Đức Trí

Thực tại hiện tiền

Đức Trí

Registered
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
87
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Bát- nhã tâm kinh

Bát-nhã Tâm Kinh là một đoản văn cô đọng nhưng đã nói lên đầy đủ những thực tại tiêu biểu của pháp mà Đức Phật khéo khai thị (Svakkhāto Bhagavatā Dhammo), là cốt lõi chung nhất của mọi tông môn, hệ phái Phật Giáo.

Nếu Bát-nhã Tâm Kinh là lý của sự thì Kinh Tứ Niệm Xứ trong Chánh Tạng Pàḷi chính là sự của lý, trong đó chúng ta thấy rõ Đức Phật không cần hiển lý mà Ngài chỉ nói thẳng vào sự, vì hơn ai hết Ngài thấy ngay nơi mỗi sự sự vốn đã đầy đủ lý rồi. Trong sự mà mê mờ mới cần hiển lý để ngộ, trong sự đã tỉnh giác thì không những là sự lý viên dung mà còn sự sự vô ngại nữa.

Ngay nơi thân, thọ, tâm, pháp thường lặng lẽ chiếu soi (trong chánh niệm tỉnh giác), ngay nơi khổ lạc ở đời không sinh một niệm tham ưu thủ xả, ngay nơi phiền não hay giải thoát, tuệ giác vẫn không hề lung lay dao động v.v..., như đã được Đức Phật chỉ dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ, không phải sự sự vô ngại mà kinh Hoa Nghiêm muốn nói đến đó sao?

Cho nên thấy Tứ Niệm Xứ chỉ nói đến những sự kiện bình thường trong đời sống thì cho là pháp tu của tiểu thừa, còn nghe nói “sắc tức thị không”, “không tức thị sắc” liền cho là pháp cao siêu mầu nhiệm của Đại Thừa thì quả là chưa thấy lý đạt sự chút nào, phải không quí vị?

Có lần, một vị Tăng sau khi đi kinh hành trong một khóa thiền Tứ Niệm Xứ đến hỏi thiền sư:

- Bộ Đạo Phật cao siêu như thế mà chỉ có đi biết đi ... thôi là đủ sao? Thiền sư hỏi lại:

-Thế ông có nghe câu “ Nhất Phật quốc tại nhất sa trung” không?

- Dạ có.

Thiền sư nói:

- Vậy sao ông lại không thấy nước Phật trong từng bước đi nhỉ ?

Đó chẳng qua là vì vị Tăng chỉ quan tâm đến lý mà xem thường sự nên chẳng bao giờ vào được sự lý viên dung hay đơn giản chỉ là đi trọn vẹn với đi, ngồi trọn vẹn với ngồi... trong thế giới hoa nghiêm sự sự vô ngại.

Đến đây, có thể xem như chúng ta đã thấy một cách đại lược về lý kinh Bát-nhã, cũng là yếu lý chung của nhà Phật, cho nên chúng ta tạm ngưng thảo luận về kinh Bát nhã để nói về những vấn đề then chốt khác.

Cũng xin thưa, đây không phải là một buổi giảng kinh theo kiểu chú giải nặng tính danh ngôn ngữ nghĩa, mà chỉ tùy hứng mượn lời kinh để mở bày sự thật, ví như từ đầu chúng ta đã đồng ý với nhau là mục đích các buổi nói chuyện này chỉ để thấy ra đâu là cái thực tại đây và bây giờ mà thôi.

Bây giờ còn một ít thời gian, xin quí vị nêu thắc mắc để thảo luận.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Đức Trí

Registered
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
87
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Bát- nhã tâm kinh

Cũng xin thưa, đây không phải là một buổi giảng kinh theo kiểu chú giải nặng tính danh ngôn ngữ nghĩa, mà chỉ tùy hứng mượn lời kinh để mở bày sự thật, ví như từ đầu chúng ta đã đồng ý với nhau là mục đích các buổi nói chuyện này chỉ để thấy ra đâu là cái thực tại đây và bây giờ mà thôi.

Bây giờ còn một ít thời gian, xin quí vị nêu thắc mắc để thảo luận.

(Có một cụ già hỏi: )

- Sau mấy lần liên tục theo dõi buổi nói chuyện của thầy, tôi được mở mang rất nhiều, thầy đã trình bày khá rõ ràng giáo lý của Đức Phật cả lý lẫn sự, nên nhiều điều trước đây tôi nghi ngờ hoặc chưa hiểu, nay đã được đả thông rất nhiều, xin cám ơn thầy. Tuy nhiên, tôi e ngại rằng những điều thầy trình bày có thể quá cao siêu đối với người bình dân, ít có thì giờ nghiên cứu học hỏi Phật Pháp. Đối với những người đó có thể có cách nào dễ dàng hơn cho họ tu tập không?

- Cám ơn cụ, câu hỏi cụ rất hay. Đúng là kinh Bát-nhã mà chúng ta vừa trình bày, về lý thì rất rốt ráo, nhưng về sự chưa đáp ứng hết được mọi căn cơ. Còn kinh Tứ Niệm Xứ đúng mức lại dành cho người vượt qua giai đoạn lý, chỉ cần hạ thủ công phu là thấy Pháp hiện tiền (Sandiṭṭhiko Dhammo). Do đó hai bài kinh này, một lý một sự rất rốt ráo nhưng lại rất khó cho những người học đạo sơ cơ. Chính vì vậy mà giáo pháp của Đức Phật có chia ra làm 3 bậc: sơ thiện, trung thiện và hậu thiện.

* Sơ thiện giúp cho người sơ cơ chưa thấy pháp có thể đoạn giảm điều ác, tăng trưởng điều lành để vơi bớt những phiền não khổ đau do vọng nghiệp gây nên.

* Trung thiện giúp cho người đã thấy pháp (ngộ) có thể nhập lưu (bước vào dòng Thánh).

* Hậu thiện giúp cho các bậc Thánh hữu học đạt đến vô học, tức là giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Vậy nếu xét thấy mình còn sơ cơ thì đừng vội luận bàn lý Bát-nhã hay cố gắng thực hành tuệ quán Vipassanā, mà chỉ nên bố thí, phóng sanh, trai giới, gần gũi và học hỏi các bậc thiện trí thức, nghe pháp, tụng kinh, sám hối, cung kính, phục vụ v.v..

Lúc thân tâm tương đối ổn định, trong sáng hành giả có thể tu tập những bước sâu hơn như nhẫn nhục, nhu hoà, tinh tấn, thiền định, tứ vô lượng tâm hoặc trì chú, quán tưởng, niệm Phật, tham công án v.v..

Đến lúc nói năng, hành động, suy nghĩ đều có thể sáng suốt, định tĩnh, trong lành trong tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, không bị che lấp bởi thế giới ý niệm của lý trí vọng thức nữa thì mới có thể thấy được lý Bát-nhã và hành được sự Vipassanà một cách chính xác.

Sở dĩ chúng ta nói đến lý Bát-nhã và sự Vipassanà là để chúng ta không bị lạc đường vào tà đạo – lý luận cao siêu nhưng “cước căn bất điểm địa” – còn thực tế thì mỗi người phải tự khám phá, hoặc nhờ một vị thiện trí thức chỉ bày căn cơ trình độ của mình để hạ thủ công phu sao cho khế hợp, đừng với quá cao cũng đừng kẹt vào những pháp môn phương tiện mà Chư Tổ tạm thời vận dụng cho người sơ học.

Chính vì không tự biết mình nên nhiều người chưa thấy lý, chỉ mới có đôi chút kiến giải, rồi chấp vào cái lý kiến giải đó, tự cho mình có căn cơ cao thượng, chỉ hành pháp cao siêu mà thực ra là đang tự đánh lừa mình trong thế giới vọng tưởng huyễn hoá.

Lý là thấy ra cái thực và sự là sống tỉnh thức trọn vẹn với cái thực đó. Nhưng khi lý chỉ là sản phẩm kiến giải của tư tưởng thì sự chính là luân hồi sinh tử trong tam giới – lý này là hóa thân của vô minh, tà kiến, mà hoạt động cụ thể chính là Hành (chữ hành dùng trong ngũ uẩn và thập nhị nhân duyên), trung tâm tạo tác ra tam giới cũng như dựng lên ngôi nhà bản ngã. Do đó, cụ nói đúng, cái quan trọng là phải biết căn cơ trình độ thực của mình để tháo gở ngôi nhà bản ngã trong tam giới ấy.
 

Đức Trí

Registered
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
87
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Bát- nhã tâm kinh

# Góp ý của người ghi chép:

Người ta đã định nghĩa Niết-bàn bằng những hình ảnh, mỹ từ cao siêu và tôn quý nhất, ngôn ngữ triết học, thiền học, văn chương cẩm tú mỹ lệ nhất, có chỗ nói đúng cái rốt ráo viên mãn tùy tướng dụng của nó nhưng có chỗ dễ rơi vào thường kiến, thường luận.

Ví dụ:

- Ly tứ cú, tuyệt bách phi.
- Siêu việt lý trí.
- Tuyệt đối trong lòng tuơng đối.
- Không còn sự diễn biến của ngũ uẩn .
- Sát-na kỳ ngộ.
- Sát-na vĩnh cửu.
- Không còn vô minh, ái dục.
- Đoạn tận tham, sân, si.
- Vĩnh phúc, thường lạc.
- Thường lạc ngã tịnh.
- Phi nhị giá, song quan, song lực.
- Uyên nguyên, bản nguyên.
- Bình thường tâm.
- Vĩnh thể.
- Bản lai diện mục.
- Vô vị chân nhân.
- Thiên thu.
- Cố quận, v.v. và v.v.

Kinh Hoa Nghiêm có một nhóm từ rất chân xác là “đương xứ tức chân”. Chỉ có cái đang là ấy là cái chân, không có cái chân nào khác. Niết-bàn là cái “đang là” luôn luôn mới mẻ, cụ thể, sinh động, phong phú, chứ không phải là những ý niệm trừu tượng.

Triết học Tây Phương từ thời cổ Hy Lạp cho đến hiện đại cứ loay hoay mãi với những duy lý, duy sự, duy danh, duy nghiệm, duy tâm, duy vật, duy linh và đủ mọi thứ duy trên đời này không bao giờ nói được cái thực tại toàn diện. Thành tựu cao nhất mà cũng là thất bại tột cùng là dẫn nhau đến vực thẳm tuyệt lộ này, hố thẳm không bao giờ vượt qua này, mà đại biểu bi tráng nhất của nó là Heidegger. Heidegger với những tác phẩm Vô Thể và Hữu Thể, Hữu Thể và Thời Gian không bao giờ diễn đạt được cái “đang là”! Rồi chính Heidegger đã im lặng mênh mông trước nụ cười của Đức Phật. Triết học Tây Phương không thể nào hiểu nổi nụ cười đơn giản ấy của Đức Phật.

*********

Chúng tôi ghi lại bốn buổi nói chuyện đầu này thành một tập sách dưới nhan đề THỰC TẠI HIỆN TIỀN, còn bốn buổi nói chuyện sau chúng tôi sẽ ghi thành tập sách nhan đề SỐNG TRONG THỰC TẠI .


tudaithienvuong.png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top