- Tham gia
- 26/6/15
- Bài viết
- 87
- Điểm tương tác
- 16
- Điểm
- 8
Tiến trình tâm (citta vīthi )
SO SÁNH TIẾN TRÌNH TÂM VỚI NGŨ UẨN
Thực ra tiến trình tâm cũng chính là tiến trình ngũ uẩn được triển khai chi tiết hơn.
Vì cách phân giai đoạn khác nhau (một bên là 5, một bên là 7 giai đoạn) nên sự so sánh rất khó khăn, tế nhị:
- Sắc uẩn (mà bây giờ là xúc, sự tương giao giữa căn và trần) nên xúc đưa đến ngũ môn hướng tâm và ngũ thức. Nếu sắc là pháp trần thì xúc có trong ý môn hướng tâm.
- Thọ uẩn có mặt trong tất cả giai đoạn của tiến trình tâm như đã nói trên.
- Tưởng uẩn cũng vậy, nhưng hiện tưởng biểu hiện rõ nét trong tiếp thọ tâm, suy đạc tâm và xác định tâm. Hồi tưởng và tưởng tượng bao gồm trong 4 ý môn tiến trình tâm tiếp trợ ngay sau tiến trình ngũ môn.
- Hành uẩn tương đương với tốc hành tâm, trung tâm tạo tác.
- Thức uẩn bao gồm chức năng đồng sở duyên và hữu phần. Thức uẩn là tâm xuyên suốt tất cả giai đoạn của tiến trình chứ không phải chỉ riêng trong đồng sở duyên và hữu phần. Tuy nhiên, trong sự so sánh này, chúng ta thấy vai trò quan trọng nhất của nó ở đây là việc sao chép (tadālambana) và lưu giữ (bhavaṅga) toàn bộ kinh nghiệm của tiến trình nên được so sánh với chức năng của đồng sở duyên và hữu phần.
Đồng sở duyên sao chép lại kinh nghiệm của tiến trình tâm qua ngũ môn rồi chìm vào trạng thái tiềm ẩn trong hữu phần. Đồng sở duyên giữ vai trò năng tàng hoặc năng huân (thu gom, sao chép) còn hữu phần giữ vai trò sở tàng hoặc sở huân (chỗ cất chứa).
Trước khi khởi lên tiến trình, tâm ở trạng thái hữu phần. Khi tiến trình chấm dứt tâm cũng trở lại trạng thái hữu phần với kinh nghiệm mới. Hữu phần là thức ở dưới dạng tiềm thức do đó tương đương với căn bản thức trong Duy Thức.
Chúng ta cần lưu ý một điều là đối với phàm nhân, tiến trình tâm chỉ là ngũ uẩn triển khai rộng ra mà thôi, tuy nhiên khi tốc hành tâm được soi sáng bởi trí tuệ xuất thế hoàn toàn giải thoát, thì tiến trình tâm này không còn tạo tác, nghĩa là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức vẫn còn nhưng không tạo thành uẩn mới.
Tiến trình tâm cũng không nhất thiết phải trải qua 17 sát-na. Tùy theo đối tượng mà tiến trình tâm có thể diễn tiến đầy đủ hoặc chấm dứt nửa chừng.
- Nếu là một đối tượng rất lớn (atimahanta) thì tiến trình diễn ra 17 sát-na:
+ Hữu phần trôi qua 1 sát-na
+ Hữu phần rung động 2 lần và dừng lại 2 sát-na
+ Từ ngũ môn hướng tâm đến đồng sở duyên 14 sát-na
Tổng cộng: 17 sát-na
Đối tượng rất lớn tức là đối tượng gây sự chú ý hoặc gây ấn tượng mạnh, khiến tâm phản ứng mạnh. Ví dụ đối tượng làm chúng ta sợ hãi, tức giận hay hoan hỷ, vui mừng, v.v…
- Nếu là một đối tượng lớn (mahanta) thì tiến trình tâm chìm vào hữu phần sau tốc hành tâm, nghĩa là đồng sở duyên không khởi lên. Như vậy nó chỉ diễn ra trong 15 sát-na.
Đối tượng lớn tức là đối tượng không gây chú ý nhiều lắm, khiến tâm tuy có phản ứng nhưng rồi sau đó quên đi không ghi lại gì cả. Ví dụ, một thầy giáo ra đường thỉnh thoảng gặp một vài học sinh chào hỏi, ông ta cũng mỉm cười đáp lại, nhưng sau đó ông không nhớ gì hết.
- Nếu đối tượng nhỏ (paritta) thì tiến trình tâm chỉ tồn tại ngang xác định tâm, tốc hành tâm không khởi lên. Trong trường hợp này xác định tâm kéo dài 3 sát-na rồi trở lại hữu phần. Như vậy tiến trình tâm chỉ diễn ra từ 10 đến 11 sát-na thôi.
Ví dụ, khi đi ngoài đường, chúng ta vẫn thấy hàng cây hai bên đường, xe cộ, người đi lại, nhưng chúng ta chỉ thấy vậy thôi chứ không chú ý và không phản ứng gì cả.
- Nếu đối tượng rất nhỏ (atiparitta) thì hữu phần chỉ rung động rồi trở về trạng thái thụ động, chứ tiến trình tâm không khởi lên. Ví dụ, khi đang ngủ, có tiếng động khiến chúng ta giật mình nhưng vẫn ngủ lại như không có gì xẩy ra.
SO SÁNH TIẾN TRÌNH TÂM VỚI NGŨ UẨN
Thực ra tiến trình tâm cũng chính là tiến trình ngũ uẩn được triển khai chi tiết hơn.
Vì cách phân giai đoạn khác nhau (một bên là 5, một bên là 7 giai đoạn) nên sự so sánh rất khó khăn, tế nhị:
- Sắc uẩn (mà bây giờ là xúc, sự tương giao giữa căn và trần) nên xúc đưa đến ngũ môn hướng tâm và ngũ thức. Nếu sắc là pháp trần thì xúc có trong ý môn hướng tâm.
- Thọ uẩn có mặt trong tất cả giai đoạn của tiến trình tâm như đã nói trên.
- Tưởng uẩn cũng vậy, nhưng hiện tưởng biểu hiện rõ nét trong tiếp thọ tâm, suy đạc tâm và xác định tâm. Hồi tưởng và tưởng tượng bao gồm trong 4 ý môn tiến trình tâm tiếp trợ ngay sau tiến trình ngũ môn.
- Hành uẩn tương đương với tốc hành tâm, trung tâm tạo tác.
- Thức uẩn bao gồm chức năng đồng sở duyên và hữu phần. Thức uẩn là tâm xuyên suốt tất cả giai đoạn của tiến trình chứ không phải chỉ riêng trong đồng sở duyên và hữu phần. Tuy nhiên, trong sự so sánh này, chúng ta thấy vai trò quan trọng nhất của nó ở đây là việc sao chép (tadālambana) và lưu giữ (bhavaṅga) toàn bộ kinh nghiệm của tiến trình nên được so sánh với chức năng của đồng sở duyên và hữu phần.
Đồng sở duyên sao chép lại kinh nghiệm của tiến trình tâm qua ngũ môn rồi chìm vào trạng thái tiềm ẩn trong hữu phần. Đồng sở duyên giữ vai trò năng tàng hoặc năng huân (thu gom, sao chép) còn hữu phần giữ vai trò sở tàng hoặc sở huân (chỗ cất chứa).
Trước khi khởi lên tiến trình, tâm ở trạng thái hữu phần. Khi tiến trình chấm dứt tâm cũng trở lại trạng thái hữu phần với kinh nghiệm mới. Hữu phần là thức ở dưới dạng tiềm thức do đó tương đương với căn bản thức trong Duy Thức.
Chúng ta cần lưu ý một điều là đối với phàm nhân, tiến trình tâm chỉ là ngũ uẩn triển khai rộng ra mà thôi, tuy nhiên khi tốc hành tâm được soi sáng bởi trí tuệ xuất thế hoàn toàn giải thoát, thì tiến trình tâm này không còn tạo tác, nghĩa là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức vẫn còn nhưng không tạo thành uẩn mới.
Tiến trình tâm cũng không nhất thiết phải trải qua 17 sát-na. Tùy theo đối tượng mà tiến trình tâm có thể diễn tiến đầy đủ hoặc chấm dứt nửa chừng.
- Nếu là một đối tượng rất lớn (atimahanta) thì tiến trình diễn ra 17 sát-na:
+ Hữu phần trôi qua 1 sát-na
+ Hữu phần rung động 2 lần và dừng lại 2 sát-na
+ Từ ngũ môn hướng tâm đến đồng sở duyên 14 sát-na
Tổng cộng: 17 sát-na
Đối tượng rất lớn tức là đối tượng gây sự chú ý hoặc gây ấn tượng mạnh, khiến tâm phản ứng mạnh. Ví dụ đối tượng làm chúng ta sợ hãi, tức giận hay hoan hỷ, vui mừng, v.v…
- Nếu là một đối tượng lớn (mahanta) thì tiến trình tâm chìm vào hữu phần sau tốc hành tâm, nghĩa là đồng sở duyên không khởi lên. Như vậy nó chỉ diễn ra trong 15 sát-na.
Đối tượng lớn tức là đối tượng không gây chú ý nhiều lắm, khiến tâm tuy có phản ứng nhưng rồi sau đó quên đi không ghi lại gì cả. Ví dụ, một thầy giáo ra đường thỉnh thoảng gặp một vài học sinh chào hỏi, ông ta cũng mỉm cười đáp lại, nhưng sau đó ông không nhớ gì hết.
- Nếu đối tượng nhỏ (paritta) thì tiến trình tâm chỉ tồn tại ngang xác định tâm, tốc hành tâm không khởi lên. Trong trường hợp này xác định tâm kéo dài 3 sát-na rồi trở lại hữu phần. Như vậy tiến trình tâm chỉ diễn ra từ 10 đến 11 sát-na thôi.
Ví dụ, khi đi ngoài đường, chúng ta vẫn thấy hàng cây hai bên đường, xe cộ, người đi lại, nhưng chúng ta chỉ thấy vậy thôi chứ không chú ý và không phản ứng gì cả.
- Nếu đối tượng rất nhỏ (atiparitta) thì hữu phần chỉ rung động rồi trở về trạng thái thụ động, chứ tiến trình tâm không khởi lên. Ví dụ, khi đang ngủ, có tiếng động khiến chúng ta giật mình nhưng vẫn ngủ lại như không có gì xẩy ra.