VO-NHAT-BAT-NHI

VÔ MINH - NIẾT BÀN (mới bạn ta là ai?)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Lý như huyễn... cho nên tồn tại các mặt đối lập cũng là bình thường...
1. Niết Bàn là tuyệt đối nên không thể dùng các lý luận mang tính đối đãi vào để luận dễ gây hiểu lầm. Một người đã đạt Niết Bàn thì trong tâm họ không còn bóng dáng của các mặt đối lập. Không có chánh tri kiến về Niết Bàn thì có tu hành bao nhiêu cũng hoài công vô ích.

2. Mỗi cá nhân đều có hai mặt: Tự Tánh và Phi Tự Tánh. Tự Tánh là cái muôn đời không đổi khác, bảo toàn mọi thứ của một các nhân. Còn Phi Tự Tánh là các tướng trạng được phân chia và thành lập bởi các mặt đối lập nhau thì phải biến đổi, vô thường.

Tự Tánh và Phi Tự Tánh tồn tại đồng thời. Phi Tự Tánh và Tự Tánh không thể tự tồn tại . Tự Tánh không sanh ra Phi Tự Tánh, Phi Tự Tánh cũng chẳng sanh ra Tự Tánh. Tự Tánh không lệ thuộc vào Phi Tự Tánh nhưng các mặt trong Phi Tự Tánh thì phải có Tự Tánh thì mới liên hệ được với nhau.

Tự Tánh không tự tồn tại là vì nếu chỉ có một mình tự tánh không có Phi Tự Tánh thì tự tánh không có bất kì thông tin gì, là rỗng tếch, là hư vô đoạn diệt! Và Tự tánh không do Phi Tự Tánh sanh ra là vì nếu do Phi Tự Tánh Sanh ra thì nó thuộc về Phi Tự Tánh. Vậy tự tánh do cái gì mà có ? Trả lời: không do cái gì sanh mà cũng không tự tồn tại (không do nhân duyên mà cũng không do tự nhiên mà có).

Phi Tự Tánh hay các mặt đối lập không thể tự tồn tại, cũng không phải do Tự Tánh của cá nhân đó sanh ra!Vậy chúng phát sanh ra từ đâu? Như đã nói Tự Tánh không thể có 1 mình nó mà phải có vô số cá nhân có tự tánh, không thể đếm được số lượng. Những cá nhân tương tác với nhau mà phát sanh ra Phi Tự Tánh cho mỗi cá nhân và tạo nên pháp giới rộng lớn bao la.

Lưu ý là: pháp giới luôn luôn đầy đủ tất cả mọi hình thái tồn tại mà gom thành ba dạng tồn tại trong các thời kì của cá nhân dưới đây. Cá nhân ở thời kì này thì phải nhờ duyên với cá nhân ở thời kì sau mới tiến hóa lên được.


3. Các thời kì tiến hóa của cá nhân (mặt Phi Tự Tánh):

- Thời kỳ đầu của một cá nhân là thời kì tối đen, trong-ngoài cách biệt, phân chia thành các mặt đối lập cách biệt, chưa phát ra sự nhận biết (Chưa có tâm thức). Đây là giai đoạn vô tình, vô tri vô giác, chưa có sự nhận biết thế giới.

- Do nhân duyên với các đối tượng có sự nhận biết nên huân tập dần dần chuyển hóa các mặt đối lặp bên trong thành ra nhỏ nhiệm dần rồi phát sanh ra sự nhận biết thế giới bên ngoài, lục căn được hình thành,. Đây gọi là giai đoạn hữu tình, có tâm thức. Trong giai đoạn này lại có các giai đoạn nhỏ: giai đoạn luân hồi (Phàm Phu), giai đoạn biến dịch sanh tử (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát).


- Cuối cùng là giai đoạn cá nhân thấu rõ trong - ngoài như một, các mặt đối lập trong nhận thức đã hoàn toàn biến mất. Tâm trí thông suốt xa lìa hết thảy nhị biên đối đãi, sự tồn tại hoàn toàn không lệ thuộc vào pháp giới, không sanh thân mạng nữa, tùy theo nhân duyên thị hiện thân tướng nhưng không có thọ mạng cùng các pháp hành, đến đi vô ngại không nhập xuất,....... Giai đoạn này gọi là Niết Bàn, Như Lai.

Tại sao đến giai đoạn thứ 3 thì không tiến tiên bước nào nữa? Vì các mặt đối lập trong tâm thức của cá nhân đã cùng nhau biến mất, một chút xíu bóng dáng cũng không, mọi thứ hoàn mãn nên không có bất kì một điều gì để cá nhân phải thọ thân hành động nữa.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tôi là ai ?

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/20
Bài viết
19
Điểm tương tác
15
Điểm
3
Hihihi... hình như đạo hữu thích dùng logic học để diễn giải các sự việc thì phải... nhưng sao tôi nghe có gì đó mâu thuẫn trong những lập luận của đạo hữu...

Niết bàn là tuyệt đối nhưng không có nghĩa là nó không bao dung, chứa đựng được sự đối lập... theo thiển nghĩ của tôi thì niết bàn nó mang tính tuyệt đối như bạn nói bởi nó có thể dung hợp, chứa đựng mọi thứ... kiểu như hư không có thể nuốt được mọi thứ vào trong nó...

Thứ nữa là về tự tánh, tôi không hiểu đạo hữu tại sao lại cho rằng tự tánh không tự tồn tại, phải đi kèm phi tự tánh thì tự tánh mới có ý nghĩa... lập luận này sao rất là mâu thuẫn, rất phi logic như những gì đạo hữu theo đuổi lập luận... theo tôi hiểu thì tự tánh tức là tự bản thân nó phải có ý nghĩa, phải tự sinh ra và tồn tại không lệ thuộc vào điều gì... thế mới gọi nó là tự tánh chứ... Lục Tổ đã phải từng kêu lên rằng : đâu ngờ tự tánh năng sinh vạn pháp... là vậy.

Và thực ra chúng ta bàn về Niết bàn hay tự tánh thì chúng ta cũng chỉ dùng tư duy nhị nguyên đối đãi để nói về những việc như vậy mà thôi... phân tích, lý luận là tốt nhưng lại không phải là cái tác nhân chủ yếu để " giác ngộ " ... tôi tin là Đức Phật không thành đạo nhờ sự phân tích, nhờ những lý luận logic... thế mới gọi là sự Bất Khả Tư Nghì khi bàn về những điều này...
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hihihi... hình như đạo hữu thích dùng logic học để diễn giải các sự việc thì phải... nhưng sao tôi nghe có gì đó mâu thuẫn trong những lập luận của đạo hữu...

Niết bàn là tuyệt đối nhưng không có nghĩa là nó không bao dung, chứa đựng được sự đối lập... theo thiển nghĩ của tôi thì niết bàn nó mang tính tuyệt đối như bạn nói bởi nó có thể dung hợp, chứa đựng mọi thứ... kiểu như hư không có thể nuốt được mọi thứ vào trong nó...

Thứ nữa là về tự tánh, tôi không hiểu đạo hữu tại sao lại cho rằng tự tánh không tự tồn tại, phải đi kèm phi tự tánh thì tự tánh mới có ý nghĩa... lập luận này sao rất là mâu thuẫn, rất phi logic như những gì đạo hữu theo đuổi lập luận... theo tôi hiểu thì tự tánh tức là tự bản thân nó phải có ý nghĩa, phải tự sinh ra và tồn tại không lệ thuộc vào điều gì... thế mới gọi nó là tự tánh chứ... Lục Tổ đã phải từng kêu lên rằng : đâu ngờ tự tánh năng sinh vạn pháp... là vậy.

Và thực ra chúng ta bàn về Niết bàn hay tự tánh thì chúng ta cũng chỉ dùng tư duy nhị nguyên đối đãi để nói về những việc như vậy mà thôi... phân tích, lý luận là tốt nhưng lại không phải là cái tác nhân chủ yếu để " giác ngộ " ... tôi tin là Đức Phật không thành đạo nhờ sự phân tích, nhờ những lý luận logic... thế mới gọi là sự Bất Khả Tư Nghì khi bàn về những điều này...
Niết Bàn là gì???

Chắc bạn không biết Niết Bàn là gì???
Nên cách giải thích thêm vô Niết Bàn của bạn giống như Dư Thừa Niết Bàn.

Thuật Ngữ Niết Bàn không phải của Phật Giáo.

Niết Bàn của Ấn Độ Giáo giải thích:
"Khi Tiểu Ngã NHẬP vào Đại Ngã là Niết Bàn!"

Bởi thế cho nên:
"Khi Đức Phật CHẾT! Phật Giáo xử dụng Thuật Ngữ Niết Bàn cho là Đức Phật NHẬP Niết Bàn!"

Cũng TỰ NHẬN XÉT rằng:
Đức Phật CHẲNG NHẬP Niết Bàn là cái quái khỉ gì hết!

Đơn giản là cái THÂN của Đức Phật đã qua giai đoạn Thành Trụ Hoại thì phải đến giai đoạn DIỆT vậy thôi.


Như Lai không đến, không đi thì NHẬP chỗ nào???

NHẬP Lỗ Đít vịt???
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ỦA .. hỏng được vui vẻ sao mà diễn giải danh hiệu NHƯ LAI ẩu tả vậy [smile] ...

Niết Bàn --> là NHẬP VÀO ĐẠI NGÃ thì lấy VÔ NGÃ làm 1 trong TAM PHÁP ẤN LÀM GÌ ? [smile]

hơn nữa ... đã nói là TỰ TÁNH = KHÔNG "có 1 tự thể" .. có nghĩa là không có cái gì "THUỘC VỀ BẢN THÂN" = hoàn toàn trống rỗng ... mà lại cho rằng NIẾT BÀN là NHẬP VÀO ĐẠI NGÃ .. thì đúng là hơi khác hẳn với tinh thần VÔ NGÃ, KIẾN TÁNH của PHẬT GIÁO rùi

NHƯ LAI ... tathāgata --> người từ CHÂN NHƯ mà ra .. cho nên ... không có cách biệt với CHÂN NHƯ ... lại chẳng sai khác đi tí nào ... nên mới nói là NHƯ LAI [smile]

bản thân ông PHẬT thì cũng bằng da bằng thịt .. bằng máu bằng xương .. cũng có thọ có hành ... chứ đâu có phải là CHÂN KHÔNG chứ đâu có phải là hỏng có NHẬP NIẾT BÀN --> chẳng phải toàn bộ kinh NGUYÊN THỦY ổng cũng nói thành đạo là nhờ hai chữ thôi: KHÔNG CHẤP --> mà được [smile]

48. Này Ananda, phải chăng ngay từ ban đầu Ta đã từng tuyên bố rằng mọi vật ưu ái, thân hình đều phải bị thay đổi, trở về hư không, biến dịch?

Này Ananda, làm sao có thể được như vầy: Những gì sanh khởi, tồn tại, hữu vi, chịu sự biến hoại mà lại mong khỏi có sự biến diệt? --> Thật không có sự trạng ấy.

Này Ananda, những gì Như Lai đã từ bỏ, dứt khoát, xả ly, phóng xả, khước từ, chính là thọ, hành.

*** đó là đừng mong sự biến hoại hỏng có xảy ra .. ... mà là XẢ LY, TỪ BỎ, DỨT KHOÁT, PHÓNG XẢ, KHƯỚC TỪ --> THỌ HÀNH --> chẳng phải đó cũng là nội dung của 1 trong những bài giảng đầu tiên ... KINH VÔ NGÃ TƯỚNG [smile]




và chính cái chỗ HỎNG CHẤP --> là hỏng LẦM NHÂN QUẢ --> là hỏng cách rời với tự tánh mà có TAM THÂN [smile]


lấy chữ TÔI làm thí dụ thì .... cũng như bài HẬN ĐỒ BÀN viết đó ... sau 1 ngàn năm [smile]

NGƯỜI XƯA đâu ?

mồ đắp cao .. nay đã SÂU THÀNH HÀO ...


còn ông Phật .. khi nói chuyện ổng dùng danh từ NHƯ LAI ... thay thế cho chữ "TÔI", "TA" là để nhấn mạnh 1 sự thật về "SỰ TỈNH THỨC" ở trong ổng để biết rằng ... NHƯ LAI là đến từ SỰ THẬT ĐÓ .. KHÔNG TÁCH RỜI SỰ THẬT ĐÓ ... [smile]


ờ mà đúng hông ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Hihihi... hình như đạo hữu thích dùng logic học để diễn giải các sự việc thì phải... nhưng sao tôi nghe có gì đó mâu thuẫn trong những lập luận của đạo hữu...

Niết bàn là tuyệt đối nhưng không có nghĩa là nó không bao dung, chứa đựng được sự đối lập... theo thiển nghĩ của tôi thì niết bàn nó mang tính tuyệt đối như bạn nói bởi nó có thể dung hợp, chứa đựng mọi thứ... kiểu như hư không có thể nuốt được mọi thứ vào trong nó...

Thứ nữa là về tự tánh, tôi không hiểu đạo hữu tại sao lại cho rằng tự tánh không tự tồn tại, phải đi kèm phi tự tánh thì tự tánh mới có ý nghĩa... lập luận này sao rất là mâu thuẫn, rất phi logic như những gì đạo hữu theo đuổi lập luận... theo tôi hiểu thì tự tánh tức là tự bản thân nó phải có ý nghĩa, phải tự sinh ra và tồn tại không lệ thuộc vào điều gì... thế mới gọi nó là tự tánh chứ... Lục Tổ đã phải từng kêu lên rằng : đâu ngờ tự tánh năng sinh vạn pháp... là vậy.

Và thực ra chúng ta bàn về Niết bàn hay tự tánh thì chúng ta cũng chỉ dùng tư duy nhị nguyên đối đãi để nói về những việc như vậy mà thôi... phân tích, lý luận là tốt nhưng lại không phải là cái tác nhân chủ yếu để " giác ngộ " ... tôi tin là Đức Phật không thành đạo nhờ sự phân tích, nhờ những lý luận logic... thế mới gọi là sự Bất Khả Tư Nghì khi bàn về những điều này...
1. Về phần Niết Bàn thì nó là tuyệt đối thật, vì tuyệt đối nên mới dung nạp được tất cả tương đối. Tuy nhiên, việc gắng gượng hiểu hai chữ "dung nạp' thì vô tình lại là lập ra tri kiến rồi! Nếu một người mà tâm trí họ còn có sự mâu thuẩn trong đó thì rõ ràng là có vấn đề chướng ngại. Lục Tổ hỏi "không thiện, không ác, đâu là bản lai diện mục của ông?" thì chỗ đó gắng gượng mà diễn là dung nạp gì chăng!

2. Về chỗ hiểu về tự tánh của bạn có sự lầm lẩn trong đó. Nếu tự tánh mà tự nó đã tồn tại rồi, đâu cần tới cái gì cả thì rõ ràng nó không cần sự hiện hữu của cuộc sống phàm tục này rồi. Nghĩa là không cần có sự xuất hiện của những kẻ ngu muội như chúng ta!

Bạn nói: "tự tánh tức là tự bản thân nó phải có ý nghĩa, phải tự sinh ra và tồn tại không lệ thuộc vào điều gì..." thì đó chính là quan điểm của Thiên Chúa giáo: Thượng Đế tự sanh ra và tồn tại, sanh ra vạn vật mà không lệ thuộc vào vạn vật.

Như tôi đã nói rất rõ: Tự Tánh không tự tồn tại nhưng cũng không do nhân duyên sanh. Câu này tôi không phải định nghĩa tự tánh mà là bác bỏ hai thứ quan điểm: thứ nhất, có người cho rằng tự tánh là tự tồn tại độc lập tách biệt, thứ hai tự tánh do nhân duyên sanh.

Sự tồn tại của tự tánh tuy không lệ thuộc vào nhân duyên nhưng phải có các pháp nhân duyên mới thể hiện sự tồn tại của nó.

Trong quá trình thành đạo của Đức Phật có sự góp sức lớn lao của tư duy, phân tích, biện luận,... giúp Ngài biết rõ các con đường sai lầm mà thành quả của nó là Lý Trung Đạo. Từ Lý Trung Đạo thì Đức Phật mới đến thẳng với sự giác ngộ triệt để, tuyệt đối!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

NGƯỜI TA nói đúng rùi ... NGƯỜI LẠ ƠI [smile]

nghĩa của danh từ NHƯ LAI [smile] thường được ghi chép nhiều trong kinh điển ...

(1) Trong Thanh Tịnh Kinh, Trường A Hàm:
"đức Phật vào đầu đêm thành chánh giác tối thượng, cho đến cuối đêm, trong khoảng thời gian giữa ấy, những lời nói của ngài, hết thảy đều như thật, nên được gọi là Như Lai; lại nữa, các việc do Như Lai nói ra, việc đúng như lời nói, nên được gọi là Như Lai).”

(2) Đại Trí Độ Luận “Như thật đạo lai, cố danh vi Như Lai (如實道來、故名爲如來, đến với đạo như thật, nên có tên là Như Lai)”

(3) Bí Tạng Ký Bổn của Mật Giáo thì cho rằng: “Thừa như nhi lai cố viết Như Lai (cỡi đạo như thật mà đến nên có tên là Như Lai) - Tự Điển Phật Học Online

(4) Trong tác phẩm Giáo Hành Tín Chứng - "như tức là nhất như, tuy nhiên, Di Đà Như Lai từ Như Lai sanh ra, thị hiện các loại thân như Báo Thân, Ứng Thân, Hóa Thân".


nhìn vào trong bề mặt hiện tượng .. chúng ta nhìn thấy 2 phân loại định nghĩa của NHƯ LAI ....

(i) Tại Triền Như Lai --> Như Lai còn ở trong giới hạn của thân mạng ... nên nhìn thấy sự xuất hiện của những biểu hiện HỢP VỚI TỰ TÁNH ... tức là TAM THÂN .... nên lẽ đương nhiên sẽ xảy ra hiện tượng nhìn thấy là xuất nhập NIẾT BÀN [smile]

(ii) Xuất Triền Như Lai --> có nghĩa là Như Lai không còn trong giới hạn của Thân Mạng - Thiện Phúc Phật Học Từ Điển [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha ha ha [smile]

NGƯỜI TA nói đúng rùi ... NGƯỜI LẠ ƠI [smile]

nghĩa của danh từ NHƯ LAI [smile] thường được ghi chép nhiều trong kinh điển ...

(1) Trong Thanh Tịnh Kinh, Trường A Hàm:
"đức Phật vào đầu đêm thành chánh giác tối thượng, cho đến cuối đêm, trong khoảng thời gian giữa ấy, những lời nói của ngài, hết thảy đều như thật, nên được gọi là Như Lai; lại nữa, các việc do Như Lai nói ra, việc đúng như lời nói, nên được gọi là Như Lai).”

(2) Đại Trí Độ Luận “Như thật đạo lai, cố danh vi Như Lai (如實道來、故名爲如來, đến với đạo như thật, nên có tên là Như Lai)”

(3) Bí Tạng Ký Bổn của Mật Giáo thì cho rằng: “Thừa như nhi lai cố viết Như Lai (cỡi đạo như thật mà đến nên có tên là Như Lai) - Tự Điển Phật Học Online

(4) Trong tác phẩm Giáo Hành Tín Chứng - "như tức là nhất như, tuy nhiên, Di Đà Như Lai từ Như Lai sanh ra, thị hiện các loại thân như Báo Thân, Ứng Thân, Hóa Thân".


nhìn vào trong bề mặt hiện tượng .. chúng ta nhìn thấy 2 phân loại định nghĩa của NHƯ LAI ....

(i) Tại Triền Như Lai --> Như Lai còn ở trong giới hạn của thân mạng ... nên nhìn thấy sự xuất hiện của những biểu hiện HỢP VỚI TỰ TÁNH ... tức là TAM THÂN .... nên lẽ đương nhiên sẽ xảy ra hiện tượng nhìn thấy là xuất nhập NIẾT BÀN [smile]

(ii) Xuất Triền Như Lai --> có nghĩa là Như Lai không còn trong giới hạn của Thân Mạng - Thiện Phúc Phật Học Từ Điển [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
Nản thiệt!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

NGƯỜI LẠ ƠI --> GOODs .... for YOU [smile]

CỨ NHÌN THẲNG vào ... để thấy NGỌN GIÓ đi [smile] ...để thấy BÃO TỐ đi [smile]


thế gian ly sinh diệt

do như HƯ KHÔNG hoa

trí bất đắc hữu vô

NHI HƯNG --> ĐẠI BI TÂM [smile] .... chẳng phải là muốn tìm thấy Ý NGHĨA ĐẠI TỪ ĐẠI BI của TÂM sao [smile] ... CỐ LÊN ... ĐỪNG NẢN [smile]

ờ mà đúng hông ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha ha ha [smile]

NGƯỜI LẠ ƠI --> GOODs .... for YOU [smile]

CỨ NHÌN THẲNG vào ... để thấy NGỌN GIÓ đi [smile] ...để thấy BÃO TỐ đi [smile]


thế gian ly sinh diệt

do như HƯ KHÔNG hoa

trí bất đắc hữu vô

NHI HƯNG --> ĐẠI BI TÂM [smile] .... chẳng phải là muốn tìm thấy Ý NGHĨA ĐẠI TỪ ĐẠI BI của TÂM sao [smile] ... CỐ LÊN ... ĐỪNG NẢN [smile]

ờ mà đúng hông ?
Tôi nản cách bạn xem và trả lời ấy chứ. Mèo lại hoàn mèo như kiểu luân hồi vậy.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ỦA ... tưởng NGƯỜI LẠ ƠI đang nản vì CHẢNG BIẾT GÌ về TỰ TÁNH Và TÁNH GIÁC chớ [smile]

đúng là XA LẠ GHÊ [smile]

THỰC TƯỚNG mà hỏng biết .. thì phải dùng phương pháp LOGIC để phân tích [smile]


Có 1 cây gậy

Phàm Phu gọi đó là THẬT [smile]

Thinh Văn --> PHÂN TÍCH --> là KHÔNG [smile]

Duyên Giác --> GỌI LÀ --> huyễn có [smile]

Bồ Tát --> thì --> Đương Thể tức không


Thiền giả ... thấy CÂY GẬY --> GỌI CÂY GẬY (smile .. đó là phương pháp MINH SÁT --> tiến gần NHƯ THỊ ... NHƯ THỊ TIỆM TĂNG .. đúng chứ)


đứng --> chỉ đứng

ngồi --> chỉ ngồi

hỏng được đụng đến [smile] - Vân Môn Văn Yển



đây là 1 NHƯỢC ĐIỂM ... bởi vì HỎNG THẤY mới PHÂN TÍCH chứ [smile] .... xong rùi MÂU THUẪN SINH CHÁN NẢN [smile]

--> hỏng thấy tức là THIẾU CHÁNH TƯ DUY rùi [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ỦA ... tưởng NGƯỜI LẠ ƠI đang nản vì CHẢNG BIẾT GÌ về TỰ TÁNH Và TÁNH GIÁC chớ [smile]

đúng là XA LẠ GHÊ [smile]

THỰC TƯỚNG mà hỏng biết .. thì phải dùng phương pháp LOGIC để phân tích [smile]


Có 1 cây gậy

Phàm Phu gọi đó là THẬT [smile]

Thinh Văn --> PHÂN TÍCH --> là KHÔNG [smile]

Duyên Giác --> GỌI LÀ --> huyễn có [smile]

Bồ Tát --> thì --> Đương Thể tức không


Thiền giả ... thấy CÂY GẬY --> GỌI CÂY GẬY (smile .. đó là phương pháp MINH SÁT --> tiến gần NHƯ THỊ ... NHƯ THỊ TIỆM TĂNG .. đúng chứ)

đứng --> chỉ đứng

ngồi --> chỉ ngồi

hỏng được đụng đến [smile] - Vân Môn Văn Yển



đây là 1 NHƯỢC ĐIỂM ... bởi vì HỎNG THẤY mới PHÂN TÍCH chứ [smile] .... xong rùi MÂU THUẪN SINH CHÁN NẢN [smile]

--> hỏng thấy tức là THIẾU CHÁNH TƯ DUY rùi [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
Bạn nói xem, bạn hiện đang hiện hữu là phàm phu, hay thanh văn, hay duyên giác, hay bồ tát? Nếu không phải phàm phu, không phải thanh văn, không phải duyên giác, không phải Bồ Tát thì hoặc là đất đá cỏ cây, hoặc là Như Lai ? Còn hư vô thì tuyệt nhiên không có.

Nhất thiết hiện tại, bạn phải ở trong một trong số các dạng trên!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha ha hahahahahha ... NGƯỜI LẠ ƠI .... nhìn hoài mà hỏng biết hả [smile]

AI (smile] ?? --> kếu bạn NGỒI 1 CHỖ --> mà NHƯ THỊ tiệm tăng hoài [smile]

đúng là XA LẠ GHÊ [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha ha hahahahahha ... NGƯỜI LẠ ƠI .... nhìn hoài mà hỏng biết hả [smile]

AI (smile] ?? --> kếu bạn NGỒI 1 CHỖ --> mà NHƯ THỊ tiệm tăng hoài [smile]

đúng là XA LẠ GHÊ [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
Hài thật, Ngay cả bản thân mình hiện tại là trạng thái gì mà cũng không dám trả lời. Hài thật, điều này cũng giống như tôn ngộ không gặp hồ lô gọi tên mà chẳng dám xưng, sợ xưng xong bị hút vào hồ lô. kkkkk
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ơ HƠ ... cứ PHÂN TÍCH đầy mâu thuẫn tiếp đi chứ ... sao sợ PHÂN TÍCH rùi [smile] --> TỐT MÀ [smile] ... bởi vì PHÂN TÍCH lộn hoài .. sẽ dẫn đến PHÂN TÍCH đúng ... nếu mà tâm tính ngay thẳng [smile]

- phải có trải nghiệm va chạm thực tướng .. thì mới càng tới gần tới vị trí đúng ... mà quan sát thực tướng .. hiểu rõ thực tướng ... chẳng phải đã "ĐI QUA KHỎI CỤC ĐÁ" rùi sao ? [smile] .... nên cần có cảm nhận đúng hơn ... đối với "NHỮNG ÂN NHÂN BẤT ĐẮC DĨ --> LÀM ƠN --> MẮC OÁN [smile]" ... thấy mà gớm [smile]


tay không cầm CÂY CUỐC [smile .. hỏng nắm trần lao ]

đi bộ cưỡi con trâu

người đi dưới lồng cầu

cầu trôi

nước không trôi [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Tôi là ai ?

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/20
Bài viết
19
Điểm tương tác
15
Điểm
3
Niết Bàn là gì???

Chắc bạn không biết Niết Bàn là gì???
Nên cách giải thích thêm vô Niết Bàn của bạn giống như Dư Thừa Niết Bàn.

Thuật Ngữ Niết Bàn không phải của Phật Giáo.

Niết Bàn của Ấn Độ Giáo giải thích:
"Khi Tiểu Ngã NHẬP vào Đại Ngã là Niết Bàn!"

Bởi thế cho nên:
"Khi Đức Phật CHẾT! Phật Giáo xử dụng Thuật Ngữ Niết Bàn cho là Đức Phật NHẬP Niết Bàn!"

Cũng TỰ NHẬN XÉT rằng:
Đức Phật CHẲNG NHẬP Niết Bàn là cái quái khỉ gì hết!

Đơn giản là cái THÂN của Đức Phật đã qua giai đoạn Thành Trụ Hoại thì phải đến giai đoạn DIỆT vậy thôi.


Như Lai không đến, không đi thì NHẬP chỗ nào???

NHẬP Lỗ Đít vịt???

HIhihi... hình như đạo hữu Vô minh theo trường phái phủ định thì phải... phủ định tuyệt đối sẽ đạt Niết bàn đấy... hihi
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

không giống như là trường phái phủ định [smile]

(1) Tam Tánh

(2) Tam Lượng

(3) thông Tam Cảnh


khi nhìn vào những danh từ như Niết Bàn, Như Lai ... được gói gọn bởi ý nghĩa thông thường (common, convention) của danh từ trong dân gian ... và được hình thành bởi ý thức (conceptual construction)

cho nên .. nếu nhìn vào TÁNH mà coi .. thì rất gần với

1. Parikalpita-svabhava (“the form produced from conceptual construction”), generally accepted as true by common understanding or by convention of the unenlightened.

--> BIẾN KẾ SỞ CHẤP tánh [smile]


còn

2. Tam Lượng ... thì coi LƯỢNG thì là biết ... LƯỢNG ... không phải đến từ HIỆN LƯỢNG ... hay gần sát tương quan với HIỆN LƯỢNG là phi lượng ... [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Tôi là ai ?

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/20
Bài viết
19
Điểm tương tác
15
Điểm
3
1. Về phần Niết Bàn thì nó là tuyệt đối thật, vì tuyệt đối nên mới dung nạp được tất cả tương đối. Tuy nhiên, việc gắng gượng hiểu hai chữ "dung nạp' thì vô tình lại là lập ra tri kiến rồi! Nếu một người mà tâm trí họ còn có sự mâu thuẩn trong đó thì rõ ràng là có vấn đề chướng ngại. Lục Tổ hỏi "không thiện, không ác, đâu là bản lai diện mục của ông?" thì chỗ đó gắng gượng mà diễn là dung nạp gì chăng!

2. Về chỗ hiểu về tự tánh của bạn có sự lầm lẩn trong đó. Nếu tự tánh mà tự nó đã tồn tại rồi, đâu cần tới cái gì cả thì rõ ràng nó không cần sự hiện hữu của cuộc sống phàm tục này rồi. Nghĩa là không cần có sự xuất hiện của những kẻ ngu muội như chúng ta!

Bạn nói: "tự tánh tức là tự bản thân nó phải có ý nghĩa, phải tự sinh ra và tồn tại không lệ thuộc vào điều gì..." thì đó chính là quan điểm của Thiên Chúa giáo: Thượng Đế tự sanh ra và tồn tại, sanh ra vạn vật mà không lệ thuộc vào vạn vật.

Như tôi đã nói rất rõ: Tự Tánh không tự tồn tại nhưng cũng không do nhân duyên sanh. Câu này tôi không phải định nghĩa tự tánh mà là bác bỏ hai thứ quan điểm: thứ nhất, có người cho rằng tự tánh là tự tồn tại độc lập tách biệt, thứ hai tự tánh do nhân duyên sanh.

Sự tồn tại của tự tánh tuy không lệ thuộc vào nhân duyên nhưng phải có các pháp nhân duyên mới thể hiện sự tồn tại của nó.

Trong quá trình thành đạo của Đức Phật có sự góp sức lớn lao của tư duy, phân tích, biện luận,... giúp Ngài biết rõ các con đường sai lầm mà thành quả của nó là Lý Trung Đạo. Từ Lý Trung Đạo thì Đức Phật mới đến thẳng với sự giác ngộ triệt để, tuyệt đối!

Hihihi... đạo hữu hình như quên rằng thượng đế không phải tự tánh và quan điểm của Thiên Chúa giáo không thể so sánh với Phật giáo... cách suy luận của đạo hữu giống như các nhà khoa học vậy, họ cho rằng đã có vật chất thì phải có phản vật chất vậy... chân lý nó luôn tồn tại dù cho không có ai biết đến, nhưng sự tồn tại của chân lý chỉ có ý nghĩa khi có sự nhận thức của chúng ta... hihihi... bạn lầm là ở chỗ này...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Bạn nói: "tự tánh tức là tự bản thân nó phải có ý nghĩa, phải tự sinh ra và tồn tại không lệ thuộc vào điều gì..." thì đó chính là quan điểm của Thiên Chúa giáo: Thượng Đế tự sanh ra và tồn tại, sanh ra vạn vật mà không lệ thuộc vào vạn vật.


cũng vậy ... đây là những QUÁN SÁT .. PHÂN TÍCH . dựa vào "DANH TỪ" mà không dựa vào trải nghiệm .. quan sát thực tướng, thực thể ... mà dẫn dến [smile] ... vì vậy dẫn đến NHẬN THỨC về TÁNH ... thuộc về KIẾN ĐẠI --> biến kế sở chấp tánh [smile]

cho nên ... xảy ra hiện tượng "TỰA VAI LẪN NHAU --> TRONG KHI --> NHÂN THỨC" ... và phân tích dẫn đến xa lìa với hiện thực xảy ra [smile]

khác hẳn với TỰ TÁNH [smile] = KHÔNG của PHẬT GIÁO ... là không có SELF NATURE (no self nature) ... không tự có NATURE (no own nature)

tất cả những hiện tượng, vật chất, quốc độ, thân tâm --> như là NHẠN QUÁ --> TRƯỜNG --> KHÔNG --> đều không lưu lại DẤU VẾT GÌ --> HƯ VÔ --> TRỐNG RỖNG [smile]


và vì không tự tách ra nổi: HƯ KHÔNG và KIẾN ĐẠI .. cho nên đó mới là 1 CHỖ TRƯỢC trong NGŨ TRƯỢC

A Nan ! Như ông thấy đó. Hư không (không đại) khắp cùng mười phương thế giới - Cái không và tánh thấy (kiến đại) không thể tách rời.

Cái không, không thực thể,

tánh thấy, không có giác tri.

Hai thứ tác dụng vào nhau vọng thành lớp thứ nhất gọi là Kiếp trược.



Nguyên Nhân: Kiến Đại --> thu nhập dữ kiện Phi Lượng, Tỉ Lượng ... làm hiện thực [smile]

vấn đề này chỉ có thể SỬA ĐƯỢC ... khi QUAN SÁT --> đến gần với THỰC TƯỚNG hơn --> như là MINH SÁT .. như là NHƯ THỊ [smile] .. như là HIỆN LƯỢNG [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Hihihi... đạo hữu hình như quên rằng thượng đế không phải tự tánh và quan điểm của Thiên Chúa giáo không thể so sánh với Phật giáo... cách suy luận của đạo hữu giống như các nhà khoa học vậy, họ cho rằng đã có vật chất thì phải có phản vật chất vậy... chân lý nó luôn tồn tại dù cho không có ai biết đến, nhưng sự tồn tại của chân lý chỉ có ý nghĩa khi có sự nhận thức của chúng ta... hihihi... bạn lầm là ở chỗ này...
Bạn đọc hiểu có vấn đề rồi, mình đang nói là cái hiểu của bạn về tự tánh giống với thiên chúa giáo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên