Thảo luận Duyên Khởi & Tánh Không

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Khả năng nhận thức và kiến thức của mỗi con người riêng biệt là có giới hạn. Nhưng khả năng nhận thức và kiến thức của loài người lại là không giới hạn bởi vì kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước được lưu trữ lại, truyền lại cho thế hệ sau và được thế hệ sau phát triển, mở rộng, bổ sung bằng những kiến thức được kinh nghiệm mới. Chính vì lẽ đó, mà người ta tin rằng: con người có khả năng nhận thức được thế giới, đúng với bản chất của nó đang hiện hữu.

Thế giới mà chúng ta cảm giác được, cũng là đối tượng nhận thức của chúng ta là có trước, con người là có sau. Thế giới có trước tư duy, có trước nhận thức, có trước tôn giáo, có trước mọi thứ là sản phẩm của con người nói chung, và vì thế sự tồn tại của mọi sản phẩm của con người không thể quyết định sự tồn tại của thế giới như là một đối tượng độc lập.

Chúng ta không thể xóa bỏ không gian, thời gian và vật chất. Tính bảo toàn của không gian, thời gian và vật chất tạo nên tính bảo toàn của sự sống, sinh mạng; là tiền đề, là cơ sở mà từ đó mọi triết thuyết, mọi hệ tư tưởng và mọi tôn giáo xây dựng lên lâu đài Giáo lý của họ.

THUYẾT NHÂN DUYÊN VÀ THUYẾT TỰ NHIÊN.

Mọi cái đang hiện hữu hoặc có hình sắc hoặc vô hình sắc đều có thể truy cứu về cội nguồn của nó; sự tồn tại của nó đều có lịch sử. Nhưng những bộ phận cơ bản cấu thành nó, những bộ phận làm điều kiện cho sự phát triển biến đổi của nó là không gian, thời gian lại sẵn có.

Dựa theo tính liên tục kế thừa về mặt lịch sử, được ký ức và sách vở ghi chép lại tại mỗi thời điểm của quá trình nhận thức của một đối tượng nào đó, chúng ta thiết lập lên Thuyết nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện) để mô tả quá trình vận động hiện thực lịch sử tự nhiên của mọi sự vật.

Ngoài nó ra, chỉ còn lại những gì sẵn có, được bảo toàn; đó là cơ sở của Thuyết tự nhiên.

Vừa thuyết nhân duyên sinh, vừa thuyết tự nhiên sẵn có, sẵn có thì không cần nhân duyên sinh, vì sao? Vì nó đã có rồi thường trụ rồi, cần gì duyên sinh nữa, nếu nó đã sẵn có thì không sinh không diệt rồi, lời nói với lời nói tự mâu thuẫn.
Lời nói với lời nói tự mâu thuẫn bác ơi Trích:... " ~Nhưng những bộ phận cơ bản cấu thành nó, những bộ phận làm điều kiện cho sự phát triển biến đổi của nó là~ không gian, thời gian lại sẵn có."
~ không gian, thời gian lại sẵn có~ sẵn có là có tự tánh, đã có rồi cần lại có nữa.
-Chưa từng có một pháp không từ nhân duyên sinh nha bác. Đã từ duyên sinh nên sẵn có thời gian không gian đây là hiểu biết sai lầm.
-Trước thời gian, trước không gian cái gì thành lập cái không gian thời gian?
-Lìa cái tướng không thời gian cái gì là không gian thời gian?
---------------------------------------------------------
*Nếu khi chưa có tướng hư không, trước đã có pháp hư không:
-Thì hư không đó tức không tướng. Vì sao?
-Vì xứ không có sắc gọi là tướng hư không.

-Sắc là pháp tạo tác vô thường,
-Nếu khi sắc chưa sinh, chưa sinh thì không diệt, bấy giờ không có tướng hư không.

-“Nhân nơi sắc” nên có xứ “không sắc”, xứ không sắc ấy gọi là tướng hư không.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-------------------------------------------------------------------------------

-Hư không nếu không có tướng thì không có hư không.
-Nếu cho hư không “trước không có tướng”, nhưng sau “tướng cùng đến” thì cũng không đúng.
-Vì “nếu trước không có tướng” thì không có pháp để có thể làm tướng. Vì sao?

Trong có tướng, không tướng
Tướng tức không chỗ trụ
Lìa có tướng, không tướng
Xứ khác cũng không trụ.
*Ví như có đầu có sừng, đuôi thẳng có lông, dưới cổ bầu thòng xuống, đó gọi là tướng con bò.
-Nếu lìa các tướng ấy thì không có con bò.
-Nếu không có bò thì các tướng không có chỗ trụ.
-Thế nên nói ở trong pháp không tướng, tướng tức không chỗ hiện.
-Trong pháp có tướng, tướng cũng không trụ, vì trước đã có tướng.
-Như tướng lửa không trụ trong tướng nước,
-Vì trước đó nước đã có tướng.
-Lại nữa, nếu trong không tướng, tướng trụ:
-Tức là không có nhân.
-Không có nhân gọi là không có pháp.
-Nhưng có tướng là tướng chủ thể và tướng đối tượng,thường nhờ đối đãi nhau mà có.
-Lìa pháp có tướng, không tướng,
-Lại không có xứ thứ ba có thể có tướng.
Vì thế trong kệ nói:
Lìa có tướng, không tướng
Xứ khác cũng không trụ.
Lại nữa,
Vì pháp tướng không có
Pháp được tướng cũng không
Pháp được tướng không có
Pháp tướng cũng lại không.
*Vì tướng không chỗ trụ, nên không có pháp được tướng (Tướng của đối tượng).
-Vì pháp được tướng không có, nên pháp tướng (Tướng chủ thể) cũng không. Vì sao?
-Vì “nhân nơi tướng chủ thể” mà có tướng đối tượng.
-“Nhân nơi tướng đối tượng” mà có tướng chủ thể.
-Hai bên đối đãi nhau.
Nên không tướng chủ thể
Cũng không tướng đối tượng
Lìa hai tướng chủ, đối
Lại cũng không có vật.
*Ở trong nhân duyên suy tìm gốc ngọn về tánh quyết định của pháp tướng chủ thể,
-Pháp tướng đối tượng đều không thể thủ đắc.
-Vì hai loại pháp ấy đều không thể có,
-Nên tất cả pháp đều không.
-Hết thảy pháp đều gồm thâu vào tướng chủ thể và tướng đối tượng.
-Hoặc tướng chủ thể làm tướng đối tượng.
-Hoặc tướng đối tượng làm tướng chủ thể.
-Như lửa lấy khói làm tướng.
-Khói cũng lại lấy lửa làm tướng.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu không có pháp có tức nên có pháp không?
Đáp: Nếu không có cái có
Làm sao có cái không
Có không đã không có
Thì ai biết có không.
*Phàm vật gì hoặc tự hoại, hoặc bị cái khác hoại, bấy giờ gọi là không.
-Như vậy cái không ấy không tự có nhưng từ có nên có.
-Vì vậy nói: Nếu không có cái có. Làm sao có cái không.
-Những thứ mắt thấy, tai nghe hãy còn không thể có được, huống gì là vật không có.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
----------------------------------------------------------
Hỏi: Do không có cái có nên cái không cũng không. Như vậy nên có người nhận biết về có không ấy chăng?
Đáp: *Nếu có người nhận biết, vậy người nhận biết đối với có mà biết hay đối với không mà biết?
-Nhưng có và không đều đã bị phá, thì người nhận biết cũng đồng bị phá.
Vì vậy biết hư không
Cũng chẳng phải có, không
Chẳng phải tướng chủ, đối
Năm giới kia như không.
-Như hư không, theo nhiều cách tìm tướng của nó, nhưng không thể thủ đắc, năm giới kia (đất, nước, lửa, gió và thức) cũng như vậy.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Hư không không ở đầu, không ở cuối, vì sao phá hư không trước hết?
Đáp: *Đất, nước, lửa, gió do các duyên hòa hợp sinh nên dễ phá.
-Thức do nhân duyên của khổ, vui, nên biết về vô thường biến dị, cũng dễ phá.
-Riêng hư không thì không có tướng như vậy, nhưng vì phàm phu hy vọng cho là thật có, cho nên phá trước.
-Lại nữa, hư không có khả năng giữ gìn bốn đại.
-Bốn đại làm nhân duyên nên có thức.
-Vì vậy trước phá phần căn bản thì các thứ khác tự phá.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: “Người thế gian đều thấy rõ các pháp là có là không”, vì sao riêng một mình ông ngược lại với thế gian nói là không thấy gì cả?
Đáp: Trí cạn thấy các pháp
Hoặc có tướng, không tướng
Như vậy không thể thấy
Pháp an ổn diệt kiến.
*Nếu người chưa đắc đạo, không thấy thật tướng của các pháp.
-Do nhân duyên của kiến và ái nên tạo vô số hý luận.
-Khi thấy pháp sinh khởi thì cho là có, chấp giữ lấy tướng nói là có.
-Khi thấy pháp diệt thì gọi là đoạn, chấp giữ lấy tướng nói là không.
-Người trí thấy các pháp sinh khởi liền diệt trừ kiến chấp không.
-Thấy các pháp diệt liền dứt trừ kiến chấp có.
-Vì thế đối với tất cả pháp tuy có chỗ thấy, nhưng chúng đều như huyễn như mộng.
-Cho đến kiến chấp về đạo vô lậu hãy còn diệt trừ, huống gì các kiến chấp khác.
-Do đó nếu không thấy được pháp an ổn diệt hết mọi kiến chấp thì còn thấy có thấy không.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
Xem đầy đủ Chương Sáu Chủng:
http://www.diendanphatphap.com/dien...g-Quán-Luận-Thánh-Thiên-Bồ-Tát-chú-giải/page3
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Tột cùng của Thuyết nhân duyên là: các sự vật tự làm nhân cho nhau. Đã tự làm nhân cho nhau, thì chẳng thể tìm ra được nhân nào là nhân, duyên nào là duyên tạo nên nó. Nếu tất cả đồng nhân duyên thì người này là người kia, vật này là vật khác. Sự vật nơi thế giới lẫn lộn thì chẳng đúng với hiện thực đang tồn tại.

Tại sao ? Vì vợ mình là vợ người, thì mình có thể ngủ cùng vợ người. Nhà mình là nhà người, thì mình có thể vào nhà người ăn ở. Điều đó chẳng phải là phi thực tế lắm sao ?!

Chẳng những phi lý với đời sống thế tục, mà toàn bộ giới giáo của nhà Phật cũng thành ra là đồ bỏ đi cả.

Ngôn ngữ sách vở chỉ là ngôn từ sáo rỗng nếu không xét tới hiện thực đang tồn tại !

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
+Khả năng nhận thức và kiến thức của mỗi con người riêng biệt là có giới hạn? Đây chỉ cho người thế gian, hay chỉ cho Phật Bồ Tát? Phật Bồ Tát cũng là người tu được thành, chớ không phải tự nhiên mà có, không phụ thuộc duyên.
*Nhưng khả năng nhận thức và kiến thức của loài người lại là không giới hạn bởi vì kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước được lưu trữ lại, truyền lại cho thế hệ sau và được thế hệ sau phát triển, mở rộng, bổ sung bằng những kiến thức được kinh nghiệm mới. Chính vì lẽ đó, mà người ta tin rằng: con người có khả năng nhận thức được thế giới, đúng với bản chất của nó đang hiện hữu. ... Vậy tại sao những thứ không hiện hữu trí biết tất cả Phật (Nhất Thiết Trí) đều tường tận? Những thứ có hay không có qua thuyết duyên khởi?
-Thế giới mà chúng ta cảm giác được, cũng là đối tượng nhận thức của chúng ta là có trước, con người là có sau.
-Vậy trước cái nhận thức này thì nó ở đâu mà có thể có trước?
-Nếu nó đã có trước cái nhận thức này cần gì lại nhận thức nữa. Nếu vậy Phật không nói từ Vô Minh duyên sinh.
-"Thế giới có trước tư duy, có trước nhận thức, có trước tôn giáo, có trước mọi thứ là sản phẩm của con người nói chung, và vì thế sự tồn tại của mọi sản phẩm của con người không thể quyết định sự tồn tại của thế giới như là một đối tượng độc lập."
-Thế giới có trước tư duy, có trước nhận thức, có trước tôn giáo. Bạn lấy lý luận nào để cho rằng nó có trước, vậy tôi có thể nói con mèo có trước thế giới, có trước chúng sanh,có trước thế giới, tương tự những thứ không có tự nhiên có sẽ biến thành lộn xộn.
-Thế giới nếu không có tướng thì không có thế giới.
-Nếu cho hư không “trước không có tướng”, nhưng sau “tướng cùng đến” thì cũng không đúng.
-Vì “nếu trước không có tướng” thì không có pháp để có thể làm tướng.
"vì thế sự tồn tại của mọi sản phẩm của con người không thể quyết định sự tồn tại của thế giới như là một đối tượng độc lập." (Trái ngược chân lý)
-Trước không nay có là trái ngược chân lý.
*Chúng ta không thể xóa bỏ không gian, thời gian và vật chất. Tính bảo toàn của không gian, thời gian và vật chất tạo nên tính bảo toàn của sự sống, sinh mạng; là tiền đề, là cơ sở mà từ đó mọi triết thuyết, mọi hệ tư tưởng và mọi tôn giáo xây dựng lên lâu đài Giáo lý của họ.
-GIÁO LÝ CỦA HỌ NÀO? Riêng giáo lý của Phật không có nói chuyện tồn tại không gian và thời gian kể cả 5 uẩn thành lập cái ngã.
-Xin bạn bớt nói luyên thuyên đi nhé, học kỹ Phật pháp rồi chớ nói càng..
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Ba Tuần kính: "Đã tự làm nhân cho nhau, thì chẳng thể tìm ra được nhân nào là nhân, duyên nào là duyên tạo nên nó." Lời này của loài Ma nói, "vì là pháp nhân duyên cho nên không thể tìm nào được nhân, cái nào được duyên", chẳng thể tìm nhân duyên nào tạo nên nó thì người làm ác tự nhận việc thiện, người làm thiện nhận quả báo xấu, đây là lời ngạo mạn trái ngược lời của chư Phật.
-Nếu tất cả đồng nhân duyên thì người này là người kia, vật này là vật khác. ..Phải nói rõ thêm đừng mơ hồ. Ngài Phật Hộ nói: "Cái nào phụ thuộc vào một cái gì đó, thì không hợp lý cho rằng có một cái khác với nó."
- Như nhân duyên của lúa chẳng thể sanh ra cam, như nhân duyên của chó chẳng thể sinh ra mèo.
-Chẳng qua tà tri kiến, chưa thấu rõ giáo lý của Phật cho rằng hàm hồ, là do bạn chưa hiểu lời Phật dạy tự trói buộc mình, chứ không phải lời Phật hoan tưởng.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Kim Cang Thoi Luan đã viết:
Riêng giáo lý của Phật không có nói chuyện tồn tại không gian và thời gian kể cả 5 uẩn thành lập cái ngã.
-Xin bạn bớt nói luyên thuyên đi nhé, học kỹ Phật pháp rồi chớ nói càng..

Trong tất cả mọi bản Kinh đều đề cập tới THỜI và XỨ thuyết giảng, đấy chẳng phải là công nhận sự tồn tại của không gian và thời gian hay sao ?

Còn về 5 uẩn thì lại là cái biến động trong cái nền tảng không gian và thời gian rồi.



 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Phật vì nói theo tục đế (danh từ thế gian) thời, xứ, uẩn.
Nếu không theo thế đế
Làm sao hiểu nghĩa đệ nhất?
Nếu không hiểu đệ nhất nghĩa?
Làm sao đắc Niết Bàn?
-Phật vì tùy thuận ngôn ngữ thế gian (tục đế) mà nói các thứ thời, xứ uẩn, nếu không nói làm sao ngộ nhập đệ nhất nghĩa? Nếu không hiểu đệ nhất nghĩa làm sao đắc Niết Bàn?
-Nếu vì phá vọng chấp dùng ngôn ngữ để phá vọng chấp thật thì không có lỗi.
+5 uẩn là biến động không gian, thời gian lấy gì để chứng minh?
-Kể cả Phật, e rằng cũng chưa dám lớn Mật nói 5 uẩn biến động, không gian thời gian.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Vì động chạm tới niềm tin tôn giáo nên khó tránh khỏi tâm trạng bất ổn.

Tạm thời gác ở đây để cho KCTL bình tâm tĩnh khí, sau đó sẽ trả lời 1 bài đầy đủ hơn.

Hoan hỷ.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Toàn bộ giáo lý Phật giáo chỉ là sự triển khai của Lý Duyên khởi

Phật Giáo Nguyên Thủy gọi Nguồn gốc vạn vật Vũ trụ là Vô Minh, Vô Ngã, Vô Thủy, Vô Chung là không biết, không tên, không tự tánh, không bắt đầu!

Không biết, không tên, không tự tánh, không có bắt đầu thì Không Gian, Thời Gian được dựng lên bởi ý niệm hữu ngã.

Sự thật là Vô Minh, Vô Ngã, Vô Thủy, Vô Chung ngã nên không có nguyên nhân đầu tiên.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
+Không biết, không tên, không tự tánh, không có bắt đầu thì Không Gian, Thời Gian được dựng lên bởi ý niệm hữu ngã.
-Không biết, không gì đó.... đã không thì ý niệm có Ngã (hữu ngã) ở đâu được thành lập?!
-Đã không, không có lấy gì thành lập có ngã, ví như không có 5 uẩn hợp lại lấy gì ngã thành lập (hữu ngã),
-[hay cho rằng sắc tức là ngã, thì sắc ấy vô thường sanh diệt nên không là ngã,
- tương tự thọ, tưởng, hành, thức v.v.. Nếu cho thức là ngã, là một thức hay nhiều thức?]
-~Sự thật là Vô Minh, Vô Ngã, Vô Thủy, Vô Chung ngã nên không có nguyên nhân đầu tiên.~
-Không có nhân làm sao có quả, hay cho rằng Vô Minh, Vô Ngã, v.v.. độc lập tồn tại?
-Nếu không có nhân làm sao nói định DIỆT TẬN ĐỊNH DIỆT HẾT THẢY KHỔ?
-Vì có ngã nên nói không ngã. Ngã - không ngã cũng không có nên không có ngã.
-Phật nói Vô Minh duyên Hành, nếu Vô Minh không có thì hành duyên sắc v.v.. cũng không có.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Vì động chạm tới niềm tin tôn giáo nên khó tránh khỏi tâm trạng bất ổn.

Tạm thời gác ở đây để cho KCTL bình tâm tĩnh khí, sau đó sẽ trả lời 1 bài đầy đủ hơn.

Hoan hỷ.

*Tôi không theo Phật, tôi chỉ học theo Ngài ấy để được giác ngộ, không qua cuồng tín.
-Niềm tin ư? Phật giáo đi trên khoa học, những gì Phật nói trong Kinh 3000 năm trước, ngày nay khoa học đã chứng minh những lời Phật nói là sự thật, khoa học chỉ là chứng minh thêm mà thôi, không phải tin hay không.
-Ông ấy là bậc Nhất Thiết Trí (biết hết tất cả, đấng toàn giác), nếu bạn có thể đưa ra luận giải như lý thì tôi cũng chấp nhận. Phật dạy không đi ngược khoa học hay bất kỳ tôn giáo nào.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hi hi...

Nói các nghĩa chia chẻ mà không biết Đệ nhất nghĩa đế thì thật là tranh cải vô ích

Ví như nghĩa con voi và nghĩa 4 chân voi. Khi nói con voi có chân thì tức là cái nghĩa chân voi ở trong nghĩa Con voi rồi. Giờ tranh cải chân voi khổng phải cái vòi quả thật là mất thời gian hì hì.... :icon_santagrin:
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Hi hi...

Nói các nghĩa chia chẻ mà không biết Đệ nhất nghĩa đế thì thật là tranh cải vô ích

Ví như nghĩa con voi và nghĩa 4 chân voi. Khi nói con voi có chân thì tức là cái nghĩa chân voi ở trong nghĩa Con voi rồi. Giờ tranh cải chân voi khổng phải cái vòi quả thật là mất thời gian hì hì.... :icon_santagrin:

*Nếu không thảo luận, để tự nhiên khai ngộ hiểu đệ nhất nghĩa là không có chuyện đó.
-Trong Căn Bản Trung Quán Luận chuơng 24 ngài Long Thọ đã nói:
''Nếu không nương tục đế
Không đắc nghĩa đệ nhất
Không đắc nghĩa đệ nhất
Thì không đắc Niết-bàn.''

-*Đệ nhất nghĩa đế đều “nhân nơi ngôn thuyết”. Ngôn thuyết là thế tục.
-Do vậy, nếu không nương nơi thế tục thì nghĩa đệ nhất không thể nêu bày.
-Nếu không đạt được nghĩa đệ nhất, thì làm sao đến được Niết-bàn.
-Vì thế các pháp tuy không sinh nhưng có hai đế. (chân đế và tục đế)
(những đoạn này là ngài Thánh Thiên Aryadeva đệ tử ngài Long Thọ giải thích)
-Nếu không hiểu cái gì là đệ nhất nghĩa không, mà cứ ư ơi vài ba chữ mơ hồ, rồi cho rằng, trống rỗng vô minh không biết gì cho rằng đệ nhất nghĩa.
Như Ngài Mã Minh trong Đại Thừa Khởi Tín Luận nói:
*Pháp của chư Phật có nhân, có duyên.
-Nhân duyên đầy đủ mới thành tựu.
-Như tính lửa trong cây là nguyên nhân chính của lửa.
-Nhưng nếu không ai biết, không nhờ phương tiện thì cái cây không thể tự đốt được.
-Chúng sinh cũng vậy, tuy có sức huân tập của chính nhân, nhưng nếu không gặp chư Phật Bồ-tát và thiện tri thức.v.v… để làm cái duyên, mà tự đoạn được phiền não, vào được Niết-bàn là không có chuyện đó.

+Qua ngài Long Thọ, ngài Mã Minh cho thấy không hàm hồ nói đệ nhất nghĩa không.
-Trí của phàm phu như người tự đội mũ đi tìm mũ, tự ngồi trên voi đi tìm, vọng kiến lại chồng vọng kiến.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Đúng thế!

Vì tuệ giác do duyên hội mà sanh nên để sanh tuệ giác phải thực hành chỉ , quán. :mozilla_tongueout:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Thật ra tiểu đệ theo Thiền Tông!

Nói ra e lại tranh cải không thôi. Nhưng không nói e có lỗi với tổ sư quá hì hì...

Thôi cứ nói thẳng theo Tông chỉ truyền thừa . Vạn pháp như hình tượng trong gương. Đều là do Tâm hiện lượng. Nhọc gì nắm bắt. Hệt như chuyện nhắm mắt chiêm bao thôi!

Nếu thuận tình thế gian thì còn đâu Tông Chỉ?

Tùy chiếu thất Tông là nghĩa này hì hì..
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Thật ra tiểu đệ theo Thiền Tông!

Nói ra e lại tranh cải không thôi. Nhưng không nói e có lỗi với tổ sư quá hì hì...

Thôi cứ nói thẳng theo Tông chỉ truyền thừa . Vạn pháp như hình tượng trong gương. Đều là do Tâm hiện lượng. Nhọc gì nắm bắt. Hệt như chuyện nhắm mắt chiêm bao thôi!

Nếu thuận tình thế gian thì còn đâu Tông Chỉ?

Tùy chiếu thất Tông là nghĩa này hì hì..

*Thiền Phật giáo khác với thiền ngoại đạo có Thắng quán.
-Không khéo tu thiếu quán chiếu thành ngoại đạo trong Phật Pháp.
-Thiền ngoại đạo rơi vào ngưng bặt ý niệm không có gì, thì họ cỏ thể lên tới mức Phi Phi Tưởng Xứ, dù đạt định công tới mức độ này thiếu Thắng quán chẳng thể xóa tan vô minh, chẳng thể thoát Lục Đạo Luân Hồi.
-Tu Thứ Đệ Luận của ngài Liên Hoa Giới: Nếu không dùng tuệ quán chiếu truy tìm chân tướng bản thể của từng pháp mà chỉ ngưng bặt mọi ý niệm, pháp hành này không những không thể tiêu diệt vọng tưởng mà còn không thể chứng đắc vô tự tánh, do thiếu ánh sáng của tuệ.

*HÀNH TRÌ TỊCH CHỈ MÀ THIẾU THẮNG QUÁN THÌ KHÔNG THỂ XÓA TAN BÓNG TỐI CHƯỚNG NGẠI.
*DUY CHỈ CÓ TUỆ MỚI CÓ KHẢ NĂNG LIỄU THÔNG KHÔNG TÁNH.
Tu Thứ Đệ Luận của ngài Liên Hoa Giới: ~Hành trì tâm tịch chỉ mà thiếu trí thanh tịnh thì không thể xóa tan bóng tối chướng ngại. Trừ khi dùng tuệ hành trì không tánh một cách nghiêm túc mới phát sanh trí thanh tịnh. Duy chỉ có tuệ mới có khả năng liễu thông không tánh. Cũng chỉ có tuệ triệt tiêu chướng ngại. Cho nên tôi trụ tâm tịch chỉ quyết dùng tuệ suy cầu không tánh, không nên nghĩ rằng chỉ cần tu tập tâm tịch chỉ là đủ~.



*Từ điển Phật Quang
phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên

(非想非非想處天) Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Phạm: Naiva-saôjĩànàsaôjĩàyatana, Pàli: Nevasaĩĩànàsaĩĩàyatana. Cũng gọi Phi phi tưởng thiên, Vô tư tưởng diệc vô vô tưởng thiên, Hữu tưởng vô tưởng trí thiên, Phitưởngphi phi tưởng thiên, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thiên. Tầng trời thứ 4 trong cõi Vô sắc, là tầng trời tột đỉnh trong 3 cõi nên cũng gọi là Hữu đính thiên. Phi tưởng phi phi tưởng xứ là căn cứ vào Thiền định của cõi trời này mà gọi. Tâm định ở cõi trời này cực kì tĩnh lặng, không còn thô tưởng, cho nên gọi là Phi tưởng (không phải tưởng), nhưng vẫn còn tưởng vi tế, cho nên gọi là Phi phi tưởng (chẳng phải không có tưởng). Tên gọi của trời này có 3 cách giải thích như sau: 1. Tướng suy tưởng ở cõi trời này không rõ ràng như tướng suy tưởng ở 4 thiền định thuộc cõi Sắc và 3 cõi trước thuộc cõi Vô sắc, cho nên gọi là Phi tưởng; không giống như Vô tưởng và Diệt định nên gọi là Phi phi tưởng. Vì tướng suy tưởng ở cõi này mờ tối, không rõ ràng, không quyết định, cho nên gọi là Phi tưởng phi phi tưởng. 2. Giống như tầng trời thứ 2 của cõi Vô sắc, không duyên theo Thức xứ nên gọi là Phi tưởng, giống như tầng trời thứ 3 của cõi Vô sắc, khôngduyên theo Vô sở hữu, nên gọi là Phi phi tưởng. 3. Trong Vô sở hữu xứ của cõi Vô sắc, đã trừ được tưởng của Thức xứ, nay lại trừ được Vô tưởng; vì xả bỏ được cả tưởng và vô tưởng, nên gọi là Phi tưởng phi phi tưởng. Căn cứ vào 3 cách giải thuyết trên đây, ta có thể thấy qua được tướng trạng của cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng như thế nào. Kinh Lăng nghiêm quyển 9 (Đại 19, 146 hạ) nói: Tính thức chẳng động, vì diệt cùng suốt, ở nơi vô tận, tuyên bày hết tính, như có như không, như hết chẳng hết, bởi vậy cõi trời này được gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Còn về thọ lượng của cõi trời này thì kinh Trường a hàm quyển 20 cho rằng sống lâu 8 vạn 4 nghìn kiếp, luận Lập thế a tì đàm quyển 7 thì chia ra 3 phẩm: Hạ phẩm thọ 7 vạn đại kiếp; Trung phẩm thọ 7 vạn 5 nghìn đại kiếp; Thượng phẩm thọ 8 vạn đại kiếp, còn luận Đại tì bà sa quyển 84 thì bảo thọ 8 vạn kiếp. [X. kinh Đại nhân trong Trung a hàm Q.24; luận Lập thế a tì đàm Q.6; luận Câu xá Q.28; luận Đại tì bà sa Q.185]. (xt. Vô Sắc Giới).
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Thật ra những sai khác trong nhận thức là do niềm tin ban đầu. Chánh Tín chẳng đồng!

Nên tùy theo Chánh Tín ban đầu khám phá " bản thể" sẽ thành cái quả khác nhau. Tuy đều gọi là bậc thánh giả nhưng Chánh Tín chẳng đồng. Sở thấy cũng khác nốt. Vì vậy Phật pháp có tới 3 thừa!

Tiểu đệ sẽ không lạm bàn vì cái niềm tin ban đầu của mỗi thừa tự đã khác nhau. Nhưng tổ sư 3 đời nhà tiểu đệ chỉ tin tự tâm xưa nay chẵng khác . Chỉ cái bản lĩnh đó cũng đã sảng khoái rồi ha ha.... :icon_jumpgrin:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn TN một ly trà [smile]:


TÂM không dễ CHUYỂN ... PHÁP chẳng dễ không ngã ....

-->> chứ đức Phật mà nhìn vào ... ngài có TAM MINH ... biết được dòng sinh tử của mỗi chúng sinh là như thế nào .. như ngọn đuốc chiếu thẳng vào ... như bịnh nhân đặt lên bàn mổ banh ra coi ... nên ngài biết hết trơn ... nên mới được gọi là Điều Ngự Trượng Phu ... nhưng mà cũng phải cho ngài thời gian, kề cận ngài thì ngài giúp cho [smile] ... là bởi vì con đường ngài đi qua là vậy

chân lý phải là cụ thể ... cho nên nói ra cụ thể .. cũng như là những vất vả của mình đã đi qua .... [smile]

thí dụ ... đức Phật nói trong kinh Sa Môn Quả .. thì là giữ hạnh, giới .... phòng ngự các căn chánh niệm tỉnh thức ... rùi từ từ trong đó ... đi qua Tứ Sắc Thiền ....

- nếu không đi qua tứ sắc thiền ... thì làm sao nhận rõ: phân tích DANH/SẮC của mỗi sinh mạng là gì ? .. làm sao biết phân tích những nhân quả làm ra những DANH/SẮC đó ... làm sao biết nguồn gốc của khổ của mỗi thân mạng danh/sắc .. làm sao thấy được sự sinh diệt cũng những danh sắc ...

đó là những minh sát tuệ đầu tiên trong 16 minh sát tuệ .. là những bước đầu tiên trong thanh tịnh đạo: giới tịnh ... nghi tịnh ...

*** minh sát tuệ 1-7: tuệ phân tích danh sắc, nhân quả, thấu đạt, sanh diệt danh/sắc, tuệ diệt, tuệ sợ ... thấy nguy hiểm của ngũ uẩn ... không thấy sao biết nơi đâu là bến bờ .. đâu là có không .. đâu là thật giả .. từ đâu mỗi chúng sinh bắt đầu ... rùi hỏng biết làm sao biết từ đâu mà tựa vào để mà an ổn, tâm tự lập tức --> HOÁT NHIÊN ĐOẠT LẠI BỔN TÂM như ngài Duy Ma Cật nói trong Pháp Bảo Đàn Kinh [smile]


nói tới Thiền Tông thì có tổ nói:

đối CẢNH VÔ TÂM --> CHỚ HỎI THIỀN

nhưng nếu lồng vào YẾU CHỈ của THIỀN TÔNG vào trong đó .


thì câu nói đó sẽ là:

đối cảnh VÔ TÂM --> ĐÂU CẦN "TRỰC CHỈ CHƠN TÂM"


vì vậy ... mỗi lần TRỰC CHỈ .. mỗi lân đối cảnh có tấm .. đều là mỗi lần "CÓ THỂ TU TẬP BẢN THÂN" đi vào THIỀN ... một cách "KHÔNG HAY KHÔNG BIẾT" .... nhưng những cụ thể đó .... thiệt ra, chư Phật, Tổ, Tăng .. Tôn Đức ... họ liệt kê ra rất nhiều cụ thể ....


vì vậy THANH TỊNH ĐẠO tới thanh tịnh thứ bảy là TRI KIẾN TỊNH ..... thì lại có hình bóng của TỨ DIỆU ĐẾ:

Khổ --> nên BIẾT .... [biết để quay đầu ... biết mạng số tới đó ... vô thường ... là xong luôn ]

Tập --> nên DIỆT [chữ giữ khổ để làm gì ]

Diệt --> nên CHỨNG [bởi vì những cụ thể đó .. luôn tồn tại ]

Đạo --> nên HÀNH [tâm này mãi mãi là TÂM ... luôn là DANH SẮC ... chẳng bao giờ hết vô minh ... nên không hành sao được ... smile]



--> vì vậy KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO bước nào cũng là CỤ THỂ .... chân lý phải là CỤ THỂ mà .. [smile]


*** Tâm này đủ tất cả rùi .. nếu nói sự khuyếch đại của nó . thì có thể đếm tới VÔ LƯỢNG SINH MẠNG -->> những nỗi khổ của vô lượng sinh mạng đó là VÔ LƯỢNG TẬP --> vô lượng tập mà viết thành sách thì là VÔ LƯỢNG GIỚI .. VÔ LƯỢNG NGHI ... VÔ LƯỢNG HẠNH .. ---> và DIỆT ĐƯỢC hết ... thì là "DIỆT ĐỘ VÔ LƯỢNG SỐ" như là đức Phật nói là HÀNG BỒ TÁT LỚN làm trong Kinh Kim Cang, phẩm Chánh Tông Đại Thừa ...

cho nên ... tại vì TÂM có thể KHUYẾCH ĐẠI tới BAO TRÙM HẾT CẢ VŨ TRỤ ... mà ĐẠO LỚN ... và CỤ THỂ của CHÂN LÝ đó ... là bao la bát ngát ...

quê miền em miền trung du

đồng xuôi lá xanh rờn ....

giặc tràn về thôn xóm .... [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đức Phật Giả Lập Danh Tự để nói cái KHÔNG BIẾT là Duyên Khởi đầu tiên

+Không biết, không tên, không tự tánh, không có bắt đầu thì Không Gian, Thời Gian được dựng lên bởi ý niệm hữu ngã.
-Không biết, không gì đó.... đã không thì ý niệm có Ngã (hữu ngã) ở đâu được thành lập?!
-Đã không, không có lấy gì thành lập có ngã, ví như không có 5 uẩn hợp lại lấy gì ngã thành lập (hữu ngã),
-[hay cho rằng sắc tức là ngã, thì sắc ấy vô thường sanh diệt nên không là ngã,
- tương tự thọ, tưởng, hành, thức v.v.. Nếu cho thức là ngã, là một thức hay nhiều thức?]
-~Sự thật là Vô Minh, Vô Ngã, Vô Thủy, Vô Chung ngã nên không có nguyên nhân đầu tiên.~
-Không có nhân làm sao có quả, hay cho rằng Vô Minh, Vô Ngã, v.v.. độc lập tồn tại?
-Nếu không có nhân làm sao nói định DIỆT TẬN ĐỊNH DIỆT HẾT THẢY KHỔ?
-Vì có ngã nên nói không ngã. Ngã - không ngã cũng không có nên không có ngã.
-Phật nói Vô Minh duyên Hành, nếu Vô Minh không có thì hành duyên sắc v.v.. cũng không có.

Tất cả chúng ta đang nói cái BIẾT tích lũy từ người giác ngộ rồi nói ra như con két học nói.

Thiền Tông cấm kỵ nhai lại đờm răi người xưa.

Thật là nực cười cho những người học Phật Pháp tối ngày rỉ rả, lươn lẹo "Nói KHÔNG thành CÓ!"

Nếu nguồn gốc chân tướng vạn vật là KHÔNG thì CÓ cái gì mà phải rỉ rả lải nhải tối ngày vậy ta?

BIẾT CÁI KHÔNG BIẾT thì KHÔNG GÌ KHÔNG BIẾT.

Đơn giản là Đức Phật là VÔ SƯ TRÍ giác ngộ cái KHÔNG BIẾT của mình!​


Không biết, không tên, không tự tánh, không có bắt đầu là đó chính Đức Phật có ý niệm hữu ngă mà tạm đặt ra Vô Minh, Vô Ngã, Vô Thủy, Vô Chung là Duyên Khởi đầu tiên của Thập Nhị Nhân Duyên.

Nếu Đức Phật không Giả Lập Danh Tự để nói cái KHÔNG BIẾT là Duyên Khởi đầu tiên thì lấy gì mà có Phật Lý cho mấy con két học nói?

Đức Phật nói 49 năm rồi cuối cùng cũng phải nói 49 năm không nói một lời nào mới khế hợp với VÔ MINH, VÔ THỦY, VÔ CHUNG, VÔ NGÃ, TÁNH KHÔNG......etc......etc......
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

chân lý phải là cụ thể ... biết được cụ thể .. thì biết chân lý .... [smile]

điều gì mình không biêt ... thì mình không diễn đạt được ... không truyền đạt được ... và muốn nói, cũng không nói được

-->> cho nên đức Phật biết nhiều như LÁ RỪNG ... nên nói chuyện CỤ THỂ .... cũng là DÀI LẮM [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Lý Duyên Khởi - Do cái Phật Giáo Nguyên Thủy này có mặt nên cái Thiền Tông kia có mặt.

Thật ra những sai khác trong nhận thức là do niềm tin ban đầu. Chánh Tín chẳng đồng!

Nên tùy theo Chánh Tín ban đầu khám phá " bản thể" sẽ thành cái quả khác nhau. Tuy đều gọi là bậc thánh giả nhưng Chánh Tín chẳng đồng. Sở thấy cũng khác nốt. Vì vậy Phật pháp có tới 3 thừa!

Tiểu đệ sẽ không lạm bàn vì cái niềm tin ban đầu của mỗi thừa tự đã khác nhau. Nhưng tổ sư 3 đời nhà tiểu đệ chỉ tin tự tâm xưa nay chẵng khác . Chỉ cái bản lĩnh đó cũng đã sảng khoái rồi ha ha.... :icon_jumpgrin:

Chỉ cái bản lĩnh NHAI LẠI ĐỜM DÃI đó cũng đã sảng khoái rồi ha ha....??????????





LÝ DUYÊN KHỞI

- Do cái Phật Giáo Nguyên Thủy này có mặt nên cái Thiền Tông kia có mặt.
- Do cái Phật Giáo Nguyên Thủy này không có mặt, nên cái Thiền Tông kia không có mặt.
- Do cái Phật Giáo Nguyên Thủy này sinh, nên cái Thiền Tông kia sinh.
- Do cái Phật Giáo Nguyên Thủy này diệt, nên cái Thiền Tông kia diệt.



"Chư Phật lưỡng túc tôn
Tri pháp thường vô tánh
Phật chủng tùng Duyên khởi
Thị cố thuyết nhất thừa".

Chư Phật đầy đủ Trí và Hạnh
Biết pháp luôn vẫn vô tánh
Quả Phật do từ Duyên mà khởi
Cho nên bảo là Nhất thừa.

kinh Pháp HoaPhẩm Phương tiện​


Duyên khởi là sự thật tối hậu của thực tại, nên Duyên khởi là nền tảng của tất cả giáo lý, bộ phái, tôn giáo, triết thuyết nào nói về sự thật.

Đây là điểm thống nhất giáo lý các bộ phái.

Sự khác biệt giữa các bộ phái chỉ là sự khác biệt về thể thức, phương thức trình bày, và khác biệt về pháp môn hành trì đi đến giải thoát cho tự thân và cho số đông quần chúng, mà không phải là sự khác biệt về bản chất.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên