Tham Trang

Tìm hiểu về "Ý THỨC" đối với sự tu tập PG

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
279
Điểm tương tác
144
Điểm
43
* Ý Thức thành Diệu Trí là Siêu việt Tri Kiến.

+ Nói về 6 THỨC có các "Tướng Dụng" là: Kiến, Văn, giác, Tri.- "Tướng Dụng" của Thức thứ 6 , tức Ý Thức là "TRI".

+ Nói về "TRI" có 4 tầng sâu cạn, là:

1. Tưởng Tri hoặc Thức Tri.- Là cái Biết bằng Ý Thức.(của phàm phu)

2. Thắng Tri .- Là cái Tri Kiến thông qua Thiền Quán.(Của Thanh Văn, còn gọi "Siêu Việt Tri Kiến")

3. Tuệ Tri.- Là cái Tri Kiến thông qua Trí Bát Nhã.( Của Bồ Tát đăng địa)

4. Liễu Tri.- Là cái thấy rốt ráo của Phật.( Của Phật)

Thiền Sư Suzuki có khái niệm về "Siêu Việt Tri Kiến":

Siêu Việt nghĩa là vượt khỏi sự kiến, văn, giác, tri của Ý Thức.- Như Pháp thoại sau:

“Thiện Tài Đồng Tử lại thưa: Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện chứng?”
“Diệu nguyệt đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
“Thiện Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì ? và há đây không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà được tự chứng ngộ. Này Thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
“Thí dụ như trong một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ Tây hướng về Đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương Đông đến, liền hỏi gã rằng: tôi nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước, tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
“Gã đàn ông ấy theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho người khách rằng:
cứ tiếp tục đi về hướng Đông, rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái. Bạn nên hãy theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc chắc bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
“Này thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng khát, từ Tây đến, khi nghe nói đến suối mát và những bóng cây, liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt, người ấy có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ chăng?
“Thiện Tài đáp: Dạ không; người ấy không thể làm thế được; bởi vì người ấy chỉ trừ được cơn nóng khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến dòng suối rồi uống và tắm ở đó.
“Diệu Nguyệt: Này thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy không phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy pháp môn. Này thiện nam tử, sa mạc là chỉ cho sinh tử; người khách đi từ Tây chỉ cho các loài hữu tình; nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát tức là tham và ái;gã đàn ông từ đông đến và biết rõ đường lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã thâm nhập chân tánh của các pháp và Thật nghĩa bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống dòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bởi chính mình vậy.(K. Lăng Già)

* CHỨNG NGỘ chân lý THIỀN ví như "Thực Tế" bơi tắm trong dòng suối mát CHÂN NHƯ.-

Mà không phải là "nghe và tư duy" về dòng suối mát CHÂN NHƯ.- "Siêu Việt Tri Kiến" là thế.
 Về Ý THỨC đối với sự tu tập PG Nhze_p13

Nếu các Bạn chỉ dùng Thức Tri mà mong thấy biết Thần Thông trong Đạo Phật là Vô Vọng ... Mà cho rằng mình không thấy tức là Không có Thần Thông thì là phỉ báng Đức Phật rồi đó...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 31%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
235
Điểm tương tác
49
Điểm
28
Quí vị Quan Âm Các Tâm Viên Ý Mã nên nói gì cũng vẫn còn dính mắc vào Tâm sinh diệt.



Mỗi cái posted ở đây là những tiến trình Tâm SANH DIỆT ở mỗi người
Khi duy trì (hay tương tục, hay trưởng dưỡng) Ý NIỆM (Tâm SANH DIỆT = niệm khởi, niệm diệt liên tục mỗi sát na) trở thành một căn bản (nền tảng, nền móng) mỗi ngày.
Như thế sẽ dẫn tới một TÁI SINH tương lai, tức là sẽ lại chào đời, sẽ lại bệnh và tử, sẽ lại khổ…

Tâm sanh diệt là chỉ cho "phần đoạn sanh tử" của chúng sinh.
Sinh diệt có nghĩa là sanh ra và chết đi, NẢY ra và TẮT đi, BIẾN HIỆN.
Vạn vật (con người) sinh diệt BIẾN HIỆN không ngừng.
thấy biết mà dựng lập thấy biết là rơi vào cội nguồn vô minh,
và thấy biết mà không dựng lập thấy biết là hiện thân Niết Bàn
.


KINH CETANA SUTTA: CHỚ DỰNG LẬP Ý NIỆM (Ý THỨC)​



Kinh KALAKA LÀ THẤY BIẾT CỦA PHẬT​

thuvienhoasen.org/a24068/kinh-kalaka-sutta-thay-biet-ma-khong-dung-lap-thay-biet

Như Lai khi thấy, Như Lai không có dựng lập một [vật như] cái được thấy”.

Cái thấy? Như Lai, khi thấy cái được thấy
Cái được thấy? không dựng lập một [vật như] cái được thấy
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 31%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
235
Điểm tương tác
49
Điểm
28
VÀI NÉT VỀ DUY THỨC TÔNG.
Thích Nữ Hằng Như

Gọi là Duy Thức, vì trên phương diện Lý Thuyết, trường phái này chủ trương tất cả những gì chúng ta NHẬN THỨC trong tâm chỉ là “hình tượng” của thế giới bên ngoài, được phản chiếu lên tâm của chúng ta do thức biến hiện.


Theo Lý Thuyết như trường phái DUY THỨC TÔNG này chủ trương nghĩa là.
Tất cả những gì chúng ta NHẬN THỨC trong tâm CHỈ hình tượngthế giới bên ngoài, được phản chiếu lên TÂM của chúng ta.
Nói một cách khác, mỗi lần chúng ta CHO LÀ chúng ta thấy biết, NHƯNG! SỰ THẬT là chúng ta KHÔNG THẤY gì cả.
Bởi vì mỗi lần chúng ta thấy biết là do Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần qua Sáu Thức BIẾN HIỆN hình tượngthế giới bên ngoài, được phản chiếu lên TÂM của chúng ta.
Chú thích: TÂM của chúng ta như tấm Gương, tấm Kính phản chiếu "hình tượngthế giới bên ngoài.

Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần qua Sáu Thức BIẾN HIỆN chính là Tâm Sinh Diệt ở mỗi người chúng ta,
“Này A-nan, cội gốc của sinh tử là Sáu Căn của ông, cội gốc Bồ đề Niết Bàn cũng là Sáu Căn của ông”.
Kinh Lăng Nghiêm

Nghĩa là, mỗi ngày tiến trình Tâm SANH DIỆT Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần qua Sáu Thức ở chúng ta khiến chúng ta sinh và tử trong từng khoảnh khắc.
Các thiền sư Trung Hoa ưa nói rằng một kiếp này không phải là một thời lượng đời người trăm năm hay bảy mươi năm, nhưng chính là chúng ta tái sinh và đau khổ trong từng niệm, trong từng khoảnh khắc của tâm.

Tâm sanh diệt là chỉ cho "phần đoạn sanh tử" của chúng sinh.
Sinh diệt có nghĩa là sanh ra và chết đi, NẢY ra và TẮT đi, BIẾN HIỆN.
Vạn vật (con người) sinh diệt BIẾN HIỆN không ngừng.

Sáu căn, sáu thức, sáu trần​

Sáu căn gồm có:

1- Nhãn căn là con mắt.
2- Nhĩ căn là lổ tai.
3- Tỷ căn là lổ mũi.
4- Thiệt căn là lưỡi.
5- Thân căn là cơ thể.
6- Ý căn là bộ óc (ý thức).

Sáu thức gồm có:

1- Nhãn thức là cái biết của con mắt.
2- Nhĩ thức là cái biết của lổ tai.
3- Tỷ thức là cái biết của lỗ mũi.
4- Thiệt thức là cái biết của lưỡi.
5- Thân thức là cái cảm giác của cơ thể.

(Xúc: cảm giác êm, ấm, cứng mềm).

6- Ý THỨC là sự PHÂN BIỆT của bộ ÓC. (Pháp: những niệm trong TÂM, vọng niệm).
chú thích: bộ ÓC điều khiển toàn bộ thân tâm chúng ta. KHÔNG PHẢI chúng ta điều khiển bộ ÓC. Sự PHÂN BIỆT của bộ ÓC. KHÔNG PHẢI sự PHÂN BIỆT của chúng ta đâu mà HAM

Sáu trần gồm có:
1- Nhãn trần là hình sắc của vạn vật bên ngoài,
2- Nhĩ trần là âm thinh của vạn vật,
3- Tỷ trần là hương vị của vạn vật,
4- Thiệt trần là vị của vạn vật (Vị: cay, đắng, ngọt, bùi…),
5- Thân trần là tính mền cứng nóng lạnh của vạn vật,
6- Ý trần là từng tâm niệm quá khứ, vị lai và hiện tại.

Sáu căn, sáu trần, sáu thức mới đầy đủ 18 giới của Phật giáo để tạo thành những nhân duyên Xúc, Hữu, Thủ, Sinh, Ưu bi sầu khổ già chết.
 
Sửa lần cuối:

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
279
Điểm tương tác
144
Điểm
43
* Ý Thức thăng hoa thành Tuệ Tri.

Tuệ Tri.- Là cái Tri Kiến thông qua Trí Bát Nhã.( Của Bồ Tát đăng địa).

Thế nào Thấy biết bằng Trí Bát Nhã ?

- Đó là Tri Kiến "Vạn Pháp Giai Không".- Cũng là Tuệ Nhãn của Bồ Tát Đăng Địa.

+ Huệ Nhãn thời là "liễu Chơn Không". Nghĩa là.- Huệ Nhãn là cái thấy "Vạn Pháp giai Không", cái thấy "Bất Nhị", cái thấy về Chân Đế.

ĐT ĐL phân tích.- Có 2 loại huệ nhãn:

a. Huệ Nhãn của thanh Văn, và
b. Huệ Nhãn của Bồ tát.

* Tuệ Nhãn dùng để thấy Thật Tướng các Pháp.

a. Tướng của Thanh Văn huệ nhãn.

Luận dạy :

Tướng Huệ Nhãn:

Lại có thuyết nói rằng dùng trí huệ rõ biết các pháp chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác, như pháp thế gian chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác với pháp xuất thế gian... Vì sao? Vì đồng và khác cũng đều là bất khả đắc cả, cho nên các quán đều diệt, các tâm hành đều dứt, các ngôn ngữ đều đoạn,
dẫn đến tướng thế gian và tướng Niết bàn chẳng có gì khác nhau. Trí huệ ấy là tướng của huệ nhãn.

Tuy rằng hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật dùng huệ nhãn cũng thấy được thật tướng các pháp, nhưng huệ nhãn ấy chỉ hạn cuộc, chẳng chiếu được rộng khắp. Vi như ngọn đèn nhỏ, ít dầu, chẳng có thể tỏa ánh sáng xa rộng được vậy.
Chư Phật và chư đại Bồ tát dùng huệ nhãn chiếu rọi thật tướng pháp đến chỗ tận cùng, nên chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả.

Hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật vẫn còn có chỗ biết, có chỗ không biết, nên huệ nhãn của hàng Nhị thừa chẳng có thể sánh được với huệ nhãn của chư Phật và chư đại Bồ tát.

....... Đây là tướng của Thanh Văn huệ nhãn.

b. Tướng của Bồ Tát Huệ Nhãn.

....... Đối với Bồ tát thừa, thì : " Huệ nhãn liễu tri không ".- Nghĩa là Huệ nhãn thấu rõ các pháp là tánh không.

Luận dạy : 18 Không là tướng của Huệ nhãn. (theo Bồ tát thừa).

Trong kinh Phật dạy rằng: Bồ tát ở nơi hết thảy pháp, chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi, có pháp thế gian, pháp xuất thế gian, có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v...
Chẳng niệm CÓ, chẳng niệm KHÔNG mới là tướng của huệ nhãn. Vì sao? Vì nếu Bồ tát còn phân biệt thấy có pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v... là rơi về chấp CÓ (hữu kiến). Còn nếu Bồ tát thấy thế gian vô vi, vô lậu, là rơi về chấp KHÔNG (vô kiến).
Phải bỏ cả hai chấp CÓ và KHÔNG, phải xa lìa các hý luận, phải lấy trí huệ mà hành trung đạo mới gọi là được huệ nhãn.
Khi đã được huệ nhãn rồi thì chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả. Vì sao? Vì có được huệ nhãn là tận phá được vô minh. Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng cùng biệt tướng của hết thảy các pháp Đáp: Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng và biệt tướng của hết thảy các pháp. Hàng Nhị Thừa dùng huệ nhãn chỉ thây được tổng tướng của các pháp mà thôi, ví như chỉ biêt các pháp là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã.

Đối với "huệ nhãn" , thì thấy:

+ Phiền não không có tự tánh, chỉ là pháp duyên hợp, tận cùng của các duyên để hợp thành cái gọi là phiền não cũng là tự tánh không, nên tự tánh của phiền não tự nó ly tướng phiền não (tự tánh ly), nghĩa là chẳng phải là phiền não chỉ là danh tự phiền não mà không có thật pháp phiền não.

+ Bồ Đề tức là giác ngộ cũng vậy. Bồ đề không có tự tánh, Chỉ vì có Phiền não nên mới có pháp Bồ đề để đối trị. Nếu phiền não không có, thì Bồ đề để làm gì ?

+ Bởi vậy đối với huệ nhãn thì Phiền não tức Bồ đề, đều là tự tánh không , tự tánh ly, đều là pháp Bất Nhị.

Luận dạy:

Lại có thuyết nói rằng dùng trí huệ rõ biết các pháp chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác, như pháp thế gian chẳng phải đồng cũng chẳng phải khác với pháp xuất thế gian... Vì sao ? Vì đồng và khác cũng đều là bất khả đắc cả, cho nên các quán đều diệt, các tâm hành đều dứt, các ngôn ngữ đều đoạn, dẫn đến tướng thế gian và tướng Niết bàn chẳng có gì khác nhau. trí huệ ấy là tướng của huệ nhãn.

....... Trong kinh Phật dạy rằng: Bồ tát ở nơi các pháp chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v...

....... Chẳng niệm CÓ, chẳng niệm KHÔNG mới là tướng của huệ nhãn. Vì sao ? Vì nếu Bồ tát còn phân biệt thấy có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu v.v... là rơi về chấp CÓ (hữu kiến). còn nếu Bồ tát thấy thế gian vô vi, vô lậu, là rơi về chấp KHÔNG (Vô kiến).

....... Phải bỏ cả hai chấp CÓ và KHÔNG, phải xa lìa các hý luận, phải lấy trí huệ mà hành Trung Đạo mới gọi là được huệ nhãn.

....... Khi đã được huệ nhãn rồi thì chẳng có pháp gì mà chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả. vì sao ? Vì có được huệ nhãn là tận phá được vô minh. Bồ tát dùng huệ nhãn rõ biết được tổng tướng cùng biệt tướng của hết thảy các pháp.

Nghĩa là đối với Huệ nhãn thì "Vạn pháp giai không" đều là Bất Nhị.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Bồ tát thanh tịnh huệ nhãn?
Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Bồ tát dùng huệ nhãn chẳng dấy niệm có pháp hữu vi, pháp vô vi; có pháp thế gian, pháp xuất thế gian; có pháp hữu lậu, pháp vô lậu.
Thế nhưng, dùng huệ nhãn, chẳng có pháp nào mà Bồ tát chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng biết cả.

Như vậy gọi là Bồ tát thanh tịnh huệ nhãn.(hết trích)

* Đặc biệt khi quán về Tuệ Nhãn.- Thì phải không trú chấp vào Tuệ Nhãn.- Vì ở kinh Bát Nhã Phật dạy; "Bát Nhã vô văn, vô kiến vì "các Pháp Độn".

Thế nào là Chư Pháp Độn cố ?

....... Thâm nghĩa của Bát nhã Ba- la- mật là "chư pháp độn cố", nhưng thật nghĩa không phải là pháp độn, mà do ta chấp lấy Tri Kiến của Ý Thức, chấp tánh nghe, tánh thấy.- Mà thành "Độn".

Ví dụ: (nếu nghe kinh dạy: Vì sắc do các duyên hòa hợp mà có ... dẫn đến hết thảy pháp đều do các duyên hòa hợp mà có. Hành giả biết rõ sắc ... dẫn đến hết thảy pháp đều chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng được, chẳng mất, đều là hư vọng, chẳng thật có. Biết như vậy là Bát nhã Ba- la- mật sanh.)

Mà nếu khởi chấp sự kiến, văn, giác, tri này làm Bát nhã Ba- la- mật là ta tự độn .- đó là nghĩa "chư pháp độn cố".

Bởi vậy cần phải học thêm về Phật Nhãn.

1thuy_10.jpg
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 31%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
235
Điểm tương tác
49
Điểm
28
Lời dạy này trong Kinh Kalaka Sutta –
tri kiến lập tri tức vô minh bổn; tri kiến vô kiến tức tư Niết Bàn…
Diễn theo ngôn ngữ khác, là chữ NHƯ --
Được Đức Phật gọi là pháp cao nhất, tối thượng nhất, không gì thắng diệu hơn.

Trích Kinh Kalaka Sutta, lời Đức Phật:

…And I tell you: There's no other 'SUCH' higher or more sublime…

…Và Ta nói với quý vị rằng: Không có pháp ‘NHƯ ’ nào cao hơn, cũng như không gì khác tối thắng hơn…
Chú thích: ‘NHƯ ’ là Trạng Thái người thấy mình, và muôn Pháp qua lý Duyên Khởi.


KINH KALAKA SUTTA:
THẤY BIẾT MÀ KHÔNG DỰNG LẬP THẤY BIẾT

Nguyên Giác

Kinh này cũng nói về thấy nghe hay biết.

Trong Kinh Kalaka Sutta, khi nói về cái thấy:

- bản dịch của Bhikkhu Bodhi là:
"does not misconceive the seen" (chớ diễn dịch chệch hướng cái được thấy);

- bản của Thanissaro Bhikkhu: "doesn't construe an [object as] seen" (chớ dựng lập một vật như được nhìn);

- bản của Bhikkhu K. Nanananda: "does not conceive of a visible thing as apart from sight" (chớ dựng lập một vật có thể thấy tách rời khỏi cái thấy).

Đó là âm vang của Kinh Lăng Nghiêm:
Khi thấy biết, chớ dựng lập cái thấy biết, (chú thích: thấy biết muôn vật theo lý duyên khởi)
ĐÓ là Niết Bàn…

Cũng có thể ghi cách khác:
RỜI cái được nghe, sẽ không có cái nghe.
Tức cảnh, tức tâm.
Toàn tướng, tức tánh… Toàn tánh, tức tướng.
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
279
Điểm tương tác
144
Điểm
43
Bài 18.- Liễu Tri.

Liễu Tri.- Là sự toàn giác của Ý Thức.- Đó là Phật Tri Kiến .

Có 2 loại Tri Kiến:

1. Tri kiến chúng sanh phàm phu Chúng sanh) TRI: Là Biết bằng "Thức". Cụ thể là Ý Thức.- Còn gọi là "Tri Thức".
(Chúng sanh) KIẾN: Là thấy bằng Nhãn Thức.

+ Tri Kiến chúng sanh , tức "Tri Thức"chỉ là "Mãnh Vụn" của Thức Tâm.- Thức chỉ là bóng dáng huyễn hư của Tâm mà không phải là Chân Tâm.

Trong kinh 4 A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.

ĐT ĐL giải rằng: Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Tráilại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chí.- Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn ngườitạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rông, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung.(hết trích)

Bình giảng về vấn đề “Tri thức” khi nghiêng cứu Chân lý.

(Fb: Viên Dung) có nhận thức:

Tri kiến của con người mà nhập đạo được ư ! Thiệt là muốn nấu cát thành cơm !
Muốn biết ít nhiều về Đại Đạo hãy rời mọi sở tri kiến đi.
Nhưng không diệt nguyên thức, thức vô công dụng thì Đạo khai.
Khi Đạo khai mà thức vẫn luôn vô công dụng, từ đây mới gọi là thể nhập.
Nếu chưa đến đây mà khởi tâm luận đạo thì đạo ấy chỉ là đạo tục đế mà thôi. (hết trích)

2. Tri Kiến Phật: Tri Kiến Phật (của chính ta)

Ngược với Tri Kiến Phàm phu là Tri Kiến Phật. Ở đây mang ý nghĩa Tri Kiến giác Ngộ giải thoát.

Vì như trên đã nói: Vọng Tâm- Tri kiến chỉ là thể Bất toàn của Tâm nên chúng luôn luôn bị lệch lạt không đến được Chân lý. Muốn đến được Chân lý cúng ta ta cần có TRI KIẾN VÔ KIẾN (Tri kiến Phật).- Tri kiến Phật này phải Thiền Quán mới thẩm nhập.

Thiền quán là tự hỏi mình.
Thiền quán là trạng thái Vô Tâm.(Tri kiến Vô kiến)

Con người ở trạng thái Vô Tâm mới ngưng suy nghĩ phân biệt. Nghĩa là thoát khỏi sự cuốn hút của Thức.

Suy nghĩ phân biệt là để Duyên Sanh Diệt dẫn dắt mình sanh tử.

Trạng thái Vô Tâm là trạng thái tịch tĩnh của vạn pháp. Là giải trừ 6 Thức. Cụ thể là Ý Thức.

Vâng ! Vô Tâm là trạng thái "giải trừ Ý thức", là KHÔNG VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT. là Không Vọng Tâm.- Đây là: Tri kiến Phật, là Y Trí Bất Y Thức (tứ y Pháp mà Đức Phật dạy.- khi tu học kinh điển).
Thực nghĩa "Ngộ Nhập Tri Kiến Phật".

Ngược với Tri Kiến Phàm phu là Tri Kiến Phật. Ở đây mang ý nghĩa Tri Kiến giác Ngộ giải thoát.

Vì như trên đã nói: Vọng Tâm- Tri kiến chỉ là thể Bất toàn của Tâm nên chúng luôn luôn bị lệch lạt không đến được Chân lý. Muốn đến được Chân lý cúng ta ta cần có TRI KIẾN VÔ KIẾN (Tri kiến Phật).- Tri kiến Phật này phải Thiền Quán mới thẩm nhập.

Thiền quán là tự hỏi mình.
Thiền quán là trạng thái Vô Tâm.(Tri kiến Vô kiến)

Con người ở trạng thái Vô Tâm mới ngưng suy nghĩ phân biệt. Nghĩa là thoát khỏi sự cuốn hút của Thức.

Suy nghĩ phân biệt là để Duyên Sanh Diệt dẫn dắt mình sanh tử.

Trạng thái Vô Tâm là trạng thái tịch tĩnh của vạn pháp. Là giải trừ 6 Thức. Cụ thể là Ý Thức.

Vâng ! Vô Tâm là trạng thái "giải trừ Ý thức", là KHÔNG VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT. là Không Vọng Tâm.- Đây là: Tri kiến Phật, là Y Trí Bất Y Thức (tứ y Pháp mà Đức Phật dạy.- khi tu học kinh điển).
Thực nghĩa "Ngộ Nhập Tri Kiến Phật".

Giống như Tự Độ trích dẫn ở trên về Tri Kiến Phật:

"Tri kiến lập tri ".- Tức vô minh bổn;
"Tri kiến vô kiến".- Tư tức Niết Bàn…
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top