kinh điển và lại thừa hành phụng sự việc Tam bảo, tạo nhiều phước đức nên cả nghĩ sớm muộn gì cũng được Phật Di Lặc thọ ký đạo quả nên khó thể tiến tu, Phật A Di Đà chẳng thể tiếp dẫn, lại luân hồi trong 3 cõi.
Vạn nhất trái đất nổ tung việc tìm lại “Gương mặt mình lúc cha mẹ chưa sinh ra” phải chăng khó càng thêm khó?
Người học Phật nên chăng sớm mau quay đầu, tìm về bờ giác ngộ.
Khác với cách phân định đại thừa - tiểu thừa như trên, ở những phần trình bày sau tôi sẽ giả lập phân định lại:
- Người tu tiểu thừa là người học Phật theo Thanh văn thừa, chỉ cầu 1 trong 4 quả vị thánh, mọi việc làm Phật sự chỉ mong giải thoát hoàn toàn nơi bản thân ra khỏi 3 cõi và cả những người học Phật giải đãi tu hành, chỉ mong lợi dưỡng,…
- Người tu đại thừa là người học Phật phát tâm bồ tát dũng mãnh, học Phật cầu cả pháp thế gian và pháp xuất thế gian, thường hay tùy nghi dùng pháp, giúp người thoát khổ, chỉ bày chánh pháp chân thật. Tâm bồ tát của người học Phật hiển lộ nơi người sống chứ không phải ở nơi người chết và cõi giới vô hình vì những nơi đó không người nhận biết.
Cả pháp tu đại thừa và tiểu thừa đều là chánh pháp chân truyền của Phật Thích Ca nhưng sao lại có sự sai khác?
Sau khi Phật thành đạo nhận biết chúng sinh trong 6 đường mong cầu dứt khổ, giải thoát hoàn toàn nên Phật đã dấn thân vào con đường truyền đạo.
Lúc bấy giờ, con người chưa biết đến giáo lý, kinh điển chánh pháp nên việc làm có phần tùy tiện, buông lung tánh ý, sống với tâm phân biệt, dính mắc “tham sân si mạn nghi” vì thế cái thấy nghe hay biết bị lưới vô minh che lấp, mê mờ tâm tánh, sự hiểu biết vì thế cũng không còn sáng rõ, khách quan. Phật đã phương tiện giải giảng về luân hồi, nghiệp quả, sự giải thoát hoàn toàn,… Con người qua lời Phật thuyết mơ hồ tin nhận nhưng vẫn không thể rõ biết vì thế Phật lại dùng phương tiện chỉ bày cho người học Phật việc giữ gìn thân, khẩu, ý nhằm thu thúc thân tâm. Việc dừng lặng đó giúp người học Phật chuyển cái hiểu của chánh pháp thành việc hành trì, sống đúng theo chánh pháp. Việc thiền định và quán chiếu giúp người học Phật nhận rõ tự tâm, tường tận chân tánh, thoát ra khỏi tham sân si mạn nghi, dứt trừ khổ đau, đạt được sự tự tại, đắc quả vị thánh.
Rồi khi người học Phật đã sáng rõ chánh pháp, đạt sự tự tại giải thoát thì Phật khuyến khích họ phát tâm đại thừa, lập hạnh bồ tát, cứu độ chúng sinh 3 cõi, làm việc lợi ích cho xã hội chứ không nên giữ riêng sự an lạc cá nhân. Bởi do nếu chỉ biết đến sự giải thoát tự thân thì người học Phật sẽ nuôi lớn bản ngã, chấp giữ đại ngã người học Phật thật sự chưa thể giải thoát hoàn toàn vì còn tâm phân biệt vi tế, nhỏ nhẹm.
Xét lại việc “Trước, Phật phương tiện chỉ bày pháp tiểu thừa. Sau, đúng thời Phật chỉ bày pháp đại thừa”, ta sẽ thấy Phật vì giúp con người nhận rõ tự tâm, vạn pháp đã khuyên người tu học buông bỏ tham sân si qua việc quán chiếu mà nhận biết “vô thường, khổ, không, vô ngã” cùng với việc nhốt thân tâm vào pháp. Đến khi người học Phật không còn tham sân si,… thì Phật hướng họ đến việc mở lòng ra hòa vào cuộc sống, nhằm buông bỏ pháp tiểu thừa, hành trì pháp tu đại thừa, sống tự tại, không dính mắc mọi thứ ở cuộc sống, giúp người sống tốt cũng là giúp mình phá bỏ hoàn toàn bản ngã, đạt sự giải thoát hoàn toàn thật sự.
Vì người học Phật hành pháp đại thừa nơi pháp thế gian mà buông bỏ được bản ngã và tất cả các pháp nên theo cách nói của “Pháp môn không hai” là hành mà không hành, đắc mà không để đắc, không có người để đắc.
Thế nên, việc làm đó là tương ưng, khế hợp với lời Phật đã thuyết “Chánh pháp còn bỏ huống hồ là phi pháp”.
Qua đó, người học Phật sẽ rõ biết “Cứu cánh của đạo Phật không chỉ là sự giải thoát hoàn toàn cho tự thân mà là việc giúp người thoát khổ, chỉ bày và cùng người hành trì đạt sự giải thoát hoàn toàn”.
Tất cả những vấn đề được trình bày ở trên cho thấy tri thức người học Phật và nhân loại đang bị trói trong tấm lưới vô minh, nhị nguyên dày đặc.
Việc các tôn giáo trên thế giới chia rẽ dẫn đến sự phân biệt, giết hại lẫn nhau qua rất nhiều cuộc thánh chiến, tòa án xử dị giáo,… hẳn những việc làm đó không là chủ trương của nhà tiên tri Mohamet, Chúa Jesu,… những vị đó thật sự vốn là những người yêu dân tộc, yêu đất nước. Họ ra đời vì niềm mong mỏi của con người về một cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc của đất nước, dân tộc và bây giờ là cho cả nhân loại.
...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
- - - Mật Tông - - -
Người học Phật theo pháp tu Mật tông thường xuyên hành trì bùa chú, độ vong,... Việc làm này thường chạm đến cõi vô hình, xen vào nhân quả nghiệp báo. Pháp tu Mật tông có nét giống như Pháp tu của đạo Bà la môn. Pháp tu Mật tông hiện nay chân sư khó gặp, phần lớn người tu pháp môn này dùng phương tiện độ người cõi dưới nhằm thọ nhận vật phẩm cúng dường, tạo ra sự an tâm tu học, dẫn đến việc giải đãi tu hành chờ ngày Phật Di Lặc hạ sinh. Nếu người tu học theo pháp môn Mật tông mà tâm không minh, trí không sáng dễ rơi vào ma đạo. Người tu Mật tông đòi hỏi phải giữ giới nghiêm cẩn. Nhất là dâm giới, khá nên “cắt ái, ly gia” vì việc luyện bùa chú khiến không ít chúng sinh nẻo không thân bên mình phò trợ, cũng như học pháp. Vạn nhất người tu học Mật tông cũng như người thân hành dâm sẽ dễ tạo ra những hình nhân không hoàn chỉnh về thể xác và tinh thần. Nguyên do là có không ít chúng sinh nẻo không thân theo bên mình người tu Mật tông dù chưa kịp xóa đi tâm thức tàn hoại ở tiền kiếp nhưng lại ham thân, vội vàng nhập thai khi có đủ duyên. Đó là điều mà người học Phật cần nên rõ biết.
Trước đây có vị đệ tử của Phật sau khi trì một thời kinh cho một gia đình giàu có. Sau thời kinh, vị đệ tử đó được cúng dường “3 đấu 3 thăng vàng”, vị đệ tử đó trong lòng mừng rỡ về trình với Phật. Phật đã bảo: Trì một thời kinh mà nhận 3 đấu 3 thăng vàng thì con cháu sau này lấy gì mà dùng.
Tôi lại xét câu chuyện này, 3 đấu 3 thăng vàng cho một thời kinh mà sao Phật lại nhận định là ít bởi vì pháp Phật là vô giá. Nếu dùng pháp Phật để mang về lợi dưỡng mà sinh lòng mừng rỡ là đồng nghĩa với vị đệ tử này không cầu pháp xuất thế gian. Hiển nhiên là việc học Phật theo phương cách đó thì khó thoát ra khỏi 3 cõi luân hồi. Con cháu mà Phật dùng nói với người học Phật là ám thị chính người học Phật ở những kiếp về sau chứ không đơn thuần là con cháu của người học Phật vì lẽ con người nếu sống tốt và không có biến cố lớn lao xảy đến trong cuộc sống thì về cơ bản con người sẽ luân chuyển ở kiếp người tại những nơi quen thuộc. Cụ thể là sự luân chuyển chỉ diễn ra trong gia đình, dòng tộc hoặc vùng miền, quốc gia cư trú,... Thế nên vị đệ tử đó sẽ lại là con cháu của chính mình và nhận lấy phần phước báo đã tạo ra. Nhưng quy luật của gia đình, dòng tộc là “Con nước ròng, con nước lớn”, dù cho tiền của có chất cao thành núi thì cũng sẽ có ngày đói nghèo. Bạn hãy cố tìm xem có gia đình, dòng tộc nào giàu có, hưng thịnh mãi không? Đến như trữ lượng khoáng sản dầu mỏ, than đá, các mỏ kim loại,… trong lòng trái đất vô cùng dồi dào, phong phú mà theo năm tháng cứ vơi dần, cạn kiệt dưới sức tiêu thụ của con người. Vậy tài sản của gia đình, dòng tộc lấy gì đảm bảo cho tính bền vững, còn mãi?
Quay lại vấn đề “Khi nào Phật Di Lặc ra đời?”. Ngay trong Hiện kiếp của trái đất sẽ chẳng có Phật Di Lặc ra đời, chỉ có hóa thân Phật Di Lặc khắp mọi nơi. Nhưng hóa thân Phật Di Lặc nếu có thì cũng chỉ do nhân loại nhìn nhận chứ không ở nơi người học Phật vọng ngữ tự nhận mà thành tựu hóa thân Phật. Phật Di Lặc chỉ thật sự ra đời khi trái đất bị nổ tung. Đến mãi hàng ngàn tỷ năm sau, một sự sống mới lại thành hình trên khối vật chất của trái đất được tái cấu trúc. Sự sống tiến hóa dần từ thấp lên cao và đến một lúc nào đó theo tâm ý của chúng sinh nơi trái đất mới mà Phật Di Lặc sẽ hạ sinh. Bạn hãy tự chọn lựa nên giải thoát trong hiện đời hay chờ Phật Di Lặc thọ ký đạo quả.
Hiện nay, người học Phật về cơ bản được chia làm hai dòng tu chính:
Dòng tu tiểu thừa còn gọi Nam Tông, cội nguồn dòng tu là do những vị đệ tử Phật xuôi về phía nam sông Hằng lập nên. Điểm đặc trưng của dòng tu này là người học Phật hành trì dựa theo lối tu của đạo Phật nguyên thủy sơ khai, lối tu này thường mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa, được phép ăn mặn. Bởi do những vị đệ tử này sau khi học hỏi pháp Phật đạt bậc bất thối chuyển thì rời Phật xuôi về phương Nam hành đạo, truyền pháp nên về sau không tiếp nhận được thêm giáo lý đại thừa nơi Phật Thích Ca. Nguyên ủy của việc ăn mặn như tôi đã nói từ trước là do việc đi khất thực nên người tại gia cúng dường món gì đành phải thọ thực món đó, khó thể chọn lựa. Song ngày nay, dòng tu này cũng đã hành pháp ở trong các chùa, tự viện.
Khi đã tự túc được việc nấu ăn nên chăng người học Phật chuyển sang dùng thức an chay tịnh?
Việc làm đó nhằm giúp cho thân tâm người học Phật an lạc, nuôi dưỡng lòng từ bi, đức hiếu sinh theo mong mỏi của Phật Thích Ca.
Hơn nữa, việc thường xuyên dùng thức ăn mặn, “món ngon, vật lạ” dễ khiến người học Phật sơ cơ rơi vào lợi dưỡng, lui sụt chí bồ đề.
Lời góp ý vụng về, nếu không hợp lẽ mong người tu Nam Tông độ lượng, bao dung, “Người xuất gia nên mở không nên trói”, việc làm tùy tâm, từ bi hỷ xả.
Dòng tu đại thừa còn gọi Bắc Tông, nguồn gốc dòng tu phát khởi ở những vị đệ tử Phật phát triển, truyền pháp hướng lên phía bắc sông Hằng. Những vị đệ tử này sau khi đạt bậc bất thối chuyển vẫn theo Phật hoằng pháp nên được tiếp nhận thêm phần giáo lý, kinh điển đại thừa. Người tu học theo dòng tu đại thừa việc hành trì dựa vào giáo lý, kinh Phật sau khi chánh pháp được lưu bố rộng ở Ấn Độ. Lúc bấy giờ, người dân các nước quanh lưu vực sông Hằng đã biết đến giáo đoàn khất sĩ, những vị cư sĩ tại gia dựng lên những giảng đường cho khất sĩ có nơi tá túc, trú ngụ. Trong thời gian này, giới luật của đạo Phật đã được thiết lập chặt chẽ gồm khoảng 250 giới đối với sư và 350 giới đối với ni sư. Người học Phật theo lối tu đại thừa về sau thường luôn dùng thức ăn chay tịnh.
Trước khi Phật nhập diệt, Người có phó chúc lại “Giới luật tùy thời có thể bỏ bớt hoặc thêm vào”.
Đây là cái thấy cùng tột của Như Lai. Bởi lẽ khi con người có sự hiểu biết nhất định tìm đến học Phật thì họ sẽ cầu Vô thượng bồ đề mà đến.
Khi đó, họ tự biết hành trì, chuẩn mực đúng với chánh pháp, việc làm hẳn là không phạm vào giới cấm, sẽ có những giới luật bị vô hiệu (Do không có người phạm giới) và những giới vô hiệu thời không cần giữ lại. Đó là cái nhìn thông suốt sáng rõ của người đạt pháp xuất thế gian, chứng trí Như Lai.
Đến nay, giới luật vẫn được giữ nguyên phải chăng người học Phật đã không thật sự sống được trong chánh pháp, vẫn còn sai phạm giới luật?
Có không ít vị Tăng bảo cao niên đã không giữ đúng giới vì cho rằng giới luật chỉ áp dụng cho người sơ cơ học Phật. Việc này khiến cho người học Phật sơ cơ chẳng nhận rõ chân ngụy nơi chánh pháp và “Thượng bất minh, hạ tất loạn”. Những điều tiếng này khiến người tại gia có hiểu biết chẳng thể tin nhận giáo lý nhà Phật.
Tội phá hoại Tam bảo liệu những vị Tăng bảo lầm lạc, nông nổi có thể kham lãnh chăng?
Vì những chỗ không minh bạch đó mà giới cư sĩ tại gia phân người xuất gia ra làm 2 hạng:
- Hạng thứ nhất là người tâm xuất gia, thân xuất gia. Người học Phật thân tâm xuất gia hành trì chuẩn mực theo chánh pháp, giữ gìn phạm hạnh thân, khẩu, ý. Thật đáng tham bái, kính cẩn cúng dường.
- Hạng thứ hai là người thân xuất gia mà tâm tại gia. Người học Phật thân xuất gia mà tâm tại gia thể hiện “Lý sự chẳng đồng, tâm hành sai biệt”, dối truyền nối pháp Phật, phụng sự Tam bảo chỉ mong gồm thâu tài vật, lợi dưỡng, lợi danh,… Thật luống uổng việc tham học giáo lý, kinh điển, mê mờ lý sự, chỉ mong “Chùa to, Phật lớn”, thừa sự cúng dường,… Người học Phật này lầm lạc đường tu bởi do học pháp xuất thế gian mà lầm tưởng pháp thế gian nên bị lưới vô minh che lấp thần trí.
Đối với pháp thế gian, người sống nơi vựa lúa thường chẳng bao giờ sợ thiếu gạo nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ không rơi vào nạn đói. Người học Phật này cũng lại như vậy ở nơi Tam tạng kinh điển và lại thừa hành phụng sự việc Tam bảo, tạo nhiều phước đức nên cả nghĩ sớm muộn gì cũng được Phật Di Lặc thọ ký đạo quả nên khó thể tiến tu, Phật A Di Đà chẳng thể tiếp dẫn, lại luân hồi trong 3 cõi.
Vạn nhất trái đất nổ tung việc tìm lại “Gương mặt mình lúc cha mẹ chưa sinh ra” phải chăng khó càng thêm khó?
Người học Phật nên chăng sớm mau quay đầu, tìm về bờ giác ngộ.
Khác với cách phân định đại thừa - tiểu thừa như trên, ở những phần trình bày sau tôi sẽ giả lập phân định lại:
- Người tu tiểu thừa là người học Phật theo Thanh văn thừa, chỉ cầu 1 trong 4 quả vị thánh, mọi việc làm Phật sự chỉ mong giải thoát hoàn toàn nơi bản thân ra khỏi 3 cõi và cả những người học Phật giải đãi tu hành, chỉ mong lợi dưỡng,…
- Người tu đại thừa là người học Phật phát tâm bồ tát dũng mãnh, học Phật cầu cả pháp thế gian và pháp xuất thế gian, thường hay tùy nghi dùng pháp, giúp người thoát khổ, chỉ bày chánh pháp chân thật. Tâm bồ tát của người học Phật hiển lộ nơi người sống chứ không phải ở nơi người chết và cõi giới vô hình vì những nơi đó không người nhận biết.
Cả pháp tu đại thừa và tiểu thừa đều là chánh pháp chân truyền của Phật Thích Ca nhưng sao lại có sự sai khác?
Sau khi Phật thành đạo nhận biết chúng sinh trong 6 đường mong cầu dứt khổ, giải thoát hoàn toàn nên Phật đã dấn thân vào con đường truyền đạo.
Lúc bấy giờ, con người chưa biết đến giáo lý, kinh điển chánh pháp nên việc làm có phần tùy tiện, buông lung tánh ý, sống với tâm phân biệt, dính mắc “tham sân si mạn nghi” vì thế cái thấy nghe hay biết bị lưới vô minh che lấp, mê mờ tâm tánh, sự hiểu biết vì thế cũng không còn sáng rõ, khách quan. Phật đã phương tiện giải giảng về luân hồi, nghiệp quả, sự giải thoát hoàn toàn,… Con người qua lời Phật thuyết mơ hồ tin nhận nhưng vẫn không thể rõ biết vì thế Phật lại dùng phương tiện chỉ bày cho người học Phật việc giữ gìn thân, khẩu, ý nhằm thu thúc thân tâm. Việc dừng lặng đó giúp người học Phật chuyển cái hiểu của chánh pháp thành việc hành trì, sống đúng theo chánh pháp. Việc thiền định và quán chiếu giúp người học Phật nhận rõ tự tâm, tường tận chân tánh, thoát ra khỏi tham sân si mạn nghi, dứt trừ khổ đau, đạt được sự tự tại, đắc quả vị thánh.
Rồi khi người học Phật đã sáng rõ chánh pháp, đạt sự tự tại giải thoát thì Phật khuyến khích họ phát tâm đại thừa, lập hạnh bồ tát, cứu độ chúng sinh 3 cõi, làm việc lợi ích cho xã hội chứ không nên giữ riêng sự an lạc cá nhân. Bởi do nếu chỉ biết đến sự giải thoát tự thân thì người học Phật sẽ nuôi lớn bản ngã, chấp giữ đại ngã người học Phật thật sự chưa thể giải thoát hoàn toàn vì còn tâm phân biệt vi tế, nhỏ nhẹm.
Xét lại việc “Trước, Phật phương tiện chỉ bày pháp tiểu thừa. Sau, đúng thời Phật chỉ bày pháp đại thừa”, ta sẽ thấy Phật vì giúp con người nhận rõ tự tâm, vạn pháp đã khuyên người tu học buông bỏ tham sân si qua việc quán chiếu mà nhận biết “vô thường, khổ, không, vô ngã” cùng với việc nhốt thân tâm vào pháp. Đến khi người học Phật không còn tham sân si,… thì Phật hướng họ đến việc mở lòng ra hòa vào cuộc sống, nhằm buông bỏ pháp tiểu thừa, hành trì pháp tu đại thừa, sống tự tại, không dính mắc mọi thứ ở cuộc sống, giúp người sống tốt cũng là giúp mình phá bỏ hoàn toàn bản ngã, đạt sự giải thoát hoàn toàn thật sự.
Vì người học Phật hành pháp đại thừa nơi pháp thế gian mà buông bỏ được bản ngã và tất cả các pháp nên theo cách nói của “Pháp môn không hai” là hành mà không hành, đắc mà không để đắc, không có người để đắc.
Thế nên, việc làm đó là tương ưng, khế hợp với lời Phật đã thuyết “Chánh pháp còn bỏ huống hồ là phi pháp”.
Qua đó, người học Phật sẽ rõ biết “Cứu cánh của đạo Phật không chỉ là sự giải thoát hoàn toàn cho tự thân mà là việc giúp người thoát khổ, chỉ bày và cùng người hành trì đạt sự giải thoát hoàn toàn”.
Tất cả những vấn đề được trình bày ở trên cho thấy tri thức người học Phật và nhân loại đang bị trói trong tấm lưới vô minh, nhị nguyên dày đặc.
Việc các tôn giáo trên thế giới chia rẽ dẫn đến sự phân biệt, giết hại lẫn nhau qua rất nhiều cuộc thánh chiến, tòa án xử dị giáo,… hẳn những việc làm đó không là chủ trương của nhà tiên tri Mohamet, Chúa Jesu,… những vị đó thật sự vốn là những người yêu dân tộc, yêu đất nước. Họ ra đời vì niềm mong mỏi của con người về một cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc của đất nước, dân tộc và bây giờ là cho cả nhân loại.
...

Trời ơi. haaaaaaaaa. Không biết gì về một chút mật tông mà nói tầm bậy như vậy. Thật là tội nghiệp, nhân quả như bóng với hình đó. Thật đáng thương xót. A di đà Phật!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Thật đáng sợ với cái "biện tài" tầm bậy của latuan. VNBN ít nói về địa ngục, nay cũng phải nhắc tới địa ngục.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Trời ơi. haaaaaaaaa. Không biết gì về một chút mật tông mà nói tầm bậy như vậy. Thật là tội nghiệp, nhân quả như bóng với hình đó. Thật đáng thương xót. A di đà Phật!

Lão nguoidienhocphat1 này! Người biết hay không chẳng thể do tư tâm của lão mà đúng đâu. Lão tự lo cho mình là hơn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên