vienquang2

Mạn Đàm về Pháp Thiền.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
925
Điểm
113
Phật chẳng thấy Phật, Phật chỉ thấy cội nguồn.

Hề hề,

Muốn nói dóc Triết học Phật thì cần phải có nội hàm quãng đại. Không có nội hàm mà nói dóc thì người nghe thấy tức cười như thấy...khỉ ăn ớt.
He he, vô biên mà có cội nguồn ư? Hề hề, chỉ có CUỘI thôi


Trừng Hải

Note: cần phải có sự tôn trọng bài viết của Thầy VQ. Qua bên Chát Linh Tinh...nhăng cuội cũng được mà!
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Hóa ra chỗ này không phải chỗ vô biên. Chỗ vô biên là chỗ vô tác người nói dóc được tự do tự tại nói dóc mà không có một đấng ông kẹ nào người nói dóc phải tôn trọng. Chỗ này không phải là chỗ để giao lưu tư tưởng, mà là chỗ mấy ông kẹ biên kiến nông cạn.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Sự chứng ngộ thì không thể trao truyền dù chính các ngài biết rõ nó là cái gì?

Chỉ vật truyền tâm, người không hiểu rõ được.

ha ha ha[smile]

A hahahahah .. CÁC NGÀI [smile] đều biết vì sự thanh tịnh của họ không phải là do XẠO [smile]

còn người không hiểu rõ được hỏng phải là CHỈ VẬT TRUYỀN TÂM [smile] .. mà tại là SỞ HỮU TƯ của NGƯỜI làm ngăn ngại [smile]


(1) Không Phải "CHỈ VẬT TRUYỀN TÂM" [smilke] .... ---> tại vì "TÀ TƯ" [smile]

"Tư
(Cetanā): Chữ Cetanā từ ngữ căn Cit = Suy tính.

Sở hữu Tư ---> phối hợp và đốc thúc các pháp đồng sanh ---> tạo tác.

Trong Thập Nhị Duyên Khởi (Paticcasammuppāda), sở hữu Tư ---> gồm cả Hành (Sañkhāra) và Hữu (Bhava);

trong Ngũ Uẩn, Hành Uẩn có đến 50 sở hữu (trừ sở hữu Thọ và sở hữu Tưởng),


---> nhưng sở hữu Tư là quan trọng hơn hết; ---> vì nó là trạng thái tính làm, quyết làm, cố tâm nên nó quyết định những hành động Thiện và Bất Thiện. Phật ngôn: " Cetanānaṃ Bhikkhavekammaṃ vadāmi = Nầy các Tỳ Khưu, Nghiệp là Sở hữu Tư ".

Ðối với Dục giới tâm ---> thì sở hữu Tư đóng vai trò chủ động --> đưa đến sự chất chứa các nghiệp.

Ðối với Siêu Thế tâm, ---> vì hướng đến sự diệt trừ các nghiệp nên sở hữu Tư ở đây không tạo thành nghiệp
---> và được sở hữu Trí Huệ (Paññā) thay thế đóng vai trò chủ động.

Trong các tâm Quả (Vipāka) dù sở hữu Tư có xuất hiện, nhưng không có ảnh hưởng vì các tâm Quả là những tâm thụ động nên không thể tạo nghiệp.


Sở Hữu Tư được phân làm sáu loại:

a) Sắc Tư: Sở Hữu Tư hợp với Nhãn Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Sắc.

b) Thinh Tư: Sở Hữu Tư hợp với Nhĩ Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Thinh.

c) Khí Tư: Sở Hữu Tư hợp với Tỷ Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Khí.

d) Vị Tư: Sở Hữu Tư hợp với Thiệt Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Vị.

e) Xúc Tư: Sở Hữu Tư hợp với Thân Thức để cố ý ghi nhận Cảnh Xúc (Ðất, Lửa, Gió).

f) Pháp Tư: Sở Hữu Tư hợp với Ý Thức để cố ý suy nghĩ, hồi tưởng, ghi nhận Cảnh Pháp.

- Chơn tướng của sở hữu Tư là điều hành, đôn đốc các pháp đồng sanh.

- Phận sự của sở hữu Tư là làm cho các pháp đồng sanh bắt cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tư là điều khiển được các pháp đồng sanh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tư là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn." - Vi Diệu Pháp Giảng Giải


(2) Sở Hữu Cần và Sở Hữu Trí Tuệ [smile]

Ðối với Siêu Thế tâm,
---> vì hướng đến sự diệt trừ các nghiệp nên sở hữu Tư ở đây không tạo thành nghiệp ---> và được sở hữu Trí Huệ (Paññā) thay thế đóng vai trò chủ động.


theo 12 đao trong Hỗn Tạp Tương Tập Nhiếp của Trưởng Lão Tịnh Sự ... thì

- Chánh kiến ---> là trí tuệ. [smile]

- Chánh tư duy ---> là sở hữu tầm phối hợp với tâm tịnh hảo.

- Chánh tinh tấn --> là sở hữu cần hợp tâm tịnh hảo. [smile]

- Tà tư duy ---> là sở hữu tầm hợp tâm bất thiện. [smile ... là TẦM bậy bạ ... xmile ]

- Tà tinh tấn ---> là sở hữu cần hợp tâm bất thiện. [smile] ... là SIÊNG bậy bạ ... siêng nói DÓC ...xmile]

- Tà định ---> là sở hữu nhất thống hợp 11 tâm bất thiện ngoài si hoài nghi.



cho nên với những người đi trên THANH TỊNH ĐẠO thì đây là vấn đề dễ dàng thôi

bởi có Sở Hữu Cần phối hợp với tâm tịnh hảo đó mà [smile] .. .là cư như là LIA THANH GƯƠM BÁU [smile] ... GƯƠM TRÍ TUỆ đó mà [smile]

TÀ TƯ hả ? [smile]

---> CHẶT [smile] [xmile]



ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Kính Cảm Ơn Bác Trừng Hải, Bạn Thiện, Bạn KLL ghé nhà chơi.

Mời dùng chén "Trà Triệu Châu"...

"Tánh Chân Như bất biến,
Như thủy thanh TRỪNG HẢI. (Thủy hải thanh trừng)
Bất biến tùy duyên hiện,
Tùy duyên Hải thượng âu.
Bất biến tùy duyên Chân thủy Tánh,
Tùy Duyên Bất Biến thị Chân Tâm.

logo.webp


Minh Tâm- Minh liễu âu bào thượng,
Kiến Tánh thâm tri thủy diện Trừng." (HDTG.L)

giai-thoai-1102x1536.webp


Các Bạn cứ vui chơi thoải mái. Nhưng đừng cô phụ "Ấm trà"...
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
925
Điểm
113
ha ha ha[smile]

A hahahahah .. CÁC NGÀI [smile] đều biết vì sự thanh tịnh của họ không phải là do XẠO [smile]

còn người không hiểu rõ được hỏng phải là CHỈ VẬT TRUYỀN TÂM [smile] .. mà tại là SỞ HỮU TƯ của NGƯỜI làm ngăn ngại [smile]
...
cho nên với những người đi trên THANH TỊNH ĐẠO thì đây là vấn đề dễ dàng thôi

bởi có Sở Hữu Cần phối hợp với tâm tịnh hảo đó mà [smile] .. .là cư như là LIA THANH GƯƠM BÁU [smile] ... GƯƠM TRÍ TUỆ đó mà [smile]

TÀ TƯ hả ? [smile]

---> CHẶT [smile] [xmile]



ờ mà đúng hông? [smile]

Hề hề,

Chỗ này hơi...lạc vị, he he. Tư (ý) vốn như sóng, gươm không chặt đứt được nước (sóng). Chỗ cần chặt đứt phải là chỗ Tác (ý/Manasikara) tức Như lý tác ý (Yosino Manasikara); Thiền tông gọi là Nhứt đao lưỡng đoạn. Tuyệt tử tái tô.

Trừng Hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A hahahaha... bác TH cứ ngồi xuống UỐNG TRA ĐI [smile].... tự nhiên là phải như thế mà [smile]

như thủy ... THANH TRỪNG --> HẢI [smile]

như giác .. TỰ ... bản duyên

tùy nhiên ... đồng trần tịnh [smile]

tâm pháp .. rộng tam thiên [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
925
Điểm
113
Kính Cảm Ơn Bác Trừng Hải, Bạn Thiện, Bạn KLL ghé nhà chơi.

Mời dùng chén "Trà Triệu Châu"...

"Tánh Chân Như bất biến,
Như thủy thanh TRỪNG HẢI. (Thủy hải thanh trừng)
Bất biến tùy duyên hiện,
Tùy duyên Hải thượng âu.

logo.png


Minh Tâm- Minh liễu âu bào thượng,
Kiến Tánh thâm tri thủy diện Trừng." (HDTG.L)

giai-thoai-1102x1536.jpg


Các Bạn cứ vui chơi thoải mái. Nhưng đừng cô phụ "Ấm trà"...

Kính Thầy Viên Quang

Nhất niệm tam thiên một vị trà.

(Nếm trà khắp thiên hạ
Náo thị lẫn cô thôn
Thưởng bách hương xứ xứ
Cũng chỉ một vị trà)

trừng hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nhất niệm tam thiên một vị trà.

(Nếm trà khắp thiên hạ
Náo thị lẫn cô thôn
Thưởng bách hương xứ xứ
Cũng chỉ một vị trà)
trừng hải
tiểu14.webp
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
977
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A hahahaha... bác TH cứ ngồi xuống UỐNG TRA ĐI [smile].... tự nhiên là phải như thế mà [smile]

như thủy ... THANH TRỪNG --> HẢI [smile]

như giác .. TỰ ... bản duyên

tùy nhiên ... đồng trần tịnh [smile]

tâm pháp .. rộng tam thiên [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
Uống Trà đi...
tiểu16.webp
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Hề hề,

Chỗ này hơi...lạc vị, he he. Tư (ý) vốn như sóng, gươm không chặt đứt được nước (sóng). Chỗ cần chặt đứt phải là chỗ Tác (ý/Manasikara) tức Như lý tác ý (Yosino Manasikara); Thiền tông gọi là Nhứt đao lưỡng đoạn. Tuyệt tử tái tô.

Trừng Hải

ha ha ha [smile]

(1) VÂNG [smile] ----> VIỆN CHỦ UỐNG TRÀ [smile]

"Triệu Châu mỗi khi gặp ông tăng nào đó là hỏi,

“Đã từng đến đây chưa?’

Bất chấp ông tăng kia nói đã từng hay chưa từng Triệu Châu đều nói, “Đi uống trà đi.

Viên chủ nói, “ Hòa thượng hay hỏi mấy ông tăng đã từng đến đây chưa rồi lại bảo đi uống trà đi. Dám hỏi ý chỉ như thế nào?’


Triệu Châu nói, “ Viện chủ!”

Viện chủ đáp, “ Vâng”.

Triệu Chân nói, “Đi uống trà đi.” - Bích Nham Lục, Tắc 22



cho nên ... VIỆN CHỦ: VÂNG ... rùi UỐNG TRÀ [smile] ... cũng như là TIẾNG HÉT .... THIỀN TRƯỢNG NHÂT THANH LÔI [smile] của ngài MÃ TỔ [smile]

Mã Tổ thấy Bách Trượng cũng đựng đứng cây phất trần .. nên thét 1 cái .. cho ù tai hết 3 ngày [smile]


... Tác Ý NHƯ LÝ .. chẳng tự hồn nhiên hơn .. chỗ TỰ NGHE LỜI ... [smile]



ờ mà đúng hông? [[smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền .- Bài 40.- Tâm Pháp Chân Như.- TS. HƯƠNG NGHIÊM TRÍ NHÀN

Người đắc pháp nơi Tông quy ngưỡng, theo ghi chép còn lại :
Thiền sư HƯƠNG NGHIÊM TRÍ NHÀN (724-814)

Sư quê ở Thanh Châu, chán tục xuất gia, đi tham vấn các nơi. Khi ở chỗ Tổ Bá Trượng, Sư tánh thức minh mẫn, tham thiền chẳng ngộ. Đến Tổ Bá Trượng tịch, Sư theo tham học với Qui Sơn Linh Hựu.
Một hôm Qui Sơn bảo:
- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem?
Sư bị một câu hỏi này mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, Sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có. Sư than:
"Bánh vẽ chẳng no bụng đói." Đến cầu xin Qui Sơn nói phá. Qui Sơn bảo:
- Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi?
Sư bèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết. Sư nói:
"Đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm Tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần." Sư khóc từ giã Qui Sơn ra đi.

Thẳng đến Nam Dương chỗ di tích Quốc sư Huệ Trung. Sư trụ tại đây. Một hôm nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng: "Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay." Sư làm bài tụng:

Nhất kích vong sở tri
Cách bất giả tu trì.
Động dung dương cổ lộ
Bất đọa thiểu (tiểu) nhiên ki (cơ).
Xứ xứ vô tung tích
Thanh sắc ngoại oai nghi.
Chư nhân đạt đạo giả
Hàm ngôn thượng thượng ki (cơ).

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Heng_n10

Với câu chuyện Thiền sư HƯƠNG NGHIÊM ở trên. Tổ Qui Sơn đã truyền đạt điều gì ? TS Hương Nghiêm ngộ ra điều gì ?

Qui Sơn bảo:

- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem ?
+ Đây là Tổ nhấn mạnh. Chỗ "thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử". Bởi vì "Hiểu" và "Tưởng" là thuộc về Tưởng tri.

+ câu: "nói một câu khi cha mẹ chưa sanh" , nó làm cắt đứt mọi suy nghĩ, phân biệt.- Vì không còn chỗ bám víu ; đây là hóa giải tưởng tri, để đưa về liễu tri. Do không ngộ ra được chỗ "Liễu tri", nên Hương Nghiêm đành tắc tịch.

* Đến Một hôm nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng: "Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay."

+ Vậy thì Sư "ngộ" ra được cái gì ?

+ hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng ,- Đó là lúc (6) CĂN và (6) TRẦN giao tiếp, thì sanh ra (6) THỨC. (18 giới). thì khi ấy mới có ngôn ngữ, suy nghĩ được. Nếu CĂN không tiếp TRẦN, thì không có THỨC .- Đây là lúc cha mẹ chưa sanh ra, nhân duyên chưa phát khởi.- Đây là Vô vi, là uyên nguyên tỉnh lặng, là CHÂN NHƯ, thì đâu có ngôn ngữ, văn tự mà có thể nói được.

Bởi vậy TS Hương Nghiêm, nói bài kệ:

Một tiếng quên sở tri
Chẳng cần phải tu trì.
Đổi sắc bày đường xưa
Chẳng rơi cơ lặng yên.
Nơi nơi không dấu vết
Oai nghi ngoài sắc thanh.
Những người bậc đạt đạo
Đều gọi thượng thượng cơ.

Như vậy Ngộ là Ngộ ra Chân Như, ra chỗ uyên nguyên tỉnh lặng, vốn có của mỗi người. Đây là Ngộ Tánh vậy.

Đây chính là Tâm Ấn "Chân Như" của TS. HƯƠNG NGHIÊM TRÍ NHÀN.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) BỪNG SÁNG [smile] ---> NGỘ

coi lại câu truyện của Thiền Sư Hương Nghiệm Trí Nhàn ((~ 898 AD) cũng lạ nhỉ [smile] ... bởi vì ông là Thiền Sư .. nhờ tiếng kêu của Cây Tre Rỗng .. mà nhận ra "NHỨT THIẾT VÔ NGẠI" [smile]

Trong khi đó, cũng có học giả khác là Vương Dương Minh (~ 1472 - 1529 ) .. sau thời của Thiền Sư cả hơn 500 năm ... .cái ông này nổi tiếng là triết gia .. học giả một thời ... mà ổng tìm hiểu cái nguyên lý dù 1 vật NHỎ CỠ NÀO.. cũng có cái LÝ của nó cũng có thể học hỏi được [smile] .. nên có 1 câu truyện để đời .. là Vương Dương Minh ngồi bụi tre .. bụi trúc 7 ngày cũng chẳng tìm ra LÝ GÌ CẢ [smile]

do đó mới nói [smile] ... là CHUYỆN TÌNH CỜ ---> chỉ XẢY RA VỚI NHỮNG AI ĐÁNG ĐƯỢC TÌNH CỜ [smile]

Vì Hương Nghiêm Trí Nhàn là Thiền Sư tu học phật đạo [smile] ... nên sự BỪNG SÁNG trong cái LÝ của SỰ THẬT CHÂN ĐẾ ĐÓ (Như Lai Tạng là CHÂN NHƯ ) [smile] ... ... XẢY RA là cũng đúng là phải thế thôi [xmile] [smile] ... chứ không thì khó khi người ta cố gắng tự mò ra những sự thật chân đế đó nhỉ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
977
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) BỪNG SÁNG [smile] ---> NGỘ

coi lại câu truyện của Thiền Sư Hương Nghiệm Trí Nhàn ((~ 898 AD) cũng lạ nhỉ [smile] ... bởi vì ông là Thiền Sư .. nhờ tiếng kêu của Cây Tre Rỗng .. mà nhận ra "NHỨT THIẾT VÔ NGẠI" [smile]

Trong khi đó, cũng có học giả khác là Vương Dương Minh (~ 1472 - 1529 ) .. sau thời của Thiền Sư cả hơn 500 năm ... .cái ông này nổi tiếng là triết gia .. học giả một thời ... mà ổng tìm hiểu cái nguyên lý dù 1 vật NHỎ CỠ NÀO.. cũng có cái LÝ của nó cũng có thể học hỏi được [smile] .. nên có 1 câu truyện để đời .. là Vương Dương Minh ngồi bụi tre .. bụi trúc 7 ngày cũng chẳng tìm ra LÝ GÌ CẢ [smile]

do đó mới nói [smile] ... là CHUYỆN TÌNH CỜ ---> chỉ XẢY RA VỚI NHỮNG AI ĐÁNG ĐƯỢC TÌNH CỜ [smile]

Vì Hương Nghiêm Trí Nhàn là Thiền Sư tu học phật đạo [smile] ... nên sự BỪNG SÁNG trong cái LÝ của SỰ THẬT CHÂN ĐẾ ĐÓ (Như Lai Tạng là CHÂN NHƯ ) [smile] ... ... XẢY RA là cũng đúng là phải thế thôi [xmile] [smile] ... chứ không thì khó khi người ta cố gắng tự mò ra những sự thật chân đế đó nhỉ [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
Ờ. Ờ ! Có Chuyển Y, thời có Ngộ.
BỪNG SÁNG [smile] ---> NGỘ
tiểu24.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền .- Bài 41.- Tâm Pháp Chân Như.- Thiền phái Vân Môn.

Vân Môn Tông là tông phái nằm trong năm dòng thiền của Trung Quốc do ngài Vân Môn Văn Yến sáng lập từ năm 930 mở rộng thiền phong vào (đời Hậu Đường) học trò của ngài Văn Yển rất dông trên dưới hơn 1000 vị và 25 vị nối pháp.

Tông này hưng thịnh vào thời ngũ đại, nhất là đời nhà Tống, đến đời Nam Tống tông phái ngày một suy. truyền thừa khoản hơn 200 năm.

Tông phong: " hàm cái tuyệt lưu ", chảy nhanh, dừng nhanh và pháp kháng thiền dùng những ngôn từ vi diệu sâu sắc thiền cơ sắt bén đoạn trừ vô minh. kết hợp với pháp dẫn dặt người học bằng " Vân Môn Bát Yếu ": Huyền Diệu, Tùng Cơ, Chân Yếu, Đoạt, Hoặc, Quá, Tang, Xuất.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vân_Môn_tông

Tổ Vân môn có soạn bài văn tên là: Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục truyền lại trên đời, và nhiều pháp thoại, khai thị thiền cơ cho hội chúng.

Ở Việt Nam, có Thiền Pháp Thảo Đường đời Lý, tương truyền là nối tiếp truyền thừa của pháp Vân Môn.

Tổ Vân Môn vẽ hình cái bánh ở trên vách, để dạy học trò. Vì thế có truyền thuyết "Bánh Vân Môn", trà Triệu Châu.

* Vô Sư trí, hay tự nhiên trí.

* Đối với người thế gian: Trí huệ có được là do học hỏi, suy nghiệm v.v... nói chung trí huệ có được là do "Ý thức" cô động mà thành.- Nhà Phật gọi đó là THẾ TRÍ BIỆN THÔNG. (Thiền không dùng được trí này).

* Đối với Thiền phái Vân Môn: Do dừng lặng mọi ý niệm (Chỉ), do khán thoại đầu, do gạn lọc mọi vọng thức, nên tâm được "Vô niệm", vô niệm tương tục, thì được nhất tâm, do xả niệm "nhất tâm", thì lúc đó gọi là "Tâm địa nhược không, Huệ nhật tự chiếu". Cái Huệ tự chiếu đó là Vô Sư trí, hay tự nhiên trí. Chính Vô sư trí này mới là Trí huệ Bát Nhã mà hành giả cần khai mở, để thành Phật.

Để khai mở cái Vô Sư trí này, Tổ Vân Môn dùng các phương pháp, để khai thị:

1. Hàm cái càn khôn (zh. 函蓋乾坤): Bao trùm đất trời, muôn vàn sự vật đều là diệu thể chân như, thích hợp với câu hỏi như nắp đậy nồi;

2. Tiệt đoạn chúng lưu (zh. 截斷眾流): Có năng lực cắt đứt các dòng lưu chuyển của vô minh, suy nghĩ cảm giác phân biệt như một cây gươm bén;

3. Tuỳ ba trục lãng (zh. 隨波逐浪): Thích hợp với khả năng tiếp thu của người hỏi như "một làn sóng theo một làn sóng".

Tổ Vân Môn là một trong những Thiền sư đầu tiên sử dụng những lời vấn đáp của các vị tiền nhân để giảng dạy, và từ đây xuất phát ra phương pháp khán thoại đầu của Thiền tông sau này.

+ Như trong Vân Môn Lục:

Có người hỏi:

-Học nhân hỏi thực, thỉnh sư đáp thực.
-Ông làm sao phân? Chính lúc đương hỏi phải làm sao?
-Là nó.
-Từ xưa, cổ đức làm sao nhận biết?
-Khán thoại đầu.

* Một ông tăng hỏi sư:

-Thế nào là chỗ tu hành của người xuất gia chân chính?
-Là chỗ không người hiểu được.
-Làm sao mọi người không hiểu được?
-Vậy ông hãy cố tìm hiểu cái không hiểu được.

74. Có ông tăng hỏi sư:
-Khi con quét sạch bụi trần, hết phiền não thấy Phật, rồi sao?
-Lúc đó ông thấy Phật cũng là bụi, là phiền não, cũng phải quét đi.

Đó là những phương pháp, làm cho người học đạo, sửng hồn, cắt phăng ý thức, mà quay về thực tại "Vô niệm", quay về cái " Vô Sư trí, hay tự nhiên trí" hằng hữu của chính mình. Đó cũng chính là Chân Như Tâm Bổn Giác vậy.


Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Bzenh_11


Ngộ Chân Như Tâm Bổn Giác , là Đắc "Chân Như Tâm Ấn" của Thiền phái Vân Môn.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền .- Bài 42.- Tâm Pháp Chân Như.- Thiền phái Tào Động.

Tào Động phái, là một trong ngũ gia tông phái, Thiền phái chính thức được truyền thừa Chánh Pháp Nhãn Tạng. Thiền phái này do 2 Thầy trò Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch (曹山本寂). khai phái.

Phái Tào Động, ngày nay chỉ thấy thịnh hành ở Nhật Bản. Các vị ấy lấy Thiền Mặc Chiếu, là một pháp Thiền quán (Sa ma bat đề) làm trọng tâm.

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 S_nhyt10

Thiền Sư Thánh Nghiêm (Sheng Yen) là một bậc thành tựu lớn trong pháp thiền này. Ngài có khái niệm về Thiền Mặc Chiếu, như sau:
Mặc chiếu là một phương pháp đơn giản, quá đơn giản, thực vậy, rằng sự đơn giản này trở thành sự khó khăn của nó. Trong cùng tận, nó là phương pháp của không-phương-pháp, trong đó học nhân buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi, và chỉ việc sống Thiền một cách trực tiếp. Để thực hành mặc chiếu, hãy buông bỏ tất cả mọi việc bận rộn, mọi niệm phân biệt, và hãy tỉnh thức một cách trong trẻo lặng lẽ, chấp nhận tất cả mọi chuyện một cách đầy đủ, [cứ để] y hệt như chúng là chúng. Đừng mong đợi theo bất cứ gì, cũng đừng trụ tâm vào bất cứ gì. Hãy đơn giản để cho tâm tỉnh thức một cách tự nhiên của bạn đón nhận mọi thứ, y hệt như chúng là chúng. Đó là sự tĩnh lặng và chiếu sáng tự nhiên của Thiền. Khi có sự phân biệt và dính mắc, thì sự tĩnh lặng và chiếu sáng kỳ diệu đó bị ngăn che. Tâm vốn là bất động và vắng lặng, một cách tự nhiên, và cùng lúc đó thì tâm lại có khả năng biết một cách tròn đầy. Không cần ra sức để đánh bóng nó, hay làm nó chiếu sáng, bởi vì nó vẫn là như thế đó. Về nguyên tắc, mặc chiếu rất là đơn giản. Nhưng, bởi vì chúng ta quá phức tạp, nó trở thành một pháp môn khó khăn để tu tập. Các trở ngại lớn nhất khởi lên từ chỗ làm quá nhiều. Bởi vì tất cả chúng ta có khuynh hướng làm quá nhiều – ngay cả trong thiền định – chúng ta có thể cần phải trải qua các tu tập tư lương sơ khởi, và rồi sẽ gỡ bỏ hết [mọi pháp tu] trước khi chúng ta đơn sơ đủ để dùng tới mặc chiếu một cách hiệu qủa.
Pháp thiền Mặc Chiếu này, phát xuất từ tư tưởng của các kinh:

* Niết Bàn: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh".

* Kinh Hoa Nghiêm: " Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng của Như Lại".

(Do vậy, có người cho rằng phái thiền này thuộc Giáo Môn, chứ không phải Thiền Môn.)

+ Ý nghĩa của Mặc Chiếu.

* MẶC là mặc nhiên, là vô tác, là TỊCH (vắng lặng các tư tưởng ngôn ngữ, tư duy).

* CHIẾU: Là quán chiếu, là quang minh, là diệu dụng (của bản thể tâm), sau khi "Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu".

Như vậy, hành giả an trú trong thể của các pháp để thấy rõ ý nghĩa Tức chiếu tức mặc, tức mặc tức chiếu của Chân như bản tánh. Xa lìa tất cả ngôn ngữ phương tiện để thâm nhập ý nghĩa như thật của Bản Lai Diện Mục hiện tiền.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Nội Thiền .- Bài 42.- Tâm Pháp Chân Như.- Thiền phái Tào Động.

Tào Động phái, là một trong ngũ gia tông phái, Thiền phái chính thức được truyền thừa Chánh Pháp Nhãn Tạng. Thiền phái này do 2 Thầy trò Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch (曹山本寂). khai phái.

Phái Tào Động, ngày nay chỉ thấy thịnh hành ở Nhật Bản. Các vị ấy lấy Thiền Mặc Chiếu, là một pháp Thiền quán (Sa ma bat đề) làm trọng tâm.

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 S_nhyt10

Thiền Sư Thánh Nghiêm (Sheng Yen) là một bậc thành tựu lớn trong pháp thiền này. Ngài có khái niệm về Thiền Mặc Chiếu, như sau:
Mặc chiếu là một phương pháp đơn giản, quá đơn giản, thực vậy, rằng sự đơn giản này trở thành sự khó khăn của nó. Trong cùng tận, nó là phương pháp của không-phương-pháp, trong đó học nhân buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi, và chỉ việc sống Thiền một cách trực tiếp. Để thực hành mặc chiếu, hãy buông bỏ tất cả mọi việc bận rộn, mọi niệm phân biệt, và hãy tỉnh thức một cách trong trẻo lặng lẽ, chấp nhận tất cả mọi chuyện một cách đầy đủ, [cứ để] y hệt như chúng là chúng. Đừng mong đợi theo bất cứ gì, cũng đừng trụ tâm vào bất cứ gì. Hãy đơn giản để cho tâm tỉnh thức một cách tự nhiên của bạn đón nhận mọi thứ, y hệt như chúng là chúng. Đó là sự tĩnh lặng và chiếu sáng tự nhiên của Thiền. Khi có sự phân biệt và dính mắc, thì sự tĩnh lặng và chiếu sáng kỳ diệu đó bị ngăn che. Tâm vốn là bất động và vắng lặng, một cách tự nhiên, và cùng lúc đó thì tâm lại có khả năng biết một cách tròn đầy. Không cần ra sức để đánh bóng nó, hay làm nó chiếu sáng, bởi vì nó vẫn là như thế đó. Về nguyên tắc, mặc chiếu rất là đơn giản. Nhưng, bởi vì chúng ta quá phức tạp, nó trở thành một pháp môn khó khăn để tu tập. Các trở ngại lớn nhất khởi lên từ chỗ làm quá nhiều. Bởi vì tất cả chúng ta có khuynh hướng làm quá nhiều – ngay cả trong thiền định – chúng ta có thể cần phải trải qua các tu tập tư lương sơ khởi, và rồi sẽ gỡ bỏ hết [mọi pháp tu] trước khi chúng ta đơn sơ đủ để dùng tới mặc chiếu một cách hiệu qủa.
Pháp thiền Mặc Chiếu này, phát xuất từ tư tưởng của các kinh:

* Niết Bàn: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh".

* Kinh Hoa Nghiêm: " Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng của Như Lại".

(Do vậy, có người cho rằng phái thiền này thuộc Giáo Môn, chứ không phải Thiền Môn.)

+ Ý nghĩa của Mặc Chiếu.

* MẶC là mặc nhiên, là vô tác, là TỊCH (vắng lặng các tư tưởng ngôn ngữ, tư duy).

* CHIẾU: Là quán chiếu, là quang minh, là diệu dụng (của bản thể tâm), sau khi "Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu".

Như vậy, hành giả an trú trong thể của các pháp để thấy rõ ý nghĩa Tức chiếu tức mặc, tức mặc tức chiếu của Chân như bản tánh. Xa lìa tất cả ngôn ngữ phương tiện để thâm nhập ý nghĩa như thật của Bản Lai Diện Mục hiện tiền.
Kính bạch Thầy,

Đây không phải Tông chỉ của Động Tào, Mặc Chiếu cũng chẳng phải pháp hành của Động tào Tông, vì sao biết được ? Vì chỗ sở hành và sở ngộ của Động Sơn chẳng phải Mặc chiếu.

Sư (Động Sơn) bèn từ giả Qui Sơn, thẳng đến Vân Nham. Sư thuật lại nhân duyên trước, liền hỏi :
_ Vô tình thuyết pháp người nào được nghe?
Vân Nham đáp :
_Vô tình được nghe .
_ Hòa thượng nghe chăng?
_ Nếu ta nghe, ngươi không thể nghe ta thuyết pháp.
_ Vì sao con không nghe?
Vân Nham dựng cây phất tử lên hỏi :
_ Nghe chăng?
_ Không nghe.
_ Ta thuyết pháp ngươi còn không nghe, huống là vô tình thuyết pháp?
_Vô tình thuyết pháp gồm kinh điển gì?
_ Đâu chẳng thấy Kinh Di Đà nói : “nước, chim, cây, rừng thảy đều niệm Phật, niệm Pháp.”

Sư do đây có tỉnh, bèn thuật kệ rằng :

Dã đại kỳ ! dã đại kỳ !
Vô tình thuyết pháp bất tư nghì.
Nhược tương nhĩ thính chung nan hội,

Nhãn xứ văn thinh chung đắc tri.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Khổ!

Về cơ bản thì 1 câu: " Tâm địa nếu không, Huệ Nhật tự chiếu" là trực chỉ thẳng tắp rồi.

Về sau Y chỉ lập tông mới nghe có khác nhưng ý chỉ chẳng khác.

Đến nay đủ thứ phân biệt rồi hơn kém là vì đâu???
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Khổ!

Về cơ bản thì 1 câu: " Tâm địa nếu không, Huệ Nhật tự chiếu" là trực chỉ thẳng tắp rồi.

Về sau Y chỉ lập tông mới nghe có khác nhưng ý chỉ chẳng khác.

Đến nay đủ thứ phân biệt rồi hơn kém là vì đâu???
Tự nhiên không thấy nút sửa bài viết. Đành mở thêm bài nữa

Pháp môn nào truyền bá cũng có phần kế tục. Nếu xét về Tôn Chỉ. Mặc Chiếu chỉ là tên khác giống như gọi tịch chiếu. Mỗi tội người học chẳng thể phát huy nên mai một đi mà chấp thành bệnh thôi.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Cảm Ơn ĐH Ba Tuần


hoa10.webp


và ĐH CHOCOLATE góp ý bổ khuyết.
hoa7.webp


Chúc thân tâm an lạc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên