- Tham gia
- 23/8/14
- Bài viết
- 280
- Điểm tương tác
- 145
- Điểm
- 43
* Ý Thức thành Diệu Trí là Siêu việt Tri Kiến.
+ Nói về 6 THỨC có các "Tướng Dụng" là: Kiến, Văn, giác, Tri.- "Tướng Dụng" của Thức thứ 6 , tức Ý Thức là "TRI".
+ Nói về "TRI" có 4 tầng sâu cạn, là:
1. Tưởng Tri hoặc Thức Tri.- Là cái Biết bằng Ý Thức.(của phàm phu)
2. Thắng Tri .- Là cái Tri Kiến thông qua Thiền Quán.(Của Thanh Văn, còn gọi "Siêu Việt Tri Kiến")
3. Tuệ Tri.- Là cái Tri Kiến thông qua Trí Bát Nhã.( Của Bồ Tát đăng địa)
4. Liễu Tri.- Là cái thấy rốt ráo của Phật.( Của Phật)
Thiền Sư Suzuki có khái niệm về "Siêu Việt Tri Kiến":
Siêu Việt nghĩa là vượt khỏi sự kiến, văn, giác, tri của Ý Thức.- Như Pháp thoại sau:
“Thiện Tài Đồng Tử lại thưa: Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện chứng?”
“Diệu nguyệt đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
“Thiện Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì ? và há đây không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà được tự chứng ngộ. Này Thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
“Thí dụ như trong một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ Tây hướng về Đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương Đông đến, liền hỏi gã rằng: tôi nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước, tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
“Gã đàn ông ấy theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho người khách rằng:
cứ tiếp tục đi về hướng Đông, rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái. Bạn nên hãy theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc chắc bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
“Này thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng khát, từ Tây đến, khi nghe nói đến suối mát và những bóng cây, liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt, người ấy có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ chăng?
“Thiện Tài đáp: Dạ không; người ấy không thể làm thế được; bởi vì người ấy chỉ trừ được cơn nóng khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến dòng suối rồi uống và tắm ở đó.
“Diệu Nguyệt: Này thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy không phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy pháp môn. Này thiện nam tử, sa mạc là chỉ cho sinh tử; người khách đi từ Tây chỉ cho các loài hữu tình; nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát tức là tham và ái;gã đàn ông từ đông đến và biết rõ đường lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã thâm nhập chân tánh của các pháp và Thật nghĩa bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống dòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bởi chính mình vậy.(K. Lăng Già)
* CHỨNG NGỘ chân lý THIỀN ví như "Thực Tế" bơi tắm trong dòng suối mát CHÂN NHƯ.-
Mà không phải là "nghe và tư duy" về dòng suối mát CHÂN NHƯ.- "Siêu Việt Tri Kiến" là thế.
Nếu các Bạn chỉ dùng Thức Tri mà mong thấy biết Thần Thông trong Đạo Phật là Vô Vọng ... Mà cho rằng mình không thấy tức là Không có Thần Thông thì là phỉ báng Đức Phật rồi đó...
+ Nói về 6 THỨC có các "Tướng Dụng" là: Kiến, Văn, giác, Tri.- "Tướng Dụng" của Thức thứ 6 , tức Ý Thức là "TRI".
+ Nói về "TRI" có 4 tầng sâu cạn, là:
1. Tưởng Tri hoặc Thức Tri.- Là cái Biết bằng Ý Thức.(của phàm phu)
2. Thắng Tri .- Là cái Tri Kiến thông qua Thiền Quán.(Của Thanh Văn, còn gọi "Siêu Việt Tri Kiến")
3. Tuệ Tri.- Là cái Tri Kiến thông qua Trí Bát Nhã.( Của Bồ Tát đăng địa)
4. Liễu Tri.- Là cái thấy rốt ráo của Phật.( Của Phật)
Thiền Sư Suzuki có khái niệm về "Siêu Việt Tri Kiến":
Siêu Việt nghĩa là vượt khỏi sự kiến, văn, giác, tri của Ý Thức.- Như Pháp thoại sau:
“Thiện Tài Đồng Tử lại thưa: Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện chứng?”
“Diệu nguyệt đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
“Thiện Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì ? và há đây không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà được tự chứng ngộ. Này Thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
“Thí dụ như trong một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ Tây hướng về Đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương Đông đến, liền hỏi gã rằng: tôi nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước, tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
“Gã đàn ông ấy theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho người khách rằng:
cứ tiếp tục đi về hướng Đông, rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái. Bạn nên hãy theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc chắc bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
“Này thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng khát, từ Tây đến, khi nghe nói đến suối mát và những bóng cây, liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt, người ấy có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ chăng?
“Thiện Tài đáp: Dạ không; người ấy không thể làm thế được; bởi vì người ấy chỉ trừ được cơn nóng khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến dòng suối rồi uống và tắm ở đó.
“Diệu Nguyệt: Này thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy không phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy pháp môn. Này thiện nam tử, sa mạc là chỉ cho sinh tử; người khách đi từ Tây chỉ cho các loài hữu tình; nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát tức là tham và ái;gã đàn ông từ đông đến và biết rõ đường lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã thâm nhập chân tánh của các pháp và Thật nghĩa bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống dòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bởi chính mình vậy.(K. Lăng Già)
* CHỨNG NGỘ chân lý THIỀN ví như "Thực Tế" bơi tắm trong dòng suối mát CHÂN NHƯ.-
Mà không phải là "nghe và tư duy" về dòng suối mát CHÂN NHƯ.- "Siêu Việt Tri Kiến" là thế.
Nếu các Bạn chỉ dùng Thức Tri mà mong thấy biết Thần Thông trong Đạo Phật là Vô Vọng ... Mà cho rằng mình không thấy tức là Không có Thần Thông thì là phỉ báng Đức Phật rồi đó...