Ấy là do vì cứ nghĩ mình giỏi, tự biên tự diễn, muốn lập cái riêng, muôn tỏ hơn Thầy, cho nên thành ra tự hại !
Mến kính,
Ba Tuần.
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Nội Thiền .- Bài 43.- Tâm Pháp Chân Như.- Thiền phái Pháp Nhãn.
Người khai sáng ra Tông này là Thiền sư Văn Ích, sau được Chúa Nam Đường ban cho thụy hiệu là “Đại Pháp Nhãn Thiền Sư”, nên hậu thế gọi Tông này là Pháp Nhãn Tông.
Thiền sư Văn Ích (885- 958) quê ở Dư Hàng, xuất gia năm 7 tuổi, sau đến chùa Dục Vương ở Ninh Châu theo Thiền sư Hy Giác học luật và tham cứu Phật điển, lại đi nhiều nơi tham học, nổi tiếng khắp nơi. Sau theo tổ của Nam Đường là Lý Thăng Kiến Quốc, thỉnh sư đến Kim Lăng, trụ tại thiền viện Báo Ân, ban hiệu Tinh Tuệ thiền Sư.
Pháp nhãn Tông, nay chỉ còn lưu truyền ở Triều Tiên.
Ở Truyền Đăng lục, có ghi, đoạn pháp thoại về Pháp Nhãn Tông, như sau:
683. 法 眼 六 相 — Pháp Nhãn đáp sáu tướng
Thiền sư Ðạo Tiềm ở chùa Vĩnh Minh buổi đầu yết kiến Thiền sư Tịnh Huệ (hiệu của Thiền sư Thanh Lương Văn Ích, còn có thụy hiệu là Ðại Pháp Nhãn Thiền sư). Một phen gặp Sư, ngài liền hứa khả cho nhập thất. Một hôm, Tịnh Huệ hỏi Sư:
– Ngoài việc tham thỉnh ra, con còn xem kinh gì?
– Con xem Kinh Hoa Nghiêm.
– Trong sáu tướng: Tổng, Biệt, Ðồng, Dị, Thành, Hoại thì kinh ấy thuộc về môn (cửa) gì?
– Theo lí mà xét văn trong phẩm Thập địa thì tất cả pháp thế và xuất thế đều đủ sáu tướng.
Tịnh Huệ hỏi:
– Hư không có đủ sáu tướng hay không?
Sư hiểu lờ mờ không đáp. Tịnh Huệ hỏi:
– Sao con không nói Thầy tôi cũng hỏi rằng “Hư không có sáu tướng hay không?”
Tịnh Huệ tự đáp thay:
– Hư không.
Khi ấy, Sư liền khai ngộ, hớn hở lễ tạ ngài. Tịnh Huệ hỏi:
– Con làm sao hội?
Sư đáp: Hư không.
Tịnh Huệ chấp nhận Sư.
(Theo: Truyền Đăng lục.)
Tư duy: Đồng đẳng Hư Không chính là Chân Như vậy.- Hư Không ở đây là "Hư Không Vô Vi" tức là "Chân Không- Diệu Hữu"; Cũng là Chân Như Vô Vi là tên khác của Niết Bàn.
Quả thật đúng là:
Nhất niệm tam thiên một vị trà.
Nếm trà khắp thiên hạ
Náo thị lẫn cô thôn
Thưởng bách hương xứ xứ
(Ấn, Tàu, Tây, Nhật, Triều v.v...) Cũng chỉ một vị trà...
(Hương- Vị Chân Như .- đây)
Nội Thiền .- Bài 44.- Tâm Pháp Chân Như.- Thiền phái Lâm Tế.
Phái Thiền Lâm Tế, là một trong ngũ gia tông phái, được truyền thừa từ Lục Tổ Huệ Năng, phát tích tại Trung hoa. Phái này do Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền sáng lập.
Tông phong và Thiền ý của Tông này được ghi chép trong Lâm Tế Ngũ Lục.
Ngữ Lục là bạch thoại đời xưa, thời bấy giờ ghi theo tiếng nói của chư Tổ, một số chỉ có âm mà không có chữ, những tiếng này không có trong tự điển ngày nay, nên dịch ngữ lục khó hơn dịch kinh, vả lại, ý của chư Tổ không phải ở nơi lời nói. Cũng như hỏi : "Thế nào là Phật ? đáp : ba cân mè", "Thế nào là ý của Tổ Sư từ Tây Trúc đến ? đáp : cây bách trước sân". v.v...
Chúng tôi dịch thẳng theo lời của chư Tổ. Người đọc nếu ngay đó ngộ liền là rất tốt, nếu không ngộ được tức nhiên phải không hiểu. Do sự không hiểu, sẽ phát khởi "Nghi Tình". Nếu giữ mãi nghi tình, sau này sẽ được ngộ. Không nên tự ý giải thích để tự bít cửa ngộ của mình. Cho nên Lục Tổ nói
"Nay ta gượng nói ra,
Khiến ngươi bỏ tà kiến
Chớ hiểu theo lời nói
Mới cho biết ít phần"
Tức là ý này vậy.
Về giáo lí của tông này thì dạy "Tứ liệu giảng" để làm phương tiện truyền pháp.
Hữu thời đoạt nhân bất đoạt cảnh
Hữu thời đoạt cảnh bất đoạt nhân
Hữu thời nhân cảnh câu đoạt
Hữu thời nhân cảnh câu bất đoạt
Có khi đoạt nhân không đoạt cảnh
Có khi đoạt cảnh không đoạt nhân
Có khi nhân cảnh đều đoạt
Có khi nhân cảnh đều không đoạt.
Tổ Lâm Tế thường dùng phương tiện dạy Đạo là cây gậy và tiếng HÉT, để đưa Thiền Cơ ra khỏi vọng thức suy lường.
+ Đánh và Hét.
....... Phái Thiền Lâm Tế, dùng sự cắt dứt tư tưởng, thoát khỏi ngữ ngôn, văn tự, suy nghĩ, so đo của vọng thức.- Bằng cách đánh và hét. để làm phương tiện tiếp cận "Chân Như", như trong Lâm Tế Ngữ Lục sau:
* Lúc đang kiết hạ, Sư lại lên núi Hoàng Bá gặp lúc Bá xem kinh, Sư bèn nói: "Ta tưởng ông là người, lại vốn là lão Hòa Thượng đếm đậu đen" (Giấy trắng chữ đen). Sư ở lại mấy ngày rồi cáo từ.
Bá nói: "Ngươi phá hạ đến nay sao chẳng hết hạ rồi mới về ?".
Sư nói: "Con tạm đến lễ bái Hòa Thượng".
Hoàng Bá bèn đánh đuổi đi. Sư đi mấy dặm, nghi việc này rồi trở lại ở cho đến hết hạ mới cáo từ.
Bá hỏi: "đi đâu ?"
Sư đáp: "Chẳng phải Hà Nam thì về Hà Bắc".
Bá bèn đánh một cái, Sư nắm gậy lại, cho Hoàng Bá một bạt tai. Bá cười to, gọi: "Thị giả, đem thiền bản kỷ án của Tiên sư Bá Trượng ra đây".
Sư gọi: "Thị giả ! đem lửa lại".
Hoàng Bá bảo: "Không phải vậy, ngươi cứ đem đi, sau này ngươi sẽ dẹp sạch ngôn ngữ của mọi người trong thiên hạ" (không có ai mở miệng được hết).
* Sư cùng Phổ Hóa đi dự trai tăng, Sư hỏi Phổ Hóa:
"Sợi lông nuốt cả biển lớn.
Hạt cải dung chứa tu di.
Ấy là thần thông diệu dụng hay là pháp giống như thế?"
Phổ Hóa đạp đổ bàn ăn cơm, Sư nói: "Thô lỗ quá vậy!"
Phổ Hóa nói: "Ðây là chỗ gì mà nói thô nói tế".
*****
Hôm sau cũng cùng đi dự trai tăng, sư lại hỏi: "Sự cúng dường hôm nay đâu bằng hôm qua?"
Phổ Hóa cũng đạp đổ bàn ăn nữa, Sư nói: "Ðược thì được, sao thô lỗ quá vậy !"
Phổ Hóa hét rằng: "Thằng mù, Phật pháp nói gì thô với tế".
Sư le lưỡi.
Thiền Phái Lâm Tế rất thịnh hành và còn sáng tỏa đến ngày nay, và hiện đang thạnh hành ở Nhật bổn, Hàn Quốc, Đòai loan, và đến tận các nước Tây Phương,...
+ Cây gậy Lâm Tế.
Tiếng "Hét" và "cây gậy" của Tổ Lâm Tế. ví như cây cầu Trực Tâm thẳng tắp bắt qua dòng sông Vô minh ái dục, để đến bờ "Chân Như Thật Tế"
Nhưng đối tượng "trực tâm" này thì rất hiếm hoi, ví như người nghệ sĩ siêu xuất, đi trên dây cầu trực tuyến, mà nhân lực tiềm năng, có thể đạt đến Bảo sở thì còn nằm trong lá ủ. Do vậy . Các vị Tổ kế thừa Tông Lâm Tế mở bày phương tiện, dùng " bài kệ truyền tâm" để tìm người kế vãng khai lai.
Các bài kệ Truyên Tâm Ấn này, có thể ví như những chiếc võng, treo bên cây cầu "Trực tâm", mà người chỉ cần chút ít năng lực cũng có thể tìm về bảo sở.
Các chi phái của Thiền Lâm Tế, thường dùng các bài kệ này để truyền tâm pháp.
Ví dụ- Bài kệ:
Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong...
Mỗi chữ sẽ là một đời. Thầy thuộc chữ "Thiệt", thì truyền cho đệ tử chữ "Tế". Đệ tử chữ Tế, truyền cho đệ tử mình chữ "Đại" v.v... cứ thế mà truyền cho hết bài kệ.
Cách truyền như vầy, là do Tổ muốn truyền lại sở đắc của mình cho người hậu thế có duyên, sẽ nhận ra Tâm Ấn. Tức là nhận ra và chứng ngộ giống như Thầy Tổ của mình.
(Theo Ngũ Gia Tông Phái)
Kính các Bạn Vấn đề "Thật Tế" mà Tổ Lâm Tế khai thị và truyền thừa:
Hỏi: Thế nào là Thật Tế ?
Đáp: ĐT ĐL dạy: THẬT TƯỚNG là : PHÁP NHƯ- PHÁP TÁNH- THẬT TẾ.
.......Khi đã vào được nơi Thật Tướng pháp rồi, thì chẳng còn có sự phân biệt giữa tướng và tánh. Lúc bấy giờ, tướng và tánh chỉ là một, chẳng phải hai, chẳng phải khác.
.......Bởi vậy, nên Thật Tướng pháp còn được gọi là:
Pháp như.
Pháp tánh.
Thật tế.
....... * Pháp Như:
....... Là tánh như như bất biến của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.
....... * Pháp Tánh:
....... Là bản tánh, là Thật thể của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.
....... * Thật Tế:
....... Là lý chân thật, vẹn toàn của các pháp. Thật tế vốn thường KHÔNG.
....... Hỏi: Pháp như, pháp tánh và thật tế có 3 nghĩa riêng khác, hay chỉ có một nghĩa ?
....... Đáp: Pháp như, pháp tánh và thật tế đều là Thật Tướng Pháp cả, đều diễn đạt lý KHÔNG của các pháp. Chỉ là một nghĩa mà có 3 tên gọi khác nhau, để tùy trường hợp rộng giải về lý KHÔNG.
....... Đây chỉ là phương tiện. Thật ra Pháp như, Pháp tánh, Thật tế đều là bất khả đắc cả.
(hết trích)
Thiền phái Lâm Tế. - Chỉ chỗ đồng qui.
Phái Thiền Lâm Tế, dùng sự cắt dứt tư tưởng, thoát khỏi ngữ ngôn, văn tự, suy nghĩ, so đo của vọng thức.- Bằng cách đánh và hét. để làm phương tiện tiếp cận "Chân Như".
Tiếng "Hét" và "cây gậy" của Tổ Lâm Tế. ví như cây cầu Trực Tâm thẳng tắp bắt qua dòng sông Vô minh ái dục, để đến bờ "Chân Như Thật Tế"
Có thể tạm lý giải việc này như sau:
* Chơn Tâm, tức là "Tâm Chơn Như" của tất cả chúng sanh, vốn là bất sanh, bất diệt v.v... đó là Tánh Phật hằng hữu.
Tâm này có hai đặc tính nổi bậc là TỊCH và CHIẾU.
+ TỊCH là vắng lặng, trong suốt, bản nhiên thanh tịnh. Đây là Thể
+ CHIẾU là hằng sáng suốt minh minh, ứng vật hiện hình (đó là sự phân biệt, duyên lự, nguyên tố để hình thành Thức tưởng). Đây là dụng
* Chư Phật Thể và Dụng được bất nhị, đồng qui. (Tịch chiếu đồng thời mà không bị vô minh ái trước nên gọi là Như Lai).
Chúng sanh không tự nhận biết chỗ Trạm tịch Chơn Như, mà chỉ chấp lấy phần Chiếu, nên lìa xa Chơn Như để chạy theo "Vọng Thức" (phần Chiếu). Nếu mãi chạy theo như vậy, thì lìa xa thể Đạo, không thể tu hành.
* Để giúp người đệ tử minh Tâm kiến Tánh, mà Hồi Quang Phản Chiếu. Tổ Lâm Tế dùng phương tiện Đánh và Hét, nhằm cắt đứt dòng suy niệm, vọng tưởng của Ý Thức (là Chủ Tướng của đoàn quân vọng tưởng.- Đây là kế sách "cầm tặc, cầm vương).
* Khi Ý thức đã bị chận đứng, lúc đó "Tự Nhiên Trí" sẽ hiễn bày, đây là lúc thể nhập Chơn Như. từ cái kinh nghiệm thể nhập này, hành giả sẽ biết được Con đường trở về.
Như vậy Tổ Lâm Tế đã dùng Trực Tâm để khai thị Chơn Như Tâm cho đệ tử. Đây gọi là truyền Tâm Ấn đó.
Như vậy bài kệ truyền Pháp của Tông Lâm Tế là khai thị THIỆT TẾ, tức là khai thị PHÁP NHƯ.- Tức là CHÂN NHƯ đó.
1. Lâm Tế Thiên Đồng của Tổ Vân Phong Thời Uý.
Tổ Thiên Đồng dùng bày kệ truyền pháp:
Tổ Đạo Giới Định Tông
Phương Quảng Chứng Viên Thông
Hành Siêu Minh Thiệt Tế
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không
Như Nhựt Quang Thường Chiếu
Phổ Châu Lợi Ích Đồng
Tín Hương Sanh Phước Huệ
Tương Kế Chấn Từ Phong.
Tạm dịch:
Giới định là tông chỉ,
Rộng khắp chứng thần thông;
Hạnh vượt sang bờ Thật,
Tỏ ngộ đến chơn không.
Đồng thời Ngài cũng biệt xuất kệ và ra khai sơn chùa Thiên Khai. Kệ của Ngài là:
Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên
Minh Như Hồng nhựt lệ trung thiên
Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ
Chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền;
Ở bày kệ truyền pháp trên, chúng ta nên lưu ý 2 câu:
Hành Siêu Minh Thiệt Tế
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không
( Và chúng ta sẽ bàn luận kỷ, sau khi trình bày xong 4 chi phái Lâm Tế kế tiếp.)
2. Lâm Tế Gia Phổ của Tổ Đạo Mân Mộc Trần.
Truyền thừa bằng bày kệ:
Trí Huệ Thanh Tịnh
Đạo Đức Viên Minh
Chơn Như Tánh Hải
Tịch Chiếu Phổ Thông
Tâm Nguyên Quảng Thục
Bổn Giác Xương Long
Năng Nhơn Thánh Quả
Thường Diễn Khoan Hoằng
Duy Truyền Pháp Ấn
Chánh Ngộ Hội Dung
Kiên Trì Giới Định
Vĩnh Kế Tổ Tông.
Tạm dịch:
Trí tuệ sạch trong, đạo đức sáng tròn,
Biển tánh Chơn như, lặng chiếu khắp cùng.
Nguồn tâm rộng tiếp, gốc Giác hanh thông.
Siêng trồng quả thánh, thường bày Không môn.
Chỉ truyền pháp Ấn, Chứng ngộ hội dung .
Gắng gìn Giới Định, nối mãi Tổ tông.
Dòng Kệ này đã truyền xuống tới đời thứ 43 thuộc hàng chữ Xương và chữ Long.
Ở bày kệ này, chúng ta nên lưu ý các câu:
Chơn Như Tánh Hải
Tịch Chiếu Phổ Thông
Tâm Nguyên Quảng Thục
Bổn Giác Xương Long.
3. Lâm Tế Trí Huệ do Tổ Trí Bản tách ra.
Bài Kệ đời 31
Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên
Minh Như Hồng Nhựt Lệ Trung Thiên
Tâm Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ
Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền.
gốc đạo vốn thành Phật, Tổ tiên.
sáng như mặt trời đỏ rực giữa hư vô.
nguồn linh tưới rộng, gió từ lan xa.
ngọn đèn chân thật chiếu sáng thế gian muôn đời vẫn treo cao.
Dòng Kệ này nay đã truyền xuống tới đời thứ 43 thuộc hàng chữ Lệ chữ Trung.
4. Lâm Tế Chúc Thánh do Tổ Minh Hải Pháp Bảo.
Bài Kệ đời 34
Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường
Đắc Chánh Luật Vi Tông
Tổ Đạo Giải Hành Thông
Giác Hoa Bồ Đề Thọ
Sung Mãn Thiên Nhơn Trung.
DỊCH NGĨA
Pháp minh thiệt sáng tỏ
In đồng với chân như
Chúc Thánh Thượng muôn tuổi
Cầu vận nước lâu dài.
Chứng Thánh luật làm gốc
Đạo Tổ hiểu làm thông
Cây Bồ đề hoa giác
Đầy đủ cả trời người.
(TT Thích Hạnh Niệm dịch.)
Dòng Kệ này hiện nay truyền xuống tới chữ Chúc thuộc đời thứ 42.
Ngoài bày kệ trên Ngài Minh Hải còn có xuất thêm một bài kệ nữa lưu truyền lại Bình Định.
PHIÊN ÂM
Minh thật pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Vạn hữu duy nhất thể
Quán liễu tâm cảnh không.
Giới hương thành Thánh quả
Giác hải dõng liên hoa
Tín tấn sanh phước huệ
Hành trí giải viên thông.
Ảnh nguyệt thanh trung thủy
Vân phi nhật khứ lai
Đạt ngộ vi diệu tánh
Hằng khai Tổ đạo trường.
DỊCH NGHĨA
Pháp Minh thiệt sáng tỏ
In đồng với chân như
Muôn vật cùng một thể
Quán suốt tâm cảnh không.
Hương giới thành Thánh quả
Biển giác phát hoa sen
Tín tấn sinh phước huệ
Hiểu làm đều viên thông.
Bóng trăng soi đáy nước
Mây bay mặt trời đi
Ngộ được pháp vi diệu
Đạo Tổ được lâu dài.
(TT Thích Hạnh Niệm dịch.)
Ở bày kệ này chúng ta nên lưu ý 2 câu:
Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng.
5. Lâm Tế Thiên Thai do Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán.
Bài Kệ đời 35
Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong
Giới Định Phước Huệ
Thể Dụng Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công
Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tông
Hành Giải Tương Ưng
Đạt Ngộ Chơn Không
dịch nghĩa:
Đường lớn thực tại
Biển thể tính trong
Nguồn tâm thấm khắp
Gốc đức vun trồng
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông
Quả trí siêu việt
Hiểu thấu nên công
Truyền giữ lý mầu
Tuyên dương chính tông
Hành giải song song
Đạt ngộ chân không.
Ở bày kệ này, chúng ta nên lưu ý các câu:
Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
....
Đạt ngộ Chân không.
Tông Lâm Tế Thiên Thai, khi truyền vào Miền Nam, đến Núi Bà Đen Tây Ninh, thì còn gọi tên là Tế Thượng Chánh Tông.
Nội Thiền .- Bài 46.- Chi phái Lâm Tế Thiên Đồng. - Chỉ chỗ đồng qui.
Phái Thiền Lâm Tế Thiên Đồng, đưa ra 2 câu trong bày kệ truyền pháp:
Hành Siêu Minh Thiệt Tế,
Liễu Đạt Ngộ Chơn Không.
Trong đó 2 từ Chơn Không và Thiệt Tế, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
* Chơn không.- Là một từ ngữ để chỉ cho sự hình thành vạn vật vũ trụ. Như bài viết sau đây:
...Chân không-Diệu hữu vốn là vấn đề của vũ trụ quan của Phật giáo. Theo đó, mọi hiện tượng đều xuất phát một cách nội tại từ “Không”, không do tác nhân bên ngoài. Chúng xuất hiện trong thế gian và tuân thủ nguyên lý Duyên khởi, đủ điều kiện thì sinh, đủ điều kiện thì diệt. Các hiện tượng đó không ai làm chủ nhân, chúng làm tiền đề cho nhau để sinh và diệt. Khi sinh thì sinh từ chân không, khi diệt thì không còn chút bóng hình lưu lại. Các hiện tượng, mà trong đạo Phật gọi là “pháp”, không chịu sự hạn chế nào cả, không có ai lèo lái chúng cả. Khi đủ điều kiện thì mọi hình thái của sự sống đều khả dĩ, khả năng xuất hiện của chúng là vô tận, “bất khả tư nghì”. Diệu hữu bao trùm mọi hiện tượng, vật lý cũng như tâm lý, nằm ngoài khả năng suy luận của con người chúng ta. Cụ thể, khi nói về con người thì đó là một tổng thể gồm hai mặt tâm lý và vật lý với năm yếu tố mà ta gọi là Ngũ uẩn (sắc thọ tưởng hành thức). Năm yếu tố đó vận hành vô chủ....
Như vậy.- Chơn Không là chỉ cho "Hư Không Vô Vi".-Tức là Niết Bàn, là "Chơn Như Vô Vi" cũng Tức là Niết Bàn, là Chân Như đó.
* Từ "Thiệt Tế": Là một từ ngữ mà kinh Bát Nhã dùng cũng để chỉ cho Chơn như Tâm.
(trích ĐTĐL)
Khi đã vào được nơi Thật Tướng pháp rồi, thì chẳng còn có sự phân biệt giữa tướng và tánh. Lúc bấy giờ, tướng và tánh chỉ là một, chẳng phải hai, chẳng phải khác.
....... Bởi vậy, nên Thật Tướng pháp còn được gọi là:
Pháp như.
Pháp tánh.
Thật tế.
.......* Pháp Như:
....... Là tánh như như bất biến của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.
.......* Pháp Tánh:
.......Là bản tánh, là Thật thể của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.
....... * Thật Tế:
.......Là lý chân thật, vẹn toàn của các pháp. Thật tế vốn thường KHÔNG.
....... Hỏi: Pháp như, pháp tánh và thật tế có 3 nghĩa riêng khác, hay chỉ có một nghĩa ?
.......Đáp: Pháp như, pháp tánh và thật tế đều là Thật Tướng Pháp cả, đều diễn đạt lý KHÔNG của các pháp. Chỉ là một nghĩa mà có 3 tên gọi khác nhau, để tùy trường hợp rộng giải về lý KHÔNG.
....... Đây chỉ là phương tiện. Thật ra Pháp như, Pháp tánh, Thật tế đều là bất khả đắc cả.
(hết trích)
Như vậy, rỏ ràng là Phái thiền Lâm Tế Thiên Đồng. - Chỉ chỗ đồng qui là CHƠN NHƯ đó vậy.
Nội Thiền .- Bài 47.- Chi phái Lâm Tế Gia Phổ. - Chỉ chỗ đồng qui.
Phái Thiền Lâm Tế Gia Phổ. Chỉ rỏ Chơn Như qua 4 câu trong bày kệ truyền pháp:
Chơn Như Tánh Hải
Tịch Chiếu Phổ Thông
Tâm Nguyên Quảng Thục
Bổn Giác Xương Long.
* Chơn Như: Là nói về chỉ về Bản thể uyên nguyên, vô ngôn- tuyệt lự.
* Tịch Chiếu: Là nói về Bản chất Chơn Như có Tịch (Vắng lặng), có Chiếu (sáng soi).- Xem thêm Tông Tào Động.
* Tâm Nguyên : Là Nguồn Tâm. Đây là Chơn Tâm năng sanh vạn pháp, một cách để diễn tả Chơn Như.
* Bổn Giác: Đó là chỉ cho sự Giác Ngộ vốn có từ Vô Thủy. Tức là Chơn Như.
Như trong kinh Pháp hoa, đức Phật dạy về Bổn Giác, trong phẩm "Hiện Bảo Tháp" (HT Pháp Sư Thích Thiện Trí giảng). Như sau:
...Vì thế chúng hội muốn thấy được “Diệu Âm” Bồ Tát thì phải nhờ đến “Đức Đa Bảo Như Lai” mới vời được “Diệu Âm” đến cõi Ta bà được.- Nghĩa là muốn nhận ra “tiếng huyền diệu của chân tâm” thì phải nhờ đến “bản giác diệu minh” chứ không phải dùng “trí dụng” mà thấy được.
Bởi vì “Đức Đa Bảo Như Lai” là biểu tượng tượng trưng cho “bản giác” hay “bản tâm thanh tịnh” của mỗi chúng sinh đều có vậy.
* Như vậy. Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ. - Chỉ chỗ đồng qui vẫn là Chơn Như.
Bài kệ truyền thừa phái này có nhiều sự dị biệt.
Theo truyền thuyết thì bài kệ, nguyên bản là:
Đạo bổn huyền thành Phật tổ tiên
Minh ư cảo nhật lệ trung thiên
Linh nguyên quảng nhuận từ phong thổ
Chiếu thế chân đăng vạn cổ truyền.
Theo HT. Thích Viên Dung. ở: www.chuadieuphap.us
theo dòng kệ của Tổ Đạo Mẫn Pháp Ấn Hoàng Giác truyền cho Tổ Bổn Khao Khoáng Viên lại truyền cho Huyền Thiều Thọ Tôn. Đây là một vấn đề cần giải quyết. Từ trước đến nay không ai gọi Huyền Thiều mà chỉ gọi là Nguyên Thiều, có lẽ để tránh tên húy của thánh tổ nhà Thanh Khang Hy Hoàng Đế. Khang Hy tên húy là Huyền Hoa là thánh tổ nhà Thanh (1622-1722) lên nối ngôi vua Thế Tổ sau khi băng hà. Thánh tổ lấy hiệu là Khang Hy trì vị được 61 năm. Về tôn giáo ông rất khắc khe, ông cấm các tỉnh lập them các chùa Phật, cấm con trai 16 tuổi trở lên, con gái 40 tuổi trở xuống xuất gia, cho nên Phật giáo Trung Quốc trong thời kỳ này không được hưng thịnh lắm. Tổ sư Siêu Bạch Hoán Bích lại sinh ra trong khoảng triều đại này nên việc hoằng hóa ở Trung Quốc đối với ngài rất khó.
Như vậy. Bài kệ này những từ "Đạo Bổn Huyền", và "Chiếu Thế Chơn Đăng" .- Rất đáng nên lưu ý.
* Đạo Bổn Huyền. Ý là gốc Đạo vốn khó nghĩ bàn. Cội gốc Đạo mà khó nghĩ bàn (bất khả tư nghì) trong các kinh Phật là chỉ cho Chân Như.
* Chơn Đăng.- Là chỉ cho Trí Huệ Bát Nhã. Mà trí Bát Nhã là một tên khác của Chơn Như vậy.
Nội Thiền .- Bài 49.- Chi Phái Lâm Tế Thiên Thai, Chỉ chỗ đồng quy.
4 câu kệ truyền tâm của phái Lâm Tế Thiên Thai chỉ rõ:
Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
....
Đạt ngộ Chân không.
* Thiệt tế đạo đạo. Nghĩa là Đạo Thiệt Tế lớn lao.
Thiệt Tế là một thuật ngữ mà Bát Nhã không Tông dùng để chỉ cho Chơn Như, cho Chơn Không.
Ở Đại Trí Độ Luận, Tổ dạy: " Thiệt Tế là lý chân thật, vẹn toàn của các pháp. Thật tế vốn thường KHÔNG."..- Như vậy Thiệt Tế Đại Đạo tức là cái thể Chơn Như rộng lớn vậy.
* Tánh Hải Thanh Trừng. Nghĩa là Biển Tánh lặng trong.
Có bài kệ, nói việc này như sau:
Tánh Chơn như bất biến,
Như thủy hải thanh trừng,
Bất biến tùy duyên hiện,
Tùy duyên hải thượng âu.
Minh tâm minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thủy diện trừng.
Ý nói là, nếu người Minh tâm, kiến tánh thì thấy Tâm Tánh vốn lặng trong. Tánh lặng trong ấy là Tánh Như đó.
Tâm Nguyên Quảng Nhuận. Nghĩa là nguồn tâm (Chơn Như) thấm nhuần rộng khắp,
Đạt ngộ Chân không. Nghĩa là thấu đạt, thì ngộ được Chơn Không vốn là chỗ sanh ra vạn pháp.
Như vậy Phái Lâm Tế Thiên Thai, Chỉ chỗ đồng quy là Chơn Như đó.
Nội Thiền .- Bài 50.- Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Chỉ chỗ đồng quy.
4 câu đầu của bài kệ truyền pháp. Phái thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã chỉ rõ Chơn Như:
Minh thật pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Vạn hữu duy nhất thể
Quán liễu tâm cảnh không.
Pháp Minh thiệt sáng tỏ
Ấn đồng với chân như
Muôn vật cùng một thể
Quán suốt tâm cảnh không.
* Muôn vật đồng một Thể. Nghĩa là muôn vật đều có đồng một bản thể NHƯ.
* Quán suốt tâm cảnh không. Nghĩa là Quán chiếu thông suốt thì thấy Tâm cũng không tự tánh, cảnh cũng không tự tánh. Không tự tánh đó là Tánh Chơn Như đó .
* Cho nên nói đó đều là Ấn Chơn Như.
* Đó là pháp sáng tỏ Minh thiệt.
Như vậy Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Chỉ chỗ đồng quy là Chơn Như đó.
Ðức Phật dạy : "Người xuất gia làm Sa môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chổ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi Ðạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các thành vị mà tự thành cao tột, gọi đó là Ðạo".(42 Chương.K)
Ở Phật Giáo:
+ Tiểu giáo Thiền, được công truyền phổ khắp Thượng Toạ Bộ, lẫn Đại Chúng Bộ.- * Tiểu Giáo Thiền dùng Giới và Định để vào Tưởng Thọ Diệt Vô Vi.
+ Đại giáo Thiền được truyền thừa Trong Đại Chúng Bộ.- Kể từ Phật Thích Ca truyền cho Tổ Ca Diếp, kế tục ở Ẩn Độ được 28 đời. Đến đời thứ 28 là Đạt Ma Tổ Sư, Pháp Thiền truyền sang Trung Quốc tiếp tục 6 đời thì đến Lục Tổ Huệ Năng. Lục Tổ phân chi ra thành Ngũ gia Tông Phái.- * Đại Giáo Thiền dùng Huệ và Định để vào Chân Như Vô Vi.
* Vô Vi Tức là Chân Như, là Vô Sanh, là Niết Bàn.
Các Tông Phái Đại Thừa đều đồng qui về Chỗ Chơn Như, Chơn Như là Tâm Ấn của các Tông Phái đó.
Người tu Phật cần thấy được Chơn Như, Tức "Biết được nguồn Tâm". Thấy Chơn như là minh Tâm- kiến tánh đó.
Nam Mô Thường Trú Tam Bảo Chứng Minh.
Xin mượn bài kệ của Luận Hiển Dương Thánh Giáo, và bài kệ của Bác Trừng Hải để kính tặng các bạn, làm bài kết luận :
"Tâm sinh chủng chủng pháp,
Tùy duyên thủy thượng âu,
Tánh chân như bất biến,
Như thủy bổn thanh trừng,
Bất biến tùy duyên chân thử tánh,
Tùy duyên bất biến thị tha tâm,
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng."
Dịch :
Tâm sinh ra muôn pháp,
Tùy duyên sóng nước xao,
Tánh chân như bất biến,
Như nước vốn lặng trong,
Bất biến tùy duyên là tánh ấy,
Tùy duyên bất biến chính tâm này,
Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,
Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.
(Luận. HDTG)
(Trừng Hải) rằng:
Nhất niệm tam thiên một vị trà.
Nếm trà khắp thiên hạ
Náo thị lẫn cô thôn
Thưởng bách hương xứ xứ
(Ấn, Tàu, Tây, Nhật, Triều v.v...) Cũng chỉ một vị trà...
(Hương- Vị Chân Như .- đây)
Ðức Phật dạy : "Người xuất gia làm Sa môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chổ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi Ðạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các thành vị mà tự thành cao tột, gọi đó là Ðạo".(42 Chương.K)
Ở Phật Giáo:
+ Tiểu giáo Thiền, được công truyền phổ khắp Thượng Toạ Bộ, lẫn Đại Chúng Bộ.- * Tiểu Giáo Thiền dùng Giới và Định để vào Tưởng Thọ Diệt Vô Vi.
+ Đại giáo Thiền được truyền thừa Trong Đại Chúng Bộ.- Kể từ Phật Thích Ca truyền cho Tổ Ca Diếp, kế tục ở Ẩn Độ được 28 đời. Đến đời thứ 28 là Đạt Ma Tổ Sư, Pháp Thiền truyền sang Trung Quốc tiếp tục 6 đời thì đến Lục Tổ Huệ Năng. Lục Tổ phân chi ra thành Ngũ gia Tông Phái.- * Đại Giáo Thiền dùng Huệ và Định để vào Chân Như Vô Vi.
* Vô Vi Tức là Chân Như, là Vô Sanh, là Niết Bàn.
Các Tông Phái Đại Thừa đều đồng qui về Chỗ Chơn Như, Chơn Như là Tâm Ấn của các Tông Phái đó.
Người tu Phật cần thấy được Chơn Như, Tức "Biết được nguồn Tâm". Thấy Chơn như là minh Tâm- kiến tánh đó.
Nam Mô Thường Trú Tam Bảo Chứng Minh.
Xin mượn bài kệ của Luận Hiển Dương Thánh Giáo, và bài kệ của Bác Trừng Hải để kính tặng các bạn, làm bài kết luận :
"Tâm sinh chủng chủng pháp,
Tùy duyên thủy thượng âu,
Tánh chân như bất biến,
Như thủy bổn thanh trừng,
Bất biến tùy duyên chân thử tánh,
Tùy duyên bất biến thị tha tâm,
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng."
Dịch :
Tâm sinh ra muôn pháp,
Tùy duyên sóng nước xao,
Tánh chân như bất biến,
Như nước vốn lặng trong,
Bất biến tùy duyên là tánh ấy,
Tùy duyên bất biến chính tâm này,
Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,
Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.
(Luận. HDTG)
(Trừng Hải) rằng:
Nhất niệm tam thiên một vị trà.
Nếm trà khắp thiên hạ
Náo thị lẫn cô thôn
Thưởng bách hương xứ xứ
(Ấn, Tàu, Tây, Nhật, Triều v.v...) Cũng chỉ một vị trà...
(Hương- Vị Chân Như .- đây)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Cầu cho chúng sanh Thường an lạc, đắc Giải thoát, đáo Niết bàn
Kính đa tạ bài viết công phu, quãng đại phổ biến Pháp Thiền
trừng hải
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)