Mạn Đàm về Pháp Thiền.

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Hề hề,

Phật đạo không mơ hồ như những lời "thiện" thốt ra đâu!?

Trừng Hải
Phật đạo là như thế, không phải ông bạn nói hay tôi nói nó thành mơ hồ, hay không mơ hồ. Nói cách cho ông bạn dễ hiểu hơn là ông bạn nói nó không mơ hồ thì nó cũng không như thế, hay tôi nói nó mơ hồ thì nó cũng không như thế.
Phật đạo không phải là cái gì để cho ông bạn hay tôi khẳng định giùm được cho nó là gì. Đừng vọng tưởng nữa ông bạn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Ở đời thấy thì thấy để đó, thấy mà lại phân biệt mơ hồ với không mơ hồ thì đó là cái thấy méo mó rồi.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
149
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Ở đời thấy thì thấy để đó, thấy mà lại phân biệt mơ hồ với không mơ hồ thì đó là cái thấy méo mó rồi.
Tả con gà mà lại có 4 chân còn bảo người ta thấy méo mó :oops:

Liệu có nên xem lại cái thấy nơi mình 1 chút nhỉ???

:D
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Phật đạo là như thế, không phải ông bạn nói hay tôi nói nó thành mơ hồ, hay không mơ hồ. Nói cách cho ông bạn dễ hiểu hơn là ông bạn nói nó không mơ hồ thì nó cũng không như thế, hay tôi nói nó mơ hồ thì nó cũng không như thế.
Phật đạo không phải là cái gì để cho ông bạn hay tôi khẳng định giùm được cho nó là gì. Đừng vọng tưởng nữa ông bạn.

Hề hề,

Phật đạo là như thế, thì cứ để nó như thế sao "ông bạn" thiện suốt ngày cứ nói dóc "chân như" phải như thế này, vô lượng nghĩa phải như thế nọ làm cái...khỉ mốc như hề để làm gì vậy, hề hề.

Trừng Hải
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Trong cảnh giới hiện tượng nói dóc cũng chẳng có hiện tượng nói dóc. Tất cả chỉ là hiện tượng âm thanh dội qua lại.
kể cho mấy ông bạn chuyện nói dóc: nói dóc không ở người nói dóc mà là ở người nghe.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
149
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Trong cảnh giới hiện tượng nói dóc cũng chẳng có hiện tượng nói dóc. Tất cả chỉ là hiện tượng âm thanh dội qua lại.
kể cho mấy ông bạn chuyện nói dóc: nói dóc không ở người nói dóc mà là ở người nghe.
Khổ!

Pháp nào cũng có tên tương ứng. Nói bậy là ở nơi thằng nói bậy chứ tại người nghe bao giờ?

Não tàn cỡ này thì hết thuốc :eek:
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Sao tôi không nghe đức Phật nói dóc.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
149
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Tôi thấy Phật như vậy là xong việc. nhật diện Phật, nguyệt diện Phật.
Eo ơi!

Chê Thiền Tông ngụy tạo rồi lại học theo lời của mấy ông già đã chết loè nhau nữa mới sợ.

Phật làm việc của Phật mắc gì thấy xong hay không xong. Còn việc của ông bạn này là nằm mê nói nhảm .

Đến chịu :rolleyes:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính đạo hữu An Long thân mến,

Nếu chẳng có uế trược, thì ắt chẳng có trong ngoài. Nay đã có chẳng ngoài thì ắt vẫn còn uế trược.

Muốn gặp Long Đàm,
Ắt ngoài cảnh chuyển.
Nếu quả chân Long,
Bất thị bất phi.

Mến kính,
Ba Tuần.
Kính chào đạo hữu Ba Tuần thân mến,

Chỗ này đúng thật là không nên nói nữa, nhưng sợ người không rõ lại khởi sinh vọng chấp thành ra lọt vào tà kiến, nên xin phép chỉ mở rộng thêm cho sáng tỏ hơn chút thôi:

Người trụ nơi chẳng uế trược thì đã lìa đối đãi của thế gian, đối đãi đã lìa thì thế gian cũng đã lìa nên nói "thì ắt chẳng có trong ngoài", ở đây nếu tiến thêm một bước là được sự thọ dụng của Chân như.

" Nay đã có chẳng ngoài" ý chỉ cho hai dạng, một là mở cửa thấy trong nhà hai là chẳng biết có nhà.

1. Nếu là dạng đầu, thì hễ bước vào thì biết hết thảy uế trược vốn dĩ từ đây, tuy là trược uế đều rõ mà cũng chẳng bị trược uế làm cho ô nhiễm, do biết rõ và thọ dụng như vậy, nên nói "chẳng ngoài" và cũng nói "ắt vẫn còn uế trược", tuy còn mà không ô nhiễm được nên nó khác với dạng 2.

2. Ở sự chưa đến, ở lý giải hội, nên lời nói " chẳng ngoài" là do lầm thành trùm khắp, ấy là lìa đa trụ nhất, cái trụ nhất này là lý giải trụ, không phải là khế hợp trụ. Do đó, gặp uế gặp trược liền bị ô nhiễm, biết uế biết trược mà chẳng ngăn chẳng dừng được, đây là chỗ thô dụng của người sơ tâm.

* Còn chỗ Chân Long là bất thị bất phi, đây là Lý hội của Văn Thù Bồ Tát:
Văn Thù chân Văn Thù,
Chẳng thị, cũng chẳng phi.

Chỗ này Ba Tuần có ý nhắc lại, để chư hữu thấy rằng, việc này chẳng lìa Phật Pháp chút nào vậy !

Mến kính,
Ba Tuần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hê hê...

Bão táp, phong ba, muôn năm ĐỊNH

Chập chờn, chao đảo, lửa đi xin :D:D:D:D
Kính chào đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Có câu chuyện xưa thế này, xin hai tay hiến tặng:

Thiền sư Vĩnh Thạnh, trước lúc viên tịch, họp chúng lại dạy rằng:

"Thế Tôn còn nói, nay Ta đau lưng, muốn vào Niết Bàn. Ta nay đã đến lúc".

Vị Tăng hầu cận dâng giấy bút để xin kệ, Sư gạt đi quở rằng: " Viết kệ làm gì ?" rồi ngồi nghiêm trang an nhiên thị tịch, thọ 73 tuổi.

Bỉnh sinh Sư cơ phong hơn người, cuối đời ẩn tu ở am Trúc Nguyên tại Nam Sào, sau trụ trì chùa Diệu Quả ở Tây Hồ thường nêu Tam Quan Ngữ:

1. Trước khi được cha mẹ sanh ra, an thân lập mạng ở chỗ nào ?

2. Ngoài ba ngàn dặm đoán định được đúng sai, cớ sao gặp mặt lại không biết ?

3. Xoè tay gọi đó là câu thứ hai. Hãy trả lại cho ta câu thứ nhất ?


Mến kính,
Ba Tuần.
Ps: Ngoài ra Hoàng Long thiền sư cũng có Tam Quan là Sinh duyên, Phật thủ và Lư cước.

1. Mỗi người đều có cái sinh duyên, vậy sinh duyên của Ngươi ở chốn nào?
2. Duỗi tay và hỏi: Tay làm thế nào giống như tay Phật?
3. Duỗi chân ra và hỏi: Chân ta sao giống tợ chân lừa?
 
Last edited:

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
149
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Kính chào đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Có câu chuyện xưa thế này, xin hai tay hiến tặng:

Thiền sư Vĩnh Thạnh, trước lúc viên tịch, họp chúng lại dạy rằng:

"Thế Tôn còn nói, nay Ta đau lưng, muốn vào Niết Bàn. Ta nay đã đến lúc".

Vị Tăng hầu cận dâng giấy bút để xin kệ, Sư gạt đi quở rằng: " Viết kệ làm gì ?" rồi ngồi nghiêm trang an nhiên thị tịch, thọ 73 tuổi.

Bỉnh sinh Sư cơ phong hơn người, cuối đời ẩn tu ở am Trúc Nguyên tại Nam Sào, sau trụ trì chùa Diệu Quả ở Tây Hồ thường nêu Tam Quan Ngữ:

1. Trước khi được cha mẹ sanh ra, an thân lập mạng ở chỗ nào ?

2. Ngoài ba ngàn dặm đoán định được đúng sai, cớ sao gặp mặt lại không biết ?

3. Xoè tay gọi đó là câu thứ hai. Hãy trả lại cho ta câu thứ nhất ?


Mến kính,
Ba Tuần.
Ôi bác 3 ơi!

Cứ gặp mặt là bắt ông già chơi trò trẻ con mãi vậy sao?

Hê!
Hê!
Hê!
:D :D :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ôi bác 3 ơi!

Cứ gặp mặt là bắt ông già chơi trò trẻ con mãi vậy sao?

Hê!
Hê!
Hê!
:D :D :D
Kính chào đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Xưa gặp Đức Sơn thì chỉ có "phản", lại tới Lâm Tế thì chỉ có " hét", còn tới Ba Tuần thì chỉ có "chuyện xưa" thôi à !

Mến kính,
Ba Tuần.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 38.- Truyền Tâm Ấn.(Tâm tâm tương Ấn, Tổ Tổ tương truyền )

Tâm Chân Như (Chân Tâm) của chúng sanh hàm chứa hai đặc tính. TỊNH và ĐỘNG.

- Hạng Phàm phu thì chấp "Động", lấy phần "động" tức 6 Tri kiến của 6 giác quan, chúng nó chỉ là biểu hiện của Tâm cho đó là THỨC, Lại chấp lấy Thức Tâm này là NGÃ. Vì vậy "Tâm của chúng sanh" chỉ là VỌNG TÂM. Ngã chấp của chúng sanh chỉ là HUYỄN NGÃ.

Vì "Thức tâm" chỉ là một nữa của Tâm, nên chỉ là một thể BẤT TOÀN. Do Tâm Thức Bất Toàn nên các sự thấy nghe hay biết (6 Tri kiến) của "Vọng Tâm- Huyễn Ngã" đều không đú̀ng "Sự thật" (không khế hợp NHƯ).

- Hàng Nhị Thừa (Thanh Văn- Duyên giác) ngược lại tu "Chỉ"- tu "Quán" Bỏ "Động" về "Tịnh". Thủ chấp Tịnh làm Vô Ngã. cho đó là Niết Bàn. Nhưng chưa biết được rằng "Tịnh" đó cũng là một "thể Bất Toàn" khác ! Nên cũng chưa đến CHÂN NHƯ.

+ Ngộ Tánh Luận Tổ Đạt Ma nói:

Loạn Và Định Đều Rời

Xả thân chẳng tiếc là đại bố thí.
Rời hẳn động và tịnh là đại tọa thiền.
Phàm phu chuyên động.
Nhị thừa chuyên tịnh.
Rời động và tịnh hơn hẳn phàm phu và Nhị thừa nên gọi là đại tọa thiền.
Hiểu được ý này thì biết được tất cả pháp, thì lành được tất cả bệnh, là năng lực đại thiền định.
(hết trích)

Thiền cho hành giả ý chỉ trên. Hành Pháp ấy gọi là "Đốn Pháp", trái với Đốn Pháp là "Tiệm Pháp" (Đốn là thẳng tắc, Tiệm là từ từ).

- Người từ Pháp Thiền Đốn Giáo này mà Thể Nhập Chân Như , được Chân Lý, được Đạo.- Đó là Siêu Việt Tri Kiến.- Đó mới là CHÂN NGÃ (Chân Như mới là CHÂN NGÃ , là TA Thật) ,

- Thường- Lạc- Ngã- Tịnh là 4 đức Niết Bàn. Nên Thể nhập được Chân Ngã tức là được Niết Bàn. Chư Phậ̉t 3 đời đều Nhập Đại Niết Bàn này .

* Chân Như- Chân Ngã không thể dùng Tri Kiến của Phàm phu mà biết được. Đức Phật dạy Phải Dùng Trí Huệ Bát Nhã mà thể nhập.

* Thế nào là Bát Nhã Trí ?

Ở Hiển Tông Ký. Tổ Thần Hội nói:

"Bát Nhã Vô Tri, Vận Lục Thông, Nhi Hoàng Tứ Trí"

"Bát nhã không biết (Bát Nhã Vô Tri) mà vận lục không thành tựu tứ trí".

Khi sống được với Bát nhã thì không có cái hiểu biết theo phàm tình là phân biệt tốt xấu, thiện ác, hay dở, khen chê v.v... Tất cả những cái đó lặng mất thì sẽ vận dụng được thần thông và rộng truyền bốn chân lý. Nói vô tri mà có tứ trí và sáu thông đâu phải là không biết.

Nói rộng hơn cho dễ hiểu là khi biết vụn vặt giả dối thì không biết cái sâu xa, chân thật.

Thí dụ như những người có cái khôn vặt ở thế gian như khôn lanh, xảo nguyệt, lường gạt, dối trá v.v... thì những người đó không bao giờ hiểu sâu xa về triết lý cao siêu. Bởi họ cứ lẩn quẩn trong cái khôn vặt để lường gạt người đời nên không phát huy được cái khôn chân thật của thánh hiền.

Tóm lại Bát nhã không có cái biết, chạy theo sáu trần giả tướng bên ngoài mà có cái biết tứ trí sáu thông nên gọi là "Không biết mà biết".
(hết trích)

Bát Nhã Chân Trí cũng tức là CHÂN NHƯ LÝ.

* Do đó: Tông chỉ Thiền là truyền đạt CHÂN NHƯ LÝ, (cũng là CHÂN TÂM). "TÂM" ấy chư Phật và Chúng sanh vốn sẳn đủ không sai khác.

Tâm Hành giả khế hợp được "Tâm Chân Như" (Như Tổ) .- Gọi là ĐẮC TÂM ẤN. (Tâm tâm tương Ấn, Tổ Tổ tương truyền).
Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Mze_tz10
 
Last edited:

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
149
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Kính chào đạo hữu Sô Cô La thân mến,

Xưa gặp Đức Sơn thì chỉ có "phản", lại tới Lâm Tế thì chỉ có " hét", còn tới Ba Tuần thì chỉ có "chuyện xưa" thôi à !

Mến kính,
Ba Tuần.
Hê hê...

Kể mà bác ở gần thì em bảo bác ghé lại gần chút chút "để mị nói cho mà nghe" :D:D:D
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 39.- Tâm Pháp Chân Như.- Tông Quy Ngưỡng.

Thiền sư Qui sơn Linh Hựu là Tổ khai tông của phái thiền Quy Ngưỡng.

Dòng thiền này sau được tông Lâm Tế hấp thụ và thất truyền trong thế kỉ thứ 10/11.

Một nét đặc biệt của tông này là phương pháp giáo hoá, "đánh thức" môn đệ bằng những biểu tượng được vẽ trong 97 vòng tròn (viên tướng). Hệ thống giáo hoá này được Lục tổ Huệ Năng sử dụng, truyền cho Quốc sư Nam Dương Huệ Trung đến Đam Nguyên Ứng Chân và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Ngày nay cách sử dụng viên tướng này đã thất truyền nhưng có lẽ đã gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của Thập mục ngưu đồ (mười bức tranh chăn trâu)

Thiền sư Ngưỡng Sơn trả lời như sau khi được hỏi vì sao Sư thấy người đến liền vẽ một vòng tròn trong đó viết chữ "Ngưu" (牛)
(Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_Ngưỡng_tông)

Chúng ta sẽ thông qua, một số lời dạy trong "Quy sơn Cảnh sách " để tìm hiểu về thiền phái này.

Qui sơn Cảnh sách là một trong 4 bộ luật, mà người xuất gia trong Thiền môn ở VN bắt buộc phải học thuộc nằm lòng (Tỳ ni + Sadi + Oai nghi + Cảnh sách), gọi là luật Trường hàng.

Chánh Văn:

“Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bạng ư kê cổ, hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn”.

Dịch:

Nói ra phải hợp với kinh điển, luận bàn phải noi theo gương mẫu người xưa, hình dung đĩnh đạc, ý chí cao nhàn.

Chánh Văn:

“Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên”.

Dịch:

* Đây là Tổ dạy: Nếu muốn tham thiền hành đạo, thì đây là pháp môn siêu việt không cần phương tiện tiệm tiến (tu hành từng bước). Muốn như vậy thì trong lòng phải khế hợp huyền cơ, tức là phải hợp với cơ thiền, nghĩa là phải tu pháp hợp với căn cơ của mình, ví như người tâm hay tán loạn thì tu pháp quán sổ tức, người ham dâm dục thì tu quán bất tịnh v.v... nghiên cơ tinh yếu: Nghĩa là nghiên cứu cái tinh túy yếu chỉ của tông môn. ví như Kiến Tánh, minh Tâm là yếu chỉ của Thiền trực chỉ, Tông Quy Ngưỡng này. quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên, nghĩa là: Chọn lựa được chỗ thâm sâu rồi mới có thể khai ngộ được nguồn chơn (NHƯ).

Chánh Văn:

“Phục vọng hưng quyết liệt chi chí, khai đặc đạt chi hoài. Cử thố khán tha thượng lưu, mạc thiện tùy ư dung bỉ. Kim sanh tiện tu quyết đoán, tưởng liệu bất do biệt nhân. Tức ý vong duyên, bất dữ chư trần tác đối. Tâm không cảnh tịch chỉ vị cửu trệ bất thông”.

Dịch:

Trông mong (các ông) phát chí dũng mãnh, mở lòng rộng xa. Việc làm phải noi gương hàng Thượng đức chớ học kẻ tầm thường. Đời này tự mình quyết đoán, chẳng do người khác liệu giùm. Dứt ý quên duyên, đừng với các trần làm bạn. Tâm không cảnh lặng, chỉ vì hằng lâu ngăn trệ chẳng thông.
Đoạn này Tổ khuyên người học đạo, phải nên tinh tấn siêng năng, "Tự mình thắp đuốt lên mà đi", chớ không có ai tu giúp cho mình được cả.

Tu bằng cách dứt ý, quên duyên, nghĩa là không để lầm theo vọng thức, quên đi các duyên thế gian trói buộc.

Mặc dầu, thật ra, khi đã chứng đạo rồi thì tâm yên cảnh lặng, nghĩa là khi thấu được nguồn tâm.- Tức CHÂN NHƯ-, thì vọng tâm cũng là NHƯ, mà 6 trần cũng là NHƯ, mà chúng ta không thể khế nhập CHÂN NHƯ từ vọng tâm và trần cảnh đó, là vì chúng ta bị vô minh ngăn trệ, thâm căn cố đế từ lâu nên bị ngăn ngại không thông suốt được.

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Quy_se10

Như vậy. Tổ Quy Sơn Linh Hựu (phái thiền Quy Ngưỡng) nhiều lần nhắc nhở và Chỉ thẳng Tâm Pháp Chân Như.- Ở Ngũ lục Quy Sơn Cảnh Sách-.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Như Lai tướng như thì tu bồ đề tướng như.
Như lai tướng nói dóc thì tu bồ đề tướng nói dóc.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Như Lai tướng như thì tu bồ đề tướng như.
Như lai tướng nói dóc thì tu bồ đề tướng nói dóc.
Đông Pha hỏi Phật Ấn:
- Ngài thấy tôi thế nào?
Phật Ấn đáp:
- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:
- Ông thấy ta ra sao?
Đông Pha nhìn thấy Phật Ấn mập tròn quay lại mặc áo bào đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
221
Điểm tương tác
160
Điểm
43
Đông Pha hỏi Phật Ấn:
- Ngài thấy tôi thế nào?
Phật Ấn đáp:
- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:
- Ông thấy ta ra sao?
Đông Pha nhìn thấy Phật Ấn mập tròn quay lại mặc áo bào đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!
Ờ ! Phật thì thấy đâu cũng Phật.- Là do Tri kiến Vô Kiến.
Bò thì thấy ai cũng bò....Chỉ do Tri Kiến Lập Tri.
Mô Phật.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên