Thảo luận Duyên Khởi & Tánh Không

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Bài thảo luận này rất hay. VQ tách từ bài Thiền Định về đây để cùng tham khảo.
Kính

***************************************************************

Nhận thức của nhân loại còn đang chấp thủ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào sinh tử thì Đức Phật nói lên tiếng nói Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).



NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG
của vạn vật vũ trụ.

- Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.
- Do cái này không có mặt, nên cái kia không có mặt.
- Do cái này sinh, nên cái kia sinh.
- Do cái này diệt, nên cái kia diệt.​


Mục đích của Phật Tử là thực hành Thiền Quán để nhận rõ (giác ngộ) Lý Duyên khởi là NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG của vạn vật vũ trụ.

Vì Duyên Khởi là thực tính, thực tướng của tất cả pháp.

Nhận thức đúng giáo lý Duyên khởi sẽ giúp cho Phật Tử thấy rõ NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG của con người, cuộc đời và giá trị hạnh phúc.

Chỉ có Thiền Quán mới nhận rõ (giác ngộ) Lý Duyên khởi là thấy sự thật Vô ngã của vạn vật (hữu vi và vô vi).



Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni và chư Thế Tôn quá khứ đều giác ngộ Vô thượng giác từ giáo lý Duyên khởi.

- Kinh 28, Trung Bộ kinh I (Tượng Tích Dụ Đại kinh).
- Tương Ưng III, tr.144 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, ĐTKVN);
- Tiểu Bộ kinh I, tr.48 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, ĐTKVN);

Ghi lại lời Thế Tôn dạy rằng:

"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".

Từ đấy, thấy Duyên khởi triệt để quả là một cái thấy của một vị Phật.





Tóm lược sự kiện giác ngộ vào đêm cuối cùng sau 7 tuần lễ (có tài liệu ghi 4 tuần lễ) thiền quán dưới cội bồ đề của Thế Tôn...

Kết luận:

* Vào cuối canh 1: Thấy nhân quả ở tự thân (thấy rõ nhân quả qua Túc mệnh).
* Vào cuối canh 2: Thấy nhân quả ở chúng sanh (Minh và Thiên nhãn minh).
* Vào cuối canh 3: Thấy rõ nhân quả và sự thật của Tứ đế (đắc Lậu tận minh).
* Vào cuối canh 5: Chứng ngộ Vô thượng Bồ đề sau khi thiền quán xuôi ngược chiều Duyên khởi.

Chứng ngộ Duyên khởi, Nhân quả và Tứ đế cùng lúc cuối canh 3 (đó là toàn bộ nội dung chứng ngộ Vô thượng Bồ đề của Thế Tôn).

Từ ba giáo lý căn bản đó, Phật giáo ra đời. Và cũng từ đó, sau đó 18 bộ phái Phật giáo ra đời.

Đấy là Phật giáo!
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

Lý Duyên Khởi có 1 đoạn: Thức --> Danh/Sắc --> Lục Nhập --> Xúc -> Thọ --> Ái Thủ Hữu --> SANH [lục đạo luân hồi ]


như vậy ... hiện tượng SANH ra cái vòng luân hồi ... cũng là do Duyên Khởi mà có.


Thí dụ chúng ta nói: có 12 loài chúng sinh ... thì cả 12 loài đó ...

- cá thì sinh ra cá con .. trứng cá cũng chỉ nở ra cá

- bò thì lại sinh ra bò ... dù có tiến hóa thêm thắt cỡ nào chắc cũng chỉ ra được CON LA hay CON TRÂU [smile]


vì vậy ... các loài CHỦNG TÁNH ... các loài cũng đêu là DUYÊN KHỞI --> tới chữ SANH mà ra hết


như vậy .... đối với hiện tượng: LÝ DUYÊN KHỞI .. từ một khởi đầu "VÔ SANH", trước khi cả các chủng loại đó sanh ra luôn .... thì rõ ràng phải học hiểu LÝ DUYÊN KHỞI tới một nơi sâu sắc hơn .... sâu hơn là khởi đầu của các chủng loại ...

cũng vì lý đo đó .. mà trong kinh Phật .. đặc biệt là các kinh nguyên thủy ... thường ở đoạn cuối tới đoạn giác ngộ thành phật thì hay có 1 câu:

SANH đã hết ... PHẠM HẠNH đã thành ... sau đời sống này ... không còn đời sống nào nữa

đó là vì CÁI NHẬN THỨC từ LÝ DUYÊN KHỞI đã đạt tới mức --->> SÂU VƯỢT QUA "CHỮ SANH" rồi .. nên tới chỗ đó mới không bị chạy vòng vòng nữa ..



nhưng ở đây ... chúng cần nên liệt kê một số thực tại:

i. đức Phật quán sát nhìn thấy THỨC có thể sinh ra một số "CHỦNG LOẠI CHẠY VÒNG VÒNG VÒNG VÒNG LUÂN HỒI" hoài .. đó là chuyện có thật [smile]

- đây là những quán sát có thật .... chứ không phải là không có [smile]


ii. thực tại thứ hai ... nếu chúng ta đi sâu vào nội hàm của Lý Duyên Khởi .. cũng biết chắc rằng ... các loài đó ... cũng là "THỨC" --> sinh ra hết .... và vì đó ... chỉnh sửa lại CÁI THỨC -->> nhìn đúng đi là xong rùi [smile]


chắc chắn là THIỀN khi đặt ra tôn chỉ: TRỰC CHỈ CHƠN TÂM ... chắc cũng là luôn chỉ SÂU VÀO CHỖ ĐÓ .. để mà KHÔNG TIN LẦM .. SỬA LUÔN ĐƯỢC cái nhận thức sai lầm .. do THỨC SINH RA [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Phật Tử chân chính

Những vấn đề mà Phật giáo đề cập đến không của riêng ai, mà nhân loại đã tranh cãi bất tận từ xưa này rồi. Einstein đã từng nói câu nổi tiếng: ‘Điều bí ẩn nhất không phải là thế giới thực ra là gì, mà là tại sao con người có thể hiểu được thế giới’.

Ở đây chúng ta gặp phải vấn đề cơ bản của triết học là: Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Từ đó nảy sinh hai quan điểm. Bất khả tri cho rằng con người không thể biết bản chất của thế giới, với lý do rất thuyết phục: chúng ta tiếp nhận thế giới thông qua các giác quan rồi dùng trí tuệ để nhận thức, nhưng các giác quan không thể thu nhận được đủ dữ kiện và trí tuệ con người cũng bị giới hạn nên không thể nhận thức đúng bản chất của thế giới này. Quan điểm ngược lại thì có rất nhiều trường phái. Nhất thần luận thì cho rằng thế giới do Thượng đế tạo ra, nhưng cũng không biết tại sao Thượng đế lại tạo ra thế giới. Do đó nó cũng như Bất khả tri theo cách nói khác mà thôi. Theo duy vật như Einstein thì lại bị kẹt vào thắc mắc như câu hỏi trên. Vậy còn duy tâm chủ quan? Ấn giáo có lối giải thích siêu hình rằng do Ta là Đấng độc tôn, nên nó mộng mị tạo ra thế giới do sở thích. Cái Ta (Tôi) vốn có đặc tính toàn tri toàn giác, nhưng lại trở nên bất giác và mơ tưởng ra thế gian này để khỏa lấp nỗi cô đơn (!) Như vậy có thể nảy sinh thắc mắc rằng nếu đã giác ngộ thì có vô minh trở lại? Câu trả lời là ‘có’ hoặc ‘không’ tùy theo cách hiểu. Cũng giống như với thuyết Big Bang với thắc mắc là thế giới vô hạn hay hữu hạn: do không thời gian sinh ra cùng lúc với vũ trụ nên vũ trụ có sinh diệt (hữu hạn) nhưng có thể sinh sôi vô hạn vũ trụ trong thang không thời gian khác (vô hạn)…

Đối với Phật giáo cũng vậy, chúng ta cần phải có cách hiểu cho đúng với ngữ cảnh. Chẳng hạn nói về Thiện Ác, là hai thứ cần phải phân minh rạch ròi vì chúng trái ngược nhau chứ không thể như nhau được. Do đó khi kinh nói rằng ‘không phân biệt Thiện Ác’ ‘Thiện Ác đều cùng một bản thể’ thì ta nên hiểu đó là xét về góc độ chân lý tuyệt đối. Cũng vậy với những câu như ‘không có vô minh, cũng không có giác ngộ’ ‘không dơ không sạch, không sinh không diệt’…Lấy ví dụ cho dễ hiểu: cơm với sỏi là hai thứ khác nhau, ta không thể ăn sỏi thay cơm được. Nhưng xét về góc độ nguyên tử mà nói thì cả hai đều do cùng những nguyên tử như nhau cấu thành, nên nói chúng có bản chất như nhau.

Hãy nghe câu nói của Lão Tử: ‘Nếu cho rằng lành tức là lành thì đã có cái chẳng lành rồi’. Ta thấy ông ta có quan điểm ‘tương thuộc phát sinh’ cũng tương đồng với Phật giáo. Cũng như Kinh Dịch có quan điểm Vô Cực sinh ra Thái Cực. Nói khác đi, từ Bất nhị sinh ra Nhị nguyên. Vừa rồi tôi có xem phim khoa học trên tivi, có tựa ‘Vạn vật và Hư không’ (Everything and Nothing) và nhận thấy giả thiết về sự hình thành vũ trụ từ hư không cũng có sự tương đồng với Phật giáo. Hiện nay khoa học cũng đối mặt với những sự thật phản lại trực giác của thế giới vi mô. Sự bất định lượng tử cho thấy cái gọi là ‘hư không’ chỉ là tưởng tượng của người đời. Vì hư không là xác định cùng lúc vị trí và giá trị năng lượng nên nó bất định và sinh ra cặp hạt ảo rồi sau đó tự hủy diệt. Hãy hình dung vũ trụ như một hạt ảo thì thấy cái Có là ảo tưởng, cái Không cũng là ảo tưởng (không theo đúng thuyết bất định) và chúng đối đãi nhau. Như vậy Chân không (Tánh không) trong Phật giáo là tương đồng với cách nói về hư không và bất định trong vật lý hiện nay. Khi tâm thức đo lường, so sánh thì vật thể lập tức xuất hiện, còn không thì nó không tồn tại theo đúng nghĩa thường thấy. Còn khi trở lại với Chân tâm, không phân biệt hay đối đãi thì đó chính là hư không bất định của chân không lượng tử.

Do đó Phật giáo chỉ muốn ám chỉ Tuyệt đối ngược lại với cái thế gian tương đối mà thôi. Khi nói Tuyệt đối là không sinh không diệt thì đừng nên hiểu nó có tính chất như vậy. Vì tuyệt đối là không có đối đãi, mà ‘không sinh không diệt’ là đối đãi với ‘sinh diệt’ mất rồi nên đó không phải là Tuyệt đối ‘thứ thiệt’. Cũng vậy khi nói Tuyệt đối là ‘không thiện không ác’ của Phật giáo thì cũng đừng đánh đồng với cái Tuyệt đối ‘không thiện không ác’ của Ấn giáo: cái này lại có ý nói đến Tuyệt đối không có nhân tính, khác với Tuyệt đối có nhân tính biết yêu ghét và có tính Thiện như Đức Chúa Trời của đạo Thiên chúa. Khi tìm hiểu Phật giáo nên ‘y nghĩa bất y ngữ’ kẻo lầm đường lạc lối sang Ấn giáo, vì Phật giáo tuy vay mượn từ ngữ và cách giảng giải của Ấn giáo nhưng bản chất hai đạo giáo rất khác biệt. Chẳng hạn Phật giáo cũng nói tái sinh luân hồi, nhưng không phải là có cái Ta (Tôi) nào đi đầu thai cả, mà là Nghiệp. Còn khi nói đến khổ, tu đạo và giác ngộ giải thoát thì cũng khác với Ấn giáo, không có thực thể nào chịu khổ hay giác ngộ, cũng không có Niết bàn hay nơi chốn nào để giải thoát, tức không có cái giải thoát và nơi giải thoát. Còn rất nhiều sự lầm tưởng, ngay cả từ các Phật tử đã có hiểu biết nhiều về Phật giáo. Tôi đã nói nhiều rồi, không muốn nhắc lại nữa. Chẳng hạn khi nói ‘Vô thường’ thì nhiều người tưởng là thế giới này thật có tính chất vô thường, thế rồi suy diễn rằng sự thay đổi sinh diệt này là vĩnh viễn (vô thường là thường). Hiểu như vậy là sai, vì có sự chấp thường mới lập vô thường, chứ bản chất của vạn vật không hề có đặc tính ‘thường’ cũng như ‘vô thường’.

Lan man dài dòng, cốt chỉ so sánh sự giống và khác nhau giữa các Thế giới quan của con người mà thôi.

Những vấn đề của nhân loại

Con người là ai?
Từ đâu đến?
Đi về đâu?
Tại sao?
Mục tiêu là gì?

Đó là vài thắc mắc quan trọng thường làm bận tâm toàn thể nhân loại.​

Là Phật Tử chân chính thì không mong hiểu được nhân loại, và thế giới! Khi không biết nguồn gốc chân tướng của chính mình.

Là Phật Tử chân chính thì không mong giải quyết vấn đề nhân loại, và thế giới! Khi không biết giải quyết vấn đề của chính mình.



Như Đức Phật dạy, Ngài là:

"Đấng Như Lai (Tathagata), bậc Ứng Cúng (Araham), đấng Chánh Biến Tri (Samma Sambuddha), người đã sanh ra con đường vô sanh, đã sáng tạo con đường chưa được sáng tạo, đã công bố con đường chưa được công bố, người đã hiểu biết con đường, người đã mục kích con đường, người đã nhận thức con đường".

Không có vị thầy nào dạy Đức Phật phương pháp tu học để chứng Đạo Quả Chánh Đẳng Chánh Giác.

"Na me acariyo atthi", "một đạo sư, ta không có", là chính lời của Đức Phật.

Ngài có học với những vị thầy để hiểu biết thế gian pháp nhưng để đến tầng siêu thế thì không.
Chính Ngài tự lực thành đạt trí tuệ trực giác.



Đức Phật cũng không bao giờ tự gọi là "Đấng Cứu Thế" có quyền năng cứu vớt kẻ khác bằng chính sự cứu rỗi của mình.

Ngài thiết tha kêu gọi những ai hoan hỷ bước theo dấu chân Ngài không nên ỷ lại nơi người khác mà phải tự mình giải thoát lấy mình, bởi vì cả hai trong sạch và bợn nhơ, cũng đều tùy thuộc nơi chính mình.

Ta không thể trực tiếp làm cho ai trong sạch hay ô nhiễm.



Để minh định rõ ràng mối tương quan của Ngài đối với hàng môn đệ và để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện tự mình nhận lãnh trọn vẹn trách nhiệm và tự mình nỗ lực kiên trì.

Đức Phật minh bạch dạy rằng:

"Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư."



Đức Phật chỉ vạch cho ta con đường và phương pháp mà ta có thể nương theo đó để tự giải thoát ra khỏi mọi khổ đau của vòng sanh tử và thành tựu mục tiêu cứu cánh. Đi trên con đường và theo đúng phương pháp cùng không, là phần của người đệ tử chân thành muốn thoát khỏi những bất hạnh của đời sống.

"Ỷ lại nơi kẻ khác để giải thoát cho mình là tiêu cực. Nhưng đảm đang lãnh lấy trách nhiệm, chỉ tùy thuộc nơi mình để tự giải thoát, quả thật là tích cực."

Tùy thuộc nơi người khác là đem tất cả cố gắng của chúng ta ra quy hàng.

"Hãy tự xem con là hải đảo của con.
Hãy tự xem con là nương tựa của con.
Không nên tìm nương tựa nơi ai khác!"
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi ..

Chào lão huynh!

Các góc nhìn khác nhau tới cùng một đích đều có sự sai biệt vì nó vốn hiễn nhiên :icon_axe:

Đức Phật cũng nói với đệ tử rằng : những gì cần nói ta đã nói hết với các con. Việc của các con là hãy tự thắp đuốc lên mà đi!

Tiểu đệ có ngại thảo luận với lão huynh ngươi đâu? Việc truyền đạt thông tin qua lại một cách đơn giản gọn nhẹ mà vẫn hoàn thành thì việc gì lại phải dây dưa rườm rà! Khi truyền đạt một kho sách với việc giơ một ngón tay mà người ta hiểu được thì cái mục đích đều giống nhau.
Tất cả đều là phương tiện giúp người ta khai ngộ. So sánh sự hơn kém của phương tiện mà bỏ quên cái mục đích hướng đến tức là nói nhảm hì hì... :icon_verlegen:

Tiểu đệ rất khâm phục lão huynh ngươi vì sự uyên bác và cách trình bày logic nhưng không đồng tình sự áp đặt quan điểm cá nhân lên vấn đề thảo luận. Rất mong được giao lưu trao đổi nhiều với những người thông thái như lão huynh Hì hì..
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
2.
Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?
Trả lời: Không, các pháp duyên khởi không có. Chúng đồng nhất với tánh Không; hết thảy mọi pháp duyên khởi đều vô tự tính nên Không.
Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?

Điều quan trọng là nhận biết cái gọi là TÁNH KHÔNG trong đoạn trên. Tiểu đệ chờ nghe cao kiến của lão huynh ngươi cho ví dụ và mô tả nó giúp nhé?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chư Phật và Phật pháp Tất cả như huyễn hóa

Này Tịch Nhiên, chính ngươi mới là người áp đặt quan điểm cá nhân của mình cho người khác. Cũng giống như ở Liên Hiệp Quốc thì phải dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chung. Ngươi bắt người ta phải nói tiếng Việt là sai, chỉ khi gặp người Việt thì ngươi mới có thể dùng tiếng Việt với họ. Đây là nơi giao lưu tư tưởng, có đủ hạng người vào đây chứ không chỉ có môn đồ của Thiền tông, vả lại họ chỉ dùng cách nói đó khi thực hành chứ không phải lúc nào cũng như vậy. Đó là cái sai thứ nhất. Còn cái sai thứ hai là ngươi mượn cái ý tưởng ‘Tuyệt đối là không thể nghĩ bàn’ để áp đặt cho mọi chuyện khi bàn luận. Hễ bí vấn đề gì là ngươi lại phán bừa rằng ‘cái này là không thể nghĩ bàn, không thể dùng tư duy…’ bla bla. Như ta đã nói, đó là cách bọn tà đạo thường dùng để dụ dỗ những kẻ cả tin kém trí.

Phật giáo tạo ra rất nhiều pháp môn để phật tử tu tập. Tại sao vậy? Tại vì ‘bệnh nào thuốc đó’, vì căn cơ, sở thích và trí tuệ của mỗi người đều khác nhau nên không thể có một ‘phương thuốc trị bá bệnh’ để dùng chung cho tất cả được. Còn cái tên Tịch Nhiên này, ngươi muốn áp đặt quan điểm cá nhân của mình cho người khác. Ngươi cho rằng Thiền tông là phương cách tốt nhất, duy nhất, muốn mọi người phải dùng ngôn ngữ của Thiền. Ta nhắc cho ngươi nhớ lại: Tổ sư sáng lập Thiền tông là Bồ Đề Đạt Ma đã có bài thuyết pháp đầu tiên cho Lương Võ Đế với ngôn ngữ chân phương nhất, dễ hiểu nhất. Rất nhiều kinh luận của các tổ Thiền đều viết bằng ngôn ngữ thông thường, sao cho mọi người đều hiểu ý mình muốn nói gì. Họ chỉ dùng cách nói của Thiền tông khi thực hành với các học trò của mình. Ta nhớ lại trước đây, khi còn ngu ngơ về phật pháp, có hỏi anh bạn theo Thiền tông rằng ‘khoa học có tìm ra chân lý giống phật giáo hay không?’. Anh ta có nói rằng dù hướng nội hay hướng ngoại, tìm trong nội tâm hay thế giới bên ngoài đều như nhau, dù ở trong hay ở ngoài đều cùng một chân lý, nên đường nào cũng về La mã cả. Hiện nay khoa học cũng đang trong tình trạng ‘bất khả tư nghì’ đấy thôi. Người ta thường nói ‘lưỡng tính sóng hạt’ để nói về tính chất của hạt cơ bản, cho thấy nó trái ngược với tư duy của con người. Nếu là hạt thì không thể là sóng, vì hai tính chất trái ngược nhau, nếu đã tồn tại ở một nơi thì không thể tồn tại ở mọi nơi...

Ta không yêu cầu ngươi mô tả cái Tuyệt đối nó có hình dạng ra sao, tính chất thế nào, mà ta chỉ hỏi những chuyện khác nhưng ngươi vẫn cứ lái sang nó để nói ‘không thể nghĩ bàn, không thể dùng tư duy…’ là lươn lẹo, nhằm lẩn tránh vấn đề mà ngươi đang bí lù. Nhưng ta vẫn nhận ra ngươi cũng giống như nhiều phật tử khác, đang hình dung về cái Tuyệt đối của ngoại đạo chứ không phải của Phật giáo. Cứ đọc kinh dùng những ví dụ kiểu ‘đất sét và vật dụng bằng đất sét, nước và sóng – thể và dụng…’ thì chả trách được. Nhưng nó khác ở chỗ Tuyệt đối thật ra là Bất nhị và ‘lý sự viên dung’. Ta đã từng lấy ví dụ về viên kẹo và cuốn sách rồi đó. Tuyệt đối giống như vị ngọt của viên kẹo, như nội dung của cuốn sách. Ngươi có nhìn ra sự khác biệt chưa? Tuyệt đối của ngoại đạo là cái có thật, tự hữu (hằng hữu) nó có trước và tạo ra thế gian, không có thế gian thì nó vẫn còn đó. Đó là điểm chung, tùy theo đạo giáo mà nó có thêm tính toàn năng toàn trí, có nhân dạng hay nhân tính hoặc không có. Còn Tuyệt đối như ví dụ thì thấy: nói nó có hay không có cũng vừa đúng mà vừa sai, nên không thể là cái tự hữu, tự thân tồn tại. Nó cũng không thể tách biệt với thế gian, vì nó và thế gian ‘tuy hai mà một’, giống như cuốn sách tuy có hình thức và nội dung nhưng không thể tách rời chúng ra. Nội dung ở ngay trong cuốn sách, lấy nó đi thì cũng không còn gì cả. Cơ mà ta cũng đã làm chuyện đối đãi phân biệt rồi, khi chia ra ‘hình thức’ với ‘nội dung’, cũng giống như ‘thể’ và ‘dụng’ vậy, trong khi đã biết Tuyệt đối là cái ‘không có đối đãi’. Cũng sai nốt, vì nói vậy lại trở thành đối đãi với ý niệm ‘có đối đãi’. Tốt nhất là ‘vô niệm’, dù cái ý ‘vô niệm’ với ‘hữu niệm’ là đối đãi nhau…

----------------------

Có hai tên học trò tranh luận một vấn đề mãi không xong, bèn đem chuyện lên thầy mình nhờ phân giải. Tên thứ nhất trình bày xong thì ông thầy liền phán ‘con nói đúng’. Nghe vậy hắn hớn hở bước ra ngoài. Tên thứ hai lập tức đến bên thầy để trình bày ý kiến của mình, hoàn toàn ngược lại với ý của tên kia. Ông thầy nghe xong cũng gật gù mà rằng ‘con nói đúng’. Tên này nghe vậy liền đắc ý chạy ra ngoài tìm tên kia. Lúc này có một tên trong đám học trò biết được sự việc bèn đến hỏi thầy: ‘thưa thầy, đó là hai ý kiến trái ngược nhau nên không thể cùng đúng hết được’. Ông thầy nghe vậy liền tới xoa đầu hắn mà bảo rằng ‘con nói đúng’.

------------------------

‘Một là tất cả, tất cả là một’ là câu nói nổi tiếng của Hoa nghiêm tông, môn phái đầu tiên của Phật giáo đại thừa. Tịch Nhiên đừng hiểu lầm nó là Thiền tông nhé.

http://thuvienhoasen.org/p25a6880/5-nhan-duyen-phap-gioi

Trong mười nhân khởi Pháp giới vô ngại trùng trùng vô tận nêu ra ở trên, nhân thứ sáu: “Vì các pháp hiện hành trong vũ trụ được coi như ảnh tượng” làm sáng tỏ lý đồng thời câu khởi và lý đồng thời hỗ dung. Truyện kể lại khi nữ hoàng Võ Tắc Thiên bày tỏ sự muốn hiểu biết một cách cụ thể thế nào là cái nhìn viên dung vô ngại, ngài Pháp Tạng thực hiện thí nghiệm vật lý sau đây để giải thích hiện tượng “hỗ tức hỗ nhập”.
Ngài cho đặt mặt kính khắp nơi trong một căn phòng, trên trần và sàn nhà, trên bốn vách tường bao quanh, và cả bốn góc phòng. Ngay chính giữa phòng, Ngài đốt một ngọn nến để sát bên cạnh một tượng Phật. Nữ hoàng kinh ngạc không tả xiết nhận ra ngay rằng hình ảnh của hết thảy mọi mặt kính cùng với hình ảnh của tượng Phật phản chiếu trong tất cả và mỗi một mặt kính. Và trong tất cả và mỗi một hình ảnh phản chiếu trong bất cứ mặt kính nào cũng tìm thấy được hết thảy mọi hình ảnh phản chiếu trong tất cả mặt kính khác cùng với hình phản chiếu của tượng Phật. Thí nghiệm này chứng minh lý hỗ nhiếp và hỗ dung và làm sáng tỏ lẽ mầu nhiệm về thế giới trùng trùng vô tận. Lý đồng thời câu khởi thật quá hiển nhiên nên không cần phải giải thích.

…………

Viên giáo kiến.

Đứng trên quan điểm viên dung, “hỗ nhập” hay “đồng thời câu khởi, đồng thời hỗ nhiếp, và đồng thời hỗ dung” miêu tả tính cách tương quan vô tận và vô ngại. “Hỗ tức” miêu tả tính cách không phân biệt, không sai khác của vạn hữu. Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quan của Đỗ Thuận giảng dạy phép tu Chỉ Quán theo lý Viên Dung giúp ta hiểu rõ thêm hai nguyên lý hỗ nhập và hỗ tức này. Trong đó có đoạn đề cập ba phương pháp chứng nhập Chân như, thấy rõ Chân như là ly danh tự tướng (không có danh tự để gọi), ly ngôn thuyết tướng (không có lời nói để luận bàn), và ly tâm duyên tướng (không thể dùng tâm để suy nghĩ được).

Phương pháp thứ ba nhằm chứng minh các pháp vượt ngoài hết thảy ngôn thuyết và tư duy thông tục. Hai cách để thực hiện: đoạn hoặc và chứng chân. Cách đầu, đoạn hoặc, được áp dụng như sau.

Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?
Trả lời: Không, các pháp duyên khởi không có. Chúng đồng nhất với tánh Không; hết thảy mọi pháp duyên khởi đều vô tự tính nên Không.
Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?
Trả lời: Không, chúng có. Bởi vì các pháp do quan hệ phát sinh đã có từ vô thỉ. Nếu không thời câu hỏi vừa rồi không thể đặt ra.
Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?
Trả lời: Không, bởi vì Không và có hỗ tương nhiếp nhập thành một. Trong cảnh giới Không và có hỗ tương nhiếp nhập tất cả các pháp duyên khởi đều không sai khác. Không mảy may dấu vết phân hai. Điều này có thể minh chứng bằng ẩn dụ đồ trang sức bằng vàng và vàng dùng làm chất liệu cho đồ trang sức.
Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?
Trả lời: Không, bởi vì cả hai, có và Không, cùng có một lúc, một chỗ (câu hữu) mà không trở ngại lẫn nhau. Đó là do sự hỗ tương nhiếp nhập mà các pháp duyên khởi đồng thời câu khởi.
Hỏi: Như thế, rốt cuộc tất cả chúng rõ ràng là không?
Trả lời: Không, do có và Không hỗ tương nhiếp nhập nên cả hai đều biến mất. Các pháp đều Không khi nhìn từ quan điểm Tánh Không phủ định sự hiện hữu; chúng hiện hữu khi nhìn từ quan điểm Có phủ định tánh Không. Nhìn từ hai quan điểm đồng thời phủ định thời cả hai diện, có và Không, đều biến mất. Nhìn từ hai quan điểm hỗ tương câu khởi thời cả hai diện, có và Không, đều hiện có.

Điều đáng lưu ý ở đây là không cần biết đến sự thay đổi lập trường và cách đặt câu hỏi, Hoa nghiêm vẫn một mực giữ lập trường “đoạn hoặc”, nhất thiết phủ định trong mọi câu trả lời! Lý do: Mọi quan điểm đều là kiến tư hoặc hay phiến diện, lộ bày mặt này nhưng che lấp mặt khác.

Bây giờ hãy đọc đoạn kế tiếp nói về cách thực hiện chứng nhập Chân như bằng “chứng chân”. Các câu hỏi vẫn như trước, không thay đổi, nhưng các câu trả lời lần này hoàn toàn trái nghịch với lần trước, luôn luôn xác quyết khẳng định.
Hỏi: Các pháp duyên khởi là có?
Trả lời: Phải, bởi vì giả hữu là không phải phi hữu.
Hỏi: Vậy các pháp duyên khởi là không?
Trả lời: Phải, bởi vì chúng vô tự tính nên Không.
Hỏi: Như thế, chúng là cả hai, có và không?
Trả lời: Phải, bởi vì có và không không trở ngại lẫn nhau, cái này không che lấp cái kia.
Hỏi: Vậy chúng chẳng phải không chẳng phải có?
Trả lời: Phải, bởi vì có và không hỗ tương phủ định nên cả hai đều bị loại trừ. Tóm lại, chính do duyên khởi mà vạn pháp hiện hữu; chính do duyên khởi mà vạn pháp không hiện hữu; chính do duyên khởi vạn pháp chẳng những hiện hữu mà còn là không hiện hữu; và chính do duyên khởi mà vạn pháp chẳng phải hữu chẳng phải phi hữu. Cùng một lối diễn tả như vậy, một là một, một là không một, một là cả hai, một và không một, và một chẳng phải một chẳng phải không một; nhiều là nhiều, nhiều là không nhiều, và là cả hai, nhiều và không nhiều, và chẳng phải nhiều chẳng phải không nhiều. Như thế, vạn pháp là nhiều; vạn pháp là một; vạn pháp là cả hai, nhiều và một; và vạn pháp chẳng phải nhiều chẳng phải một. Tứ cú về đồng nhất và dị biệt cũng theo mẫu hình lý luận tương tợ. “Đoạn” và “chứng” hỗ tương nhiếp nhập viên dung vô ngại, được như vậy là do tự thể của duyên khởi hoàn toàn giải thoát khỏi mọi trói buộc.

Giải thích một cách ngắn gọn dễ hiểu cho Phật Tử tu tập thiền quán để PHÁ CHẤP CÓ cái TÔI là Phật Tử hiện hữu! CHẤP KHÔNG cái TÔI là Phật Tử.

Nhất là những Phật Tử luôn CHẤP vào CÓ cái TÔI là doccoden , Tịch Nhiên, khúc lung linh lúc nào cũng hiện hữu! Nhưng lại không bao giờ CHẤP KHÔNG?

Nếu doccoden , Tịch Nhiên, khúc lung linh CHẤP KHÔNG có cái TÔI hiện hữu thì doccoden , Tịch Nhiên, khúc lung linh chẳng lẽ tự vả vào mặt.



Chúng sanh, thế giới, kiếp

Chư Phật và Phật pháp

Tất cả như huyễn hóa

Pháp giới đều bình đẳng…


Rõ biết các thế gian

Như dương diệm như ảnh

Như vang cũng như mộng

Như huyễn, như biến hóa.

Tùy thuận nhập như vậy

Chỗ sở hành chư Phật

Thành tựu trí Phổ Hiền

Chiếu khắp pháp giới sâu.

Nhiễm trước chúng sanh, cõi

Đều hoàn toàn buông bỏ

Mà khởi tâm đại bi

Thanh tịnh khắp thế gian.

(Phổ Hiền hạnh, thứ 36).​
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hì hì...

Chào bạn VÔ MINH!

Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận nhưng quả thật tôi không hiểu được ý bạn muốn truyền đạt là gì? đọc xong lời nhận xét của bạn thì tôi thấy khởi sanh đầy thắc mắc.

Theo bạn thì thế nào là chấp có cái TÔI? Và Chấp KHÔNG CÓ CÁI TÔI? nếu không có TÔI thì cái gì chấp? Nếu Cái CHẤP TÔI lại chẵng phải tôi thì nghĩa là thế nào? :icon_scared:

Thật sự bạn làm tôi hoang mang quá :icon_scared:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .... kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]

mí cái thí dụ của bạn DCD hay đó [smile]

thôi thì chúng ta đi vào thí dụ thứ 1 thử luôn không: một đôi mắt nhìn thất 1 pho tượng phật ... một pho tượng phật đo phản xạ ánh sáng "trong gương" .... lại hiện ra muôn ngàn pho tượng phật khác ...


bây giờ NÓI THẬT trước nghen

- đôi mắt "của mỗi pho tượng phật" là đôi mắt thật ... bao gồm luôn cả "đôi mắt trong đôi tượng phật" .... và "đôi mắt ở trong pho tượng phật là hình ảnh phản chiếu" .... tại sao là THẬT HẾT ?

-->> bởi vì người thật ... việc thật ... đôi mắt phải thật .. tâm cũng là thật luôn ... hình bóng tượng phật đều thật hết ...


đúng lý ra ... "đôi mắt" của cái pho tượng hình là 1 CÁI THẬT --> sinh ra "đôi mắt" của những pho tượng là BÓNG ... cũng là "NHỮNG ĐÔI MẮT THẬT" trong 1 đôi mắt THẬT "THIỆT LÀ LỚN HƠN"

ờ mà đúng không ? [smile]




thí dụ: SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC [ cũng là THÂN VỚI TÂM ] ... nhưng mà "dung lượng là 1 BIỂN"

a. Người thích uống nước chanh:

- đây 1 trái chanh ...

- 1 chút đường

- 1 chút đá

- 1 cái ly

- 1 cái muỗng

- 1 con dao

--> NƯỚC CHANH ĐÂY [smile]


ii. người thợ làm bánh

- đây bột

- đường

- sữa, kem trộn, bơ

- khuôn

- lò

- vv...

-->> đây bánh kem ...... bánh cưới ...


như vậy ... những người thợ đó .. đều là NGƯỜI THẬT, ĐÔI MẮT THẬT .... CÁI THẤY THIỆT .... dù họ chỉ là "một phần của tổng thể dung lượng của 1 TÂM" đem ra xài thôi [smile]

- người pha nước chanh vẫn chỉ thích mình làm chủ quán cà phê, quán trà

- người thợ làm bánh vẫn chỉ thích mình làm chủ tiệm bánh ... tiệm nướng bánh ... vv...


ờ mà đúng không ? [smile]
--->> nói GIẢ HẾT KHÓ HƠN NHIỀU [smile] .... bạn Hiền VM muốn nói tới không ? .... chúng ta tới đó luôn ...


mà khoan ... đức Phật có nói tới hiện tượng này không ?

- Có


Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. - Kinh Sa Môn Quả, Kinh Trường Bộ

"Tâm" = thì là Sắc Thọ Tưởng Hành Thức


Tâm --> tạo ra được 1 SẮC PHÁP ... 1 thân do ý làm ra ... không thiếu 1 căn nào -->> cũng là "TÂM" = sắc thọ tưởng hành thức luôn [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

nếu chúng ta chỉ theo dõi thí dụ .. thì đó là hiện tượng Hình và Bóng ... nhưng thật ra, nếu nhét vào tất cả trong một TÂM thì khó nhìn và khó lãnh hội hơn nhiều:

- cái ông thợ bánh ... thợ hồ ... vv.... vẫn nhìn sao vẫn chỉ thấy mình là thợ bánh thợ hồ ... [smile] ... vì vậy cái đôi mắt của ông "TÙY CHIẾU" cứ nhìn vào xem coi giá trị của một ông thợ là bao nhiêu ? ... người này nói vầy ổng vui . người kia nói nọ ổng buồn ... và khi không được như ý, thì ổng --> PHẢI LÀM VIỆC VỚI MÍ NGƯỜI KIA, NHỮNG NGƯỜI KHÁC -->> cứ gọi như là phải làm việc với những người ấy được ... thì mới xong ... .



- trong khi đó ... có một đôi mắt khác "TU DU PHẢN CHIẾU" chứ không thất tông ... chúng ta thử coi những cái bóng, nếu đặt những tấm "LÁ CHẮN" không cho nhìn thấy bất kỳ bóng nào ở góc nào ... thì cái BÓNG ĐÓ "BIẾN MẤT" .... như vậy ... "NHỮNG TẤM LÁ CHẮN" đó, chắc chắn -->> cũng là SỰ BUÔNG BỎ .... của 1 CÁI TÂM "BIẾT KHỞI LÊN" hiện tượng đặt những tấm lá chắn đó ...

--> hình bóng của ĐẠI BI TÂM ... tâm thiền ... tâm xả ... vv...

tu du phản chiếu

tùy chiếu thất tông

phút giây được mình

hơn không trước kia
- Tín Tâm Minh, Tăng Xán

nếu mỗi cái TA là THẬT .. tất cả những cái TA là thật hết ... thì ở trong những cái THẬT đó .. có có "1 SỰ THẬT SÂU LẮNG, KHÔN DÒ TRẦM TĨNH HƠN" ... và cái nhìn đó .. "biết đặt những tấm lá chắn" đúng chỗ .... sau khi khổ vị đã khởi lên đủ rồi [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hì hì....

Cảm ơn lão huynh đã đưa ra vấn đề rất đáng bàn ở đây! ( Do tiểu đệ soạn văn bản trên điện thoại nên không dài dòng được )

1. Nghĩa Có: vì vạn pháp duyên sanh không tự thân, nên gọi có sự kiện đó chỉ là tên gọi quy ước một giả hữu. Nghĩa Có mà mọi người thường dùng là nghĩa chấp thường. Nên cái tên như nghĩa chỉ có giá trị trong sát na. Qua thời điểm khác cái giả huyễn đã khác nên danh chẳng thật nghĩa. Nên chẳng lập được nghĩa Có như cái nghĩa mọi người vẫn tưởng.

Vì nghĩa này nên nói các pháp duyên khởi chẳng có. Chứ không phủ định cái giả có
Đoạn trích kinh trên thì cái người hỏi chấp thật có, thật không và lời đáp phủ định cái ngộ nhận của người hỏi. Đoạn dưới là người đáp trình bày cái thấy của trí tuệ đã trừ đi kiến chấp sai lầm.

Huynh thấy tiểu đệ trình bày rõ ràng vậy được chưa? :khi14:


Xanh: hiểu được chết liền :icon_mrgreen:

Không rõ ràng gì cả. Tịch Nhiên nên giảng giải cho cụ thể, rồi cho ví dụ minh họa. Nhớ đừng nói kiểu tưng tửng nữa nghen :eusa_naughty:


Đỏ: đoạn trên trả lời theo kiểu phủ định, đoạn dưới trả lời theo kiểu khẳng định. Chỉ vậy thôi.


2.

Điều quan trọng là nhận biết cái gọi là TÁNH KHÔNG trong đoạn trên. Tiểu đệ chờ nghe cao kiến của lão huynh ngươi cho ví dụ và mô tả nó giúp nhé?


Phải xem Tịch Nhiên hiểu phật pháp tới đâu thì mới nói được. Phải gãi đúng chỗ ngứa chứ không thì xem như công cốc.

Tình cờ đang dọn dẹp máy tính thì thấy một bài viết được lưu lại đã lâu. Định xóa thì ta chợt nhận ra nó có liên quan đến vấn đề đang nói tới. Vậy nên trích lại một đoạn cho ngươi đọc nhé, xem như ta khỏi phải nặn óc ra mà viết nữa :icon_mrgreen: Nếu đọc rồi thì thử đọc lại lần nữa xem.



========


Vô minh có nguồn gốc từ đâu?



Cũng như thân xác con người khi đứng khi đi. Lúc đi thì không còn đứng nữa, hoặc lúc đứng thì không còn đi nữa. Một đứa trẻ không hiểu hỏi rằng ‘đi’ hay ‘đứng’ do cái gì tạo ra (có nguồn gốc từ đâu) là do nó không hiểu chúng chỉ là những trạng thái biến đổi khác nhau của thân xác.
Tâm thức con người cũng vậy, khi tâm thức con người bị mê mờ không sáng suốt thì gọi là vô minh, khi tỉnh thức thì gọi là giác ngộ. Vậy khi hỏi ‘vô minh có nguồn gốc từ đâu?’ thì phải hiểu rằng đó là một trạng thái của tâm thức, mà tâm thức là từ vật mà có.

Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.”
(Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)


Khi tâm mê mờ vọng động thì cũng giống như khi ta nằm mơ, nhìn thấy trong giấc mơ có đủ cảnh vật, con người. Đến khi tỉnh giấc thì giấc mơ cũng tan biến. Nhưng ngay cả với cái tâm sáng suốt, đã tỉnh giấc mộng này cũng không phải là Chân tâm. Vì Chân tâm giống như một người không hề nằm mơ, đã không mơ thì làm sao có mê với tỉnh. Vì nói đến tâm nên được gọi là Chân tâm, chứ nó cũng chính là Chân không, Chân như, là Thật tướng của vạn pháp. Đây chính là cái Tuyệt đối của Phật giáo, mà Phật giáo thì cho rằng Tuyệt đối là không thể nghĩ bàn.



Tại sao Tuyệt đối là không thể nghĩ bàn?


Khi con người tư duy, suy nghĩ và lý luận thì đều dựa theo một phương cách đặc thù, mà Aristotle đã tóm tắt thành 3 quy luật về logic học:

_ Luật đồng nhất: hễ cho là A thì phải toàn bộ là A, không thể có B lẫn lộn trong đó.
_ Luật cấm mâu thuẫn : hễ là A thì không phải là B, vì A khác B nên không thể nói A cũng như B.
_ Luật triệt tam : nếu A không đúng thì nó phải là B (không phải A), chứ không phải là cái gì khác.

Tuyệt đối giống như một đồng tiền có hai mặt là mặt phải và mặt trái. Hai mặt này khác biệt nhau, khi nhìn mặt này thì mặt kia bị khuất lấp. Do đó khi mô tả đồng tiền là như thế nào thì người nhìn mặt phải mô tả thế này, trong khi người nhìn phía mặt trái lại mô tả như thế khác. Cả hai đều nói đúng về đồng tiền, chỉ có điều không đầy đủ. Nhưng nếu gom lại cả hai cách nói thì thành ra mâu thuẫn, nên lý trí không chấp nhận như vậy.

Giới khoa học hiện nay đang đau đầu khi nghiên cứu thế giới vi mô, vì sự hiện hữu của chúng không giống như những sự vật hiện tượng mà chúng ta đã biết, nó đi ngược lại với lý trí và cách hiểu của con người về thế giới. Trong cuộc sống, chúng ta chỉ thấy vạn vật hiện hữu theo dạng hạt hoặc dạng sóng. Ở dạng hạt, là hình thức phổ biến nhất, sự vật hiện hữu ở một vị trí cố định. Còn ở dạng sóng thì sự vật hiện hữu ở nhiều nơi cùng một lúc. Nhưng sự hiện hữu của các hạt cơ bản trong thế giới vi mô thì lại vừa là hạt vừa là sóng. Trong thí nghiệm ánh sáng qua hai khe cho thấy chúng có lưỡng tính sóng hạt. Chỉ khi có sự đo đạc cụ thể, tức là có sự can thiệp của ý thức con người, thì chúng mới trở thành là dạng hạt hoặc là dạng sóng. Nguyên lý bất định Heisenberg cho thấy, khi chúng ta biết được vị trí của nó thì lại không biết vận tốc, ngược lại, nếu biết được vận tốc thì không thể biết vị trí. Hiện tượng rối lượng tử còn kỳ cục hơn nữa, khi hai hạt ở cách xa nhau đến bao nhiêu đi nữa vẫn có thể giao tiếp và ảnh hưởng nhau ngay lập tức, cứ như thể là không hề có không gian.

“Tất cả chúng ta đều đã bị lừa, bản chất đích thực của thế giới không phải như chúng ta tưởng. Những gì chúng ta cho là ổn định, là bất biến, tuyệt đối, thật ra chỉ có gía trị tương đối trong phạm vi nhỏ hẹp của đời sống hàng ngày mà thôi. Xét về căn bản, chúng chẳng có gì là bên vững và ổn định mà hoàn toàn hư nguỵ - Vật chất hư nguỵ - không gian hư nguỵ - và thời gian, cái tưởng như tuyệt đối, cũng chỉ là hư nguỵ mà thôi!”
(Albert Einstein)


Vậy thì rốt cuộc lại, thế giới này thật ra là có hay không có? Nếu ta nói ‘có’ thì đúng rồi, bởi vì vạn vật đang hiện hữu ngay trước mắt ta thì họa có kẻ điên mới nói là ‘không có’. Thế nhưng nếu nói ‘không có’ cũng…đúng luôn. Hóa ra là nói theo nghĩa nào cũng đúng cả, vì ‘có’ và ‘không có’ cũng giống như hai mặt của cùng một đồng tiền, hễ thấy được mặt này thì lại không thấy được mặt kia. Mà khỗ nỗi ‘có’ và ‘không’ là trái ngược nhau nên nếu cho rằng nó vừa có vừa không thì thành ra mâu thuẫn.

“Vì có và không là trái nghịch nhau nên trong cùng một chỗ thì không thể có hai thứ được”
(Long Thọ)


Bởi vậy các giáo lý của Phật giáo đều mượn ngôn từ để chuyển tải, mọi tư duy lý luận và các phương pháp tu tập cũng chỉ như chiếc bè để giúp chúng ta qua sông, khi đến bờ rồi thì phải bỏ lại bè để trực nhận Tuyệt đối.


Hiện hữu tùy thuộc – Tương quan đối đãi – Lý Sự viên dung


"Cái này có thời cái kia có
Cái này không thời cái kia không
Cái này sinh thời cái kia sinh
Cái này diệt thời cái kia diệt"
(Kinh Phật tự thuyết. Tiểu bộ I)


Trở lại với thắc mắc muôn thuở của con người: “Vũ trụ do đâu mà có?” từ đó nảy sinh ra ý niệm về Thượng đế, là nguyên nhân đầu tiên sinh ra vạn vật và con người. Sở dĩ như vậy là do con người nhận thấy một điều rằng sự vật hiện tượng nào cũng có sự bắt đầu (khi được sinh ra), từ đó nảy sinh ra ý nghĩ cho rằng cả vũ trụ này cũng phải do một cái gì đó sinh ra. Nói cho công bằng thì họ có quan điểm đúng chứ không sai, nhưng đó là đúng theo kiểu ‘nhìn một mặt của đồng tiền’, tức là mô tả đúng về đồng tiền nhưng chỉ mới phân nữa thôi. Bởi vì thực chất vũ trụ là ‘vừa có vừa không’ (tạm nói vậy trước đã) nên chỉ thấy mặt ‘có’ đã cho rằng mình thấy đúng, thế rồi suy diễn tiếp, dựa theo quan điểm ‘có’ làm trụ cột để xây nên ngôi nhà.

Trước tiên phải hiểu rằng hễ nói ‘có’ thì cần phải nói rõ là ‘có cái gì đó’ thì mới có nghĩa được. Ví dụ: có cái nhà, có ông A, có cái cây…Cũng vậy, khi nói ‘không có’ thì cần phải nói rõ là ‘không có cái gì đó’ thì mới có nghĩa được. Ví dụ: không có cái nhà, không có ông A, không có cái cây…

Tiếp theo, chúng ta nên biết rằng hễ có cái này là do có cái kia, cho nên vạn vật đều hiện hữu tùy thuộc, tức là giả có. Đến đây sẽ có người thắc mắc: Vậy cái gì là thật có? Nếu sự thật là như vậy tại sao con người lại vô minh chấp có? Nếu mọi thứ đều là giả ảo thì ắt phải có cái có thật để sinh ra nó chứ?
Trước khi trả lời, tôi xin đưa ra một ví dụ minh họa, đó là ảo ảnh về đường chân trời. Có ảo ảnh đó là do điều kiện tự nhiên nó sinh ra như vậy, tức là bản tính tự nhiên nó là như vậy. Vì con người chúng ta nhỏ bé so với trái đất, nên dù trái đất có hình cầu nhưng từ góc nhìn bị giới hạn chúng ta thấy có đường chân trời, từ đó có quan điểm sai lầm là trái đất có hình dạng như cái mâm, còn bầu trời có hình dạng như cái lồng bàn úp xuống cái mâm, đường chân trời chính là nơi giao nhau giữa cái lồng bàn và cái mâm. Sau này khi con người hiểu ra rằng trái đất có hình cầu, thì đường chân trời vẫn hiện hữu như xưa, chỉ có điều giờ đây chúng ta biết rằng đó là ảo ảnh, chứ thật ra không có đường chân trời.
Vạn vật tuy là giả có, nhưng trong nội tại đã hàm chứa yếu tố ‘thật có’ ở trong đó, cho nên con người mới bị vô minh chấp có (cho là có thật). Chúng ta đều biết cái gì là giả ảo đều do có cái thật tạo ra nó. Ví dụ: có hình ảnh trên màn bạc là do máy chiếu hình ảnh lên đó. Nếu bỏ máy chiếu và màn bạc thì hình ảnh không còn nữa. Sở dĩ những thứ đó chúng ta cho là giả ảo vì chúng không có cấu trúc nội tại. Trong khi vạn vật thì có những thứ có cấu trúc nội tại, nên con người cho là chúng có thật là vì vậy. Ví dụ: khi con người chết đi thì vẫn còn thân xác, dù thân xác có tan rã thì những nguyên tử tạo nên thân xác vẫn còn và tạo dựng nên nhưng sự vật khác.
Nói tổng quát, vật nào chúng ta cho là giả ảo là do từ những cái khác tạo ra nó, không có những cái khác thì không có nó. Còn vật nào chúng ta cho là thật có thì lại là vừa từ những cái khác tạo ra nó, vừa do nó có những cái của riêng nó.

Bây giờ chúng ta hãy bình tâm mà suy xét cho kỹ lại thì thấy, hóa ra do tâm thức của mình phân tách sự vật hiện tượng ra làm hai ý niệm đối lập nhau mà sinh ra cớ sự, chứ bản chất của sự vật vốn là vô sự. Ngay từ góc nhìn duy vật, chúng ta thấy rằng vạn vật do các nguyên tử hợp thành cái này rồi sau đó phân ra để rồi hợp thành cái khác. Mọi thứ hợp rồi tan, tan rồi hợp, sự hợp lại của sự vật này là do sự tan rã của sự vật khác trước đó mà ra, rồi đến sự tan rã của sự vật này cũng sẽ làm nền tảng cho sự hợp lại (tạo sinh) của một sự vật nào đó sau này. Như vậy hai ý niệm ‘hợp’ và ‘tan’ là dựa vào nhau mà thành, chứ không có cái nào có trước sinh ra cái nào, sở dĩ có hợp là do có tan, mà sở dĩ có tan là do có hợp.

Khi một vật được hợp thành để sinh ra, chúng ta nói rằng ‘có vật A’, đến khi tan rã để rồi mất đi thì chúng ta nói rằng ‘không có vật A’. Nói khác đi, nói ‘hợp’ nói ‘tan’ cũng tức là nói ‘có’ nói ‘không’. Như vậy thì hai ý niệm ‘có’ và ‘không’ cũng là đối đãi nhau mà thành, do ‘có’ mới nảy sinh ra ‘không’ và ngược lại, do ‘không’ mới nảy sinh ra ‘có’. Không hiểu được sự tương đối của ‘có’ và ‘không có’ sẽ dẫn đến sự tuyệt đối hóa hai ý niệm này, dẫn đến mê lầm. Chẳng hạn, tâm thức con người tưởng tượng đến hư không (hư vô) tức là ‘không có gì hết’. Nhưng như đã nói từ đầu, khi nói ‘không có vật A’ thì mới có nghĩa, còn nói ‘không có’ một cách chung chung thì vô nghĩa, nên hư vô (không có gì hết) cũng vô nghĩa.

Còn hai ý niệm về ‘thật’ và ‘giả’ cũng xuất phát từ ‘có’ và ‘không’. Khi con người chấp ‘thật có’ thì phật giáo nói rằng ‘giả có’ để bác bỏ, chứ hiểu rằng vạn vật giả có theo kiểu không có cấu trúc nội tại thì lại sai, trở thành chấp không. Mọi người chỉ biết rằng có giả là do có thật, nhưng thật ra ngược lại cũng đúng luôn, tức là do có giả mới có thật. Ở đây không nói đến sự vật, mà nói đến nghĩa lý. Cũng như có mẹ thì mới có con, ai cũng biết rõ điều đó. Nhưng xét về nghĩa thì cũng do có con thì mới có mẹ, ý là người đàn bà đó có đứa con thì mới được xem là mẹ. Như vậy thì nhờ có ý niệm ‘giả’ mới biết đây là ‘thật’.

Chúng ta mỗi khi định nghĩa, tức là xác định để hiểu nghĩa, thì phải nương nhờ cái nghĩa khác để hiểu được cái nghĩa này. Ở trường hợp hai nghĩa đối lập nhau, thì nghĩa này sinh ra nghĩa kia và nghĩa kia lại sinh ra nghĩa này. Vạn vật vốn không có bản ngã, không có tính chất, không có nghĩa.
Trở lại với ‘vô minh’, cũng là do ‘giác ngộ’ mới biết là ‘vô minh’. Hãy tưởng tượng tất cả mọi người đều ngu hết, thì dựa vào đâu để nói là ‘ngu’? Rõ là phải có người khôn, nhờ có ‘khôn’ mới nói những người không có trí khôn kia là ‘ngu’. Giả sử có 3 người, A ngu hơn B, B ngu hơn C. Nếu đặt người B riêng biệt, để không có sự so sánh với A và C thì thử hỏi anh B này thực chất là ngu hay khôn? Rõ là không thể nói anh ta ‘ngu’ hay ‘khôn’, chẳng qua do có A hay C mới có sự so sánh để biết là anh B ngu hoặc khôn. Từ ví dụ về đường chân trời cho thấy, do tự nhiên tính của trái đất và tầm nhìn của con mắt mà thấy có đường chân trời, cũng vậy, do thế cách hiện hữu của vạn vật làm cho có vô minh. Cho nên dù có giác ngộ hay không thì nó vẫn như vậy, không liên quan gì đến vô minh hay giác ngộ.

Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi.
Đều biết lành là lành,
Thì đã có cái chẳng lành rồi.

Bởi vậy

Có với không cùng sinh
Khó với dễ cùng thành
Cao với thấp cùng chiều
Giọng với tiếng cùng họa
Trước và sau cùng theo.
(Đạo đức kinh)


Chúng ta theo thói quen, cứ nhìn nhận mọi vật phụ thuộc vào thời gian, vật có trước sinh ra vật có sau. Nhưng trong mối tương quan đối đãi nhau, thì lại không có trước sau, mà là A sinh ra B và B sinh ra A (với A và B là hai ý niệm đối lập nhau). Như vậy thì xét về hiện tượng thì có thể nói chúng là hai thể riêng biệt, còn xét về bản chất thì chúng đều như nhau, vì vốn là không có. Sự thể như vậy, vốn là vô sự, do có người sinh sự mới thành ra cớ sự. Có hỏi thì có đáp, có thắc mắc thì có trả lời, có đau khổ thì mới tìm cách thoát khổ, có vô minh thì mới có giác ngộ…Có người hỏi A từ đâu mà có, khi biết rồi thì lại hỏi tại sao trước đây tôi lại không biết. Khi trả lời là do ngu dốt thì lại hỏi tại sao tôi bị ngu dốt. Chẳng lỗi tại ai cả, chỉ là bản tính tự nhiên khi sinh ra vốn nó như vậy. Sự tình vốn không có bắt đầu, nhưng khi viết một câu chuyện thì phải có ‘đầu đuôi câu chuyện’, vậy là có bắt đầu. Nếu có người hỏi tại sao lại bắt đầu như thế này, nếu thay đổi câu chuyện thì vẫn sẽ thắc mắc tại sao lại bắt đầu như thế kia, thì nên biết là do nhìn từ góc độ nào thì sẽ có sự bắt đầu như thế đó.

Khi Phật giáo nói ‘tất cả do tâm tạo’ thì nói theo duy tâm, tức là lấy tâm làm gốc, làm nguyên nhân ban đầu. Do tâm thức mê mờ vọng động mà sinh ra thế gian, giống như khi chúng ta buồn ngủ mà sinh ra giấc mơ. Theo Ấn giáo thì Đại ngã là thực thể duy nhất trên đời. Do chỉ có một mình, nó muốn tìm biết xem còn có gì khác tồn tại ngoài nó hay không. Thế là nó mê mờ và vì không còn gì khác, nó tự phân mình ra làm hai thể riêng biệt là chủ thể để thấy và đối tượng là cái bị thấy, vậy là xuất hiện thế gian và con người, cảnh vật. Đến khi nó hiểu ra rằng chủ thể và đối tượng thật ra đều là một, nó sực tỉnh giấc mộng. Cũng như trong giấc mơ, cả cái ta và cảnh vật trong đó đều là một, là giả ảo cả.


“Đó có là do đây có, đây có là do đó có”
(Trang Tử)


Tuy Phật giáo có lối kiến giải tương tự Ấn giáo, vì nương theo ngã chấp của người đời để giảng giải, nhưng thật ra mọi thứ vẫn chỉ là do tương quan đối đãi nhau cả thôi. Chúng ta nói có thế gian sinh diệt và niết bàn không sinh diệt, nói do có Phật tánh thường trụ và vạn hữu vô thường…thì cũng như nói tay phải và tay trái vậy thôi, do có ‘phải’ mới nói ‘trái’ mà cũng do có ‘trái’ mới nói ‘phải’. Do có cái không sinh diệt mà nói có sinh diệt, ngược lại, do có sinh diệt mới có không sinh diệt…

Rốt cuộc lại thì thật ra không có cái gọi là ‘Không tánh’, ‘Như lai’…nào cả. Tất nhiên phải hiểu ở đây khi nói ‘không có’ là theo nghĩa là không có thật, chứ nó vẫn là ‘có’ như khi chúng ta nói đến sự hiện hữu của thế gian. Trước đây ta nghe kinh nói là do có Niết bàn, nhờ có Không mới có thế gian. Nhưng phải hiểu ngược lại cho nó đầy đủ, là do có thế gian mới có niết bàn. Bản chất của thế gian cũng giống như một cuốn sách, với hình tướng cuốn sách dụ cho thế gian, còn nội dung cuốn sách dụ cho Niết bàn (Tánh không, Chân tâm, Chân như, Như lai…) Từ ví dụ trên ta thấy, vì muốn hiển thị nội dung nên mới tạo nên cuốn sách cho người ta đọc, ngược lại, vì in chữ trên cuốn sách mới hiểu được nội dung. Cũng vậy, các pháp nhờ có bản chất Không nên các pháp mới được sinh sôi nảy nở phong phú đến như thế. Ngược lại, do có sự hiển bày ra theo cách thế như vậy, thì chúng ta mới thấy được bản chất của chúng. Phải biết rằng ‘Đương thể tức Không’, tức là Sắc đó chính là Không, Sắc chính là biểu hiện của Không, chứ không phải là có cái gì đó gọi là ‘Không’ tồn tại độc lập ở ngoài cái gọi là ‘Sắc’. Vì Sắc và Không nương vào nhau mà thành, không có Không thì không thể có Sắc, ngược lại, không có Sắc thì không thể có Không. Do chúng nương tựa vào nhau mà thành nên chúng đều như nhau. Mọi thứ trên đời đều là biểu hiện của Phật, nên nói đâu đâu cũng là Phật, thì cũng là ý như vậy (ở đây, từ ‘Phật’ ám chỉ đến cái Tuyệt đối). Cũng do tâm thức tách rời làm hai thể đối lập mà ra chứ ‘cuốn sách’ vốn chỉ là một chứ không có hai thể riêng biệt là nội dung và hình thức. Giống như đồng tiền, dù có hai mặt nhưng đều là một đồng tiền, không thể có mặt này mà thiếu đi mặt kia.

Nói như vậy để thấy là Phật giáo khác Ấn giáo ở chỗ nào. Vì với Ấn giáo thì Đại ngã tạo ra giấc mơ nên đây là hai thứ riêng biệt và có cái thật cái giả riêng biệt nhau. Nhiều phật tử hiểu sai nên lầm tưởng Không tánh, Phật tánh, Tự tánh…giống như Đại ngã của Ấn giáo, là một thực thể (hiện hữu độc lập không nương nhờ vào cái gì khác) vô hình vô tướng, vô sinh bất diệt, an nhàn tự tại…


“Khi chưa học đạo thì núi sông là núi sông
Khi học đạo thì núi sông không phải là núi sông
Khi thành đạo thì núi sông là núi sông”


“Đạo ở đâu?
_ Ở ngay trước mắt.
Vậy tại sao tôi không thấy?
_ Tại vì còn phân biệt ta người nên không thấy.
Thế khi hết phân biệt ta người thì có thấy không?
_ Không còn phân biệt thì đâu còn ai hỏi có thấy hay không nữa.”



Vậy đó, khi nói ‘biết’ thì phải có chủ thể nhận biết và đối tượng được nhận biết, khi nói ‘thấy’ thì phải có cái thấy và cái bị thấy. Khi cái thấy và cái bị thấy đều là một thì làm gì có sự thấy, chả khác nào nói con mắt tự nhìn thấy con mắt. Chủ thể và đối tượng đều là một thì lấy cái gì để tìm biết cái gì?

Nói đến ‘một’ thì hãy nhớ rằng cũng do tương quan đối đãi từ ‘nhiều’. Do có nghĩa ‘nhiều’ mới tạo nên nghĩa ‘một’, ngược lại, do dựa vào nghĩa ‘một’ mà ra cái nghĩa ‘nhiều’. Biết vậy nên tạm nói ‘tất cả đều là một’ chứ không thật có cái một nào. Nếu nói tránh đi, cho rằng ‘tất cả đều có bản chất giống nhau’ thì chỉ vì do có người cho rằng khác nhau nên nói vậy để bác bỏ, tức là do ‘khác’ nên mới có ‘giống’ chứ thật ra tự thể không có giống hay khác.

Bàn về sự ngộ nhận trong phật pháp thì rất nhiều, sẵn nhớ đến cái nào thì nói cái đó thôi. Ví dụ khi nói ‘vạn pháp vô thường’ thì nhiều người tưởng lầm như sau: vạn pháp không có tính chất thường, đó là do lầm tưởng, mà thật ra chúng có tính chất vô thường. Từ hiểu lầm đó mà suy diễn tiếp rằng do tính chất vô thường là vĩnh viễn không thay đổi nên có thể nói vô thường cũng là thường. Thật ra thì nói ‘vô thường’ là ý nói phủ nhận quan điểm cho rằng vạn vật thường hằng. Nói khác đi, phật pháp nói rằng vạn vật không phải là thường hằng bất biến.
Khi bác bỏ kiến chấp sai lạc, có khi dùng từ đối lập để nói thành ra các phật tử lại hiểu sai mà thành ra có kiến chấp ngược lại. Đó là khi nói ‘không’ để bác bỏ ‘có’ thì người ta lại tưởng các pháp không có. Khi nói ‘giả ảo chứ không thật có’ thì người ta lại lầm tưởng các pháp là giả ảo, vậy là thành ra chấp không. Tất cả đều là do tâm tạo, nó tạo ra thế gian, rồi lại chia chẻ ra thể và dụng. Khi nói bản thể sinh ra diệu dụng, thế là các phật tử tin rằng có một bản thể chung cho vạn vật và vạn vật là diệu dụng của nó. Khi nói có Niết bàn ‘thường lạc ngã tịnh’, có Phật tánh vô sinh bất diệt trong mỗi người chúng ta, có Chân tâm như đại dương còn thế gian như sóng biển nên khi sóng tan thì trở về đại dương… vậy là các phật tử lại tin là có những thứ đó, quên mất cái giáo lý căn bản mà cũng cao siêu của Phật giáo là ‘cái này có do cái kia có’, nghĩa là không có cái gì tồn tại độc lập cả. Do đó đừng lầm lẫn Tuyệt đối của Phật giáo giống như ngoại đạo. Chẳng hạn trường phái Bất khả tri cũng cho rằng Tuyệt đối là không thể biết, nhưng khác ở chỗ “Tuyệt đối là không thể biết” với lại “có cái bản thể Tuyệt đối mà con người không thể dùng tư duy và nhận thức để biết”. Cũng như nói ‘Tuyệt đối không có trên dưới hay trái phải’ thì khác với nói ‘Có cái Tuyệt đối không có trên dưới trái phải’.

Nhận thức của con người đối với thế giới luôn là như vậy, luôn chia tách ra làm hai thể đối lập nhau. Bởi vậy từ mấy ngàn năm nay, hai trường phái duy vật và duy tâm luôn song đấu với nhau bất phân thắng bại, vì ai cũng có cái đúng của mình. Ngày nay, khoa học đã phát hiện ra ý thức của con người can dự vào vật chất ở nhiều mức độ, từ thế giới vi mô đến thế giới của con người. Thế giới bên ngoài do các hạt ánh sáng đập vào mắt và ứng với mỗi bước sóng thì tâm thức ta lại chuyển đổi thành ra một màu sắc nào đó. Vạn vật có màu sắc và hình dạng, rồi đến tên gọi thảy đều do tâm thức tạo ra. Bởi vậy Phật mới nói là ‘Thức sinh Danh sắc’. Các thánh nhân từ xưa đã nhận ra rằng khi trực nhận bản chất của thế giới thì không thể dùng tư duy lý luận để nói ra được.

“Biết thì không nói, nói thì không biết”
“Hễ mở miệng ra nói là đã sai rồi”
“Nói thuyết pháp tức là không có pháp gì để thuyết, ấy gọi là thuyết pháp”


Tất cả đều là không, nên chỉ lấy không này nói không kia. Do nhận thức nhị nguyên, nên con người bám chấp vào hai biên kiến. Cho nên khi thấy đi sang bên trái thì phải nói ‘sang bên phải’ để người ta quay sang bên phải. Nhưng đi sang bên phải thì phải nói ngược lại là ‘sang bên trái’. Do chấp có nên nói không có, chứ chấp không thì lại phải nói là có, chứ bản chất của thế giới là ‘bất khả tư nghì, bất khả thuyết’. Cho nên đành phải tạm nói theo cú thứ ba và cú thứ tư (xác định và phủ định): ‘vừa có vừa không’ hoặc là ‘không có cũng không không’.

Tóm lại, giáo lý phật giáo cũng chỉ là phương tiện, vì hết thảy đều do tâm tạo ra cả, nên xét về bản chất thì cũng như nhau. Do có ‘sai’ mà lập ra ‘đúng’, do có tà pháp nên có chánh pháp để diệt trừ. Khi diệt xong rồi thì vì chúng nương nhau mà thành nên cũng nương nhau mà diệt.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn DCD một ly trà [smile]:

DCD viết bày này cũng dày công quá ... nhưng cũng vì vậy mà tui cũng nổi hứng viết 1 đoạn luôn ... [smile]


- thí dụ: nói tới THẬT GIẢ .. thì TỨ DIỆU ĐẾ có lẽ là một thước đo tốt nhất cho thật và giả

--> bởi vì KHỔ làm cho cái "THẬT HÓA GIẢ" ... như người tui yêu nhưng người đó làm tui khổ quá nên đâu có thật là người tui yêu nữa .... chỉ còn "giả vờ yêu thôi" .. [tên của một bài hát nhỉ .... smile ]

con chồn có hang .. chim trời có tổ ... đã làm người thì cũng phải có ĐIỂM TỰA mà bản thân cho là an toàn ... mỗi lần cần xài đến thì lại LẤY RA XÀI ... như các vị hồi xưa gọi là "BỬU BỐI" đó ... thì khi BỬU BỐI ĐÓ VÔ DỤNG = HỎNG XÀI ĐƯỢC ... KHỔ QUÁ .. thì NĂNG LỰC AN TOÀN của NÓ --> là GIẢ ...

cho nên theo tui nghĩ .. thật và giả ... được đo lường bằng "SỰ AN TOÀN, AN ỔN ... AN TRÚ ĐƯỢC" là tốt nhất [smile]


ở đây chúng ta nói ĐẾN TÂM như là ĐIỂM TỰA AN TOÀN ... sở dĩ TÂM trở thành một điểm tựa AN TOÀN ... bởi vì có hiện tượng NGÃ LẬP .. có hiện tượng AN TRÚ, AN LẠC .. AN TỊNH xảy ra ... cho nên đối với tất cả thế giới vạn vật . thì điểm TỰA AN TOÀN và DUY NHẤT là TÂM .... bởi vì CŨNG CHỈ QUA TÂM CHÚNG TA MỚI CÓ ĐƯỢC SỰ AN LẠC, AN TRÚ, THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH ấy


tui rất thích thí dụ ĐỒNG TIỀN HAI MẶT: TRÁI và PHẢI của DCD ... lồng thêm một tí tư tưởng của ngài LONG THỌ vào đó .. bởi vì

TÌNH = ÁI = nằm hẳn trong 1 chi của THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN = VÔ MINH


nhưng:

TÌNH = cũng là đặc tính hữu tình ... và không có nó .. thì không có PHẬT CHỦNG ... "vô tình vô phật chủng" - pháp bảo đàn kinh


như vậy .. cũng như sự phân biệt ngày và đêm .... thực chất vì có sự phân biệt CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG mà có ngày và đêm .. chứ vốn không có ngày và đêm ...

cũng như nói tới CON GÀ và TRỨNG GÀ . thực chất bởi vì có sự phân biệt LỚN NHỎ [ha ha ha ] mà có sự phân biệt trứng và gà ... chứ chỉ là LOÀI GÀ [smile]

cũng như nói tới ... THẬT và GIẢ ... thực chất khôgn có THẬT và GIẢ . mà vì CÓ KHỔ = LÀM SỰ PHÂN BIỆT mà người ta có thật và giả ...


cho nên: vì mỗi chúng sanh đều hữu tình .. cho nên họ đều có PHẬT CHỦNG ... mà vì mỗi chúng sanh đều có PHẬT CHỦNG --> họ đều sẽ THÀNH PHẬT .... như vậy đâu có VÔ MINH ?? ...

đo đó .... hiện tượng VÔ MINH = CÓ KHỔ .. ít hay nhiều .. chẳng qua là chạy vòng vòng vòng vòng trong 1 thời gian ... 1 không gian

-->> cuối cùng rùi cũng ra khỏi KHU RỪNG



đặc tính PHI HỮU TÌNH VỚI ĐAU KHỔ của con người là như vậy ...

thí dụ: trong đây ai nói làm đôi mắt mình bực bội khó chịu quá . thì rút điện tắt máy ... một hồi, vài ngày sau lại thấy an ổn trở lại ... như vậy ... tự nhiên

DO CÓ KHỔ mà học được phương pháp TRÁNH NÉ, TRỪ DIỆT ... mà đức PHẬT đúc kết thành một phương pháp: TU ĐỊNH = LY -->> SANH --> HỶ LẠC ĐỊNH

vì cái TÂM cách ly ra khỏi đau khổ .. tự nó sẽ được bình an ... như GIÓ LẶNG --> thì SÓNG DỪNG ..


hơn 1 tí nữa ... thì ĐỊNH trở thành phương pháp "CHÚ TÂM" .... thí dụ bạn KIM CANG THƠI LUAN đăng một loạt số bài học CHÚ TÂM ... cốt là để học CHÚ TÂM "ĐỂ CHO TÂM KHÔNG CHUYÊN CHÚ VÀO ĐAU KHỔ" mà không có khổ .. như vậy đối với sự phiền não tự nhiên lại có khả năng: AN TRỤ TẠI ĐÓ mà AN LÀNH được luôn .. và đức Phật đúc kết phương pháp đạt định đó là: ĐỊNH --> SANH --> HỶ LẠC ĐỊNH

dù ai nói ngả nói nghiêng ..

[do chú tâm không nghe .. không để ý]

lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng


dù ai nói ngả nói nghiêng

[do chú tâm vào sự lành ... không thể ý ]

lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân ....

hay như là Hoa Mộc Lan nói:

dù cho GIÓ CÓ THỔI .... NÚI ĐÁ KHÔNG CÚI ĐẦU ... chắc là định lực CAO CƯỜNG CỨNG ĐƯỢC NHƯ NÚI ĐÁ



và càng đi tiếp vào các loại định ... càng thấm nhuần với đau khổ hơn .. càng học được phương pháp tự tại và an trú an lạc hơn ...

và càng nhận ra: sự an ổn của bản thân chính là do tâm mình mà có ... các phương pháp: trừ diệt, cách ly, chú tâm .. chỉ là những phương pháp tăng cường khả năng an lạc tự tại của tâm thôi [smile]

cuối cùng nảy sỉnh ra hiện tượng: RẤT LÀ TỰ TIN VỚI BẢN THÂN .... bởi vì nó --> ĐÃ HÓA --> THÀNH ĐIỂM TỰA CHO SỰ BÌNH YÊN MẤT RỒI



ĐẠO LỚN KHÓ THẤY ... KHÓ THẤY HẾT cũng đúng ... KHÓ 1 VÀI LỜI nói hết cũng đúng ...

THẾ GIỚI lại bao la .. khó thấy hết cũng đúng .. khó 1 vài lời nói hết cũng đúng ...

và vì "KHÔNG THỂ NÓI HẾT" .. KHÔNG THỂ NHẤT THỜI THẤY HẾT .. không thể trải nghiệm được hết .. mà nó trở thành "một nghi tình" là BẤT KHẢ TƯ NGHI ...

cho nên . cứ thật lòng trao đổi kinh nghiệm và học hỏi .. biết quán sát tâm mỗi người đối với đau khổ = ứng xử linh hoạt . .đối với khổ tâm chuyển và chuyển tâm thế nào .

--> đúng là MỖI LẦN THẤY ... vẫn là 1 BÀI HỌC . cả đời xem cũng không hết


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi..

Nói đi nói lại cũng nói đến chuyện người ta phải Giác Ngộ.

Tiểu đệ nói chuyện dễ hiểu hơn nhiều!

Vô Minh là gì?

Ví dụ : lão huynh ngươi ở với gia đìn có 2 đứa con. Trong 20 năm còng lưng lo cho gia đình. Sau đó vợ huynh tuyên bố 2 đứa kia thật ra không phải con huynh :icon_megagrin:

Thế là từ giờ trở đi huynh gọi là người biết được sự thật chứ quảng thời gian 20 năm qua là Vô Minh khà khà...

Cái như lai tạng với Phật tánh nó cũng như vậy đấy hì hì.. :icon_megagrin:

Rất cảm ơn lão huynh vì một bài viết rất có giá trị. Nó làm rõ nghĩa nhất thể Tam Muội hay vô sanh pháp nhẫn mà hành giả cần minh bạch. Sở dĩ khi không sanh chấp tưởng ta, người, chúng sanh, thọ giả... Thì mọi nghĩa lý nơi thế gian đều có thể thông suốt hì hì... :icon_megagrin:
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tham khảo nha quý vị.
Đại Thánh nói PHÁP KHÔNG
ĐỂ LÌA các kiến chấp
Nếu lại CHẤP CÓ KHÔNG
Chư Phật không thể độ.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát.
------------------------------------------
Nên biết pháp vô thường
Từ duyên sinh nên hiện
DUYÊN SINH CŨNG KHÔNG SINH
Đây thật ngữ tối thượng.
Lục Thập Tụng Như Lý Luận-Long Thọ Bồ Tát..
----------------------------------------
VÔ NGÃ CŨNG VÔ THƯỜNG.
Ngài Mã Minh trong Ni Càn Tử Hỏi Nghĩa Vô Ngã Kinh:
Vô ngã cũng vô thường,
Tất cả chẳng bền vững.
Thân này như cái phôi,
Đựng đầy những hư ảo.
--------------------------------------
Dầu thoát khỏi kiến giải sai lầm về giả hợp nhưng đức
Phật dạy,
Về những thứ như là “Ngã” và “Ngã Sở”,
Giống như vậy, dầu tất cả các pháp đều không có tự
tánh,
Ngài dạy rằng chúng vẫn hiện hữu.
Nhập Trung Luận,của ngài Nguyệt Xứng
-----------------------------------------------
*PHẢI BIẾT CÁC PHÁP ĐỀU TỪ DUYÊN SINH.
-CHO NÊN NGHĨA DUYÊN SANH,CHƯ PHẬT THUYẾT CÁC PHÁP KHÔNG TỰ TÁNH.
-MÀ CŨNG “KHÔNG NÊN” TRONG ĐÓ CÓ ~ TƯỞNG KHÔNG THẬT~.
Ngài Thiện Tịch trong Luận Tập Chư Pháp Bảo Tối Thượng Nghĩa nói rằng: Phải biết các pháp đều từ duyên sinh. Cho nên trong nghĩa duyên sinh, chư Phật tuyên thuyết các pháp, các vật tính không, không có tự tính, mà cũng không nên trong đó có tưởng không thật.
---------------------------------------------------
*CÁC PHÁP CHẲNG PHẢI CÓ TÁNH,CŨNG CHẲNG PHẢI KHÔNG TÁNH.
-NẾU NÓI THẬT TÁNH VÔ TÁNH LÀ KHÔNG KHÔNG,TỨC THÀNH ĐOẠN.
-NẾU NÓI CÓ TÁNH TỨC LÀ THƯỜNG.
-PHẢI BIẾT NÓI KHÔNG VỚI PHI KHÔNG KHÁC NHAU,LÌA KHÔNG,PHI KHÔNG CŨNG KHÔNG CÓ “SỞ ĐẮC” (Nắm bắt).
Ngài Thiện Tịch trong Luận Tập Chư Pháp Bảo Tối Thượng Nghĩa nói rằng: Những người muốn cầu giải thoát phải hiểu rõ như thật đối với các pháp. Phải biết các pháp không tách rời thức. Nếu tách rời thức thì đoạn mất tính. Cho nên trong pháp không có tính thật hữu. Như trong Kinh Pháp Tập có nói.
Nếu pháp là thật, nếu pháp là không thật, nếu có tự tính nếu không tự tính, đó là hai không, cho nên đem huyễn dụ v.v… Các pháp chẳng phải hữu tính cũng chẳng phải vô tính. Trong đây nói nếu thật vô tính thì vô tính là không không, tức thành đoạn. Nếu thật hữu tính thì tính là thường. Phải biết nói không với phi không khác nhau, lìa không, phi không cũng không sở đắc.
-----------------------------------------------
*“NẾU NÓI TẤT CẢ CÁC PHÁP CÓ” TỨC LÀ RƠI VÀO THƯỜNG [HẰNG],
-NẾU CHẤP [CÁC PHÁP] KHÔNG [CÓ] TỨC RƠI VÀO ĐOẠN KIẾN.
-NẾU NÓI CHẲNG CÓ CHẲNG KHÔNG THÌ TRUNG GIAN CŨNG CHẲNG THÀNH LẬP. (Giải thích thêm người đăng bài: một là tất cả các pháp có,hai là tất cả các pháp không có,nếu cả hai cái có không này không được thành lập,tức đoạn giữa có-không không thể thành lập,vì đã lìa có không,thì chẳng có chẳng không thể thành.)
Ngài Thiện Tịch trong Luận Tập Chư Pháp Bảo Tối Thượng Nghĩa nói rằng: Tất cả pháp nếu nói có là nói thường, nếu chấp không tức thành đoạn kiến. Nếu chẳng có chẳng không thì trung gian cũng chẳng lập. Như trong Kinh Bảo Tinh có nói như vậy.
-------------------------------------------------------------------------
Tu Thứ Đệ Luận của ngài Liên Hoa Giới: Nếu không dùng tuệ quán chiếu truy tìm chân tướng bản thể của từng pháp mà chỉ ngưng bặt mọi ý niệm, pháp hành này không những không thể tiêu diệt vọng tưởng mà còn không thể chứng đắc vô tự tánh, do thiếu ánh sáng của tuệ.

---------------------------------------------------------------------------
*HÀNH TRÌ TỊCH CHỈ MÀ THIẾU THẮNG QUÁN THÌ KHÔNG THỂ XÓA TAN BÓNG TỐI CHƯỚNG NGẠI.
*DUY CHỈ CÓ TUỆ MỚI CÓ KHẢ NĂNG LIỄU THÔNG KHÔNG TÁNH.
Tu Thứ Đệ Luận của ngài Liên Hoa Giới: ~Hành trì tâm tịch chỉ mà thiếu trí thanh tịnh thì không thể xóa tan bóng tối chướng ngại. Trừ khi dùng tuệ hành trì không tánh một cách nghiêm túc mới phát sanh trí thanh tịnh. Duy chỉ có tuệ mới có khả năng liễu thông không tánh. Cũng chỉ có tuệ triệt tiêu chướng ngại. Cho nên tôi trụ tâm tịch chỉ quyết dùng tuệ suy cầu không tánh, không nên nghĩ rằng chỉ cần tu tập tâm tịch chỉ là đủ~.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn TN một ly trà [smile]:

hay đó .... nếu lấy ÁNH SÁNG MẶT TRỜI làm sự phân biệt ngày đêm: mặt trời mọc là ngày ... mặt trời lặn là đêm ...

thì "TÂM AN, TÂM LẠC" cũng là thước đo ... để phân biệt MINH và VÔ MINH ... mà cái tâm an đó, có hay không là do sự hiện hữu của KHỔ ....

-->>> con người có KHỔ thì thường họ sẽ RẤT LÀ BẤT AN .... bởi vì họ phải tìm đủ mọi phương pháp để "DIỆT KHỔ" ....


cách diệt khổ của mỗi người ... nếu chúng ta quan sát thì khác nhau ...

- người thì nói là tập thể dục, xem phim ... nói chuyện điện thoại ... những điều đơn giản như là: đi bộ dưới hàng cây, những câu nói thật thà, và câu truyện ngắn, bữa cơm canh cà, và điếu thuốc ...

- người thì nói diệt khổ thì phải quốc thái trước --> rùi mới dân an ... tức là tin tưởng sự an lành như mưa móc chảy xuống từ đỉnh cao .. những người cai trị .. như là thuyết tam tài: Thiên - NHÂN [smile]

- đức Phật thì chắc chắn cũng có những phương pháp diệt khổ để mà tâm an của ngài .. mà ngài đúc kết thành hệ thống: 37 phẩm hộ đạo bồ đề ... các phương pháp thiền .. giới định tuệ ... vvv .. và những phương pháp đó .. ngài nói là nói chung: chúng có đặc tính bao hàm những đặc tính chung của những phương pháp riêng lẻ ... riêng tư mà tất cả những người kia làm đó ....

--> cho nên đó cũng là một trong ba tụ tịnh giới của Phật Giáo Đại Thừa = Nhiêu Ích Hữu Tình Giới
[smile]


Ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Toàn bộ giáo lý Phật giáo chỉ là sự triển khai của Lý Duyên khởi!

Bài thảo luận này rất hay. VQ tách từ bài Thiền Định về đây để cùng tham khảo.
Kính

***************************************************************

Nhận thức của nhân loại còn đang chấp thủ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào sinh tử thì Đức Phật nói lên tiếng nói Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).



NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG
của vạn vật vũ trụ.

- Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.
- Do cái này không có mặt, nên cái kia không có mặt.
- Do cái này sinh, nên cái kia sinh.
- Do cái này diệt, nên cái kia diệt.​


Mục đích của Phật Tử là thực hành Thiền Quán để nhận rõ (giác ngộ) Lý Duyên khởi là NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG của vạn vật vũ trụ.

Vì Duyên Khởi là thực tính, thực tướng của tất cả pháp.

Nhận thức đúng giáo lý Duyên khởi sẽ giúp cho Phật Tử thấy rõ NGUỒN GỐC CHÂN TƯỚNG của con người, cuộc đời và giá trị hạnh phúc.

Chỉ có Thiền Quán mới nhận rõ (giác ngộ) Lý Duyên khởi là thấy sự thật Vô ngã của vạn vật (hữu vi và vô vi).



Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni và chư Thế Tôn quá khứ đều giác ngộ Vô thượng giác từ giáo lý Duyên khởi.

- Kinh 28, Trung Bộ kinh I (Tượng Tích Dụ Đại kinh).
- Tương Ưng III, tr.144 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, ĐTKVN);
- Tiểu Bộ kinh I, tr.48 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, ĐTKVN);

Ghi lại lời Thế Tôn dạy rằng:

"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".

Từ đấy, thấy Duyên khởi triệt để quả là một cái thấy của một vị Phật.





Tóm lược sự kiện giác ngộ vào đêm cuối cùng sau 7 tuần lễ (có tài liệu ghi 4 tuần lễ) thiền quán dưới cội bồ đề của Thế Tôn...

Kết luận:

* Vào cuối canh 1: Thấy nhân quả ở tự thân (thấy rõ nhân quả qua Túc mệnh).
* Vào cuối canh 2: Thấy nhân quả ở chúng sanh (Minh và Thiên nhãn minh).
* Vào cuối canh 3: Thấy rõ nhân quả và sự thật của Tứ đế (đắc Lậu tận minh).
* Vào cuối canh 5: Chứng ngộ Vô thượng Bồ đề sau khi thiền quán xuôi ngược chiều Duyên khởi.

Chứng ngộ Duyên khởi, Nhân quả và Tứ đế cùng lúc cuối canh 3 (đó là toàn bộ nội dung chứng ngộ Vô thượng Bồ đề của Thế Tôn).

Từ ba giáo lý căn bản đó, Phật giáo ra đời. Và cũng từ đó, sau đó 18 bộ phái Phật giáo ra đời.

Đấy là Phật giáo!

Theo Lý Duyên Khởi thì Nguồn Gốc Chân Tướng của vạn vật:

Khi một niệm chưa sanh khởi là vô thủy vô minh, một niệm mới khởi liền thành nhất niệm vô minh. Tiền niệm diệt, hậu niệm sanh, sanh diệt liên tục thì thành sanh tử luân hồi.

Như vậy:
Nguồn Gốc Chân Tướng của chúng ta là Vô Minh, Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).

Vô ngã thì ai tu?
Ai chứng đắc?
Ai luân hồi?
Ai cảm xúc?
Ai thọ?
Ai khát ái?
Ai chấp thủ?



Toàn bộ giáo lý Phật giáo chỉ là sự triển khai của Duyên khởi!

- Do Đức Phật này có mặt nên cái giáo lý Phật giáo kia có mặt.
- Do Đức Phật này không có mặt, nên cái giáo lý Phật giáo kia không có mặt.
- Do Đức Phật này sinh, nên giáo lý Phật giáo kia sinh.
- Do Đức Phật này diệt, nên giáo lý Phật giáo kia diệt.

Pháp Duyên khởi ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện.

Ai thấy Duyên khởi là thấy Nguồn Gốc Chân Tướng của mình.
Ai thấy Nguồn Gốc Chân Tướng của mình là Tỉnh Thức".​


Vì Duyên khởi là thực tính, thực tướng của tất cả pháp là sự thật tối hậu của thực tại, nên Duyên khởi là nền tảng của tất cả giáo lý, bộ phái, tôn giáo, triết thuyết nào nói về sự thật.

Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni và chư Thế Tôn quá khứ đều giác ngộ Vô thượng giác từ giáo lý Duyên khởi.






DUYÊN KHỞI VÀ THIỀN ĐỊNH (SAMATHA & ***)​

Thiền định Phật giáo Samtha (Chỉ) và *** (Quán) (Vi+Passana = thấy rõ sự vật như sự vật đang là).
Chỉ có thực hành Thiền Định mới thấy rõ sự vật như sự vật đang là
- Thấy sự vật như sự vật đang là cái nhìn của ***. Chỉ khi nào hành giả kiểm soát hết thảy mọi phản ứng tâm lý của người can thiệp vào đối tượng nhìn thì sự vật sẽ xuất hiện như chính nó. Bấy giờ là lúc hành giả đã chế ngự được tham, sân, si, ngũ cái và các tâm lý loạn động khác. Khi sự can thiệp của tâm lý hoàn toàn được dập tắt, là khi các lậu hoặc của tâm đã bị loại trừ, thì sự vật (trong thân cũng như ngoài thân) sẽ tự phơi bày thực tướng Duyên sanh của chúng - Bởi tất cả hiện tượng đều do duyên mà sinh, đều là Duyên sinh. Đây trọn vẹn là cái nhìn trí tuệ của thiền định, là cái nhìn Duyên khởi thấy rõ thực tại Duyên khởi.

- Hành giả sẽ khởi đầu nhìn sự vật kèm theo với sự phân tích nhân duyên; rồi tiến đến nhìn đơn thuần (pure attention); rồi đến nhìn đi ra khỏi Năm triền cái và đi vào Tứ sắc định; rồi tiếp đến nhìn đi ra khỏi Mười kiết sử. Đây là công phu giải thoát rất trí tuệ qua cái nhìn và cái nhìn Duyên khởi. (cái nhìn từ Tứ sắc định có thể làm thêm mạnh hoạt động của Chánh tư duy, nghĩa là bao gồm Chánh kiến và Chánh tư duy...).


Từ bỏ HÝ LUẬN!

Hành trì THIỀN ĐỊNH đi đến giải thoát cho tự thân giác ngộ quả vị Phật phải là giác ngộ Duyên khởi, Vô ngã tánh ấy, quả Phật cũng từ duyên sinh ấy mà khởi (nếu Vô minh tận diệt, ái diệt, thủ diệt, thức tận diệt thì viên thành Phật quả)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

có lẽ phải nên trở lại căn bản của sự phân biệt TAM GIỚI: DỤC, SẮC DANH .. mà đức Phật bắt đầu con đường tu tập giải thoái từ .... SẮC và DANH ... tức là cái loại thiền SẮC GIỚI, VÔ SẮC GIỚI ...

nói như vậy ... thì những trí tuệ đầu tiên về sự có mặt của "CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ" bắt đầu từ sự phân tích: DANH/SẮC .. nhân quả, tự thấy được "DANH SẮC" hình thành thế nào, tự thấy được sự sanh diệt của DANH SẮC ...

-->> và nếu có ai để ý ... thì đó là những MINH SÁT TUỆ đầu tiên [smile] .... đúng chứ ?


mặt khác, trên con đường thanh tịnh đạo giới bổn thanh tịnh ... thu thúc thanh tịnh [biết làm chủ phòng ngự các căn] ... chánh mạng thanh tịnh [biết giữ những mạng thanh tịnh] .... tuệ kiến đạo thanh tịnh ... đoạn nghi thanh tịnh [nghi đúng chỗ và không nghi đúng chỗ ... smile]

và có như vậy ... thì mới đúng là tu thiền ... bởi vì THIỀN TÂM CHƠN TÂM mà có thể chỉ được chỉ xuất hiện sau những thành tựu đó thôi [smile]

muốn tới được giai đoạn CHUYỂN TÁNH [minh sát tuệ thứ 13] như là đức Phật nói tới trong Kinh Sa Môn Quả

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

thỉ tới đó ... đã có NIỀM TIN THIỆT LÀ SÂU DÀY vào CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ ... và như vậy ... mới bắt đầu đi trên con đường TAM MINH LỤC THÔNG [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
1. Nghĩa Có: vì vạn pháp duyên sanh không tự thân, nên gọi có sự kiện đó chỉ là tên gọi quy ước một giả hữu. Nghĩa Có mà mọi người thường dùng là nghĩa chấp thường. Nên cái tên như nghĩa chỉ có giá trị trong sát na. Qua thời điểm khác cái giả huyễn đã khác nên danh chẳng thật nghĩa. Nên chẳng lập được nghĩa Có như cái nghĩa mọi người vẫn tưởng.


:icon_no:


Tên Tịch Nhiên trốn đâu rồi? Câu đỏ đá câu xanh! Đã không tự thân thì dù trong 1 sát na vẫn là không tự thân, cớ sao lại 'chỉ có giá trị trong sát na'?
Tím: đã giả huyễn thì thời điểm nào cũng vậy chứ khác chỗ nào?:icon_biggrin:

Ta hy vọng là hiểu sai ý ngươi, bảo ngươi giảng giải lại cho rành mạch. Nhưng ngươi lười quá nên ta phang thẳng luôn, vậy cho nó vuông:icon_biggrin:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Lão huynh ngươi ngáo quá :icon_santagrin:

Vừa thuyết đến thì nó đã qua nên mới nói các pháp không thể thuyết. Tưởng huynh là người có trí tuệ ai ngờ.... :icon_santagrin:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Khả năng nhận thức và kiến thức của mỗi con người riêng biệt là có giới hạn. Nhưng khả năng nhận thức và kiến thức của loài người lại là không giới hạn bởi vì kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước được lưu trữ lại, truyền lại cho thế hệ sau và được thế hệ sau phát triển, mở rộng, bổ sung bằng những kiến thức được kinh nghiệm mới. Chính vì lẽ đó, mà người ta tin rằng: con người có khả năng nhận thức được thế giới, đúng với bản chất của nó đang hiện hữu.

Thế giới mà chúng ta cảm giác được, cũng là đối tượng nhận thức của chúng ta là có trước, con người là có sau. Thế giới có trước tư duy, có trước nhận thức, có trước tôn giáo, có trước mọi thứ là sản phẩm của con người nói chung, và vì thế sự tồn tại của mọi sản phẩm của con người không thể quyết định sự tồn tại của thế giới như là một đối tượng độc lập.

Chúng ta không thể xóa bỏ không gian, thời gian và vật chất. Tính bảo toàn của không gian, thời gian và vật chất tạo nên tính bảo toàn của sự sống, sinh mạng; là tiền đề, là cơ sở mà từ đó mọi triết thuyết, mọi hệ tư tưởng và mọi tôn giáo xây dựng lên lâu đài Giáo lý của họ.

THUYẾT NHÂN DUYÊN VÀ THUYẾT TỰ NHIÊN.

Mọi cái đang hiện hữu hoặc có hình sắc hoặc vô hình sắc đều có thể truy cứu về cội nguồn của nó; sự tồn tại của nó đều có lịch sử. Nhưng những bộ phận cơ bản cấu thành nó, những bộ phận làm điều kiện cho sự phát triển biến đổi của nó là không gian, thời gian lại sẵn có.

Dựa theo tính liên tục kế thừa về mặt lịch sử, được ký ức và sách vở ghi chép lại tại mỗi thời điểm của quá trình nhận thức của một đối tượng nào đó, chúng ta thiết lập lên Thuyết nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện) để mô tả quá trình vận động hiện thực lịch sử tự nhiên của mọi sự vật.

Ngoài nó ra, chỉ còn lại những gì sẵn có, được bảo toàn; đó là cơ sở của Thuyết tự nhiên.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... kính lão ca BT một ly trà [smile]:

điều này thì đúng ... vì phần lớn những người bình thường phải đi qua những phương pháp quen thuộc [smile]

chân lý phải là cụ thể ... càng quen thuộc thì càng đúng là chân lý [smile] .... bởi vì con đường đó ... kinh sách đầy cả một tủ .. toàn là Phật với Tổ . với Tăng .. .

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên