đọc, dịch, luận kinh thủ lăng nghiêm !

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Gương hạnh chư Tổ trong Tông môn thật quá nhiều, lời dạy bảo thiết tha lại càng vô số, nhưng cương yếu chánh lý lại nằm nơi Tạng Kinh.

Xét thấy, người thời nay, chỉ muốn luận bàn chẳng mấy ai chân chánh cầu giải thoát; âu cũng là điều Phật đã khai thị rõ ràng trước đây. Tuy nhiên, tương lai tất có người hữu duyên tìm cầu Chánh Pháp !!!

Dẫu là Ma Đạo và Chánh Đạo phân hai đường, song Chân Lý chỉ có một !

Nay Ba Tuần trước khi muốn học theo Tổ xưa, xoay vách úp mặt ngắm nhìn bức tường vô tướng, cũng muốn làm một việc sau chót, rất mong được sự trợ giúp của đạo hữu !

Việc đó là:

Tạo một bản điện tử PDF Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già Tâm Ấn; gồm:

- Anh Văn.
Link: http://www.mediafire.com/download/k8eyy0p6tfo5gsa/Surangama.pdf ; http://www.fodian.net/World/Surangama.pdf

- Hán Văn
Link: http://tripitaka.cbeta.org/T19n0945_001

- Hán âm. (chưa thấy !)
- Việt ngữ. ( muốn dịch đúng đủ nghĩa, rõ ràng ngắn gọn, ngôn từ phổ thông !)

Đạo hữu học rộng nghe nhiều, chỗ đặt chân nhiều phần chân thật, lại thông tỏ thế gian ngôn ngữ, việc này thiết nghĩ là nhờ đúng người, cầu đúng chỗ; rất mong đạo hữu , chẳng câu nệ tướng tánh trí thô thiển của Ba Tuần, mà vì sự trường tồn của Chánh Pháp, xin chỉ giáo, giúp đỡ cho !

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát !

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni !

Nam mô A Di Đà Phật !

Ps: Bản Kinh này đã được dịch thuật và tái bản (có chỉnh lý sửa chữa rất nhiều), e rằng 3 - 4 năm nữa thì tất có sự sai lệch không ít với chánh bản ( thậm chí chánh bản Hán Tạng có thể bị sửa chữa ) !

KINH LĂNG NGHIÊM CÒN THÌ CHÁNH PHÁP CÒN !

Tài liệu tham khảo:

1. Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Bản dịch Hán - Việt năm 1990 của Ngài Duy Lực,
Link: http://thuvienhoasen.org/a835/kinh-thu-lang-nghiem

2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông - Ngài Nhẫn Tế dịch Hán - Việt;
Link: http://www.thienviendaidang.net/kinhsach/thamkhao/thulangnghiemtt.pdf

3. Kinh Lăng Nghiêm Thông Nghị - Ngài Hám Sơn soạn;
Link: http://nigioikhatsi.net/viet/gianggiai/kinhlangnghiemthongnghi/klgthongnghi-00.htm

4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Việt dịch - Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, 1983.
Link: http://thuvienhoasen.org/a847/kinh-thu-lang-nghiem

5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng thuật - Hòa thượng Tuyên Hóa.
Link: http://thuvienhoasen.org/p17a5951/tam-quy-luat-cua-vien-phien-dich-kinh-dien

6. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ - Ngài Hàm Thị sớ giải, Việt dịch - Thích Phước Hảo.
Link: http://www.tvsungphuc.net/chi-tiet-sach/kinh-thu-lang-nghiem-truc-chi.html

7. Kinh Lăng Nghiêm Chính Mạch - Ngài Thích Chân Giám thuật.
Link: Pháp thoại: http://chuaduocsu.org/phap-thoai/thuyet-giang/lang-nghiem-chinh-mach/

8. Kinh Lăng Nghiêm Hội Giải - Ngài Duy Tắc.

9. Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Cư sĩ Hạnh Cơ dịch Hán - Việt.
Link: http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/945hc-1.html

Kinh liên hệ:

1. Phật nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội - Huyền Thanh, Việt dịch.
Link: http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/642-1.html


TB: Ngoài ra, nếu quý Thầy, quý đạo hữu nào có thông tin, đường dẫn về các bản dịch: Kinh sách Anh - Hán - Việt về hai bản Kinh trên, xin cứ tùy nghi góp ý, trả lời tại đây ! Xin chân thành cảm tạ !

AI CẢM THẤY KHÔNG CẦN THIẾT, THÌ CÓ THỂ IM LẶNG !
CHỚ CÓ GÓP Ý BÀN LÙI, ĐỪNG TỰ CHUỐC LẤY PHIỀN NÃO VÔ ÍCH !

Xin đa tạ trước !


<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/gk_MVX2_cNc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/ELcbDYmPryU?list=PLvRdJ1hDKBpv9cr9YmNV8on5POmU5gBdh" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
http://www.dharmasite.net/KinhLangNghiem_phanmodau.htm

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/videoseries?list=PLbe-vKpQTCYEXk2b18b5P-tFMFpkMfPm5" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính đạo hữu Ba Tuần

Việc hộ pháp vốn là bổn phận sự Phật tử đối với Tam Bảo xin chớ dùng những chữ cầu, nhờ...mà mạn càng sanh mạn. Việc lớn như chỉnh lý kinh văn thì e rằng đã quá sức trừng hải nhưng, những việc như thay font, sửa chữ, chú thích từ thì lại là điều khả dĩ trừng hải có thể miễn cưỡng. Nhưng, bởi tuổi đời đã một chân bước vào huyệt mộ, chân còn lại cũng chẳng còn xa mà chuyện đại sự thì chưa thu xếp vẹn toàn vì Bát Nhã Trí thì như ánh chớp trời đen nên sắc thân này tuy hôm nay thấy rõ mà kiếp sau thì e đã không còn. Nên, xin đạo hữu hãy thư thả ít hôm cho trừng hải này lo toan việc mình nếu thấy được thì xin được nghe lời chỉ bảo của đạo hữu mà làm.

Trăm năm một bước rồi thôi
Bằng an đâu có nơi đời tịch liêu.

Kính, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính đạo hữu Ba Tuần

Việc hộ pháp vốn là bổn phận sự Phật tử đối với Tam Bảo xin chớ dùng những chữ cầu, nhờ...mà mạn càng sanh mạn. Việc lớn như chỉnh lý kinh văn thì e rằng đã quá sức trừng hải nhưng, những việc như thay font, sửa chữ, chú thích từ thì lại là điều khả dĩ trừng hải có thể miễn cưỡng. Nhưng, bởi tuổi đời đã một chân bước vào huyệt mộ, chân còn lại cũng chẳng còn xa mà chuyện đại sự thì chưa thu xếp vẹn toàn vì Bát Nhã Trí thì như ánh chớp trời đen nên sắc thân này tuy hôm nay thấy rõ mà kiếp sau thì e đã không còn. Nên, xin đạo hữu hãy thư thả ít hôm cho trừng hải này lo toan việc mình nếu thấy được thì xin được nghe lời chỉ bảo của đạo hữu mà làm.

Trăm năm một bước rồi thôi
Bằng an đâu có nơi đời tịch liêu.

Kính, trừng hải

Kính đạo hữu Trừng Hải,

Việc này chẳng phải là chỉnh lý Kinh văn, mà là Dịch lại bản Kinh từ Hán Tạng, cho nên mới để trong bản dịch cả ba ngôn ngữ: Hán - Việt - Anh.

Về phần văn ngôn:

Tiếng Hán, hiện nay Ba Tuần chưa tìm được ấn bản điện tử để lấy đó làm chỗ y cứ. Sau khi tìm thấy, thì chỉ sử dụng để đối chiếu chuyển dịch, không động chạm tới lời văn Kinh (bản dịch Phạn - Hán đã rất hoàn chỉnh cả Văn lẫn Nghĩa rồi !)

Tiếng Anh, thì đã tìm thấy một bản dịch hoàn chỉnh Hán - Anh của Charles Luk. (Link có ở trên).

Về bản dịch Tiếng Việt thì vì Ngài Duy Lực là người Hoa, tốt nghiệp sư phạm Hoa Văn, lại có thời gian học tập và sinh sống ở cả hai nước; cộng thêm công phu chánh chân trong Tông môn, nên bản dịch Hán - Việt của Ngài cũng sẽ lấy làm y cứ để việc chuyển dịch Việt văn cho chuẩn xác ! Các bản dịch khác, dùng để tham khảo.

Về phần Nghĩa Kinh, bản Kinh Lăng Nghiêm Thông Nghị do Ngài Hám Sơn ( 憨山 ) soạn - một mạch viết liền, chẳng có gián đoạn, chỉ rõ Tông Chỉ, Huyền Nghĩa của Kinh, cho nên Ba Tuần sẽ cố gắng tìm bản Thông Nghị này bằng Tiếng Hán, cộng thêm bản dịch Việt văn của một dịch giả khuyết danh (link trên); làm chỗ y cứ về Nghĩa ! Ngài Hám Sơn, là bậc Long Tượng trong Tông Môn, nhục thân vẫn còn nơi chùa Nam Hoa, nhìn vào gương hạnh cả đời, quả chứng mốt kiếp, cũng đủ làm cho chúng ta có niềm tin vào lời Huyền Nghĩa Kinh Lăng Nghiêm do Ngài vận dụng Trí Bát Nhã mà hội thông diễn nói ra rồi.

Phật đã dạy rõ: Tự lợi, lợi tha.

Đủ thấy sự tự lợi luôn được ưu tiên hàng đầu. Song tới một mức độ nào đó, lợi tha chính là tự lợi !

Đạo hữu cứ bình tâm thu xếp việc mình, trong khi chờ đợi, Ba Tuần sẽ sưu tầm thêm một số tư liệu quan trọng còn thiếu và những tư liệu tham khảo giúp thêm cho công việc này hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Cúi xin thập phương chư Phật, thập phương Bồ Tát, thập phương Hiền Thánh Tăng, cùng chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần gia hộ cho thân tâm đạo hữu thường lạc, an tịnh; thắng duyên đầy đủ; nguyện hoàn, ý mãn; cùng nhau gieo hạt giống Chánh Pháp tại nơi thế gian ngũ trước ác thế này !

Chánh Pháp trường tồn,
Bất khả ly tướng !

Mộ Phần.



Hán - Việt Từ Điển: http://hvdic.thivien.net/

CBETA 電子版 ( CBETA điện tử bản ): http://www.cbeta.org/



大 佛 頂
Đại Phật Đỉnh

如 來 密 因
Như Lai Mật Nhân

修 證 了 義 諸 菩 薩
Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát

萬 行 首 楞 嚴 經.
Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh.



Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Hán Văn. ( 10 quyển )
Link: http://tripitaka.cbeta.org/T19n0945_001

CBETA 電子佛典集成 » 大正藏 (T) » 第 19 冊 » No.0945 »
CBETA điện tử Phật điển tập thành » Đại Chánh Tạng (T) » đệ 19 sách » No.0945 »


大 乘 入 楞 伽 經.
Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh.

Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già - Ngài Thật Xoa Nan Đà dịch Hán văn. ( 7 quyển )
Link: http://tripitaka.cbeta.org/T16n0672

CBETA 電子佛典集成 » 大正藏 (T) » 第 16 冊 » No.0672
CBETA điện tử Phật điển tập thành » Đại Chánh Tạng (T) » đệ 16 sách » No.0672



楞 嚴 經 通 議.
Lăng Nghiêm Kinh Thông Nghị.

Kinh Lăng Nghiêm Thông Nghị - Ngài Hám Sơn soạn (10 quyển)
Link: http://tripitaka.cbeta.org/ko/X12n0279_001

CBETA 電子佛典集成 » 卍續藏 (X) » 第 12 冊 » No.0279
CBETA điện tử Phật điển tập thành » Vạn Tục Tạng (X) » đệ 12 sách » No.0279


憨山老人夢遊集.
Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập.

Mộng Du Tập - Ngài Hám Sơn ( 54 quyển )
Link: http://tripitaka.cbeta.org/ko/X73n1456_001

CBETA 電子佛典集成 » 卍續藏 (X) » 第 73 冊 » No.1456 » 
CBETA điện tử Phật điển tập thành » Vạn Tục Tạng (X) » đệ 73 sách » No.1456 »
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Chào bạn Ba Tuần,


Tiếng Anh, thì đã tìm thấy một bản dịch hoàn chỉnh Hán - Anh của Charles Luk. (Link có ở trên).



Ban phiên dịch kinh điển chùa Vạn Phật Thánh Thành của hòa thượng Tuyên Hóa vừa hoàn tất một bản dịch Anh ngữ mới của Kinh Thủ Lăng Nghiêm năm 2009 (bản dịch trước là năm 1981). Đây có lẽ là một bản dịch công phu và hoàn chỉnh nhất của Kinh Thủ Lăng Nghiêm sang tiếng Anh. Phiên bản điện tử PDF của bản dịch Anh ngữ này có ở đây:
http://www.buddhisttexts.org/uploads/6/3/3/1/6331706/surangama_new_translation.pdf



Về phần Nghĩa Kinh, bản Kinh Lăng Nghiêm Thông Nghị do Ngài Hám Sơn ( 憨山 ) soạn - một mạch viết liền, chẳng có gián đoạn, chỉ rõ Tông Chỉ, Huyền Nghĩa của Kinh, cho nên Ba Tuần sẽ cố gắng tìm bản Thông Nghị này bằng Tiếng Hán, cộng thêm bản dịch Việt văn của một dịch giả khuyết danh (link trên); làm chỗ y cứ về Nghĩa ! Ngài Hám Sơn, là bậc Long Tượng trong Tông Môn, nhục thân vẫn còn nơi chùa Nam Hoa, nhìn vào gương hạnh cả đời, quả chứng mốt kiếp, cũng đủ làm cho chúng ta có niềm tin vào lời Huyền Nghĩa Kinh Lăng Nghiêm do Ngài vận dụng Trí Bát Nhã mà hội thông diễn nói ra rồi.



Bản Hán văn Lăng Nghiêm Kinh Thông Nghị 楞嚴經通議 do Hám Sơn Đại Sư 憨山大師 trước tác có ở đây:
http://book.bfnn.org/article2/1644.htm



:icon_prost:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chào bạn LaughingHaha,

Cảm ơn bạn vì những chia sẽ rất hữu ích.

Mình biết bạn có sở học và sở hành hết sức đáng kính, rất mong bạn dành chút thì giờ quý báu, ghé thăm chủ đề này trong tương lai, để trong quá trình chuyển dịch Hán - Việt, cả Âm - Văn - Nghĩa (sẽ đăng tải từng câu, từng đoạn Kinh văn lên đây); bạn có thể góp ý chỉ bảo sao cho có được một bản dịch Việt Văn Kinh Thủ Lăng Nghiêm, viên mãn nhất trong khả năng hiện thời !

Chân thành cảm ơn bạn vì những chia sẻ !

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Đạo thời bất viễn, hạnh thời xa !

Mộ Phần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Nguyên Tắc Phiên Dịch.


I. Ngài Đạo An (312-385)
, thiết lập Ngũ thất bản (5 điều mất gốc), Tam bất dị (3 điều không dễ)


5 điều mất gốc:


1. Văn Tây Trúc đảo lộn vị trí mà chuyển sang tiếng Trung Hoa phải theo thể thức của Trung Hoa, đó là điều mất gốc thứ nhất.

2. Kinh văn Tây Trúc chuộng thực chất mà người Trung Quốc thì thích văn hoa, có văn hoa mới dễ dàng thâm nhập tâm hồn mọi người, nếu không văn hoa thì không thích hợp, đó là điều mất gốc thứ hai.

3. Kinh văn của Tây Trúc rất rốt ráo, đến như những lời ngâm vịnh mà lặp đi lặp lại đến 3, 4 lần cũng không ngại phiền phức, mà khi dịch thì phải cắt bỏ, đó là điều mất gốc thứ ba.

4. Kinh văn Tây Trúc thường kèm theo giải thích ý nghĩa, có vẻ rườm rà, lặp lại những điều đã nói ở trước, văn cũng không khác nhau, mà khi dịch phải cắt bỏ tất cả, đó là điều mất gốc thứ tư.

5. Khi việc đã hoàn thành, nói sang đoạn tiếp cũng lập lại những lời trước đó, nhưng khi dịch thì phải loại bỏ những thứ ấy, đó là điều mất gốc thứ năm.

3 điều không dễ:

1. Như kinh Bát Nhã, bậc Thánh giả tùy theo thời đại, dùng cái tâm “tam đạt” (chỉ cho ba minh của Phật), dùng cái lưỡi “Phú diện” (chỉ cho cái lưỡi rộng dài của Phật) để diễn tả, mà phong tục mỗi thời mỗi khác, nay phải cắt bỏ những khái niệm cổ kính, thanh nhã ấy để thích hợp với đương thời, đó là điều không dễ thứ nhất.

2. Ngu trí cách nhau nghìn trùng, Thánh nhân thuộc một lĩnh vực riêng, mà muốn đem lời nói vi diệu cao cả của nghìn năm trước chuyển dịch cho phù hợp với phong tục thấp kém của trăm họ ngày nay, đó là điều không dễ thứ hai.

3. Ngài Anan kết tập kinh điển, cách Phật chưa lâu, tôn giả Đại Ca-diếp lãnh đạo 500 vị La-hán lục thông, xét duyệt nhiều lần rồi mới ghi chép. Ngày nay cách xa hàng ngàn năm mà muốn đem ý riêng thô thiển lượng định, cắt bỏ khi phiên dịch; các bậc A-la-hán kia trang nghiêm dường ấy, trái lại những kẻ còn bị sinh tử tầm thường thế này, há có thể làm cho những người không biết pháp phấn chấn được ư? Đó là điều không dễ thứ ba.

II. Ngài Cưu Ma La Thập ( 344 - 413 )

Pháp Sư La Thập dịch lại chánh văn, nhờ giỏi phương ngôn, vận dụng kiến thức cao siêu, thầm hợp với sự thật, nên đạt đến chỗ rốt ráo, viên mãn. Bấy giờ, tay ngài cầm bản văn Tây Vức, miệng đọc lời dịch, đạo tục đều thành kính, một lời dịch lập lại 3 lần, gọt bỏ rườm rà, cầu được tinh túy, phù hợp với Thánh ý. Lời văn giản dị mà thấu đáo, yếu chỉ lung linh mà sáng tỏ, những lời nói sâu xa đến đây đều hiển hiện.

1. Xem trọng văn hoa.

2. Cắt giảm và tăng bổ Kinh điển.

2.1, ĐỂ CHO BẢN DỊCH PHÙ HỢP VỚI HÌNH THỨC CỦA NGUYÊN ĐIỂN.

Những bản Kinh mà Ngài La Thập phiên dịch phần lớn là những bản dịch lại.

2.2, CHÂM CHƯỚC CHO PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA NGƯỜI HÁN.

Đối với nội dung của Luận thư, Ngài La Thập không dựa vào nguyên bản để dịch đầy đủ mà chỉ tuyển chọn những bản trọng yếu nào đó rồi ra sức phiên dịch

2.3, CẮT BỚT HOẶC BỔ SUNG NGUYÊN ĐIỂN ĐỂ CHO BẢN DỊCH ĐƯỢC LƯU LOÁT VÀ SÁNG SỦA.

Ngài La Thập phiên dịch chú trọng nghĩa lý và trau chuốt ngôn từ, để tránh cho bản dịch khỏi khô khan khó đọc.

3. Đính chính tên gọi cho đúng sự thật.

III. Ngài Ngạn Tôn ( 557 - 610 ), thiết lập Bát bị (Tám việc hoàn bị):

1. Thành tâm yêu pháp, chí nguyện lợi người, không ngại thời gian, là bị thứ nhất.

2. Muốn sang bờ giác, trước phải giữ giới, không sợ chê bai, là bị thứ hai.

3. Tinh thông Tam tạng, hiểu rõ 2 thừa, không có ngu tối, là bị thứ 3.

4. Đọc khắp sách sử, trau dồi điển chương, không để thiếu sót, là bị thứ 4.

5. Trong lòng an tịnh, khí độ ung dung, không hay chấp trước, là bị thứ 5.

6. Đắm mình vào đạo, lạnh nhạt lợi danh, không thích khoe khoang, là bị thứ 6.

7. Học vấn uyên bác, thông hiểu tiếng Phạn, phiên dịch chính xác, là bị thứ 7.

8. Thường xem thương nhã, hiểu rõ triện lệ, am tường văn lý, là bị thứ 8.


IV. Ngài Huyền Trang (玄奘) (602-664), thiết lập Ngũ chủng bất phiên ( 5 loại chẳng dịch ):


1. Bí mật chi : Để đảm bảo tính chất huyền bí thâm mật nên không dịch nghĩa. (như Đà La Ni...)

2. Hàm đa nghĩa :
Vì có nhiều nghĩa nên không dịch nghĩa mà chỉ phiên âm.

3. Thử phương sở vô :
Những thứ mà phương này không có, nên không dịch nghĩa.

4. Thuận theo cổ lệ : Không nên phiên dịch, như A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, không phải là không thể dịch được, nhưng vì đã quen dùng nên không dịch, tránh làm rối thêm.

5. Vi sinh thiện : Để cho người nghe sinh thiện tâm nên không dịch. Như từ Bát Nhã, nghe hai chữ Bát Nhã, người nghe sẽ nảy tín tâm, còn nếu dịch là Trí tuệ thì người nghe sẽ khinh thường và sẽ hiểu ý một cách nông cạn, vì thế không dịch nghĩa.

V. Ngài Tán Ninh (919-999), thiết lập Tân ý lục lệ (6 quy tắc mới mẻ):

1. Dịch chữ, dịch âm: Đây là văn dịch Kinh điển của chữ Hán, đầy đủ cả âm và nghĩa, chính là yếu tố tiên quyết của việc dịch Kinh.

2. Hồ ngữ, Phạn âm: Tại Ngũ Thiên Trúc (Ấn Độ) thuần túy Phạn ngữ, còn miền Bắc Tuyết Sơn thuộc về Hồ. Khi Kinh Luật của Thiên Trúc truyền đến nước Quy Tư, người Quy Tư không nói được tiếng Thiên Trúc, gọi Thiên Trúc là nước Đặc Già, rồi đem Kinh Luật ấy dịch ra tiếng nước Hồ (Quy Tư), nếu chỗ nào không hiểu thì giữ nguyên tiếng Phạn, do đó mà cả Hồ và Phạn lẫn lộn với nhau.

3. Dịch lại, dịch thẳng: Như Kinh điển truyền đến Lĩnh Bắc, Lâu Lan, Yên Kỳ, nơi đây không biết tiếng Thiên Trúc, họ bèn dịch sang Hồ ngữ. Sau đó Kinh điển này truyền sang Đông Hạ (Trung Hoa), rồi người Trung Hoa dịch sang tiếng nước mình, đó là dịch lại. Còn trường hợp Kinh điển từ Thiên Trúc đem đến Đông Hạ, rồi người Đông Hạ đem dịch ra tiếng bản địa, đó gọi là dịch thẳng.

4. Thô ngôn, tế ngữ: Như dùng những lời nói phổ thông của thời đại để dịch Kinh, đó gọi là thô ngôn. Còn khi dùng những ngôn ngữ tế nhị, tao nhã để biểu đạt ý Kinh thì gọi là tế ngữ.

5. Hoa ngôn, nhã tục: Như dùng văn tự để ghi lại lời nói là nhã, còn dùng ngôn ngữ thông dụng để nói là tục. Nhã ngữ như các loại văn chương ngày xưa của Trung Quốc được dùng trong Kinh Thư, Tử Thư, Chu Dịch, Lão Trang v.v. Còn tục ngữ là chỉ cho người dịch kinh dùng những ngôn ngữ phổ thông đương hiện hành để dịch kinh. Loại này tương tự như thô ngôn đã nói ở trên.

6. Trực ngữ, mật ngữ: Căn cứ vào ý nghĩa của văn tự tiếng Phạn mà phiên dịch là trực ngữ. Còn căn cứ vào ý nghĩa tế nhị tiềm ẩn của Phạn văn mà phiên dịch là mật ngữ. Chẳng hạn tiếng phạn “Bà-lưu-sa” mà dịch là “Đừng ác khẩu” là trực ngữ, còn dịch thành “Bồ tát biết được bờ bên kia” là mật ngữ.

(Link tại ĐÂY)​

VI. Ngài Tuyên Hóa (1918 - 1995), thiết lập
Bốn ban và 8 quy luật phiên dịch Kinh:

4 Ban gồm:

1. Ban Phiên dịch.
2. Ban Duyệt thảo.
3. Ban Nhuận sắc.
4. Ban Chứng minh.

8 quy luật phiên dịch Kinh:

1. Dịch giả phải thoát mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi.

2. Dịch giả phải tu tâm dưỡng tánh, dứt bỏ đi thói cao ngạo.

3. Dịch giả phải tự chế, không được tự khen rồi chê bai kẻ khác.

4. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.

5. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.

6. Dịch giả phải dùng Trạch Pháp Nhãn để phán xét đâu là chân lý.

7. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao Tăng, Ðại Ðức ở mười phương chứng minh cho bản dịch của mình.

8. Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng đắn.

(Link tại ĐÂY).​

PHƯƠNG PHÁP DỊCH: Link (1), (2).
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính đạo hữu Ba Tuần

Tuy chỉ là chuyện nhỏ nhưng nhiều chuyện nhỏ hóa thành lớn chuyện. Nếu đạo hữu có ý định viết tiếp trong topic này thì xin đổi tên chủ đề có được không?

Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát đáo Niết bàn.

Kính, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính đạo hữu Ba Tuần

Tuy chỉ là chuyện nhỏ nhưng nhiều chuyện nhỏ hóa thành lớn chuyện. Nếu đạo hữu có ý định viết tiếp trong topic này thì xin đổi tên chủ đề có được không?

Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát đáo Niết bàn.

Kính, trừng hải

Kính đạo hữu Trừng Hải,

Hình như chủ đề lập rồi không đổi tên được thì phải ?

Nếu đạo hữu thấy cần thiết và trong khả năng quyền hạn có thể đổi được thì xin đổi thành: ĐỌC, DỊCH, LUẬN KINH THỦ LĂNG NGHIÊM !


Mộ Phần.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113


Kính đạo hữu Trừng Hải,

Hình như chủ đề lập rồi không đổi tên được thì phải ?

Nếu đạo hữu thấy cần thiết và trong khả năng quyền hạn có thể đổi được thì xin đổi thành: ĐỌC, DỊCH, LUẬN KINH THỦ LĂNG NGHIÊM !


Mộ Phần.

Chào đạo hữu Ba Tuần

Có lẽ phiền đạo hữu nhờ Admin, thầy Viên Quang đổi tên topic giúp cho. Hay copy & past sang một topic khác với tên gọi chủ đề mới. Hề hề, trừng hải có "khả năng quyền hạn" chi mô!?

Kính, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Luận Nghĩa.

I. Ngũ trùng huyền nghĩa:

Ngũ trùng huyền nghĩa là gì ? Chính là “Danh, thể, tông, dụng, giáo”; cũng chính là:

1. Thích danh

2. Biện thể

3. Minh tông

4. Luận dụng

5. Phán giáo tướng.


Đây cũng giống như con người chúng ta vậy.

1. Đầu tiên chúng ta phải có tên (danh); như người họ Trương, gọi là “Trương Tam”; người họ Lý gọi là “Lý Tứ” v.v.., mỗi người đều có tên riêng của mình.

2. Thí dụ như tên người đó là Trương Tam, vậy Trương Tam cao lớn chừng nào ? Cân nặng ra sao ? Thân thể có khỏe mạnh không? Các chi tiết này cần biết để nhận diện.

3. Biết được về “thể” của Trương Tam rồi, kế tiếp tìm hiểu xem amh ta chuyên hướng về gì (tông chỉ)? Buôn bán? Học hành? Hay lao động chân tay? Trong các ngành sĩ, nông, công, thương, quan chức, Trương Tam hướng về ngành nào? Anh ta chuyên về chuyện học hành ư? Vậy học hành là tông chỉ của Trương Tam.

4. Kế đó, ta hỏi xem học vấn của anh ta dùng vào viêc gì (dụng)? Có phải anh ta học xong rồi đi ngủ, không làm gì cả? Không phải! Học xong còn phải phát triển, áp dụng cái sở học của mình. Thí như học khoa học thì vận dụng vào việc phát triển khoa học; học triết học thì phát triển về triết học; học kiến trúc, chứng tỏ mình muốn là kỹ sư; học văn học, hoặc giáo dục, định hướng sau này sẽ làm nhà giáo dục. Đó là khía cạnh thực dụng riêng của mỗi ngành. Kinh cũng như vậy, mỗi kinh đều có công dụng riêng.

5. Giờ đã biết được công dụng của anh ta rồi; thể chất, tông chỉ, tên họ cũng đã biết. Chặng cuối cùng là bàn về chức phận (phán giáo tướng), là giáo sư, là giám đốc, hay là nội trợ? v.v.. Tóm lại, mỗi người đều có chức phận riêng, và do điều nầy mà ta có thể xác định được sự thành tựu trong đời của người ấy là gì. Phân tích huyền nghĩa trong một bộ kinh cũng như vậy.

Ngài Tuyên Hóa giảng - Link tại ĐÂY.

Toàn bộ Kinh tạng của Phật giáo cộng chung có mười hai bộ:

1. Bộ Trường hàng: Giữa một bản Kinh không có ngắt đoạn cho nên gọi là Trường hàng.

2. Bộ Trùng Tụng: Lập lại ý nghĩa đã nói trong Kinh; nói lập lại văn Kinh Trường hàng để dễ ghi nhớ.

3. Bộ thọ ký: Trong Kinh điển đề cập đến việc Ðức Phật trước thọ ký cho Ðức Phật sau, ví như nói: "Ông ở kiếp nào đó sẽ được thành Phật tên là gì? Thọ mạng bao lâu? Chúng sanh giáo hóa được nhiều ít? Ở trước quốc độ nào?..." đều là dự báo trước, đó gọi là Thọ ký.

4. Bộ nhân duyên: Do các thứ nhân duyên mà nói các thứ pháp.

5. Bộ Thí dụ: Dùng một sự vật nào đó, tỷ dụ cho một sự vật nào đó để thuyết minh chỗ nhiệm mầu của Phật Pháp.

6. Bộ Bổn sự: Hoặc Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tự thuật việc tiền thân, hoặc thuật lại những sự tích tiền thân của một vị Phật hay một vị Bồ tát nào đó.

7. Bộ Bổn sanh: Nói về sự tích đời này của Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc việc đời này của một vị Bồ tát nào đó.

8. Bộ Phương quảng: Phương là bốn phương, Quảng là rộng khắp, biểu thị pháp được nói ra rất tinh vi rộng lớn.

9. Bộ Vị tằng hữu: Những điều này là từ trước đến nay chưa từng nói ra hay bây giờ mới nói.

10. Bộ vô vấn tự thuyết: Như Kinh A-Di-Ðà, do vì bộ Kinh này rất trọng yếu, tất cả hàng Thanh văn không thể hiểu được, cho đến các vị Bồ tát cũng chưa có thể đạt đến cảnh giới này, nhân đó Ðức Phật tự phóng ra ánh sáng chấn động cõi nước để nói ra bộ Kinh này.

11. Bộ cô khởi: Cũng gọi là Phúng tụng. Trong một bộ Kinh, đó là những bài kệ đứng riêng một mình, không liên quan gì đến Kinh văn trước hay sau cả, hoặc nói ra riêng rẽ về đạo lý, như Kinh Kim Cang.

12. Bộ Luận nghị: Nghiên cứu luận nghị về nghĩa lý của một loại Phật pháp.

Có bài kệ về mười hai bộ trên như sau:

Trường hàng, Trùng tụng và Thọ ký,

Cô khởi, Vô vấn mà tự thuyết,

Nhân duyên, Thí dụ với Bổn sự,

Bổn sanh, Phương quảng, Vị tằng hữu,

Luận nghị cộng thành mười hai bộ

Link tại ĐÂY.

Kinh là Khế kinh. Sao gọi là Khế kinh? "Khế" có nghĩa là hợp, tức là trên thì khế hợp với lý nhiệm mầu của chư Phật, dưới thì khế hợp với căn cơ của chúng sanh, đó gọi là Kinh. Kinh có năm nghĩa:

1. Kinh là bản ý của pháp, là căn bổn của pháp, nên nói Kinh là gốc của mọi pháp. Phật thông đạt cội nguồn mọi pháp nên Ngài thuyết giáo. Do vậy giáo là căn bổn của pháp, dùng phương pháp "Tứ tất-đàn" để diễn đạt căn bổn của pháp. "Tất" là cùng khắp, "Ðàn" là bố thí, tức là bố thí cùng khắp đến tất cả chúng sanh. Bốn thứ Tất-đàn là:

Thế gian tất-đàn: Nói pháp thế gian.

Ðối trị tất-đàn: Ðối trị, sửa đổi lỗi lầm của chúng sanh.

Vị nhơn tất-đàn: Vì chúng sanh mà thuyết pháp.

Ðệ nhất nghĩa tất-đàn: Ban truyền giáo lý rốt ráo (đệ nhất nghĩa) cho tất cả chúng sanh.

Nói cho cùng, thì pháp vốn không thể diễn bày, nhưng vì hành Bốn Loại Bố Thí Pháp bốn Tất-đàn ghi trên nên Ðức Phật có thể diễn đạt pháp. Vì vậy, chữ Kinh có nghĩa là Căn Bản Pháp

2. Kinh là nghĩa pháp vi diệu: Pháp vi diệu là pháp rất vi tế, vì tất cả đạo lý huyền diệu sâu xa đều ở trong Kinh. Nếu không nói ra thì không ai biết. Cho nên Kinh là phát huy đạo lý vi diệu.

3. Kinh có nghĩa là suối nguồn: Như nước suối từ trong đất tuôn vọt lên khỏi mặt đất không ngớt, những giáo lý từ các Kinh bản tuôn trào như nước suối. Cho nên ví Kinh dụ như suối nguồn.

4. Kinh có nghĩa là chừng mực: Xưa nay thợ mộc hoặc thợ đá, lấy dây mực làm chuẩn. Từ trong hộp mực kéo ra sợi dây mực rồi khảy dây mực một cái, mực trên dây in lên gỗ hoặc đá, liền có một đường thẳng hiện ra. Kinh giống như vậy và cũng tương tự như com-pa và thước vuông dùng để hướng dẫn người.

5. Kinh có nghĩa là kết tràng: Các thứ hoa kết thành một tràng hoa. Giáo lý được liên kết với nhau trong Kinh điển cũng như vậy.

II. Thập môn phân biệt:

1-Giải thích tổng quát đề Kinh (Tổng thích danh đề).

2-Nhân duyên phát khởi giáo lý (Giáo khởi nhân duyên).

3-Phân loại Kinh thuộc tạng nào và thừa nào (Tạng giáo sở nhiếp).

4-Khảo sát nghĩa lý sâu mầu của Kinh (Nghĩa lý phần tể).

5-Diễn bày thể tính của giáo pháp (Năng thuyên giáo thể).

6-Sự khế hợp của từng căn cơ với giáo lý trong Kinh (Sở bị cơ nghi).

7-Sự thông dụng và cá biệt về tông thú của Kinh (Tông thú thông biệt).

8-Xác định thời gian giảng Kinh (Thuyết thời tiền hậu).

9-Lịch sử truyền bá phiên dịch Kinh (Lịch minh truyền dịch).

10-Phần giải thích yếu nghĩa của Kinh (Biệt giải văn nghĩa).

Để giảng giải cho trọn vẹn chân lý vô cùng vô tận trong bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm này. Tôi ( Ngài Tuyên Hóa )sẽ dùng Thập môn phân biệt của tông Hiền Thủ hơn là dùng Ngũ chủng huyền nghĩa của tông Thiên Thai.

Hiền Thủ và Thiên Thai là hai tông phái lớn của Phật giáo Trung Hoa. Các Pháp sư khi giảng kinh đều chỉ nghiên cứu một trong hai tông phái này. Nên lời giảng của họ không đạt đến chỗ viên dung vô ngại được.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
PHIÊN ÂM HÁN - VIỆT:
KINH ĐẠI PHẬT ĐỈNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM.


Kính mong các đạo hữu thông thạo Hán Văn, góp ý phiên âm cho chánh bản. Sẽ đánh dấu từng câu, từng đoạn, từng phần theo số tự nhiên; để tiện theo dõi và góp ý. Sở dĩ trong cùng một câu phải ngắt ra nhiều dòng vì trong quá trình đăng tải lên Diễn Đàn, thì font chữ tiếng Hán bị lỗi, khi ngắt đoạn thì hết bị lỗi. Xin phép được bắt đầu !

Đây là bản Kinh Thủ Lăng Nghiêm, đã được Ngài Nhẫn Tế, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đỉnh Thám, cư sĩ Hạnh Cơ, sử dụng để phiên dịch Hán - Việt. Bản Kinh Hán này có thiếu khuyết, ngay ở phần đầu quyển 1, so với bản mà Ngài Duy Lực sử dụng để phiên dịch. Hiện nay chưa tìm thấy bản Hán Văn mà Ngài Duy lực sử dụng.

Đoạn thiếu khuyết cụ thể là:

Khi ấy, Thế Tôn giơ tay dịu dàng rờ đầu A Nan, nói với A Nan và đại chúng:

- Có pháp Tam Ma Đề, gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, bao hàm vạn hạnh, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai, nay ngươi hãy chú ý nghe.

A Nan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.

Đoạn này, là khúc nối giữa đề mục phiên âm 12 với 13. Bản Việt văn Kinh Lăng Nghiêm của bác sĩ Thám, NXB Tôn giáo ấn hành năm 2013 , không có đoạn này !

Cũng là đoạn nối bị thiếu, giữa hai đoạn [0106c09] với [0106c21] , theo ấn bản điện tử Kinh Thủ Lăng Nghiêm của CBETA.

Link: http://tripitaka.cbeta.org/T19n0945_001

----------------------------------------------------

1. 1234567891011

121314151617181920212223.



2. (一 名 中 印 度 那 蘭 陀 大 道 場 經,

於 灌 頂 部 錄 出 別 行).



3. 大 唐 神 龍 元 年 龍 集 乙 巳

五 月 己 卯 朔 二 十 三 日 辛 丑

中 天 竺 沙 門 般 剌 蜜 帝

於 廣 州 制 止 道 場 譯 出.



4. 菩 薩 戒 弟 子

前 正 諫 大 夫 同 中 書 門 下 平 章 事

清 河 房 融 筆 授.



5. 烏 長 國 沙 門 彌 伽 釋 迦 譯 語.


6. 如 是 我 聞:


7. 一 時,佛 在 室 羅 筏 城 祇 桓 精 舍,

與 大 比 丘 眾 千 二 百 五 十 人 俱,

皆 是 無 漏 大 阿 羅 漢。

佛 子 住 持 善 超 諸 有,

能 於 國 土 成 就 威 儀,

從 佛 轉 輪 妙 堪 遺 囑,

嚴 淨 毘 尼 弘 範 三 界,

應 身 無 量 度 脫 眾 生,

拔 濟 未 來 越 諸 塵 累。



8. 其 名 曰:大 智 舍 利 弗, 摩 訶 目 乾 連,

摩 訶 拘 絺 羅, 富 樓 那 彌 多 羅 尼 子,

須 菩 提, 優 波 尼 沙 陀 等 而 為 上 首。



9. 復 有 無 量 辟 支 無 學 并 其 初 心 同 來 佛 所,

屬 諸 比 丘 休 夏 自 恣。



10. 十 方 菩 薩 諮 決 心 疑,

欽 奉 慈 嚴 將 求 密 義。

即 時 如 來 敷 座 宴 安,

為 諸 會 中 宣 示 深 奧,

法 筵 清 眾 得 未 曾 有,

迦 陵 仙 音 遍 十 方 界,

恒 沙 菩 薩 來 聚 道 場,

文 殊 師 利 而 為 上 首。



11. 時,

波 斯 匿 王 為 其 父 王 諱 日 營 齋,

請 佛 宮 掖 自 迎 如 來,

廣 設 珍 羞 無 上 妙 味,

兼 復 親 延 諸 大 菩 薩;

城 中 復 有 長 者 居 士,

同 時 飯 僧 佇 佛 來 應。

佛 勅 文 殊 分 領 菩 薩

及 阿 羅 漢 應 諸 齋 主;

唯 有 阿 難 先 受 別 請,

遠 遊 未 還 不 遑 僧 次,

既 無 上 座 及 阿 闍 黎,

途 中 獨 歸 其 日 無 供。

即 時 阿 難 執 持 應 器,

於 所 遊 城 次 第 循 乞,

心 中 初 求 最 後 檀 越 以 為 齋 主,

無 問 淨 穢 剎 利 尊 姓 及 旃 陀 羅,

方 行 等 慈 不 擇 微 賤,

發 意 圓 成 一 切 眾 生 無 量 功 德。

阿 難 已 知 如 來 世 尊

訶 須 菩 提 及 大 迦 葉

為 阿 羅 漢 心 不 均 平,

欽 仰 如 來 開 闡 無 遮 度 諸 疑 謗。

經 彼 城 隍 徐 步 郭 門,

嚴 整 威 儀 肅 恭 齋 法。



12. 爾 時,

阿 難 因 乞 食 次 經 歷 婬 室,

遭 大 幻 術 摩 登 伽 女

以 娑 毘 迦 羅 先 梵 天 呪

攝 入 婬 席,

婬 躬 撫 摩 將 毀 戒 體 。

如 來 知 彼 婬 術 所 加,

齋 畢 旋 歸;

王 及 大 臣 長 者 居 士,

俱 來 隨 佛 願 聞 法 要。

于 時,

世 尊 頂 放 百 寶 無 畏 光 明,

光 中 出 生 千 葉 寶 蓮,

有 佛 化 身 結 跏 趺 坐,

宣 說 神 呪,

勅 文 殊 師 利 將 呪 往 護,

惡 呪 銷 滅,

提 獎 阿 難 及 摩 登 伽 歸 來 佛 所。

阿 難 見 佛 頂 禮 悲 泣,

恨 無 始 來 一 向 多 聞 未 全 道 力,

殷 勤 啟 請 十 方 如 來 得 成 菩 提 妙 奢 摩 他、

三 摩 禪 那 最 初 方 便。

於 時,

復 有 恒 沙 菩 薩 及 諸 十 方 大 阿 羅 漢、

辟 支 佛 等,俱 願 樂 聞,

退 坐 默 然 承 受 聖 旨。


( ở đây còn 1 đoạn, chỉ thấy trong bản dịch Việt Văn của Ngài Duy Lực !)

13. 佛 告 阿 難:

「 汝 我 同 氣 情 均 天 倫,

當 初 發 心,於 我 法 中 見 何 勝 相,

頓 捨 世 間 深 重 恩 愛 ?」


 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Kính mong các đạo hữu thông thạo Hán Văn, góp ý phiên âm cho chánh bản. Sẽ đánh dấu từng câu, từng đoạn, từng phần theo số tự nhiên; để tiện theo dõi và góp ý. Sở dĩ trong cùng một câu phải ngắt ra nhiều dòng vì trong quá trình đăng tải lên Diễn Đàn, thì font chữ tiếng Hán bị lỗi, khi ngắt đoạn thì hết bị lỗi. Xin phép được bắt đầu !



Chào bạn Ba Tuần,

Để phiên âm một bản văn chữ Hán bạn chỉ cần vào đây: http://www.vietnamtudien.org/dtk/ chọn click vào chữ "phiên" một khung vuông sẽ hiện ra. Bạn copy & paste bản văn chữ Hán vào khung vuông này và click "go" thì sẽ có bản phiên âm.

Thí dụ KKT copy & paste đoạn văn chữ Hán dưới đây vào khung vuông rồi click go thì sẽ có kết quả phiên âm như sau:

6. 如 是 我 聞:
7. 一 時, 佛 在 室 羅 筏 城 祇 桓 精 舍,
與 大 比 丘 眾 千 二 百 五 十 人 俱,
皆 是 無 漏 大 阿 羅 漢。

6. như thị ngã văn:
7. nhất thì, phật tại thất la phiệt thành kì hoàn tinh xá,
dữ đại bỉ khâu chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu,
giai thị vô lậu đại a la hán。

Bảng phiên âm này rất là tiện vì để hiểu nghĩa bất cứ chữ Hán nào trong đoạn văn trên thì chỉ cần click vào ngay chữ Hán đó thì sẽ có lời giải nghĩa. Ngoài ra một chữ Hán có thể có nhiều âm đọc khác nhau thì bảng phiên âm này chọn âm đầu tiên, cho nên cũng cần phải kiểm soát lại vì nhiều khi âm này không đúng với ngữ cảnh của đoạn văn. Thí dụ chữ 時 có hai âm là thì và thời thì bảng phiên âm chọn chữ thì; chữ 比 có bốn âm là bỉ, bí, bì, tỉ thì bảng phiên âm chọn chữ bỉ trong khi đúng ra ở đây phải dùng chữ tỉ (tỉ khưu).

Chúc bạn thành công trong việc dịch bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm này được như ý nguyện.


:icon_prost:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chào bạn Ba Tuần,

Để phiên âm một bản văn chữ Hán bạn chỉ cần vào đây: http://www.vietnamtudien.org/dtk/ chọn click vào chữ "phiên" một khung vuông sẽ hiện ra. Bạn copy & paste bản văn chữ Hán vào khung vuông này và click "go" thì sẽ có bản phiên âm.

Thí dụ KKT copy & paste đoạn văn chữ Hán dưới đây vào khung vuông rồi click go thì sẽ có kết quả phiên âm như sau:

6. 如 是 我 聞:
7. 一 時, 佛 在 室 羅 筏 城 祇 桓 精 舍,
與 大 比 丘 眾 千 二 百 五 十 人 俱,
皆 是 無 漏 大 阿 羅 漢。

6. như thị ngã văn:
7. nhất thì, phật tại thất la phiệt thành kì hoàn tinh xá,
dữ đại bỉ khâu chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu,
giai thị vô lậu đại a la hán。

Bảng phiên âm này rất là tiện vì để hiểu nghĩa bất cứ chữ Hán nào trong đoạn văn trên thì chỉ cần click vào ngay chữ Hán đó thì sẽ có lời giải nghĩa. Ngoài ra một chữ Hán có thể có nhiều âm đọc khác nhau thì bảng phiên âm này chọn âm đầu tiên, cho nên cũng cần phải kiểm soát lại vì nhiều khi âm này không đúng với ngữ cảnh của đoạn văn. Thí dụ chữ 時 có hai âm là thì và thời thì bảng phiên âm chọn chữ thì; chữ 比 có bốn âm là bỉ, bí, bì, tỉ thì bảng phiên âm chọn chữ bỉ trong khi đúng ra ở đây phải dùng chữ tỉ (tỉ khưu).

Chúc bạn thành công trong việc dịch bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm này được như ý nguyện.


:icon_prost:

Chào bạn HaHa,

Đúng như bạn đã chỉ rõ, dịch bằng cách này nhiều khi: âm không đúng với ngữ cảnh !

Trong khi đó trình độ Hán Văn của mình thì mới ở cỡ mẫu giáo lớn, thì e rằng việc tùy chọn âm nào cho thích hợp thì cũng khó thể chính xác được !

Chính vì nguyên nhân đó, mình mời thỉnh nhờ các đạo hữu đã thông thạo Hán - Văn, hỗ trợ phiên giúp !

Mộ Phần.
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Chào bạn HaHa,

Đúng như bạn đã chỉ rõ, dịch bằng cách này nhiều khi: âm không đúng với ngữ cảnh !

Trong khi đó trình độ Hán Văn của mình thì mới ở cỡ mẫu giáo lớn, thì e rằng việc tùy chọn âm nào cho thích hợp thì cũng khó thể chính xác được !

Chính vì nguyên nhân đó, mình mời thỉnh nhờ các đạo hữu đã thông thạo Hán - Văn, hỗ trợ phiên giúp !

Mộ Phần.


Chào bạn Ba Tuần,

Bạn cứ dùng bảng phiên âm này đi (để cho đỡ mất công). Sau đó KKT sẽ rà soát lại để xem có chữ nào cần sửa không thì sẽ cho bạn biết.


:icon_prost:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113

Chào bạn Ba Tuần,

Bạn cứ dùng bảng phiên âm này đi (để cho đỡ mất công). Sau đó KKT sẽ rà soát lại để xem có chữ nào cần sửa không thì sẽ cho bạn biết.


:icon_prost:

Chào bạn KKT,

Được như thế thì còn gì bằng !

Xin đa tạ bạn trước, như vậy mình sẽ sử dụng phần mềm để phiên âm.

Sau khi phiên âm hết toàn bộ văn Kinh, mình sẽ đăng bản phiên âm lên đây ! Để bạn kiểm tra giúp !

Cảm ơn bạn rất nhiều !

Tiện thể mình vừa xem bản Kinh Thủ Lăng Nghiêm bằng tiếng Anh mà bạn gửi, có đầy đủ cả đoạn mà Ngài Duy Lực đã dịch Hán - Việt:

Then the World-Honored One, before the great assembly, extended his golden-hued arm, circled his hand on the crown of Ānanda’s head, and said to Ānanda and to all gathered there,

“There is a samādhi called ‘The Great and Royal Śūraṅgama that Is Spoken from above the Crown of the Buddha’s Head and that Is the Perfection of the Myriad Practices.’ It is awondrous and magnificent Path, the unique portal through which the Buddhas in all ten directions have passed in order to transcend the conditioned world. You should all now listen attentively.”

Ānanda humbly bowed and waited for compassionate instruction.

Khi ấy, Thế Tôn giơ tay dịu dàng rờ đầu A Nan, nói với A Nan và đại chúng:

- Có pháp Tam Ma Đề, gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, bao hàm vạn hạnh, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai, nay ngươi hãy chú ý nghe.

A Nan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.

Không rõ bản Hán Văn mà Vạn Phật Thành sử dụng để dịch bản tiếng Anh này, có link không ?

Nếu có hoặc bạn biết, xin hãy chỉ giúp mình !

Vì bản Kinh Hán mình đang sử dụng, không có đoạn văn trên !

Mộ Phần.
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Chào bạn Ba Tuần,

Bản Kinh Thủ Lăng Nghiêm ở đây (phần chữ in đậm mới là chánh kinh):
http://www.drbachinese.org/online_reading/sutra_explanation/Shu/shurangama_outline_with_sutra.pdf
có đoạn văn mà bạn tìm:

爾時世尊在大眾中,舒金色臂,
摩阿難頂,告示阿難及諸大眾:
有三摩提,名大佛頂首楞嚴王,
具足萬行;十方如來,一門超出,
妙莊嚴路。汝今諦聽!
阿難頂禮,伏受慈旨。

Nhĩ thời Thế Tôn tại đại chúng trung, thư kim sắc tí,
ma A Nan đính, cáo thị A Nan cập chư đại chúng:
hữu Tam Ma Đề, danh Đại Phật Đính Thủ Lăng Nghiêm Vương,
cụ túc vạn hạnh; thập phương Như Lai, nhất môn siêu xuất,
diệu trang nghiêm lộ。Nhữ kim đế thính!
A Nan đính lễ,phục thụ từ chỉ。

Hòa thượng Duy Lực dịch:
Khi ấy, Thế Tôn giơ tay dịu dàng rờ đầu A Nan, nói với A Nan và đại chúng:
- Có pháp Tam Ma Đề, gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, bao hàm vạn hạnh, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai, nay ngươi hãy chú ý nghe.
A Nan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.


:icon_prost:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hán - âm.
( Bản thảo ! )

1. 大佛頂首楞嚴經
1. Đại phật đỉnh thủ lăng nghiêm kinh

2.唐 - 中天竺‧沙門 - 般剌密諦 譯
2. Đường ‧ trung thiên trúc ‧ sa môn ‧ bát lạt mật đế   dịch

3. 烏萇國 - 沙門 - 彌伽釋迦 譯語
3. Ô trường quốc ‧ sa môn ‧ di già thích ca   dịch ngữ

4. 羅浮山南樓寺 - 沙門 - 懷迪 證譯
4. La phù sơn nam lâu tự ‧ sa môn ‧ hoài địch   chứng dịch

5. 菩薩戒弟子- 前正議大夫 - 同中書門下平章事 - 清河 - 房融 筆受
5. Bồ tát giới đệ tử ‧ tiền chính nghị đại phu ‧ đồng trung thư môn hạ bình chương sự ‧ thanh hà ‧ phòng dung   bút thọ

6. 卷一
6. Quyển nhất


7. 如是我聞,一時佛在室羅筏城,
祇桓精舍。
與大比丘眾,千二百五十人俱。
皆是無漏大阿羅漢,佛子住持,
善超諸有;能於國土,成就威儀 ;
從佛轉輪,妙堪遺囑;嚴淨毗尼,
弘範三界;應身無量,度脫眾生;
拔濟未來,越諸塵累。


7. Như thị ngã văn, nhất thời phật tại thất la phiệt thành,
kỳ hoàn tinh xá.
Dữ đại tỷ khiêu chúng, thiên nhị bách ngũ thập nhân câu.
Giai thị vô lậu đại a la hán, phật tử trụ trì,
thiện siêu chư hữu; năng ư quốc độ, thành tựu uy nghi ;
tùng phật chuyển luân, diệu kham di chúc; nghiêm tịnh tì ni,
hoằng phạm tam giới; ứng thân vô lượng, độ thoát chúng sinh;
bạt tế vị lai, hoạt chư trần luỹ.


7.1 其名曰:大智舍利弗、摩訶目犍連、
摩訶拘絺羅、富樓那彌多羅尼子、
須菩提、優婆尼沙陀等,而為上首。
復有無量辟支無學,並其初心,
同來佛所 ,屬諸比丘,休夏自恣。


7.1 Kỳ danh viết: đại trí xá lợi phất, ma ha mục kiền liên,
ma ha câu hy la, phú lâu na di đa la ni tử,
tu bồ đề, ưu bà ni sa đà đẳng, nhi vi thượng thủ.
Phục hữu vô lượng tịch chi vô học, tịnh kỳ sơ tâm,
đồng lai phật sở , thuộc chư tỷ khiêu, hưu hạ tự tứ.


7.2 十方菩薩,咨決心疑,
欽奉慈嚴,將求密義。
即時如來,敷座宴安,
為諸會中,宣示深奧,
法筵清眾,得未曾有。
迦陵仙音,遍十方界。
恒沙菩薩 ,來聚道場,
文殊師利,而為上首。


7.2 Thập phương bồ tát, tư quyết tâm nghi,
khâm phụng từ nghiêm, tương cầu mật nghĩa.
Tức thời như lai, phu toà yến an,
vi chư hội trung, tuyên kỳ thâm áo,
pháp diên thanh chúng, đắc vị tằng hữu.
Ca lăng tiên âm, biến thập phương giới.
Hằng sa bồ tát , lai tụ đạo tràng,
văn thù sư lợi, nhi vi thượng thủ.


8. 時波斯匿王,為其父王諱日營齋,
請佛宮掖,自迎如來,廣設珍饈,
無上妙味,兼復親延諸大菩薩。
城中復有長者居士,同時飯僧,
佇佛來應。佛敕文殊,
分領菩薩及阿羅漢,應諸齋主。


8. Thời ba tư nặc vương, vị kỳ phụ vương huý nhật dinh trai,
thỉnh phật cung dịch, tự nghinh như lai, quảng thiết trân tu,
vô thượng diệu vị, kiêm phục thân duyên chư đại bồ tát.
Thành trung phục hữu trưởng giả cư sĩ, đồng thờiphạn tăng,
trữ phật lai ưng. Phật sắc văn thù,
phân lĩnh bồ tát cập a la hán, ứng chư trai chủ.


8.1 唯有阿難,先受別請,遠遊未還,
不遑僧次 。既無上座,及阿闍黎,
途中獨歸。其日無供,即時阿難,
執持應器,於所遊城,次第循乞。
心中初求,最後檀越 ,以為齋主,
無問淨穢,剎利尊姓,及旃陀羅。
方行等慈,不擇微賤,發意圓成,
一切眾生無量功德。阿難已知 ,
如來世尊,訶須菩提及大迦葉,
為阿羅漢,心不均平。欽仰如來,
開闡無遮,度諸疑謗。經彼城隍,
徐步郭門 ,嚴整威儀,肅恭齋法。


8.1 Duy hữu a nan, tiên thâu biệt thỉnh, viễn du vị hoàn,
bất hoàng tăng thứ . Ký vô thượng toạ, cập a xà lê,
đồ trung độc quy. Kỳ nhật vô cung, tức thì a nan,
chấp trì ứng khí, ư sở du thành, thứ đệ tuần khất.
Tâm trung sơ cầu, tối hậu đàn việt , dĩ vi trai chủ,
vô vấn tịnh uế, sát lợi tôn tính, cập chiên đà la.
Phương hành đẳng từ, bất trạch vi tiện, phát ý viên thành,
nhất thiết chúng sinh vô lượng công đức. A nan dĩ tri ,
như lai thế tôn, ha tu bồ đề cập đại ca diếp,
vi a la hán, tâm bất quân bình. Khâm ngưỡng như lai,
khai xiển vô già, độ chư nghi báng. Kinh bỉ thành hoàng,
từ bộ quách môn , nghiêm chỉnh uy nghi, túc cung trai pháp.


9. 爾時阿難,因乞食次,
經歷婬室,遭大幻術,摩登伽女,
以娑毗迦羅先梵天咒,攝入婬席,
婬躬撫摩,將毀戒體。如來知彼 ,
婬術所加,齋畢旋歸。王及大臣,
長者居士,俱來隨佛,願聞法要。
於時世尊,頂放百寶無畏光明,
光中出生千葉寶蓮,有佛化身,
結跏趺坐,宣說神咒。敕文殊師利,
將咒往護。惡咒銷滅,
提獎阿難及摩登伽,歸來佛所。


9. Nhĩ thời a nan, nhân khất thực thứ,
kinh lịch dâm thất, tao thái ảo thuật, ma đăng già nữ,
dĩ sa tì ca la tiên phạm thiên chú, nhiếp nhập dâm tịch,
dâm cung phủ ma, tương huỷ giới thể. Như lai tri bỉ ,
dâm thuật sở gia, trai tất toàn quy. Vương cập đại thần,
trưởng giả cư sĩ, câu lai tuỳ phật, nguyện văn pháp yếu.
Ư thì thế tôn, đỉnh phóng bách bảo vô uý quang minh,
quang trung xuất sinh thiên diệp bảo liên, hữu phật hoá thân,
kết già phu toạ, tuyên thuyết thần chú. Sắc văn thù sư lợi,
tương chú vãng hộ. Ác chú tiêu diệt,
đề tưởng a nan cập ma đăng già, quy lai phật sở.


10. 阿難見佛,頂禮悲泣,恨無始來,
一向多聞,未全道力。殷勤啟請,
十方如來得成菩提,
妙奢摩他、三摩、禪那,
最初方便。於時復有恒沙菩薩,
及諸十方大阿羅漢、
辟支佛等,俱願樂聞,
退坐默然,承受聖旨。


10. A nan kiến phật, đỉnh lễ bi khấp, hận vô thuỷ lai,
nhất hướng đa văn, vị toàn đạo lực. Ân cần khởi thỉnh,
thập phương như lai đắc thành bồ đề,
diệu xa ma tha, tam ma, thiền na,
tối sơ phương tiện. Ư thì phục hữu hằng sa bồ tát,
cập chư thập phương đại a la hán,
tịch chi phật đẳng, câu nguyện nhạc văn,
thoái toạ mặc nhiên, thừa thâu thánh chỉ.


11. 爾時世尊在大眾中,舒金色臂,
摩阿難頂,告示阿難,及諸大眾:
有三摩提,名大佛頂首楞嚴王,
具足萬行;十方如來,
一門超出妙莊嚴路。汝今諦聽!
阿難頂禮,伏受慈旨。


11. Nhĩ thời thế tôn tại đại chúng trung, thư kim sắc tí,
ma a nan đỉnh, cáo thị a nan, cập chư đại chúng:
hữu tam ma đề, danh đại phật đỉnh thủ lăng nghiêm vương,
cụ túc vạn hạnh; thập phương như lai,
nhất môn siêu xuất diệu trang nghiêm lộ. Nhữ kim đế thính!
A nan đỉnh lễ, phục thụ từ chỉ.

 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Chào bạn Ba Tuần,

Bạn cứ tiếp tục việc dịch của bạn đi, nếu thấy có một chữ nào cần được phiên âm cho đúng hơn thì KKT sẽ gửi tin nhắn riêng cho bạn. Như vậy để tránh làm gián đoạn sự liên tục và mạch lạc trong việc dịch thuật của bạn.


:icon_prost:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113

Chào bạn Ba Tuần,

Bạn cứ tiếp tục việc dịch của bạn đi, nếu thấy có một chữ nào cần được phiên âm cho đúng hơn thì KKT sẽ gửi tin nhắn riêng cho bạn. Như vậy để tránh làm gián đoạn sự liên tục và mạch lạc trong việc dịch thuật của bạn.


:icon_prost:

Chào bạn KKT,

Sở dĩ mình đăng từng phần đoạn là vì muốn cho "không thấy nhiều mà nản, không thấy nhiều mà vội".

Nay bạn đã nói rõ là sẽ rà soát lại "từng chữ", khiền mình cảm thấy rất yên tâm !

Vậy xin được làm theo sự chỉ giáo của bạn, mình sẽ tiếp tục việc phiên âm và đăng tải.

Cầu cho thập phương thường trụ Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng; cùng chư Hộ Pháp, Thiện Thần gia hộ cho thân tâm bạn thường lạc, an tịnh; Trí Huệ sáng suốt, thành tựu Chánh Pháp Nhãn, độ tận hết thảy chúng sanh tâm !

Nam mô Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Ps: Mình có đăng lên từng đề mục, sau đó sửa chữa chỉnh dòng để không bị lỗi font, rồi mới chèn thêm đề mục phiên âm khác. Vì thế, có thể lúc bạn vào xem, thì trong bài đó, đề mục mới chèn chưa xuất hiện. Vì thế để tránh rà soát bị sót, cảm phiền bạn, lúc xem bài đăng mới thì xem lại bài mình đã đăng cũ, xem có mục nào còn sai sót không.

Chân thành cảm ơn bạn.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
12. 佛告阿難:汝我同氣,
情均天倫,當初發心,
於我法中,見何勝相,
頓捨世間深重恩愛?


12. Phật cáo a nan: nhữ ngã đồng khí,
tình quân thiên luân, đương sơ phát tâm,
ư ngã pháp trung, kiến hà thắng tướng,
đốn xả thế gian thâm trùng ân ái?


12.1 阿難白佛:我見如來三十二相,
勝妙殊絕 ,形體映徹,猶如琉璃
常自思惟:此相非是欲愛所生。
何以故?
欲氣麤濁,腥臊交遘,
膿血雜亂,不能發生勝淨妙明,
紫金光聚。是以渴仰,從佛剃落。


12.1 A nan bạch phật: ngã kiến như lai tam thập nhị tướng,
thắng diệu thù tuyệt ,
hình thể ánh triệt, do như lưu ly.
Thường tự tư duy: thử tướng phi thị dục ái sở sinh.
Hà dĩ cố?
Dục khí thô trọc, tinh tao giao cấu,
nùng huyết tạp loạn, bất năng phát sinh thắng tịnh diệu minh,
tử kim quang tụ. Thị dĩ khát ngưỡng, tùng phật thế lạc.


12.2 佛言:善哉阿難!汝等當知 ,
一切眾生,從無始來,
生死相續,
皆由不知常住真心性淨明體,
用諸妄想 ,此想不真,故有輪轉。
汝今欲研無上菩提,真發明性,
應當直心,酬我所問。十方如來,
同一道故,出離生死,皆以直心;
心言直故,如是乃至終始地位,
中間永無諸委曲相。

12.2 Phật ngôn: thiện tai a nan! Nhữ đẳng đương tri ,
nhất thiết chúng sinh, tùng vô thuỷ lai,
sinh tử tương tục,
giai do bất tri thường trú chân tâm tính tịnh minh thể,
dụng chư vọng tưởng , thử tưởng bất chân, cố hữu luân chuyển.
Nhữ kim dục nghiên vô thượng bồ đề, chân phát minh tính,
ưng đương trực tâm, thù ngã sở vấn. Thập phương như lai,
đồng nhất đạo cố, xuất ly sinh tử, giai dĩ trực tâm;
tâm ngôn trực cố, như thị nãi chí chung thuỷ địa vị,
trung gian vĩnh vô chư uỷ khúc tướng.


13. 阿難!我今問汝,當汝發心,
緣於如來三十二相,將何所見,
誰為愛樂?


13. A nan! Ngã kim vấn nhữ, đương nhữ phát tâm,
duyên ư như lai tam thập nhị tướng, tướng hà sở kiến,
thuỳ vi ái nhạc?


13.1 阿難白佛言:世尊!
如是愛樂,用我心目 。
由目觀見如來勝相,心生愛樂。
故我發心,願捨生死。


13.1 A nan bạch phật ngôn: thế tôn !
Như thị ái nhạc, dụng ngã tâm mục .
Do mục quan kiến như lai thắng tướng, tâm sinh ái nhạc.
Cố ngã phát tâm, nguyện xả sinh tử.


13.2 佛告阿難:如汝所說,真所愛樂,
因於心目。若不識知心目所在,
則不能得降伏塵勞。
譬如國王為賊所侵,
發兵討除,是兵要當知賊所在。
使汝流轉,心目為咎。吾今問汝 ,
唯心與目,今何所在?


13.2 Phật cáo a nan: như nhữ sở thuyết, chân sở ái nhạc,
nhân ư tâm mục. Nhược bất thức tri tâm mục sở tại,
tắc bất năng đắc hàng phục trần lao.
Thí như quốc vương vi tặc sở xâm,
phát binh thảo trừ, thị binh yếu đương tri tặc sở tại.
Sử nhữ lưu chuyển, tâm mục vi cữu. Ngô kim vấn nhữ ,
duy tâm dữ mục, kim hà sở tại?


14. 阿難白佛言:世尊!一切世間,
十種異生,同將識心,居在身內;
縱觀如來青蓮華眼,亦在佛面。
我今觀此浮根四塵,只在我面;
如是識心,實居身內。


14. A nan bạch phật ngôn: thế tôn! Nhất thiết thế gian,
thập chủng dị sinh, đồng tương thức tâm, cư tại thân nội;
tung quan như lai thanh liên hoa nhãn, diệc tại phật diện.
Ngã kim quán thử phù căn tứ trần, chỉ tại ngã diện;
như thị thức tâm, thực cư thân nội.


15. 佛告阿難:汝今現坐如來講堂,
觀祇陀林,今何所在?

世尊!此大重閣清淨講堂,
在給孤園,今祇陀林,實在堂外。

阿難!汝今堂中,先何所見?

世尊!我在堂中,先見如來,
次觀大眾 ;如是外望,方矚林園。

阿難!汝矚林園,因何有見?


15. Phật cáo a nan: nhữ kim hiện toạ như lai giảng đường,
quan kỳ đà lâm, kim hà sở tại?

Thế tôn! Thử đại trùng các thanh tịnh giảng đường,
tại cấp cô viên, kim kỳ đà lâm, thực tại đường ngoại.

A nan! Nhữ kim đường trung, tiên hà sở kiến?

Thế tôn! Ngã tại đường trung, tiên kiến như lai,
thứ quan đại chúng ; như thị ngoại vọng, phương chúc lâm viên.

A nan! Nhữ chúc lâm viên, nhân hà hữu kiến?


15.1 世尊!此大講堂,戶牖開豁,
故我在堂,得遠瞻見。

佛告阿難:如汝所言,身在講堂,
戶牖開豁,遠矚林園。亦有眾生,
在此堂中,不見如來,見堂外者?

阿難答言:
世尊!在堂不見如來,
能見林泉,無有是處


15.1 Thế tôn! Thử đại giảng đường, hộ dũ khai khoát,
cố ngã tại đường, đắc viễn chiêm kiến.

Phật cáo a nan: như nhữ sở ngôn, thân tại giảng đường,
hộ dũ khai khoát, viễn chúc lâm viên. Diệc hữu chúng sinh,
tại thử đường trung, bất kiến như lai, kiến đường ngoại giả?

A nan đáp ngôn:
thế tôn! Tại đường bất kiến như lai,
năng kiến lâm tuyền, vô hữu thị xứ !


15.2 阿難!汝亦如是!汝之心靈,
一切明了。若汝現前所明了心,
實在身內 ,爾時先合了知內身。
頗有眾生,先見身中,
後觀外物?
縱不能見心肝脾胃,爪生髮長,
筋轉脈搖,誠合明了,如何不知?
必不內知,云何知外?

是故應知,汝言覺了能知之心,
住在身內,無有是處。


15.2 A nan! Nhữ diệc như thị! Nhữ chi tâm linh,
nhất thiết minh liễu. Nhược nhữ hiện tiền sở minh liễu tâm,
thực tại thân nội , nhĩ thì tiên hợp liễu tri nội thân.
Phả hữu chúng sinh, tiên kiến thân trung,
hậu quan ngoại vật?
Tung bất năng kiến tâm can tỳ vị, trảo sinh phát trưởng,
cân chuyển mạch dao, thành hợp minh liễu, như hà bất tri?
Tất bất nội tri, vân hà tri ngoại?

Thị cố ưng tri, nhữ ngôn giác liễu năng tri chi tâm,
trú tại thân nội, vô hữu thị xứ.


16. 阿難稽首,而白佛言:
我聞如來,如是法音,悟知我心,
實居身外。所以者何?


16. A nan khể thủ, nhi bạch phật ngôn:
ngã văn như lai, như thị pháp âm, ngộ tri ngã tâm,
thực cư thân ngoại. Sở dĩ giả hà?


16.1 譬如燈光,然於室中,
是燈必能先照室內 ,從其室門,
後及庭際。一切眾生,不見身中,
獨見身外;亦如燈光,居在室外,
不能照室。是義必明,將無所惑 ,
同佛了義,得無妄耶?


16.1 Thí như đăng quang, nhiên ư thất trung,
thị đăng tất năng tiên chiếu thất nội ,thung kỳ thất môn,
hậu cập đình tế. Nhất thiết chúng sinh, bất kiến thân trung,
độc kiến thân ngoại; diệc như đăng quang, cư tại thất ngoại,
bất năng chiếu thất. Thị nghĩa tất minh, tướng vô sở hoặc ,
đồng phật liễu nghĩa, đắc vô vọng gia?


17. 佛告阿難:是諸比丘,
適來從我室羅筏城,循乞摶食,
歸祇陀林,我已宿齋。汝觀比丘,
一人食時,諸人飽否?

阿難答言:不也,世尊!
何以故?是諸比丘,
雖阿羅漢 ,軀命不同,
云何一人,能令眾飽?


17. Phật cáo a nan: thị chư tỷ khiêu,
thích lai tùng ngã thất la phiệt thành, tuần khất đoàn thực,
quy kỳ đà lâm, ngã dĩ túc trai. Nhữ quan tỷ khiêu,
nhất nhân thực thời, chư nhân bão phủ?

A nan đáp ngôn: bất dã, thế tôn!
Hà dĩ cố? Thị chư tỷ khiêu,
tuy a la hán , khu mệnh bất đồng,
vân hà nhất nhân, năng linh chúng bão?


17.1 佛告阿難:若汝覺了知見之心,
實在身外,身心相外,自不相干。
則心所知,身不能覺;覺在身際,
心不能知。我今示汝兜羅綿手,
汝眼見時,心分別否?


17.1 Phật cáo a nan: nhược nhữ giác liễu tri kiến chi tâm,
thực tại thân ngoại, thân tâm tương ngoại, tự bất tương can.
Tắc tâm sở tri, thân bất năng giác; giác tại thân tế,
tâm bất năng tri. Ngã kim kì nhữ đâu la miên thủ,
nhữ nhãn kiến thì, tâm phân biệt bĩ ?


17.2 阿難答言:如是世尊!

佛告阿難:若相知者,云何在外?
是故應知,汝言覺了能知之心,
住在身外,無有是處。


17.2 A nan đáp ngôn: như thị thế tôn!

Phật cáo a nan: nhược tương tri giả, vân hà tại ngoại?
Thị cố ưng tri, nhữ ngôn giác liễu năng tri chi tâm,
trú tại thân ngoại, vô hữu thị xứ.


18. 阿難白佛言:世尊!
如佛所言,不見內故,不居身內;
身心相知,不相離故,不在身外。
我今思惟,知在一處。

佛言:處今何在?


18. A nan bạch phật ngôn: thế tôn!
Như phật sở ngôn, bất kiến nội cố, bất cư thân nội;
thân tâm tương tri, bất tương ly cố, bất tại thân ngoại.
Ngã kim tư duy, tri tại nhất xứ.

Phật ngôn: xứ kim hà tại?


18.1 阿難言:此了知心,既不知內,
而能見外;如我思忖,潛伏根裏。
猶如有人 ,取琉璃碗,合其兩眼。
雖有物合,而不留礙,彼根隨見,
隨即分別。然我覺了能知之心,
不見內者,為在根故;分明矚外,
無障礙者,潛根內故。


18.1 A nan ngôn: thử liễu tri tâm, ký bất tri nội,
nhi năng kiến ngoại; như ngã tư thốn, tiềm phục căn lý.
Do như hữu nhân , thủ lưu ly oản, hợp kỳ lưỡng nhãn.
Tuy hữu vật hợp, nhi bất lưu ngại, bỉ căn tuỳ kiến,
tuỳ tức phân biệt. Nhiên ngã giác liễu năng tri chi tâm,
bất kiến nội giả, vi tại căn cố; phân minh chúc ngoại,
vô chướng ngại giả, tiềm căn nội cố.


19. 佛告阿難:如汝所言,
潛根內者,猶如琉璃。
彼人當以琉璃籠眼,當見山河,
見琉璃否?

如是世尊!
是人當以琉璃籠眼,實見琉璃。


19. Phật cáo a nan: như nhữ sở ngôn,
tiềm căn nội giả, do như lưu ly.
Bỉ nhân đương dĩ lưu ly lung nhãn, đương kiến sơn hà,
kiến lưu ly bĩ?

Như thị thế tôn!
Thị nhân đương dĩ lưu ly lung nhãn, thực kiến lưu ly.


19.1 佛告阿難:汝心若同琉璃合者,
當見山河,何不見眼?
若見眼者,眼即同境,不得成隨。
若不能見,云何說言,此了知心,
潛在根內,如琉璃合?
是故應知,汝言覺了能知之心,
潛伏根裏,如琉璃合,無有是處。


19.1 Phật cáo a nan: nhữ tâm nhược đồng lưu ly hợp giả,
đương kiến sơn hà, hà bất kiến nhãn?
Nhược kiến nhãn giả, nhãn tức đồng cảnh, bất đắc thành tuỳ.
Nhược bất năng kiến, vân hà thuyết ngôn, thử liễu tri tâm,
tiềm tại căn nội, như lưu ly hợp?
Thị cố ưng tri, nhữ ngôn giác liễu năng tri chi tâm,
tiềm phục căn lý, như lưu ly hợp, vô hữu thị xứ.


20. 阿難白佛言:世尊!
我今又作如是思惟:是眾生身,
腑臟在中,竅穴居外,有藏則暗,
有竅則明。今我對佛,開眼見明,
名為見外;閉眼見暗,名為見內。
是義云何?


20. A nan bạch phật ngôn: thế tôn!
Ngã kim hựu tác như thị tư duy: thị chúng sinh thân,
phủ tạng tại trung, khiếu huyệt cư ngoại, hữu tàng tắc ám,
hữu khiếu tắc minh. Kim ngã đối phật, khai nhãn kiến minh,
danh vi kiến ngoại; bế nhãn kiến ám, danh vi kiến nội.
Thị nghĩa vân hà?


21. 佛告阿難:汝當閉眼見暗之時,
此暗境界,為與眼對?為不對眼?
若與眼對,暗在眼前,云何成內?
若成內者,居暗室中,無日 月燈,
此室暗中,皆汝焦腑。若不對者,
云何成見?


21. Phật cáo a nan: nhữ đương bế nhãn kiến ám chi thì,
thử ám cảnh giới, vi dữ nhãn đối? Vi bất đối nhãn?
Nhược dữ nhãn đối, ám tại nhãn tiền, vân hà thành nội?
Nhược thành nội giả, cư ám thất trung, vô nhật nguyệt đăng,
thử thất ám trung, giai nhữ tiêu phủ. Nhược bất đối giả,
vân hà thành kiến?


21.1 若離外見,內對所成,合眼見暗,
名為身中;開眼見明,何不見面?
若不見面,內對不成;見面若成,
此了知心,及與眼根,乃在虛空,
何成在內?


21.1 Nhược ly ngoại kiến, nội đối sở thành, hợp nhãn kiến ám,
danh vi thân trung; khai nhãn kiến minh, hà bất kiến diện?
Nhược bất kiến diện, nội đối bất thành; kiến diện nhược thành,
thử liễu tri tâm, cập dữ nhãn căn, nãi tại hư không,
hà thành tại nội?


21.2 若在虛空,自非汝體 ;
即應如來今見汝面,亦是汝身。
汝眼已知,身合非覺。必汝執言,
身眼兩覺,應有二知;即汝一身,
應成兩佛 。是故應知,
汝言見暗名見內者,無有是處。


21.2 Nhược tại hư không, tự phi nhữ thể ;
tức ưng như lai kim kiến nhữ diện, diệc thị nhữ thân.
Nhữ nhãn dĩ tri, thân hợp phi giác. Tất nhữ chấp ngôn,
thân nhãn lưỡng giác, ưng hữu nhị tri; tức nhữ nhất thân,
ưng thành lưỡng phật . Thị cố ưng tri,
nhữ ngôn kiến ám danh kiến nội giả, vô hữu thị xứ.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên