- Tham gia
- 24/1/15
- Bài viết
- 317
- Điểm tương tác
- 274
- Điểm
- 43
Kính chào tất cả các đạo hữu!
vodanh vào diễn đàn đã vài tháng học hỏi được nhiều điều, nhưng nhận thấy tiềm năng của diển đàn còn rất nhiều, nếu chúng ta có sự trao đổi hiệu quả hơn sẽ tận dụng được tiềm năng ấy. Ở đây vodanh muốn nói đến tiềm năng vốn sống của con người, kinh nghiệm tu tập của các đạo hữu, vốn sống của các đạo hữu. Nếu mổi chúng ta có cơ hội tiếp xúc với nguồn kinh nghiệm sống phong phú ấy thì chúng ta có cơ hội nhìn thấy cái diệu dụng của Phật pháp hơn, niềm tin vào Phật pháp theo đó mà tăng lên.
Tuy nhiên trong diển đàn vodanh thấy có rất nhiều cuộc trao đổi khởi đầu rất hay nhưng nhanh chóng chết yểu, đề tài chưa đi được đến đâu đã đứt đoạn. Theo vodanh thấy có một số nguyên nhân sau:
-người nói quá bộc trực làm người nghe không muốn nghe, người nghe lạnh nhạt lẩn tránh làm người nói không muốn nói.
-người nói và người nghe quá giữ kẽ với nhau nên chủ đề chỉ được bàn ở ngoài da, không đi vào cốt lỏi.
-người nói chỉ chuyên nói, ít nghe, lãng tránh ý kiến phản hồi của người nghe bằng cách im lặng hoặc bằng những lời lịch sự sáo rỗng để ngăn chặn câu hỏi. người nghe chỉ nghe, tự phân định đúng sai trong lòng và cho rằng đã có kết quả, chẳng cần trao đổi thêm.
-người nói và người nghe vì bảo vệ quan điểm của mình mà sử dụng những cách sau: cố tình đi vào cành nhánh mà tránh cốt lỏi, mở rộng chủ đề để lạng lách tránh né...mặt khác có người lại sử dụng lời chư tổ như phương tiện tranh luận mà không chịu dùng ý chư tổ (nếu dùng ý thì người nghe được hài lòng vì sự hợp lí, nếu dùng lời thì như bị thúc ép công nhận, vì ai dám nói chư tổ sai, người nói đôi khi lạm dụng lời này để nói ý kia, chẳng phải là ý của chư tổ)
Để sự giao lưu mang lại hiệu quả hơn, vodanh xin trích đoạn lời giảng của một vị hòa thượng ( vodanh có cắt xén nhưng chỉ để làm rõ ý mình, không có ý làm lệch lời giảng)
LƯỢC GIẢNG KINH PHÁP HOA
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu
Tu Viện Kim Sơn ấn hành PL. 2542-1998
NHÀ NHƯ LAI, ÁO NHƯ LAI, TÒA NHƯ LAI
Pháp Hoa là một bộ kinh rất cao quý, tóm thâu tất cả giáo lý mà Phật đã dạy cho đệ tử suốt 45 năm....
Nhưng muốn cho sự giảng nói kinh này viên mãn lợi ích cả mình lẫn người, thì người giảng nói cần hội đủ ba đức tính như phẩm Pháp sư trong kinh đã dạy. Đó là ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai.
Chúng sanh ở trong tam giới là một cái nhà do nghiệp mình tạo ra, đó là những nghiệp hữu lậu, tham sân si phiền não. Bây giờ người muốn nói kinh Pháp Hoa thì đừng ở trong nhà đó, mà phải lấy tâm từ bi làm nhà....Tâm từ bi là cái "Nhà Như Lai", trong đó người nói kinh Pháp Hoa phải ở mới nói kinh được viên mãn. Đó là điều kiện thứ nhất.
Điều kiện thứ hai, là "Mặc áo nhu hòa nhẫn nhục". Đã được tâm từ bi nhưng cần phải phô diễn cách nào? Cần phải có đức tánh mềm mỏng, ái ngữ, chứ không phải chỉ cần có tâm từ bi là được, rồi cứ việc nói lời khó chịu, thái độ gay gắt....
Cuối cùng điều kiện thứ ba của người giảng kinh là phải ngồi Toà Như Lai: Ngồi là an trú, tòa Như Lai là nhất thiết pháp không, "không" đây có nghĩa là vô tự tánh của các pháp....
Tóm lại, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai là ba đức tính, ba điều kiện để việc đọc tụng, giảng nói kinh Pháp Hoa được rốt ráo viên mãn.
Phật tử chúng ta trì tụng kinh Pháp Hoa cũng nên noi gương Hòa thượng phát nguyện ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, để cho việc đọc tụng biên chép thọ trì kinh Pháp Hoa được viên mãn lợi ích vậy.
Như vậy qua lời giảng của hòa thượng Thích Thiện Siêu, vodanh thấy việc giảng kinh và đọc kinh Pháp Hoa nói riêng hoặc tất cả kinh khác nói chung đều cần ba điều kiện “ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai”, nên vodanh cũng nghĩ việc các đạo hữu chúng ta khi trò chuyện- nói và nghe- cũng nên có đủ 3 điều kiện ấy thì việc trò chuyện sẽ mang lại lợi ích lớn hơn.
Tuy nhiên 3 điều kiện này thường áp dụng chỉ cho người nói, trong khi người nghe cũng cần 3 điều kiện này. Người nghe cũng cần ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai:
-Người nghe cũng cần ở nhà Như Lai: lấy tâm từ bi để tiếp đón người nói, dù là người tốt hay người xấu, người khen ta lẩn người chê ta....bởi những ý kiến những suy nghĩ đó được hình thành trong cuộc sống xung quanh người nói, nó cũng là ở cõi Ta Bà nên không thể trong sạch như lời Phật được.
-Người nghe cũng cần mặc áo Như Lai: lấy tấm lòng hòa ái kiên trì để đón tiếp người nói, bởi người nói dù sao cũng chỉ là 1 chúng sinh chưa hoàn hảo.
-Người nghe cũng cần ngồi tòa Như Lai: nhìn nhận cái linh hoạt của tất cả hiện hữu để đón tiếp người nói. Khi co lại ta có nắm tay, khi xòe ra ta có bàn tay, bàn tay và nắm tay tuy 2 mà 1, chớ chấp nhất vào 1 cái. Nếu bàn tay cứ nắm mãi thì làm được gì? Là một lối dị dạng. Nếu bàn tay xòe ra mãi thì làm được gì? Lại là 1 lối dị dạng khác. Người nói có thể là họ đang co tay mà nói, hoặc họ đang duổi tay mà nói, vậy nên bình thản nhìn nhận sự khác biệt trong ý kiến giửa ta và họ, vì ai cũng chỉ có 1 phần sự thật, chúng ta gặp nhau để sự thật (phần giác) của mổi người được tròn đầy lên mà thôi.
Nếu cứ nghĩ sự khác biệt là phủ định nhau thì sự thật (cái giác) của người nghe lẩn người nói ngày càng teo tóp.
Kính chia xẻ ý kiến này cùng các đạo hữu./
vodanh vào diễn đàn đã vài tháng học hỏi được nhiều điều, nhưng nhận thấy tiềm năng của diển đàn còn rất nhiều, nếu chúng ta có sự trao đổi hiệu quả hơn sẽ tận dụng được tiềm năng ấy. Ở đây vodanh muốn nói đến tiềm năng vốn sống của con người, kinh nghiệm tu tập của các đạo hữu, vốn sống của các đạo hữu. Nếu mổi chúng ta có cơ hội tiếp xúc với nguồn kinh nghiệm sống phong phú ấy thì chúng ta có cơ hội nhìn thấy cái diệu dụng của Phật pháp hơn, niềm tin vào Phật pháp theo đó mà tăng lên.
Tuy nhiên trong diển đàn vodanh thấy có rất nhiều cuộc trao đổi khởi đầu rất hay nhưng nhanh chóng chết yểu, đề tài chưa đi được đến đâu đã đứt đoạn. Theo vodanh thấy có một số nguyên nhân sau:
-người nói quá bộc trực làm người nghe không muốn nghe, người nghe lạnh nhạt lẩn tránh làm người nói không muốn nói.
-người nói và người nghe quá giữ kẽ với nhau nên chủ đề chỉ được bàn ở ngoài da, không đi vào cốt lỏi.
-người nói chỉ chuyên nói, ít nghe, lãng tránh ý kiến phản hồi của người nghe bằng cách im lặng hoặc bằng những lời lịch sự sáo rỗng để ngăn chặn câu hỏi. người nghe chỉ nghe, tự phân định đúng sai trong lòng và cho rằng đã có kết quả, chẳng cần trao đổi thêm.
-người nói và người nghe vì bảo vệ quan điểm của mình mà sử dụng những cách sau: cố tình đi vào cành nhánh mà tránh cốt lỏi, mở rộng chủ đề để lạng lách tránh né...mặt khác có người lại sử dụng lời chư tổ như phương tiện tranh luận mà không chịu dùng ý chư tổ (nếu dùng ý thì người nghe được hài lòng vì sự hợp lí, nếu dùng lời thì như bị thúc ép công nhận, vì ai dám nói chư tổ sai, người nói đôi khi lạm dụng lời này để nói ý kia, chẳng phải là ý của chư tổ)
Để sự giao lưu mang lại hiệu quả hơn, vodanh xin trích đoạn lời giảng của một vị hòa thượng ( vodanh có cắt xén nhưng chỉ để làm rõ ý mình, không có ý làm lệch lời giảng)
LƯỢC GIẢNG KINH PHÁP HOA
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu
Tu Viện Kim Sơn ấn hành PL. 2542-1998
NHÀ NHƯ LAI, ÁO NHƯ LAI, TÒA NHƯ LAI
Pháp Hoa là một bộ kinh rất cao quý, tóm thâu tất cả giáo lý mà Phật đã dạy cho đệ tử suốt 45 năm....
Nhưng muốn cho sự giảng nói kinh này viên mãn lợi ích cả mình lẫn người, thì người giảng nói cần hội đủ ba đức tính như phẩm Pháp sư trong kinh đã dạy. Đó là ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai.
Chúng sanh ở trong tam giới là một cái nhà do nghiệp mình tạo ra, đó là những nghiệp hữu lậu, tham sân si phiền não. Bây giờ người muốn nói kinh Pháp Hoa thì đừng ở trong nhà đó, mà phải lấy tâm từ bi làm nhà....Tâm từ bi là cái "Nhà Như Lai", trong đó người nói kinh Pháp Hoa phải ở mới nói kinh được viên mãn. Đó là điều kiện thứ nhất.
Điều kiện thứ hai, là "Mặc áo nhu hòa nhẫn nhục". Đã được tâm từ bi nhưng cần phải phô diễn cách nào? Cần phải có đức tánh mềm mỏng, ái ngữ, chứ không phải chỉ cần có tâm từ bi là được, rồi cứ việc nói lời khó chịu, thái độ gay gắt....
Cuối cùng điều kiện thứ ba của người giảng kinh là phải ngồi Toà Như Lai: Ngồi là an trú, tòa Như Lai là nhất thiết pháp không, "không" đây có nghĩa là vô tự tánh của các pháp....
Tóm lại, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai là ba đức tính, ba điều kiện để việc đọc tụng, giảng nói kinh Pháp Hoa được rốt ráo viên mãn.
Phật tử chúng ta trì tụng kinh Pháp Hoa cũng nên noi gương Hòa thượng phát nguyện ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, để cho việc đọc tụng biên chép thọ trì kinh Pháp Hoa được viên mãn lợi ích vậy.
Như vậy qua lời giảng của hòa thượng Thích Thiện Siêu, vodanh thấy việc giảng kinh và đọc kinh Pháp Hoa nói riêng hoặc tất cả kinh khác nói chung đều cần ba điều kiện “ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai”, nên vodanh cũng nghĩ việc các đạo hữu chúng ta khi trò chuyện- nói và nghe- cũng nên có đủ 3 điều kiện ấy thì việc trò chuyện sẽ mang lại lợi ích lớn hơn.
Tuy nhiên 3 điều kiện này thường áp dụng chỉ cho người nói, trong khi người nghe cũng cần 3 điều kiện này. Người nghe cũng cần ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai:
-Người nghe cũng cần ở nhà Như Lai: lấy tâm từ bi để tiếp đón người nói, dù là người tốt hay người xấu, người khen ta lẩn người chê ta....bởi những ý kiến những suy nghĩ đó được hình thành trong cuộc sống xung quanh người nói, nó cũng là ở cõi Ta Bà nên không thể trong sạch như lời Phật được.
-Người nghe cũng cần mặc áo Như Lai: lấy tấm lòng hòa ái kiên trì để đón tiếp người nói, bởi người nói dù sao cũng chỉ là 1 chúng sinh chưa hoàn hảo.
-Người nghe cũng cần ngồi tòa Như Lai: nhìn nhận cái linh hoạt của tất cả hiện hữu để đón tiếp người nói. Khi co lại ta có nắm tay, khi xòe ra ta có bàn tay, bàn tay và nắm tay tuy 2 mà 1, chớ chấp nhất vào 1 cái. Nếu bàn tay cứ nắm mãi thì làm được gì? Là một lối dị dạng. Nếu bàn tay xòe ra mãi thì làm được gì? Lại là 1 lối dị dạng khác. Người nói có thể là họ đang co tay mà nói, hoặc họ đang duổi tay mà nói, vậy nên bình thản nhìn nhận sự khác biệt trong ý kiến giửa ta và họ, vì ai cũng chỉ có 1 phần sự thật, chúng ta gặp nhau để sự thật (phần giác) của mổi người được tròn đầy lên mà thôi.
Nếu cứ nghĩ sự khác biệt là phủ định nhau thì sự thật (cái giác) của người nghe lẩn người nói ngày càng teo tóp.
Kính chia xẻ ý kiến này cùng các đạo hữu./