Ý Nghĩa Pháp tu Tịnh Độ

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Ý nghĩa pháp tu Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh Độ hiểu theo nghĩa đơn giản là hằng ngày niệm Phật , quán tưởng hình Phật , cõi Phật để phát và giữ Tín tâm , Nguyện sanh về Tịnh Độ , hành Hạnh tu miên mật và tinh tấn.

Có vài đạo hữu có quan niệm
<FONT face="Times New Roman">những người cư sĩ đã có gia đình mà Tu Tịnh Độ thì những người Cư Sĩ Thật Tu Tịnh Độ thì đều Ly Dục chứ không phải vừa có Tâm Dục lại vừa tu Tịnh Độ. Các Cư Sĩ Thật Tu Tịnh Độ mà đã có gia đìng sao khi phát tâm Tu Tịnh Độ thì họ đều xa lìa việc vợ chồng ân ái<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT size=5 face=
Xin góp ý

Ý các vị muốn nói là muốn tu pháp môn Tịnh Độ phải có Thân Tâm thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh mới ứng hợp với Tịnh Độ Phật Quốc
Thế nào là vừa có tâm dục vừa tu Tịnh Độ ?
Tu Tịnh Độ có phải tuyệt đối xa lìa sinh hoạt ái dục của vợ chồng ,còn người trẻ tuyệt đối không nên kết hôn , cho dù không phải thân xuất gia ?
<o:p></o:p>
Theo thiển ý thì :
Dâm dục không là giới cấm cho hàng tại gia
Nhưng đạo Phật cấm Phật tử tại gia tà dâm ( có hành vi dâm dục với người không phải người trong hôn nhân )
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nơi chúng ta đang ở là Uế Độ , bởi vì tâm chúng ta Uế .<o:p></o:p>
Vì tâm uế có nghĩa tâm tham sân si ba độc thịnh hành . Do ba độc đó mà Dục khởi lên không dứt . Ham muốn là Khổ . Càng ham muốn nhiều càng khổ nhiều . Các vị nhận chân được điều này thì tự nhiên xa rời các Dục . <o:p></o:p>
Pháp môn Tịnh Độ do Đại Nguyện của Đức Phật A Di ĐÀ . Pháp môn này bất cứ căn cơ nào cũng có thể tu được . Những người phạm tội ngũ nghịch mà lúc chết chợt được người hộ niệm bảo cho biết về việc niệm Phật cầu vãng sanh, người ấy có tâm mong cầu , liền được về Tịnh Độ <o:p></o:p>
Không phải tâm thân phải hoàn toàn Tịnh , Phật mới rước . Mà bổn nguyện của đức Phật A Di Đà là rước chúng sanh .Vấn đề là chúng sanh khi lâm chung có nhận ra được đức Phật A Di Đà hay không . ., khi ngài đến .<o:p></o:p>
Bởi vì ba điều nguyện sau đây theo kinh Vô Lượng Thọ<o:p></o:p>
ĐIỀU NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ<o:p></o:p>
Điều nguyện thứ mười tám<o:p></o:p>
Nếu con được thành Phật , mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng , muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm , nếu không được toại nguyện , thì con chẳng trụ ở ngôi chánh giăc , trừ kẻ phạm năm tội nghịch và dèm chê chánh pháp <o:p></o:p>
<o:p></o:p>

Điều nguyện thứ mười chín <o:p></o:p>
Nếu con được thành Phật , mà chúng sanh mười phương phát tâm Bồ Đề , tu các công đức , dốc lòng phát nguyện , muốn sanh về cõi nước con , tới khi thọ chung , mà con chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy , thì con chẳng trụ ở nơi ngôi Chánh giác <o:p></o:p>
<o:p></o:p>

Điều nguyện thứ hai mươi hai<o:p></o:p>
Nếu con được thành Phật , mà chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu của con , để lòng nhớ nghĩ đến nước con , tu trồng các công đức , dốc lòng hồi hướng , cầu sanh về cõi nước con mà không được vừa lòng , thì con chẳng trụ ở ngôi Chánh giác <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>

Trong cả ba điều nguyện này đều không có nói đến điều kiện là chúng sanh phải có thân tâm thanh tịnh ( không nhiễm ái dục )Phật mới rước <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Cõi này nó đã uế rồi nên mình làm sao tịnh được 100%
Cái lý Tịnh Độ tại tâm , Tịnh Độ nhân gian , chỉ là về mặt LÝ mà nói thôi <o:p></o:p>
Nếu niệm Phật thì tự nhiên tâm trong sáng lên các Dục tự nhiên yếu dần không cần phải cố ý diệt dục . Càng niệm càng nhận chân uế độ là KHỔ<o:p></o:p>
Nói tóm lại uế độ là khổ , nên người Phật tử lánh khổ đi về cõi Tịnh Độ . Điều quan trọng là không phải mong cầu lánh khổ và lánh khổ cho một mình mình . Việc này phải cùng làm với tất cả chúng sanh , cùng cầu lánh khổ và cùng lánh khổ với tất cả chúng sanh<o:p></o:p>
<o:p></o:p>

Theo Kinh Niêm Phật:<o:p></o:p>
Diệu Nguyệt cư sỹ , nếu có Thiện Nam Tử , Thiện nữ nhơn nào đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y Báo, và chánh Báo của Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc . Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ Đẳng Tam Muội của đức A Di Đà Phật tiếp dẫn về Tây Phương. Vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị bất thối chuyển. Từ lúc ấy nhẫn lại về sau, vượt qua Thập Địa , chứng Vô Thượng Giác .<o:p></o:p>
Diệu Nguyệt nên biết, đây thật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất, mà chư Phật dung để cứu độ khắp hết thảy chúng sanh. Đây thật là môn tu thích đáng khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dung để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết Bàn tại thế, thành Phật trong một đời <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đức Phật thuyết cho đương cơ là Cư Sỹ Diệu Nguyệt biết về một pháp môn dễ tu cho tất cả các hạng chúng sanh không phân biệt căn cơ , trình độ .<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Theo Đại Sư Ưu Đàm trong LIÊN TÔNG BỬU GIÁM ,có mười loại Tịnh Độ <o:p></o:p>

Xin đan cử loại Tịnh Độ thứ tám để các ĐH lấy làm tiêu biểu để so với pháp môn Thiền:<o:p></o:p>
TỊNH ĐỘ ĐƯỢC HIỂN BÀY TRÊN HỘI LINH SƠN:<o:p></o:p>
Đây là vì dẫn dắt hàng Bồ tát trong giáo lý ba thừa chưa hết tâm nhiễm tịnh , khiến họ biết ngay nơi cõi này : uế trược tức là thanh tịnh. Đại chúng tuy có tin nhận, nhưng chưa thể tự thấy. Đó là chân thật chẳng phải quyền biến <o:p></o:p>
<o:p></o:p>

Xin góp ý
Có sai xin lượng thứ
Kính

<o:p></o:p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Trong Kinh Đức Phật dạy như có người ói ra rồi thì chẳng lại ăn trở lại dồ dơ đã ói ra.

Người mà tu hành thấy 5 dục làm mê thì chẳng lại đắm trong 5 dục.

Người Tu Tịnh Độ muốn sanh cõi Phật thanh tịnh được thân sắc thanh tịnh hóa sanh sen báu thì chẳng lại còn muốn sự dâm dục bất tịnh.

Người cư sĩ đúng là chẳng phải giữ Phạm Hạnh như hàng xuất gia nhưng mà nếu đã có chí quyết tu hành thì chẳng còn bị dâm dục làm nhiễm.

Như người bị té trong hầm phân được thoát ra tắm rửa sạch sẽ mặc áo gấm lụa quý sức hương thơm thì đâu lại còn luyến tiếc nghĩ nhớ mùi nhơ uế của hầm phân.




 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính Các ĐH
Kính thầy KC
Cám ơn thầy KC đã chỉ bảo
Thật ra p td biết là nói chung nếu một người cư sỹ sống độc thân sẽ dễ tu hơn một người cư sỹ có gia đình Vợ ( hay Chồng) và con cái , mà nhất là người Vợ hay Chồng không có tu, vì người cư sỹ sau sẽ bị bận bịu tâm trí lo cho gia đình.

Ở bài trước ptd nói việc tu Tịnh Độ là về nguyên tắc , lý thuyết thôi . Còn thật tế thật hành thì phải dày công phu gian nan nhiều ., khắc phục thân tâm nhiều.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT face=
Thí dụ như , nếu nhận chân đời là khổ và muốn lánh khổ , nhưng nếu tuy có tâm muốn lánh khổ nhưng vẫn có tâm vướng mắc theo năm món dục ở thế gian , thì dẫn đến không có tâm thật sự tu vãng sanh .
<o:p></o:p>
Tại sao nói chung ít nhiều còn có tâm đắm nhiễm năm món dục ?
Do vì còn có tâm tham , sân , si , chấp ngã , ở nhiều mức độ nào đó .
Do đó phải hành việc quán chiếu tự thân để thấy tham, sân , si , chấp ngã của tự thân .
Song song với việc quán chiếu Vô Thường , Khổ .

<o:p></o:p>
Pháp tu Diệt Dục mà chúng ta hay nghe nói , thực chất là phép tu để đắc A la hán .

Nếu có các vị Bồ Tát hiện thân làm Sa môn , thì cũng có các vị hiện thân làm Cư Sỹ như ngài Duy Ma Cật , Bàng Uẩn …
<o:p></o:p>
Kính


<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 

Bich_Nhat

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2011
Bài viết
10
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Trong Kinh Đức Phật dạy như có người ói ra rồi thì chẳng lại ăn trở lại dồ dơ đã ói ra.

Người mà tu hành thấy 5 dục làm mê thì chẳng lại đắm trong 5 dục.

Người Tu Tịnh Độ muốn sanh cõi Phật thanh tịnh được thân sắc thanh tịnh hóa sanh sen báu thì chẳng lại còn muốn sự dâm dục bất tịnh.

Người cư sĩ đúng là chẳng phải giữ Phạm Hạnh như hàng xuất gia nhưng mà nếu đã có chí quyết tu hành thì chẳng còn bị dâm dục làm nhiễm.

Như người bị té trong hầm phân được thoát ra tắm rửa sạch sẽ mặc áo gấm lụa quý sức hương thơm thì đâu lại còn luyến tiếc nghĩ nhớ mùi nhơ uế của hầm phân.




Nhưng dù chưa lìa bỏ ái dục, vẫn sống đời sống vợ chồng mà niệm Phật đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh thì vẫn Vãng Sanh không nghi. Đó là nương theo Bổn Nguyện của đức Phật A Di Đà.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Nhưng dù chưa lìa bỏ ái dục, vẫn sống đời sống vợ chồng mà niệm Phật đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh thì vẫn Vãng Sanh không nghi. Đó là nương theo Bổn Nguyện của đức Phật A Di Đà.


Thật Đủ Tín Hạnh Nguyện
thì chẳng phải do ép buộc khổ hạnhtự nhiên xa lìa dâm dục nam nữ đây cũng như là
như người tắm gội sạch sẽ sức hương thơm mặc áo gấm lụa quý đẹp đâu lại muốn trét phân nhơ uế lên người.






 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Nếu tu hành đúng pháp thì từ từ cái dục tự giảm bớt và trừ mà mình không hay biết.

Nếu tu hành sai pháp thì không giảm, không trừ dục mà còn tăng. Do vậy hành giả cần phải xét chính mình, tu bấy lâu rồi có giảm được dục lạc hay chưa? Nếu chưa thì xét lại pháp tu của mình. Tu hành là phải giảm bớt tham sân si trong hiện tại mà mình thấy rõ nơi mình. Nếu tham sân si còn mãi, hoặc tăng, thì phải xét lại phương pháp tu hành của mình có đúng không.

Giảm bớt tham sân si, thì thân tâm an nhàn thanh tịnh lân lân, trí tuệ cũng sáng dần ra.

Còn nếu cố ép trừ dục thì phản tác dụng.

Do vậy chỉ cần miên mật dụng công phu tu tập của mình, lâu ngày thuần thục cái dục tự tiêu trừ, không có phí sức gì cả.

Đây cũng là kinh nghiệm của tôi. Tuy không phải là tôi đã trừ dục sạch hết rồi vì tôi vẫn là chúng sanh trong cõi dục, nhưng đã giảm bớt rất nhiều và thấy rõ.

Xin chia sẽ đại chúng vậy.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Pháp môn Tịnh Độ (như trong kinh A Di Đà , Kinh Quán Vô Lượng Thọ) : nương nhờ Tha Lực. Đó là nương nhờ vào Bổn Nguyện của đức Phật A Di Đà , đến tiếp dẫn thần thức của người chết đưa về cõi Tây Phương Cực Lạc , khi người này có đủ Tín , Nguyện , Hạnh lúc sanh thời cũng như lúc lâm chung. Người chuyên tu niệm Phật , cho dù không có trí huệ của bậc Thượng căn , vẫn có thể được vãng sanh và do đó được giải thoát sinh tử .

Pháp môn Thiền , là bậc Thượng căn tu tập thiền , quán … từ đó tăng trưởng trí huệ , thấu rõ bản lai , chứng ngộ chân tâm . Chúng ta biết những vị A La Hán là những vị NGỘ CHÂN TÂM , nhờ pháp môn Thiền . . Ngộ Chân Tâm là có trí huệ để thấy biết chân lý vô ngã và tánh Không của vạn hữu . Đã rõ Vô Ngã và Tánh không thì còn gì để tham đắm . Trên ý nghĩa và cơ sở này , một người đắc A La Hán tự thân là tự Diệt Dục rồi .
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT face=
Nói A La Hán Diệt Dục không phải nói theo nghĩa của Ngoại Đạo có pháp tu Khổ Hạnh diệt dục . Nói A la hán diệt dục là đối với :
_ Danh – không chạy theo danh
_ Tài : không đắm nhiễm tài vật
_ Sắc : không ái nhiễm sắc dục
_ Thực
_ Thùy
Nghĩa là tâm không chạy theo các món dục
Nên gọi là (tự ) diệt dục
<o:p></o:p>
Chỉ muốn nhấn mạnh nghĩa :vì nhờ vào Tự Lực thôi nên bên Thiền các người tu phải tự nỗ lực
Còn bên Tịnh Độ nhờ vào nguyện của Đức Phật A Di ĐÀ : có sự trợ giúp của tha lực , nhờ vào sự tiếp dẫn của Phật A Di Đà và Thánh chúng .

Pháp môn tu thì ai hợp với pháp môn nào theo pháp môn ấy tùy sự lựa chọn .


Kính
ptd
<o:p></o:p>
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
kimcang đã viết:
Thật Đủ Tín Hạnh Nguyện thì chẳng phải do ép buộc khổ hạnhtự nhiên xa lìa dâm dục nam nữ đây cũng như là như người tắm gội sạch sẽ sức hương thơm mặc áo gấm lụa quý đẹp đâu lại muốn trét phân nhơ uế lên người.

Kính Th. KC

Có Nhơ Uế và có Tịnh sao ?
Đây là Tịnh
Đó là Uế
UẾ vàTỊNH
TỊNH và UẾ
Nói Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này đều là cõi UẾ TRƯỢC , và dùng phương tiện quyền biến nói rằng chỉ có cảnh Thật Báo của Như Lai là cõi Tịnh Độ ở Tây Phương .Đây là quyền biến chẳng phải chân thật .

Nếu chưa phải là chân thật thì còn có thể có lời :
Nếu có quan niệm cái gì gọi là Uế là phải bỏ đi hết , bỏ cả Tam thiên đại thiên thế giới vì là uế ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p>
Thời còn có cõi tịnh không

Kính<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Quyền Biến Và Chân Thật

1-Tịnh Độ được hiển bày trên hội Linh Sơn
Đây là vì dẫn dắt hàng Bồ Tát trong giáo lý ba thừa chưa hết tâm nhiễm tịnh , khiến họ biết ngay nơi cõi này : uế trược tức là thanh tịnh. Đại chúng tuy có tin nhận , nhưng chưa thể tự thấy .Đó là chân thật chẳng phải quyền biến

2-Tịnh Độ Duy Tâm
Tự mình chứng ngộ tự tâm , ngay nơi thể vô tâm . Tự tánh là trí huệ chân thật, chẳng còn suy nghĩ phân biệt tịnh, uế , xứng hợp với chân tánh.
Tâm không ngăn ngại , không tham , không si , hồn nhiên vận dụng từ bi , trí tuệ để làm an lạc chúng sinh . Đây là Tịnh Độ chân thật , do tự mình thanh tịnh nên khiến cho người khác cũng thanh tịnh. Thế nên , kinh Duy Ma nói :"Tùy theo tâm mình thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh. Muốn được cõi nước thanh tịnh nên thanh tịnh tâm mình". Đó là Tịnh Độ chân thật .

3- Tịnh Độ của Tỳ Lô Giá Na Phật cư trú :
Là ở cõi nước của mười đức Phật. Cõi nước Phật Liên Hoa bao hàm cả Tịnh lẫn Uế . Cõi ấy không uế , không tịnh, không có tướng cao, thấp, kia, đây , mình ,người . Mỗi một cõi Phật đều trải rộng cùng khắp pháp giới , nhưng không chướng ngại nhau. Nói sơ lược về cõi nước nhiều như cát bụi của mười đức Phật để thấy được vô tận cõi Phật không ra ngoài một hạt bụi , vì không có lớn nhỏ nên không lập ra hạn lượng. Lấy pháp làm giới , chẳng hạn cuộc ở nơi bờ mé , sắc tượng trùng trùng. Đây là Tịnh Độ chân thật , chẳng thuộc về quyền biến .
( Trích Luận của ngài Tảo Bách )

Ngài Ngộ Khai nói :
" Tảo Bách luận bàn về sự quyền biến và chân thật của mười loại Tịnh Độ chưa đạt được ý chỉ , quyết đoán riêng tư theo ý mình , xem thường Tịnh Nghiệp Tây Phương .Tại sao ? Vì cho là giáo lý quyền biến . Đâu chẳng biết ý nghĩa về quyền biến và chân thật không có hơn kém , không rõ lý nhiệm mầu của Thể và Dụng, chỉ mê lầm vọng sinh chấp trước . Huống chi , Tảo Bách do căn cứ vào kinh Hoa Nghiêm mà phân định giáo pháp , nên mới nói như thế "

Còn như nói :
"Phàm phu còn một phần chấp tướng , chưa tin lý chân thật về pháp không "
Lời nói ấy thành thật thay! Nên biết thủ tướng là nắm lấy tướng tịnh và uế . Tất cả phàm phu từ lúc sinh đến khi tử , chỉ toàn nắm lấy tướng uế trược . Do đó , họ quanh quẩn trong ba đường đen tối không có ngày ngừng nghỉ .

Đức Như Lai thường thương xót nỗi đau khổ của chúng sinh, lo nghĩ cứu vớt. Nếu đem lý chân không thật tướng để chỉ dạy ngay thì tuy rất hợp với hoài bão chính yếu của ngài , nhưng chúng sinh nghiệp chướng nặng nề , trí tuệ tối tăm , làm sao có thể tin nhận và tu học? Vì vậy ,dành phải ẩn dấu chỗ chân thật , mà chỉ dạy bỏ uế trược lấy thanh tịnh . Trước tiên là để thoát khỏi nỗi khổ đau trong ba cõi . Đó là quyền biến .

Hai chữ "quyền" và "thật " này vốn ở nơi chúng sinh mà nói , chư không ở nơi đức Như Lai , cũng không ở nơi kinh giáo . Tại sao chẳng thấu suốt ý chỉ ấy ?Chỉ theo lời nói để hiểu , chấp hơn chấp kém , chê bai chánh pháp của Như Lai ?

Nay tôi ( Bảo Giám ) thuận theo sự phân định quyền và thật của ngài Tảo Bách để làm sáng tỏ điều này.

Còn như Tịnh Nghiệp Tây Phương vốn là pháp môn lợi khắp ba căn , dung thông quyền và thật , thấu suốt trên dưới . Về mặt quyền biến thì thâu nhiếp hàng trung hạ , về mặt chân thật thì thâu nhiếp bậc thượng căn . Trong luận này nói , "Tịnh Độ Duy Tâm " là chân thật , chẳng phải Niệm Phật đến chỗ nhất tâm không loạn , đạt sâu lý nhiệm mầu , thế thì chẳng phải duy tâm là gì ? Tịnh Nghiệp của Tây Phương này đây , không phải phù hợp với giáo pháp chân thật hay sao ?


Ở đây Bảo Giám trích dẫn lời luận bàn của ngài Tảo Bách về sự quyềnthật của Tịnh độ , chỉ là muốn chứng minh thêm nghĩa lý sâu xa của Liên Tông mà thôi .
( Trích trong Liên Tông Bảo Giám - Ưu Đàm pháp sư )
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Ý NGHĨA PHÁP TU TỊNH ĐỘ

<B>ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT size=5><FONT face=
Trong TH
ẬP NGHI LUẬN nói :” Muốn sinh về Tây Phương Cực Lạc Tịnh Độ phải đầy đủ hai hạnh : chán nản và ưa thích .<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Chán nản xa lìa : Uế Độ
_ Thai sanh từ tình dục của cha và mẹ là bất tịnh<o:p></o:p>
_ Sự hòa hợp của tinh huyết cha mẹ , trú xứ trong thai mẹ , từ chỗ bất tịnh sinh ra ( sản môn )<o:p></o:p>
_ Thân thể là máu mủ phân huyết hôi tanh là bất tịnh<o:p></o:p>
_ Sau khi chết xác thân sình thối là bất tịnh<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ưa thích sinh Tây Phương Cực Lạc Tịnh Độ là hóa sanh trong hoa sen thanh tịnh, quốc độ với trăm thứ báu trang nghiêm , đất vàng , rừng bằng ngọc , ao hoa lấp lánh , thần thông tự tại, túy ý đi dạo các cõi nước , dứt hẳn sinh tử , không còn phiền não . Được diện kiến Phật A Di Đà . Y phục thức ăn tự nhiên hóa hiện . Tịnh độ có nhiều sự vui vẻ ."<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhưng ý nghĩa quan trọng của việc sinh Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc là : vì nhờ đó có thể giải cứu cho tất cả chúng sanh khỏi sự đau khổ .<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tại sao ? Vì pháp môn Tịnh Độ là pháp môn tu của Đại Thừa . Người sanh Tịnh Độ Tây Phương sau khi sinh về được tịnh tu sau khi được trí huệ thành tựu rồi chứng quả Vô Sanh , sẽ trở lại Ta bà để độ cho chúng sanh . Đây là vì người tu pháp môn Tịnh Độ lúc tu tập có phát nguyện phát Bồ Đề Tâm . <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Cho nên nói , ý nghĩa của pháp tu Tịnh Độ là việc phát Bồ Đề Tâm . <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Phát Bồ Đề Tâm là gì ?<o:p></o:p>
Là phát tâm tu hành cầu quả Vô Thượng Bồ Đề thành Phật.
Nếu chỉ cầu phước báo Nhân , Thiên :Không ra khỏi sanh tử luân hồi.
( Phật dạy :"Tu các thiện Pháp mà quên mất Bồ Đề tâm là việc làm của ma ")
Phát tâm như thế nào gọi là Bồ Đề ?"Cõi chúng sinh hết ; đạo Bồ Đề thành , nguyện tôi mới mãn . Phát tâm như thế được gọi là Đại"
<o:p></o:p>
Nếu chỉ cầu giải thoát sinh tử , thì cần quả A la hán . Đó không phải là tâm Bồ Đề , mà là phát tâm Tiểu thừa :xem ba cõi như lao ngục , nhìn sinh tử tợ oan gia , chỉ mong tự độ , không muốn độ người , phát tâm như thế gọi là Tiểu.


_Thế nào là A la hán?<o:p></o:p>
_Nếu phát tâm Bồ Đề mà không tu vãng sanh thì sẽ đi theo con đường nào ?
_ Nếu không phát Bồ Đề tâm mà tu cầu vãng sanh , có vãng sanh không ?

<o:p></o:p>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
_Thế nào là A la hán?<o:p></o:p>
_Nếu phát tâm Bồ Đề mà không tu vãng sanh thì sẽ đi theo con đường nào ?
_ Nếu không phát Bồ Đề tâm mà tu cầu Avatar , có Avatar không ?

<o:p></o:p>
Có Avatar chứ!
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Từ các kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy ,chúng ta biết:
A La Hán = quả vị của Tiểu thừa hay Thanh Văn thừa , dứt trừ kiến hoặc và tư hoặc của tam giới, chứng được Hữu Dư Niết Bàn, nghĩa là Bất Lai , tức là chẳng đến thọ sanh nơi Tam giới nữa.
Quả vị này còn gọi là Đẳng Ứng Cúng , nghĩa là quả vị của người chứng đắc đã thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi .Quả vị này là cao nhất ,và là mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo nguyên thủy.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><FONT face=Arial><FONT face=Tahoma><FONT size=4><P alt=

"Theo Thượng Bộ , A la Hán là một bậc hoàn thiện hoàn mỹ , nhưng theo Đại Chúng Bộ , Ala hán chưa phải là bậc hoàn mỹ, họ vẫn còn bị những nghi hoặc quấy nhiễu và vẫn còn rất nhiều điều chưa được liễu giải. "<o:p></o:p>
<o:p></o:p>

<o:p></o:p>
"A la hán có ba nghĩa :<o:p></o:p>
_ Ứng Cúng : người xứng đáng được cúng dường<o:p></o:p>
_ Bố Ma : Sát tặc , phá si , người đã tiêu diệt hết ma chướng não phiền<o:p></o:p>
_ Vô sanh : Không còn tái sanh vì đã diệt hết nghiệp luân hồi sanh tử " "
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Theo "Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận" ( bản dịch của HT Quảng Độ):<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
"Trong các năng lực của một người đã chứng được La-Hán thì thần thông (iddhi) được đặt lên hàng đầu. Điều này, khi nói với vua A xà thế về những công đức của Sa môn, Phật cũng có đề cập đến;[297]<SUP></SUP><o:p></o:p>
Rồi đến việc các vị La-Hán biểu hiện thần thông phép lạ cũng đều được ghi lại trong các kinh văn, vì năng lực thiền định và tín ngưỡng thần thông đã được kết hợp với nhau rất sớm. Cho thần thông là một trong những tư cách của thánh nhân là thích ứng với cách phô diễn tư tưởng thời bấy giờ. Thông lệ, Phật giáo kể có sáu loại thần lựcbất tư nghị lực (ibhividha), thứ hai, thiên-nhãn thông (dibba-cakkhu), thứ ba, thiên-nhĩ-thông (dibba-sota), thứ tư, tha-tâm-thông (paracitta vijanana), thứ năm, túc-mệnh thông (pubbenivàsà-nussatinàna) và thứ sáu, lậu-tận-tri-thông (àsavakkhayak-aranàna),. Về ý nghĩa của các năng lực trên đây thì đại khái là bay trên không trung, sự thấy và nghe không bị núi sông ngáng trở, có sức biết hết đời quá khứ, cho đến những hoạt động trong không gian, thời gian đều có sức tự do khác hẳn với những người thường. Tuy nhiên ở một phương diện khác, Phật cho việc ứng dụng hoặc, đề xướng năng lực thần thông theo sở thích, nhất là thần thông ngụy tạo, là phạm tội ba-la-di (parajika-trục xuất) đối với giáo đoàn, bởi thế, không thừa nhận thần-thông-lực là điều kiện tất yếu để thành La-Hán. Không những thế, về sau, trong vấn đề pháp tướng, có phải chủ trương rằng, ngoại trừ lậu-tận-tri-thông thứ sáu, năm thông kia ngoại đạo cũng có thể có. Xem thế đủ biết thần thông không phải là tư cách căn bản của La-Hán; vì, dựa vào sức thiền định, tập trung tác dụng của tâm vào một điểm, kết quả, trên thực tế, đương nhiên là đã biểu hiện được cái năng lực hơn hẳn người thường rồi, nếu lại cứ chấp chặt lấy sự giải thích trên mặt chữ để mà phô trương dụng lực của nó thì sẽ mất hẳn cái chân tướng của nó. Cho nên, ý nghĩa thần thông đáo cùng cũng chỉ là biểu trưng sự sinh hoạt tự do trong nội bộ mà thôi.[298] (chalabinna) Thứ nhất, <o:p></o:p>
So với tín ngưỡng thần thông, cái dụng lực thực tế của La-Hán rất đáng quý là chỗ tâm địa trong sáng, kết quả của sự giải phóng mọi tình cảm chấp mê; vượt lên trên khổ, vui, ngoài vòng vinh, nhục, đắc, thất, tâm thường binh thản, bất động. Trong cuộc sống hàng ngày, tâm thái ấy không bao giờ thiếu vắng. Nhưng khi gặp nghịch cảnh mới chính là lúc năng lực của La-Hán phát huy mạnh. Chẳng hạn những lúc bệnh hoạn gần chết, hoặc bị phỉ báng, bách hại, hay những tai nạn nguy hiểm khác; nếu là người chưa giải thoát thì chắc chắn tâm hồn rối loạn, sợ hãi, buồn rầu, nhưng với La-Hán thì khác hẳn; bất cứ ở vào hoàn cảnh nào, luôn luôn tỉnh táo, sáng suốt và bình tĩnh, không sợ hãi. Khi đức Phật, thường được các đệ tử coi như đấng cha lành (từ phu), sắp nhập diệt, các vị La-Hán đã giải thoát, như Ca-Diếp chẳng hạn, tuy cũng thương tiếc, nhưng các ngài đã biểu rõ lí vô thường <<CÓ diệt có tất sinh>>, dù cho Phật đi nữa cũng không tránh khỏi cái thông lệ ấy; còn như từ A-Nan trở xuống thì, vì chưa giải thoát, ít ra, đã có đôi khi mất bình tĩnh, sa vào vòng thế thường mà lộ vẻ bi ai thống thiết. <o:p></o:p>
" đối với cái chết-một vị Tỷ khưu có tiếng tên là Ưu bà tiên na (Upaasena), một hôm đang ngồi thiền định trong hang bỗng bị một con rắn đến cắn, sau chốc lát, nọc độc đã xâm nhập khắp cơ thể. Biết mình khó sống, Ưu ba tiên na nói vối các tỷ khưu bạn đưa mình ra khỏi hang. Khi Xá lợi phất đến thăm thì nhận thấy sắc thái của Ưu ba tiên na vẫn như thường nhật, không một chút biến đổi. Được hỏi về lí do thì Ưu ba tiên na cho biết rằng nhờ liễu ngộ lí vô ngã: ngũ căn, lục giới tất cả đều không phải là “ta” là cái “của ta”, cái chết của thân xác không quan hệ gì, và ngay lúc đó, ông thung dung, bình thản mà chết.[300] Theo Hán dịch, truyền lại, sau khi Ưu ba tiên na chết, Xá lợi phất có làm kệ khen rằng: <o:p></o:p>
“Dày công vun phạm hạnh, Khéo tu tám đạo thánh<o:p></o:p>
Vui vẻ đón cái chết, Như người khỏi bệnh nặng” <o:p></o:p>
Lúc gần chết mà không biết sắc, lại còn thung dung nói lên những pháp nghĩa mình đã liễu ngộ rồi thản nhiện nhắm mắt, nếu không phải là người hoàn toàn đặt cái thân ra ngoài vạn vật thì không thể có được cái dụng lực như vậy. "<o:p></o:p>

Một vị A la hán sau khi viên tịch thì vào Niết Bàn<o:p></o:p>
Niết Bàn của A La Hán<o:p></o:p>
A la Hán nhập Diệt Tận Định
Diệt Tận Định của A la hán
Theo Kinh Lăng Già Đức Phật dạy về A la Hán rất nhiều đoạn chẳng hạn các việc sau :<o:p></o:p>

-“Lại nữa , Đại Huệ !các A la hán sợ cái khổ của vọng tưởng sanh tử mà cầu Niết Bàn , chẳng biết tất cả tánh sai biệt của sanh tử / niết bàn là vọng tưởng phi tánh, do cảnh giới các căn thôi nghỉ , cho là Niết Bàn, chẳng phải chuyển Tạng thức thành Tự giác Thánh trí vậy."


_ "Lại nữa , Đại Huệ !Nay ta sẽ thuyết tướng Trí Thức, nếu ngươi và các Bồ Tát khéo phân biệt được tướng Trí Thức , tức là thông đạt tướng Trí Thức, sẽ chóng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Đại Huệ ! có ba thứ trí là : Thế Gian Trí, Xuất thế gian trí , và Xuất thế gian thượng thượng trí. Thế nào là Thế Gian Trí ?Là nói tất cả phàm phu ngoại đạo chấp trước Hữu và Vô . Thế nào là Xuất thế gian trí ?Là nói tất cả Thanh Văn , Duyên Giác do chấp trước hy vọng chứng quả Niết Bàn, cho đến thân tập khí chuyển biến rồi thì đọa tự tướng sở chứng cho là cộng tướng . Thế nào là XUất Thế Gian Thượng Thượng Trí ? Ta nói chư Phật , Bồ Tát quán pháp Vô Sanh , thấy bất sanh bất diệt , lìa pháp hữu và vô , duyên vô sư trí , tự chứng đắc nhơn pháp vô ngã của địa vị Như Lai ."

_ "Lại nữa , Đại huệ , Niết Bàn của Thanh Văn Duyên Giác dựa theo Khổ , Không , Vô Thường , Vô Ngã , quán sát của pháp tự tướng , cộng tướng vốn chẳng thật thể, quán Thập Nhị Nhân Duyên cũng thế , đều là cảnh giới náo động, chẳng ưa thân cận , ham chỗ tịch lặng, tri kiến chẳng điên đảo thì vọng tưởng chẳng sanh. Vì họ chẳng thể chuyển thức thành trí , trông thấy chỗ tịch lặng của thức ấm cho là Niết Bàn, thật thì chẳng phải cứu cánh."

_"Đại huệ ! Các Biệt Vô gián là : những chúng sanh còn chấp thật kiến giác như ngã, nhơn , chúng sanh , thọ mạng , tăng trưởng thiện căn , …mà cầu chứng Niết Bàn . Lại nghe lời thuyết pháp của ngoại đạo, cho tất cả tánh đều có kẻ tác , nói đó là niết Bàn , cho như thế là giác ngộ , đối với pháp vô Ngã chẳng có phần , nên họ không thể giải thoát . Ấy là những người tu Thanh Văn thừa mà thuộc ngoại đạo Vô Gián chủng tánh , chẳng xuất luân hồi mà cho là xuất , ấy gọi là Các Biệt Vô Gián Chủng Tánh "
............



Theo quyển "Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu Thừa" của Nalinaksha, Dịch giả HT Thích Minh Châu:

"đức Phật chỉ dạy một và chỉ một sự thật và một con đường; nhưng các hàng Thanh văn và Ðộc giác chỉ thấy và thực hành một phần mà thôi. Những vị này không bị ngăn cản không thấy sự thật toàn diện và con đường chơn chánh, vì nhiều vị này đã được như vậy, nhờ trở thành Ðại thừa, sau khi chứng quả A-la-hán hay Ðộc giác. Các nhà Ðại thừa không tuyên bố có hai loại trí tuệ (Prajnà), một dành cho Tiểu thừa và một trí tuệ khác dành cho Ðại thừa để chứng ngộ sự thật, cho nên tập Prajnàpàramità, trong những bài kệ mở đầu, nói với Prajnà (Trí tuệ) như sau:<o:p></o:p>
"Buddhaih pratyekabuddbais ca sràvakais nisevità, Màrgastvam ekà moksasya nàsty anyati niscayah - Người là con đường độc nhất đi đến giải thoát, không có con đường nào khác. Ðó là con đường của chư Phật, chư vị Ðộc giác và các hàng Thanh văn theo giống nhau".(18).<o:p></o:p>
Các tập Prajnàpàramità đặt nặng về sự thực hành Bát nhã Ba-la-mật, và nhiều khi xem Bát nhã Ba-la-mật là sự thật tuyệt đối. Các tác phẩm lưu ý trong nhiều chỗ rằng cả ba Thừa đều được bao hàm trong Prajnàpàramità, và sự thành tựu của các vị Bồ-tát, Thanh văn hay Ðộc giác đều tùy thuộc Prajnàpàramità. Cho nên, theo những tác phẩm này Prajnàpàramità là Thừa độc nhất đưa đến sự thật (19), và Thừa này gồm cả ba Thừa.<o:p></o:p>
Tập Saddharmapundarìkasùtra (kinh Pháp hoa) với dụng ý chứng minh Tiểu thừa chỉ là những bước đầu tiên tiến đến Ðại thừa ủng hộ tư tưởng này trong những câu văn như sau:<o:p></o:p>
Ekam hi yànam dvitiyam na vidyate,
Trtiyam hi naivàsti kadàci loke.
Yad yàna-nànàtyupàdarsayanti.
Anyatrupàyà purusottamanàm
Bauddhasya jnànasya prakàsanàrtham,
Loke samutpadyati lokanàthah
Na hìnayàneda nayanti Buddhàh.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
(Chỉ có một con đường, không có con đường thứ hai, không bao giờ có con đường thứ ba ở trong đời. Sự trình bày nhiều Thừa khác nhau chỉ là một phương tiện được các vị Thánh nhân áp dụng. Vị Ðạo sư ra đời chỉ để dạy Phật trí. Ngài chỉ có một đối tượng, một mục đích, không có gì khác. Các đức Phật không dùng hạ thừa để hướng dẫn chúng sanh).<o:p></o:p>
<o:p></o:p>




Từ căn bản này mà có giáo lý Phát Bồ Đề Tâm <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
LẠM BÀN 1
Xin lạm bàn:
Như trên, chúng ta thấy biết :
A la Hán sợ khổ của sanh tử luân hồi , quán vô thường , khổ, vô ngã , không , từ đó nhàm chán các dục và ly dục, để đạt hạnh phúc an lạc ở tại Niết Bàn tự có .<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>

Trích trong kinh Tạp A Hàm:<o:p></o:p>
“<I>A-nan, cho nên đối với sắc hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, không khác ngã, chẳng ở trong nhau. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, không khác ngã, không ở trong nhau. Cần phải biết như thật, quán sát như thật. Quán sát như vậy rồi, Thánh đệ tử đối với sắc sẽ sanh ra </I><I>nhàm chán, xa lìa dục, giải thoát: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’ Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng sanh ra nhàm chán, xa lìa dục, giải thoát: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’<o:p></o:p></I>
“<I>Các Tỳ-kheo nên biết, vị Tôn giả này đối với tôi có rất nhiều lợi ích. Tôi nghe những gì từ Tôn giả ấy rồi, liền xa lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh. Từ đó tới nay, tôi thường thuyết pháp này cho </I><I>bốn chúng, chứ không thuyết cho các người ngoại đạo xuất gia, Sa-môn, Bà-la-môn.”<o:p></o:p></I>


<I>“Có bốn quả Sa-môn. Những gì là bốn? Quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán. Thế nào là quả Tu-đà-hoàn? Đoạn trừ ba kết gọi là Tu-đà-hoàn. Thế nào là quả Tư-đà-hàm? Đoạn trừ ba kết, tham, sân, si vơi mỏng, gọi là Tư-đà-hàm. Thế nào là quả A-na-hàm? Đoạn dứt năm hạ phần kết sử, gọi là quả A-na-hàm. Thế nào là quả A-la-hán? Nếu người nào dứt sạch tham dục, sân nhuế, ngu si và tất cả phiền não gọi là A-la-hán.”<o:p></o:p></I>
Sự khác nhau giữa A la hán đạo và Bồ tát đạo là gì ?<o:p></o:p>
A la hán đạo: nơi Tứ Diệu Đế Khổ , Tập, Diệt, Đạo người theo A la hán đạo phát tâm thoát sanh tử cho riêng mình ngay trước mắt.<o:p></o:p>
Bồ Tát Đạo : nơi Tứ Diệu Đế người tu Bồ Tát Đạo phát tâm giải thoát cho mình và tất cả chúng sanh bằng Tứ Hoằng Thệ Nguyện, ngay từ lúc còn chưa thể tự độ mình .
_ Khổ đế :Chúng sinh vô biên thề nguyện độ <o:p></o:p>
- Tập Đế : Phiền não vô tận thề nguyện đoạn<o:p></o:p>
- -Diệt đế : Pháp môn vô lượng thề nguyện học<o:p></o:p>
- Đạo đế : Phật đạo vô thượng thề nguyện thành<o:p></o:p>
.”<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bồ Tát thật ra là gì ? l<o:p></o:p>
1-Theo Đại Trí Độ Luận, Bồ tát là tắt của Bồ Đề Tát Đỏa ,trong đó Bồ Đề là con đường hành đạo của Phật , Tát Đỏa là bản chất của thiện pháp . Bồ Tát là vị có tâm cứu giúp tất cả chúng sanh vượt qua dòng sông sanh diệt—. <o:p></o:p>
2-Đại Đạo Tâm Chúng Sanh <o:p></o:p>
3- Đại Giác Hữu Tình . Bồ Tát là bậc tầm cầu sự giác ngộ tối thượng, không phải chỉ cho chính mình mà cho tất cả chúng sanh:. <o:p></o:p>
4- Người đã được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc ,ở nơi đó đang tu tập .<o:p></o:p>
5-Người tu theo Đại Thừa, xuất gia hay tại gia, thượng cầu đại giác, hạ hóa chúng sanh (tự giác, giác tha). Tức là những người tu theo đạo Phật đã phát tâm theo con đường Bồ Tát Đạo<o:p></o:p>
Đối với Đại Giác Hữu Tình tức các bậc Đại Thánh Bồ Tát thì là những bậc :<o:p></o:p>
1) Công hạnh của các ngài không còn bị vướng mắc, vì có thể hiện thân khắp trong tất cả cõi Phật: <I>They are unattached in their conduct because they are able to expand themselves in all the Buddha-lands. <o:p></o:p></I>
2) Họ hiển hiện vô số thân, vì có thể đi đến bất cứ nơi nào có Phật: <I>They manifest innumerable bodies because they can go over wherever there are Buddhas. <o:p></o:p></I>
3) Họ có nhãn quan thanh tịnh và vô ngại, vì họ có thể thấy được những thần biến của chư Phật: <I>They are in possession of an unimpeded and unspoiled eyesight because they can perceive the miraculous transformations of all the Buddhas. <o:p></o:p></I>
4) Họ có thể du hành bất cứ nơi đâu không bị giới hạn vào một xứ sở nào, vì họ hằng đến khắp tất cả những chỗ chư Phật thành Chánh Đẳng Chánh Giác: <I>They are able to visit anywhere without being bound to any one locality because they never neglect appearing in all places where the Buddhas attain to their enlightenment. <o:p></o:p></I>
5) Họ có ánh sáng không giới hạn, vì có thể soi tỏ biển Phật pháp bằng ánh sáng trí tuệ của mình: <I>They are in possession of a limitless light because they can illumine the ocean of all the Buddha-truths with the light of their knowledge. <o:p></o:p></I>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
6) Họ có khả năng biện tài không bao giờ cùng tận, vì ngôn ngữ của họ không ô nhiễm: <I>They have an inexhaustible power of eloquence through eternity because their speech has no taint. <o:p></o:p></I>
7) Họ an trụ nơi trí tuệ vô đẳng, biết rõ không cùng tận như hư không vì công hạnh của họ thanh tịnh vô cấu: <I>They abide in the highest wisdom which knows no limits like space because their conduct is pure and free from taints</I>. <o:p></o:p>
8) Họ không cố định tại một nơi nào vì họ tự hiện thân tùy theo tâm niệm và nguyện vọng của hết thảy chúng sanh: <I>They have no fixed abode because they reveal themselves personally in accordance with the thoughts and desires of all beings.</I> <o:p></o:p>
9) Họ không bị mê muội vì họ biết rằng không có pháp và không có ngã trong thế giới của chúng sanh: <I>They are free from obscurities because they know that there are rally no beings, no soul-substances in the world of being</I>. <o:p></o:p>
10) Họ có siêu việt trí bao la như hư không, vì soi tỏ hết thảy Pháp giới bằng màn lưới quang minh của chính họ: <I>They are in possession of transcendental knowledge which is as vast as space because they illumine all the Dharmadhatus with their nets of light. </I>
<I>(Trích Phật Học Từ Điển )<o:p></o:p></I>
Quá trình từ bước sơ phát tâm cho đến đây là đã thành Đại Bồ Tát như Thập Địa Bồ Tát , Đẳng Giác Bồ Tát , Diệu Giác Bồ Tát ., Đẳng Giác Bồ Tát là vị Bồ Tát có giác ngộ bình đẳng với Phật <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
LẠM BÀN 2
Xin lạm bàn:
Đối với người không có phát tâm Bồ Đề mà cầu sanh Tịnh Độ ?<o:p></o:p>
Vì bổn nguyện của đức Phật A Di Đà là tiếp dẫn chúng sanh nên chỉ cần chúng sanh thành tâm thiết tha mong cầu được sanh về , là ngài tiếp dẫn , chớ không nói là có phát tâm bồ Đề Vô Thượng hay không <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nếu phát tâm Bồ Đề thành Phật mà không tu vãng sanh , thì trải qua rất nhiều kiếp ở ba cõi với thân phần đoạn sanh tử để làm hạnh Bồ tát tự giác cùng giác tha . <o:p></o:p>
Nhưng vì chúng sanh phước mỏng nghiệp dầy cho nên đi lại trong ba cõi để làm việc độ sinh khi chính mình còn chưa tự giải thoát được , thì rất dễ thối thất Bồ Đề tâm , cho nên như trong kinh Niệm Phật , Phật đã dạy :<o:p></o:p>
“<I> Người niệm Phật cũng lại như thế . Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh , và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi ta bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém , quả đức chưa hoàn mãn . Cần phải vãng sanh Cực Lac thế giới , cận kề Phật và Thánh chúng, thành tựu vô lượng ba la mật thâm nhập tam muội tổng trì môn , phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu lấy cỏ rải nơi Bồ đề đạo tràng, hành phục ma quân , thành Đẳng Chánh Giác, chuyển pháp luân vô thượng”<o:p></o:p></I>
Chúng ta có thể đặt suy nghĩ như sau đúng hay không .Một vị chân tu đã đắc A la Hán có thể trở không nhập hoặc rời Niết Bàn , lại ra vào ba cõi hành bồ tát đạo , nhưng cũng dễ bị thối thất đạo tâm . Như chuyện ngài Xá Lợi Phất đã có lần có một kẻ ngoại đạo đến xin mắt mà ngài móc mắt đem cho , kẻ ấy còn quăng xuống dưới lấy chân chà đạp lên , bởi đó ngài Xá Lợi Phất thối thất tâm Bồ Đề , trở lại con đường của Tiểu thừa .
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Vì sao trong kinh nói có rất nhiều Thanh Văn , Duyên Giác ở Tây Phương Cực Lạc ? <o:p></o:p>
Những vị này trước tu theo Tiểu thừa , sau chuyển hướng sang Đại Thừa, nghĩa là không dừng ở quả đó mà hồi tâm trên cầu thành Phật đạo , dưới hóa độ chúng sanh , nên đã vãng sanh.<o:p></o:p>
Vì sao trong các kinh nói có các vị Thanh Văn dự các pháp hội do đức Phật chủ trì ? Đây là các bậc A la hán đã chuyển sang con đường Đại Thừa ., không ở Niết Bàn mà chuyển sang Đại Thừa .
Một vị đắc A la Hán có thể từ cõi người đắc , có thể từ cõi trời đắc , nhưng trong kinh nói nơi cõi người đạo tâm chóng thành
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nếu Phật không ra đời có những chúng sanh vẫn có thể tự tại chứng ngộ chân tâm và giải thoát ? như ngài Ca Diếp nói nếu Phật không ra đời ngài cũng có thể ngộ đạo . Nhưng chúng ta nên nhớ là đức Phật Thích Ca cũng đã trải qua vô biên kiếp tu hành trước khi thành Phật quả .Kiếp làm Thái tử Tất Đạt Đa ngộ chân tâm ở nơi gốc cây Bồ Đề là một kiếp thị hiện của ngài thôi <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ý nghĩa hành Bồ Tát đạo<o:p></o:p>
Có nhiều người nói , mình giải thoát cho chính mình , còn các người khác họ giải thoát cho chính họ , cần gì phải chủ động đi giúp họ , mà giúp vị tất đã được .Tất cả mỗi chúng sinh dều có khả năng tự giải thoát cho họ , cũng như ta có khả năng giải thoát cho chính ta<o:p></o:p>
Theo thiển ý thì vấn đề không phải như cách suy nghĩ này
<o:p></o:p>
Chúng ta đều biết , <o:p></o:p>
Sự có mặt của chúng ta có là do sự có mặt của tất cả chúng sinh . Không ai có thể tự một mình có mặt . Cha mẹ chúng ta cũng chỉ có mặt nhờ sự có mặt của nhân loại và chúng sinh vô tình <o:p></o:p>
Do đó phải chăng không có cái giải thoát thật sự rốt ráo cho một mình .Ngoài ra nếu chúng ta làm lợi ích cho người khác , đó chính là làm lợi ích cho chúng ta . <o:p></o:p>
Một vị tu Bồ Tát đạo trải thân qua nhiều kiếp ở Ta Bà để độ sinh , chính là vị ấy tự có lợi lạc ở cái địa vị của người đi cứu giúp , để thấy cứu người chính là cứu mình . Qua giúp người thấy rõ tâm tư nguyện vọng của chúng sinh như thế nào .Cái phúc và cái khổ của tất cả loại chúng sinh.<o:p></o:p>
Chư Phật chư Bồ Tát có cũng là do có chúng sinh .Vì tâm là Từ Bi , được hiểu biết giác ngộ rồi không an hưởng hạnh phúc một mình.<o:p></o:p>
Cho nên ngược lại , không thể thành Phật nếu không qua giai đoạn Bồ Tát , là có sự thể hiện lòng từ bi <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhưng chúng ta biết là chư Phật không chỉ có lòng Từ Bi mà còn có một yếu tố quan trong là Trí Tuệ . Đó là yếu tố để thể hiện Từ Bi mà không sai lạc , từ bi phải kết hợp với trí tuệ .Ngoài ra thể hiện lòng từ bi mà trên tinh thần thấy có Bồ tát đi cứu ,có người chúng sanh được cứu giúp, thì là chưa thật là giác ngộ của Bồ tát , phải không thấy có người đi làm Bồ tát hạnh và người nhận sự cứu giúp của Bồ Tát , người tu hạnh Bồ Tát phải hành đạo Bồ Tát theo tinh thần của kinh Kim Cang , không có bốn tướng
Ngã, nhân , thọ giả , chúng sanh.
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Xin nói thêm
Còn pháp tu của người theo Bồ Tát đạo là gì
Trong kinh Bi Hoa đức Phật đã dạy :

"Thiện nam tử! Thế nào là những pháp môn thanh tịnh hỗ trợ Bồ-đề của hàng Bồ Tát?

“Thiện nam tử! Bố thí là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì giáo hóa được chúng sinh.


Trì giới là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì được đầy đủ các nguyện lành.


Nhẫn nhục là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì được đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp.

Tinh tấn là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì đối với chúng sinh luôn nỗ lực chuyên cần tinh tấn

Thiền định là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì khiến cho tâm đầy đủ và được điều phục.

Trí huệ là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì có đủ khả năng rõ biết được các phiền não.

“Nghe nhiều học rộng là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì đối với các pháp đầy đủ sự không ngăn ngại.

Hết thảy công đức là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì tất cả chúng sinh đều được đầy đủ.

“Trí nghiệp là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì đầy đủ trí huệ không ngăn ngại.

“Tu định là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì được thành tựu tâm nhu hòa, hiền hậu.

Huệ nghiệp là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì lìa xa hết thảy mọi sự nghi hoặc.

Lòng từ là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì đối với chúng sinh được tâm không ngăn ngại.

Lòng bi là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì cứu vớt được mọi sự khổ đau của chúng sinh.

Lòng hỷ là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì ưa thích chánh pháp.


“Lòng xả là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì dứt trừ mọi sự phân biệt yêu ghét.

Lắng nghe thuyết pháp là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì phá trừ được năm sự ngăn che

Xuất thế là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì xả bỏ mọi thứ mình có.

A-lan-nhã, là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì lìa hết những việc hối hả, gấp gáp.

Chuyên tâm nhớ nghĩ là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì được các pháp đà-la-ni.

Nhớ tưởng chân chánh là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì phân biệt được ý thức.

“Tư duy là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì đối với các pháp được thành tựu mọi ý nghĩa.

Niệm xứ là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì đối với thân, thọ, tâm, pháp đều nhận biết phân biệt rõ ràng.

Chánh cần là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì dứt trừ các pháp bất thiện, tu tập các pháp lành.

Như ý túc là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì được thân tâm nhẹ nhàng, nhanh lẹ.

Các căn là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì thành tựu đầy đủ các căn lành cho hết thảy chúng sinh.

Các sức là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì đầy đủ khả năng phá trừ các

Các giác ý là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì đối với các pháp được đầy đủ sự rõ biết tướng chân thật.

Chánh đạo là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì lìa xa hết thảy các đường tà.

“Thánh đế là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì dứt trừ hết thảy mọi phiền não.

Bốn biện tài là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì trừ dứt được mọi sự nghi hoặc của chúng sinh.

“Duyên niệm là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì không cần nghe nơi người khác mới được trí huệ.

“Bạn tốt là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì việc gìn giữ hết thảy công đức đều được thành tựu.

“Phát tâm là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì thành tựu được sự chân thật không lừa dối chúng sinh.

“Dụng ý là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì vượt ra khỏi hết thảy các pháp.

“Chuyên tâm là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì giúp tăng trưởng lợi ích cho các pháp lành.

“Tư duy thiện pháp là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì tùy theo chỗ được nghe chánh pháp mà được thành tựu.

“Nhiếp thủ là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì thành tựu việc giáo hóa chúng sinh.

“Hộ trì chánh pháp là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì khiến cho hạt giống Tam bảo truyền mãi không dứt.

“Nguyện lành là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì thành tựu được cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh.

“Phương tiện là pháp môn hỗ trợ Bồ-đề, vì được mau chóng thành tựu trí hiểu biết tất cả.

“Thiện nam tử! Như vậy gọi là các pháp môn thanh tịnh hỗ trợ Bồ-đề của hàng Bồ Tát.’

“Thiện nam tử! Bấy giờ đức Như Lai Bảo Tạng quay nhìn khắp đại chúng Bồ Tát, rồi bảo Bồ Tát Đại Bi: ‘Này Đại Bi! Thế nào là Bồ Tát dùng sự không sợ sệt để trang nghiêm tốt đẹp, đầy đủ đức nhẫn?

“Thiện nam tử! Nếu Bồ Tát thấy được ý nghĩa rốt ráo thì đạt được sự tinh tấn, không ngu si, không đắm chấp trong Ba cõi. Nếu không đắm chấp trong Ba cõi thì gọi đó là tam-muội, là pháp không sợ sệt của bậc sa-môn. Như đưa tay vào khoảng không chẳng có gì để nắm bắt, lại quán xét các pháp thấy không thật có tướng mạo.

“Đại Bi! Như vậy gọi là Đại Bồ Tát dùng sự không sợ sệt để trang nghiêm tốt đẹp.

“Thiện nam tử! Thế nào là Bồ Tát đầy đủ đức nhẫn? Vị Bồ Tát như vậy trong lúc trụ nơi các pháp không thấy có vô số tướng mạo của các pháp nhiều như những hạt bụi nhỏ; thực hành quán xét theo cả hai chiều thuận nghịch, đối với các pháp, hiểu rõ được ý nghĩa không có quả báo; trong khi tu tập lòng từ hiểu rõ là không có ngã, trong khi tu tập lòng bi hiểu rõ là không có chúng sinh, trong khi tu tập lòng hỷ hiểu rõ là không có mạng sống, trong khi tu tập lòng xả hiểu rõ là không có người khác.

“Tuy thực hành bố thí nhưng không thấy có vật mang ra bố thí. Tuy thực hành trì giới nhưng không thấy có tâm thanh tịnh. Tuy thực hành nhẫn nhục nhưng không thấy có chúng sinh. Tuy thực hành tinh tấn nhưng không thấy có tâm xa lìa tham dục. Tuy thực hành thiền định nhưng không thấy có tâm ác phải trừ bỏ. Tuy thực hành trí huệ nhưng không thấy tâm có chỗ thực hành.

“Tuy thực hành Bốn niệm xứ nhưng không thấy có sự tư duy. Tuy thực hành Bốn chánh cần nhưng không thấy có sự sinh diệt của tâm. Tuy thực hành Bốn như ý túc nhưng không thấy có các tâm vô lượng.

“Tuy thực hành tín nhưng không thấy có tâm không chướng ngại. Tuy thực hành niệm nhưng không thấy có tâm được tùy ý tự tại. Tuy thực hành định nhưng không thấy có tâm nhập định. Tuy thực hành huệ nhưng không thấy có căn cơ trí huệ.

“Tuy thực hành Năm sức nhưng không thấy có chỗ phá trừ. Tuy thực hành Bảy giác ý nhưng tâm không có sự phân biệt.

“Tuy thực hành Tám chánh đạo nhưng không thấy có các pháp. Tuy thực hành định nghiệp nhưng không thấy có sự tịch tĩnh của tâm. Tuy thực hành huệ nghiệp nhưng không thấy có chỗ làm của tâm. Tuy thực hành Bốn thánh đế nhưng không thấy có sự thông đạt tướng của pháp.

“Tuy tu tập niệm Phật nhưng không thấy có vô lượng các tâm hành. Tuy tu tập niệm Pháp nhưng tâm bình đẳng đối với pháp giới. Tuy tu niệm Tăng nhưng tâm không có chỗ trụ, nhờ giáo hóa chúng sinh mà tâm được thanh tịnh.

“Tuy nắm giữ chánh pháp nhưng đối với các pháp giới tâm không có sự phân biệt. Tuy tu tập tịnh độ nhưng tâm bình đẳng như hư không. Tuy tu tập các tướng tốt đẹp nhưng trong tâm không có các tướng.

“Tuy đạt được sự nhẫn nhục nhưng tâm không có chỗ nắm giữ. Tuy trụ ở địa vị không còn thối chuyển nhưng thường tự mình chẳng thấy có sự thối chuyển hay không thối chuyển. Tuy thực hành dựng lập đạo tràng nhưng rõ biết trong Ba cõi không có tướng nào khác. Tuy phá hoại các ma nhưng chính là làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh.

“Tuy thực hành đạo Bồ-đề nhưng quán các pháp đều là không, không có tâm Bồ-đề. Tuy chuyển bánh xe pháp nhưng đối với hết thảy các pháp không có sự xoay chuyển hay trở về. Tuy cũng thị hiện nhập cảnh giới Niết-bàn rốt ráo nhưng trong tâm đối với chốn sinh tử luôn bình đẳng không thấy có khác biệt.

“Như vậy gọi là Bồ Tát được đầy đủ đức nhẫn.” "
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
TRÍCH VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
(Đại Sư Thật Hiền soạn )
"Thật Hiền tôi , một sư tăng phàm phu , hư hèn ngu muội , dập đầu lạy khóc , rớm máu quanh mi , van xin đại chúng hiện tiền , cùng tín hữu nam nữ mai hậu , cúi xin quý vị xót thương , ghé tai nghe xét

Từng nghe: cửa yếu vào đạo lấy sự phát tâm làm đầu , việc cấp thiết tu hành lấy sự lập nguyện làm trước . Nguyện có lập thì chúng sinh mới độ nổi , tâm có phát thì đạo mới tựu thành. Nếu tâm rộng lớn không phát , nguyện kiên cố không lập , dù trải qua trăm kiếp ngàn đời, vẫn cứ quanh quẩn trong vòng luân hồi mãi mãi . Dù có gia công tu hành , cũng chỉ nhọc công vô ích , đắng cay vẫn hoàn đắng cay

" Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói :"Quên mất tâm Bồ Đề mà tu hành các thiện pháp , gọi là việc làm của ma ". Quên mất còn như thế , huống nữa còn chưa phát . Cho nên biết rằng , muốn học đạo Như Lai , trước hết phải phát nguyện Bồ Đề , không thể trì hoãn , chần chờ được .

Nhưng tâm nguyện có nhiều tướng trạng khác nhau, nếu không trình bày biết đâu mà hướng tới . Nay vì đại chúng xin nói tóm lược . Tướng trạng của tâm nguyện có tám , đó là : tà, chánh, chân, ngụy, đại , tiểu , thiên , viên

Ở đời có người sau khi vào chùa tu , nhưng chẳng xét tâm mình , chỉ chuyên lo những việc bên ngoài: hoặc cầu sướng thân. hoặc ham nổi tiếng hoặc ưa thích dục lạc thế gian, hoặc cầu mong quả vui mai hậu. Phát tâm như thế , đích thực là tà.
Danh lợi không ham , quả vui chẳng thiết ,chỉ mong giải thoát , đạt đạo Bồ Đề . Phát tâm như thế , được gọi là chánh

Niệm niệm liên tục trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh . Nghe Phật Đạo cao siêu , không sinh sầu lo thoái chí ; thấy chúng sinh khó độ , không sinh mệt mỏi sờn lòng. Như trèo núi cao muôn trượng, quyết lên thấu đỉnh; như leo tháp lớn chín tầng, phải leo tận nóc. Phát tâm như thế , được gọi là chân. Có tội không sám hối , có lỗi không dứt trừ . Ngoài sạch trong dơ, trước siêng sau trễ. Tâm tuy tốt đấy nhưng phần lớn bị danh lợi xen lẫn. Pháp tuy hay đấy , nhưng oan uổng vì bị vọng nghiệp nhuốm bẩn. Phát tâm như thế , đích thị là ngụy

Cõi chúng sinh hết , nguyện tôi mới hết ; đạo Bồ Đề thành , nguyện tôi mới mãn . Phát tâm như thế được gọi là Đại
Xem ba cõi như lao ngục , nhìn sinh tử tợ oan gia , chỉ mong tự độ , không muốn độ người . Phát tâm như thế , chính là Tiểu .


Ngoài tâm nếu thấy có chúng sinh cần độ , có Phật đạo mong thành , công phu không xả, thấy biết không tan . Phát tâm như thế , chính là Thiên. Nếu biết tự tánh là chúng sinh , nên nguyện độ thoát . Tự tánh là Phật đạo , nên nguyện tu hành . Không có pháp nào ngoài tâm riêng có . Đem tâm hư không mà phát nguyện hư không , tu hạnh hư không , chứng quả hư không . Cũng không có tướng hư không có thể đắc chứng . Phát tâm như thế , được gọi là Viên


Biết được tám tướng khác nhau trên đây là biết cứu xét . Biết cứu xét là biết lấy bỏ . Biết lấy bỏ là biết phát tâm . Cứu xét như thế nào ?Đem tâm mình ra để cứu xét , so với tám tướng nói trên để biết tâm mình là chánh ,là tà, là chân , là ngụy, là đại , là tiểu , là thiên , hay viên . Lấy bỏ thế nào ? Bỏ tà , bỏ ngụy , bỏ tiểu , bỏ thiên . Lấy chánh , lấy chân , lấy đại , lấy viên . Phát tâm như thế mới gọi chân chánh phát tâm Bồ Đề

Tâm Bồ Đề này là pháp lành hàng đầu trong các pháp lành . Phát khởi được tâm ấy hẳn phải có nhân duyên . Tóm gọn có mười nhân duyên phát khởi :
1- Nhớ nghĩ ơn nặng của Phật
2-Nhớ nghĩ công ơn cha mẹ
3-Nhớ nghĩ công ơn sư trưởng
4- Nhớ nghĩ công ơn thí chủ
5- Nhớ nghĩ công ơn chúng sinh
6-Nhớ nghĩ khổ đau sinh tử
7- Tôn trọng tánh linh của mình
8-Sám hối nghiệp chướng đã gây
9- Nguyện cầu vãng sanh Tịnh Độ
10- Làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài"
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
TIẾP THEO TRÍCH VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ ĐẠI SƯ THẬT HIỀN soạn
1-Thế nào là nghĩ nhớ ơn nặng của Phật ?
Đức Thế Tôn Như Lai chúng ta khi mới phát tâm , vì tất cả chúng sinh tu Bồ Tát đạo, trải vô lượng kiếp , nếm đủ mùi cay đắng gian lao. Khi ta tạo nghiệp , đức Phật rất xót thương , tìm cách giáo hóa nhưng ta ngu si, chẳng chịu nghe theo. Ta đọa địa ngục , Phật lại càng thương , muốn thay chịu khổ, nhưng ta nghiệp nặng , không phương cứu vớt. Ta sinh cõi người,Phật dùng phương tiện , giúp trồng căn lành , đời đời kiếp kiếp , Ngài luôn theo dõi từng tâm niệm, cứu vớt chúng sinh không chút nào bỏ sót. Khi Phật xuất thế , ta còn chìm đắm, nay được làm người thì Phật đã diệt. Tội lỗi chi khiến ta sinh vào thời mạt pháp, phước đức nào mà ta được dự vào hàng ngũ xuất gia ? Nghiệp chướng chi khiến ta không được thấy thân vàng của Phật , may mắn nào xui ta được thấy xá lợi như vậy ?Suy nghĩ như thế thì mới rõ lẽ : giả sử quá khứ không trồng thiện căn, làm sao hôm nay có thể được nghe Phật pháp ? Không nghe phật pháp làm sao biết mình thường thọ nhận ân của Phật ? Ân đức ấy non sâu khó sánh. Trừ phi tự mình phát tâm rộng lớn , hành đạo Bồ tát, xây dựng đạo tràng , cứu độ chúng sanh, còn không thì dù cho thịt nát xương tan , cũng khó mà đền đáp xứng đáng . Đó là nhân duyên thứ nhất của sự phát tâm Bồ Đề .
ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p>
2-Thế nào là nhớ nghĩ công ơn cha mẹ ?
Thương thay cha mẹ sinh ta nhọc nhằn ! Mười tháng cưu mang , ba năm bú mớm. Bên ướt mẹ nằm , bên ráo con lăn ; ngậm đắng nuốt cay, ngọt bùi chẳng tưởng. Khổ công nhường ấy , ta mới thành người . Hy vọng về sau , tiếp nối gia phong , lo phần tế tự . Vậy mà nay ta lại đi xuất gia , lạm xưng Thích Tử , nhục hiệu sa môn.Ngọt bùi không cung cấp, giỗ chạp chẳng lo toan . Lúc còn sống ta đã không chu toàn được miếng cơm manh áo , khi chết rồi ta lại chẳng đủ sức tiếp dẫn giác linh. Đối với thế gian là kẻ sống thừa, về mặt xuất thế cũng chẳng ích chi . Hai đường đều mất , tội nặng khó thoát . Suy nghĩ như thế , chỉ còn một cách là thương hành Phật đạo trong trăm kiếp ngàn đời , để cha mẹ nhiều kiếp được siêu thăng, không những cha mẹ một đời mà cha mẹ của tất cả đều được cứu vớt . Đó là nhân duyên thứ hai của sự phát tâm Bồ Đề
<o:p></o:p>
3-Thế nào là nhớ nghĩ công ơn sư trưởng ?
Cha mẹ tuy sinh ta nuôi ta khôn lớn, nhưng nếu không có sư trưởng thế gian thì lễ nghĩa không biết ; không có sư trưởng xuất thế gian thì thì Phật pháp không hay . Không biết lễ nghĩa thì có khác chi cầm thú , không tin Phật pháp ắt đồng với người phàm . Ngày nay chúng ta có biết sơ qua ít nhiều về Phật pháp , lễ nghĩa cũng biết tạm đủ . Thân phủ ca sa. Mình đượm giới phẩm . Công ơn lớn ấy chính nhờ sư trưởng mà có
Nếu cầu quả nhỏ , chỉ được lợi mình, nay theo Đại thừa , nguyện đem lợi lạc đến khắp quần sinh , thì sư trưởng thế gian và sư trưởng xuất thế , cả hai đều được lợi ích, do ta cúng hiến . Đó là nhân duyên thứ ba của sự phát tâm Bồ Đề
<o:p></o:p>
4-Thế nào là nhớ nghĩ công ơn thí chủ ?
Chúng ta ngày nay đồ vật dùng hằng ngày chẳng phải do ta tự cấp . Cháo cơm ba bữa, quần áo bốn mùa , thuốc men trị bệnh, chi phí linh tinh… hết thảy đều do sức lực của kẻ khác làm ra ,mang đến cho ta chi dùng .Họ thì dốc sức cày cấy , bụng chẳng đủ no , ta thì ngồi không an hưởng, mà lòng vẫn còn chưa thỏa. Họ thì đan dệt không ngừng tay, suốt đời gian khổ , ta thì may mặc đến thừa mứa , đâu biết tiếc thương . Họ thì nhà tranh vách lá , nghèo khó suốt đời , ta thì sân rộng nhà dài, . Đem sức lao nhọc của họ để cung cấp cho sự an nhàn của ta , lòng ta sao yên được ?Lấy cái lợi của người để bồi dưỡng thân ta sung sướng , như vậy xét theo lý thì có thuận không ?Nếu chẳng phải mình vận dụng hai đức bi trí , trang nghiêm hai quả phước tuệ để tín thí nương nhờ ơn đức , chúng sinh thọ nhận ân sủng, thì dù gạo chỉ một hạt , vải chỉ một ô, mà mình đã thọ cúng trước kia , đến nay đều phải trả đủ , không thì ác báo khó trốn . Đó là nhân duyên thứ tư của sự phát tâm Bồ Đề
<o:p></o:p>
5-Thế nào là nhớ nghĩ công ơn chúng sinh ?
Ta với chúng sinh , từ bao kiếp trước , hết đời nọ qua đời kia , từng làm cha mẹ của nhau. Ơn nghĩa qua lại , nhiều lớp nhiều tầng . Nay vì cách dời , cho nên hôn mê không nhận ra nhau . Cứ lấy lý ấy mà suy thì sao không biết đền đáp ! Nay là loài mang lông đội sừng , biết đâu xưa kia không là con ta ?Nay là loài bò, bay, máy , cựa, biết đâu xưa kia chẳng phải là cha mẹ ta ? Thường thấy bao người khi trẻ lìa xa gia đình , luasc lớn trở về dung mạo đổi khác không thể nhận ra . Huống nữa cha mẹ đời trước của ta , ngày nay kẻ thì họ Trương, người thì họ Vương , làm sao nhớ được ? Họ đang gào thét trong địa ngục, hoặc đang ngất ngư trong chốn ngạ quỷ . Khổ đau ai biết , đói khát kêu ai? Ta tuy không thấy không nghe, nhưng họ thì luôn cầu xin cứu vớt. Nếu chẳng phải kinh điển thì không chỗ nào có thể nói rành việc ấy , nếu chẳng phải đức Phật thì không ai tả rõ cảnh này . Hạng người tà kiến không sao biết nổi ! Bồ tất nhìn sâu kiến , thấy toàn là cha mẹ quá khứ và chư Phật vị lai , cho nên thường nhớ cách giúp đỡ để báo đền ơn chúng. Đó là nhân duyên thứ năm của sự phát tâm Bồ Đề
<o:p></o:p>
6-Thế nào là nhớ nghĩ khổ đau sinh tử ?
Ta cùng chúng sinh từ bao kiếp trước , sinh tử quẩn quanh ,chưa từng thoát khỏi . Khi ở cõi trời , lúc sinh cõi người . Nơi kia chốn nọ , ra vào muôn lối , lên xuống nửa giây . Thoáng chốc làm người , thoáng chốc làm trời, thoáng chốc chui vào địa ngục , ngạ quỷ , súc sinh . Cổng đen sáng ra chiều vào , hang sắt mới khép đã mở . Leo lên núi dao thì không còn mảnh da nguyên vẹn, vịn vào kiếm bén thì da thịt đều bị rách tan. Hoàn sắt nóng không trừ được đói , nuốt vào rồi gan ruột nát tan , nước đồng sôi không giải được khát . Uống vào rồi xương thịt chín nhừ . Cưa bén xả thây , đứt xong liền nối , gió nghiệp thổi vào mặt , chết rồi lại sinh. Trong thành rực lửa thảm thê tiếng thét rú lên , trên bàn xào nướng , tê tái tiếng gào vang vọng. Trong chốn địa ngục một đêm chết sống kể vạn lần , một buổi thọ hình chốn u minh so với chốn nhân gian thì lâu trong thế kỷ . Lúc thọ hình mới kêu van khổ , nhưng dù hối cũng chẳng kịp nữa . Khi thoát rồi thì vội quên ngay vẫn nghiệp cũ lại gây như trước Xua heo vào lò mổ , nào ngờ cha mình sắp rã thây . Ăn thịt con mà không biết , ăn thịt cha mà chẳng hay . Năm xưa ân ái , nay thành oan gia , thưở trước oán cừu , nay thành ruột thịt . Đời trước là mẹ , mà nay là vợ . Thưở xưa là cha , mà nay lại là chồng . Lấy trí túc mạng mà soi , thật đáng hổ thẹn biết mấy . Dùng thiên nhãn mà nhìn , thấy đáng chán đáng cười biết bao .
Tâm không thường làm chủ , giống kẻ lái buôn khắp nơi rong ruổi , thân hình không có định , khác nào phòng ốc nay đổi mai thay . Chỉ nơi mảy bụi ở ba ngàn cõi , thân nọ quay cuồng như song nhấp nhô nơi bốn biển , qua lại vô tận không cùng , nước mắt ly biệt trào dâng kể sao cho xiết ! Xương chồng chất vượt quá núi cao Giả sử không được nghe lời Phật dạy , việc như thế ai thấy ai nghe . Không được xem kinh Phật thì lý đó ai hay ai
biết ?Vậy mà có kẻ vẫn tham luyến như xưa , si mê không bỏ . Chỉ e ngàn đời muôn kiếp , một lầm trăm lẫn , dây dưa trăm kiếp . Thân người khó được mà dễ mất , vận may dễ qua mà khó tìm . Âm cảnh mờ mịt , biệt ly dài lâu . Ác báo ba đường , rồi phải tự chịu .
Khổ không thể nói , ai chịu thay cho ? Nhân nói đến đây , thật cảm thấy trong lòng lạnh lùng đau xót . Cho nên phải dứt dòng sanh tử , thoát biển ái dục , mình người cùng thoát , bờ giác cùng lên . Công lao muôn kiếp chính được bắt đầu từ buổi hôm nay . Đó là nhân duyên thứ sáu của sự phát tâm Bồ Đề
<o:p></o:p>
7-Thế nào là tôn trọng tánh linh của mình ?
<o:p></o:p>Tâm của chúng ta trong hiện tiền , so với đức Thích ca Mâu Ni không hai không khác . Thế thì ví sao Thế Tôn đã thành Chánh Giác từ vô lượng kiếp , còn chúng ta thì vẫn điên đảo hôn mê làm phàm phu?
Lại nữa , Thế Tôn có đủ vô lượng thần thông trí huệ , công đức trang nghiêm còn chúng ta chỉ có vô lượng phiền não , nghiệp chướng , sinh tử buộc chặt ? Tâm tánh chỉ một , do mê, ngộ , nên cách xa. Cứ im lặng mà suy gẫm lại xem , há chẳng thấy đáng xấu hổ sao ? Ví như ngọc báu vô giá rơi xuống bùn nhơ , thì cũng xem giống như là ngói gạch chẳng còn quý báu . Cho nên phải dùng vô lượng thiện pháp để đối trị vô lượng phiền não . Có gia công tu đức thì tánh đức mới sáng ra . Như ngọc báu được lau chùi , đem treo lên phướng cao thì tỏa ánh sáng rực chiếu , soi khắp tất cả . Thế mới đáng gọi là không phụ sự giáo hóa của Phật , chẳng phụ tánh linh của mình , đó là nhân duyên thứ bảy của sự phát Bồ Đề tâm
<o:p></o:p>
8-Thế nào là sám hối nghiệp chướng ?
Phạm một giới nhỏ , bị đọa địa ngục lâu bằng ột trăm tuổi thọ của cõi trời Tứ Thiên Vương . Huống nữa tội nặng thì quả báo lớn thật là khó nói . Trong nếp sống hằng ngày một cử chỉ một hành động của chúng ta thường trái với luật Phật . Khi ăn lúc uống phạm giới bao phen. Kể cả các điều vi phạm , chỉ trong một ngày cũng đã vô lượng, huống nữa trọn đời nhiều kiếp , tội lỗi gây ra thì khó mà nói hết . Chỉ lấy riêng ngũ giới mà nói, cứ mười người giữ đã hết chin người phạm . Ngũ giới là các giới tại gia đã khó giữ nổi , huống nữa là các giới Sa Di , Tỳ Kheo , Bồ Tát … thôi khỏi bàn đến.
Nên biết rằng giới Phật không thọ thì thôi , đã thọ rồi không được hủy phạm. Không phạm thì thôi , đã phạm rồi thì khó tránh sa đọa . Nếu không vì xót thương người , xót thương mình lệ rơi theo tiếng thiết tha , thân quỳ lạy thảm thiết , cùng với chúng sinh cấu xin sám hối , thì dù nghìn đời muôn kiếp , ác báo khó bề tránh khỏi . Đó là nhân duyên thứ tám của sự phát Bồ Đề tâm
<o:p></o:p>
9-Thế nào là cầu sinh Tịnh Độ ?
Tu hành ở cõi này rất khó tiến đạo , nhưng được vãng sinh cõi kia thì việc thành Phật lại dễ dàng . Vì dễ dàng nên một đời có thể đạt được , vì quá khó cho nên muôn kiếp chưa chắc tựu thành
Vì vậy Thánh hiền đời trước , các vị đều thú hướng về đây ; ngàn kinh muôn luận , chỗ nào cũng giải bày nghĩa này . Việc tu hành trong đời mật pháp không còn pháp nào được hơn pháp ấy . Song, kinh nói rằng :’It căn lành khó được vãng sanh , nhiều phước đức mới về cõi tịnh” Noi phước đức dày không chi bằng chấp trì danh hiệu, nói điều laanhf nhiều, phát tâm rộng lớn chiếm ưu tiên . Vừa phát được tâm Bồ Đề rộng lớn , liền vượt trội công đức tu hành trong nhiếu kiếp. Bởi vậy , niệm Phật là mong ước làm Phật , nếu tâm lớn không phát thì niệm cunhx chẳng ích chi . Phát tâm là nhằm mục đích tu hành, nếu Tịnh Độ không sinh thì , tuy có phát tâm nhưng cũng dễ thối chuyển . Thế thì gieo giống Bồ Đề , phải cày bằng lưỡi cày niệm Phật, đạo quả tự nhiên tăng trưởng . Cỡi thuyền đại nguyện , vào được biển lớn Tịnh Độ , quyết định vãng sanh Tây phương . Đó là nhân duyên thứ chin của sự phát tâm Bồ Đề
<o:p></o:p>
10-Thế nào là làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài ?
Thế Tôn từ vô lượng kiếp vì tất cả chúng ta mà tu đạo Bồ Đề . Ngài làm được việc khó làm , nhẫn được điều khó nhẫn . Cho nên , khi nhân quả tròn đủ , ngài mới thành Phật. Sau khi thành Phật , giáo hóa hoàn tất , ngài vào Niết Bàn . Nay thới Chánh Pháp đã qua , thời Tượng Pháp đã hết , dù Phật và pháp vẫn còn đó , mà không có người tu hành. Tà chánh chẳng phân , phải trái lẫn lộn. Tranh đua nhân ngã, toàn phường lợi danh. Ngước mắt nhìn quanh , mọi người đều như vậy , chẳng ai thoát khỏi , mịt mù chẳng biết Phật là ai ? Pháp là gì ?Tăng nghĩa ra sao ? Suy tàn đến thế , không thốt nên lời ! Nhưng mỗi khi nghĩ đến việc ấy thì bất giác lệ tuôn.
Cúi xin đại chúng ….. ai chưa phát thì phát , ai phát rồi thì nên tăng trưởng , ai tăng trưởng rồi thì nay cứ tiếp tục. Đừng thấy khó mà sợ hãi lùi bước , đừng cho dễ mà khinh thường , đừng ham mau mà không giữ được bền lâu , đừng lười nhác mà mất lòng dõng mãnh , đừng rụt rè mà giảm khí thế đang lên , đừng vì chần chờ mà hẹn nay hẹn mai. Đừng tự cho mình ngu mà buông thả tất cả , đừng vì căn cơ chậm lụt mà mặc cảm rằng mình không được dự phần . Ví như trồng cây , trồng lâu thì rễ lần càng ăn sâu . Lại ví như mài dao , mài hoài thì dao cùn phải bén. Đâu nên vì cạn mà không trồng , để mặc cho cây khô héo hay vì cùn mà không mài , để mặc cho dao sét rỉ , thành vật vô dụng . Lại nữa, nếu bảo tu là khổ , đâu biết lười biếng lại khổ hơn . Tu chỉ nhọc nhất thời mà an vui vĩnh viễn , lười biếng thì tạm thong thả một đời mà chịu khổ muôn kiếp . Huống nữa , lấy pháp môn Tịnh độ làm tàu thuyền , thì lo gì thối chuyển ; lại thêm có trí tuệ vô sinh làm sức đẩy , thì ngại gì gian nan . Nên biết , tội nhân ở địa ngục còn phát tâm Bồ Đề từ kiếp trước ; nay được làm người lại là Phật Tử sao không lập nguyệ ngay trong đời này ?
Vì hôn mê từ bao kiếp trước , nên những gì qua rồi không thể ngăn cản . Nhưng ngày nay đã tỉnh ngộ thì những gì sắp đến còn có thể đón bắt . Còn nếu mê mà chưa tỉnh thì đương nhiên là việc đáng thương , nhưng biết mà không làm thì mới thật là điều đáng tiếc . Nếu sợ cái khổ địa ngục thì tự sinh khởi tinh tấn, nếu nghĩ cái chết gần kề thì không còn lười nhác
Lại nữa , phải lấy Phật pháp làm roi giục , lấy bạn lành làm tay dắt . Vội mấy cũng không rời , trọn đời luôn bám chặt . Như vậy không còn lo gì thối chuyển nữa . Chớ bảo rằng một niệm chẳng đi đến đâu , đừng cho rằng nguyện suông chẳng ích gì . Tâm chân thì việc thật , nguyện rộng lớn thì tâm hạnh sâu sa . Hư không chẳng có rộng lớn, tâm vương mới là rộng lớn ; kim cương chẳng bền chắc , chỉ nguyện lực mới bền chắc.
Nếu đại chúng thật tâm không vứt bỏ lời tôi , thì xin nguyện cùng làm quyến thuộc Bồ Đề , bạn lành Tịnh Độ . Nguyệ cùng sinh Tịnh Độ , cùng thấy Di ĐÀ , cùng độ chúng sinh , cùng thành chánh giác
Biết đâu ba mươi hai tướng tốt và trăm phước trang nghiêm sau này , chẳng phái bắt đầu từ buổi phát tâm lập nguyện hôm nay.
Rất mong lắm thay ! Rất mong lắm thay!
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên