Tìm hiểu về Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
[MOVRIGHT]Lời Thỉnh cầu.[/MOVRIGHT]

Kính thưa chư Vị Thiện Tri Thức và các bạn.

Chúng con .- Nhân được xem tác phẩm.

Tuệ Trung Thượng Sĩ
(1230-1291)
Tỷ Kheo Thích Chơn Thiện
http://cusi.free.fr/lsp/lsp0081.htm

....... Chúng con Cảm thấy rằng: Những tư tưởng, đường lối thực hành... của Thương Sĩ quá cao siêu và cũng quá vi diệu.

....... Chúng con nghĩ: Giá như được quý Thiện Tri Thức trên diễn đàn cùng thảo luận, mổ xẻ, thì lợi lạc ắt sẽ được nhiều hơn.

....... Kính mong được Quý Thiện hữu Tri Thức và các bạn từ bi thành toàn cho sở nguyện, bằng cách tham gia thảo luận, soi sáng giúp chúng con ( qua từng đoạn viết trích từ tác phẩm trên).

....... Chúng con vô cùng tri ân Quý vị, và cung kính mong chờ sự tương trợ.

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
góp thêm ý kiến

[MOVRIGHT]Lời Thỉnh cầu.[/MOVRIGHT]

Kính thưa chư Vị Thiện Tri Thức và các bạn.

Chúng con .- Nhân được xem tác phẩm.

Tuệ Trung Thượng Sĩ
(1230-1291)
Tỷ Kheo Thích Chơn Thiện
http://cusi.free.fr/lsp/lsp0081.htm

....... Chúng con Cảm thấy rằng: Những tư tưởng, đường lối thực hành... của Thương Sĩ quá cao siêu và cũng quá vi diệu.

....... Chúng con nghĩ: Giá như được quý Thiện Tri Thức trên diễn đàn cùng thảo luận, mổ xẻ, thì lợi lạc ắt sẽ được nhiều hơn.

....... Kính mong được Quý Thiện hữu Tri Thức và các bạn từ bi thành toàn cho sở nguyện, bằng cách tham gia thảo luận, soi sáng giúp chúng con ( qua từng đoạn viết trích từ tác phẩm trên).

....... Chúng con vô cùng tri ân Quý vị, và cung kính mong chờ sự tương trợ.

Kính.

Cám ơn Chuà Phước Thành đã nêu ra một vấn đề thật tuyệt. Nhưng mong mọi người dùng cái hiểu của chính mình tu học mà nói thêm , chứ đừng lặp lại lời người chú giải thì rất cám ơn nhiều
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính Thầy "chùa Phước Thành" !

Thường thì Quý Thầy cắt nghĩa "Tam Quy" là Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng; và cũng thường thì Quý Thầy định nghĩa Tăng là một vị Tu sĩ đã xuất gia, đại diện cho đức Phật để truyền Giới, để dạy đạo cho hàng Phật tử cư sĩ.

Con lấy làm lạ :

_ Tại sao Thầy Tỷ kheo Thích Chơn Thiện lại ca ngợi một vị CƯ SĨ như Ngài Tuệ Trung ?

_ Tại sao Thầy "chùa Phước Thành" lại đem chủ đề này ra để Thảo Luận ?"

_ Thầy không sợ sẽ vô tình đề cao vị thế của người cư sĩ hay sao ?

Kính !
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Kính Thầy "chùa Phước Thành" !

Thường thì Quý Thầy cắt nghĩa "Tam Quy" là Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng; và cũng thường thì Quý Thầy định nghĩa Tăng là một vị Tu sĩ đã xuất gia, đại diện cho đức Phật để truyền Giới, để dạy đạo cho hàng Phật tử cư sĩ.

Con lấy làm lạ :

_ Tại sao Thầy Tỷ kheo Thích Chơn Thiện lại ca ngợi một vị CƯ SĨ như Ngài Tuệ Trung ?

_ Tại sao Thầy "chùa Phước Thành" lại đem chủ đề này ra để Thảo Luận ?"

_ Thầy không sợ sẽ vô tình đề cao vị thế của người cư sĩ hay sao ?

Kính !

Kính Bác Ngọc Tuấn, Bác nhãn đầu mùa và các Bác.

Nhớ lại ngày xưa đức Phật còn ca ngợi ngài Cư Sĩ Duy Ma Cật. Nay quý Thầy chùa Phước Thành ca ngợi Vị Bồ Tát Cư sĩ Tuệ Trung Thượng Sĩ, thì chính là "Chơn kinh Thật nghĩa" đó.

Đây là "Y PHÁP BẤT Y NHÂN".

Kính mong các Bác vui lòng thảo luận trong tinh thần Kiến hòa đông giải... Mong lắm thay.
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Tiểu sử .

Kính cảm ơn Quý Thiện Hữu đã quan tâm.

Chúng con xin đăng tiếp để các ngài chia sẻ:


Tuệ Trung Thượng Sĩ
(1230-1291)
Tỷ Kheo Thích Chơn Thiện

(Theo "Thơ Văn Lý Trần", Tập II, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, 1989; và"Việt Nam Phật Giáo Sử Luận", Nguyễn Lang, Tập I, nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội, 1994)

I . Tiểu sử
Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, con cả của Trần Liễu, sinh năm 1230; anh ruột của Hưng Đạo Đại Vương và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm - vợ của Trần Thánh Tông.

Thượng Sĩ tham gia chống giặc Nguyên Mông, tích cực ở cả ba trận chiến (1257,1285 và 1288). Sau ngày kháng chiến thắng lợi, Thượng Sĩ được phong Tiết Độ Sứ, trấn giữ Thái Bình. Sau đó không lâu, Thượng Sĩ lui về Dưỡng Chân Trang tham cứu Phật học và hành sâu giải thoát.

Từ trẻ, Thượng Sĩ học đạo dưới sự dẫn dắt của thiền sư Tiêu Dao; thực hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình, hình thức cư sĩ, vừa đảm trách các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Thượng Sĩ được vua Thánh Tông với kiến thức uyên bác về nội và ngoại điển nể vì, tôn làm đạo huynh, và được vua Trần Nhân Tông thờ làm đạo giải thoát. Sinh tiền, Thượng Sĩ sáng tác nhiều thi, kệ; một số được kiết tập trong "Thượng Sĩ Ngữ Lục" rất thời danh. Người đã sống hiên ngang, mãnh liệt mà tự tại, hào sảng với phong thái của một đại thiền sư Việt Nam. Người tịch vào năm 1291, làm chủ thời điểm xả báo thân.
 
Last edited by a moderator:

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Thượng Sĩ tham gia chống giặc Nguyên Mông, tích cực ở cả ba trận chiến (1257,1285 và 1288). .

Kính Thầy "chùa Phước Thành" ! Kính các bậc trên trước !

Con vẫn còn thắc mắc :

1. Một người cư sĩ thì có hành dâm (với vợ), cơ thể đã uế trược thì sao lại có thể đắc quả giải thoát được ? Làm sao có thể làm Đại Thiền Sư được ?

2. Một vị Tướng đã trực tiếp chỉ huy 3 trận đánh lớn thì nghiệp Sát cũng lớn lắm, làm sao lại có thể đắc quả Giải Thoát được ?

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính Thầy "chùa Phước Thành" ! Kính các bậc trên trước !

Con vẫn còn thắc mắc :

1. Một người cư sĩ thì có hành dâm (với vợ), cơ thể đã uế trược thì sao lại có thể đắc quả giải thoát được ? Làm sao có thể làm Đại Thiền Sư được ?

2. Một vị Tướng đã trực tiếp chỉ huy 3 trận đánh lớn thì nghiệp Sát cũng lớn lắm, làm sao lại có thể đắc quả Giải Thoát được ?

Kính !

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/nhatthiet_zpscd7f0b59.jpg"].































....[/NEN]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Học bài Tuệ Trung Thượng Sỉ Ngữ Lục.​


<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước hết, ta cùng tìm hiểu về bài : Khuyến thế tiến Đạo , HT.Thích Chơn Thiện đặt tựa là : Khuyên người đến với Phật Pháp. Thật sự, toàn bài trên chẳng có từ nào là Phật Pháp, thậm chí toàn bộ ngử lục của Ngài Tuệ Trung không thường đả động tới nhửng từ này, chí ít là trong bài này và có chăng là những phản từ, nghịch từ, phản ý, nghịch ý. Nhưng điều đó lại chính là Phật Pháp, đúng ra là Pháp của Phật và chúng ta sẻ cùng tìm hiểu .
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài như sau :
<p style="padding-left: 56px;">Tứ tự tuần hoàn xuân phục thu
Xâm xâm dĩ lão thiếu niên đầu.
Vinh hoa, khẳng cố nhất trường mộng,
Tuế nguyệt, không hoài vạn hộc sầu.
Khổ thú luân hồi như chuyển cốc,
Ái hà xuất một đẳng phù âu.
Phùng trường diệc bất mô lai tị,
Vô hạn lương duyên chỉ má hưu"
</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huệ Thiên dịch:
<p style="padding-left: 56px;">Năm tháng xoay vần, xuân đến thu,
Xăm xăm tuổi trẻ đã phơ đầu.
Giàu sang, mắt lóa cơn trường mộng,
Tuổi tác, lòng đong vạn hộc sầu.
Nẻo "khổ", bánh xe luân chuyển khắp,
Sông "yêu", bọt nước nổi chìm mau.
Mãi vui nên chẳng tìm ra gốc,
Nghìn thuở lương duyên chẳng đến đâu"
</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cuộc đời của mổi con người thật vô thường, mới ngày nào còn xuân sắc tươi trẻ, xoay đi ngẩm lại đã bạc đầu, trước bệ vệ oai phong, kẻ đón người đưa, giờ có lúc tả tơi rách rưới, đi không ai hay về chẳng ai buồn để ý. Thật là : “Vinh hoa kháng cổ nhất trường mộng”, nhớ lại xưa, thời vinh hoa, như giấc mộng dài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khổ vui thì xoay chuyễn liên tục, đắng cay thì nhiều, ưu bi khổ nảo thì nhiều, còn lạc thú như cơn mộng thoáng qua như bọt nước chìm nỗi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng cái chung nhất là sự già của tuổi tác mà bất cứ ai củng phải trải qua. Tuệ Trung Thượng Sỉ thì :
<p style="padding-left: 56px;">“Tứ tự tuần hoàn xuân phục thu
Xâm xâm dỉ lảo thiếu niên đầu”,
</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">TS Mãn Giác có câu thơ:
<p style="padding-left: 56px;">“Sự trục nhản tiền quá
Lảo tòng đầu thượng lai”.

(Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi)</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tất cả những điều trên, Tuệ Trung Thượng Sỉ muốn cảnh tỉnh con người hậu thế rằng đời người qua đi mau chóng, khổ vui xoay chuyển, vinh hoa phú quý giàu sang như bọt biển, như sương buổi sáng, như giấc mộng thoáng qua. Thiền Sư Vạn Hạnh làm bài thơ:
<p style="padding-left: 56px;">Thân như điện ảnh hửu hoàn vô,
Vạn vật xuân vinh thu hựu khô,
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy được điều này là thấy mờ mờ chân tướng Đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy mờ mờ chân Đạo rồi thì ta phải làm gì? Ta phải làm thế nào để vào được Đạo. Tuệ Trung đã trả lời Ngài Nhân Tông rằng: “Hảy quay về tự thân tìm lấy tông chỉ, không thể đạt từ ai khác”.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ta là tông chỉ của ta, và ta là chủ nhân của đời sống ta. Không nương tựa, nhờ vả Vị thần nào. Thấy được Bản Lai Diện Mục là “Ta” thấy chứ chẳng vị Phật, Thánh nào thấy dùm ta. Giác Ngộ là Ta giác chẳng Thần Tiên nào giác thay ta được. Ta chính là chủ nhân của đời sống, tất cả mọi việc đều do ta quyết định, làm chủ. Ta là Thượng đế của ta, tạo nên đời sống Thiên đường cho chính ta, an lạc vĩnh hằng cho chính ta, và ta có thể làm được điều này bằng sức dũng mãnh cùng với niềm tin vững chắc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là điều rất quan trọng. Làm được điều này chúng ta mới chấm dứt được kiếp lang thang, mới trọn vẹn nhân cách của một con người. Bằng như chưa làm được, thì ta vẫn còn mãi xoay vần trong sống chết, đến đi, vui buồn, khổ lụy kéo dài muôn triệu kiếp.
</p>

còn tiếp...​
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Kính Thầy "chùa Phước Thành" ! Kính các bậc trên trước !

Con vẫn còn thắc mắc :

1. Một người cư sĩ thì có hành dâm (với vợ), cơ thể đã uế trược thì sao lại có thể đắc quả giải thoát được ? Làm sao có thể làm Đại Thiền Sư được ?

2. Một vị Tướng đã trực tiếp chỉ huy 3 trận đánh lớn thì nghiệp Sát cũng lớn lắm, làm sao lại có thể đắc quả Giải Thoát được ?

Kính !

Kính Bác Ngọc Tuấn và các Bạn:

Đất Nước ta từ thửơ trải qua các đời vua Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê (hậu Lê). Đạo Phật đã gắng liền với công cuộc dựng nước và giữ nước. Và nhất là trong giai đoạn nhà Lý- Trần, khi ấy có giặc Nguyên Mông sang xâm lấn nước ta. Các vị Vua, quan ,tướng, sĩ thời ấy đều mang tinh thần "Hòa quang đồng trần", để vừa giữ nước vừa hành Đạo. Như bài thơ ca ngợi như sau:

...Đường đi lên
Đường đi lên có Trần triều Thái Tổ.
Tay khiển trựơng thiền tay chiến câu.
Thế đạo suy vi cường khấu ngặt.
Ngàn xưa đuốt tuệ rạng ngàn sau.
…..
Đường đi lên có Thích Ca Văn Phật.
Pháp hội Linh Sơn mở đạo mầu.
Một cánh hoa trao ngàn thưở ngát.
Lời kinh vô tự vút từng câu.

Đường đi lên ôi tuyệt vời minh triết.
Có cái không bàn nghĩ được đâu.
Ngă ư chánh giác vô sở đắc.
Có cái tâm nầy vạn pháp thâu.

Đường lên hỡi khách biển dâu.
Ngắn bằng một niệm dài đâu chớp ḷòe.
Ấy ai những khách y hề.
Đường lên nẽo giác, đường về nẽo tâm.
( ??)
* Đối với vấn đề tội và phước. Tuệ Trung Thượng sĩ có một giai thoại sau:

.......Năm vua 29 tuổi, mẹ mất. Vua Thánh Tông đang bối rối về cái chết của Hoàng hậu lại còn bận tâm đối phó với một cuộc xâm lăng của quân Nguyên do Áo Lỗ Xích Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, mới sai Nhân Tông đi đón Tuệ Trung, trước khi lên đường về cung, Tuệ Trung trao cho Nhân Tông, lúc ấy đã lên ngôi gần 9 năm, hai bộ ngữ lục Tuyết Ðậu và Dã Hiên, để đem về cung học tập những lúc rỗi rảnh. Vua nhớ lại chuyện ăn thịt cá và tính cách "hòa lẫn thế tục" của Tuệ Trung, liền làm bộ ngây thơ hỏi một cách gián tiếp:
"Bạch thượng sĩ, chúng sinh quen cái nghiệp ăn thịt uống rựu thì làm thế nào mà thoát khỏi tội báo?"
Tuệ Trung đã trả lời như sau về vấn đề tội báo:
"Nếu có người đang đứng xây lưng lại, thình lình vua đi qua sau lưng, người ấy không biết, cầm một vật gì ném nhằm vua. Thử hỏi: người ấy có sợ không, ông vua có giận không? Nên biết hai việc ấy không dính líu gì với nhau vậy."
Rồi ông đọc hai bài kệ sau đây cho vua nghe:
Vạn pháp vô thường cả
Tâm ngờ tội liền sinh
Xưa nay không một vật:
Chẳng hạt, chẳng mầm xanh.
Hàng ngày, khi đối cảnh
Cảnh đều do tâm sinh
Tâm, cảnh đều không tịch
Khắp chốn tự viên thành(59) .
Nhân Tông thưa với Tuệ Trung rằng ông đã hiểu lời dạy về tội phúc. Nhưng Tuệ Trung biết là Nhân Tông còn thắc mắc. Ông đọc tiếp bài kệ sau đây:
Có loài thì ăn cỏ
Có loài thì ăn thịt
Xuân về thảo mộc sinh
Tìm đâu thấy tội phúc?(60)
Nhân Tông liền hỏi câu hỏi ông đã dành sẳn trong tâm tư lâu nay: "Như vậy thì công phu giữ giới trong sạch không chút xao lãng là để làm gì?" Tuệ Trung cười không đáp. Vua cố nài. Tuệ Trung đọc hai bài kệ sau đây:
Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phúc
Muốn siêu việt tội phúc
Ðừng trì giới, nhẫn nhục.
Như người khi leo cây
Ðương yên tự chuốc nguy
Nếu đừng leo cây nữa
Trăng gió làm được gì?(61)
Và dặn kỹ Nhân Tông "đừng bảo cho người không ra gì biết". Ta nên nhớ rằng lúc bấy giờ Tuệ Trung đã 57 tuổi, và tư tưởng thiền của ông đã đến giai đoạn chín chắn siêu việt.

(trích: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Nguyễn Lang
Nhà Xuất Bản Văn Học - Hà Nội 1979 )


Vâng thưa các bạn. Về vấn đề tu chứng, cư sĩ hay Tăng sĩ, tội hay phước thì với tinh thần Bát nhã, thấy được thật tướng của các pháp. Tuệ Trung Thượng sĩ đã có trình bày qua nhiều thi kệ chứa trong Ngữ lục. Chúng con kính mời quý Thiện Tri Thức cùng phân tích thêm.

Kính.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính Thầy "chùa Phước Thành" ! Kính các bậc trên trước !

Con vẫn còn thắc mắc :

1. Một người cư sĩ thì có hành dâm (với vợ), cơ thể đã uế trược thì sao lại có thể đắc quả giải thoát được ? Làm sao có thể làm Đại Thiền Sư được ?

2. Một vị Tướng đã trực tiếp chỉ huy 3 trận đánh lớn thì nghiệp Sát cũng lớn lắm, làm sao lại có thể đắc quả Giải Thoát được ?

Kính !
Do nơi câu hỏi của Ngọc Tuấn, mà chúng ta mới học được những hạnh khó làm của người xưa qua những bài trích dẫn từ bài giảng, ngữ lục của Chiếu Thanh và đại diện chùa Phước Thành.

Tạm gác qua những chuyện đó, tôi hỏi Ngọc Tuấn "thực tế" một chút nhé:

Ngọc Tuấn là "Điều Hành Viên" trong diễn đàn Phật Pháp Online, vậy chứ Ngọc Tuấn hành dâm với vợ (nếu có vợ) thì có mang tội tà dâm không? Nên hiểu thế nào là "tà dâm" giới thứ ba trong ngũ giới của người Phật tử.?

Cũng vậy mỗi ngày ăn thịt cá có phải là phạm giới sát sanh không?

Hãy xét mình cho kỹ trước khi xét hạnh của người nhé và những điều này đâu có làm trở ngại gì về vấn đề giác ngộ và giải thoát!

Xét mình rồi xét hạnh của người
Xấu xa cùng việc tốt tươi
Cả hai đều đáng làm nơi học hành
Tốt tươi thì lưu tình bắt chước
Xấu xa thì biết trước tránh đi
Trong đời bất luận những gì
Cũng là lợi ích nếu suy xét rành...
(Thanh Sĩ)

 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính Thầy Chùa Phước Thành ! Kính các vị tiền bối !

Con có thắc mắc :

Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ dặn vua Trần Nhân Tông :


_ "đừng bảo cho người không ra gì biết"

Xin Thầy giảng rõ cho con biết "người không ra gì" là những ai ? Họ không phải là Phật tử chăng ? Vì sao lại phải dấu diếm Phật pháp ?

Kính !

 

thanh tam

Registered
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2011
Bài viết
66
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Đọc những câu hỏi của bạn Ngọc Tuấn , có thể thấy Ngọc Tuấn " vì mọi người mà hỏi " , gợi mở vấn đề để thảo luận thôi mà . Bác Nhãn đầu mùa cớ sao mà phải nặng lời vậy nhỉ ?

Thành Tâm kính !
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2013
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Kính Thầy Chùa Phước Thành ! Kính các vị tiền bối !

Con có thắc mắc :

Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ dặn vua Trần Nhân Tông :


_ "đừng bảo cho người không ra gì biết"

Xin Thầy giảng rõ cho con biết "người không ra gì" là những ai ? Họ không phải là Phật tử chăng ? Vì sao lại phải dấu diếm Phật pháp ?

Kính !

CHào Thanh Trúc
Người không ra gì là người sẽ vin vào đoạn
Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phúc
Muốn siêu việt tội phúc
Ðừng trì giới, nhẫn nhục.
Như người khi leo cây
Ðương yên tự chuốc nguy
Nếu đừng leo cây nữa
Trăng gió làm được gì?(61)
Mà nói càn nói bậy
Chẳng hạn như lời này vậy:
1. Một người cư sĩ thì có hành dâm (với vợ), cơ thể đã uế trược thì sao lại có thể đắc quả giải thoát được ? Làm sao có thể làm Đại Thiền Sư được ?

2. Một vị Tướng đã trực tiếp chỉ huy 3 trận đánh lớn thì nghiệp Sát cũng lớn lắm, làm sao lại có thể đắc quả Giải Thoát được ?
CHỉ vì Thượng Sĩ là Phật tử tại gia, là một vị tướng!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn quantro,
Chào các Bạn...
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ thì nếu Tuệ Trung Thượng sĩ nói :

Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phúc
Muốn siêu việt tội phúc
Ðừng trì giới, nhẫn nhục.
Như người khi leo cây
Ðương yên tự chuốc nguy
Nếu đừng leo cây nữa
Trăng gió làm được gì?(61)

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Thì chứng tỏ Tuệ Trung Thượng Sĩ chưa hiểu rành về Phật Pháp nên đã vô tình làm hư Phật Pháp. Vì ví dụ ở 4 câu sau giải thích chỗ hiểu của Thượng Sĩ Tuệ Trung ở 4 câu đầu.
Trong khi trì giới, nhẫn nhục tuy chưa hẵn đã có phúc - nhưng tội thì chắc chắn là KHÔNG THỂ CÓ.
Còn Tuệ Trung Thượng Sĩ nói muốn siêu việt tội phúc thì ĐỪNG trì giới, nhẫn nhục - là sai Phật Pháp. Vì trong Phật Pháp tuy có không trì giới, nhẫn nhục. Nhưng là để diễn tả trạng thái của Tâm khi đã giác ngộ. Nghĩa là khi tâm mà còn nghĩ tới trì giới, nhẫn nhục… là chưa đạt đến sự giác ngộ. Chứ không phải ĐỪNG trì giới, nhẫn nhục… mới là người giác ngộ. Điều này đồng với lời Ma nói.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính chào Quý Đạo hữu.

Bất Tăng- Bất Giảm.

Kính Quý Thiện Hữu. Kính chúc quý vị Thân tâm an lạc.

Theo V/Q hiểu. Thì bài kệ của TTTS:

Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phúc
Muốn siêu việt tội phúc
Ðừng trì giới, nhẫn nhục.
Như người khi leo cây
Ðương yên tự chuốc nguy
Nếu đừng leo cây nữa
Trăng gió làm được gì?


Là để nói về lý Bất Tăng- Bất giảm của tư tưởng Bát nhã Ba- la- mật.

Bởi vì thông thường chúng sanh:

- Làm một việc gì tốt, thì nghĩ là có được phước.- Như vậy là có Tăng.
- Làm một việc gì không tốt, thì nghĩ là có tội.- Như vậy là có giảm.
- Tu Trì giới - Nhẫn nhục, thì nghĩ là có chứng đắc.
- Phá giới ,sân nhuế, thì nghĩ là phải đọa.

Nhưng trong Chân Như Thật tướng.- Tất cả pháp đều NHƯ, không có tướng hai. Ở Thánh không tăng, ở phàm không giảm. Như Chứng Đạo Ca, Tổ Huyền Giác nói:

Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch
Tỉ lai trần kính vị tằng ma
Kim nhật phân minh tu phẩu tích


Dịch nghĩa:

+ Tội là chi, phước lại là chi?
Đa mang chi hai gánh nặng như chì!
Ai bắt tội? Ai là người chịu tội?
+ Thiện là chi, ác cũng lại là chi?
Sợ làm chi hai danh tự vô nghì!
Sợ cái đáng sợ! Lương tâm tự hành hạ lấy
+ Gương lòng sáng, xưa nay ta vốn có
Mặc cho bụi mờ vĩnh viễn chẳng quan tâm
Ngày hôm nay có cơ hội lau chùi
Sáng soi thấy, "phước" và "tội" không ai ban ai phạt.


Vâng. Thưa Quý Thiện Hữu. Đó là lý Bất Tăng- Bất giảm của tư tưởng Bát nhã Ba- la- mật.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Nhân Tông liền hỏi câu hỏi ông đã dành sẳn trong tâm tư lâu nay: "Như vậy thì công phu giữ giới trong sạch không chút xao lãng là để làm gì?" Tuệ Trung cười không đáp. Vua cố nài. Tuệ Trung đọc hai bài kệ sau đây:

Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phúc
Muốn siêu việt tội phúc
Ðừng trì giới, nhẫn nhục.
Như người khi leo cây
Ðương yên tự chuốc nguy
Nếu đừng leo cây nữa
Trăng gió làm được gì ?
Và dặn kỹ Nhân Tông "đừng bảo cho người không ra gì biết". Ta nên nhớ rằng lúc bấy giờ Tuệ Trung đã 57 tuổi, và tư tưởng thiền của ông đã đến giai đoạn chín chắn siêu việt.


Kính Quý Thầy Cô ! Quý Trưởng Bối ! Kính các anh chị !

Chúng ta vì sao mà cứ mãi luân hồi không thoát ra được ?

_ Vì LẦM CHẤP lung tung !

1. Vì lầm chấp "Thân này là ta" cho nên chúng ta đã cố "quơ quào" về cho ta càng nhiều càng tốt (Tham), khi không được như ý thì Sân, chìm đắm trong dục lạc là Si.

2. Rồi có một số chúng ta tiến bộ hơn, biết kềm chế dục vọng, biết "hồi đầu hướng Thiện", biết phát tâm tu hành, nguyện sống đời thanh cao. Vì thế có rất nhiều Tôn Giáo ra đời.

Đức Phật cũng rất hoan nghinh, tán thán hạng chúng sinh thứ 2 này. Hầu như tất cả Phật Giáo Đồ trên thế giới hiện nay thuộc loại này.

Thiệt tình thì Phật Giáo vượt thoát mọi khái niệm Thiện hay Ác, nhưng trong Giáo lý thì phải PHƯƠNG TIỆN thuận hợp với những chấp nhất của chúng ta phân biện rạch ròi : Đây là nẽo Thiện nên theo, đây là đường Ác nên lánh xa !

Thường thì những Thiện pháp trong đạo Phật nhằm độ ba đường Ác : Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh. Rồi những Thiện pháp cũng tiếp tục độ cho ba đường Thiện : Người, Thần, Trời.

Nhưng Phật pháp không chỉ bao nhiêu đó, bao nhiêu đó chỉ là cái "vỏ ngoài" của Phật pháp, cái phần TINH YẾU của Phật pháp hãy còn ẫn sâu.

Ai biết được cái phần Tinh Yếu này _ Xin thưa, chỉ Chư Tổ Thiền Tông (vốn là các vị Đại Bồ Tát hóa thân), Chư vị Chân Sư Mật Tông.

Các Ngài "xuống trần" thì nhiều (có vị thuận hành, có vị nghịch hành), nhưng muốn chỉ cái phần Tâm Yếu của Phật pháp thì không phải dễ, không phải ở đâu cũng nói lên được, không phải với bất kỳ Phật tử nào cũng dạy được.

Đức Đạt Mạ đi từ Nam ra Bắc (Trung Hoa) mà nào có ai có khả năng lĩnh hội được cái Yếu Chỉ Phật Pháp này, buồn tình Ngài phải 9 năm ngồi xây mặt vô vách ở núi Tung Sơn, động Thiếu Thất.

Đức Ngũ Tổ Hoàng Mai có cả ngàn đồ chúng, nhưng chỉ duy có một "kẻ mọi rợ phương Nam" là người có thể nghe, có thể hiểu cái Giáo Lý Tối Thượng Thừa này.

Cho nên mới nói "thận vật khinh hứa", mới nói
"đừng bảo cho người không ra gì biết".

Anh Ngọc Tuấn ơi ! Phật pháp không dấu diếm gì hết, nhưng người nghe có đủ sức để nghe thì hãy nói, còn người nghe chỉ như "hoa cỏ nhỏ" mà gặp "mưa nặng hạt" thì sẽ tan tác chứ không tồn tại phát triễn được.

Hãy nhớ trong câu chuyện đã trích dẫn ở trên, ban đầu "Tuệ Trung cười không đáp", mãi đến "Vua cố nài" mà Ngài Thượng sĩ cũng đã xét biết vua Trần Nhân Tông không phải là "cây cỏ nhỏ", nhà vua chính là "cây cỗ thụ" trong Phật pháp, nên Ngài Tuệ Trung mới "đổ cơn mưa lớn".

Câu nói :
"Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phúc"


chỉ là câu gây "sốc" nhằm "nhổ đinh tháo chốt" cho Trần Nhân Tông _ chớ không phải thực sự "Trì Giới và nhẫn nhục mà thêm tội." Bởi với chân thật nghĩa của Phật pháp thì :

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm"...... thì sao lại gọi là "thêm tội" được ?! Cái tội đứng chỗ nào để thêm ?!


Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Học bài Tuệ Trung Thượng Sỉ Ngữ Lục.​


<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước hết, ta cùng tìm hiểu về bài : Khuyến thế tiến Đạo , HT.Thích Chơn Thiện đặt tựa là : Khuyên người đến với Phật Pháp. Thật sự, toàn bài trên chẳng có từ nào là Phật Pháp, thậm chí toàn bộ ngử lục của Ngài Tuệ Trung không thường đả động tới nhửng từ này, chí ít là trong bài này và có chăng là những phản từ, nghịch từ, phản ý, nghịch ý. Nhưng điều đó lại chính là Phật Pháp, đúng ra là Pháp của Phật và chúng ta sẻ cùng tìm hiểu .
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài như sau :
<p style="padding-left: 56px;">Tứ tự tuần hoàn xuân phục thu
Xâm xâm dĩ lão thiếu niên đầu.
Vinh hoa, khẳng cố nhất trường mộng,
Tuế nguyệt, không hoài vạn hộc sầu.
Khổ thú luân hồi như chuyển cốc,
Ái hà xuất một đẳng phù âu.
Phùng trường diệc bất mô lai tị,
Vô hạn lương duyên chỉ má hưu"
</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huệ Thiên dịch:
<p style="padding-left: 56px;">Năm tháng xoay vần, xuân đến thu,
Xăm xăm tuổi trẻ đã phơ đầu.
Giàu sang, mắt lóa cơn trường mộng,
Tuổi tác, lòng đong vạn hộc sầu.
Nẻo "khổ", bánh xe luân chuyển khắp,
Sông "yêu", bọt nước nổi chìm mau.
Mãi vui nên chẳng tìm ra gốc,
Nghìn thuở lương duyên chẳng đến đâu"
</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cuộc đời của mổi con người thật vô thường, mới ngày nào còn xuân sắc tươi trẻ, xoay đi ngẩm lại đã bạc đầu, trước bệ vệ oai phong, kẻ đón người đưa, giờ có lúc tả tơi rách rưới, đi không ai hay về chẳng ai buồn để ý. Thật là : “Vinh hoa kháng cổ nhất trường mộng”, nhớ lại xưa, thời vinh hoa, như giấc mộng dài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khổ vui thì xoay chuyễn liên tục, đắng cay thì nhiều, ưu bi khổ nảo thì nhiều, còn lạc thú như cơn mộng thoáng qua như bọt nước chìm nỗi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng cái chung nhất là sự già của tuổi tác mà bất cứ ai củng phải trải qua. Tuệ Trung Thượng Sỉ thì :
<p style="padding-left: 56px;">“Tứ tự tuần hoàn xuân phục thu
Xâm xâm dỉ lảo thiếu niên đầu”,
</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">TS Mãn Giác có câu thơ:
<p style="padding-left: 56px;">“Sự trục nhản tiền quá
Lảo tòng đầu thượng lai”.

(Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi)</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tất cả những điều trên, Tuệ Trung Thượng Sỉ muốn cảnh tỉnh con người hậu thế rằng đời người qua đi mau chóng, khổ vui xoay chuyển, vinh hoa phú quý giàu sang như bọt biển, như sương buổi sáng, như giấc mộng thoáng qua. Thiền Sư Vạn Hạnh làm bài thơ:
<p style="padding-left: 56px;">Thân như điện ảnh hửu hoàn vô,
Vạn vật xuân vinh thu hựu khô,
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy được điều này là thấy mờ mờ chân tướng Đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy mờ mờ chân Đạo rồi thì ta phải làm gì? Ta phải làm thế nào để vào được Đạo. Tuệ Trung đã trả lời Ngài Nhân Tông rằng: “Hảy quay về tự thân tìm lấy tông chỉ, không thể đạt từ ai khác”.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ta là tông chỉ của ta, và ta là chủ nhân của đời sống ta. Không nương tựa, nhờ vả Vị thần nào. Thấy được Bản Lai Diện Mục là “Ta” thấy chứ chẳng vị Phật, Thánh nào thấy dùm ta. Giác Ngộ là Ta giác chẳng Thần Tiên nào giác thay ta được. Ta chính là chủ nhân của đời sống, tất cả mọi việc đều do ta quyết định, làm chủ. Ta là Thượng đế của ta, tạo nên đời sống Thiên đường cho chính ta, an lạc vĩnh hằng cho chính ta, và ta có thể làm được điều này bằng sức dũng mãnh cùng với niềm tin vững chắc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là điều rất quan trọng. Làm được điều này chúng ta mới chấm dứt được kiếp lang thang, mới trọn vẹn nhân cách của một con người. Bằng như chưa làm được, thì ta vẫn còn mãi xoay vần trong sống chết, đến đi, vui buồn, khổ lụy kéo dài muôn triệu kiếp.
</p>

còn tiếp...​
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như con thuyền lênh đênh giửa đại dương mênh mông chập chùng sóng biển, ta là thuyền trưởng, ta là thủy thủ, Đạo là la bàn định hướng. Người thuyền trưởng giỏi, tài ba, là người biết sử dụng thành thạo la bàn, định phương vị cho tàu đi đúng hướng. Củng như vậy, hành giả lấy Đạo chỉ để định hướng cho mình, chớ đừng dùng Đạo để thờ phượng, trưng bày, tô điểm nhân cách phàm phu, mà không biết mình đang đi hướng nào trên con đường Đạo pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nửa, đừng bao giờ lấy Đạo làm “nhản mác” dán lên cho mình. Khi ai xúc phạm Đạo thì cứ như là xúc phạm mình, thật là bậy bạ hết sức. Cái La bàn, điều đặc biệt là, dù để ở đâu trong tủ kính, hay trên trang thờ hay trong đống phân, đế giày, đế dép, trong chổ kín … thì cây kim chủ đạo vẩn luôn luôn chỉ về hướng Bắc. Củng vậy, Đạo dù khinh miệt, thì Đạo vẩn là Đạo. Có một dạo trên nhiều diển đàn, “Phật tử loại 3”, xúm nhau cực lực phản đối chuyện in hình Phật lên dép, và chuyện tên bảng hiệu quán bar “dám” dùng tên Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">“Phật tử loại 3” này là nhửng người dán “mác” Phật. In hình Phật lên dép, lấy tên Phật làm bảng hiệu, và “dán mác” Phật, ba việc này chẳng khác gì nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người đi không có la bàn, thì sẻ ra sau? Hoặc xoay lòng vòng (luân hồi), hoặc đi chệch hướng (lạc vào ma đạo) hoặc đi đúng hướng nếu theo cùng tàu đi đúng hướng. Bởi vậy, người tu sỉ phải là gương đức hạnh cho chúng cư sỉ học tập, làm theo, và nương cậy. Nhưng dù sao củng phãi “hiểu Đạo” và “hành Đạo” như người đi biển phải có và phải biết sử dụng la bàn.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Bất Tăng- Bất Giảm.

Vâng. Thưa Quý Thiện Hữu. Đó là lý Bất Tăng- Bất giảm của tư tưởng Bát nhã Ba- la- mật.

________________________________

Kính Thầy Viên Quang,

Pháp "bất tăng bất giảm" vốn có hai:

_ Hư Không: thường, vô tác - thường bình đẳng

_ A nậu đà la Tam Miệu Tam Bồ Đề: Vô Thượng Chánh Đẳng Giác - Đẳng Giác.

Thưa Thầy, xin Thầy giải thích rõ lý bất tăng bất giảm trong bài kệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ nghãi là gì?

Kính.

Thưa các quý hữu:

- Về bài kệ là bản chuyển ngữ của gs Nguyễn Lang của Tuệ Trung Thượng Sĩ vốn nguyên âm Hán Việt như sau:

Trì giới kiêm nhẫn nhục, chiêu tội bất chiêu phước,
Nhược tri vô tội phước, phi trì giới nhẫn nhục.

Về Văn Tự, theo Trừng Hải, thì nghĩa như sau:

Trì giới kiêm nhẫn nhục là phép tu tâm, TÂM NHU THUẬN, có đối tượng quán chiếu (cảnh sở quán) là các chướng ngại (chiêu tội) chứ không phải là pháp tu cầu phước quả (bất chiêu phước) vốn còn nằm trong vòng Nhân_Quả (tội phước) do Nghiệp (luật nghiệp).

Cho nên nếu không thông đạt việc chấm dứt nhân quả, là pháp tu đoạn sanh tử- ly nghiệp lực- đắc giải thoát (tri vô tội phước) thì đó không phải là phép tu tâm, hành trì giới nhẫn nhục.

- Còn về Quán chiếu hay Thực tướng thì sẽ được người thầy hướng dẫn tùy căn cơ (của đệ tử) tùy pháp xứ trong quá trình tu hành cầu giải thoát, nói ra thì e rằng bản thân Trừng Hải sẽ sa vào chỗ "tỉnh trung lao nguyệt", hề hề.

- Nếu hiểu như lời diễn nghĩa của Trừng Hải thì bản chuyển ngữ của nhà sử học Nguyễn Lang quả rối như canh hẹ, đưa người vào chốn "Vân thâm bất tri xứ", hề hề.

Đồng kính




 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Thưa các quý hữu:

- Về bài kệ là bản chuyển ngữ của gs Nguyễn Lang của Tuệ Trung Thượng Sĩ vốn nguyên âm Hán Việt như sau:

Trì giới kiêm nhẫn nhục, chiêu tội bất chiêu phước,
Nhược tri vô tội phước, phi trì giới nhẫn nhục.


Về Văn Tự, theo Trừng Hải, thì nghĩa như sau:

Trì giới kiêm nhẫn nhục là phép tu tâm, TÂM NHU THUẬN, có đối tượng quán chiếu (cảnh sở quán) là các chướng ngại (chiêu tội) chứ không phải là pháp tu cầu phước quả (bất chiêu phước) vốn còn nằm trong vòng Nhân_Quả (tội phước) do Nghiệp (luật nghiệp).


..... không biết Mục đồng say xỉn hay là bác trừng hải say xỉn đây ?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Kính Bác Trừng Hải. Với câu hỏi của Bác:

Trừng Hải:Kính Thầy Viên Quang,....

Thưa Thầy, xin Thầy giải thích rõ lý bất tăng bất giảm trong bài kệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ nghĩa là gì?

Ở câu hỏi này, thì hoatihon đã giải thích rõ rồi mà.

Kính Quý Thầy Cô ! Quý Trưởng Bối ! Kính các anh chị !

Chúng ta vì sao mà cứ mãi luân hồi không thoát ra được ?

_ Vì LẦM CHẤP lung tung !

1. Vì lầm chấp "Thân này là ta" cho nên chúng ta đã cố "quơ quào" về cho ta càng nhiều càng tốt (Tham), khi không được như ý thì Sân, chìm đắm trong dục lạc là Si.

2. Rồi có một số chúng ta tiến bộ hơn, biết kềm chế dục vọng, biết "hồi đầu hướng Thiện", biết phát tâm tu hành, nguyện sống đời thanh cao. Vì thế có rất nhiều Tôn Giáo ra đời.

Đức Phật cũng rất hoan nghinh, tán thán hạng chúng sinh thứ 2 này. Hầu như tất cả Phật Giáo Đồ trên thế giới hiện nay thuộc loại này.

Thiệt tình thì Phật Giáo vượt thoát mọi khái niệm Thiện hay Ác, nhưng trong Giáo lý thì phải PHƯƠNG TIỆN thuận hợp với những chấp nhất của chúng ta phân biện rạch ròi : Đây là nẽo Thiện nên theo, đây là đường Ác nên lánh xa !

Thường thì những Thiện pháp trong đạo Phật nhằm độ ba đường Ác : Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh. Rồi những Thiện pháp cũng tiếp tục độ cho ba đường Thiện : Người, Thần, Trời.

Nhưng Phật pháp không chỉ bao nhiêu đó, bao nhiêu đó chỉ là cái "vỏ ngoài" của Phật pháp, cái phần TINH YẾU của Phật pháp hãy còn ẫn sâu.

Ai biết được cái phần Tinh Yếu này _ Xin thưa, chỉ Chư Tổ Thiền Tông (vốn là các vị Đại Bồ Tát hóa thân), Chư vị Chân Sư Mật Tông.

Các Ngài "xuống trần" thì nhiều (có vị thuận hành, có vị nghịch hành), nhưng muốn chỉ cái phần Tâm Yếu của Phật pháp thì không phải dễ, không phải ở đâu cũng nói lên được, không phải với bất kỳ Phật tử nào cũng dạy được.

Đức Đạt Mạ đi từ Nam ra Bắc (Trung Hoa) mà nào có ai có khả năng lĩnh hội được cái Yếu Chỉ Phật Pháp này, buồn tình Ngài phải 9 năm ngồi xây mặt vô vách ở núi Tung Sơn, động Thiếu Thất.

Đức Ngũ Tổ Hoàng Mai có cả ngàn đồ chúng, nhưng chỉ duy có một "kẻ mọi rợ phương Nam" là người có thể nghe, có thể hiểu cái Giáo Lý Tối Thượng Thừa này.

Cho nên mới nói "thận vật khinh hứa", mới nói
"đừng bảo cho người không ra gì biết".

Anh Ngọc Tuấn ơi ! Phật pháp không dấu diếm gì hết, nhưng người nghe có đủ sức để nghe thì hãy nói, còn người nghe chỉ như "hoa cỏ nhỏ" mà gặp "mưa nặng hạt" thì sẽ tan tác chứ không tồn tại phát triễn được.

Hãy nhớ trong câu chuyện đã trích dẫn ở trên, ban đầu "Tuệ Trung cười không đáp", mãi đến "Vua cố nài" mà Ngài Thượng sĩ cũng đã xét biết vua Trần Nhân Tông không phải là "cây cỏ nhỏ", nhà vua chính là "cây cỗ thụ" trong Phật pháp, nên Ngài Tuệ Trung mới "đổ cơn mưa lớn".

Câu nói :
"Trì giới và nhẫn nhục
Thêm tội chẳng được phúc"


chỉ là câu gây "sốc" nhằm "nhổ đinh tháo chốt" cho Trần Nhân Tông _ chớ không phải thực sự "Trì Giới và nhẫn nhục mà thêm tội." Bởi với chân thật nghĩa của Phật pháp thì :

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm"...... thì sao lại gọi là "thêm tội" được ?!Cái tộiđứng chỗ nào để thêm ?


Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên