- Tham gia
- 18/9/11
- Bài viết
- 1,036
- Điểm tương tác
- 255
- Điểm
- 63
Có thể chia sẻ phương pháp xây móng cho VOVI và đại chúng được không Minhdinh?
Chào bạn Vovi
Tôi vốn trước đây là kẻ vô thần,không hề tin vào những gì huyền bí cao siêu mà khoa học không giải thích được.Cho nên khi có duyên biết đến Đạo Phật,tôi vẫn còn mang tư tưởng "duy vật" như vậy.Do đó khi tham gia vào pháp môn Tịnh Độ,đọc các bài kinh mà trong đó có rất nhiều điều huyền bí như mười phuơng chư Phật,thần thánh,thế giới Cực Lạc,địa ngục...là tâm tôi sẽ phản ứng,không chấp nhận nên không thể "thâm nhập kinh tạng" được.Sau đó tôi quyết định bỏ Tịnh Độ,tự mình tìm sách vở để đọc,kể cả lịch sử của Đạo Phật.Qua đó tôi biết được rằng,Đức Phật là một người có thật,là một người đã từ bỏ cuộc sống giàu sang nhung lụa để đi tìm câu hỏi về ý nghĩa của Cuộc Đời này.Tại sao chúng ta sinh ra?Tại sao chúng ta khổ hay sướng?Tại sao có kẻ giàu người nghèo?Chúng ta là cái gì?...Và hơn thế nữa,rộng ra là tất cả mọi sự vật_hiện tượng tồn tại trên đời này...
Và Ngài đã tìm được.
Và khi Đức Phật lần đầu tiên thuyết giáo là về điều gì?Đó là Tứ Diệu Đế.
Tại sao khởi đầu là Tứ Diệu Đế chứ không phải các kinh khác?Bởi vì đối tượng của giáo pháp của Ngài trước hết là nhắm vào Con Người,bắt đầu từ Con Người chứ không phải là các bậc khác.
Vậy cái nền căn bản của Phật Giáo cũng sẽ bắt đầu từ đấy.Bắt đầu từ chính bản thân chúng ta,những người còn vô minh mê mờ.Mà muốn nhận thức được bản thân chúng ta thì phải hiểu được Tứ Diệu Đế,Vô Ngã,Vô Thường...tức là ba pháp ấn mà Đức Phật thường hay nói trong các bộ kinh: Vô thường,Khổ,Vô Ngã...Không hiểu rõ,thẩm thấu được những điều này thì cho dù chúng ta có tu tập Pháp môn gì thì cũng khó đạt được kết quả.
Trên thực tế,tôi đã biết rất nhiều Phật tử rất siêng năng tu tập,siêng năng đi chùa,siêng năng thực hành các Pháp môn nhưng Tâm của họ hầu như ít biến chuyển,vẫn đầy đủ tham sân si...từ thô cho tới vi tế.Không phải bởi vì họ tu tập sai hay tu tập không đầy đủ mà bởi vì họ không chịu đọc và tìm hiểu những điều cơ bản,căn cốt của Đạo Phật.Họ chỉ chăm chăm tụng kinh,trì chú,ngồi thiền nhưng hầu như không bỏ thời gian để nghiên cứu,tìm hiểu thật sâu về cái nền tảng căn bản,cái "móng nhà" của Đạo Phật,hay có tìm hiểu thì cũng chỉ là sơ sài cho có.Cho nên kết quả là họ có tinh tấn đến một mức độ nào đó nhưng rồi khi gặp bình cảnh hay sự việc gì đó trái ý thì họ vẫn lộ ra nguyên vẹn cái tham sân si của mình.
Điều đó giống như chúng ta sử dụng máy tính vậy.Đa phần chúng ta chỉ biết mở máy và sử dụng nó chứ không hề hiểu rõ nguyên lý vận hành của máy tính là như thế nào,tại sao nó hoạt động được...cho nên đến khi máy tính của chúng ta bị hỏng hay bị lỗi gì đó là chỉ còn cách mang đến thợ để sửa.Chúng ta cũng vậy,khi tham gia vào 1 pháp môn nào đó là gần như chỉ lo thực hành mà không hề tìm hiểu kỹ càng,đến khi gặp điều gì đó ta không hiểu hay kết quả không đạt được như ý muốn là chúng ta bối rối,không biết xử lý như thế nào?Và đối với những người mới bước chân vào Đạo có khi còn thối ý,bỏ ngang...
Thực tế có rất nhiều trường hợp như vậy.Tôi còn nhớ hồi tham gia Tịnh Độ ở chùa Hoằng Pháp,tôi có ngồi gần 1 chị Phật tử.Chị đó và bạn tranh luận rất hăng về 1 vấn đề gì đó mà tôi quên mất rồi.Cuối cùng chị Phật tử đó lớn tiếng nói với bạn : Tôi đã đi chùa ,học Pháp hai chục năm rồi,Thầy nào tôi cũng nghe giảng rồi,sao tôi lại không biết?...Thế đấy.
Nên qua tìm hiểu của tôi,trước khi bắt tay vào học 1 pháp môn nào đó thì trứoc hết ta nên học và nắm vững(tôi chỉ nói nắm vững thôi chứ chưa thể thẩm thấu,vì muốn ngộ ra hay thẩm thấu thì phải trong quá trình thực hành mới từ từ hiểu rõ thêm) Tứ Diệu Đế,Bát chánh Đạo,Vô thường,Vô Ngã,Duyên khởi...đã.Rồi lúc đó hãy thực hành 1 pháp môn thích hợp với mình,niệm Phật,trì chú hay Thiền thì tùy căn cơ mình mà theo.
Đấy là những suy nghĩ của tôi qua 1 thời gian tìm hiểu.Giáo pháp của Đức Phật rất nhiều,những Phật tử mới tham gia như tôi hầu như bối rối vì không biết nên chọn kinh gì để đọc.Cho nên tốt nhất cứ bám vào cái căn bản nhất mà theo.Đó là cách tốt nhất.
Thân.