ha ha ha ... tiếp nhé [smile]:
khi nói đến TỰ KỶ .. thì người ta nói tới cái gọi là tự mình .. giữ lấy mình .. sửa đổi mình ... nhưng chỗ thấy của SÓNG và BIỂN thật khác nhau ...
- đứng từ GỐC TÂM = làm ra tất cả để mà thấy thì khác
- mà đứng từ NGỌN TÂM = là chỗ SÓNG mà thấy thì khác
bởi vì vậy mới có đoạn pháp ngữ giữa Lục Tổ Huệ Năng và ngài Vĩnh Gia Huyền Giác mà ai cũng gọi ngài là GIÁC GIẢ MỘT ĐÊM [smile]
Sư cùng Huyền Sách đến Tào Khê tham vấn Tổ. Đến nơi, sư tay cầm tích trượng, vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi: "Phàm Sa-môn phải đủ ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức là người phương nào đến mà sinh đại ngã mạn như vậy?"
Sư thưa: "Sinh tử là việc lớn, Vô thường quá mau."
Tổ bảo: "Sao không ngay nơi đó thể nhận cái vô sinh, liễu chẳng mau ư?"
Sư thưa: "Thể tức vô sinh, liễu vốn không mau."
Tổ khen: "Đúng thế! Đúng thế!"
Đại chúng nghe vậy đều ngạc nhiên. Sư bây giờ mới đầy đủ trang nghiêm lễ bái Tổ. Lát sau, sư cáo từ, Tổ bảo: "Trở về mau quá!"
Sư thưa: "Vốn tự không động thì đâu có mau."
Tổ hỏi: "Cái gì biết không động?"
Sư thưa: "Ngài tự phân biệt."
Tổ bảo: "Ngươi đạt ý vô sinh rất sâu!"
Sư thưa: "Vô sinh há có ý sao?"
Tổ hỏi: "Không có ý, cái gì biết phân biệt?"
Sư thưa: "Phân biệt cũng không phải ý."
Tổ khen: "Lành thay! Lành thay!"
Sư lưu lại một đêm hỏi thêm đạo lý và sau đó cùng Huyền Sách xuống núi. Thời nhân gọi sư là "Giác giả một đêm", Nhất túc giác (zh. 一宿覺).
thật ra có cái gọi là PHÂN BIỆT mà không phải là Ý sao ? .... LỤC TỔ rõ ràng .. .khen cái THẤY ĐÓ ... là NGON LÀNH [smile]
cho nên ... chắc chắn đó là CHỖ THẤY = đứng từ GỐC ... nên nó mới là chỗ VÔ SINH SÂU [smile]
ờ mà đúng không ? [smile]
:lol: :lol: