Chùa Phước Thành

Tìm hiểu về Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục.

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Reputation: 21%
Tham gia
29/6/13
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Tông chỉ Thiền

II. Tư tưởng Phật học của Thượng Sĩ
Thượng Sĩ sống đời sống dung tục, chỉ có Thánh Tông, Nhân Tông và các bậc thạc đức trong rừng Thiền mới biết chiêm ngưỡng tâm giải thoát và tuệ giải thoát của Người. Bài biên khảo nầy sẽ đi vào tìm hiểu vườn Thiền của Người qua một số nét hương sắc Người để lại trong các thi kệ trong "Thơ Văn Lý Trần" và "Việt Nam Phật Giáo Sử Luận".

1. Tông chỉ Thiền của Thượng Sĩ

Đây cũng là tông chỉ của thiền Tiêu Dao và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tông chỉ ở đây thực sự là bí quyết quyết định công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát.

Một hôm, Nhân Tông hỏi Người về tông chỉ ấy, Người bảo :"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác".

Quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ là ý nghĩa tự mình trở về chính mình để khơi dậy tâm và tuệ giải thoát vốn có ở tâm mình. Từ Kinh tạng Nikàya, đức Phật dạy hãy trở về nương tựa mình và nương tựa pháp: một Tỷ kheo nương tựa mình và nương tựa pháp là Tỷ kheo hành Tứ niệm xứ. Hành Tứ niệm xứ là công phu khơi dậy tâm và tuệ giải thoát sẵn có ở tâm mình. Như thế, tông chỉ thiền mà Thượng Sĩ trao truyền cho Nhân Tông là hoàn toàn phù hợp với lời dạy tinh yếu của đức Gotama được kiết tập ở kinh tạng Nikàya (Pàli Text Society).

Thời đức Phật, các tăng sĩ tìm về tông chỉ nói trên trong nếp sống xuất thế; các cư sĩ thì tìm về tông chỉ ở đời sống gia đình, xã hội. Thời Trần, ở Việt Nam, Ứng Thuận - thầy truyền đạo cho tăng sĩ Tiêu Diêu, quốc sư Nhất Tông, thiền sư Giới Ninh và Giới Viên - là một cư sĩ tại gia như Tuệ Trung : thế là việc trở về với tâm và tuệ giải thoát ở Việt Nam cũng như dưới thời đức Phật đều có thể thực hiện trong nếp sống xuất thế hay nhập thế, tùy duyên. Điều đặc biệt ở Việt Nam là Tuệ Trung là một thiền sư vừa làm tướng cầm quân chống giặc Nguyên; vua Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông thì vừa làm vua vừa làm thiền sư , vua Nhân Tông thì vừa làm vua vừa làm thiền sư lúc tại gia và lúc xuất gia, rất tùy duyên, không câu nệ. Sẽ không còn nghi ngờ hay ngạc nhiên, nếu ta nhìn thẳng vào thực chất của công phu cá nhân soi mình để đạt được tâm và tuệ giải thoát ấy: đó là công phu nhìn thấy rõ cái hư ngã của "Ngũ thủ uẩn" ; do từ cái thấy đó mà hành giả tự động buông xả hết thảy vọng tâm - dục vọng; tham ái về sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; chấp ngã; và các tâm lý tiêu cực phát sinh từ tham ái và chấp ngã ấy - tự động đến với tâm và tuệ giải thoát. Đây quả là nội dung chứng đắc của các thiền sư Việt Nam thời Lý, Trần, và chính đây là sức mạnh tâm lý - hay có thể gọi là sức mạnh tinh thần, hoặc sức mạnh tâm linh - tạo nên các thành quả lịch sử to lớn của Lý, Trần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
Reputation: 55%
Tham gia
21/4/12
Bài viết
336
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Tông chỉ Thiền của Thượng Sĩ:

Đây cũng là tông chỉ của thiền Tiêu Dao và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tông chỉ ở đây thực sự là bí quyết quyết định công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát.

Một hôm, Nhân Tông hỏi Người về tông chỉ ấy, Người bảo :"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác".

Kính thưa Quý Thiện Hữu Tri Thức.

"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác".


Câu này là nghĩa thế nào ?

Kính mong được chỉ giáo.

Xin Kính tri ân.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Kính thưa Quý Thiện Hữu Tri Thức.

"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác".

Câu này là nghĩa thế nào ?

Kính mong được chỉ giáo.

Xin Kính tri ân.

Tìm lấy tông chỉ ấy tức là tìm ông Phật trong tâm của mình, hay nói là tánh giác ngộ của chính mình, không do từ người ban cho mình.
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính Thầy "chùa Phước Thành" ! Kính các bậc trên trước !

Con vẫn còn thắc mắc :

1. Một người cư sĩ thì có hành dâm (với vợ), cơ thể đã uế trược thì sao lại có thể đắc quả giải thoát được ? Làm sao có thể làm Đại Thiền Sư được ?

2. Một vị Tướng đã trực tiếp chỉ huy 3 trận đánh lớn thì nghiệp Sát cũng lớn lắm, làm sao lại có thể đắc quả Giải Thoát được ?

Kính !

Chào Ngọc Tuấn ! Chào Quý Thiện Hữu Tri Thức !

Về câu hỏi (1) của Ngọc Tuấn thì h/t có ý này, hy vọng rằng có thể giải đáp phần nào :

* Ngày xưa, khi Bồ Tát Hộ Minh _ tiền thân Phật Thích Ca _ nhập thai trong bụng bà Hoàng Hậu Ma Da, Ngài có bị uế trược hay không ?

** Thái Tử Sĩ Đạt Ta có vợ là nàng Công chúa Gia Du Đà La, sinh một con trai là La Hầu La, vậy Thái tử Sĩ Đạt Ta có hành dâm hay không ? Có bị uế trược hay không ?

*** Đại Sư Marpa _ người đã dìu dắt Ngài Milarepa đến thành đạo hoàn toàn trong hiện kiếp _ có một vợ và một con gái, cùng sống chung cho đến phút cuối (bỏ xác). Như vậy Ngài Marpa có bị uế trược, vì chuyện này mà mất đi "cái Giác Ngộ Tuyệt Đối" của Ngài hay không ?

**** Đại Sư ORGYEN KUSUM LINGPA _ một vị Đại Giác Ngộ của Tây Tạng _ cũng có vợ và một con trai. Như vậy Ngài Đại Sư ORGYEN KUSUM LINGPA có bị uế trược, có vì chuyện ăn ngủ với vợ mà mất đi "cái Giác Ngộ Tuyệt Đối" của Ngài hay không ?

--------------

Về chuyện sát sanh (2) :

* Ngày xưa, khi đức Phật còn tại thế, Ngài có cho phép Chư Tăng dùng thảo dược để trị bệnh, trong thảo dược có nhiều vị thuốc độc, cực độc để chữa những chứng bệnh ngặt nghèo. Thí dụ như bệnh kiết lỵ do hàng triệu con trực trùng amibe, nếu đức Phật cho phép dùng thuốc để chữa trị tức là đã sát hại hàng triệu con trực trùng amibe rồi.

** Chư Tăng Ni đều biết câu "Phật quán nhứt bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất niệm thử chú, như thực chúng sinh nhục" (Phật thấy trong một bát nước có 84000 sinh vật li ti, nếu không niệm chú này, thì đồng như chúng ta đã trực tiếp ăn thịt chúng sinh rồi).

*** Trong cuộc sống mộng mơ này, một vị Đại Giác Ngộ có thể nghịch hành, chúng ta thấy Ngài giết chúng sinh, nhưng thực ra là Ngài dùng công đức của mình, dùng Thần Lực của mình để giúp đưa chúng sinh ấy thác sinh vào chỗ khác tốt hơn.

Mến !
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113
II. Tư tưởng Phật học của Thượng Sĩ

1. Tông chỉ Thiền của Thượng Sĩ

Đây cũng là tông chỉ của thiền Tiêu Dao và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tông chỉ ở đây thực sự là bí quyết quyết định công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát.

Một hôm, Nhân Tông hỏi Người về tông chỉ ấy, Người bảo :"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác".

Quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ là ý nghĩa tự mình trở về chính mình để khơi dậy tâm và tuệ giải thoát vốn có ở tâm mình.

Thời đức Phật, các tăng sĩ tìm về tông chỉ nói trên trong nếp sống xuất thế;
_____________________

_ Kính đạo hữu Chùa Phước Thành,

Muốn am tường tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ quả nhiên là phải biết TÔNG CHỈ là gì? Cũng như trong Pháp Bảo Đàn Kinh, TÔNG CHỈ của Nam Tông Đốn Giáo Tối Thượng Thừa là VÔ NIỆM.

Vậy thưa đạo hữu Chùa Phước Thành (Vì không biết đạo hữu là xuất gia hay cư sĩ nên chỉ xưng hô là đạo hữu; nếu là bậc xuất gia thì xin hiểu hai chữ đại từ nhân xưng 'trừng hải" là CON), cho trừng hải hỏi TÔNG CHỈ nghĩa là gì? Vì đây vốn là đạo lộ bước vào KHÔNG MÔN.

_ Kính bác Tuấn Tú, hề hề

Tâm vốn KHÔNG TỊCH thì làm gì có PHẬT mà tìm huống hồ là PHẬT TÁNH??? Mà cũng vì TÂM nương KHÔNG nên từ vọng mà sanh bởi vậy ngài Huệ Năng mới mắng "Khán tâm tận đáy" là VỌNG, là TƯỞNG TƯỢNG.
"Mình" thì do nhân duyên mà sanh nên thâm tâm chỉ là huyễn hóa thì làm gì có cái gọi là "tánh giác ngộ của chính mính"??? Mình còn "chưa có" mà đòi đi sở hữu "tánh giác ngộ", hề hề.

Cái thì KHÔNG, cái thì VỌNG vậy thì BỔN TÂM nó nằm nơi mô, hề hề, "Phùng trường diệc bất mô lai thị. Vô hạn lương duyên chỉ má hưu" (bài kệ khuyến đạo của TTTS do đạo hữu Chiếu Thanh trích ở phần đầu chủ đề)

Đồng kính
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
II. Tư tưởng Phật học của Thượng Sĩ

1. Tông chỉ Thiền của Thượng Sĩ

Đây cũng là tông chỉ của thiền Tiêu Dao và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tông chỉ ở đây thực sự là bí quyết quyết định công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát.

Một hôm, Nhân Tông hỏi Người về tông chỉ ấy, Người bảo :"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác".

Quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ là ý nghĩa tự mình trở về chính mình để khơi dậy tâm và tuệ giải thoát vốn có ở tâm mình.

Thời đức Phật, các tăng sĩ tìm về tông chỉ nói trên trong nếp sống xuất thế;

_____________________

_ Kính đạo hữu Chùa Phước Thành,

Muốn am tường tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ quả nhiên là phải biết TÔNG CHỈ là gì? Cũng như trong Pháp Bảo Đàn Kinh, TÔNG CHỈ của Nam Tông Đốn Giáo Tối Thượng Thừa là VÔ NIỆM.

Vậy thưa đạo hữu Chùa Phước Thành (Vì không biết đạo hữu là xuất gia hay cư sĩ nên chỉ xưng hô là đạo hữu; nếu là bậc xuất gia thì xin hiểu hai chữ đại từ nhân xưng 'trừng hải" là CON), cho trừng hải hỏi TÔNG CHỈ nghĩa là gì? Vì đây vốn là đạo lộ bước vào KHÔNG MÔN.

_ Kính bác Tuấn Tú, hề hề

Tâm vốn KHÔNG TỊCH thì làm gì có PHẬT mà tìm huống hồ là PHẬT TÁNH??? Mà cũng vì TÂM nương KHÔNG nên từ vọng mà sanh bởi vậy ngài Huệ Năng mới mắng "Khán tâm tận đáy" là VỌNG, là TƯỞNG TƯỢNG.
"Mình" thì do nhân duyên mà sanh nên thâm tâm chỉ là huyễn hóa thì làm gì có cái gọi là "tánh giác ngộ của chính mính"??? Mình còn "chưa có" mà đòi đi sở hữu "tánh giác ngộ", hề hề.

Cái thì KHÔNG, cái thì VỌNG vậy thì BỔN TÂM nó nằm nơi mô, hề hề, "Phùng trường diệc bất mô lai thị. Vô hạn lương duyên chỉ má hưu" (bài kệ khuyến đạo của TTTS do đạo hữu Chiếu Thanh trích ở phần đầu chủ đề)

Đồng kính



Nếu đã chê tôi thì tại sao Trừng Hải là sử dụng ngôn ngữ để chỉ rõ cái tánh sẵn có nơi mình vốn không sinh không diệt (tông chỉ hay vô niệm). Ngôn ngữ cũng là "vọng từ nơi tâm" mà ra nữa đấy, chứ chân tâm nó đâu có biết nói. Vậy nhé!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Nếu đã chê tôi thì tại sao Trừng Hải là sử dụng ngôn ngữ để chỉ rõ cái tánh sẵn có nơi mình vốn không sinh không diệt (tông chỉ hay vô niệm). Ngôn ngữ cũng là "vọng từ nơi tâm" mà ra nữa đấy, chứ chân tâm nó đâu có biết nói. Vậy nhé!
_________________

Kính bác Tuấn Tú,

Hề hề, quả nhiên gừng càng già càng cay. Ba tuần "tịnh dưỡng" thủ ý (mà bác gọi là cấm túc) quả
nhiên không chỉ ở lời nói suông.

TU với SỞ TU tánh vốn HƯ KHÔNG nên thường bình đẳng.

CHÂN TÂM thì TỊCH NGÔN, nhưng BÌNH THƯỜNG TÂM thì tràn đầy thanh âm theo từng giọt nắng giữa triền reo vui.

Kính,

TB: Lời trừng hải là "cú, cú phi, cú phi cú bất phi, cú phi phi cú bất phi phi cú" và "tùng thọ cát đằng, phi tùng thọ cát đằng".
Note: * Cú ở đây không phải là con cú tức "cú mèo", hề hề.
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Reputation: 66%
Tham gia
20/9/12
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Reputation: 66%
Tham gia
20/9/12
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Thế Hùng biết bác Trừng Hải nói về "tứ cú, bát phi" không? Chứ đâu phải là guồng chỉ rối như bạn nghĩ!
:



Kính bác Tuấn Tú !

Xin phép bác cho con được hỏi

_ Mục đích của đạo Phật là muốn cho mọi người biết đến Chân Lý _ tuy cao xa nhưng không mắc mỏ ? Hay là muốn sáng tạo một "game ngôn ngữ" (trò chơi chữ) ?

Người nào say "chơi chữ" thì cũng đồng như mọi thứ mê đắm khác, sẽ chỉ biết những khái niệm và ngôn từ, sẽ càng ngày càng xa Chân Lý !

Kính !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào Ngọc Tuấn ! Chào Quý Thiện Hữu Tri Thức !

Về câu hỏi (1) của Ngọc Tuấn thì h/t có ý này, hy vọng rằng có thể giải đáp phần nào :

* Ngày xưa, khi Bồ Tát Hộ Minh _ tiền thân Phật Thích Ca _ nhập thai trong bụng bà Hoàng Hậu Ma Da, Ngài có bị uế trược hay không ?

** Thái Tử Sĩ Đạt Ta có vợ là nàng Công chúa Gia Du Đà La, sinh một con trai là La Hầu La, vậy Thái tử Sĩ Đạt Ta có hành dâm hay không ? Có bị uế trược hay không ?

*** Đại Sư Marpa _ người đã dìu dắt Ngài Milarepa đến thành đạo hoàn toàn trong hiện kiếp _ có một vợ và một con gái, cùng sống chung cho đến phút cuối (bỏ xác). Như vậy Ngài Marpa có bị uế trược, vì chuyện này mà mất đi "cái Giác Ngộ Tuyệt Đối" của Ngài hay không ?

**** Đại Sư ORGYEN KUSUM LINGPA _ một vị Đại Giác Ngộ của Tây Tạng _ cũng có vợ và một con trai. Như vậy Ngài Đại Sư ORGYEN KUSUM LINGPA có bị uế trược, có vì chuyện ăn ngủ với vợ mà mất đi "cái Giác Ngộ Tuyệt Đối" của Ngài hay không ?

--------------

Về chuyện sát sanh (2) :

* Ngày xưa, khi đức Phật còn tại thế, Ngài có cho phép Chư Tăng dùng thảo dược để trị bệnh, trong thảo dược có nhiều vị thuốc độc, cực độc để chữa những chứng bệnh ngặt nghèo. Thí dụ như bệnh kiết lỵ do hàng triệu con trực trùng amibe, nếu đức Phật cho phép dùng thuốc để chữa trị tức là đã sát hại hàng triệu con trực trùng amibe rồi.

** Chư Tăng Ni đều biết câu "Phật quán nhứt bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất niệm thử chú, như thực chúng sinh nhục" (Phật thấy trong một bát nước có 84000 sinh vật li ti, nếu không niệm chú này, thì đồng như chúng ta đã trực tiếp ăn thịt chúng sinh rồi).

*** Trong cuộc sống mộng mơ này, một vị Đại Giác Ngộ có thể nghịch hành, chúng ta thấy Ngài giết chúng sinh, nhưng thực ra là Ngài dùng công đức của mình, dùng Thần Lực của mình để giúp đưa chúng sinh ấy thác sinh vào chỗ khác tốt hơn.

Mến !


Đoạn này theo minhđịnnh thấy có vẻ khiên cưỡng,lấy mục đích biện minh cho hành động...nhưng bản chất vẫn là "sát sinh"...nếu lấy lý do này thì có vẻ hơi ngụy biện,cùng với lý do này mà Hitler đã diệt chủng người Do Thái,rất nguy hiểm...Chính vì thế mà Đức Phật dạy ta phải sám hối,luôn sám hối bởi vì việc tạo nghiệp ác trong đời là khó tránh khỏi,dù việc "ác" chỉ là ăn những con vi khuẩn trong 1 ly nước.Căn bản của Đạo Phật là Nghiệp,chỉ có nghiệp lực mới đưa được chúng sinh vào con đường luân hồi theo đúng nghiệp mà họ tạo.Nếu các vị Đại Giác Ngộ mà can thiệp vào quá trình này thì còn gọi gì là Chân Lý tuyệt đối nữa!!!!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,347
Điểm tương tác
965
Điểm
113
Đoạn này theo minhđịnnh thấy có vẻ khiên cưỡng,lấy mục đích biện minh cho hành động...nhưng bản chất vẫn là "sát sinh"...nếu lấy lý do này thì có vẻ hơi ngụy biện,cùng với lý do này mà Hitler đã diệt chủng người Do Thái,rất nguy hiểm...Chính vì thế mà Đức Phật dạy ta phải sám hối,luôn sám hối bởi vì việc tạo nghiệp ác trong đời là khó tránh khỏi,dù việc "ác" chỉ là ăn những con vi khuẩn trong 1 ly nước.Căn bản của Đạo Phật là Nghiệp,chỉ có nghiệp lực mới đưa được chúng sinh vào con đường luân hồi theo đúng nghiệp mà họ tạo.Nếu các vị Đại Giác Ngộ mà can thiệp vào quá trình này thì còn gọi gì là Chân Lý tuyệt đối nữa!!!!
_______________________

Lâu thật là lâu trừng hải mới được thưởng một tách trà "long tĩnh" ủ trong bình lưu bội.

Chướng ngại do bởi vô minh, u u minh minh kiến văn giác tri nếu không muốn nói sa vào "bất tri" nên là "bất giác".

Tri kiến lập kiến tức vô minh bổn do bất am tường đâu là phi tướng, đâu là phi kiến, đâu là phi nhân rồi mới thực tri PHI TÁNH tức là bất giác.

Hề hề, có kẻ thì cứ suốt ngày nói chữ "Vận" mới đúng, chữ "thời" là sai; nói dùng chữ "túy" không là chữ "thúy" rồi nói kinh văn tức là chơi chữ; ôi đáng thương thay ôi đáng thương thay.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
gửi Thế Hùng

:



Kính bác Tuấn Tú !

Xin phép bác cho con được hỏi

_ Mục đích của đạo Phật là muốn cho mọi người biết đến Chân Lý _ tuy cao xa nhưng không mắc mỏ ? Hay là muốn sáng tạo một "game ngôn ngữ" (trò chơi chữ) ?

Người nào say "chơi chữ" thì cũng đồng như mọi thứ mê đắm khác, sẽ chỉ biết những khái niệm và ngôn từ, sẽ càng ngày càng xa Chân Lý !

Kính !

Xin được hỏi Thế Hùng chân lý của đạo phật là gì? nói rõ xem như thế nào? đừng có nói suông như người mơ ngủ là không được đâu nhé. còn hiểu được những gì bác Trừng Hải đưa ra trong đây chưa chắc đã có một người. xem hồi sau sẽ biết
nhãn đầu mùa tôi hết chính thức rồi xuống tập sự, rồi lại chính thức . hề hề thật là vui, nhưng vui nhất là hôm nay được xem màn trình diễn có một không hai của một màn diễn mà trọng tài, giám khảo.. nói như bác Tuấn Tú ấy, cũng đóng vai diễn cùng với dàn diễn viên hùng hậu bấy lâu nay luyện tập cốt để cho vở diễn gần như cuối cùng này thật hấp dẫn và có một kết thúc bất ngờ...
Nhãn đầu mùa tôi xin phép chưa dám nói lời gì cả vì chỉ sợ rằng lại làm khổ ông thổ địa nửa đêm phải thức giấc, mà mùa đông đã đến , cái rét nó lại làm ông bị cảm thì thật là không nên. chỉ xin làm khán giả ngồi ghế dưới. nếu đến cao trào hứng khởi thì cũng xin nhảy vào làm một vai phụ cho vui hề hề
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Reputation: 21%
Tham gia
29/6/13
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Kính các Bạn.

ĐỐN NGỘ.

Muốn tìm hiểu về Tôn chỉ Thiền của TTTS. Chúng ta nên đi xa hơn một chúc. Đó là tìm về Thiền Sư Tiêu Dao (sư phụ của TTTS).

Theo Việt Nam Phật giáo sử Luận:

Tuệ Trung thượng Sĩ là học trò chân truyền của Thiền Sư Tiêu Dao.


Việt Nam Phật giáo sử Luận: Tiêu Diêu Thiền Sư
Tiêu diêu thiền sư thuộc thế hệ thứ tư truyền thống Yên Tử. Ông là
học trò Ðại Ðăng, đồng thời cũng đắc pháp với thiền sư Ứng Thuận
của thiền phái Vô Ngôn Thông. Cùng học Ứng Thuận trong thế hệ
ông còn có các thiền sư Giới Minh, Giới Viên và Nhất Tông quốc sư.
Tiêu Diêu là thầy của Tuệ Trung thượng sĩ, một trong những cây
đuốc sáng nhất của thiền học đời Trần.
Huệ Nguyên, người san định sách Thượng Sĩ Ngữ Lục năm 1763, nói
rằng Tiêu Diêu, thầy của Tuệ Trung, là người Trung Hoa qua Việt
Nam truyền đạo. Sự thực thì không phải thế. Tiêu Diêu là người Việt
Nam, đệ tử của Ứng Thuận phái Vô Ngôn Thông, đồng thời cũng là
người thừa kế thiền sư Ðại Ðăng, tổ thứ ba chùa Hoa Yên núi Yên Tử.
sự kiện Tiêu Diêu đắc pháp với Ứng Vương được nói đến trong
Thuyền Uyển Tập Anh, nhưng Huệ Nguyên không được đọc tác
phẩm này. chính vì mặc cảm cho rằng tổ sư Trung Hoa mới giỏi và
mới chính thống nên ông đã cho rằng Tiêu Diêu, thầy của Tuệ Trung
phải là người Tàu. Không được đọc Thuyền Uyển Tập Anh nên trong 181 | Tập I - Chương 09: Nền tảng của Phật Giáo đời Trần
bài Lược Dẫn Thiền Phái Ðồ (đầu trang Thượng Sĩ Ngữ Lục) ông đã
viết những giòng mơ hồ sau đây về thiền phái Vô Ngôn Thông:
"Thiền phái truyền vào nước ta không biết người nhận lãnh đầu tiên
là ai, chỉ biết Thiền Nguyệt truyền cho Nguyễn Thái Tông rồi lần
xuống Ðịnh Hương trưởng lão, Viên Chiếu, Ðạo Huệ, sau đó còn lần
lượt trao truyền, nhưng tên tuổi các ngài lúc ẩn, lúc hiện khó nhận ra
manh mối". Ta thấy Huệ Nguyên nhắc đến tên một số các vị thiền sư
phái Vô Ngôn Thông nhưng không biết gì về nguyên ủy của thiền
phái này.
Thiền sư Tiêu Diêu còn được gọi là Phúc Ðường đại sư, cư trú ở Phúc
Ðường tịnh xá. Không biết tịnh xá này ở đâu. Có thể là trên núi Yên
Tử. Tuệ Trung thượng sĩ có một bài thơ "Lên thăm thiền sư Tiêu Diêu
ở Phúc Ðường tịnh xá" và một bài thơ "Cảnh vật Phúc Ðường" trong
đó có câu "Thả hỷ lâm thâm thoại thú tàng" (vui chốn rừng sâu trong
đó có ẩn nhiều loại thú lành). Tuệ Trung là một tay cự phách trong
rừng thiền nhưng đối với thiền sư Tiêu Diêu rất mực cung kinh khâm
phục. Trong bài "Lên Thăm Thiền Sư Tiêu Diêu ở Phúc Ðường" ông
nói:
Cho hay Phật sống trần gian đấy
Sen nở trên lò rực lửa hồng.
(Tu tri thế hữu nhân trung Phật
Hưu quái lô khai hỏ lý liên)
Tuy Huệ Tuệ là pháp tử chính thức của Tiêu Diêu, trù trì chùa Yên
Tử, nhưng chính Tuệ Trung thượng sĩ mới là học trò xuất sắc nhất của
Tiêu Diêu vậy.

Và dõi theo hành trạng của chư Tổ Thiền phái Vô Ngôn Thông, thì Tông chỉ Thiền của phái này là ĐỐN NGỘ. Nghĩa là thoắc một chóc đã nhảy ngay vào đất Phật, chớ không cần phải tiệm tu...

Việt Nam PG sử luận: Ðốn Ngộ Và Tâm Ðịa
Thiền phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh thuyết đốn ngộ chủ trương con người có thể, trong một giây lát, đạt được quả vị giác ngộ, khỏi cần đi qua nhiều giai đoạn tiệm tiến. Vô Ngôn Thông, ngay từ buổi đầu tại pháp hội của Bách Trượng, đã nghe một câu hỏi về vấn đề đốn ngộ do một vị thiền giả hỏi Bách Trượng: "Pháp môn đại thừa nào có thể giúp ta đạt được giác ngộ tức khắc" (như hà thị đại thừa đốn ngộ pháp môn?). Chính câu trả lời của Bách Trượng đã làm cho Vô Ngôn Thông bừng tỉnh: "Mặt đất của tâm nếu không bị ngăn che thì mặt trời trí tuệ tự nhiên chiếu đến".

Thể hiện tinh thần Tông chỉ ĐỐN NGỘ này. TTTS có một số pháp thoại như sau:

ĐỐI CƠ
(Trả lời người hỏi)
Dịch:
Một hôm Thầy (Tuệ Trung) rảnh rang, môn đệ đứng hầu. Khi đó có vị Tăng hỏi:
- Bạch Thượng Sĩ, tôi vì việc lớn sanh tử, vô thường nhanh chóng, chưa biết thân này, sanh từ đâu lại, sau khi chết đi về đâu?
Thầy đáp:
Giữa trời dù có đôi vành chuyển
Biển cả ngại gì hòn bọt sanh.
Lại hỏi:
- Thế nào là đạo?
Thầy đáp:
- Đạo không ở trong câu hỏi, câu hỏi không ở trong đạo.
Lại hỏi:
- Cổ đức nói “không tâm là đạo” phải chăng?
Thầy đáp:
- Không tâm chẳng phải đạo, không đạo cũng không tâm.
Thầy tiếp:
- Nếu người bảo “không tâm là đạo” thì tất cả cỏ cây đều là đạo sao? Nếu lại nói “không tâm chẳng phải đạo” thì đâu cần nói có, không. Nghe tôi nói kệ:
Vốn không tâm không đạo
Có đạo chẳng không tâm
Tâm đạo vốn rỗng lặng
Chỗ nào lại đuổi tầm?
Vị Tăng bỗng nhiên nhận ra ý chỉ, lễ bái lui ra.


hay phủ nhận phương tiện tiệm tu như sau:

Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phúc
Muốn siêu việt tội phúc
Ðừng trì giới, nhẫn nhục.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính Thầy Chùa Phước Thành ! Kính các vị tiền bối !

Con có thắc mắc :

Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ dặn vua Trần Nhân Tông :


_ "đừng bảo cho người không ra gì biết"

Xin Thầy giảng rõ cho con biết "người không ra gì" là những ai ? Họ không phải là Phật tử chăng ? Vì sao lại phải dấu diếm Phật pháp ?

Kính !


Kính chị Thanh Trúc !

Theo hoatihon, ở đây người dịch đã hơi nặng lời "người không ra gì". Nếu dịch là :

"đừng nói cho người không phải pháp khí nghe" thì nó nhẹ nhàng hơn (Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa _ nếu không gặp người thượng căn thì nên cẫn thận, chớ nói).

Vì sao ?

* _ Vì đa số chúng ta tích lủy vô số những lầm mê chấp nhất, nó là sở tri chướng, nó làm cho chúng ta luôn hiểu sai về Phật pháp, nó cũng làm cho chúng ta kiên cố chấp thủ. Khi có bậc Giác Ngộ chân truyền đứng trước mặt nói Chánh Pháp Phật, chúng ta cũng không nhận ra được _ trường hợp Đạt Mạ Tổ Sư nói một câu rất thật "Thiệt không công đức" nhưng người nghe _
vua Lương Võ Đế (một Phật tử tại gia thuần thành) _ lại cảm thấy như bị "tạt nước lạnh vào mặt" .

* _ Vì Chân Lý Tối Thượng Thừa thì không vừa lỗ tai của Thinh Văn Thừa, của Nhân Thiên thừa. Rồi họ xúm nhau lại phản bác, họ là những Phật tử thuần thành đấy, chớ không phải họ là "kẻ không ra gì" đâu. Càng thuần thành bao nhiêu, họ càng phản bác mạnh bấy nhiêu (không kể những kẻ a dua, "tát nước theo mưa").

PHI NGỘ THƯỢNG CĂN _ THẬN VẬT KHINH HỨA


 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
hề hề

Kính chị Thanh Trúc !

Theo hoatihon, ở đây người dịch đã hơi nặng lời "người không ra gì". Nếu dịch là :

"đừng nói cho người không phải pháp khí nghe" thì nó nhẹ nhàng hơn (Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa _ nếu không gặp người thượng căn thì nên cẫn thận, chớ nói).

Vì sao ?

* _ Vì đa số chúng ta tích lủy vô số những lầm mê chấp nhất, nó là sở tri chướng, nó làm cho chúng ta luôn hiểu sai về Phật pháp, nó cũng làm cho chúng ta kiên cố chấp thủ. Khi có bậc Giác Ngộ chân truyền đứng trước mặt nói Chánh Pháp Phật, chúng ta cũng không nhận ra được _ trường hợp Đạt Mạ Tổ Sư nói một câu rất thật "Thiệt không công đức" nhưng người nghe _
vua Lương Võ Đế (một Phật tử tại gia thuần thành) _ lại cảm thấy như bị "tạt nước lạnh vào mặt" .

* _ Vì Chân Lý Tối Thượng Thừa thì không vừa lỗ tai của Thinh Văn Thừa, của Nhân Thiên thừa. Rồi họ xúm nhau lại phản bác, họ là những Phật tử thuần thành đấy, chớ không phải họ là "kẻ không ra gì" đâu. Càng thuần thành bao nhiêu, họ càng phản bác mạnh bấy nhiêu (không kể những kẻ a dua, "tát nước theo mưa").

PHI NGỘ THƯỢNG CĂN _ THẬN VẬT KHINH HỨA



Có biết Đạo Phật thì hai chữ CHÂN LÝ cũng chẳng lập? vậy lấy đâu ra kẻ A dua, tát nước theo mưa. chỉ có người TRÍ (Giác) và kẻ NGU ( Mê ) mà thôi. nhưng xét cho cùng Mê , Giác cũng chỉ là nói cho những kẻ không ra gì mà thôi
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
.Nếu các vị Đại Giác Ngộ mà can thiệp vào quá trình này thì còn gọi gì là Chân Lý tuyệt đối nữa!!!!

Chào minhđịnh !

h/t chấp nhận câu nói của m/đ, tuy nhiên h/t có ý như vầy bạn nghe thử nhé !

tivi_zpsc0ee07c2.jpg
Giả sử đây là cái màn hình Tivi nhà bạn, rồi có một hôm trẻ con dùng phấn màu vẽ 2 đường ngoằn ngèo như thế này :

tivia_zps4e5b2b5a.jpg

Bạn thấy nó chướng mắt, không đẹp tí nào, bạn bèn can thiệp vào, sửa lại như vầy :

tivib_zpsbd943f7f.jpg

Theo bạn, sau khi bạn can thiệp vào như vậy có làm cho màn hình tivi nhà bạn bị hư hỏng gì hay không ?

Cũng thế Chân Lý Tuyệt Đối là tên gọi cho Như Lai Tạng, Chân Tâm không hề thay đổi thêm hay bớt. Chuyện những bậc Đại Giác Ngộ cứu độ chúng sinh chỉ là chuyện "làm đẹp cuộc đời" chỉ có giá trị trên bề nổi, trên thế giới hiện tượng, chứ không tác động gì đến BẢN THỂ CHÂN NHƯ.

Mến !
 
S

suonglanh

Guest
Mời ngài Hoang Tri ngự lãm ạ

Còn cái vị mà bạn gọi là vị Giác Ngộ ấy là ai ? Đã tu chứng đến đâu mà đòi trị bệnh cho bậc Thập Địa Bồ tát.
Dạ đây ạ:
BÁ TRƯỢNG QUẢNG LỤC
Thiền học
Hoài Hải Thiền Sư - Bá Trượng Quảng Lục
Thích Duy Lực
18/04/2555 12:01 (GMT+7)
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng
Hoài Hải Thiền Sư - Bá Trượng Quảng Lục
Mục lục

Bá Trượng Quảng Lục

Ngôn ngữ cần phải phân biệt trắng đen, cần phải biết là lời nói chung hay lời nói riêng, lời nói liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa.
Giáo liễu nghĩa phân biệt về thanh (trong), còn bất liễu nghĩa phân biệt về trược (đục). Nói cấu bên pháp uế là phân biệt về phàm, nói cấu bên pháp tịnh là phân biệt về Thánh. Từ chín bộ giáo nói thẳng ra chúng sanh không có mắt, cần phải nhờ người gọt giũa. Nếu nói với người tục tai điếc, cần phải dạy họ xuất gia trì giới, tu thiền học huệ. Nếu là người tục siêu xuất thì không nên dạy họ như thế, như trường hợp các ngài Duy Ma Cật, Phó Đại Sĩ… đối với bậc xuất gia đã thọ giới cụ túc, sức giới, định, huệ đã có mà nói như thế thì gọi là phi thời ngữ (chẳng ứng cơ) cũng gọi là ỷ ngữ (nói thêu dệt), nếu là bậc xuất gia phải nói cấu bên pháp tịnh, phải nói lìa các pháp có, không, lìa tất cả tu chứng, cũng lìa cái lìa nữa. Nếu trong hàng xuất gia tẩy trừ tập nhiễm tham, sân không được cũng gọi là kẻ tục tai điếc, phải dạy họ tu thiền học huệ. Tăng sĩ Nhị thừa đã dứt được bệnh tham sân mà còn trụ nơi vô tham, cho đó là đúng là thuộc về Vô sắc giới, là ngăn trở ánh sáng Phật, là làm thân Phật chảy máu cũng phải dạy họ tu thiền học huệ.
Cần phải biện biệt rõ ràng lời nói thanh, trược. Pháp trược là các danh từ tham, sân, ái, thủ… Pháp thanh là các danh từ Bồ đề, Niết bàn, giải thoát… Cái giác chiếu soi hiện tại chỉ cần đối với hai dòng thanh trược, các pháp Thánh, phàm, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng nên có mảy may ái thủ. Đã chẳng ái thủ mà y trụ vào chẳng ái thủ cho đó là phải, ấy là Sơ Thiện, là trụ nơi điều phục tâm, là hàng Thanh Văn, là người đã đến bờ rồi mà còn lưu luyến chiếc bè không chịu bỏ, là đạo Nhị thừa, là quả Thiền na. Đã chẳng ái thủ cũng chẳng y trụ nơi chẳng ái thủ, là Trung thiện, là bán tự giáo vẫn còn là Vô sắc giới khỏi sa vào đạo Nhị thừa, khỏi lạc vào lối Ma Vương, vẫn còn là bệnh Thiền na, là còn bị trói buộc vào Bồ Tát thừa. Đã không y trụ nơi chẳng ái thủ và cũng không khởi cái tri giải về không y trụ, ấy là Hậu thiện, là mãn tự giáo, khỏi rơi vào Vô sắc giới, tránh khỏi bệnh Thiền na, khỏi sa vào Bồ Tát thừa, khỏi bị đoạ vào địa vị Ma vương, là trí chướng, địa chướng, hạnh chướng nên thấy Phật tánh của mình như ban đêm thấy hình sắc. Như nói: Ở địa vị Phật dứt hai thứ ngu: Một là vi tế sở tri ngu, hai là cực vi tế sở tri ngu. Cho nên nói: Có bậc đại trí đập vỡ hạt bụi lấy ra quyển Kinh. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu thì chẳng bị ba đoạn sơ, trung, hậu thiện khống chế. Giáo môn thí dụ con hươu ba lần nhảy ra khỏi lưới, gọi là làm Phật ngoại triền, không có vật gì ràng buộc được người này. Đây thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, là Tối thượng thừa, là Thượng thượng trí, là đứng trên Phật đạo; người này là Phật, có Phật tánh, là Đạo sư, là điều khiển được vô sở ngại phong, là vô ngại huệ, về sau được tự do sai khiến nhân quả phước trí, là làm xe chuyên chở nhân quả, ở nơi sanh không bị sanh nhốt, ở nơi tử không bị từ ngại, ở nơi ngũ ấm như cửa đã mở, không bị ngũ ấm ngăn trở, đi ở tự do, ra vào không khó. Nếu được như thế, không luận thứ bậc hơn kém cho đến thân con kiến, chỉ cần được như thế thì đều là cõi nước thanh tịnh vi diệu không thể nghĩ bàn. Đó còn là lời nói mở trói, họ vốn không thương tích thì đừng làm cho bị thương. Những cái thương tích Phật, thương tích Bồ Tát đều là thương tích (Có nghĩa là chấp Phật là thương tích Phật, chấp Bồ Tát là thương tích Bồ Tát). Phàm nói các pháp “có, không” đều là thương tích. “Có, Không” bao gồm tất cả pháp.
Hàng Thập địa là chúng ở trong dòng nước đục, tự cho là dòng nước thanh, dựng tướng thanh để nói lỗi của tướng trược. Trước kia mười vị đại đệ tử như Xá Lợi Phất, Phú Lâu Na, chánh tín như A Nan, tà tín như Thiện Tinh… mỗi người có một cốt cách riêng, mỗi người có một phép tắc riêng đều bị Đạo Sư (Phật) nói toạc ra là chẳng đúng. Tứ thiền, Bát định, A La Hán…. trụ trong định tám muôn kiếp, họ là người tu hành theo kiến chấp vì bị rượu tịnh pháp làm say nên hàng Thanh Văn nghe Phật pháp không phát được đạo tâm vô thượng, do đó bị gọi là người đoạn thiện căn không có Phật tánh. Kinh nói: “Chỗ gọi là hầm sâu giải thoát đáng sợ, nếu có một niệm tâm lui sụt thì rơi vào địa ngục mau như tên bắn”. Chẳng được nhất định nói lui sụt, cũng chẳng được nhất định nói không lui sụt, như các ngài Văn Thù, Quan Âm, Thế Chí… đến thị hiện đồng loại với Tư Đà Hườn để dẫn dụ, chẳng được nói họ lui sụt, lúc bấy giờ chỉ được gọi là người Tu Đà Hườn thôi. Hiện tại các giác chiếu soi chỉ cần chẳng bị các pháp “có, không” khống chế, thấu suốt nghĩa ba câu và tất cả nghịch thuận thì dầu có nghe trăm nghìn muôn ức đức Phật xuất hiện ở thế gian cũng như không nghe, cũng không y trụ vào chỗ không nghe, cũng không khởi tri giải về sự không y trụ, nói họ là người lui sụt chẳng được, vì số lượng không khống chế họ được, ấy là Phật thường trụ thế gian mà chẳng nhiễm thế gian.
Nói Phật chuyển pháp luân, lui sụt cũng là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Nói Phật chẳng chuyển pháp luân, chẳng lui sụt cũng là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Ngài Tăng Triệu nói: “Đạo Bồ Đề không thể suy lường, cao vô thượng, rộng vô cùng, sâu thăm thẳm”. Rơi vào lời nói là bệnh, nói giác chiếu soi cũng còn là không đúng, chỉ là từ trược biện thanh (trong cái đục mà biện biệt cái trong) mà thôi. Nếu cho nói giác chiếu soi hiện nay là đúng, tức là ngoài cái giác chiếu soi còn có cái khác thì đều là ma thuyết. Nếu chấp lấy cái giác chiếu soi hiện tại thì cũng đồng ma thuyết, cũng gọi là tự nhiên ngoại đạo. Nói các giác chiếu soi hiện tại là Phật của chính mình, đó là lời nói thước tấc, là lời tính toán, giống như con chồn (dã can) kêu, vẫn thuộc về cửa keo sơn (chấp trước). Từ trước đến nay chẳng nhận cái tự tri, tự giác là Phật của chính mình mà lại hướng ra ngoài tìm Phật, nhờ thiện tri thức nói ra cái tự tri tự giác để làm thuốc trị cái bệnh hướng ngoại tìm cầu, bệnh hướng ngoại tìm cầu đã lành thì thuốc cũng phải bỏ. Nếu chấp lấy cái tự tri tự giác thì đó là bệnh Thiền na, là định tánh Thanh Văn, như nước đóng băng, toàn băng là nước khó mong cứu được nạn khát; cũng nói: “Bệnh chắc chắn hết, lương y bó tay”.
Vô thỉ chẳng phải là Phật, chớ cho là Phật, Phật là thuốc của chúng sanh, không có bệnh chẳng cần uống thuốc, thuốc và bệnh đều tiêu, thí dụ: như nước trong, Phật là cam thảo hoà với nước, cũng như mật hoà với nước ấy rất là ngon ngọt, nếu xem đó là cùng loại nước trong thì chẳng đúng, chẳng phải không, vốn là sẵn có, nên cũng nói: Lý này mọi người đều vốn sẵn có. Chư Phật, Bồ Tát được mệnh danh là người chỉ cho biết hạt châu. Từ xưa đến nay nó chẳng phải là vật, chẳng cần biết nó, hiểu nó, không cần cho nó là phải hay chẳng phải, chỉ cần cắt đứt câu đầu hai, cắt đứt câu có, câu chẳng có, cắt đứt câu không, câu chẳng không, dấu vết hai đầu chẳng hiện. Hai đầu kéo ông chằng được, số lượng chi phối ông chẳng được, chẳng phải thiếu thốn, chẳng phải đầy đủ, chẳng phải phàm, chẳng phải Thánh, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải hữu tri, chẳng phải vô tri, chẳng phải rang buộc, chẳng phải giải thoát, phải tất cả danh mục. Tại sao không phải là lời nói thật? Nếu cho rằng đục đẽo hư không làm được tướng mạo Phật, hoặc cho rằng hư không là do xanh, vàng, đỏ, trắng làm thành, như nói: Pháp không có so sánh, không thể ví dụ, nên Pháp thân vô vi bất đoạ chư số; nên nói: Thánh thể vô danh chẳng thể nói được, lý như thật của không môn khó ghé, thí dụ như con thái mạt trùng (tên một loại côn trùng đặc biệt rất nhỏ), có thể đậu ở khắp mọi nơi, nhưng không thể đậu được trên ngọn lửa. Ý thức của chúng sanh cũng vậy, có thể duyên ở mọi nơi, nhưng không thể duyên trên Bát Nhã.
Tham học nơi Thiện tri thức để tìm cầu một tri, một giải đó là thiện tri thức ma, vì sanh ngữ kiến. Nếu phát tứ hoằng thệ nguyện, nguyện độ hết tất cả chúng sanh rồi sau ta mới thành Phật, đó là Bồ Tát pháp trí ma vì thệ nguyện không buông bỏ; nếu trì trai giữ giới, tu Thiền học Huệ đều là thiện căn hữu lậu, dẫu cho ngồi đạo tràng thị hiện thành Đẳng Chánh Giác độ chúng sanh nhiều như số cát sông Hằng thảy đều chứng quả Bích Chi Phật, đó là thiện căn ma, vì khởi tâm tham đắm, nếu đối với các pháp không tham nhiễm, thần lý độc tôn trụ trong Thiền định sâu không còn tiến lên nữa, đó là Tam muội ma, vì đam mê cái vui Thiền định. Niết Bàn chí thượng, ly dục tịch tịnh, là nghiệp ma. Nếu trí huệ thoát lưới ma chưa triệt để thì dẫu cho hiểu được trăm bổn kinh Phật thảy đều là cặn bã địa ngục, tìm sự tương tự như Phật không bao giờ có.
Như nay nghe nói chẳng chấp trước vào tất cả pháp thiện, ác, có, không vv… liền cho đó là rơi vào không, mà chẳng biết rằng bỏ gốc theo ngọn mới chính là rơi vào không. Cầu Phật, cầu Bồ Đề và tất cả pháp có, không… là bỏ gốc theo ngọn, hiện tại chỉ cần ăn đạm bạc sống, mặc áo vá đỡ lạnh, khát thì bụm lấy nước uống, ngoài ra đối với tất cả pháp có, không đều không có mảy may hệ niệm (nghĩ tưởng), người này dần dần sẽ chút phần nhẹ nhàng sáng suốt.
Thiện tri thức chẳng chấp có, chẳng chấp không, thoát được mười câu ma ngữ, nói ra không trói buộc người, có lời nói nào ra chẳng tự xưng là Thầy nói, cũng như tiếng dội trong hang, tiếng nói trùm khắp thiên hạ mà không có khẩu quá (lỗi do từ miệng mình nói ra), đủ sức làm y chỉ cho người. Nếu nói ta biết thuyết, biết giải, nói ta là Hoà thượng, người là đệ tử, cái đó đồng như ma thuyết. Vô cớ nói rằng: Mục kích đạo tồn (mắt thấy đạo còn). Phật hay chẳng phải Phật, Bồ đề, Niết bàn, giải thoát… Vô cớ nói ra một tri, một giải, giơ một cánh tay, dựng một ngón tay bảo là Thiền, là Đạo, lời nói này trói buộc người không biết đến khi nào mới thôi, chỉ là chồng thêm dây trói buộc Tỳ Kheo. Dẫu cho không nói cũng có cái khẩu quá. Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy.
Giáo bất liễu nghĩa có Thiên nhân sư, có Đạo sư. Trong giáo liễu nghĩa chẳng làm Thiên nhân sự, chẳng cho phép làm thầy, chưa y được huyền giám (tự tánh), tạm y được giáo liễu nghĩa còn có phần thân cận, nếu là giáo bất liễu nghĩa thì chỉ thích hợp để nói trước bọn người tục tai điếc. Nay chỉ cần chẳng y trụ tất cả pháp có, không, cũng không làm cái chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là đại thiện tri thức, cũng nói: Chỉ có một người đại thiện tri thức là Phật, không có người thứ hai, ngoài ra đều gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết. Nay chỉ cần nói phá câu hai đầu, không tham nhiễn tất cả cảnh pháp có, không và việc mở trói, ngoài ra không có ngữ cú nào khác để dạy người. Nếu nói ra có ngữ cú khác để dạy người, có pháp khác để cho người, đó gọi là ngoại đạo cũng gọi là ma thuyết.
Cần phải biết lời giáo liễu nghĩa hay giáo bất liễu nghĩa, cần phải biết lời nghịch tục hay lời tuỳ tục, cần phải biết lời nói sống hay lời nói chết, cần phải biết lời thuốc hay lời bệnh, cần phải biết lời ví dụ thuận hay nghịch, cần phải biết lời nói chung hay lời nói riêng. Nói do tu hành được thành Phật, có tu có chứng, thị tâm thị Phật, tức tâm tức Phật, đấy là lời Phật: Là lời nói giáo bất liễu nghĩa, là lời tuỳ tục, là lời nói chung, là lời nhẹ như mang một lon một lít, là lời nói về bên pháp uế, là lời ví dụ thuận, là lời nói chết, là lời nói trước kẻ phàm phu. Chẳng cho do tu hành mà được thành Phật, không tu không chứng, phi tâm phi Phật cũng là lời của Phật: là lời giáo liễu nghĩa, là lời nghịch tục, là lời nói riêng, là lời nặng như mang trăm tạ, là lời nói ngoài giáo tam thừa, là lời ví dụ nghịch, là lời nói về bên pháp tịnh, là lời nói sống, là lời nói trước ngoài có quả vị.
Từ Tu Đà Hườn trở lên thẳng đến bậc Thập địa hễ có lời nói đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có lời nói đều thuộc về bên phiền nào, hễ có lời nói đều thuộc về giáo bất liễu nghĩa. Giáo liễu nghĩa là trì, giáo bất liễu nghĩa là phạm. Phật địa không có trì, phạm, nên giáo liễu nghĩa và bất liễu nghĩa và bất liễu nghĩa đều chẳng cho.
Do mạ mà biết đất, từ trược biện thanh. Cái giác chiếu soi hiện tại nếu theo bên thanh mà đến thì có giác chiếu soi, cũng chẳng phải thanh, cũng chẳng phải không thanh, không có giác chiếu soi, cũng chẳng phải thanh cũng chẳng phải không thanh, chẳng phải Thánh, chẳng phải không Thánh; không phải thấy nước đục rồi nói lỗi của nước đục, nếu nước trong thì không có lỗi để nói, nói ra là làm đục nước rồi.
Nếu có cái hỏi mà không hỏi cũng có cái nói mà không nói, bởi Phật chẳng vì Phật mà nói pháp. Bình đẳng chân như pháp giới không có Phật nào mà không độ chúng sanh. Phật không trụ Phật gọi là chân phước điền.
Cần phải biện biệt lời chủ khách, tham nhiễm tất cả cảnh pháp có, không, bị tất cả cảnh có, không làm hoặc loạn thì tự tâm là ma vương, chiếu dụng thuộc ma dâm. Cái giác chiếu soi hiện tại chỉ cần chẳng y trụ vào tất cả pháp có, không, pháp thế gian, xuất thế gian; cũng không có tri giải về chẳng y trụ; cũng chẳng y trụ nơi không tri giải thì tự tâm là Phật, chiếu dụng thuộc Bồ Tát. Tâm tâm là chủ tể, chiếu dụng thuộc khách trần, như thấy sóng nói nước, nước ấy chiếu vạn tượng mà không cho là công dụng. Nếu được tích chiếu, chẳng tự do huyền diệu, thì tự nhiên thấu suốt cổ kim, như nói: “Thần vô chiếu công, chí công thường tồn” (1). Người như thế được ở khắp mọi nơi làm Đạo sư.
(1) Thần dụ cho tự tánh; chiếu công = công dụng – chí công = công dụng tối cao. (Công dụng của tự tánh không qua sự tác ý nhưng công dụng ấy đạt đến cực điểm và luôn luôn được như thế).
Tánh thức chúng sanh là tánh keo sơn (chấp trước) vì chưa từng bước lên thềm bực Phật nên thường dính khắn vào các pháp có, không, nay thình lình uống thuốc huyền chỉ không được, thình lình nghe lời xuất cách họ tin chẳng nổi, cho nên đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề bốn mươi chín ngày lặng lẽ tư duy. Trí tuệ mênh mông khó nói, không tỷ dụ được, nói chúng sanh có Phật tánh cũng là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng, nói chúng sanh không Phật tánh cũng là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu nói có Phật tánh là chấp trướng báng. Nếu nói không Phật tánh là hư vong báng. Như bảo: Nói Phật tánh có là tăng ích báng (nói thêm), nói Phật tánh không là tổn giảm báng (nói bớt), nói Phật tánh cũng có cũng không là tương vi báng (trái ngược nhau), nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận báng (nói bông đùa); nếu không nói thì chúng sanh không có hy vọng giải thoát; còn nếu nói thì chúng sanh lại theo lời nói mà sai tri giải, lợi ít mà hại nhiều. Do đó Ngài nói: “Ta thà không nói pháp, mau nhập Niết Bàn”. Nhưng sau đó tìm về chư Phật quá khứ, thấy các Ngài đều nói pháp tam thừa. Về sau, Phật mới giả lập kệ thuyết, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật nói với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát…. Biết họ gánh trăm tạ chẳng nổi tạm cho họ gánh một lon, một lít, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác. Thiện quả mãn rồi thì ác quả đến, được Phật thì có chúng sanh đến, được Niết Bàn thì có sanh tử đến, được sáng thì có tối đến, chỉ là nhân quả hữu lậu đối đãi nhau; nếu muốn khỏi thấy sự đối đãi chỉ cần cắn đứt câu hai đầu thì số lượng khống chế không được; không Phật, không chúng sanh, không thân, không sơ, không cao, không thấp, bình thường, không đẳng, không đi, không đến, chỉ cần chẳng chấp trước văn tự, cách xa hai đầu thì nó nắm bắt ông chẳng được, tránh khỏi các sự khổ vui, sáng tối đối đãi nhau. Thật lý chân thật cũng chẳng chân thật, hư vọng cũng chẳng hư vọng, không phải là vật có số lượng, thí dụ như không chẳng thể tu sửa được, nếu tâm có một chút tri giải liền bị số lượng khống chế cũng như keo sơn, năm chỗ (ngũ uẩn) đều bị dính mắc thì bị ma vương nắm bắt được, chẳng được tự do về nhà.
Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt. Bồ Tát tức phi Bồ Tát thị danh Bồ Tát. Pháp, phi pháp, phi phi pháp, tất cả đều phải như thế. Nếu chỉ nói một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của Pháp sư, nếu đồng thời nói cả ba câu mà họ tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can đến Pháp sư. Nói cái giác chiếu soi hiện tại là Phật của mình, là sơ thiện, không chấp lấy cái giác chiếu soi này là trung thiện, cũng không có cái tri giải về sự không chấp lấy là hậu thiện. Những lời trên còn thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, chỉ là không phàm cũng không thánh chớ nói lầm Phật chẳng phải phàm chẳng phải Thánh. Sơ Tổ Trung Hoa nói: “Vô năng, vô thánh là Phật tánh”. Nếu nói có thần thông biến hoá là Phật thánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh… cho đến các cõi Trời Thích, Phạm trở lên cũng có tinh linh thượng phẩm cũng biết được việc xưa nay trăm kiếp đâu được gọi là Phật ư? Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùng to lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biết sức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ chui vào cọng sen ẩn núp, thần thông biện tài cũng không ít nhưng chẳng phải là Phật.
Giáo ngữ có cấp bậc mau chậm, lên xuống bất đồng. Lúc chưa ngộ, chưa giải thoát gọi là tham, sân, ngộ rồi gọi là trí huệ Phật, nên nói: “Không khác người thuở trước, mà chỉ khác cái hành vi thuở trước”.
Hỏi: - Chặt cây cuốc cỏ, khai mương, đào đất có tướng tội báo không?
Sư đáp: - Không thể nhất định nói là có tội hay không tội. Việc có tội hay không tội là do nơi người đó. Nếu tham nhiễm tất cả pháp có, không, có tâm lấy bỏ, không thấu suốt nghĩa ba câu thì nói người này nhất định có tội. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu tâm như hư không cũng chẳng có cái nghĩ tưởng hư không thì người này nhất định là không tội, lại nữa, nếu tội đã tạo rồi lại nói là không thấy có tội thật là vô lý. Nếu không tạo tội mà nói là có tội thì cũng là vô lý. Như trong luật nói: “Người hôn mê giết người và chuyển tướng giết người còn không bị tội giết huống là sự truyền thừa củaThiền Tông, chẳng trụ một pháp nào, tâm như hư không, cũng không có tướng hư không thì đem tội để ở chỗ nào?” Cũng nói: “Đạo Thiền chẳng cần tu, chỉ cần đừng ô nhiễm”. Cũng nói: “Chỉ cần tiêu dung hết tâm trong ngoài là được”. Cũng nói: “Về sự chiếu cảnh, đối với tất cả pháp có không đều không tham đắm cũng đừng chấp trước”. Cũng nói: “Phải học như vầy, cái học đó giống như giặt áo dơ, áo là cái sẵn có, dơ bẩn là từ bên ngoài đến”. Nghe nói tất cả pháp có, không, thanh, sắc, như cáu bẩn đừng đem tâm bám lấy. dưới cội Bồ Đề, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp thuộc về sắc, mười hai phần giáo thuộc về thanh. Nay chỉ cần cắt đứt tất cả dòng nước có, không, thanh, sắc, tâm như hư không, phải học như thế, như cứu lửa cháy đầu mới được, vậy mà đến lúc lâm chung tìm đường quen thuộc cũ để đi còn không được triệt để, huống là đến lúc đó mới điều tâm, mới tập học thì có hy vọng gì!
Lúc lâm chung các cảnh tốt đẹp hiện ra trước mắt, tuỳ theo tâm ưa thích, chỗ nặng chịu trước. Như nay không làm việc ác thì đến lúc đó không có cảnh ác, dầu cho có cảnh ác cũng biến thành tốt đẹp. Nếu e lúc lâm chung kinh sợ điên cuồng, không được tự do, thì cần hiện tại được tự do mới được. Hiện tại đối với mỗi cảnh pháp đều không ái nhiễm, cũng chẳng y trụ vào tri giải, mới là người tự do. Hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả. Nghiệp quả đã hiện thì làm sao lo cho kịp! Lo là phải lo từ trước cho đến ngày nay. Xưa nếu có nay thì nay cũng có xưa, nghĩa là ngày trước có Phật thì ngày nay cũng có Phật. Hiện tại nếu được một niệm chẳng bị tất cả pháp có không quản nhiếp, thì chẳng đến tận vị lai cũng được như vậy. Xưa cũng như nay, Phật chỉ là người, người chỉ là Phật, cũng là Tam muội định, chẳng cần đem định nhập định, chẳng cần đem Thiền tưởng Thiền, chẳng cần đem Phật tìm Phật. Như nói: “Pháp chẳng cầu pháp, pháp chẳng đắc pháp, pháp chẳng hành pháp, pháp chẳng thấy pháp, tự nhiên đắc pháp, chẳng lấy đắc để đắc thêm”. Cho nên Bồ Tát cần phải chánh niệm như vầy: đối với pháp rỗng không độc tồn, cũng không biết cái pháp độc tồn thì trí tánh tự như như, chẳng phải do nhân làm ra cũng gọi là thể kết, cũng gọi là thể tập, chẳng phải là trí biết, chẳng phải là thức biết, bặt chỗ suy lường, tột cái thể ngưng tịch, sự suy nghĩ dứt hẳn như nước biển cạn sạch, sóng không còn sanh khởi nữa.
Cũng nói: Như lượn sóng lăn tăn không gió trên biển cả, cái chợt biết cái lượn sóng lăn tăn ấy là thô trong tế. Quên cái biết ở nơi biết vẫn còn là tế trong tế, là cảnh giới Phật. Từ đây cái biết đầu tiên được gọi là cái đảnh của Tam muội,cũng gọi là vua Tam muội, cũng gọi là nhĩ diệm trí (trí sở tri), nó sanh ra hết thảy các Tam muội, tưới trên đảnh của tất cả các vị Pháp vương tử, Nơi tất cả cõi nước sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, cõi nước đều thảnh Đẳng Chánh Giác, trong ngoài thông đạt đều không có trở ngại thì một sắc một trần, một Phật một sắc, tất cả Phật tất cả sắc, tất cả trần tất cả Phật, tất cả sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mỗi mỗi cùng khắp tất cả cõi nước cũng đều như vậy.
Đây là thô trong tế, là cảnh giới thiệu, là tất cả thượng lưu, kiến văn giác tri cũng là tất cả thượng lưu, xuất sanh nhập tử độ tất cả có, không… là thượng lưu, có nói ra điều gì cũng là thượng lưu. Niết Bàn là đạo Vô thượng, là Vô đẳng đẳng chú, là Thuyết đệ nhất, ở trong các thuyết rất là sâu xa, không người nào có thể đến được, là chư Phật hộ niệm. Như thấy sóng trong trẻo thì được nói tất cả nước là trong trẻo, từ đó chảy ra cái dụng công rộng lớn mênh mông cũng là chư Phật hộ niệm. Kinh nói: “Đi, đứng, nằm, ngồi nếu được như vậy, lúc ấy Ta liền hiện thân thanh tịnh quang minh” Lại nói: “Như ông thân bằng, ngữ bằng, ta cũng như vậy, một Phật sát thanh (Phật sát thanh: Một tam thiên đại thiên thế giới), một Phật sát hương, một Phật sát vị, một Phật sát xúc, một Phật sát sự, thảy đều như vậy. Từ đây lên đến thế giới Liên Hoa Tạng cao rộng thảy đều như vậy”.
Nếu giữ lấy cái biết đầu tiên làm tri giải, gọi là đảnh kết, cũng gọi là đoạ cảnh kết, là căn bản của tất cả trần lao. Tự sanh tri kiến, không dây mà tự trói; vì có sở tri nên bị ràng buộc vào thế giới thứ hai mươi lăm cõi. Lại nữa cái làm tan tất cả cửa phiền não trói buộc người cũng là cái biết đầu tiên này mà hàng Nhị thừa cho là Nhĩ diệm thức (thức sở tri), cũng gọi là vi tế phiền não thì liền bèn dứt trừ. Đã dứt trừ xong, gọi là đem thần tánh trở về cái hang không, cũng gọi là bị rượu Tam muội làm say, cũng gọi là bị ma giải thoát buộc. Định lực Nhị thừa làm ra sự thành hoại trong thế giới còn bị lọt vào quốc độ khác mà không biết, cũng gọi là chỗ hầm sâu giải thoát đáng sợ. Còn hàng Bồ Tát thì xa lìa hết thảy.
Người đọc kinh xem giáo, ngữ ngôn đều phải uyển chuyển quay về tự kỷ, bởi vì tất cả ngôn giáo chỉ đều nói về cái tánh giác chiếu soi, nếu không bị tất cả cảnh có không chuyển ấy là Đạo sư của ông. Cái hay chiếu soi tất cả cảnh có không kia là Kim Cang huệ, tức có phần tự do độc lập. Nếu không hiểu được cái đó thì dẫu cho có tụng được mười hai bộ kinh Phật cũng chỉ là thành kẻ tăng thượng mạn, là kẻ khinh Phật, chẳng phải là kẻ tu hành. Chỉ cần lìa tất cả thanh sắc, cũng không trụ ở lìa, cũng không trụ vào tri giải, đó là người tu hành.
Đọc kinh xem giáo nói theo thế gian thì đó là việc tốt, nhưng nếu đem so với người thấu lý mà nói thì đó là người ngu si, bậc Thập địa thoát ra không khỏi, còn bị trôi lặn vào dòng sanh tử. Song tam thừa giáo đều dùng để trị bệnh tham, sân,… Như nay niệm niệm đều có cái bệnh tham, sân, … thì trước tiên cần phải điều trị. Chẳng cần tìm tri giải về nghĩa cú, tri giải thuộc về tham, tham lại biến thành bệnh. Nay chỉ cần lìa tất cả pháp có, không, cũng lìa cả cái lìa, thấu suốt nghĩa ba câu, tự nhiên cùng Phật không khác. Đã tự là Phật còn lo chi Phật không biết nói Pháp. Chỉ sợ chẳng phải Phật, nên bị các pháp có không trói buộc, chẳng được tự do. Thế nên, lý chưa vững mà trước tiên đã có phước trí thì sẽ bị phước trí lôi đi như kẻ hèn sai khiến người sang, chẳng bằng đầu tiên ngộ lý rồi sau hãy có phước trí. Nếu cần phước trí tức khắc làm ra được. Phước trí xài ra, nắm vàng thành đất, nắm đất thành vàng, biến nước biển thành tô lạc, đập núi Tu Di làm bụi nhỏ, đem bốn biển để vào lỗ chân lông, ở nơi một nghĩa làm vô lượng nghĩa, ở nơi vô lượng nghĩa làm một nghĩa. Cũng nói: “Sẩy chân làm Chuyển Luân Vương, khiến cho nhân dân trong bốn châu thiên hạ một ngày tu hành Thập thiện, phước trí này cũng không bằng phước trí trên”. Cái giác chiếu soi của chính mình (Tự tánh) gọi là Vương (vua). Niệm chấp trước cáp pháp có không, gọi là Chuyển Luân Vương. Hiện tại chỉ cần trong tạng phủ không dung nạp tất cả pháp có không, lìa ngoài tứ cú gọi là “KHÔNG”, “KHÔNG” gọi là thuốc bất tử, vì đối với Vương trước (Tự tánh) mới gọi là thuốc bất tử. Tuy nói là thuốc bất tử với Vương cùng uống, nhưng cũng chẳng phải là hai vật, cũng chẳng phải là một vật. Nếu cho là một, là hai, cũng gọi là Chuyển Luân Vương. Như nay có người dùng phước trí tứ sự cúng dường tứ sinh lục đạo khắp bốn trăm muôn ức a tăng kỳ thế giới, tuỳ theo sự ưa thích của chúng sanh đến mãn tám mươi tuổi rồi, mới nghĩ rằng các chúng sanh này đã già yếu, ta nên đem Phật pháp dạy dỗ họ khiến cho đều đắc quả Tu Đà Hườn cho đến A La Hán. Người bố thí này trước kia bố thí cho chúng sanh tất cả đồ ưa thích, công đức còn là vô lượng, huống chi sau này làm cho đắc quả Tu Đà Hườn cho đến A La Hán, công đức càng thêm vô lượng vô biên mà cũng còn không bằng công đức nghe Kinh tuỳ hỷ của người thứ năm mươi.
Kinh Báo Ân nói: “Ma Da phu nhân sanh năm trăm Thái tử đắc quả Bích Chi Phật. Mỗi vị đều được xây tháp cúng dường lễ bái mà bà than rằng: “Không bằng sanh một đứa con đắc Vô thượng Bồ Đề, ít phí tâm lực của ta” ”. Nay tìm ở trong chúng trăm nghìn muôn đời, có một người đắc đạo thì giá trị bằng tam thiên đại địa thế giới. Do đó ta thường khuyên mọi người phải nên huyền giải tự lý (ngộ), tự lý nếu huyền thì sai khiến được phước trí như người sang sai khiến kẻ hèn, cũng như xe vộ trụ (Phật thừa). Nếu chấp trước cái này làm tri giải thì gọi là hạt châu thường trong búi tóc, cũng gọi là hạt châu có giá, cũng gọi là chở phẩn vào. Nếu chẳng chấp cái này làm tri giải thì như hạt minh châu trong búi tóc nhà vua cũng gọi là vô giá đại bảo, cũng gọi là chở phẩn ra.
Phật chính là người ở ngoài sự trói buộc, lại vào trong vòng trói buộc mà làm Phật. Ngài chính là người bên kia bờ sanh tử, là người bên kia bờ huyền tuyệt lại trở qua bờ bên này làm Phật. Người cùng khỉ, vượn đều không thể làm được, người dụ cho hàng Thập địa, khỉ vượn dụ cho phàm phu.
Đọc kinh xem giáo, cầu tất cả tri giải chẳng phải là không cho. Dù hiểu được tam thừa giáo là khéo được đồ anh lạc trang nghiêm, được ba mươi hai tướng, nhưng tìm Phật thì chẳng phải. Kinh nói: “Người học giả tham chấp tam tạng Tiểu thừa còn không cho thân cận, huống chi tự cho mình là đúng”. Trong Kinh Niết Bàn, Tỳ Kheo phá giới và danh tự A La Hán bị liệt vào trong mười sáu ác luật nghi, đồng với người săn bắn, lưới cá vì lợi dưỡng mà giết hại sinh vật. Loại kinh Đại Thừa Phương Đẳng cũng như cam lồ mà lại cũng như thuốc độc, tiêu được thì như cam lồ, tiêu không được thì như thuốc độc, Người học kinh xem giáo nếu không hiểu được đó là lời nói sống hay lời nói chết (tử ngữ) thì chắc chắn không thấu nghĩa cú, thà đừng học tốt hơn.
Cũng nói: Cần xem giáo mà cũng cần phải tham học với bậc thiện tri thức, nhất là cần phải tự có mắt để biện biệt lời nói sống hay lời nói chết mới được. Nếu biện tài chẳng được thì chắc chắn thấu qua không nổi, chỉ là chồng thêm dây trói buộc Tỳ Kheo. Vì thế, dạy người học huyền chỉ, không cho học văn tự. Như bảo: Nói thể chẳng nói tướng, nói nghĩa chẳng nói văn, người nói như vậy gọi là chân thuyết. Nếu nói văn tự thì đều là phỉ báng đây gọi là tà thuyết. Bồ Tát nếu nói thì phải nói đúng như Pháp cũng gọi là chân thuyết, phải làm cho chúng sanh trì tâm chẳng trì sự, trì hạnh chẳng trì Pháp, nói người chẳng nói chữ, nói nghĩa chẳng nói văn.
Nói Dục giới không có Thiền đó là lời nói của người chột mắt. Đã nói Dục giới không có thiền thì dựa vào đâu để lên Sắc giới? Đầu tiên ở Nhân địa tu tập hai thứ định, về sau mới lên đến Sơn thiền. Hai thứ định ấy là Hữu tưởng định và Vô tưởng Thiền ở Sắc giới. Vô tưởng định sanh vào các cõi Trời Tứ không ở Vô sắc giới. Dục giới hiển nhiên là có Thiền, Thiền chẳng phải chỉ ở Sắc giới mới có.
Hỏi: Hiện tại nói cõi này có Thiền, là như thế nào?
Sư đáp: Chẳng động chẳng Thiền là Như lai thiền, lìa cái khởi ý tưởng thiền.
Hỏi: Thế nào là hữu tình không Phật tánh và vô tình có Phật tánh?
Sư đáp: Từ người đến Phật là tính chấp Thánh, từ người đến địa ngục là tình chấp phàm. Như nay đối với hai cảnh phàm, Thánh có tâm ái nhiễm thì gọi là hữu tình không Phật tánh. Còn như nay đối với hai cảnh phàm, Thánh và tất cả pháp có không đều không có tâm lấy bỏ, cũng không có luôn cả cái trí giải về không lấy bỏ thì gọi là vô tình có Phật tánh. Do vì không bị tình chấp ràng buộc nên gọi là vô tình chứ không đồng với loài vô tình như gỗ, đá, hư không, hoa vàng, trúc biếc mà cho là có Phật tánh. Nếu nói các loài vô tình ấy có Phật tánh, tại sao trong kinh không thấy thọ ký cho nó thành Phật? Chỉ như cái giác chiếu soi hiện tại chẳng bị hữu tình cải biến, dụ như trúc biếc, không lúc nào chẳng ứng cơ, chẳng bất tri thời, dụ như hoa vàng.
Lại nói “Nếu bước lên bậc thang Phật là vô tình có Phật tánh, còn chưa bước lên nấc thang Phật là hữu tình không Phật tánh”.
Hỏi: - Đại Thông Trí Thắng Phật (Bích Chi Phật) mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng được thành Phật đạo là như thế nào?
Sư đáp: - Kiếp nghĩa là mắc kẹt, cũng có nghĩa là trụ. Trụ nơi một điều thiện, mắc kẹt nơi Thập thiện. Ấn Độ nói Phật, Trung Hoa dịch là Giác, là cái giác chiếu soi của chính mình. Người mắc kẹt nơi thiện là người có thiện căn mà không có Phật tánh nên nói Phật chẳng phải hiện tiền, chẳng được thành Phật đạo.
Gặp ác trụ nơi ác, gọi là chúng sanh giác, gặp thiện trụ nơi thiện gọi là Thanh Văn Giác. Chẳng trụ hai bên thiện ác và cho sự chẳng y trụ là đúng, đây gọi là Nhị thừa giác, cũng gọi là Bích Chi Phật giác. Đã chẳng y trụ hai bên thiện ác và cũng chẳng khởi tri giải về chẳng y trụ gọi đó là Bồ Tát giác. Đã chẳng y trụ cũng không cái biết chẳng khởi cái tri giải về không y trụ mới được gọi là Phật giác. Như nói Phật chẳng trụ nơi Phật, gọi là chân phước điền, nếu ở trong nghìn muôn người chợt có một người được như thế thì gọi là của báu vô giá, được ở khắp mọi nơi làm Đạo sư. Chỗ không có Phật nói là Phật, chỗ không có Pháp nói là Pháp, chỗ không có Tăng nói là Tăng, đấy là chuyển đại pháp luân.
Hỏi: - Từ trước Tổ Tông đều có mật ngữ lần lượt truyền cho nhau là như thế nào?
Sư đáp: - Không có mật ngữ. Như Lai không có tạng bí mật. Chỉ cái giác chiếu soi hiện tại, lời nói rõ ràng mà tìm hình tướng không được, đó là mật ngữ. Từ Tu Đà Hườn lên đến Thập địa hễ có ngữ cú đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có ngữ cú đều thuộc về giáo bất liễu nghĩa, hễ có ngữ cú đều không đúng. Giáo bất liễu nghĩa đều sai lại còn đòi mật ngữ gì nữa?
Hỏi: - Hư không sanh trong đại giác như một hòn bọt nổi trong biển cả là như thế nào?
Sư đáp: - Hư không dụ cho bọt, nước biển dụ cho tự tánh. Tự tánh linh giác của chính mình siêu việt hư không, nên nói hư không sanh trong đại giác như một hòn bọt nổi trong biển cả.
Hỏi: - Đốn rừng chớ chặt cây là thế nào?
Sư đáp: - Rừng dụ cho tâm, cây dụ cho thân. Nhân vì nói là “đốn rừng” nên sanh ra sợ hãi, do đó nói đốn rừng chớ chặt cây.
Hỏi: Lời nói như cái mô đất để chịu tên bắn. Lời nói sanh ra không thể nào chẳng bị hại như cái mô đất kia (Mô đất dụ như thân, chịu tên bắn dụ như bệnh, thân đã sanh rồi thì tất nhiên phải có bệnh). Tai hại đã đồng, đúng sai làm sao biện biệt?
Sư đáp: Như hai người bắn tên nhau, hai đầu mũi tên đụng nhau giữa đường, nếu như sai chệch một chút ắt sẽ có kẻ bị thương. Trong hang tìm tiếng, nhiều kiếp cũng không có hình, tiếng ở bên miệng, đúng sai là ở nơi người đến hỏi. Cái hỏi trở lại thì bị trúng tên, cũng như cái biết huyễn chẳng phải huyễn. Tam Tổ nói: “Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh”. Cũng nói: Nhận vật làm cái thấy như nắm miếng ngói bể dùng gì được đâu! Nếu nói chẳng thấy thì có khác gì gỗ đá. Thế nên thấy và chẳng thấy cả hai đều có lỗi. Nay nêu lên một để làm ví dụ cho tất cả.
Hỏi: - Vốn không có phiền não thì ba mươi hai tướng là thế nào?
Sư đáp: - Việc bên Phật vốn không có phiền não, có ba mươi hai tướng chỉ là phàm tình hiện nay thôi.
Hỏi: - Bồ Tát Vô Biên Thân chẳng thấy đảnh tướng của Như Lai là thế nào?
Sư đáp: - Do vì cái thấy hữu biên và vô biên nên chẳng thấy được đảnh tướng của Như Lai. Chỉ như nay không có tất cả cái thấy có và cũng không có cái thấy không, đó gọi là đảnh tướng hiện.
Hỏi: - Như hiện nay các thầy Sa Môn đều nói: Tôi y theo lời Phật dạy học một kinh, một luận, một thiền, một luật, một tri, một giải, đáng thọ nhận bốn sự cúng dường của đàn việt như thế có tiêu được không?
Sư đáp: - Theo như nay chiếu dụng, một thanh, một sắc, một hương, một vị, đối với tất cả pháp có, không, ở trên mọi cảnh đều không có mảy may đắm nhiễm, cũng chẳng y trụ vào sự không đắm nhiễm và cũng không khởi tri giải về sự chẳng y trụ, người được như vậy mỗi ngày ăn muôn lượng vàng ròng cũng tiêu. Như nay chiếu soi tất cả pháp có, không… nơi cửa lục căn dầu có cạo gọt mà đối với tham ái có một mảy may trị chẳng hết thì người này dù cho đến xin thí chủ một hạt cơm, một sợi chỉ, đều phải mang lông đội sừng, kéo cày chở nặng, mỗi mỗi đều phải trả nợ thí chủ mới được, vì họ chẳng y theo Phật. Phật là người vô trước, vô cầu, vô y, như nay cứ lăng xăng tham đi tìm Phật đều là trái vậy. Cho nên nói:
“Nhiều kiếp gần bên Phật,
Mà chẳng biết Phật tánh.
Chỉ thấy người cứu thế (Phật tánh),
Luân hồi trong lục đạo.
Lâu mới thấy được Phật,
Lại nói Phật khó gặp”.
Ngài Văn Thù là Tổ Sư của bảy Đức Phật cũng gọi vị Bồ Tát đứng đầu thế giới Ta Bà này vô cớ tác ý tưởng thấy Phật, tưởng nghe pháp, nên bị sức oai thần của Phật đày xuống hai hòn núi Thiết Vi. Chẳng phải Ngài không hiểu, nhưng đặc biệt để làm gương cho người học, để kẻ hậu học đừng có thấy nghe như thế. Chỉ cần không có tất cả pháp, có, không, các kiến chấp có, không, mỗi mỗi đều thấu suốt ngoài ba câu, đây gọi là ngọc báu như ý, cũng gọi là đặt chân lên Bửu Liên Hoa. Nếu có tri kiến Phật, tri kiến Pháp, tri kiến có không gọi là con mắt bệnh, vì cái năng kiến, sở kiến, cũng gọi là kiến trói buộc, cũng gọi là kiến che lấp, cũng gọi là kiến tác nghiệt. Chỉ như nay niệm niệm cùng tất cả kiến, văn, giác, tri và hết thảy trần cấu khử bỏ được hết thì một trần, một sắc đều là một Phật. Dẫu khởi một niệm cũng là một Phật, niệm niệm của thân ngũ ấm quá khứ, hiện tại, vị lai vô lượng vô biên, đây gọi là Phật lấp bít hư không, cũng gọi là phân thân Phật, cũng gọi là Bảo Tháp hiện. Vì thế thường than rằng: “Sinh mạng ngày nay bị tứ đại nắm chặt, thiếu một ngày không sống, thiếu một ngày không chết, phải nhờ một hột gạo, một cọng rau, không được ăn thì bị chết đói, không được uống thì bị chết khát, không được lửa sưởi ấm thì bị chết lạnh, như thế chẳng bằng người đã đạt đạo vào lửa không bị cháy, xuống nước không chìm, muốn cháy liền cháy, muốn chìm liền chìm, muốn sống liền sống, muốn chết liền chết, đi ở tự do, người này có phần tự do vậy”.
Tâm nếu không loạn thì chẳng cần cầu Phật, cầu Bồ Đề, cầu Niết Bàn. Nếu chấp trước cầu Phật là tham, tham biến thành bệnh, nên nói: “Bệnh Phật rất khó trị”. Báng Phật, phỉ Pháp mới được lấy cơm ăn. Người ăn là tánh linh giác của chính mình, cơm vô lậu, thức ăn giải thoát, những lời trên là trị bệnh cho hàng Bồ Tát Thập địa.
Như nay hễ có tất cả tâm mong cầu đều gọi là Tỳ Kheo phá giới, là danh dự A La Hán, đều gọi là con chồn, hiển nhiên là không tiêu được đồ cúng dường của người.
Chỉ cần hiện tại nghe tiếng như vang, ngửi hương như gió, lìa hết tất cả pháp có, không, cũng chẳng trụ nơi lìa, cũng không có tri giải về chẳng trụ. Người này tất cả tội cấu không thể buộc ràng được.
Vì cầu Vô thượng Bồ Đề, Niết Bàn nếu gọi là xuất gia, vẫn còn là nguyện tà, huống là sự tranh luận hơn thua ở thế gian, như nói: “Tôi làm được, tôi hiểu được”. Tham thêm một môn đồ, thương một đệ tử, lưu luyến một chỗ ở, kết duyên với một đàn việt, một manh áo, một chén cơm, một danh, một lợi mà lại nói: “Ta được tất cả đều vô ngại”. Đó chỉ là tự dối mình.
Chỉ cần hiện tại đối với ngũ ấm của mình chẳng bị nó làm chủ. Bị người chặt đứt thân thể ra từng khúc vẫn không có tâm oán tiếc, cũng không phiền. Cho đến việc đệ tử của mình bị người đánh đập từ đầu đến chân, những việc kể trên đều không có một niệm sanh tâm bỉ ngã. Song, nếu còn y trụ nơi không có một niệm trên cho đó là đúng đây gọi là sự nhơ bợn của pháp trần. Hàng Thập địa còn thoát chưa được nên còn bị trôi vào dòng sanh tử. Do đó ta thường khuyên mọi người phải sợ phiền não của pháp trần như sợ tam đồ thì mới có phần độc lập. Giải sử có một pháp nào hơn cả Niết Bàn đi nữa, cũng không sanh ra ý tưởng quý trọng thì người này mỗi bước đi là Phật chẳng cần chân đạp hoa sen, chẳng cần phân thân trăm ức. Nếu hiện tại đối với các pháp có không, có tâm ái nhiễm bằng mảy lông thì dẫu cho chân có đạp hoa sen cũng đồng như ma làm.
Nếu chấp vốn thanh tịnh, vốn giải thoát, tự là Phật, tự là Thiền đạo, có kiến giải này, thuộc về phái ngoại đạo tự nhiên.
Nếu chấp nhân duyên tu thành, chứng đắc, tức thuộc về phái ngoại đạo nhân duyên.
Chấp có tức thuộc về phái ngoại đạo thường kiến.
Chấp không tức thuộc về phái ngoại đạo đoạn kiến.
Chấp cũng có cũng không tức thuộc về phái ngoại đạo biên kiến.
Chấp chẳng có chẳng không tức thuộc về phái ngoại đạo không kiến cũng gọi là ngoại đạo ngu si.
Hiện nay chó khởi các kiến chấp Phật, Niết Bàn… Không có tất cả kiến chấp có không, cũng không có cả cái không kiến chấp nữa, mới được gọi là chánh kiến.
Không có kiến chấp nghe và không nghe, cũng không có cái không có kiến chấp nữa mới được gọi là chánh nghe, ấy gọi là dẹp trừ ngoại đạo.

Không có ma phàm phu đến là đại thần chú, không có ma Nhị thừa đến là đại minh chú, không có ma Bồ Tát đến là vô thượng chú, không có ma Phật đến là Vô đẳng đẳng chú.
Một biến chúng sanh là siểm khúc Tu La (B), hai biến Nhị thừa là siểm khúc Tu La, ba biến Bồ Tát là siểm khúc tu la. Đó là tam biến Tịnh độ (C). Tất cả pháp có, không, phàm, thánh… dụ như quặng vàng; tự mình đúng lý dụ như vàng. Vàng với quặng tách rời nhau thì vàng thật lộ ra. Bỗng người muốn tiền thì liền biến vàng thành tiền cho người ấy dùng. Cũng như bột mì thiệt, nếu có người đến xin bánh liền làm thành bánh cho người đó. Cũng như viên quan hầu cận có trí khéo hiểu được ý nhà vua, vua lúc muốn đi kêu “Tiên đà bà”, liền đem ngựa đến; lúc muốn ăn kêu “Tiên đà bà”, liền đem muối đến. Những việc trên dụ cho người học huyền chỉ khéo thông đạt được thì ứng cơ chẳng sai lầm, nên cũng gọi là lục tuyệt sư tử (tự tánh). Ngài Chí Công nói: “Tuỳ người tạo tác trăm sự biến hoá”. Hàng Bồ Tát Thập địa chẳng đói chẳng no, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, ví như muốn cháy cũng chẳng được cháy, vì các vị ấy còn bị số lượng quản định. Phật thì chẳng phải như thế, vào lửa chẳng cháy, còn như muốn cháy liền cháy, vào nước chẳng chìm, muốn chìm liền chìm. Ngài sử dụng tứ đại được tự do, tất cả sắc là sắc Phật, tất cả thanh là thanh Phật, cặn bã nhơ uế của tâm siểm khúc sạch hết, thấu vượt nghĩa ba câu được nói lời này: Bồ Tát thanh tịnh, đệ tử sáng suốt, có nói ra điều gì chẳng chấp có không, tất cả chiếu dụng chẳng lạc vào thanh hay trược.
Người có bệnh mà không uống thuốc là người ngu. Người không bệnh mà uống thuốc là hàng Thanh Văn. Người chấp quyết định vào một pháp gọi là định tánh Thanh Văn. Người luôn luôn đa văn gọi là Tăng thượng mạn Thanh Văn. Người ham biết các Pháp ngoài tâm gọi là hữu học Thanh Văn. Người trầm không trệ tịch và tự biết mình gọi là vô học Thanh Văn.
Tham, sân, si là độc, mười hai phần giáo là thuốc, độc chưa tiêu hết, thuốc không được bỏ, không bệnh mà uống thuốc, thuốc trở thành bệnh. Bệnh hết mà thuốc không bỏ nên nói bất sanh bất diệt là nghĩa vô thường. Kinh Niết Bàn nói: “Có ba điều ác dục: Một là muốn được tứ chúng vây quanh; hai là muốn mọi người làm môn đồ mình; bà là muốn cho mọi người biết ta là Thánh nhân, là người có trí huệ cao”. Kinh Ca Diếp nói: “Một là muốn cầu thấy Phật vị lai; hai là muốn cầu làm Chuyển Luân Vương; ba là muốn cầu vào dòng Sát Đế Lợi; bốn là muốn được vào hàng Bà La Môn nhẫn đến chán sanh tử cầu Niết Bàn.” Những điều ác dục như vậy trước hết phải dứt trừ. Hiện tại hễ có dấy niệm đắm nhiễm đều gọi là ác dục, đều thuộc về sáu cõi trời dục bị ma Ba tuần cai quản.
Hỏi: - Trong hai mươi năm thường sai đi trừ phẩn là thế nào?
Đáp: - Chỉ cần dứt hết thảy các tri kiến có không, chỉ cần dứt tất cả các sự tham cầu, mỗi mỗi đều thấu suốt nghĩa ba câu thì gọi là trừ phẩn. Còn như nay cầu Phật, cầu Bồ Đề, cầu tất cả pháp có không,… Thì đó là chở phẩn vào, không gọi là chở phẩn ra. Nếu hiện tại khởi ra Phật kiến, Phật giải, hễ có sở kiến, sở cầu, sở trước đều gọi là phẩn hý luận, cũng gọi là thô ngôn, cũng gọ là tử ngữ. Như nói: “Biển lớn không chứa tử thi”. Bình thường nói chuyện chẳng gọi là hý luận. Lời nói biện biệt thanh, trược, gọi là hý luận. Văn trong kinh có nói chung hai mươi mốt thứ “không” là để gạn lọc trần luỵ của chúng sanh.
Bậc Sa môn trì trai, giữ giới, nhẫn nhục, nhu hoà, từ bi, hỷ xả là phép tắc thông thường của Tăng sĩ. Đã biết như thế là rõ ràng làm theo lời Phật dạy, song không nên chấp trước. Nếu hy vọng được Phật, được Bồ Đề và các pháp…. Thì khác nào để tay chạm vào lửa. Ngài Văn Thù nói: “Nếu khởi Phật kiến, Pháp kiến thì sẽ tự hại mình”. Vì thế Ngài Văn Thù cầm gươm bên Phật, ông Ương Quật cầm đao bên Thích thị (Phật). Như nói: “Bồ Tát làm ngũ vô gián mà chẳng bị vào địa ngục Vô gián, vì các Ngài là người huyền thông Vô gián nên không đồng như chúng sanh tạo tội ngũ nghịch Vô gián”.
Từ Ba tuần thẳng đến Phật đều là cáu ghét. Không có mảy may y chấp như thế còn gọi là đạo Nhị thừa, huống chi tranh luận tìm sự hơn thua, nói “Ta làm được, ta hiểu được” thì chỉ được gọi là tranh luận Tăng, chẳng được gọi là Vô vi Tăng.
Hiện tại chỉ cần không tham nhiễm tất cả các pháp có không thì gọi là vô sanh, cũng gọi là chánh tín. Tin mà còn chấp trước vào tất cả pháp thì gọi là lòng tin chẳng đủ, cũng gọi là lòng tin không trọn vẹn, cũng gọi là lòng tin lệch lạc. Lòng tin chẳng đủ cho nên gọi là Nhất xiển đề. Như nay muốn được hoát nhiên ngộ giải thì chỉ cần nhân pháp đều bặt, nhân pháp đều đứt, nhân pháp đều không, thấu suốt nghĩa ba câu đây gọi là người bất đoạ chư số (không lọt vào số lượng), đó là tin pháp, đó là giới thí, văn huệ… Bồ Tát chịu nhịn chẳng thành Phật, chịu nhịn chẳng làm chúng sanh, chịu nhịn chẳng trì giới, chịu nhịn chẳng phá giới, cho nên nói là không trì, không phạm.
Trí trược chiếu thanh, huệ thanh biết trược. Nơi Phật gọi là chiếu huệ, nơi Bồ Tát gọi là trí, nơi Nhị thừa và chúng sanh gọi là thức, cũng gọi là phiền não. Nơi Phật gọi là trong quả nói nhân, nơi chúng sanh gọi là trong nhân nói quả. Nơi Phật gọi là Chuyển pháp luân, nơi chúng sanh gọi là Pháp luân chuyển. Nơi Bồ Tát gọi là đồ anh lạc trang nghiêm, nơi chúng sanh gọi là ngũ ấm Tòng lâm. Nơi Phật gọi là bốn địa vô minh, do vì hiểu rõ vô minh nên nói vô minh là đạo thể, chẳng đồng với ám muội vô minh của chúng sanh.
Kia là sở, đây là năng,
Kia là sở văn, đây là năng văn,
Chẳng một, chẳng khác,
Chẳng đoạn, chẳng thường,
Chẳng đến, chẳng đi.
Là lời nói sống, là lời nói vượt ra ngoài khuôn khổ ngữ cú, chẳng sáng, chẳng tối, chẳng Phật, chẳng chúng sanh cũng đều như vậy. Đến, đi, đoạn, thường, Phật, chúng sanh đều là lời nói chết. Khắp hay chẳng khắp, đồng hay dị đoạn hay thường, … đều là cái nghĩa của ngoại đạo. Bát Nhã Ba La Mật là Phật tánh của chính mình cũng gọi là Ma Ha Diễn (Đại thừa). Nếu chấp giữ cái tri giác của mình thì thần ngoại đạo tự nhiên. Không giữ cái giác chiếu soi hiện tại, không cầu Phật, nếu cầu cái khác thì thuộc về ngoại đạo nhân duyên. Sơ Tổ nói: “Tâm có chỗ phải, ắt có chỗ quấy”. Nếu quý một vật ắt thì bị một vật làm mê hoặc, nếu trọng một vật thì bị vật làm mê hoặc. Tin thì bị lòng tin làm mê hoặc, không tin thì lại thành phỉ báng. Thế nên đừng quý, cũng đừng không quý, đừng tin cũng đừng không tin.
Phật cũng chẳng phải là vô vi, tuy chẳng phải là vô vi lại cũng chẳng phải là cái tối tăm yên lặng như hư không. Phật là chúng sanh thân lớn, giác chiếu soi nhiều nhưng thanh tịnh, quỷ tham sân bắt không được. Phật là người ở ngoài vòng trói buộc không có mảy may ái thủ, cũng không có tri giải về không ái thủ, đây gọi là đầy đủ lục độ vạn hạnh, nếu cần đồ trang nghiêm thì thứ nào cũng có, còn như không cần không dùng thì cũng chẳng mất nó. Tự do sai khiến được nhân quả, phước trí là tu hành, chứ chẳng phải nhọc nhằn mang nặng mới gọi là tu hành.
Ba thân một thể, một thể ba thân.
1. PHÁP THÂN THẬT TƯỚNG PHẬT:
Pháp thân Phật không sáng, không tối. Sáng tối thuộc về huyễn hoá. Thật tướng là do đối với hư tướng mà đặt tên, thật ra nó vốn không có tất cả tên gọi, như nói: Pháp thân vô vi bất đoạ chư số, thành Phật cao quý, … đều là lời nhẹ như gánh một lon, một lít. Do tên trược mới được đặt tên thanh nên nói thật tướng Pháp thân Phật, cũng gọi Thanh tịnh Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật, cũng gọi hư không Pháp thân Phật, cũng gọi Đại Viên Cảnh Trí, cũng gọi đệ bát thức, cũng gọi là Tánh Tông, cũng gọi không tông, cũng gọi là Phật ở cõi không tịnh, không uế, cũng gọi sư tử ở tại hang, cũng gọi Kim cang Hậu đắc trí, cũng gọi Vô cấu đàn, cũng gọi Đệ nhất nghĩa không, cũng gọi Huyền chỉ. Tam Tổ nói: “Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm định”.
2. BÁO THÂN PHẬT:
Báo thân Phật là Phật dưới cội Bồ Đề, cũng gọi là huyễn hoá Phật, cũng gọi là tướng hảo Phật, cũng gọi là Ứng thân Phật, cũng gọi là viên mãn Báo thân Lô Xá Na Phật, cũng gọi là Bình đẳng tánh trí, cũng gọi là đệ Thất thực, cũng gọi là Thù nhân đáp quả Phật, đồng với số năm mươi hai Thiền na, đồng với A La Hán, Bích Chi Phật, đồng với tất cả Bồ Tát, đồng chịu các khổ sanh diệt mà không đồng nghiệp khổ ràng buộc của chúng sanh.
3. HOÁ THÂN PHẬT:
Hiện tại đối với các pháp có, không đều không tham nhiễm, cũng không cả cái không tham nhiễm, lìa ngoài tứ cú. Tất cả ngôn thuyết biện tài đều gọi là Hoá thân Phật, cũng gọi là Thiên bá ức Hoá thân Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng đại thần biến, cũng gọi là Du hí thần thông, cũng gọi là Diệu quan sát trí, cũng gọi là đệ Lục thức.
Cúng dường nghĩa là làm thanh tịnh ba nghiệp. Tiền tế (quá khứ) không phiền não để đoạn, trung tế (hiện tại) không tự tánh để giữ, hậu tế (vị lai) không Phật để thành, đó là Tam tế (tam thế) đoạn, là ba nghiệp thanh tịnh, là Tam luân không, là tam đàn không (Tam đàn: người bố thí, người nhận bố thí, tài vật bố thí). Thế nào là Tỳ Kheo hầu hạ Phật? Đó là người lục căn chẳng lậu, cũng gọi là “Trang nghiêm vô chư lậu”, “Rừng cây trang nghiêm vô chư nhiễm”, “Hoa quả trang nghiêm vô Phật nhãn”. Về pháp nhãn của người tu hành biện biệt thanh trược, cũng không có tri giải về sự biện biệt thanh trược, đây gọi là Ngũ nhãn (nhục nhãn cho đến Phật nhãn).
Kinh Bảo Tích nói: Pháp thân không thể dùng kiến, văn, giác, tri để cầu, Nhục nhãn không thấy được vì nó vô sắc, Thiên nhãn không thấy được vì nó vô vọng, Huệ nhãn không thấy được vì nói lìa tướng, Pháp nhãn không thấy được vì nói lìa hành, Phật pháp nhãn không thấy được vì nó lìa thức. Nếu không có những tri kiến trên thì gọi là Tri kiến Phật. Đồng sắc mà chẳng phải hình sắc nên gọi là chân sắc. Đồng không mà chẳng phải thái hư nên gọi là chân không. Sắc với không cũng là lời nói thuốc với bệnh để trị nhau (chấp sắc lấy không trị, chấp không lấy sắc trị).
Pháp giới quan nói: “Chớ nói tức sắc, chẳng tức sắc, cũng chớ nói tức không chẳng tức không”.
Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không lãnh nạp tất cả pháp có không, gọi là chuyển vào đệ Thất địa. Bồ Tát Thất địa không lui sụt thất địa. Từ Bồ Tát Bát địa đến Bồ Tát Thập địa, tâm địa trong sạch để hiện diệu dụng của tự tánh, nói lửa lửa liền cháy.
Từ Sắc giới trở lên bố thí là bệnh; bỏn xẻn tham làm là thuốc. Từ Sắc giới trở xuống bỏn xẻn tham lam là bệnh, bố thí là thuốc.
Hữu tác giới là cắt dứt pháp thế gian, chẳng phải thân tay làm thì không có lỗi. Vô tác giới, cũng gọi là Vô biểu giới, cũng gọi là Vô lậu giới. Hễ có dấy tâm động niệm đều gọi là phá giới. Nay chỉ cần không bị các cảnh có không làm hoặc loạn, cũng chẳng y trụ nơi không hoặc loạn, cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là biến học (phổ biến) cũng gọi là cần tán niệm (cần = siêng, tán = khen), cũng gọi là Quảng lưu bố.
Lúc chưa ngộ, chưa hiểu gọi là mẹ, ngộ rồi hiểu rồi gọi là con. Cũng không có cái tri giải về ngộ hay không ngộ, hiểu hay không hiểu, đây gọi là mẹ con đều chết. Không có sự ràng buộc của thiện, của ác, của Phật, của chúng sanh; số lượng cũng vậy, nhẫn đến không có sự ràng buộc của tất cả số lượng. Cho nên nói Phật là bậc siêu việt số lượng, vượt ra ngoài các sự ràng buộc.
Tham lam, ưa thích tri giải, nghĩa cú cũng như mẹ thương con, chỉ biết cho con ăn nhiều sữa ngon mà con có tiêu hoá được hay không đều không biết. Những lời này dụ cho:
- Hàng Thập địa thọ sự cúng dường của trời, người là tôn quý phiền não.
- Thiền định sanh vào Sắc giới, Vô sắc giới, là phước lạc phiền não.
- Được thần thông tự tại bay đi ẩn hiện khắp tịnh độ mười phương chư Phật, là nghe pháp phiền não.
- Học từ bi hỷ xả là nhân duyên phiền não.
- Học lý không, bình đẳng, là Trung đạo phiền não.
- Học tam minh, Lục thông là Tứ vô ngại phiền não.
- Học tâm Đại thừa là phát Tứ hoằng thệ nguyện phiền não.
- Sơ địa, Nhị địa, Tam địa, Tứ địa là minh giải phiền não. Ngũ địa, Lục địa, Thất địa là chư tri kiến phiền não. Bát địa, Cửu địa, Thập địa là song chiếu Nhị đế (chân đế và tục đế) phiền não. Cho đến học Phật quả là bá vạn A tăng kỳ chư hạnh phiền não. Chỉ biết tham nghĩa cú tri giải chẳng biết đó là trói buộc phiền não, nên nói: “Dòng sông kiến chấp hay cuốn trôi hương tượng” (loài voi lớn ở Hy Mã Lạp Sơn dụ cho hàng Bồ Tát).
Hỏi: - Thấy chăng?
Đáp: - Thấy.
Lại hỏi: - Sau khi thấy thì thế nào?
Đáp: - Cái thấy không hai.
Đã nói thấy không hai thì không được lấy “kiến” để “kiến” cái “kiến”. Nếu “kiến” lại thêm “kiến” thì thành hai câu đầu. Vậy cái “kiến” trước phải hay cái “kiến” sau phải? Cũng như Kinh Lăng Nghiêm nói: “Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến. Kiến do ly kiến, kiến bất năng cập” (Hai chữ “kiến kiến” này là chỉ cho “kiến tánh”. Khi đã kiến tánh thì kiến (- trước) không phải là năng kiến cho nên không có tánh để làm sở kiến (- sau). Gọi là kiến còn phải lìa kiến, nếu có năng kiến thì không thấy được tự tánh, cho nên nói: Kiến bất năng cập).
Vì thế không hành kiến pháp, không hành văn pháp, không hành giác pháp, không hành tri pháp, thì chư Phật liền thọ ký cho.
Hỏi: - Kiến pháp đã chẳng phải là lời thọ ký thì dùng cái gì để thọ ký?
Sư đáp: - Người đã ngộ Tông thì chẳng bị tất cả pháp có không trói buộc như giặt áo bẩn vậy, nên nói: Ly tướng gọi là Phật, hư thật đều không còn; trung chỉ độc huyền, huyền đạt một lối (Trung chỉ = tự tánh, độc huyền = bất khả tư nghì. Tự tánh huyền diệu bất khả tư nghì, đạt đến cái huyền diệu ấy chỉ có một đường lối là phải tự ngộ mới được), kẻ đồng đạo hậu tấn (hậu học) khế hợp đến bậc đó, nên nói thọ ký vậy.
Vô minh là cha, tham ái là mẹ. Tự kỷ là bệnh, tự kỷ cũng là thuốc. Tự kỷ là dao giết cha vô minh, mẹ tham ái của chính mình, nên nói giết cha hại mẹ. Đó là một cách nói để phá hết thảy pháp. Người ăn phi thời thực cũng vậy. Hiện tại đắm nhiễm tất cả pháp có không đều gọi là ăn phi thời thực cũng gọi là ác thực, là thức ăn nhơ đựng trong chén báu, là phá giới, là làm nhơ chén, là tạp thực.
Phật là người không cầu, hiện nay tham cầu tất cả pháp có không, hễ có sở tác đều là quấy cả, tức là phỉ báng Phật. Hễ có tham nhiễm đều gọi là thọ thủ (trao tay). Còn như nay không tham nhiễm, cũng chẳng y trụ vào không tham nhiễm, cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là lửa Bát Nhã, lửa đốt ngón tay là không tiếc thân mạng, là cắt thân ra từng mảnh, là xuất thế gian, là cầm thế gian trong lòng bàn tay ném qua phương khác.
Hiện tại, nếu đối với mười hai phần giáo và tất cả pháp có, không ở trong tạng phủ còn có một mảy may lưu giữ là chưa ra khỏi lưới. Hễ có sở cầu, sở đắc, hễ có khởi tâm động niệm đều là con chồn. Như nay chỉ cần trọng tạng phủ đều vô sở cầu, vô sở đắc thì người này là đại thí chủ, là sư tử rống. Lại cũng chẳng y trụ vào Vô sở đắc, cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là lục tuyệt sư tử.
Nhân ngã chẳng sanh, các điều ác không khởi, đó là để núi Tu Di vào trong hạt cải, chẳng khởi tất cả tham sân và bát phong, … Đó là hút được hết tất cả nước bốn biển lớn vào miệng. Chẳng thọ nhận tất cả ngữ ngôn hư vong, đó là chẳng lọt vào lỗ tai. Chẳng cho thân tạo các điều ác đối với người, đây là nạp tất cả lửa vào trong bụng. Hiện tại chỉ cần đối với mọi cảnh chẳng mê lầm, chẳng tán loạn, chẳng giận, chẳng mừng, nơi của lục căn của mình phải cạo gọt cho sạch sẽ, đó là người vô sự hơn hẳn tất cả những người tri giải, Đầu đà tinh tấn, gọi là Thiên nhãn, cũng gọi là Liễu chiếu nhãn, cũng gọi là Pháp giới tánh, cũng gọi là xe chở nhân quả.
Hỏi: - Phật xuất thế độ chúng sanh là thế nào?
Đáp: - Niệm trước không sanh, niệm sau không tiếp nối, nghiệp trong niệm trước đã hết gọi là độ chúng sanh. Niệm trước nếu giận hờn thì liền đem thuốc hoan hỷ để trị tức gọi là có Phật độ chúng sanh. Tất cả ngôn giáo chỉ là thuốc trị bệnh, vì bệnh chẳng đồng nên thuốc có khác, cho nên có lúc nói có Phật, có lúc nói không Phật. Lời chân thật dùng để trị bệnh, nếu trị lành được bệnh thời mỗi lần đều là lời chân thật, còn nếu trị bệnh chẳng lành thì mỗi lời đều là lời hư vọng. Lời chân thật thành lời hư vọng vì sanh kiến chấp; lời hư vọng thành lời chân thật vì dứt được điên đảo của chúng sanh. Bởi vì bệnh là hư vong, nên dùng thuốc hư vong để trị.
Phật xuất thế độ chúng sanh là chính bộ giáo ngữ, là giáo ngữ bất liễu nghĩa. Giận hờn và hoan hỷ, bệnh tật và thuốc men đều là tự kỷ chứ không có ai khác, thì chỗ nào có Phật xuất thế, chỗ nào có chúng sanh để độ? Như Kinh Kim Cang nói: “Thật không có chúng sanh được diệt độ”. Cũng nói: “Không ưa thích Phật, Bồ Đề, không tham nhiễm các pháp có không gọi là độ tha, cũng chẳng chấp lấy tự kỷ gọi là tự độ”. Vì bệnh không đồng, thuốc cũng không đồng, cho toa cũng không đồng, không được cố chấp. Y theo Phật, y theo Bồ Đề và các pháp, … đều là cơ sở y. Cho nên người trí chẳng được y theo một pháp nào cả. Lời trong kinh dụ như lá vàng, chẳng biết lý này thì gọi là đồng với vô minh. Như nói: “Bồ Tát thực hành Bát Nhã chẳng nên chấp lấy lời ta và y theo lời dạy”.
Sân như cục đá, ái như nước sông. Hiện nay chỉ cần không sân, không ái là thấu được núi sông, vách đá chỉ là trị bệnh cho kẻ tục tai điếc thôi, còn đa văn biện thuyết là để trị bệnh đau mắt.
Từ người lên đến Phật là đắc, từ người trở xuống địa ngục là thất. Thị phi cũng vậy, Tam Tổ nói: “Đắc thất thị phi, nhất thời buông bỏ”.
Không chấp trụ vào tất cả pháp có không thì gọi là bất trụ hữu duyên, chẳng y trụ vào không, y trụ thì gọi là bất trụ không nhẫn.
Người có kiến giải chấp tự kỷ là Phật, tự kỷ là Thiền, đạo gọi là nội kiến, chấp nhân duyên tu chứng mà thành gọi là ngoại kiến, Ngài Chí Công nói: “Nội kiến, ngoại kiến đều sai”.
Mắt, tai, mũi, lưỡi mỗi cái không tham nhiễm tất cả pháp có, không gọi là thọ trí bốn câu kệ, cũng gọi là Tứ quả Lục nhập không dấu tích, cũng gọi là Lục thông. Hiện tại chỉ cần không bị các pháp có, không làm ngại, cũng chẳng y trụ nơi vô ngại và cũng không có tri giải về chẳng y trụ, đây gọi là Thần thông. Không chấp thần thông này là đúng gọi là Không thần thông. Như bảo: Bồ Tát không thần thông, dấu chân không thể tìm là người hướng lên Phật, là người không thể nghĩ bàn là tự kỷ.
Trời là trí chiếu soi. Khen ngợi liền vui mừng, vui mừng thuộc về cảnh. Cảnh là trời, khen ngợi là người. Trời người giao tiếp cả hai được thấy nhau. Cũng nói: Tịnh trí là trời, chánh trí là người, vốn chẳng phải là Phật mà nói với họ là Phật, gọi là thể kết. Nay chỉ cần chớ có tri giải Phật, cũng chẳng y trụ nơi không tri giải Phật, đây gọi là diệt kết, cũng gọi là chân như, cũng gọi là thể như.
Cầu Phật, cầu Bồ Đề gọi là hiện thân ý. Hiện tại hễ có tất cả tâm cầu thì gọi là hiện thân ý. Như nói: Cầu Bồ Đề tuy là sự mong cầu tốt nhưng mà là chồng thêm trần luỵ. Cầu Phật là Phật chúng, cầu tất cả pháp có không là chúng sanh chúng. Hiện tại đối với các môn sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp… không yêu thích, đối với mọi cảnh không tham đắm, hễ không có mười câu trược tâm là liễu chân thành Phật. Học văn cú, tìm tri giải gọi là duyên nhân thành Phật.
Thấy Phật, biết Phật thì được, nói Phật có biết, có thấy tức là phỉ báng Phật. Nếu nói Phật biết, Phật thấy, Phật nghe, Phật nói thì không được, như nói thấy lửa thì được, mà nói lửa thấy thì không được; như dao cắt vật thì được mà vật cắt dao thì không được. Người biết Phật, người thấy Phật, người nghe Phật, người nói Phật thì trong muôn người không có một, còn người nói Phật biết, Phật thấy, Phật nghe, Phật nói thì nhiều như số cát sông Hẳng, chỉ vì tự mình không có mắt, mượn mắt người khác làm mắt, trong kinh gọi là Tỷ lượng trí, như nay tham lam tri giải Phật cũng gọi là Tỷ lượng trí.
Thí dụ của thế gian là thí dụ thuận, giáo bất liễu nghĩa là thí dụ thuận, giáo liễu nghĩa là thí dụ nghịch, xả bỏ đầu, mắt, não, tuỷ là thí dụ nghịch, như nay chẳng thích các pháp Phật, Bồ Đề … là thí dụ nghịch rất khó buông bỏ; cái thí dụ về đầu, mắt, não, tuỷ có ý nghĩa như sau: chấp trước tất cả các cảnh pháp có không gọi là đầu, bị tất cả các cảnh pháp có, không làm nhiễm loạn gọi là tay, lúc chưa chiếu soi tiền cảnh gọi là não tuỷ.
Bậc Thánh làm nhân phàm là Phật, vào trong chúng sanh thị hiện đồng loại để dẫn dụ hoá đạo, đồng bọn với ngạ quỷ chịu lửa đốt từng nóng xương thuyết pháp Bát Nhã Ba La mật cho chúng nghe, khiến chúng phát tâm. Nếu cứ ở nơi địa vị Thánh thì làm sao đến chỗ họ để dạy dỗ. Phật vào trong các loài để làm thuyền bè cho chúng sanh, cả bọn cùng nhau chịu khổ, nhọc nhằn vô hạn; Phật vào chỗ khổ cũng chịu khổ đồng như chúng sanh, nhưng Phật đi ở tự do chẳng đồng chúng sanh, Phật chẳng phải hư không thì lúc chịu khổ đâu thể không khổ. Nếu nói không khổ thì lời này sai trái. Chớ nên nói bậy: Nói Phật được thần thông tự tại hay không tự tại.
Vả lại, người biết hổ thẹn thì không dám nói Phật là hữu vi hay vô vi, chẳng dám nói Phật là tự do hay không tự do, trừ sự khen ngợi phương thuốc ra, chằng muốn để lộ ra hai điều xấu xí (tương đối). Kinh nói: “Nếu người để Phật Bồ Đề ở bên đúng, người này mắc tội lớn”. Cũng nói: “Như ở trước người không biết Phật pháp nói với họ như vậy thì không lỗi”. Như sữa bò vô lậu hay trị bệnh hữu lậu, loài bò này không ở cao nguyên cũng không ở nơi ẩm thấp, sữa bò này có thể làm thuốc, cao nguyên dụ cho Phật, ẩm thấp dụ cho chúng sanh. Như nói: “Pháp thân Phật trí Như Lai không có bệnh này”. Biện tài vô ngại, bay đi tự tại, bất sanh bất diệt, đây gọi là sanh, già, bệnh, chết đau đớn chập chồng, là lối ăn canh nấm bị bệnh kiết lỵ cũng là tối. Sáng ẩn thì tối bày. Sáng, tối đều quét chớ chấp lấy một bên cũng không có cái không, chấp lấy vốn chẳng sáng chẳng tối. Phật từ cung vua sanh, cưới Da Du Đà La cho đến bát tướng thành đạo, những thị hiện này, hàng Thanh Văn và ngoại đạo vọng tưởng cho đó là thật, như nói: “Chẳng phải thân tạp thực”. Ông Thuần Đà nói: “Tôi biết Đức Như Lai chắc chắn không thọ không ăn”. Nhất là cần phải có đủ hai con mắt soi thấu cả hai đầu sự việc không nên chỉ dùng một con mắt hướng bên này đi tức có bên kia đến. Công đức Thiên, Hắc ám Nữ, người chủ có trí thì đối với cả hai đều không nhận. Hiện tại chỉ cần tâm như hư không thì sự học mới thành.
Cao Tổ (ở Ấn Độ) nói: “Tâm tâm như gỗ đá”.
Tam Tổ nói: “Thiện ác đều chớ nghĩ”.
Tiên Sư (Mã Tổ) nói: “Như người lầm đường chẳng biết phương hướng”.
Ngài Tăng Triệu nói: “Đóng chặt trí, lấp thông minh, tánh giác làu làu”.
Ngài Văn Thù nói: “Tâm đồng hư không nên sự kính lễ không có sở quán, kinh điển sâu xa chẳng nghe, chẳng thọ trì”.
Nay chỉ cần đối với tất cả pháp có, không đều chẳng thấy, chẳng nghe, lục căn lấp bít, nếu học được như thế, trì kinh như thế mới có phần tu hành. Lời này nghe qua thật trái tai, đắng miệng nhưng nếu làm được như thế thì đến đời thứ hai, đời thứ ba, có thể hướng đến chỗ không có Phật, ngồi đại đạo tràng thị hiện thành đẳng chánh giác, biến ác thành thiện, biến thiện thành ác. Dùng pháp ác để giáo hoá hàng Bồ Tát Thập địa, dùng pháp thiện để giáo hoá địa ngục, ngạ quỷ, được hướng chỗ sáng để cởi mở sự ràng buộc của sáng, được hướng chỗ tối để cởi mở sự ràng buộc của tối, nắm vàng thành đất, nắm đất thành vàng, trăm thứ biến hoá tự do. Ở ngoài hằng sa thế giới có người cầu cứu, Phật liền dùng ba mươi hai tướng hiện ra trước người ấy, dùng tiếng giống họ để thuyết pháp, ứng cơ tiếp vật, tuỳ hình cảm hóa, biến hiện vào các loài, lìa ngã, ngã sở là thuộc về việc bên kia còn là tiểu dụng cũng là nằm trong các môn Phật sự. Đại dụng là thân lớn ẩn nơi vô hình, là tiếng to giấu trong hy thanh (tiếng ngoài tần số nghe), như lửa trong gỗ, như tiếng ở trong chuông trống; lúc nhân duyên chưa đến thì không thể nói là có hay không. Báo thân sanh lên cõi trời, bỏ Báo thân này như bỏ đàm dãi. Lục độ, vạn hạnh của Bồ Tát như cõi thây chết để qua sông, như ở lao ngục, trong lỗ cầu xí được thoát ra. Phật mang tấm thân ba mươi hai tướng, tướng ấy bị gọi là áo bẩn nhơ, cũng nói: Nếu nói Phật luôn luôn không thọ thân ngũ ấm thì thật vô lý, Phật chẳng phải là hư không thì đâu thể luôn luôn không thọ, Phật chỉ đi ở tự do không đồng với chúng sanh. Từ một cõi trời đến mội cõi trời, từ một Phật sát đến một Phật sát là pháp thường của chư Phật.
Lại nói: Nếu căn cứ vào tam thừa giáo thì thọ người tín thí cúng dường, họ ở trong địa ngục, Bồ Tát phải thực hành tâm từ bi đồng loại hoá độ để báo ân, chứ chẳng nên thường ở Niết Bàn.
Lại nói: Như lửa, thấy lửa đừng mó tay vào thì lửa chẳng đốt người. Hiện tại chỉ cần không có mười câu trược tâm: tâm tham, tâm ái, tâm nhiễm, tâm sân, tâm chấp, tâm trụ, tâm y, tâm trước, tâm thủ, tâm luyến. Mỗi câu đều có ba câu, hễ thấu suốt được nghĩa ba câu thì tất cả chiếu dụng mặc tình tung hoành, thì tất cả cử động làm việc, nói, nín, khóc, cười đều là Phật huệ. Phiền các vị đã ứng lâu, trân trọng cám ơn.
Hỏi: - Thế nào là pháp yếu nhập đạo Đại thừa đốn ngộ?
Sư đáp: - Trước hết ông phải bặt hết các duyên, dẹp bỏ muôn việc, các pháp thiện hay bất thiện, thế gian và xuất thế gian thảy đều buông bỏ, đừng ghi đừng nhớ, đừng duyên đừng niệm, buông bỏ thân tâm, đều cho tự tại, tâm như gỗ đá, miệng không biện luận, tâm không mống niệm, tâm địa nếu không thì mặt trời trí huệ tự hiện, như tan lớp mây mù thì mặt trời xuất hiện, chỉ cần dứt tất cả phan duyên thì các tình chấp tham sân, ái, thủ, sạch, nhơ, đều hết; đối với ngũ dục, bát phong, tâm chẳng động, chẳng bị cái kiến, văn, giác, tri làm chướng ngại, chẳng bị các pháp làm mê lầm thì tự nhiên đầy đủ tất cả công đức, đầy đủ tất cả thần thông, diệu dụng, đó là người giải thoát.
Đối với tất cả cảnh pháp, tâm không tranh cãi loạn động, không nhiếp, không tan, thấu qua tất cả thanh sắc, không bị vướng mắc gọi là đạo nhân.
Thiện ác, phải quấy đều không dùng, cũng không mến một pháp nào, cũng không bỏ một pháp nào gọi là người Đại thừa.
Chẳng bị tất cả thiện ác, không hữu, cấu tịnh, hữu vi vô vi, thế gian xuất thế gian, phước đức trí huệ, ràng buộc gọi là Phật huệ.
Phải quấy, tốt, xấu, đúng lý, không đúng lý, các thứ tình chấp tri giải đều sạch hết, chẳng còn ràng buộc được, nơi nơi đều tự tại đây gọi là Bồ Tát mới phát tâm được lên địa vị Phật.
Hỏi: - đối với tất cả cảnh làm sao để được tâm như gỗ đá?
Sư đáp: - Tất cả pháp vốn chẳng nói không, chẳng tự nói sắc, cũng chẳng tự nói phải quấy, nhơ sạch, chẳng có tâm trói buộc người, chỉ vì con người tự sanh hư vọng trói buộc, làm ra biết bao thứ tri giải và lãnh hội, khởi ra biết bao loại tri kiến, sanh ra biết bao sự yêu thương, sợ hãi, chỉ cần rõ biết các pháp chẳng tự sanh, đều từ một niệm vọng tưởng điên đảo của mình chấp tướng mà có. Biết tâm và cảnh vốn chẳng đến với nhau, ngay nơi đó chính là giải thoát, mỗi mỗi các pháp, ngay nơi đó là tịch diệt, ngay nơi đó là đạo tràng.
Lại nữa tánh sẵn có, không thể đặt lên, vốn chẳng phải phàm chẳng phải Thánh, chẳng phải nhơ sạch, chẳng phải không hữu, cũng chẳng phải thiện ác, nếu nó cùng với các pháp nhiễm tương ưng gọi là cõi người, cõi trời, cõi Nhị thừa, nếu tâm nhơ sạch đều dứt, chẳng trụ nơi ràng buộc, chẳng trụ nơi giải thoát, không có tất cả tâm lượng hữu vi, vô vi, ràng buộc, giải thoát, thì ở nơi sanh tử mà tâm vẫn tự tại, cứu cánh chẳng hoà hợp với các pháp hư vong, huyễn hoá trần lao, sanh tử, ngũ uẩn, lục nhập… xa lìa tất cả, không y trụ một nơi nào. Chẳng bị pháp nào ràng buộc, đi ở vô ngại, qua lại trong sanh tử tử tương tự như cửa mở.
Người học đạo nếu gặp các thứ khổ vui, việc vừa ý hay không vừa ý mà tâm vẫn không lui sụt, chẳng nghĩ đến tất cả thứ danh tiếng, lợi dưỡng, ăn mặc, chẳng tham tất cả công đức, lợi ích, chẳng bị các pháp thế gian làm vướng mắc, không thân, không mến, bình tâm trước mọi sự khổ vui, áo thô ngừa lạnh, cơm hẩm đỡ lòng, ngây ngây như ngu, như điếc, như câm, thì mới có chút phần tương ưng. Nếu trong tâm ham học rộng, biết nhiều, cầu phước, cầu trí đều là sanh tử, đối với lý đạo vô ích lại bị gió tri giải thổi trôi, chìm trong biển sanh tử.
Phật là người không cầu, nếu cầu tức là trái lý – Lý là lý không cầu, nếu cầu liền mất, nếu chấp thì đồng với hữu vi. Do đó Kinh Kim Cang nói: “Chẳng chấp lấy pháp, chẳng chấp lấy phi pháp, chẳng chấp lấy phi phi pháp”. Lại nói: “Pháp mà đức Như Lai được, pháp này không thực cũng không hư”, chỉ cần suốt đời tâm như gỗ đá, chẳng bị ấm giới các nhập, ngũ dục, bát phong làm trôi chìm tức là nhân sanh tử đã được cắt đứt, đi ở tự do, chẳng bị tất cả nhân quả hữu vi trói buộc, chẳng bị hữu lậu câu thúc, mai kia sẽ trở lại dùng sự không tự trói buộc làm nhân, đồng sự lợi ích, dùng tâm vô trước ứng tất cả vật, dùng huệ vô ngại mở tất cả sự trói buộc cũng gọi là tuỳ bệnh cho thuốc
Hỏi: - Như nay xuất gia thọ giới, thân miệng thanh tịnh, đã đủ các pháp có được giải thoát không?
Sư đáp: - Được chút phần giải thoát mà chưa được tâm giải thoát, cũng chưa được tất cả chỗ giải thoát.
Hỏi: - Thế nào là tâm giải thoát và tất cả chỗ giải thoát?
Sư đáp: - Chẳng cầu Phật, chẳng cầu pháp, chẳng cầu Tăng, nhẫn đến chẳng cầu phước trí, tri giải … Tình chấp nhơ sạch đều dứt hết, cũng chẳng chấp không cầu là phải, cũng chẳng trụ nơi chỗ dứt hết, cũng chẳng mến thiên đường, sợ địa ngục, trói buộc và giải thoát đều vô ngại, tức là thân tâm và tất cả chỗ đều được giải thoát.
Ông chớ cho rằng có được chút phần giới thân miệng ý thanh tịnh là xong, đâu biết rằng: Môn giới, định, huệ như số cát sông Hằng mà vô lậu giải thoát đều chưa dính một mảy lông.
Hãy nỗ lực tiến lên! Hãy dũng mãnh tham cứu! Đừng đợi tai điếc, mắt mờ, mặt nhăn, đầu bạc, già khổ đến thân, buồn thương vương vít rơi lệ dầm dề, trong lòng sợ hãi không có gì để nương tựa và cũng không biết phải đi về đâu. Đến lúc ấy, muốn tay chân không run rẩy cũng không được. Dẫu cho có phước trí, tiếng tăm, lợi dưỡng cũng không cứu được, vì tâm huệ chưa mở, chỉ nghĩ đến các cảnh, chẳng biết phản chiếu, chẳng thấy Phật đạo, nghiệp duyên thiện ác của một đời, tất cả nghiệp ác trong lục đạo, ngũ ấm, hoặc vui, hoặc sợ, từ tham ái của tự tâm hiện ra, biến thành những cảnh thù thắng: nhà cửa xe thuyền tốt đẹp chói lọi hiển hách, chỉ theo chỗ nặng của tham ái, tuỳ nghiệp thọ sanh rồng, súc sinh tốt xấu chưa định được, chẳng chút tự do.
Hỏi: - Thế nào là được phần tự do?
Sư đáp: - Như nay được thì được, hoặc đối với ngũ dục, bát phong, tâm không lấy bỏ, bỏn xẻn, đố kỵ, tham ái, ngã sở đều sạch, nhơ sạch đều quên, cũng như mặt trời trên hư không, chẳng duyên mà chiếu, tâm tâm như gỗ đá, niệm niệm (tham thiền) như cứu lửa cháy đều cũng như voi lớn qua sông cứ băng ngang dòng nước không chút nghi ngờ. Người này thiên đường, địa ngục không câu thúc được.
 
S

suonglanh

Guest
yêu cầu

bài đăng đã rõ ràng, ý cú mà Nhãn Đầu Mùa nói không có gì sai cả. yêu cầu Thổ Công dỡ bỏ lệnh cấm cho Nhãn Đầu mùa thì mới đúng đạo nghĩa. nếu còn thắc mắc chưa thông thì: Học, Trì BÁT NHÃ TÂM KINH cho thật thông, kẻo làm mất lòng thân ái với thành viên diễn đàn
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
bài đăng đã rõ ràng, ý cú mà Nhãn Đầu Mùa nói không có gì sai cả. yêu cầu Thổ Công dỡ bỏ lệnh cấm cho Nhãn Đầu mùa thì mới đúng đạo nghĩa. nếu còn thắc mắc chưa thông thì: Học, Trì BÁT NHÃ TÂM KINH cho thật thông, kẻo làm mất lòng thân ái với thành viên diễn đàn

Xin bạn hãy đọc lại Thông báo khóa nick :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?19855-Nh%E1%BB%AFng-b%C3%A0n-sao-l%C6%B0u&p=83725&viewfull=1#post83725

nhãn đầu mùa bị khóa nick vì lỗi phát ngôn bừa bãi : "sao không đạp bể rồi quăng đi ?"

Câu này là câu bắt chước, lên giọng Tổ trong khi công phu tu hành của chúng ta chưa có gì. Nói như vầy tổn đức lắm, lại làm gương xấu cho mọi người.

Còn chuyện đăng bài, thì như bài trên Tổ nói rành mạch :


Ngôn ngữ cần phải phân biệt trắng đen, cần phải biết là lời nói chung hay lời nói riêng, lời nói liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa.

.....

Cần phải biết lời giáo liễu nghĩa hay giáo bất liễu nghĩa, cần phải biết lời nghịch tục hay lời tuỳ tục, cần phải biết lời nói sống hay lời nói chết, cần phải biết lời thuốc hay lời bệnh, cần phải biết lời ví dụ thuận hay nghịch, cần phải biết lời nói chung hay lời nói riêng.

......

Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt.


Nay nhãn đầu mùa trích ngang câu trung "phá thiện tâm" sẽ gây hiểu lầm (trong khi lời của Tổ có rào trước đón sau đầy đủ để không gây phản tác dụng).

Đây gọi là "không biết nặng nhẹ" !

Kính báo !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top