- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,832
- Điểm tương tác
- 766
- Điểm
- 113
Định nghĩa:
- VÔ THƯỜNG là tính chất không thường hằng, là sự biến đổi nói chung, sự thay đổi nói chung, là sự không cố định nói chung,....
- KHỔ là những thứ cảm thọ khó chịu của thân-tâm hữu tình.
Luận:
Đức Phật không hề dạy "VÔ THƯỜNG = KHỔ" mà Ngài dạy cho các đệ tử rằng: những ai chấp thủ vào những thứ VÔ THƯỜNG thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến KHỔ.
Không phải "hễ ở đâu có sự VÔ THƯỜNG thì ở đó có khổ". Thật vậy, tam giới này có ba cõi: DỤC GIỚI, SẮC GIỚI VÀ VÔ SẮC GIỚI. Ba cõi này trong nó đều là các sự VÔ THƯỜNG nhưng không phải cõi nào cũng khổ, ở cõi VÔ SẮC GIỚI chẳng có các sự khổ nữa! Do đó, trong cõi này không thể nói VÔ THƯỜNG là KHỔ.
Chẳng đâu xa, trong tứ thánh đế Đức Phật dạy về các loại khổ. Nếu chưa vào các tình huống mà Đức Phật liệt kê đó thì vẫn chưa có khổ hiện hành. Mà bất kì thứ gì trong ta bà này, không lúc nào mà không VÔ THƯỜNG! Nếu nói Vô Thường là khổ ngay lập tức thì tất cả mọi người lúc nào cũng đau nhức bức bách không có một thời điểm nào là vui hết! Điều này trái với thực tế!
Vậy tại sao Phật dạy Vô Thường trong liên hệ với cái KHỔ? Bám chấp những thứ VÔ THƯỜNG dẫn đến KHỔ sớm hoặc muộn! Những vị trong cõi VÔ SẮC GIỚI tuy hiện tại chẳng khổ, cái vui hiện tại là do phước báo mà được, do tâm vẫn còn chấp lấy tư tưởng nhị biên nào đó nên khi hết phước cõi đó liền giáng xuống cõi thấp hơn, rồi cũng do tâm bám chấp ấy giáng cho tới các cõi dục và chịu các thứ khổ bức bách. Vì vậy Phật dạy: Những ai chấp thủ vào những thứ VÔ THƯỜNG thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến sự KHỔ.
Người tu học, không rõ nơi tâm mà cứ bám chấp bên ngoài thì mãi chẳng thể giải thoát!
Chân thành cám ơn quí vị đã đọc!
Kính chúc quí vị tâm thường an lạc trong mọi hoàn cảnh!
- VÔ THƯỜNG là tính chất không thường hằng, là sự biến đổi nói chung, sự thay đổi nói chung, là sự không cố định nói chung,....
- KHỔ là những thứ cảm thọ khó chịu của thân-tâm hữu tình.
Luận:
Đức Phật không hề dạy "VÔ THƯỜNG = KHỔ" mà Ngài dạy cho các đệ tử rằng: những ai chấp thủ vào những thứ VÔ THƯỜNG thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến KHỔ.
Không phải "hễ ở đâu có sự VÔ THƯỜNG thì ở đó có khổ". Thật vậy, tam giới này có ba cõi: DỤC GIỚI, SẮC GIỚI VÀ VÔ SẮC GIỚI. Ba cõi này trong nó đều là các sự VÔ THƯỜNG nhưng không phải cõi nào cũng khổ, ở cõi VÔ SẮC GIỚI chẳng có các sự khổ nữa! Do đó, trong cõi này không thể nói VÔ THƯỜNG là KHỔ.
Chẳng đâu xa, trong tứ thánh đế Đức Phật dạy về các loại khổ. Nếu chưa vào các tình huống mà Đức Phật liệt kê đó thì vẫn chưa có khổ hiện hành. Mà bất kì thứ gì trong ta bà này, không lúc nào mà không VÔ THƯỜNG! Nếu nói Vô Thường là khổ ngay lập tức thì tất cả mọi người lúc nào cũng đau nhức bức bách không có một thời điểm nào là vui hết! Điều này trái với thực tế!
Vậy tại sao Phật dạy Vô Thường trong liên hệ với cái KHỔ? Bám chấp những thứ VÔ THƯỜNG dẫn đến KHỔ sớm hoặc muộn! Những vị trong cõi VÔ SẮC GIỚI tuy hiện tại chẳng khổ, cái vui hiện tại là do phước báo mà được, do tâm vẫn còn chấp lấy tư tưởng nhị biên nào đó nên khi hết phước cõi đó liền giáng xuống cõi thấp hơn, rồi cũng do tâm bám chấp ấy giáng cho tới các cõi dục và chịu các thứ khổ bức bách. Vì vậy Phật dạy: Những ai chấp thủ vào những thứ VÔ THƯỜNG thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến sự KHỔ.
Người tu học, không rõ nơi tâm mà cứ bám chấp bên ngoài thì mãi chẳng thể giải thoát!
Chân thành cám ơn quí vị đã đọc!
Kính chúc quí vị tâm thường an lạc trong mọi hoàn cảnh!