L

Thảo luận về Kinh Pháp Cú có phải là kinh nguyên thủy không?

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Hôm nay, latuan lại mong được quý hữu chia sẻ về nguồn gốc của kinh Pháp Cú, kinh Pháp Cú có phải là do từ kim khẩu của Phật Thích Ca không?
Thêm nữa, theo như chánh kiến của latuan trình bày thì hệ phái Nam truyền vì không dung chứa kinh đại thừa nên bị biên kiến người học Phật trói vào Phật giáo tiểu thừa thì người học Phật theo hệ phái Nam truyền còn mắc phải một sai lầm nghiêm trọng khác, một sai lầm đặc biệt nghiêm trọng khiến giáo lý đạo Phật rơi vào đoạn diệt nếu tri thức nhân loại tựa nơi khách quan, đúng mực phân đinh. Đó là lỗi lầm gì? Có quý hữu nào nhận biết xin vui lòng chia sẻ cho đại chúng cùng biết ngõ hầu tháo gỡ sai lầm về mặt giáo lý, hệ tư tưởng Phật học. Hẳn đây là việc báo đền ơn Phật.
Rất mong được sự chia sẻ của mọi người. Và cũng rất mong không rơi vào điều hý luận.
Thế nào là hý luận?
Theo latuan được biết thì hý luận là nói những điều mình không biết, không rõ hoặc là nói những việc mà mọi người đều đã rõ và thêm thắt pha trò để chứng tỏ sự nhiều hiểu biết của bản thân...
Với góc nhìn của latuan thì việc học Phật chỗ nào không rõ nên hỏi cho rõ vì chỉ khi sáng rõ thì người học Phật mới đặt được những bước chân vững chắc, kiên định trên đường chánh đạo, hy vọng người học Phật chớ học theo ngoại đạo chấp nhận việc tu mù. Và người học Phật có tâm thì rất nên hỏi những câu hỏi ít nhiều đã biết để chia sẻ những thông tin đúng mực của chánh pháp và hiển nhiên là kẻ hỏi lẫn người đáp hãy nên mở lời vì sự sáng rõ, đúng mực của chánh pháp, nhất thiết tránh việc rơi vào làm bàn, hý luận. Mở lời vì sự tự lợi, lợi tha.
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

thankhauy

Registered
Phật tử
Tham gia
20/12/15
Bài viết
21
Điểm tương tác
22
Điểm
3
Hôm nay, latuan lại mong được quý hữu chia sẻ về nguồn gốc của kinh Pháp Cú, kinh Pháp Cú có phải là do từ kim khẩu của Phật Thích Ca không?
Thêm nữa, theo như chánh kiến của latuan trình bày thì hệ phái Nam truyền vì không dung chứa kinh đại thừa nên bị biên kiến người học Phật trói vào Phật giáo tiểu thừa thì người học Phật theo hệ phái Nam truyền còn mắc phải một sai lầm nghiêm trọng khác, một sai lầm đặc biệt nghiêm trọng khiến giáo lý đạo Phật rơi vào đoạn diệt nếu tri thức nhân loại tựa nơi khách quan, đúng mực phân đinh. Đó là lỗi lầm gì? Có quý hữu nào nhận biết xin vui lòng chia sẻ cho đại chúng cùng biết ngõ hầu tháo gỡ sai lầm về mặt giáo lý, hệ tư tưởng Phật học. Hẳn đây là việc báo đền ơn Phật.
Rất mong được sự chia sẻ của mọi người. Và cũng rất mong không rơi vào điều hý luận.
Thế nào là hý luận?
Theo latuan được biết thì hý luận là nói những điều mình không biết, không rõ hoặc là nói những việc mà mọi người đều đã rõ và thêm thắt pha trò để chứng tỏ sự nhiều hiểu biết của bản thân...
Với góc nhìn của latuan thì việc học Phật chỗ nào không rõ nên hỏi cho rõ vì chỉ khi sáng rõ thì người học Phật mới đặt được những bước chân vững chắc, kiên định trên đường chánh đạo, hy vọng người học Phật chớ học theo ngoại đạo chấp nhận việc tu mù. Và người học Phật có tâm thì rất nên hỏi những câu hỏi ít nhiều đã biết để chia sẻ những thông tin đúng mực của chánh pháp và hiển nhiên là kẻ hỏi lẫn người đáp hãy nên mở lời vì sự sáng rõ, đúng mực của chánh pháp, nhất thiết tránh việc rơi vào làm bàn, hý luận. Mở lời vì sự tự lợi, lợi tha.
Kính!

Vì thankhauy tôi ngu dốt nên chỉ biết trích dẫn những gì sẵn có.
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Đại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.
Thankhauy không thấy có lý do gì để nghi ngờ nguồn gốc kinh Pháp Cú. Nếu quý đạo hữu nào có duy nghĩ khác xin mời đưa ra bằng chứng cụ thể.
...
theo như chánh kiến của latuan
Thankhauy nghĩ nên dùng từ "sự hiểu riêng của latuan" thích hợp hơn trong trường hợp này.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Vì thankhauy tôi ngu dốt nên chỉ biết trích dẫn những gì sẵn có.

Thankhauy không thấy có lý do gì để nghi ngờ nguồn gốc kinh Pháp Cú. Nếu quý đạo hữu nào có duy nghĩ khác xin mời đưa ra bằng chứng cụ thể.
...

Thankhauy nghĩ nên dùng từ "sự hiểu riêng của latuan" thích hợp hơn trong trường hợp này.

Thưa quý hữu Thankhauy! Latuan rất cảm ơn quý hữu đã chia sẻ thông tin rất khách quan và đúng mực về nguồn gốc của kinh Pháp Cú. Quả thật latuan cũng không nghĩ rằng có lý do nào đủ thuyết phục để chứng thực kinh Pháp Cú không phải là lời Phật thuyết. Tuy nhiên, latuan nghĩ rằng không nên xếp kinh Pháp Cú vào cái gọi là kinh tiểu thừa mà nên gọi là kinh nguyên thủy.
Thưa quý hữu Thankhauy! Chánh kiến của latuan và "Sự hiểu riêng của latuan" có khác chăng?
Với latuan thì với hai cách dùng từ trên không khác nhau. Sở dĩ latuan dùng cụm từ "Chánh kiến của latuan" là có chút dụng tâm. Latuan muốn gợi nhớ cho mọi người rằng mỗi người đều đang dùng chánh kiến cá nhân để thâm nhập kinh tạng Như Lai chứ thật sự không phải là chánh kiến viên dung của Phật đạo. Vậy nên khi bày ra ý kiến cá nhân thì nên chăng thừa nhận đó là chánh kiến cá nhân để tránh gây ra điều ngộ nhận. Quý hữu Thankhauy hãy tự xét lại xem phải chăng dù trích dẫn y kinh thì đó cũng là chánh kiến cá nhân của quý hữu.
Vì chỗ dụng tâm đó nay latuan xin trình cho quý hữu cùng đại chúng được rõ.
Mến!
À! Giờ theo quý hữu latuan nên dùng "Sự hiểu riêng của latuan" hay "Chánh kiến của latuan"?
...
Xem ra topic nhánh này cũng đã khép lại và latuan cùng đại chúng sẽ không nhận được sự chia sẻ về vấn đề sai lầm đặc biệt nghiêm trọng của tri kiến ở hệ phái Nam Tông - Phật giáo nguyên thủy.
Vậy latuan sẽ trình bày về vấn đề này ở topic chính Tôi kể chuyện.
Kính!
 

thankhauy

Registered
Phật tử
Tham gia
20/12/15
Bài viết
21
Điểm tương tác
22
Điểm
3
Người học Phật về sau nương theo kinh nguyên thủy đúng như lời Phật thuyết chỉ biết lo cho thân, hạn chế việc cứu khổ, phò nguy giúp người.
Thankhauy nghĩ đây là ý kiến chủ quan của latuan và (có thể) của nhiều người. Hệ phái Nguyên Thủy ở cộng đồng Phật giáo thế giới rất phát triển, cả ở các nước phương Tây với hơn 150 triệu người và còn tiếp tục tăng trưởng (nguồn wiki). Có thể thấy việc hoằng bá giáo pháp nhằm đưa đến giác ngộ, gieo nhân giải thoát rất phát triển chứ không co cụm. Cứu khổ theo mình nghĩ là đưa người đến bờ giác ngộ, còn các việc khác chỉ là phương tiện, không phải mục đích cứu cánh nên nói hạn chế việc cứu khổ là chưa chính xác.
Gặp người nhất nhất lắng nghe thì chỉ bày trong sự hiểu biết giới hạn bởi sự y kinh cùng thiên kiến chủ quan; Gặp người nhiều tri kiến muốn tham cứu kỹ lối đi một cách rõ ràng trước khi dấn thân tầm Đạo Lớn thì cho rằng đó là những kẻ chống trái, là ngoại đạo tà ma phá hoại đạo Phật hoặc là cho rằng không phải duyên nên bỏ người rời đi và tự thân ngày càng chìm sâu vào biên kiến chủ quan, cực đoan, quá khích.
Mời latuan đưa ra dẫn chứng :), vì thankhauy nghĩ rằng đây là kết luận chủ quan của latuan, chưa được khách quan. Bản thân thankhauy cũng được tiếp xúc nhiều với hệ phái Nguyên Thủy, và ngay cả các bậc tôn túc hệ phái Đại Thừa cũng nhiệt liệt tán dương khi đề cập tới. Có lẽ cái thấy của latuan cũng như của thankhauy chỉ là cái thấy ở một mặt, chưa biểu đạt hết toàn diện, nên không dám bàn nhiều cũng không dám tranh luận đúng sai.
Hẳn là về sau do nhận thấy người học Phật Nam Tông chỉ chú trọng lo thân, không ra sức hộ trì chánh pháp nên người đời sau gọi là hệ phái tiểu thừa dần dà kinh điển Nam truyền cũng bị gọi là kinh tiểu thừa.
Có sự hiểu lầm, vì hệ phái Nguyên Thủy giữ nguyên ba con đường đi đến bờ giải thoát (Thanh Văn, Duyên Giác, Phật) như thời Đức Phật còn tại thế. Chứ không chỉ chú trọng đến Bồ Tát đạo. Nguyện ở bậc nào thì tùy sức mỗi người, không gượng ép. Ai thấy mình có sức kham nhẫn lớn, hạnh nguyện lớn thì nguyện tu hạnh Bồ Tát, ai cảm thấy không đủ lực, muốn tự mình giác ngộ thì chọn làm Thanh Văn, Duyên Giác. Nghĩa là vẫn có con đường hành Bồ Tát đạo chứ không phải chỉ có Thanh Văn như nhiều người lầm tưởng.
Nên nói chỉ chú trọng lo thân, không ra sức hộ trì chánh pháp thì chưa hợp lý.
Tuy nhiên, người đời đã thừa nhận hệ phái Bắc Tông là đạo Phật. Hệ phái Nam Tông phóng lao theo lao đành bài bác kinh đại thừa không có bát chánh đạo, không có pháp hành giúp học nhân chứng ngộ giải thoát hoàn toàn.
Bây giờ thay đổi nhiều rồi, khi Thankhauy tiếp xúc với chư Tăng Nguyên Thủy lẫn Phát Triển, rất nhiều vị hòa hợp với nhau, tôn trọng sự khác biệt chứ không chống phá nhau như lúc trước. Khi thuyết pháp nếu có đề cập tới thì các vị cũng khuyên hàng Phật tử thôi cái nhìn kỳ thị lẫn nhau. Các vị đã không chấp, tội cho chúng ta lại cứ chấp hệ phái này nọ rồi vẫn cứ công kích lẫn nhau.
Thật ra liệu đã có mấy ai học Phật theo đường lối Nam Tông chứng ngộ hoàn toàn?
Ở đâu cũng vậy, hệ phái nào cũng vậy. Thời mạt pháp mà, vạn người tu chưa chắc một người chứng, không riêng việc hành trì theo pháp môn nào.
Thân!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Rất cảm ơn quý hữu Thankhauy đã chia sẻ trên tinh thần đóng góp thẳng thắn!

Kính quý hữu Thankhauy! Latuan thật sự rất hoan hỷ khi được trao đổi cùng quý hữu. Ở diễn đàn này có lẽ quý hữu là người đầu tiên trao đổi với latuan bằng vào những lời mộc mạc, xác đáng dựa trên tinh thần học hỏi, đóng góp. Không dùng thiền ngữ ẩn mật; không nói lời hoa mỹ, cao siêu. Latuan thật sự kính trọng pháp ngữ của bạn.
Hiện có một chút hiểu sai lạc của quý hữu đối với latuan. Hy vọng rằng những ngộ nhận này rồi sẽ dần được tháo gỡ khi mà latuan và quý hữu chia sẻ tri kiến bằng vào sự thẳng thắn, chân thành.
Thankhauy nghĩ đây là ý kiến chủ quan của latuan và (có thể) của nhiều người. Hệ phái Nguyên Thủy ở cộng đồng Phật giáo thế giới rất phát triển, cả ở các nước phương Tây với hơn 150 triệu người và còn tiếp tục tăng trưởng (nguồn wiki). Có thể thấy việc hoằng bá giáo pháp nhằm đưa đến giác ngộ, gieo nhân giải thoát rất phát triển chứ không co cụm. Cứu khổ theo mình nghĩ là đưa người đến bờ giác ngộ, còn các việc khác chỉ là phương tiện, không phải mục đích cứu cánh nên nói hạn chế việc cứu khổ là chưa chính xác.
Kính quý hữu Thankhauy! Dựa vào số liệu thống kê của nguồn wiki thì phải chăng việc phổ truyền của hệ phái Nam truyền đã có sự hẹp kém hơn hệ phái Bắc truyền không ít. Trong khi đó xuất phát điểm của hệ phái Nam truyền trước hệ phái Bắc truyền những vài trăm năm.
Latuan cũng không gàn dở đến mức lấy việc phổ truyền nhiều là hay, là vượt trội hơn về sự giải thoát. Song việc phổ truyền hẹp hơn thật sự thể hiện sự hạn chế hơn về mặt cứu khổ. Hệ phái Nam truyền chỉ tăng trưởng việc phổ truyền những năm gần đây mà thôi. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng tín đồ ở hệ phái Nam truyền là do hệ phái Bắc truyền sau khi phát triển hưng thịnh vẫn không thỏa mãn được cứu cánh cứu khổ, giải thoát cho người học Phật. Do vậy nên sự tăng trưởng của hệ phái Nam truyền là do sự nghẽn lối của hệ phái Bắc truyền chứ không hoàn toàn dựa vào sức mạnh nội tại của hệ phái Nguyên Thủy.
(Còn tiếp)
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
[Gặp người nhất nhất lắng nghe thì chỉ bày trong sự hiểu biết giới hạn bởi sự y kinh cùng thiên kiến chủ quan; Gặp người nhiều tri kiến muốn tham cứu kỹ lối đi một cách rõ ràng trước khi dấn thân tầm Đạo Lớn thì cho rằng đó là những kẻ chống trái, là ngoại đạo tà ma phá hoại đạo Phật hoặc là cho rằng không phải duyên nên bỏ người rời đi và tự thân ngày càng chìm sâu vào biên kiến chủ quan, cực đoan, quá khích.]
Mời latuan đưa ra dẫn chứng :), vì thankhauy nghĩ rằng đây là kết luận chủ quan của latuan, chưa được khách quan. Bản thân thankhauy cũng được tiếp xúc nhiều với hệ phái Nguyên Thủy, và ngay cả các bậc tôn túc hệ phái Đại Thừa cũng nhiệt liệt tán dương khi đề cập tới. Có lẽ cái thấy của latuan cũng như của thankhauy chỉ là cái thấy ở một mặt, chưa biểu đạt hết toàn diện, nên không dám bàn nhiều cũng không dám tranh luận đúng sai. [/QUOTE ]
Kính quý hữu Thankhauy! Latuan cũng không có ý tranh luận mà chỉ trình bày những gì mình rõ biết. Quý hữu đã rất thẳng thắn yêu cầu latuan trình dẫn chứng vậy latuan sẽ nói về người thật, việc thật. Theo Thankhauy sư ông Thích Thông Lạc, Thích Giác Khang, sư ông Giới Đức (Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh),... có phải là đại diện hợp pháp cho hệ phái Nam Tông không? Sự cực đoan, quá khích ở không ít vị tôn trưởng của hệ phái Nam Tông là điều mà với sự khách quan người học Phật sẽ dễ dàng nhận diện. Cách hành xử quyết liệt khẳng định kinh đại thừa không là kinh Phật thuyết và là những bộ kinh giả không mang lại sự giải thoát cho người học Phật ở các vị trưởng thượng quả thật không thể khiên cưỡng nói rằng "Chỉ là con sâu làm rầu nồi canh".
Và nếu Thankhauy men theo những bài viết của thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh ở trang thuvienhoasen.org thì sẽ nhận ra cuộc chiến Nam Tông - Bắc Tông chưa từng dừng lại. Ngay cả nơi diễn đàn phatphaponline thì việc xung đột ở những người học Phật giữa các hệ phái luôn âm ỉ.
...
Việc latuan đang muốn làm không phải là việc gây căng thẳng mâu thuẫn, leo thang xung đột mà là hóa giải sự hiểu lầm cũng như những hiềm khích giữa các hệ phái Phật giáo.
Có sự hiểu lầm, vì hệ phái Nguyên Thủy giữ nguyên ba con đường đi đến bờ giải thoát (Thanh Văn, Duyên Giác, Phật) như thời Đức Phật còn tại thế. Chứ không chỉ chú trọng đến Bồ Tát đạo. Nguyện ở bậc nào thì tùy sức mỗi người, không gượng ép. Ai thấy mình có sức kham nhẫn lớn, hạnh nguyện lớn thì nguyện tu hạnh Bồ Tát, ai cảm thấy không đủ lực, muốn tự mình giác ngộ thì chọn làm Thanh Văn, Duyên Giác. Nghĩa là vẫn có con đường hành Bồ Tát đạo chứ không phải chỉ có Thanh Văn như nhiều người lầm tưởng.
Nên nói chỉ chú trọng lo thân, không ra sức hộ trì chánh pháp thì chưa hợp lý.
Thật sự không hề có con đường gọi là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát. Chỉ có một Phật thừa và Chúng sinh thừa.
Vấn đề của Thankhauy trình bày chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời kinh phát triển đại thừa.
Có một thời người học Phật Nam Tông chỉ chú trọng việc giải thoát cá nhân, việc hoằng pháp là tùy duyên nên latuan mới lập luận là không ra sức hộ trì trì chánh pháp.

Bây giờ thay đổi nhiều rồi, khi Thankhauy tiếp xúc với chư Tăng Nguyên Thủy lẫn Phát Triển, rất nhiều vị hòa hợp với nhau, tôn trọng sự khác biệt chứ không chống phá nhau như lúc trước. Khi thuyết pháp nếu có đề cập tới thì các vị cũng khuyên hàng Phật tử thôi cái nhìn kỳ thị lẫn nhau. Các vị đã không chấp, tội cho chúng ta lại cứ chấp hệ phái này nọ rồi vẫn cứ công kích lẫn nhau.
Sự hòa hợp này là việc dĩ hòa vi quý theo lối cơm ai ăn nấy biết chứ nào phải là sự dung thông, đồng điệu. Mối xung đột được che đậy trong đống tàn tro chỉ chờ dịp bốc cháy. Với lối hòa hợp giả tạo đó thì quả thật đó không là sự minh bạch của chánh pháp.
Điều cần làm hơn là hóa giải những mối xung đột hữu hình lẫn tiềm ẩn dựa trên nền tảng đúng mực, sáng rõ của tinh thần chánh pháp; Việc làm nhằm giúp cho người học Phật ở các hệ phái có sự hiểu biết đúng mực về thực tướng của đạo Phật qua các thời kỳ, từ đó hóa giải những hiềm khích, chống trái. Là việc hợp nhất đạo Phật, là báo đền Phật ân.
Ở đâu cũng vậy, hệ phái nào cũng vậy. Thời mạt pháp mà, vạn người tu chưa chắc một người chứng, không riêng việc hành trì theo pháp môn nào.
Thân!
Theo chỗ latuan được biết thì hệ phái Bắc Tông chưa có người triệt ngộ còn hệ phái Nam Tông thì có xuất hiện một Giác giả thông tuệ và đó chính là người đã thuyết ra kinh điển đại thừa.
Từ lúc đạo Phật ra đời cho đến nay người nương nhờ giáo lý giác ngộ hành trì đạt sự giải thoát không ít nhưng người thật sự liễu ngộ vạn pháp thì thật rất hiếm hoi.
Có hai khoảng thời gian đạo Phật giúp người liễu sinh thoát tử nhiều đáng kể đến là thời kỳ Phật Thích Ca tại thế và sau thời Phật Thích Ca truyền pháp khoảng 400, 500 năm.
Thời kỳ Phật Thích Ca thì lẽ đương nhiên là người giải thoát hoàn toàn sẽ nương vào giáo lý Nguyên Thủy.
Còn thời kỳ sau thì việc giải thoát luân hồi chủ yếu là do nương vào giáo lý kinh điển phát triển.
Và hiện tại thì sự giải thoát sinh tử đang bị rối rắm do người học Phật rơi vào biên kiến nên không nhận biết được sự sáng rõ của chánh pháp. Vì không rõ đường chánh đạo nên người học Phật ngày nay đã phải luống uổng nhiều đời kiếp luân hồi.
Latuan muốn nói với Thankhauy điều gì? Thực ra latuan không hề kỳ thị hay chống trái hệ phái Nam Tông lẫn Bắc Tông.
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên