Yeshe Lama (Keith Dowman)

Yeshe Lama (Keith Dowman)

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
1725939268172.png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
YESHE LAMA

CẨM NANG THỰC HÀNH ĐẠI TOÀN THIỆN

VÔ THƯỢNG YOGA CỦA JIGME LINGPA



NGUYÊN TÁC:

YESHE LAMA

JIGME LINGPA’S DZOGCHEN ATIYOGA MANUAL



Dịch sang tiếng Anh: Keith Dowman



Việt dịch: Ẩn Tiên
(Cuốn sách này được dịch sang tiếng Việt không có mục đích xuất bản hoặc kinh doanh)​
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
NỘI DUNG



Giới thiệu

Yeshe Lama



Phần Một

Chương 1: Tu tập căn bản

Chương 2: Kết quả trong Đột Phá Không Thiền Định

Chương 3: Kết quả trong các phương pháp Vượt Qua



Phần Hai

Chương 4: Bốn Trung Ấm



Phần Ba

Chương 5: Các Cõi Hóa Thân Tự Nhiên



Phụ Lục
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Để tôn vinh hai vị tâm tử của Jedrung Tinle Jampa Jungne, các hóa thân của Padma Jungne, các terton và bồ tát, không sinh và không tử, với lòng đại bi, Kanjur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje và Dujom Rinpoche Jigtral Yeshe Dorje.




Dành riêng cho Isla, Xavi, Zaki, Seb và

Arlo, cùng tất cả thế hệ của họ.






“Vào cuối kỷ Kali, Đại Toàn Thiện sẽ phát triển và hưng thịnh trong khi các thừa thấp hơn sẽ suy yếu”.

Một lời tiên đoán của Guru Rinpoche

(Đạo sư Liên Hoa Sinh)
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
GIỚI THIỆU

(Keith Dowman)

Đây là Yeshe Lama vĩ đại, cẩm nang thực hành Đại Toàn Thiện nổi tiếng nhất, toàn diện nhất và hiệu quả nhất. Đây là cuốn sách khởi nguồn đầu tiên về các giáo huấn Đột phá & Vượt Qua (Trekcho & Thogal). Khi Đại Toàn Thiện mới đến với tôi, Yeshe Lama được giới thiệu tương đương với chính Đại Toàn Thiện. Tên của nó được thì thầm nói ra, giống như tên của các lama nổi tiếng nhất trong dòng truyền thừa. Nếu việc tu luyện căn bản trong Kim Cang Thừa đầy gian truân thì phần thưởng không thể so sánh được là Yeshe Lama. Chỉ nhìn thấy cuốn sách này thôi cũng có thể gợi lên kinh nghiệm điểm đạo và tựa đề chú thuật của nó cũng đủ loại bỏ mọi trở ngại hoặc xua tan mọi lệch lạc tinh thần. Đặt nó trên đầu, năng lực gia trì của nó ngang bằng với sự gia trì của Lama gốc về trao truyền năng lực. Được lama tặng cho một bản sao in chữ cũ, đó chỉ có thể là dấu hiệu của sự ưu ái đặc biệt và tin tưởng của ông đối với đứa con tâm huyết của mình. Đó là phần thưởng được đưa ra như một sự khích lệ ngay cả trước khi nhận được chỉ dẫn Dzogchen cơ bản.

Chắc chắn Yeshe Lama xứng đáng với danh tiếng của mình. Nó vẫn là viên ngọc quý của dòng truyền thừa Dzogchen ngày nay. Nó nằm trên đỉnh cao của kho văn học Longchen Nyingthik, trình bày các yoga thiết yếu của Dzogchen trong hướng dẫn cốt lõi. Longchen Nyingthik dựa vững chắc vào linh kiến của Longchen Rabjampa, một trải nghiệm Dzogchen rộng lớn, sâu xa được viết ra là Bảy Kho Báu, đến lượt nó lại dựa trên những mật điển của Nyingma Gyubum, kho tàng văn học của Dzogchen. Rigzin Jigme Lingpa, học giả thần bí biên soạn Longchen Nyingthik, là một hóa thân của Longchenpa theo nghĩa thích hợp nhất của từ này. Ông đã viết nó ra trong một thời kỳ mà sự đàn áp dòng truyền thừa của ông, đang ở thời điểm thấp kém nhất của lịch sử dòng truyền, nhưng Longchen Nyingthik đã trở thành hạt giống, gốc rễ và nhánh của sự phục hưng Dzogchen vang dội khắp thế giới vào đầu thế kỷ XXI.

Bản in mộc đã ngả vàng, được đánh dấu kỹ lưỡng của Yeshe Lama, được bọc trong lụa qua nhiều thập kỷ, nhưng giờ đây nó cần một sự mạnh dạn để được dịch thuật, ý nghĩa của nó trong dòng truyền thừa và ý nghĩa sâu sắc của nó trong Dzogchen truyền thống gây ra tình trạng do dự. Tuy nhiên, điều tạo ra sự cân bằng là cảm giác rằng vào thời điểm này trong quá trình truyền bá truyền thống bất nhị của Tây Tạng sang phương Tây, tương lai của nó như một công cụ tốt đẹp phụ thuộc vào quá trình giải thể và cải cách các hình thức cũ, cũng như sự hồi sinh tương tự trong chiều sâu và cường độ đối với thời kỳ phục hưng Dzogchen mà Jigme Lingpa đã khởi xướng ba trăm năm trước ở Tây Tạng. Một sự cải cách như vậy chắc chắn phụ thuộc vào sự thể hiện cái thấy, thiền định và hành động của Dzogchen từ người phương Tây bản địa, những người đã tiếp thu truyền thừa, đồng hóa nó và có thể diễn đạt nó bằng nhiều phương thức, bằng lời nói và không lời, phù hợp với nền văn hóa của họ, và đáng buồn thay, cũng phù hợp với thời trang hiện đại. Bản dịch này của Yeshe Lama được cung cấp cho bất cứ ai may mắn được xem qua nó, giống như một dường dẫn từ hệ thống cũ đến hệ thống mới, một di tích quý giá của Tây Tạng cũ góp phần vào nhận thức năng động về hệ thống mới. Việc xem xét lại các giới hạn truyền thống đã trở nên cứng nhắc trên cao nguyên Tây Tạng qua hàng trăm năm thực hành bảo thủ cũng có thể mang lại lợi ích cho thế hệ trẻ ở cả Tây Tạng lẫn những người lưu vong.

Theo quan điểm cấp tiến này, việc giữ gìn và bảo tồn những bí mật của Yeshe Lama cho thế hệ sau đứng thứ hai sau việc tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận nó ngay bây giờ. Bên cạnh những người theo con đường tiệm tiến truyền thống, cũng bao gồm những người đang từ Kim cương thừa tiến vào Dzogchen căn bản, những người chưa bao giờ được nhận quán đỉnh và những người đã có cam kết cống hiến cho Dzogchen trong phần lớn cuộc đời họ, những người hiện đang sắp chết và có thể được hưởng lợi từ kinh kiến của Jigme Lingpa. Tương tự, nó có thể mang lại lợi ích cho những người trẻ tuổi có trực giác mạnh mẽ rằng Dzogchen và Yeshe Lama bằng cách nào đó đã tinh túy hóa nền tảng đặc trưng của phong trào New Age. Tuy nhiên, cần phải rõ ràng ngay từ đầu rằng Dzogchen của các lama theo truyền thống dạy nó như mục tiêu ở cuối con đường của truyền thống Ngôn Từ Linh Thiêng của Kim Cương Thừa, một con đường từng cấp bậc bao gồm sự rèn luyện tích cực trong văn hóa tôn giáo của Phật tử Tây Tạng, không phải là Dzogchen được tiết lộ và thảo luận trong phần giới thiệu này. Dzogchen này là một nhận thức hiện tại đích thực ngay tại đây và bây giờ, siêu việt mọi tôn giáo, kể cả Phật giáo, đạo Bon, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Điều đó được biết đến là Dzogchen cấp tiến.

Dzogchen cấp tiến, theo nghĩa căn bản của nó, hàm ý một sự cam kết toàn diện với việc thực hành rộng rãi, không cấu trúc, không giáo điều của Đại Toàn Thiện trong hiện tại. Cách thực hành rộng rãi như vậy lấy khuôn mẫu nghiệp báo từ cá nhân, có nguồn gốc di truyền, và sau đó được sửa đổi bởi điều kiện hành vi, làm điểm khởi đầu, rồi sau đó thông qua sự nhận biết bản tính con người chúng ta, sử dụng trạng thái không hành động của nó như là nguyên tắc tổng thể để báo hiệu cho những kinh nghiệm nhất thời của chúng ta. Thể hiện nguyên tắc đó, chúng ta vẫn thư giãn trong bản tính đích thực của mình. Điều bắt buộc ở đây là thừa nhận một cách không tự nguyện về tính nội tại không thể tránh khỏi của Đại Toàn Thiện. Do đó, điểm khởi đầu được gọi là tính tự phát vị tha vô hạn.

Thứ hai, Dzogchen cấp tiến ngụ ý sự quay trở lại cội nguồn của Dzogchen dưới hình thức các mật điển Atiyoga mang tính biểu tượng của Nyingma Gyubum, sự tiết lộ ban sơ của nó. Đây là nguồn cảm hứng chủ đạo cho chính Longchenpa và bởi mối liên hệ với Jigme Lingpa. Thứ ba, theo sát những mối quan tâm đó, Dzogchen cấp tiến, siêu việt mọi hình thái văn hóa, đòi hỏi sự đánh giá cao hình thức văn hóa bản địa của chúng ta ở một mức độ mở rộng thậm chí còn lớn hơn những hình thức và giá trị của nền văn hóa Ấn Độ và Trung Á, nơi khởi sinh đầu tiên và sau đó bảo tồn Dzogchen.

Đối với vấn đề thứ hai, việc quay trở lại cội nguồn của Dzogchen, phải thừa nhận rằng Yeshe Lama đã trở thành một trở ngại. Cuốn sách này đã trở thành một biểu tượng, một nguồn giáo điều, một kinh thánh Dzogchen, ngôn từ cuối cùng trong giáo huấn Dzogchen, và nó có thể không bị mâu thuẫn. Chắc chắn là nó khác rất ít so với linh kiến của Longchenpa và đó là một món quà quý giá. Nhưng trừ khi chúng ta muốn biến nền văn hóa tôn giáo Dzogchen của Tây Tạng thành một ngôi nhà tâm linh, không kém gì một nhà tù, chúng ta cần phải vứt bỏ những giả định thiêng liêng về Yeshe Lama. Nghĩ về các lama như những tu sĩ thao túng tối cao, những tu sĩ giỏi nhất châu Á và do đó cả thế giới, những tu sĩ sử dụng Kim Cương Thừa và Dzogchen để trang trí cho tổ ấm của mình, có thể phản tác dụng, nhưng để thành lập một cuốn sách về sự tiết lộ cuối cùng, không thể tranh cãi và không thể thay thế, rõ ràng phục vụ mục đích của những người sở hữu và dạy nó. Một nhóm nhỏ hành giả đi theo bậc thang thực hành tiệm tiến, được bảo vệ khỏi thế giới bởi những bức tường mandala, về mặt xã hội và tinh thần, là mối nguy hiểm về thể chế tôn giáo. Một tu sĩ ngồi trên đỉnh của hệ thống phân cấp được bảo vệ bởi một vòng tròn bên trong để nhận về phần thưởng là các vật phẩm. Không nên nguyền rủa tôn giáo, nhưng tại thời điểm này trong lịch sử loài người, chúng ta nên cân nhắc rằng việc phá bỏ các bức tường của cấu trúc độc tôn tôn giáo gần giống với sự sống còn của các giống loài.

Trở lại với những lời dạy Dzogchen cấp tiến: không có sự công nhận cấp trên và cấp dưới và chắc chắn không có sự phân biệt địa vị tâm đạo cao hay thấp, bởi vì không có sự công nhận phân biệt nhị nguyên giữa tinh thần và vật chất, thân và tâm. Dzogchen giống như bất cứ phương thức tồn tại thuần túy nào, là cách mà chúng ta thể hiện bản thân mình với chính mình mà không có sự lựa chọn hay ưu ái bởi vì nó là như vậy và nó phải như vậy. Bất cứ cái gì chúng ta là và bất cứ cái gì chúng ta làm trong thời điểm hiện tại là cách phù hợp với chúng ta đến mức hoàn hảo và không có vấn đề đánh giá hay so sánh tương đối nào, tất cả các so sánh đều mang tính chất phản cảm. Chúng ta có thể nói rằng Dzogchen vượt trội hơn tám phương pháp tiếp cận thấp hơn của Phật giáo, hoặc Vượt qua (thogal) vượt trội hơn Đột phá (trekcho), nhưng điều đó chỉ đúng trong thuật ngữ của con đường tuần tự tiệm tiến, nó đưa ra một lựa chọn tạm thời cho những đứa trẻ đã bỏ cuộc, hoặc nói đúng hơn là những người tin rằng mình đã bị rơi ra khỏi cái hiện tại ở đây và bây giờ. Kinh nghiệm mà Dzogchen cấp tiến dựa vào là sự giống nhau, sự giống nhau của sự tỉnh giác chói ngời trong mỗi nhận thức giác quan, và điều đó tạo ra trạng thái bình thản vô tư, từ đó đặt nền tảng cho sự bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội với tình bạn tôn giáo phổ quát nơi không có giáo điều và những hệ thống tín ngưỡng nặng nề.

Một nguyên lý căn bản khác của Dzogchen cấp tiến là sự tỉnh giác về hiện tại không thể được sắp đặt chỉnh sửa. Chúng ta không thể bị quy định vào Phật. Tâm trí không phải là một cỗ máy được lập trình để tỉnh giác. Trong chừng mực tính giác không bị già đi, hoạt động theo cách giống hệt khi còn nhỏ cũng như khi đã trưởng thành và già yếu, chỉ có các hình thái nhận thức thay đổi khi các giai đoạn của cuộc sống trải qua và sự khác biệt về màu sắc và hình dạng không hàm ý bất cứ sự tiến bộ nào về phẩm chất, đạo đức hay nhận thức. Các mô hình hành vi có nguồn gốc từ di truyền, các mệnh lệnh nội tiết tố, thói quen thường ngày sẽ được xác định bởi cả điều kiện bên ngoài và bên trong của từng giai đoạn cuộc đời. Kinh nghiệm sống có thể gây ra phản ứng Pavlovian giúp cải thiện cơ hội sống sót và sinh sản thành công của chúng ta. Nhưng tất cả những thay đổi như vậy đều thuộc danh mục nghiệp báo và được xác định theo nghiệp quả. Các chương trình nghị sự về văn hóa và tôn giáo có thể sửa đổi mô hình hành vi của chúng ta một chút, nhưng một lần nữa, chắc chắn, sự thay đổi đó không nhất thiết là sự cải thiện trong những điều kiện mang lại sự tỉnh giác trọn vẹn, hạnh xả ly, sáng tỏ, vô niệm và cảm giác mãn nguyện cao độ vốn là phẩm tính của Phật và yoga bất nhị.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
MỤC ĐÍCH VÀ TẦM NHÌN​

Mục đích của bản dịch này, mục đích của bất cứ bản dịch nào của Yeshe Lama, phải là cung cấp cho các nhà hoạt động Dzogchen, các hành giả yoga nam và nữ, một cẩm nang thực hành. Do đó, những mô tả rõ ràng về các phần thực hành sẽ được ưu tiên hơn bất kỳ cân nhắc mang tính học thuật nào. Hầu hết độc giả sẽ bị dẫn đến một kỳ vọng rằng Yeshe Lama đúng như được quảng cáo, là một cuốn cẩm nang thực hành theo từng cấp độ dành cho những người có ý định đạt được mục tiêu ở cuối con đường có bậc thang. Jigme Lingpa đã đặt tiêu đề cho văn bản của mình là “lamrim”, “hướng dẫn về các giai đoạn của con đường”. Từ điểm này, chúng ta sẽ được tha thứ nếu cho rằng Yeshe Lama thuộc về con đường Kim cương thừa tuần tự, và chắc chắn Jigme Lingpa tin Dzogchen và Kim cương thừa là không thể tách rời. Nhưng để đặt mệnh đề đó trong bối cảnh, chỉ thỉnh thoảng Kim cương thừa của Dzogchen mới xen vào văn bản, và thậm chí sau đó nó được thể hiện như một nghiệp bị cạn kiệt, kỹ thuật cần được vượt qua. “Từ lúc chấp nhận lama như một hiện thân của ba phương diện siêu phàm của đức Phật mà chúng ta quy y, cho đến khi mười đặc điểm chính của vô số mật điển được hiện thực hóa, tất cả các kinh nghiệm đều là biểu hiện của kết quả (rigpa) như là con đường”. Lời giới thiệu này, như trong bản dịch, Kim cương thừa được coi là bối cảnh văn hóa tôn giáo của Dzogchen, cái kén mà con bướm sẽ chui ra, quả trứng mà chim garuda sẽ nở ra, và như vậy nó tương đương với bối cảnh văn hóa hậu Ki tô giáo, phi giáo phái của chúng ta.

Ở phương Tây, nhiều người đã đến thời điểm đặt ra câu hỏi liệu Kim cương thừa Tây Tạng có thể đồng hóa được về mặt tâm lý và văn hóa hay không. Tốt hơn là chúng ta nhìn vào Dzogchen và những giáo huấn bất nhị khác. Dzogchen, tinh hoa của Kim cương thừa, được tách ra khỏi bối cảnh Tây Tạng và có thể được khám phá một cách bình đẳng trong tất cả mọi hình thức văn hóa phương Tây, khi nó được coi là con đường đỉnh cao phổ quát. Dzogchen cấp tiến này tồn tại bình đẳng trong văn hóa Ki tô giáo và hậu Ki tô giáo, trong gia đình truyền thống, trong giáo dục thế tục, điều kiện truyền thông và tất nhiên là trong nền văn hóa thay thế.

Do đó, Jigme Lingpa có thể đã đặt tên cho văn bản này là “lamrim”, nhưng sẽ phản tác dụng nếu tiếp cận nó với tư duy hướng đến mục tiêu hoặc ý định sử dụng cuốn sách như một hướng dẫn thực hành theo từng cấp bậc. Trong chừng mực chúng ta đã biết kinh nghiệm điểm đạo hay gợi ý về bản chất của tâm trí, chúng ta có thể, với tất cả sự khiêm tốn, đảm nhận tư thế của một vị Phật đã thành tựu, ngụ ý đạt được cái thấy Đột Phá. Bằng cách đó, trong khi mở lòng đón nhận những giáo huấn không phân chia cấp độ, tạo thành một dòng chảy ngầm không thể tranh cãi đối với văn bản, chúng ta có thể đồng thời đánh giá cao tiềm năng đầy đủ của các bài luyện tập được mô tả và sử dụng chúng một cách thích hợp mà không bị cuốn vào cách tiếp cận từng cấp độ của định hướng tiệm tiến. Bản văn này làm sáng tỏ trạng thái hiện hữu tự nhiên của chúng ta và củng cố sự hiểu biết của chúng ta về giải thoát tự nhiên; trong quá trình này, chúng ta không được để mắc kẹt trong sự chấp thủ, trong đó sự chấp thủ có xu hướng cụ thể hóa, ghim chắc, sở hữu và kiểm soát bất cứ thứ gì nảy sinh trong trường giác quan của chúng ta. Các bài tập được mô tả ở đây hứa hẹn giúp chúng ta làm quen với cái tôi đích thực của mình và tăng cường sự xác tín vào một chúng sinh không có nền tảng và không có bản chất chắc thật.

Một số độc giả, cấp tiến trong cách tiếp cận Dzogchen của họ, có đủ tư cách để mở những trang rời rạc này, ban đầu có thể thất vọng. Thất vọng về lời hứa hẹn về tựa đề lamrim của nó, và mong đợi rằng cuốn sách giáo khoa tối hậu này của Dzogchen sẽ hướng đến những người đi trên con đường không lối, họ sẽ ngạc nhiên vì văn bản này không cung cấp Dzogchen cấp tiến vô hình mà họ biết và yêu thích. Nhưng Yeshe Lama chắc chắn nên được hiểu là một cẩm nang về Dzogchen cấp tiến, và là một hướng dẫn vô giá cho bậc lão thông Dzogchen cấp tiến ngồi trên ngai của Maha Ati ở trung tâm của mandala Dzogchen, và đặc biệt là một danh sách các phương tiện thiện xảo dành cho những người nắm giữ bảo tọa sẽ giảng dạy nó. Dzogchen cấp tiến bao gồm cả hai cách tiếp cận tiệm tiến và tức thời. Trong cái nhìn căn cơ sáng suốt về Dzogchen, không có kinh nghiệm tuần tự hay đột ngột, không có tiến trình nào cả, hay đúng hơn, trải nghiệm bao gồm cả hai. Cách thức mà chủ nghĩa kinh viện Tây Tạng (và phương Tây) thể hiện khác biệt giữa những người theo chủ nghĩa tiệm tiến và phái tức thời giả định rằng sự giác ngộ có thể xảy ra theo trình tự thời gian hoặc đột xuất. Đây là một giả định thuần túy về mặt học thuật. Về mặt hiện sinh, không có sự giác ngộ “dần dần” hay “đột ngột”. Những nhãn hiệu đó được tạo ra từ những người quan sát ở bên ngoài, quan sát khách quan và xử lý thông qua phân tích những kinh nghiệm chủ quan không diễn tả được. Đối với những người theo chủ nghĩa hiện sinh, người trong bối cảnh Dzogchen này, nhất thiết là một nhà thần bí, thừa nhận và chấp nhận sự thống trị của tính bất nhị hoặc là không. Jigme Lingpa, với tư cách trước hết là một nhà thần bí, sau đó mới là một học giả, đã nhận ra điều này và đã nói như vậy ngay cả trong lời mở đầu trong Yeshe Lama. Bất cứ ai tách cái thấy Dzogchen ra bằng phân tích logic đều chỉ đơn giản là đang luyện bài tập tri thức, giống như thực hiện một phân tích hóa học về sô cô la để khám phá hương vị của nó hơn là bằng cách ăn nó; hoặc như thu thập tin đồn về việc có hổ hay không trong một khu rừng nào đó hơn là tự mình đến đó để khám phá sự thật thực tế.

Mối nguy hiểm với những người tinh thông Dzogchen, và thực sự đối với những người khao khát mọi pháp môn bất nhị, là nhầm lẫn một hình thái văn hóa chuyên biệt với sự hiện diện thanh tịnh. Tiệm ngộ hay đốn ngộ không phải là vấn đề. Điều nguy hiểm ở chỗ nhầm lẫn gỗ với cây và cho rằng một phương thức cụ thể duy nhất giống hệt với sự giác ngộ, và rằng làm bất cứ điều gì cũng sẽ sinh ra cái thấy Dzogchen. Chính bản chất cái thấy của Dzogchen đang trở thành vấn đề, khi cái thấy, bản tính của tâm trí, bị nhầm lẫn với một khía cạnh của một nền văn hóa tôn giáo xa lạ hoặc hiếm có. Trong những thế hệ gần đây, ở phương Tây đã có một xu hướng coi các nền văn hóa tôn giáo châu Á đã thu hút sự chú ý của chúng ta đến lỗ hổng bệnh hoạn của chúng ta như một sự thay thế có giá trị của chính chúng ta. Ngay cả khi có thể từ bỏ hoàn toàn nền văn hóa và nghiệp chướng mà chúng ta đã sinh ra và được nuôi dưỡng trong đó, thì những gì thay thế nó sẽ trở thành đối tượng của sự gắn bó bất kể có tinh tế hay phức tạp hơn bao nhiêu. Không thể giải phóng bản thân ra khỏi, hoặc ít nhất là giảm nhẹ, điều kiện văn hóa bẩm sinh của chúng ta, lợi ích nào có thể nảy sinh từ gánh nặng gắn bó với văn hóa? Không phải sự đơn giản có bất cứ lợi thế cố hữu nào so với sự phức tạp, nhưng tại sao lại phức tạp hóa vấn đề?

Mối nguy hiểm có thể được trình bày lại là nhầm lẫn ngón tay chỉ trăng với chính mặt trăng. Không chỉ văn hóa tôn giáo Tây Tạng mang theo những giáo huấn Dzogchen mà bản thân giáo huấn cũng là ngón tay chỉ trăng. Tương tự, các lama chỉ vào bản tính của tâm trí không nên được nhầm lẫn với chính tâm trí. Nền văn hóa mà tại một thời điểm đồng thời đóng vai trò như một tấm gương sáng phản chiếu những ảo tưởng dư thừa của chính chúng ta không được cho là sẽ thay thế nền văn hóa đã cho phép chúng ta thâm nhập vào nó. Hầu như toàn bộ nền văn hóa Tây Tạng là văn hóa tôn giáo, nền văn hóa thế tục của nó rất mỏng manh và man rợ. Với việc tôn thờ các vị thần của nền văn hóa đó, tiếp nhận các giá trị thứ bậc, chuyên quyền, giáo điều của nền văn hóa tinh thần vật chất đó là nhầm lẫn gỗ với cây. Chúng tôi cảm ơn các Lama vì sự can thiệp tích cực của họ và những lời nhắc nhở hữu ích về những gì chúng tôi đã quên trong giây lát và tiếp tục. Trong chừng mực con đường tuần tự ở thời điểm hiện tại của lịch sử Tây Tạng là nghi lễ thực hành Kim cương thừa theo kiểu Trung Á, nó là một chướng ngại, một sự tưởng tượng của tâm trí, không khác, vì một số lama nhấn mạnh rằng đó chính là mặt trăng chứ không phải ngón tay chỉ.

Điểm quan trọng này cần được nhấn mạnh vì lợi ích của việc thực hành rộng rãi, những người tinh thông về tâm yếu, nhưng thích hợp hơn cho những người ban đầu đã nhìn thấy tịnh quang do Phật giáo Tây Tạng chỉ ra nhưng lại bị mê hoặc bởi hình thức và các dụng cụ linh tinh của Kim cương thừa. Con đường Kim cương thừa từng cấp bao gồm việc học tập văn hóa như một phần của hệ thống giáo dục kỳ lạ mà trong các yếu tố cụ thể của nó ít liên quan đến phương Tây trong thế kỷ 21. Để áp dụng cái thấy Dzogchen, tất cả vật chất đều phải được nhận biết và buông bỏ mà không dính mắc hay ác cảm. Nó phải được hiểu là không có gì khác biệt, không tốt hơn hay xấu hơn, không có giá trị hay ý nghĩa nào nào lớn hơn, không có nguồn vui hay sự hài lòng nào lớn hơn nền văn hóa hậu Ki tô giáo, coi trọng đầu não và vật chất của chúng ta. Đối với một bậc tinh thông Dzogchen, một trận bóng đã và một nghi lễ Kim cương thừa có giá trị giống nhau; Lama (đạo sư, thầy tu, hoặc pháp sư) là bất cứ ai hoàn thành vai trò và chức năng đó vào đúng thời điểm. Đối với những người thậm chí có một chút kinh nghiệm về chân lý về nguyên tắc đầu tiên của Garab Dorje, văn hóa Tây Tạng, Phật giáo và việc thờ phụng lama là những thứ vớ vẩn cần được gỡ xuống và tiễn đi trước khi làm quen với cái thấy Dzogchen, thì mới có thể được mở rộng và tích lũy đầy đủ. Một sự thay đổi nhất thời trong trọng tâm từ Tây sang Đông, từ tầm nhìn cụ thể về văn hóa của chúng ta sang tầm nhìn phổ quát rộng lớn hơn mà ngôi nhà văn hóa Dzogchen cung cấp có thể cần thiết trong khi chúng ta tuân theo các giáo huấn của Dzogchen cấp tiến. Nếu nó cũng cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về sự giả tạo và phù phiếm của những tục lệ trong xã hội chúng ta, thì chúng ta có thể biết ơn người Tây Tạng về điều đó.

Rõ ràng, sẽ là một sai lầm khi coi những gì thoạt nhìn có vẻ như là sự trình bày của quan điểm theo chủ nghĩa tiệm tiến không pha trộn với một chương trình làm việc theo thứ tự các bài tập kỹ thuật là toàn bộ câu chuyện. Làm như vậy là đánh mất đi giá trị chủ yếu của chuyên luận. Sự tỏa sáng của Jigme Lingpa trong Yeshe Lama của ông chắc chắn nằm ở sự trình bày của ông về thực hành tương đối mang tính phi tạo tác trong bối cảnh với những giả định về cái thấy Dzogchen bất nhị bao trùm; chìa khóa mở ra cánh cửa thoát khỏi sự giam cầm tri thức nằm trong phạm vi tri thức. Ông đưa ra chỉ dẫn cốt lõi cho phép nhận biết bản chất của tâm trí trong khi vẫn duy trì giả định cơ bản rằng sự nhận biết đó đã đạt được. Bằng cách đó, tuyệt đối và tương đối vẫn là một sự hợp nhất không thể hòa tan. Không có sự chia đôi của phương pháp dần dần và đột ngột. Hình thái văn hóa hay tôn giáo luôn là cánh cửa nội tại dẫn tới sự siêu việt trực tiếp của chính nó. Đối với những người chưa thể chạm vào cái thấy Dzogchen, những người bị ánh sáng làm cho mù quáng, có vẻ như Jigme Lingpa đã viết một cẩm nang hướng dẫn được hiểu theo nghĩa đen. Những người đó sẽ quay trở lại thực hành ngondro năm trăm ngàn, các pháp sơ khởi Năm Điểm Chính, và thiền chỉ thiền quán.

Một nguyên lý của Dzogchen cấp tiến có thể bị bỏ qua ở trên là không nên giấu giếm điều gì để khám phá trong tương lai và không nên dùng bất cứ điều gì như củ cà rốt để khuyến khích học trò. Những phương pháp như vậy có thể hữu ích trong tu viện, hoặc trong giai đoạn giáo dục sơ cấp, nhưng sự dối trá như vậy làm nản lòng những người tìm đạo mà đau khổ đã cung cấp đủ động cơ và động lực. Cái gì là “bí mật” phải hàm ý sự bí mật của bản thân chứ không phải một thứ gì đó có tên hay không tên trong tủ đựng thức ăn để mang ra dùng cho bữa ăn sau. Tự giữ bí mật ngụ ý rằng những gì được giấu kín cho đến khi thời cơ chín muồi hoặc không bao giờ có thể được tiết lộ ra ngoài vì bản chất nó cấm tiết lộ. Sự nghiêm khắc trong truyền thống của Tây Tạng chống lại việc tiết lộ những gì chương trình giảng dạy có sẵn ở trình độ cao cấp chỉ có giá trị trên con đường tuần tự của Kim cương thừa.

Vì vậy, trong phần lớn cuốn sách mô tả các kỹ thuật được thực hành trong không thời gian, chúng ta thường được nhắc nhở về khía cạnh tuyệt đối của thực hành. Chúng ta vẫn nhận thức được giả định căn bản về một mục đích bao quát, siêu việt, hay đúng hơn là phi mục đích, đằng sau hoặc vượt ra ngoài động cơ ẩn chứa trong phần mô tả các bài tập sẽ được học và thực hành theo chuỗi. Ví dụ, trong phần mở đầu, chúng ta được thông báo rằng linh kiến của Longchenpa giải thoát cả những người trên con đường tiệm ngộ và đốn ngộ cùng một lúc. Điều đó xảy ra như thế nào? Hãy xem xét tầm quan trọng của câu nói đã được trích dẫn ở trên, rằng từ thời điểm chúng ta chấp nhận hiện thân của đức Phật là nơi nương tựa về mặt kinh nghiệm cũng như về mặt khái niệm, tất cả kinh nghiệm sinh khởi như kết quả, và kết quả đó là sự hiện diện thanh tịnh. Nhận thức đó có tầm quan trọng thiết yếu đối với những người theo chủ nghĩa tiệm tiến, những người có xu hướng coi mình là người thuộc Dzogchen cấp tiến. Vì lý do đó, chúng ta phải chấp nhận những thực hành của con đường tuần tự Dzogchen là không thể phân biệt được với chính con đường không lối. Con đường chắc chắn là mục đích, nhưng điểm khởi đầu, tức là sự thừa nhận nguyên tắc đầu tiên của Garab Dorje, là con đường và mục đích. Theo cách này, điểm khởi đầu là con đường không lối.

Tuy nhiên, Yeshe Lama này được sử dụng theo hai, ít nhất là hai cách khác nhau. Đầu tiên, nó sẽ được đọc như một cách củng cố, như một lời nhắc nhở, về việc nhận ra sự phân chia trực tiếp bản thể chân thực của chúng ta, và thứ hai như một cuốn sách giáo khoa trình bày chi tiết các bài tập nhằm tăng khả năng tiếp thu đối với một mục tiêu chỉ được nhận thức một cách mơ hồ. Các thuật ngữ “rộng” và “hẹp” có thể được áp dụng cho các phương thức thực hành tương ứng này. Loại đầu tiên không đòi hỏi sự rèn luyện chính thức nào về những gì chưa được đồng hóa bởi nghiệp báo. Thực hành “rộng rãi” được định nghĩa đơn giản là nhận biết bất cứ điều gì phát sinh, dù là đi, ngồi, ăn hoặc vệ sinh, như sự chiếu sáng của bản tính tâm trí trong cái khung bất nhị. Ẩn tàng trong thực hành này là hiểu biết rằng bất cứ chuyển động nào dù nhỏ nhất theo hướng đạt được – mục tiêu đều phản tác dụng và tạo thành một “gek” – một chướng ngại tinh thần. Và gốc rễ của việc thực hành là một trải nghiệm thần bí mạnh mẽ, xoay chúng ta quanh ý thức, để không còn một bóng dáng nghi ngờ nào về sự buông bỏ khỏi những hình tướng bên ngoài và sự dính mắc vào chúng có cùng trạng thái và phục vụ chức năng như nhau trong ánh sáng tự phát của hiện diện thanh tịnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thực hành như vậy không loại trừ bất kỳ hành vi tôn giáo nào, mà hành vi như vậy có cùng trạng thái với bất cứ hành vi thế tục nào. Trong khi thực hành rộng không có bất cứ cấu trúc nào, thì thực hành hẹp lại là mọi cấu trúc, dù phức tạp hay đơn giản. Cần phải thực hành trong phạm vi hẹp để loại bỏ nghi ngờ và tham vọng tinh thần, mở ra cánh cửa dẫn đến sự khai ngộ bản tính của tâm, mặc dù với một hiểu biết rằng chẳng việc gì có thể làm để sản sinh ra sự khai ngộ đó. Nó bao gồm một thói quen có kỷ luật, từ bỏ các bài tập thể chất, năng lượng và tinh thần. Một phác thảo về thói quen hàng ngày như vậy và một chương trình thực hành yoga đi kèm với Đột Phá – Vượt Qua (trekcho – thogal) lamrim. Điều quan trọng cần phải hiểu là trừ khi và cho đến khi sự quen thuộc về bản tính của tâm trí theo giáo huấn đầu tiên của Garab Dorje đã được khai ngộ, thì chỉ có sự tu tập căn bản được chỉ định.

Tóm lại, những gì chúng ta có trong tay là sư khẳng định về bản tính bất nhị của mọi kinh nghiệm và sự ràng buộc không thể tránh khỏi sau khi đã nhận ra nó, cùng với một số bài tập giúp cho tuệ giác đó trở nên dễ tiếp cận hơn đối với những cá nhân có năng lực khác nhau và ở những trạng thái tâm lý khác nhau. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, nó vẻ như quy định hàng loạt các bài tập về thể chất, năng lượng và tinh thần, nhưng khi chúng ta tiếp thu tầm nhìn của Jigme Lingpa như thể bằng sự thẩm thấu, khi chúng ta nhận ra giá trị trong cái thấy của Dzogchen như tính chất tự nhiên của thân tâm, nó trở nên hiển nhiên rằng cấu trúc cấp bậc của cẩm nang là một trò gian lận. Chắc chắn, chỉ cần nhớ lại bản tính của tâm trí trong bất cứ tình huống nào, có lẽ được thúc đẩy bởi một bài tập thích hợp, sẽ đưa chúng ta đến cùng một nơi. Nói cách khác, nếu chúng ta sẵn sàng và chờ đợi, pháp hành Đột phá của phép chỉ thẳng sẽ đưa chúng ta vào trạng thái bất nhị tương tự như ngồi với cái nhìn chăm chú của pháp Vượt Qua.

Lời cuối cùng về cách sử dụng cuốn sách này: một số người sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách gói nó trong vải gấm và đặt trên kệ cao (nơi vẫn còn nhìn thấy được), hoặc đặt nó ở phía sau bàn thờ, như nhiều người đã làm, như nhiều người Tây Tạng mù chữ và không mù chữ. Ở chỗ đó, như một biểu tượng phi ngôn ngữ, nó có thể hoạt động như một sự nhắc nhở thường xuyên về bản chất không thể diễn đạt và không thể suy nghĩ được của thực tại hiện hữu nơi Dzogchen. Để tránh xa những hòn đá mê hoặc tri thức và táo bón về khái niệm, chúng ta có thể hình dung Yeshe Lama như một biểu tượng thanh lọc tôn giáo và giải phóng chúng ta khỏi sự dính mắc vào mối bận tâm về cảm xúc và thần kinh, cũng như khỏi sự cố định vào các ý tưởng, hệ tư tưởng, triết học và giáo điều siêu hình. Điều đó chắc chắn tốt cho toàn thể nhân loại và cho tương lai của hành tinh.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG

Jigme Lingpa xây dựng văn bản thành ba phần, theo căn cơ cao, trung bình và thấp. Phần đòi hỏi sự nhạy bén cao bao gồm tu luyện căn bản, Đột Phá (trekcho) và Vượt Qua (thogal). Trình bày Vượt Qua là phần lớn nhất của cuốn sách. Phần thứ hai dành cho những người có sự nhạy bén trung bình, xử lý các bardo, bốn “trạng thái trung gian”. Phần thứ ba, một phần rất ngắn, đề cập đến việc đưa đến các cõi Phật dành cho những người kém nhạy bén hơn. Ba phần này có thể được xem như những tiêu chuẩn riêng biệt, rời rạc, ba vũ trụ khác nhau có các sinh vật khác nhau sinh sống. Trong khi duy trì sự phân chia thành ba phần đó, để dễ tham khảo, hãy chia thành năm chương đề cập đến tu tập căn bản, Đột Phá, Vượt Qua, Trung Ấm và cõi Phật lần lượt đặt chồng lên nhau. Xét theo khía cạnh cấp tiến, việc đọc quá nhiều vào bất cứ cấu trúc nào là không khôn ngoan. Có lẽ cách tiếp cận tốt nhất là xem Yeshe Lama như một bản tóm tắt mô tả các sự kiện mang tính mô hình có thể mang lại ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống. Nhìn tổng thể, các kinh nghiệm của những thành phần song sinh về nâng cao tỉnh giác trong sự mở trống (Đột Phá) và hoàn toàn hấp thụ và các trường giác quan của nó (Vượt Qua) bao gồm cảm giác về sự hiện diện thanh tịnh bất nhị (Rigpa).

Đời sống trong tu viện, nơi thời gian là vô tận và ít phiền nhiễu, một lối sống đặc quyền và cao quý ở Tây Tạng, ngày càng bị cho là không phù hợp ở phương Tây. Kể từ thời phục hưng và cải cách ở Châu Âu, các khía cạnh tinh thần và thế tục của cuộc sống trở nên hòa nhập hơn, ít nhất là trong một khuôn khổ lý tưởng. Mặc dù một số người trong chúng ta có thể dành thời gian để nhập thất, hoặc nghỉ ngơi để phục hồi hoàn toàn, nhưng chỉ có loại lười biếng bẩm sinh hoặc những nhà ẩn sĩ thần bí thực sự mới từ chối xã hội chính thống để theo đuổi các thực hành tôn giáo đến mức loại trừ mọi thứ khác. Dzogchen về bản chất không phải là tu viện, mặc dù ở Tây Tạng vào thời kỳ cuối lịch sử của nó, đã trở thành đặc quyền của các tu viện lớn, mà dù sao đi nữa cũng được coi là các công xã tôn giáo. Jigme Lingpa đã viết cuốn cẩm nang này khi chủ nghĩa tu viện và truyền thống ẩn sĩ còn mạnh mẽ ở Tây Tạng, và do đó, nó cần giải mã cho các cư sĩ phương Tây (tất nhiên cả nữ cư sĩ), những người hoàn toàn hòa nhập vào dòng chính của văn hóa phương Tây, cũng như những người sống một lối sống thay thế ngoại vi so với khung cảnh thông thường. Chúng ta bao gồm trong số họ, những cư dân của các trung tâm truyền Pháp, những người mặc dù nhìn chung có xu hướng xã hội, chính trị và tôn giáo, nhưng cũng có thể có mối quan tâm mật thiết đến Dzogchen. Hãy lưu ý rằng thời gian thực hành chuyên tâm của hầu hết các bài tập này đều ngắn, trong khi cái thấy thì vô tận.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
TU TẬP CĂN BẢN

Chúng ta cần thoát khỏi quan niệm sai lầm rằng ngondro là một thực hành căn bản. Cụm từ này làm cho chúng ta thấm nhuần ý niệm nguy hiểm về con đường có cấp bậc, bắt đầu từ đáy và leo dần lên đỉnh. Hơn nữa, mỗi yếu tố của Dzogchen ngondro tự có khả năng nhắc nhở chúng ta về sự phân chia tự nhiên, trong đó nhận thức bất nhị và giải thoát là một chức năng tự động, không tự nguyện. Vì những lý do đó, với sự nhấn mạnh vào trải nghiệm “căn bản” là “nền tảng” hay “nhập môn”, phần đầu tiên trong tài liệu này là Tu tập Căn bản. Những bài tập này bao gồm cả kỹ thuật về bốn yếu tố, không nên được hiểu là các phương pháp chuẩn bị và cải thiện nền tảng cho Đột Phá và Nhảy Qua mà các mô hình của kinh nghiệm thực tế hàng ngày nhằm soi sáng, thanh lọc và tích hợp từng khoảnh khắc nhận thức vào một tầm nhìn tổng thể.

Ở phương Tây, trong Dzogchen cấp tiến, khorde Rushen và các bài tập làm rõ lời nói đặc biệt đáng được chú ý. Tulku Orgyen nhắc nhở chúng ta rằng “Cưu ma la thập thường thực hành khorde Rushe sáu tháng trong mỗi năm trên đỉnh Kền Kền ở Rajgir, và nhờ làm như vậy ông có thể hiển lộ thân cầu vồng”. Chức năng tách rời kinh nghiệm luân hồi khỏi niết bàn bằng cách phát huy toàn bộ tiềm năng tồn tại của chúng ta, và nhờ đó phân biệt nó với tỉnh giác – hỷ lạc vốn xác định sự chia tách khỏi nó, là lợi ích chính của nó. Nhưng theo phương pháp tâm lý trị liệu của phương Tây, chứng loạn thần kinh của chúng ta được giải phóng, cảm xúc đè nén được giải phóng, các hình tư tưởng được giải phóng và các thói quen được giải phóng trong hành động thoát khỏi luân hồi, và dấu hiệu của sự giải thoát tối thượng được phát hiện trong neduwa. Ngoài ra chúng ta có thể học cách quý trọng luân hồi của chính mình, chính chúng ta trong những biểu hiện bản ngã của chính mình, cùng với tất cả những góc tối của nó, bằng cách khám phá và tích hợp các nguyên tắc luân hồi của mọi người khác vào chính chúng ta.

“Rushen” có nghĩa là phân biệt hay tách rời luân hồi khỏi niết bàn. Trong ý thức bình thường không có gì khác biệt của chúng ta, chúng lẫn lộn giống như tình dục và tình yêu, giống như chiến tranh và lòng dũng cảm. Trong sự tách biệt của chúng, chúng ta đang phân biệt giữa dính mắc và kinh nghiệm luân hồi và sự tách rời khỏi nó, giữa sự giam cầm trong tâm trí chúng ta và tự do giải thoát khỏi những suy nghĩ, giữa chứng loạn thần kinh và sự siêu việt. Có một chút khác biệt về quan điểm giữa các dòng truyền về quy trình có hiệu quả cao nhất cho sự tách biệt này. Một số người nói rằng sự phân biệt được thực hiện một cách hiệu quả nhất bằng cách làm cạn kiệt thể xác và tinh thần trong quá trình nhập vai sáu cõi và sau mỗi thời thiền thư giãn trong trạng thái buông bỏ hoàn toàn và từ đó trải nghiệm “cái chết nhỏ” của trạng thái hậu khoái lạc, neduwa; những người khác nói rằng việc nhập vai các hoạt động của Phật trong một thời khóa có tầm quan trọng tương đương ngay sau thời khóa luân hồi là đủ để đưa đến sự chia tách của niết bàn. Hoạt động của đức Phật bao gồm sao chép thiền định của Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, thực hiện hoạt động khổ hạnh của một yogi, bắt các ấn của một yidam, vân vân, và cũng bắt chước cuộc tranh luận rất được trường phái Gelug yêu thích. Jigme Lingpa áp dụng cách tiếp cận thứ hai, biến neduwa thành một thực hành riêng biệt, nhàn nhã hơn và trong sự đề cao tranh luận của ông đã khẳng định một xu hướng học thuật đáng ngạc nhiên. Rushen được nghe Jigme, nhà ẩn sĩ thần bí, giải quyết ngắn gọn, nhưng như một lối sống phù hợp một cách đáng ngưỡng mộ với những hành giả Dzogchen hướng ngoại, không tu viện ở thế kỷ 21, nó không chỉ là tu tập căn bản mà còn là cảnh cửa dẫn vào Dzogchen từ đó không có sự trở lại.

Làm sáng tỏ tâm trí của Jigme Lingpa đặc biệt ở chỗ nhờ nó, thông qua phân tích hợp lý, chúng ta được đưa đến sự chứng ngộ bằng kinh nghiệm về ba thân. Kiểu trình bày lập luận này theo cách thông thường hay khiến chúng ta lạnh nhạt, mất hứng và muốn chuyển sang giai đoạn chiêm nghiệm để làm sáng tỏ tâm trí. “Tâm trí ở đâu?” là câu hỏi thông thường, được cho là mang tính khiêu khích của vị lama. Ở đâu đó trong một cơ quan vật chất? Nó bắt nguồn từ đâu? Ở đâu đó bên ngoài? Trong bụng mẹ? Nó là gì? Một sợi dây, một con rắn hay không gì cả? Loại suy ngẫm này không dẫn chúng ta đến giải pháp cụ thể nào nhưng dưới sự hướng dẫn của Rigzin Jigme Lingpa, việc tìm kiếm thực sự sẽ dẫn chúng ta đến ba thân một cách trực tiếp. Vậy làm thế nào, trong ánh sáng này, cuộc điều tra của mình, anh ta có thời gian để xỉ vả các triết gia: “chúng ta trực tiếp đến đích của mình, thực sự nhìn thấy Đại Toàn Thiện tự nhiên, không giống như những kẻ kiêu ngạo đương thời, những kẻ thua cuộc tuyên bố đạt được thông qua lý luận logic”.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
ĐỘT PHÁ (TREKCHO)

Toàn bộ sự chứng ngộ của Đột Phá phụ thuộc vào cái được gọi là “sự giới thiệu” hảy “chỉ ra”, hoặc, từ ngữ khác là sự nhận biết bản tính của tâm trí trong việc thực hiện giáo huấn đầu tiên của tulku Garab Dorje. Đó cũng là “kinh nghiệm nhập môn”. Chắc chắn, tính nghiêm ngặt về “sự đồng bộ trong đó bản tính của tâm trí tỏa sáng không thể được tạo dựng” được áp dụng ở đây, và điều đó làm đảo lộn tính hợp lý của cách tiếp cận theo cấp độ. Trong phần trình bày của mình, Jigme Lingpa giả định rằng gợi ý về bản chất của tâm trí chắc chắn đạt được thông qua việc chỉ điểm, vì đó là sức mạnh và hiệu quả của việc thực hiện nghi lễ và đó là niềm tin của người Tây Tạng vào nó. Trong bối cảnh này, ông ta thậm chí không đề cập đến việc đạo tạo căn bản như một điều kiện tiên quyết. Nhưng đối với chúng ta, khả năng tiếp thu có thể được tối ưu hóa và sự gia tăng khả năng tiếp thu đó cũng như gợi ý nhẹ nhàng không thể tránh khỏi về bản chất của tâm trí được nhận biết bằng nghi thức giới thiệu. Một số lama và tài liệu hướng đến Kim cương thừa nhấn mạnh vào bốn quán đỉnh làm nền tảng cho Đột Phá, và trong chừng mực quán đỉnh không đòi hỏi hành động cố ý, không nỗ lực hướng tới việc đạt được mục đích, nó đòi hỏi một sự tiếp thu tương tự như việc chỉ ngồi không thiền định là thực hiện nghi thức của Đột Phá. Khi tán thành nghi lễ ở Yeshe Lama và trong Longchen Nyingthik nói chung, Jigme Lingpa tuân theo đặc tính của thời đại ông: nghi lễ xác định Dzogchen trong thời kỳ suy tàn của nó và hiện tại.

Tuy nhiên, một lần nữa, trong sự trao truyền năng lực đồng bộ và chín muồi của Dzogchen cấp tiến, sự chứng ngộ hiện sinh trong dòng chảy cuộc sống hàng ngày, phải được đặt lên hàng đầu, mặc dù rõ ràng là khi đạo sư – lama sắp đặt cho chúng ta sự chứng ngộ hiện sinh, có thể nói là cho phép chúng ta, nói với chúng ta rằng Phật là con người thật của chúng ta, giá như chúng ta bỏ đi tất cả những ý tưởng ngớ ngẩn về việc đó là như thế nào, thì chúng ta sẽ có được sự tự tin rằng đó là chất xúc tác hoặc chất bôi trơn cho quá trình xác lập ngay cả khi điều hiển nhiên rất được mong muốn, bất cứ điều gì không xảy ra. Jigme Lingpa bảo lưu cái gọi là quán đỉnh của tiềm năng sáng tạo cho sự hiện diện thanh tịnh của Nhảy Qua, các lama khác sẽ nhấn mạnh đến quán đỉnh Ngôn Từ (“Thứ Tư”) như một lối vào lãnh thổ của Đột Phá.

Jigme không đề cập đến bất cứ phương pháp giới thiệu nào ngoài thủ tục nghi lễ. Trên con đường tuần tự từng bước, không có sự thay thế nào cho phương thức chính thức hoặc không chính thức của nó. Khi nói với vị thủ tọa đạo sư – lama, ông đưa ra hai hình thức giới thiệu, hình thức đầu tiên là một quan điểm tạm thời, trong đó tất cả kinh nghiệm của chúng ta được giới thiệu như một sự phóng chiếu của bản chất tâm trí. Ông bác bỏ điều này như một chân lý từng phần nguy hiểm, nó chỉ nên được trao cho những người có đức tin nhưng không có nền tảng kinh nghiệm, và sau đó nhanh chóng tiếp tục giải thích cái thấy thiết yếu của Nyingthik và hệ quả thiền định của nó trong bối cảnh nghi lễ của việc đạo sư phát biểu với thẩm quyền tuyệt đối với học trò của ông. Bài nguyện đó rất ngắn gọn và theo phong cách tiên đề cô đọng của nó có thể truyền đạt được những điều mà các vị thầy kém hơn sẽ phải mất hàng giờ để diễn đạt. Trên thực tế, toàn bộ phần Đột Phá của Jigme không dài quá vài trang. Sau phần điểm đạo, ông dành một vài đoạn về điều mà ông gọi là giải quyết nghi ngờ và loại bỏ các vấn đề, có phụ đề là “đồng thời phát sinh và giải thoát”, “tự do nghỉ ngơi” và “năng lực biến thể”.

Để nhắc lại một điểm thiết yếu, điều quan trọng là phải có được cái thấy đúng đắn chính xác. Khi cái thấy đúng đắn, nó trở thành trường nhìn trong đó việc không thiền định phát triển. Khi cái thấy đúng, nó tự tan biến trong sự đốt cháy – phân hủy tự phát. Khi cái thấy đúng đắn, lạc – không tràn ngập tri thức và hạ bệ nó, buộc nó phải thoái vị. Khi cái thấy đúng, hành vi luôn phù hợp, luôn đúng đắn và chính đáng. Chỉ trong nghi lễ, cái thấy mới có thể được tính toán hợp lý, logic và rút gọn thành một công thức giáo điều. Trong thực tế, một kinh nghiệm không thể diễn tả được về sự nhận biết bản tính của tâm trí phải là gốc rễ của nó.

Cho nên, Đột Phá là vượt qua những thói quen vật chất, những khuôn mẫu năng lượng và nghiệp tinh thần mang lại sự thỏa mãn, thoải mái, vui vẻ, hân hoan, ngây ngất và tất cả những dấu hiệu của hạnh phúc, hoặc mang lại sự tự hủy hoại, đau đớn, buồn bã, phiền muộn, chán nản, loạn thần kinh, tạo ra những dấu hiệu của nỗi buồn. Chúng ta đột phá vào nền tảng của sự tồn tại mà từ đó mọi thứ phát sinh ra. Thiền định cung cấp cái thấy và cái thấy tạo ra thiền định. Do đó, thiền định là một trải nghiệm đột phá và cái thấy là một sự hiển linh. Nếu cái thấy không tạo ra được trạng thái không thiền định thì có lẽ nó chỉ là sản phẩm của tri thức, một bài tập vô ích, một sự thực hành giả đã già nua, mệt mỏi và dư thừa.

Đột Phá, ít nhất sẽ mang lại giải thoát khỏi sự thống trị của trí thức thông qua việc đồng nhất với thực tại bao trùm của hiện hữu. Trong phạm vi chứng loạn thần kinh được chứa đựng và tạo ra bởi tâm trí khái niệm, nếu chúng a bỏ lại đằng sau những suy nghĩ mà chúng ta biết về nó, nhìn vào bối cảnh thiếu suy nghĩ của chúng, chúng ta vô tình bị đẩy vào hiện tại ở đây và bây giờ. Bằng cách này Đột Phá chứa đựng câu trả lời cho mọi rối loạn và loạn trí về tinh thần. Sau khi chúng ta đã nhận ra bản chất của tâm trí trong bất cứ điều gì xuất hiện như tư tưởng, chân lý của câu ngạn ngữ Kim cương thừa “thà đi dép còn hơn phủ da lên mặt đất”, khiến mọi thuốc thang tâm thần và tâm lý trị liệu trở nên dư thừa.

Jigme Lingpa lướt qua rất nhẹ nhàng trong phần Đột Phá này. Ngụ ý là chỉ gợi ý gián tiếp về việc không hành động và hiệu quả của nó cũng đủ để tạo ra trạng thái tự nhiên của sự tồn tại nơi mọi thứ đều giống nhau, nghĩa là vậy, nơi mà mọi thứ, mọi trải nghiệm, trong khi vẫn giữ được tính toàn vẹn độc đáo của riêng nó, đều mang hương vị hỷ lạc duy nhất của sự tỉnh giác về hiện tại. Ông tránh những lời phát biểu trực tiếp về Đột Phá chẳng hạn như “Không có gì tồn tại ngoài bản tính của tâm trí”; “Bất cứ điều gì chúng ta làm đều là tự giải thoát”; “Làm khuấy động sự phân bố tự nhiên của tồn tại là bất khả”, “chúng ta đã là Phật”; và “không có sự khác biệt giữa Phật và chúng sinh”. Những tuyên bố như vậy, xét theo vẻ bề ngoài như những giáo điều xác thực, chẳng qua là những lời huyên thuyên vô nghĩa, hay sự hợp lý hóa, triết lý hóa một tri thức xa lạ tách rời khỏi bản chất cố hữu của nó. Ngược lại, nếu một yogi thành thị phản tri thức phỏng đoánh tính xác thực của những khẳng định đó, chẳng phải anh ta đang chuẩn bị cho khoảnh khắc khai ngộ để xác nhận và xác định chúng sao?

Cảm giác nhục nhã có thể cản trở sự khai ngộ về nền tảng hiện hữu. Chừng nào chúng ta còn khẳng định và đồng nhất “cái tôi nhỏ” trong bộ mặt của “vị Phật lớn” thì sự chứng ngộ còn bị cản trở. Chúng ta thấy mình như những hòn đảo nhỏ được bao quanh bởi một đại dương đầy cá mập đang đe dọa, chúng ta bị mắc kẹt. Chừng nào chúng ta còn khao khát tính an toàn làm giảm nhẹ nỗi cô đơn và sợ hãi thì sự khai ngộ còn bị cản trở. Nỗi sợ hãi có thể là chất độc cho tâm trí, tạo ra ảo tưởng về một bức màn mù mịt không thể xuyên thấu tới phật tính, nhưng cũng chất độc đó có thể đưa chúng ta vào bardo, nơi đảm bảo giải thoát cho hành giả Dzogchen.

Đột Phá (trekcho) là đòi hỏi duy nhất hoặc then chốt để tiến vào Vượt Qua (thogal). Thiếu đi sự bất phân giữa lạc và không, vốn là kết quả của phi hành động, Vượt Qua sẽ chẳng thể khởi sự. Một chú chim Garuda có thể nhảy ra khỏi trứng rồi bay vào không gian bao la của bầu trời và chao liệng cả cuộc đời, nhưng chỉ sau một thời gian trưởng thành trong trứng. Đột Phá được thành tựu thông qua phi hành động, và chỉ khi đó lối sống ẩn sĩ khắt khe của Vượt Qua mới có thể chín mùi. Nếu có ai đó tin rằng có một con đường tắt dẫn đến thân cầu vồng thì họ đang bị đánh lừa rằng chỉ có sự chứng ngộ tức thời.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
ĐỘT PHÁ (TREKCHO)

Toàn bộ sự chứng ngộ của Đột Phá phụ thuộc vào cái được gọi là “sự giới thiệu” hay “chỉ ra”, hoặc, từ ngữ khác là sự nhận biết bản tính của tâm trí trong việc thực hiện giáo huấn đầu tiên của tulku Garab Dorje. Đó cũng là “kinh nghiệm nhập môn”. Chắc chắn, tính nghiêm ngặt về “sự đồng bộ trong đó bản tính của tâm trí tỏa sáng không thể được tạo dựng” được áp dụng ở đây, và điều đó làm đảo lộn tính hợp lý của cách tiếp cận theo cấp độ. Trong phần trình bày của mình, Jigme Lingpa giả định rằng gợi ý về bản chất của tâm trí chắc chắn đạt được thông qua việc chỉ điểm, vì đó là sức mạnh và hiệu quả của việc thực hiện nghi lễ và đó là niềm tin của người Tây Tạng vào nó. Trong bối cảnh này, ông ta thậm chí không đề cập đến việc đạo tạo căn bản như một điều kiện tiên quyết. Nhưng đối với chúng ta, khả năng tiếp thu có thể được tối ưu hóa và sự gia tăng khả năng tiếp thu đó cũng như gợi ý nhẹ nhàng không thể tránh khỏi về bản chất của tâm trí được nhận biết bằng nghi thức giới thiệu. Một số lama và tài liệu hướng đến Kim cương thừa nhấn mạnh vào bốn quán đỉnh làm nền tảng cho Đột Phá, và trong chừng mực quán đỉnh không đòi hỏi hành động cố ý, không nỗ lực hướng tới việc đạt được mục đích, nó đòi hỏi một sự tiếp thu tương tự như việc chỉ ngồi không thiền định là thực hiện nghi thức của Đột Phá. Khi tán thành nghi lễ ở Yeshe Lama và trong Longchen Nyingthik nói chung, Jigme Lingpa tuân theo đặc tính của thời đại ông: nghi lễ xác định Dzogchen trong thời kỳ suy tàn của nó và hiện tại.

Tuy nhiên, một lần nữa, trong sự trao truyền năng lực đồng bộ và chín muồi của Dzogchen cấp tiến, sự chứng ngộ hiện hữu trong dòng chảy cuộc sống hàng ngày, phải được đặt lên hàng đầu, mặc dù rõ ràng là khi đạo sư – lama khai thị cho chúng ta sự chứng ngộ hiện hữu, có thể nói là cho phép chúng ta, nói với chúng ta rằng Phật là con người thật của chúng ta, giá như chúng ta bỏ đi tất cả những ý tưởng ngớ ngẩn về việc đó là như thế nào, thì chúng ta sẽ có được sự tự tin rằng đó là chất xúc tác hoặc chất bôi trơn cho sự khai thị ngay cả khi sự hiển lộ rất được mong muốn (sự khai ngộ) không xảy ra. Jigme Lingpa bảo lưu cái gọi là quán đỉnh của tiềm năng sáng tạo cho sự hiện diện thanh tịnh của Vượt Qua, các lama khác sẽ nhấn mạnh đến quán đỉnh Ngôn Từ (“Thứ Tư”) như một lối vào lãnh thổ của Đột Phá.

Jigme không đề cập đến bất cứ phương pháp giới thiệu nào ngoài thủ tục nghi lễ. Trên con đường tuần tự từng bước, không có sự thay thế nào cho phương thức chính thức hoặc không chính thức của nó. Khi nói với vị thủ tọa đạo sư – lama, ông đưa ra hai hình thức giới thiệu, hình thức đầu tiên là một quan điểm tạm thời, trong đó tất cả kinh nghiệm của chúng ta được giới thiệu như một sự phóng chiếu của bản chất tâm trí. Ông bác bỏ điều này như một chân lý từng phần nguy hiểm, nó chỉ nên được trao cho những người có đức tin nhưng không có nền tảng kinh nghiệm, và sau đó nhanh chóng tiếp tục giải thích cái thấy thiết yếu của Nyingthik và hệ quả thiền định của nó trong bối cảnh nghi lễ của việc đạo sư phát biểu với thẩm quyền tuyệt đối với học trò của ông. Bài nguyện đó rất ngắn gọn và theo phong cách tiên đề cô đọng của nó có thể truyền đạt được những điều mà các vị thầy kém hơn sẽ phải mất hàng giờ để diễn đạt. Trên thực tế, toàn bộ phần Đột Phá của Jigme không dài quá vài trang. Sau phần điểm đạo, ông dành một vài đoạn về điều mà ông gọi là giải quyết nghi ngờ và loại bỏ các vấn đề, có phụ đề là “đồng thời phát sinh và giải thoát”, “tự do nghỉ ngơi” và “năng lực biến thể”.

Để nhắc lại một điểm thiết yếu, điều quan trọng là phải có được cái thấy đúng đắn chính xác. Khi cái thấy đúng đắn, nó trở thành trường nhìn trong đó việc không thiền định phát triển. Khi cái thấy đúng, nó tự tan biến trong sự đốt cháy – phân hủy tự phát. Khi cái thấy đúng đắn, lạc – không tràn ngập tri thức và hạ bệ nó, buộc nó phải thoái vị. Khi cái thấy đúng, hành vi luôn phù hợp, luôn đúng đắn và chính đáng. Chỉ trong nghi lễ, cái thấy mới có thể được tính toán hợp lý, logic và rút gọn thành một công thức giáo điều. Trong thực tế, một kinh nghiệm không thể diễn tả được về sự nhận biết bản tính của tâm trí phải là gốc rễ của nó.

Cho nên, Đột Phá là vượt qua những thói quen vật chất, những khuôn mẫu năng lượng và nghiệp tinh thần mang lại sự thỏa mãn, thoải mái, vui vẻ, hân hoan, ngây ngất và tất cả những dấu hiệu của hạnh phúc, hoặc mang lại sự tự hủy hoại, đau đớn, buồn bã, phiền muộn, chán nản, loạn thần kinh, tạo ra những dấu hiệu của nỗi buồn. Chúng ta đột phá vào nền tảng của sự tồn tại mà từ đó mọi thứ phát sinh ra. Thiền định cung cấp cái thấy và cái thấy tạo ra thiền định. Do đó, thiền định là một trải nghiệm đột phá và cái thấy là một sự hiển linh. Nếu cái thấy không tạo ra được trạng thái không thiền định thì có lẽ nó chỉ là sản phẩm của tri thức, một bài tập vô ích, một sự thực hành giả đã già nua, mệt mỏi và dư thừa.

Đột Phá, ít nhất sẽ mang lại giải thoát khỏi sự thống trị của trí thức thông qua việc đồng nhất với thực tại bao trùm của hiện hữu. Trong phạm vi chứng loạn thần kinh được chứa đựng và tạo ra bởi tâm trí khái niệm, nếu chúng ta bỏ lại đằng sau những suy nghĩ mà chúng ta biết về nó, nhìn vào bối cảnh thiếu suy nghĩ của chúng, chúng ta vô tình bị đẩy vào hiện tại ở đây và bây giờ. Bằng cách này Đột Phá chứa đựng câu trả lời cho mọi rối loạn và loạn trí về tinh thần. Sau khi chúng ta đã nhận ra bản chất của tâm trí trong bất cứ điều gì xuất hiện như tư tưởng, chân lý của câu ngạn ngữ Kim cương thừa “thà đi dép còn hơn phủ da lên mặt đất”, khiến mọi thuốc thang tâm thần và tâm lý trị liệu trở nên dư thừa.

Jigme Lingpa lướt qua rất nhẹ nhàng trong phần Đột Phá này. Ngụ ý là chỉ gợi ý gián tiếp về việc không hành động và hiệu quả của nó cũng đủ để tạo ra trạng thái tự nhiên của sự tồn tại nơi mọi thứ đều giống nhau, nghĩa là vậy, nơi mà mọi thứ, mọi trải nghiệm, trong khi vẫn giữ được tính toàn vẹn độc đáo của riêng nó, đều mang hương vị hỷ lạc duy nhất của sự tỉnh giác về hiện tại. Ông tránh những lời phát biểu trực tiếp về Đột Phá chẳng hạn như “Không có gì tồn tại ngoài bản tính của tâm trí”; “Bất cứ điều gì chúng ta làm đều là tự giải thoát”; “Làm khuấy động sự phân bố tự nhiên của tồn tại là bất khả”, “chúng ta đã là Phật”; và “không có sự khác biệt giữa Phật và chúng sinh”. Những tuyên bố như vậy, xét theo vẻ bề ngoài như những giáo điều xác thực, chẳng qua là những lời huyên thuyên vô nghĩa, hay sự hợp lý hóa, triết lý hóa một tri thức xa lạ tách rời khỏi bản chất cố hữu của nó. Ngược lại, nếu một yogi thành thị phản tri thức phỏng đoán tính xác thực của những khẳng định đó, chẳng phải anh ta đang chuẩn bị cho khoảnh khắc khai ngộ để xác nhận và xác định chúng sao?

Cảm giác nhục nhã có thể cản trở sự khai ngộ về nền tảng hiện hữu. Chừng nào chúng ta còn khẳng định và đồng nhất “cái tôi nhỏ” trong bộ mặt của “vị Phật lớn” thì sự chứng ngộ còn bị cản trở. Chúng ta thấy mình như những hòn đảo nhỏ được bao quanh bởi một đại dương đầy cá mập đang đe dọa, chúng ta bị mắc kẹt. Chừng nào chúng ta còn khao khát tính an toàn làm giảm nhẹ nỗi cô đơn và sợ hãi thì sự khai ngộ còn bị cản trở. Nỗi sợ hãi có thể là chất độc cho tâm trí, tạo ra ảo tưởng về một bức màn mù mịt không thể xuyên thấu tới phật tính, nhưng cũng chất độc đó có thể đưa chúng ta vào bardo, nơi đảm bảo giải thoát cho hành giả Dzogchen.

Đột Phá (trekcho) là đòi hỏi duy nhất hoặc then chốt để tiến vào Vượt Qua (thogal). Thiếu đi sự bất phân giữa lạc và không, vốn là kết quả của phi hành động, Vượt Qua sẽ chẳng thể khởi sự. Một chú chim Garuda có thể nhảy ra khỏi trứng rồi bay vào không gian bao la của bầu trời và chao liệng cả cuộc đời, nhưng chỉ sau một thời gian trưởng thành trong trứng. Đột Phá được thành tựu thông qua phi hành động, và chỉ khi đó lối sống ẩn sĩ khắt khe của Vượt Qua mới có thể chín mùi. Nếu có ai đó tin rằng có một con đường tắt dẫn đến thân cầu vồng thì họ đang bị đánh lừa rằng chỉ có sự chứng ngộ tức thời.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
VƯỢT QUA (Thogal)

Với niềm tin nhờ hiểu biết về Đột Phá, Vượt Qua tích hợp sự chứng ngộ đó vào cuộc sống hàng ngày thông qua việc nhận ra thực tại tối hậu trong mỗi nhận thức giác quan. Chừng nào chúng ta còn nuôi dưỡng nhận biết bằng trí thức mà không có kinh nghiệm chứng ngộ tồn tại đồng thời, trong chừng mực chúng ta tin rằng ánh sáng bình thường ban ngày là sự giác ngộ, và sự phân chia chủ thể - đối tượng ảo tưởng của nhận thức hàng ngày là tính bất nhị trong ma trận ở đây và bây giờ, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn Đột Phá cơ bản để làm quen với bản chất tự nhiên của mình. Tuy nhiên, trong sự tách biệt không tự nhiên của Đột Phá ra khỏi Vượt Qua thành các môn học riêng biệt trên một lộ trình tăng dần, có một giả định rằng Đột Phá có duy trì một hệ thống các khái niệm được tổng hợp một cách trí thức, rằng đó là một môn yoga thấp kém hơn mà chính Jigme đôi khi nói bóng gió. Định kiến này vốn có trong sự phân biệt khái niệm chủ đạo giữa Đột Phá và Vượt Qua: trong Đột Phá, sự xuất hiện của các hiện tượng bên ngoài như đá và núi vẫn chỉ là đá và núi, trong khi ở Vượt Qua, đá và núi vỡ ra thành dạng ánh sáng thuần túy, do đó “đạt được sự làm chủ các hình tướng”, trường nhìn là một khối ánh sáng cầu vồng. Tương tự, ở Đột Phá, trong khi về mặt kinh nghiệm, cơ thể được thu nhỏ thành các phân tử vi tế của nó, thì ở Vượt Qua, phần năng lượng tàn dư được giải phóng vào đó và như tịnh quang. Vì lý do đó, người ta bảo rằng trong khi Đột Phá tạo ra một thân ánh sáng, thì Vượt Qua tạo ra một thân cầu vồng không có tàn dư.

Không may là khi phân tích như vậy, Đột Phá và Vượt Qua được vẽ ra như những môn học rời rạc: thực ra không phải vậy. Như Jigme nói, để một lời chỉ dẫn cốt lõi được ghi nhớ trong tâm thì nó không thể được nhắc lại quá thường xuyên: “Không có Vượt Qua nếu không có Đột Phá; không có Đột Phá nếu không có Vượt Qua”. Kinh nghiệm và tính không là chẳng thể tách rời: liệu chúng ta có nên tách chúng ra để thay đổi hình dạng của cái trước hoặc để thanh lọc bản chất của các sau? Sự rộng lớn và hiện diện thanh tịnh là cùng một thứ: giả định sự tách biệt là quay trở lại với hoạt động xác định của Kim cương thừa. Kinh nghiệm trường nhìn bắt đầu trong Đột Phá không thiền định, còn Vượt Qua cung cấp những điểm trọng yếu cho phép làm quen với bản tính của tâm trí.

Khuynh hướng hình thành những giáo huấn giáo điều ở Tây Tạng có thể có nguồn gốc từ phương pháp ghi nhớ của các Lama, đòi hỏi những câu ngạn ngữ ngắn gọn, nhưng người Tây Tạng, giống như người Châu Á và Châu Âu cổ, nhận dạng kiến thức bằng cách gợi lại “dữ liệu” đã ghi nhớ, chính là nguyên nhân gây ra sự suy tàn của Dzogchen cũng như bất cứ pháp môn nào chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Sự khác biệt và chia tách giữa Đột Phá và Vượt Qua là một trường hợp điển hình. Trường hợp khác là phân loại kinh nghiệm thị kiến, bao gồm toàn bộ thiền định Vượt Qua, thành bốn “linh kiến”. Truyền thống đã gói gọn khía cạnh trường nhìn của sự chứng ngộ Đại Toàn Thiện vào bốn cái hộp: linh kiến kinh nghiệm trực tiếp về thực tại, linh kiến kinh nghiệm tăng cường, linh kiến toàn thể hiện diện thanh tịnh, và linh kiến hoàn hảo. Có nhiều giả định phô trương và rủi ro khi mở hộp Pandora được chấp nhận, nhưng bản tóm lược của Jigme về Vượt Qua cần được giải mã. Qua đó, nó có thể trở thành một bộ nguyên tắc để hướng dẫn, hoặc một bản đồ chỉ đường, hơn là một câu đố cần giải. Có hai điểm khởi đầu nổi bật.

Thứ nhất, trong thực hành, không chỉ mỗi một trong số bốn linh kiến bao gồm nhiều kinh nghiệm linh ảnh khác nhau, mà còn nhiều thể loại khác cũng hòa quyện vào nhau. Cách trình bày thông thường được hình thành từ khái niệm về một tiến trình lý tưởng xuyên qua các giai đoạn kinh nghiệm thị kiến. Cú chạm đầu tiên vào tính bất nhị ẩn chứa trong sự chứng ngộ bản tính của tâm trí, dẫn đến một giai đoạn tạm thời khi sự bùng vỡ của niềm tin ban đầu đi kèm với trải nghiệm trực tiếp về bản tính của tâm trí, cho phép hàng loạt các khuynh hướng nghiệp bị ức chế hoặc kìm nén trước đó được biểu lộ. Một vài xung lực như vậy được gọi là :sự phóng chiếu” của hiện diện thanh tịnh, được coi là các loại điểm ảnh khác nhau trong “linh kiến về kinh nghiệm tăng cường”. Khi sự tự tin của chúng ta trong thực hành là tối ưu, khi không còn gì để phát huy tiềm năng sáng tạo, kinh nghiệm thị kiến của chúng ta sẽ bao gồm toàn bộ phạm vi hiện diện thanh tịnh. Ở đây, thế giới bất nhị giả định của chúng ta đã trở thành một thế giới được mô tả hoàn hảo nhất theo cách truyền thống của Kim cương thừa, một thế giới đầy các vị Phật trong sự hợp nhất với các phối ngẫu, an bình và phẫn nộ, mỗi vị đều có đoàn tùy tùng của các bồ tát, không hành nam và không hành nữ, cùng toàn thể đền đài của các đấng linh thiêng được mô tả bằng đồ họa trong các thangka của mandala cùng với các vị thần phật. Mặc dù đây là thế giới bất nhị, nhưng vẫn có chút khác biệt giữa tính giác và hình thể ánh sáng, vẫn có chút cảm giác về cá nhân riêng lẻ, mặc dù cá nhân đó được biết đến trong tự thân là một ảo ảnh vô ngã, hoàn toàn không có thực thể, và không thể tách rời khỏi môi trường, do đó không có sự tồn tại đích thực. Tuy nhiên, cuối cùng, cảm giác phân biệt đó mất đi và mọi sự khác nhau đều tan biến. Công dụng của phần này sẽ được mô tả trong mục kiểm soát tái sinh và phục sinh.

Thứ hai, trong khi ở tu tập căn bản và Đột Phá, hình ảnh rất trực quan và hướng dẫn cần được hiểu theo nghĩa đen, nhưng trong Vượt Qua và các Bardo, hình ảnh rất thơ mộng, gợi cảm, còn các hướng dẫn đôi khi không rõ ràng vì tính mơ hồ của nó. Ngôn ngữ đa nghĩa và mơ hồ thực sự là nét điển hình của giáo huấn Vượt Qua. Ví dụ, khi mô tả hai loại linh kiến đầu tiên, văn bản sử dụng phép ẩn dụ chỉ ra kinh nghiệm bất nhị, mô tả đồng thời và linh động các hình dạng linh ảnh vốn là những cánh cửa đi vào trạng thái siêu việt của chính chúng. Thuật ngữ quan trọng “điểm ảnh” (tikle) biểu thị một ý tưởng như vậy, cõi giới toàn thể của sự hiện diện bao la, nhưng nó cũng có thể biểu thị nhiều hóa thân khác nhau trong trường linh ảnh, tất cả là những thực thể được mô tả linh động. Số ít trong chúng, ví dụ, “nổi lên” trong trường linh ảnh. Sau đó, trong thị kiến Vượt Qua, các điểm linh ảnh nhỏ tạo thành một trường ánh sáng cầu vồng. Khi kinh nghiệm linh kiến mở rộng, các điểm linh ảnh xuất hiện với kích thước bằng đĩa ăn và nắp đậy thùng trong trường thị giác. Tuy nhiên, điểm ảnh thiết yếu là một vòng tròn màu xanh lam được viền quanh bởi các dải đồng tâm có màu sắc cầu vồng, tương trưng cho thực tại toàn thể duy nhất của sự hiện diện rộng rãi.

“Chuỗi kim cương” là một thuật ngữ quan trọng khác có ý nghĩa đa dạng tương đương. Nếu hiểu nó theo nghĩa đen, chúng ta sẽ bấp bênh trên bờ vực hiện vật hóa và rồi có thể rơi vào đó. Vì vậy chúng ta phải chấp nhận sự mơ hồ của nó và cho phép nó biểu diễn ảo thuật của mình. Nếu chúng ta phân tích thì đó sẽ là một con đường dễ dàng dẫn đến nhà tù của các định nghĩa cứng nhắc trong tâm trí suy luận, với nguy cơ phát điên đang rình rập trên con đường. Chuỗi kim cương là một công án Đại Toàn Thiện.

Ví dụ quan trọng thứ ba về tính mơ hồ là thứ ở đây được dịch là “thực thể siêu phàm”. Tiếng Phạn gọi là “kaya”, tiếng Tạng là “ku”, thông thường dịch sang tiếng Anh là “thân” hay “thân Phật”. Dù được gọi là gì, nó cũng đại diện cho hình dáng một vị Phật được nhân cách hóa, phát huy tác dụng tốt đối với định hướng sùng mộ, nhưng cần được giải thích trong Dzogchen Vượt Qua vì chúng ta đang tìm kiếm kinh nghiệm về điều mà cách biểu đạt nhân hình đó ngụ ý. Chắc chắn chỉ có các vị tiến sĩ Phật học của phái Gelug mới thực sự nhìn thấy những hình ảnh mandala đồ họa chứa đầy các hình tướng Phật trên bầu trời trong trạng thái thiền định. Những bậc lão thông Đại Toàn Thiện trải nghiệm thực tại bất nhị mà các mandala đó tượng trưng. Nếu bạn nghi ngờ về điều này, hãy coi linh ảnh toàn diện của Jigme như một đấng siêu phàm, trong đó “các hình tướng không có gì khác biệt”. Sau đó, sự khác nhau giữa các điểm ảnh đơn giản với các vòng đồng tâm sắc màu, với các điểm ảnh mandala Phật đã triển khai đầy đủ là gì? Sự khác biệt phải nằm ở tác động do sự hiện diện của ngọn đèn trí tuệ tự bùng cháy mang lại trên sự tỉnh giác về hiện tại, mọi tiềm năng của tính giác đều được chiếu sáng qua đó.

Những so sánh và ẩn dụ trực tiếp mô tả các hình dạng linh ảnh hoàn toàn khác với các thuật ngữ đa nghĩa được đề cập ở trên, những tấm khiên, lưới mắt cáo, những bông sen trong mặt bằng hoặc phối cảnh trên cao, vân vân. Những so sánh về con huơu đang chạy hoặc con ong đang bay, giống như vậy, gợi lên những trải nghiệm tương đồng nhưng khác biệt trong một chiều không gian khác. Đây là thế giới mộng mơ của ảo giác khoái lạc khá quen thuộc với những ai biết về thế giới pháp sư với thuốc thực vật gây ảo giác, mặc dù các nhãn hiệu và ẩn dụ được mô tả áp dụng cho các hình dạng linh ảnh có thể không trùng khớp. Loại ẩn dụ cuối được thấy trong linh kiến thứ ba, khi các hình tướng Phật được đề cập tăng kích thước từ một nhục kế (unisha) thành một hình ảnh Phật trọn vẹn. Những hình ảnh này có thể đại diện cho một quá trình tăng cường tỏa sáng về chiều sâu và tăng cường đồng hóa kinh nghiệm đa dạng của con người về chiều rộng.

Quả thực ở đây chúng ta đã đi vào một bardo, và không phải ngẫu nhiên mà những linh ảnh Vượt Qua và những linh ảnh về bardo thực tại lại giống nhau hay tương tự như nhau. Bardo này là vùng chạng vạng giữa những nhận thức nhị nguyên của luân hồi và thực tại bất nhị của đại niết bàn. Chúng ta di chuyển vào và ta khỏi kinh nghiệm ba thân bất nhị. “Bây giờ bạn thấy nó, bây giờ bạn không thấy”. Hơn nữa, đó là ngôn ngữ đưa chúng ta đi trên tàu lượn siêu tốc của việc biết và không biết.

Một số người nói rằng những linh ảnh Vượt Qua và Bardo là những biến thể mang lại cùng một trải nghiệm. Điều này được gợi ý bởi sự giống nhau về thuật ngữ và hình dạng linh ảnh. Ví dụ, ba thân được sử dụng như một sự mô tả trong cả hai tình huống, và hình ảnh Thân Cái Bình Trẻ Trung, ví dụ vậy, với sáu phẩm tính đặc biệt của nó, mô tả khoảnh khắc phóng xuất phi thời gian cũng được tìm thấy trong cả hai. Việc định dạng hoàn cảnh giống nhau có thể được các nhà bình luận suy đoán từ cách xử lý nó, những người, đôi khi đặt linh ảnh toàn diện tám phần cùng với sự tan biến của nó vào trong mục Vượt Qua, đôi khi lại đặt nó vào trong giáo huấn về Bardo thực tại.

Khi ngôn ngữ Vượt Qua đã trở nên thuần thục, bạn sẽ dễ dàng hiểu được giáo huấn. Nó được đưa ra dưới dạng các thuật ngữ về các điểm “then chốt”, chính yếu, mỗi then chốt bao gồm một lối vào, một cánh cửa dẫn vào Vượt Qua, mỗi then chốt cho phép một bước nhảy vọt. Những điểm then chốt chủ đạo là ba cánh cửa (ba mệnh lệnh), ba cái nhìn chăm chú, ba phạm vi tập trung, hơi thở và hiện diện thanh tịnh, bốn ngọn đèn và bốn linh ảnh. Tuân thủ hướng dẫn về các điểm then chốt và chính yếu thì giai đoạn Vượt Qua sẽ được thành tựu. Trong các giấc mơ, trong thời thơ ấu, trong các linh ảnh, trong hồi ức về các bardo, hoặc thông qua lúc chuyển tiếp, qua trải nghiệm siêu giác quan, qua các trạng thái tâm trí biến đổi, hoặc qua các trải nghiệm hướng thần, chúng ta đã có thể có cái nhìn thoáng qua về những linh ảnh dưới tiêu đề của bốn loại linh kiến. Tuy nhiên, thành tựu bất thoái về linh ảnh rốt ráo của mọi kinh nghiệm thì chỉ dành riêng cho số ít người mà việc chuẩn bị trong các kiếp quá khứ đã cho phép họ đạt được sự chứng ngộ bản tính của tâm vào khoảnh khắc nó được chỉ ra và rồi ngay lập tức đạt đến chỗ vô tâm, vọng tâm thoái, thực tại viên mãn, không bao giờ trở lại.

Đôi lời về thân cầu vồng: bất chấp các truyền thuyết công khai và tín ngưỡng dân gian Tây Tạng, có lẽ hữu ích hơn khi tin rằng không phải các vị Tulku được thể chế hóa hay những người nắm giữ các dòng truyền thừa phổ biến mới đạt được thân cầu vồng, không phải các khenpo và các vị thầy trường phái, không phải các thiền giả và các đại bồ tát, mà là những ẩn sĩ nam và nữ, vốn ẩn danh, không bao giờ được nêu tên. Tôi không có ý định đặt câu hỏi về các giai thoại được truyền tải bởi thần thoại, truyền thuyết và những tin đồn liên quan đến các câu chuyện về thân cầu vồng, nhưng sau cả một đời đắm chìm trong văn hóa tôn giáo Ấn Độ Tây Tạng, tôi nhận thấy sự tinh tế, tính phức tạp và hiệu quả của tu sĩ vượt xa các mô thức hiện tại của chúng ta ở Âu Mỹ. Thật ngu ngốc khi phủ nhận những câu chuyện ngụy tác về việc đạt được thân cầu vồng, bởi vì cốt lõi của việc tiết lộ chân lý hiện thực nằm ngoài khả năng xử lý của tri thức.Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp Đại Toàn Thiện từ Đông sang Tây này, điều quan trọng là chúng ta nên làm bất cứ việc gì cần thiết để mang sự trao truyền về nhà cho những cá nhân thuộc mọi hạng căn cơ và đặc biệt là hạng thực dụng vượt trên cả triết học và huyền thoại ngụy tạo.

Cuối cùng, như một phần phụ lục cho toàn bộ cuộc thảo luận về Đột Phá & Vượt Qua, các giáo huấn Dzogchen gắn liền với Kim Cương Thừa nhấn mạnh rằng không có cách nào đạt đến đỉnh cao của bốn linh kiến mà không phụ thuộc vào một vị đạo sư, lama. Không thể chối cãi rằng bản tính của tâm là vị đạo sư tối thượng (vị thầy chân chính), và rằng sức hấp dẫn tự nhiên mà ta dành cho nó cung cấp điểm khởi đầu, con đường và mục tiêu. Tuy nhiên ở đây có hai lý do được đưa ra giải thích vì sao việc chứng ngộ Đại Toàn Thiện sẽ dễ dàng hơn nhiều nhờ sự phụ thuộc vào một vị đạo sư, lama.

Đầu tiên, guru, lama là vị thầy trong Đột Phá trao truyền các giáo lý và chỉ ra bản tính của tâm, và trong Vượt Qua đưa ra các giáo huấn then chốt. Những người nhận chỉ dẫn trong cả hai sự kiện này (như trong việc ban truyền quán đỉnh) cần có sự tôn trọng và lòng tận tâm như cơ sở cho việc trao truyền đó. Sự truyền trao không nhất thiết là một sự kiện trí thức, và trái ngược với truyền thống trí tuệ, học thuật, kiến thức, và học tập là không cần thiết, dù sao đi nữa, ở phương Tây, chúng ta có xu hướng bỏ qua các yêu cầu văn hóa vốn được kỳ vọng ở các giảng viên tu viện hoặc hàn lâm học thuật ở Tây Tạng. Các vị thầy của tôi đã thể hiện những phẩm chất làm trung gian cho việc truyền trao: vô ngã, tử tế và cởi mở, và như vậy là quá đủ. Tuy nhiên có một phẩm chất khác khó nhận thấy hơn và đó là chỉ dấu quan trọng nhất xuyên qua sự kế thừa trực hệ lâu dài của các vị thầy từ hóa thân Phật đầu tiền xuống đến vị thầy của chúng ta. Sợi chỉ đó không có hình dạng hoặc thuộc tính cụ thể, bản chất của nó là không thể tưởng tượng và không thể diễn đạt được, bản chất của nó là sự truyền trao thực tế và cũng là phương tiện để truyền thừa. Nó được gọi là “dòng truyền”; thật ngu ngốc khi phủ nhận nó, và thật thiết sót khi không có nó.

Sau đó, thứ hai, vì là những người có thể phạm sai lầm (điều này không áp dụng cho những phi nhận không sai lầm), trên đạo lộ, chúng ta sa vào chướng khí không thể xuyên thấu của maya, những ảo tưởng được phóng xuất bởi các con gái của ma vương, những cơn ác mộng quanh co được thêu dệt nên bởi bốn con quỷ. Đạo sư, lama, là nơi nương tựa dự phòng của chúng ta trong những tình huống như vậy, không phải tư cách một vị thầy thông qua bài giảng logic, và không phải bằng hướng dẫn trịnh trọng hay thân tình, thậm chí không phải là một tấm gương mẫu mực, mà chỉ đơn giản như một ban cố vấn, một điểm không tham chiếu. Thật vô nghĩa khi tranh luận rằng đạo sư bản thân là một con người với những nhược điểm của con người và đôi chân đất, vì chúng ta chỉ quan tâm đến việc nhìn vào bộ mặt của mình trong tâm gương trong suốt của tâm trí ông, tâm trí mà về bản chất không bao giờ bị vấy bẩn, ô nhiễm hay thậm chí có dấu vết. Lòng khoan dung đó là tổng thể cho tính nhân từ của ông, một ân huệ vô giá và vô biên. Jigme chỉ đề cập đến nó một lần trong phần một (mặc dù thường xuyên ở phần ba) nhưng như vậy là đủ. Nếu trong Đột Phá và Vượt Qua cần có đạo sư, thì trong các Bardo, một người hướng dẫn là không thể thiếu.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
BARDO

Tất nhiên, trạng thái trung gian bardo là một câu chuyện ngụ ngôn lớn, một phép ẩn dụ cho trạng thái nội tâm mà chúng ta có thể rơi vào do suy sụp tinh thần hoặc trầm cảm nặng, động kinh mạnh, “đêm tối của linh hồn”, thông qua trạng thái xuất thần tự tạo, trải nghiệm ảo giác, trạng thái nhập định sâu hoặc những sự kiện tương tự. Những sự kiện được dẫn chứng trong Yeshe Lama bởi một nhà huyền môn có tính xác thực không thể nghi ngờ, một nhà huyền môn có xu hướng học thuật mạnh mẽ, là mối quan tâm vô giá đối với tất cả những ai du hành vào không gian bên trong, tự nguyện hoặc không tự nguyện, quan tâm đến việc khám phá và diễn đạt thành lời những trải nghiệm của họ, hoặc ghi chép lại chúng. Dzogchen có giá trị đáng ngờ đối với những người tin rằng bardo mô tả trải nghiệm sau khi thể xác thực sự chết đi vào lúc kết thúc cuộc đời, mặc dù họ có thể có được niềm an ủi từ ý tưởng về sự hòa tan cuối cùng vào tịnh quang. Có bằng chứng rộng rãi cho thấy các nghiên cứu về kinh nghiệm bardo ở đây ban đầu bắt nguồn từ truyền thống Shaman giáo của Trung Á, trong đó trạng thái xuất thần sâu được tạo ra thông qua âm nhạc và thảo dược nhằm mục đích thâm nhập thế giới tâm linh. Chúng ta có thể cho rằng kiến thức kinh nghiệm của những pháp sư đó đã giúp hình thành nên nền tảng của siêu tâm lý học sâu xa về bardo mà Phật tử Tây Tạng thừa hưởng, phát triển và chuyển hóa, tích hợp nó vào Kim Cương Thừa của họ. Trọng tâm được nhấn mạnh vào các phương pháp giải thoát khỏi những linh ảnh nghiệp của luân hồi, vốn đại diện cho niết bàn của Phật. Giáo lý Kim Cương Thừa này được truyền bá chủ yếu qua các terma, các văn bản được khám phá, nhưng cũng thông qua các mật điển của Nyingma Gyubum, và hai nguồn song sinh đó tạo thành cơ sở cho việc chú giải Dzogchen của Longchenpa và Jigme Lingpa. Như trong toàn bộ văn bản của Yeshe Lama, cái thấy tiệm ngộ và cái thấy đốn ngộ được tích hợp trọn vẹn.

Trong bối cảnh Dzogchen cấp tiến, một trong những giá trị trong cách Jigme Lingpa xử lý bardo nằm ở lời khẳng định của ông rằng khoảnh khắc đồng bộ của việc chứng ngộ bản tính của tâm và giải thoát luôn có sẵn trong cả bốn “trạng thái trung gian”. Do đó, nó là bản chất của mọi kinh nghiệm con người. Tất cả chúng ta đều đã có trải nghiệm bardo và vì vậy chúng ta quen thuộc với sự chứng ngộ và giải thoát đó, vì vậy Jigme sẽ mô tả và giải thích bản chất của trải nghiệm đó theo thuật ngữ mandala của Dzogchen. Nó sẽ giống như việc nhìn vào bản đồ của một khu vực mà chúng ta đã đi qua gần đây. Đối với những người không thể thừa nhận sự chứng ngộ của chính mình và tin rằng lối vào bardo đã từ chối họ, các giáo huấn bardo sẽ chuẩn bị cho tâm trí họ những trải nghiệm sắp tới. Nó sẽ làm tăng khả năng tiếp thu, giảm bớt nỗi sợ hãi và lo lắng, giảm bớt kỳ vọng. Tóm lại, nó sẽ thiết lập cho họ trải nghiệm bardo trong cuộc sống và chuẩn bị cho cái chết. Là một phần bổ sung cho hướng dẫn chuẩn bị cho cái chết, Cuốn Sách Tây Tạng về Cái Chết (Bardo Thodrol) là không thể thiếu như một mô tả tiến trình bardo sẽ như thế nào. Tuy nhiên cẩm nang Yeshe Lama bao gồm hướng dẫn cốt lõi, các giáo lý cho chúng ta biết chính xác phải làm gì và làm như thế nào, nó đặt chúng ta vào sự tuân thủ các chỉ dẫn của quy trình.

Dưới bốn tiêu đề: bardo tự nhiên, bardo cái chết, bardo thực tại và bardo của sự trở thành, Jigme mô tả nhiều tình trạng loạn thần khác nhau và các biện pháp khắc phục chúng, các biện pháp khắc phục được tổng kết lại là nhận ra chứng loạn thần và thần kinh như là phương tiện để giác ngộ một trạng thái siêu nhân, gọi là Phật. Tóm lại, bardo tự nhiên giải quyết chứng loạn thần kinh hơn là loạn tâm thần, chứng loạn thần kinh đi kèm với thân thể, và Jigme giải quyết nó rất nhẹ nhàng, khuyến nghị một nền giáo dục tu viện, học tập và chiêm nghiệm. Trong bardo về cái chết, ông khuyến nghị một cách thực dụng, mô tả tuyệt vời, đầy lòng trắc ẩn, chi tiết về các yoga để làm dịu nỗi đau và nỗi lo lắng khi chết. Đồng thời, chúng ta có thể ghi nhớ cảm giác lúc chết khi các giác quan bị tước đoạt rồi sau đó mất đi khi chúng ta đi vào thế giới bên trong của linh ảnh và sự hoàn thành của kinh nghiệm. Cái chết nhỏ của cực lạc có thể được giải quyết gián tiếp tại thời điểm đó. Sau đó, trong bardo của thực tại, các vấn đề được xử lý chi tiết hơn nhiều so với các bardo khác, Jigme hướng dẫn chúng ta đi qua các trải nghiệm và các biểu hiện khác nhau của kinh nghiệm về linh kiến toàn thể mà các nhà thần bí trong mọi nền văn hóa đều quen thuộc, Shaman, Sufi, Phật giáo, Ấn giáo, Thiên Chúa giáo, bất kể nền văn hóa tôn giáo nào. Bardo của sự trở thành mô tả trải nghiệm tái nhập vào hóa thân, nhưng mô tả gợi cảm trữ tình về thần thức không có thân xác cho phép chúng ta tự đưa mình vào trạng thái sau khi chết giả định đó.

Không từ bỏ tính hư cấu rằng các bardo của thực tại và trở thành mô tả những sự kiện sau khi chết (trạng thái sau khi chết), có thể giả định rằng các bardo đó mang đến trải nghiệm phi thường giữa lúc sinh và lúc tử. Trải nghiệm đó chắc chắn có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau và có thể là bí mật, nếu không thì tại sao lại sử dụng tính mơ hồ hoặc phương pháp ẩn dụ? Vì vậy, trước tiên chúng ta phải xem xét hợp lý nguồn gốc của truyền thống bardo và các điều kiện cho phép nó phát triển mạnh mẽ trên cao nguyên Tây Tạng. Để bắt đầu, chúng ta nên nhớ rằng nền văn hóa Shaman trước Phật giáo có mối liên hệ chặt chẽ với Shaman giáo Trung Á sử dụng các loại cây gây ảo giác, cùng với tiếng trống nghi lễ, để đi vào các cõi linh giới của các vị thần. Sau đó, có lẽ có sự liên quan rằng DMT, hoạt chất trong thuốc gây ảo giác mạnh ayahuasca được các pháp sư bản địa Nam Mỹ sử dụng như một loại thuốc cho cơ thể và linh hồn, được tiết ra, có thể là tuyến tùng, trong bóng tối hoặc nửa tối và vào lúc chết. Ngoài ra, có sự liên hệ rằng ở độ cao lớn, nơi thiếu oxy và thường có các mật thất với hang động “guru rinpoche”, tỷ lệ hồng cầu so với bạch cầu bị thay đổi hoàn toàn và việc thiếu sắt cùng các khoáng chất thiết yếu khác trong chế độ ăn uống tạo ra các điều kiện sinh lý thuận lợi cho các cơn loạn thần. Cuối cùng, đây là một cú sút xa, điều khả thi là do tiêu chuẩn lưu trữ ngũ cốc của Tây Tạng tương tự như tiêu chuẩn của Châu Âu thời trung cổ, nơi mà đến cuối mùa đông, nấm cựa gà mọc trên lúa mì ẩm và gây ra ảo giác thiên niên kỷ hàng loạt trên diện rộng trong quần chúng, một loại nấm gây ảo giác có thể mọc trên hạt lúa mạch vốn là lương thực chính trên cao nguyên Tây Tạng. Với các yếu tố đó trong tâm trí, tất cả đều có thể tạo điều kiện cho các xúc tác bất thường tác động lên các ẩn sĩ, cùng với những kỹ thuật thiền định nội tại mạnh mẽ của Kim Cương Thừa và Dzogchen, trải nghiệm linh kiến có thể chia làm ba loại: thị kiến năng động hoặc phẫn nộ, thị kiến an bình hoặc siêu việt, và kinh nghiệm thị kiến phi nhị nguyên.

Sự phân chia tất cả các kinh nghiệm thành trạng thái động và tĩnh là chuyện quen thuộc với tất cả những ai tự nhiên rơi vào trạng thái thiền. Bất cứ kinh nghiệm thị kiến nào phát sinh trong tâm trí đều có thể được phân loại thành một trong hai. Cơn thịnh nộ được cảm nhận như lo lắng, quá mức như sợ hãi và hoang tưởng, và bình an được cảm nhận như thanh thản và dễ chịu, tột cùng là sự ngây ngất. Bất cứ khi nào những trải nghiệm này phát sinh, những lời nổi tiếng của giáo lý Dzogchen được lama tụng niệm với người hấp hối sẽ được nói ra: “Tâm tử may mắn, hãy coi mọi kinh nghiệm chỉ là hình dung của chính tâm trí con”. Hoặc, thay vì dựa vào một mệnh lệnh diễn ngôn, phản ứng mà giáo lý đó gợi ra sẽ tự động thấm nhuần. Đồng thời với việc nhận ra định dạng của các khía cạnh chủ quan và khách quan của nhận thức, kinh nghiệm phi nhị nguyên phát sinh. Kinh nghiệm phi nhị nguyên là thị kiến toàn diện trong đó không có thuộc tính cụ thể nào được xác định. Nó được gọi là “tịnh quang”. Nó cũng được Jigme xác định là “linh kiến của tỉnh giác bốn phần về hiện tại. “Ba khoảnh khắc” thể hiện quá trình thoát khỏi trạng thái phẫn nộ và an bình để đi vào trạng thái bất nhị: trong khoảnh khắc đầu tiên, chúng ta có cái nhìn sâu sắc vào bản chất của các hình tướng hư ảo ảnh không có thực; thông qua sự chứng ngộ đó mà đạt được giải thoát tự động khỏi sự dính chấp (hoặc bám chấp tiêu cực), và cuối cùng trong sự tan biến, chúng ta đi vào trạng thái bất nhị.

Phần bardo của thực tại được cấu trúc theo năm tiêu đề: “tâm thức tan biến vào không gian”, “không gian tan biến vào tịnh quang”, “tịnh quang trở thành một cặp không thể phân chia”, “cặp bất khả phân tan biến vào tính giác”, và “tính giác tan biến vào tính tự phát”. Trong mỗi trường hợp, Jigme cung cấp một mô hình mô tả cách đạt được giải thoát. Mặc dù có bằng chứng rõ ràng về một sợi dây nhân quả từ phần này sang phần khác, giống như thể một khoảnh khắc vô tận của kinh nghiệm đồng bộ đã bị tách ra để phân tích và diễn đạt thành lời, theo cùng cách mà kinh nghiệm toàn thể tám phần được phân tích trong phần về “tính giác tan biến vào tính tự phát”. Như chúng ta đều biết, kinh nghiệm về “tính tự phát” không có sự mở rộng trong thời gian hoặc không gian; sự nở rộ tự phát là khoảnh khắc phi thời gian của sự phát triển. Linh kiến của tỉnh giác bốn phần và linh kiến toàn thể tám phần dường như là những công thức diễn đạt bằng lời khác nhau của cùng một thực tại không thể diễn tả được, có lẽ ban đầu xuất phát từ các nguồn khác nhau và các ẩn sĩ bậc thầy khác nhau.

Rõ ràng là ngôn ngữ mô tả các cảnh tượng trong bardo giống như ngôn ngữ được sử dụng trong bốn linh kiến Vượt Qua. Như thể kinh nghiệm có được từ bardo là cơ sở hướng dẫn Vượt Qua, các giáo huấn có nguồn gốc từ trải nghiệm trong bardo. “Không gian tan biến vào tịnh quang” tương đương với kinh nghiệm linh ảnh tăng cường, và “tịnh quang tan biến thành một cặp bất khả phân” là một mô tả khác về phạm vi đầy đủ của hiện diện thanh tịnh theo cách các đấng siêu phàm được nhân cách hóa thành các vị thần phẫn nộ và an bình, đơn độc hoặc trong cặp phối ngẫu. “Cặp bất khả phân tan biến vào tính giác” là một giai đoạn bổ sung được giới thiệu để chứa đựng một linh kiến tượng trưng trừu tượng về hiện diện thanh tịnh. Sau đó, “tính giác tan biến vào tính tự phát” xử lý lần tan biến cuối cùng thành phi nhị nguyên không thể diễn tả được. Nhưng để nhắc lại phần cốt yếu ở đây. “Không gian quảng đại (không gian)”, “tịnh quang”, “cặp bất khả phân”, “tỉnh giác về hiện tại” và “tính tự phát” đều là những từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ tự tham chiếu của Đại Toàn Thiện.

Hiện tượng học của trạng thái trung gian bardo về sự trở thành được hiểu rõ ràng là kinh nghiệm của một chúng sinh đã tách rời khỏi thể xác của mình và tìm cách quay trở lại. Ẩn dụ về một linh hồn không có thân xác trong một phòng chờ đang chờ tái sinh vào tử cung là một tham chiếu dễ dàng mà bất cứ ai đã trải qua một kinh nghiệm cận tâm lý đều sẽ nghĩ tới. Đối với những người bị ép buộc ở đó, đó là một nơi đau khổ và những linh hồn trú ngụ ở đó thường được coi là bất hạnh và bất an, hoặc là “ma đói”. Đó là nơi bất mãn, một luyện ngục, chỉ những ai đã giải thoát trong khoảnh khắc trước đó mới tránh được. Đó là một nhà tù có thể được ví như một trạng thái hạn chế hóa chất sau cơn nghiện, hoặc không có khả năng nuôi dưỡng bất kỳ thói quen tàn nhẫn nào. Trong trạng thái này, suy nghĩ ngưng kết lại thành những hình tướng cô đặc; bất cứ điều gì chúng ta nghĩ đều được cảm nhận ngay lập tức về mặc thể xác. Chúng ta không có quyền kiểm soát ở đây, ngoài trừ, có lẽ, trong việc tuân theo một khuynh hướng nghiệp chướng ưa thích. Do đó, nếu chúng ta có thể nghĩ về bản tính cốt yếu của tâm trí và tuân theo nó, chúng ta có thể tái sinh cơ thể của mình vào một bông sen trong các cõi Phật như được mô tả trong phần cuối của cuốn sách.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
CÁC CÕI PHẬT

Phần thứ ba trong cuốn cẩm nang của Jigme Lingpa được biên soạn cho những người kém sắc bén hoặc căn cơ thấp, mặc dù hầu hết chúng ta chắc chắn sẽ cảm thấy may mắn nếu được đưa đến các cõi Phật niết bàn sau khi chết. Từ mô tả của Jigme về những cá nhân như vậy, chúng ta có thể suy ra ý nghĩa của “tính nhạy bén” và “năng lực”. Những người như vậy thích lắng nghe Đại Toàn Thiện và chỉ nói suông về nó, nhưng họ không tham gia vào bất cứ thực hành hạn chế nào. Họ tự nhận mình thuộc về dòng truyền và ít nhất có sự tôn trọng đối với một đạo sư, lama, nhưng họ không tham gia vào các nghi lễ hay các thực hành thiền định chính thức nào. Điều này mô tả một số lượng lớn Phật tử Tây Tạng thế tục và nhiều tín đồ phương Tây. Lưu ý rằng không có phẩm chất đạo đức cụ thể nào được đề cập. Đối với họ, việc đơn giản nhớ lại bản tính của tâm, hoặc hồi tưởng về nơi họ coi là tái sinh thuận lợi nhất, cũng sẽ đưa họ đến các cõi niết bàn. Các cõi niết bàn hiển nhiên là những cõi hóa thân Phật, phương pháp sinh vào đó là diệu liên hoa sinh, và hình thức hóa thân là tái sinh như một tulku của guru Rinpoche. Ở đây các vị thần phẫn nộ và an bình thực sự được nhận thức trong các mandala của họ, trong khoảnh khắc, trên con đường. Với những người kém nhạy bén hơn sẽ cần trải qua một lần tái sinh nữa, nhưng lần đó sẽ là hoa sen sinh.

JIGME LINGPA VÀ LONGCHEN NYINGTHIK

Jigme Lingpa Khyentse Wozer sinh năm 1730 tại miền trung Tây Tạng, ở thung lũng Yarlung thượng, một trong những thung lũng phụ lưu màu mỡ và giàu có nhất của Tsangpo và là trung tâm của nền văn hóa chính trị và tôn giáo nguyên thủy của Tây Tạng. Ông sinh ra trong một gia đình lama làng Nyingma: đó là di sản và đó là số mệnh của ông. Ông là một nhà thần bí bẩm sinh và ông đã từ chối tu viện và chủ nghĩa tu viện, thích các di tích, hang động và thiên nhiên hơn. Ông đã trải qua tuổi thơ một cách bình thường, tại khu vực Pelri Gompa, nằm ở thung lũng Chongye, nơi chôn cất các vị vua vĩ đại, nhưng ông không tỏa sáng cho đến khi trưởng thành, khi trí thông minh và khuynh hướng thần bí mới chớm nở của ông trở nên rõ ràng. Từ năm hai mươi đến ba mươi tuổi, ông đã ẩn tu, đầu tiên là ở Pelri Gompa và sau đó là ở các hang động của Samye Chimphu. Ông là một học giả bẩm sinh, một người tự học, dễ dàng tích lũy kiến thức, ông nhận được nhiều quán đỉnh và thẩm quyền vốn được mong đợi ở ông. Tuy nhiên điều chính yếu là kinh nghiệm linh kiến của ông, thứ đã mang lại cho ông sự tỉnh giác, trí tuệ và lòng tín nhiệm đã mang lại cho ông danh hiệu “rig zin”. Sau mười năm ẩn tu chính thức, ông định cư tại một mật thất ở Tsering Jong, một nhánh cao của thung lũng Chongye, và dành phần đời còn lại của mình ở đó. Ông đã viết Longchen Nyingthik và những chu kỳ giáo lý khác diễn ra chậm rãi trong suốt cuộc đời ông. Ông bắt đầu dạy vào lúc khoảng bốn mươi tuổi, và sau đó tăng dần số lượng tín đồ, học viên và người hành hương đến trước cửa nhà ông, cho đến khi Longchen Nyingthik và Jigme Lingpa trở thành những cái tên quen thuộc trên khắp Tây Tạng. Đáng chú ý trong số các đệ tự của ông là King Nyon Pawo Wongchuk, Thánh Điên Nhân của Kongpo, người đã khuyên ông viết ra Yeshe Lama, học viên, người đã trở thành Dodrupchen đầu tiên; và còn cả Vua và Hoàng Hậu của Derge từ Kham. Jigme Lingpa mất năm 1798 tại Tsering Jong và được ướp xác và đặt trong một bảo tháp. Ba lần tái sinh liên tiếp của ông thành các tulku có cấp bậc cao nhất của Khampa Dzogchen: Do Khyentse Yeshe Dorje, Patrul Rinpoche và Jamyang Khyentse Wongpo.

Văn bản Longchen Nyingthik, trong đó Yeshe Lama là chìa khóa, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành Đại Toàn Thiện sau này. Tầm quan trọng của nó đối với việc thực hành của trường phái Nyingma đương đại không thể được đánh giá quá cao. Các truyền thống terma với các dòng truyền tương đối ngắn rất nhiều, nhưng Longchen Nyingthik có thẩm quyền rốt ráo. Dudjom Tersar có thể có vị thế vững chắc hơn hiện nay ở phương Tây, nhưng Jigme Lingpa là một điểm tham chiếu có thẩm quyền. Các văn bản gốc của chu kỳ Longchen Nyingthik bao gồm năm terma tâm, những tiết lộ được phát hiện bởi Vua Trisong Detsen, Yeshe Tsogyel và Vairotsana, sau đó được ẩn giấu trong Tâm (dgongs) để được Jigme, một hóa thân của Trisong Detsen, phục hồi trong linh kiến. Ngoài ra, trong bộ sưu tập văn bản gốc còn có hai văn bản linh kiến thanh tịnh, những văn bản không có cùng chứng nhận như các terma được khám phá, nhưng có thẩm quyền và giá trị ngang nhau. Nguyện cầu về Nền tảng, Con đường và Quả là một trong những lời cầu nguyện nổi tiếng nhất trong truyền thống Nyingma. Hai văn bản do chính Jigme biên soạn, bao gồm Yeshe Lama và một bình luận đi kèm, hoàn thành chu kỳ vô thượng yoga cốt lõi của kinh điển Longchen Nyingthik lớn hơn nhiều.

Những khám phá terma của Jigme, các chuyên luận về linh kiến thanh tịnh và các biên soạn cá nhân đều là sản phẩm của kinh nghiệm linh kiến trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời ông. Những linh kiến này, trong hai bộ, là cơ sở cho Dzogchen của ông và sự giảng giải của ông về Dzogchen. Trong đợt ẩn tu đầu tiên của ông tại Pelri Gompa, kéo dài bảy năm, trong giai đoạn linh kiến đầu tiên, ông mơ thấy mình đến đại bảo tháp ở Boudhanath ở thung lũng Kathmandu và nhận được từ một dakini chiếc hợp đựng cuộn giấy terma trong kho tàng tâm của mình. Một dakini khác trong hình dạng của mẹ ông, khuyến khích ông ăn những cuộn giấy, và do đó ý nghĩa của chúng đã được khắc sâu vào tâm trí ông. Sự sáng tỏ này đã dẫn đến một giai đoạn viết lách chuyên sâu mà cơ sở của chu kỳ Longchen Nyingthik đã được ghi lại. Giai đoạn linh kiến thứ hai xảy ra ở Chimphu. Chimphu là tên của thung lũng cao phía trên Samye Chokhor, phu của nó bao gồm một mê cung của những tảng đá lớn tạo nên các hang động và những mái hiên được các thiền giả biến thành mật thất từ thời xa xưa, và đặc biệt là bởi 25 đệ tử của Liên Hoa Sinh, bao gồm cả vua Trisong Detsen, Yeshe Tsogel, vợ của đạo sư và còn Vairosatna, dịch giả, và Nyang Tingngedzin. Sau đó, vào thế kỷ 14, chính Longchenpa toàn năng đã sống trong ngôi làng hang động này. Theo bước chân họ, Jigme đã có ba thị kiến về Longchenpa ở đó với ý nghĩa và cường độ ngày càng tăng. Lần đầu tiên, ông coi là xác nhận về lối sống, mục tiêu và con đường của mình. Trong thị kiến thứ hai, ông nhận ra nhân dạng thật của mình với nhà thần bí và nhà thơ vĩ đại mà ông được coi là một hiện thân. Trong lần thứ ba, ông nhận ra bản tính của tâm là tịnh quang.

Vẫn còn những tranh cãi liệu những khám phá văn chương của Jigme Lingpa hay cuộc đời và lối sống mẫu mực của ông mới là di sản quý giá nhất. Bản thân Longchen Nyingthik mở rộng có giá trị không thể đo đếm đối với những hành giả của cả các phương thức thực hành rộng và hẹp. Yeshe Lama chủ yếu đề cập đến Đại Toàn Thiện atiyoga, nhưng các văn bản khác như chu kỳ Yangsang Lama về thực hành mahayoga chẳng hạn, cũng là một tác phẩm tuyệt vời của Kim cương thừa. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Longchen Nyingthik, liên quan đến linh kiến Dzogchen tinh tế nhất của Longchenpa bị sa lầy trong nghi lễ, nhưng nó mang trong mình hạt giống của Maha Ati và đôi khi cho phép nó quyền ưu tiên trọn vẹn. Nó đã là trụ cột của Dzogchen thể chế trong suốt ba trăm năm vừa qua. Mặt khác, cuộc đời của Jigme, theo mọi lời kể, đã chứng thực giá trị của lối sống ẩn danh của một ẩn sĩ Đại Toàn Thiện, một câu chuyện về tính khiêm nhường, tự hạ mình và lòng trắc ẩn, được soi sáng bởi linh kiến toàn thể và tính giác bất nhị. Thất bại của ông trong việc đạt được thân cầu vồng vào lúc chết bằng cách nào đó đã làm nổi bật cuộc đời ông với thành công tối hậu: tại sao phải bận tâm đến thân cầu vồng?
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
TRANH LUẬN

Trong ba phần nghị luận của Yeshe Lama, Jigme Lingpa khiển trách những người theo Longchenpa vì sự ngu dốt và hư hỏng của họ. Ví dụ, ông đề cập đến khuynh hướng tuân theo một cách thiếu suy nghĩ các đề xuất và diễn giải của truyền thống mà không nhận ra những điều bất thường và phi logic đã len lỏi vào. Ông chỉ trích tập tục của các đạo sư, lama, là cung cấp hướng dẫn chỉ thẳng dễ dàng, xác định các hiện tượng là tâm trí, vân vân, trong khi quan điểm của Nyingthik về bản chất của tồn tại là không thể diễn tả và không thể định nghĩa. Ông chỉ trích các vị thầy nói về Vượt Qua, nhưng lại không biết ý nghĩa biểu tượng của các linh ảnh mà họ trải nghiệm và mô tả. Những lỗi lầm này chắc chắn là đặc hữu của mọi lứa tuổi và đặc trưng cho một góc của cõi người trên bánh xe cuộc sống. Thói quen giảng dạy Đại Toàn Thiện từ hiểu biết tri thức ngây ngô, thời nay được chứng tỏ bởi các tulku và khenpo, những người được giáo dục nửa vời trong các học viện và tu viện lưu vong, và không có thời gian hay cơ hội cho kinh nghiệm thực tế trong hoặc ngoài lối sống từ bỏ, giả vờ có kiến thức kinh nghiệm và chế giễu người khác vì sự kiêu ngạo về thành tích của họ. Tuy nhiên, những thiếu sót như vậy cũng được thể hiện bởi đội ngũ giảng viên và các nhà trị liệu phương Tây đương đại, những người có khái niệm rõ ràng về bất nhị và dạy về nó, nhưng cũng là những người không có kinh nghiệm thực tế về nó. Thủ thuật biến Đại Toàn Thiện thành một sản phẩm thương mại hoặc động lực cho một bối cảnh xã hội ít nhất cũng là một phần trong những điều Chogyam Trungpa đề cập khi nói đến chủ nghĩa vật chất tâm linh, và Tây Tạng, nếu không phải là cái nôi của nó thì ít nhất cũng là một trong những lò luyện phi thường của nó. Trong những lời phản đối của mình chống lại tính không xác thực và học thuật không chính xác, Jigme tự giới thiệu mình là một nhà cải cách và thanh lọc truyền thống, nếu ông còn sống ở phương Tây ngày nay, chắc chắn ông sẽ là một yogi thành thị.

Tuy nhiên, các học giả Gelugpa là trọng tâm chỉ trích chính của Jigme và ở đây ông cho phép một số lời chỉ trích cay độc xâm nhập vào bài diễn thuyết siêu hình của mình. Tuy không nêu tên nhưng ít nhất trong một bài diễn thuyết đáng chú ý, có thể thấy rõ rằng chính những nhà Gelugpa là mục tiêu của ông vì ông sử dụng từ “geshe”, vào giữa thế kỷ 18, chỉ có các giảng viên Gelugpa mới được gọi là geshe. Có lẽ bản thân ông đã phải chịu chỉ trích cá nhân từ các geshe về việc duy trì bản chất ảo tưởng của kinh nghiệm Vượt Qua. Đưa ra bằng chứng về kinh nghiệm linh ảnh tương tự như trong Vượt Qua từ mật điển Kalachakra của Phật quả, ông lên án sự giả dối về mặt đạo đức của các geshe đã hạ thấp Đại Toàn Thiện, lên án việc phá vỡ các giới nguyện samaya của họ, trước khi phá hủy các đề xuất siêu hình của họ. Trong suốt Yeshe Lama, nhìn chung, Jigme lên án phương pháp học thuật và những hạn chế của thành kiến tri thức, mà những người theo Tsongkhapa luôn bị buộc tội. Mặc dù Đại Toàn Thiện có thể đưa ra một bài thuyết trình liền mạch, hợp lý, và một sự phòng thủ bất khả xâm phạm bằng cách sử dụng các thuật ngữ tham khảo từ Gelugpa, tuy nhiên ngay từ đầu với Garab Dorje, nó đã được tuyên bố một cách dứt khoát rằng nền tảng của nó nằm ở kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm trực tiếp, kinh nghiệm huyền bí về bản tính của tâm. Phương pháp phân tích, cùng với lập luận ngôn ngữ siêu hình chỉ có một vị trí nhỏ, sơ bộ, thậm chí còn đáng ngờ trong khi phương pháp so sánh hoàn toàn thừa thãi.

Thoạt đầu có vẻ không phù hợp và thậm chí đáng xấu hổ khi vị rigzin Jigme Lingpa vĩ đại (rigzin có nghĩa là người hoặc nắm giữ rigpa, sự hiện diện thanh tịnh) lại lăng mạ các vị tiến sĩ Phật học Gelugpa bằng những câu từ như “bầy sói và mèo hoang”, và “Bọn man rợ và thú hoang”, ông gọi họ như vậy. Chắc chắn Dzogchen cung cấp một tầm cao và chiều sâu của sự tín nhiệm đủ để ngăn chặn tranh luận và cãi vã. Chính Jigme đã nói: “Được điều chỉnh theo Đại Toàn Thiện, tranh luận và cãi vã sẽ trở nên siêu việt”, và “Mọi tranh cãi đều thừa thãi trong không gian thực tại phi khái niệm, không thể tưởng tượng của nó”. Thật thích hợp khi ông đã đưa ra quan điểm thú vị và không thể chối cãi rằng các đấng siêu phàm trong linh ảnh Vượt Qua tương đương với các hình tướng tính không phát sinh thông qua thiền định của Kalachakra. Nhưng tại sao lại phải đối đầu với một phe đối lập đầy tham vọng, tiếp cận với một tập hợp các giả định khác nhau và áp dụng một chương trình nghị sự khác biệt? Chắc chắn, hoặc là chúng ta biết chân lý của Dzogchen thông qua kinh nghiệm hoặc là không. Nếu chúng ta đã có kinh nghiệm về nó thì không bao giờ có thể có bất cứ tranh luận hay thậm chí thảo luận nào về bản chất của thực tại, hoặc về Phật, nó không thể mô tả, không thể quan niệm, và không thể diễn đạt được. Mặt khác, nếu chúng ta không được ban phúc bởi kinh nghiệm đó, mặc dù có thể có khuynh hướng tranh luận về nó, nếu chúng ta hiểu rằng bất kỳ quan điểm nào về thành tựu rốt ráo đó đều là một cách giải thích cục bộ, mang tính tri thức, thì chẳng có gì có thể nói là có giá trị. Vậy tại sao thỉnh thoảng ông lại chuyển hướng sang tranh luận khiến chúng ta ngạc nhiên với niềm hứng khởi của ông?

Có thể hình dung rằng ông đưa vào những đề xuất đối lập và những lập trường cực đoan chỉ để nhấn mạnh và làm nổi bật lập trường xác thực của riêng ông. Hay một người thợ khắc gỗ sau này đã thêm những chi tiết đáng ghét vào khối gỗ? Có lẽ chúng ta nên nhìn Jigme theo góc nhìn nhân văn hơn, như một hiệu trưởng trường học hách dịch không khoan nhượng với sự bất tài của các học trò yêu quý, hoặc như người đàn ông đáp trả bằng cảm xúc không biết xấu hổ, hoặc như người chỉ trích sự ngược đãi của con mình, phẫn nộ trước sự khinh miệt mà đảng chiến thắng về mặt chính trị dành cho phe thất bại. Môi trường chính trị, xã hội và học thuật ở Tây Tạng vào thế kỷ 18 chỉ ra khả năng cuối cùng này. Jigme Lingpa tin chắc rằng truyền thống Đại Toàn Thiện vào thế kỷ 18 đang suy tàn. Ông tuyên bố dứt khoát: “Những ngày này, trong thời kỳ suy tàn của Dzogchen ...”. Ông không có lý do rõ ràng nào để nói dối về điều đó và chúng ta cần tin vào lời ông, ít nhất là đối với Trung Tây Tạng. Terchen Gyurme Dorje, chính trị gia terton vĩ đại của Mindroling gompa thuộc thế hệ trước và ở một mức độ nào đó, ông đã củng cố truyền thống Nyingma chống lại làn sóng lớn của quyền lực Gelugpa đã được thiết lập bởi đội quân Mông Cổ được các chính trị gia Gelugpa thần quyền chống Nyingma mời vào Tây Tạng. Tuy chống lại xu hướng suy thoái, Mindroling gompa của Gyurme Dorje chỉ là một thế lực Nyingma đơn độc ở Trung Tây Tạng. Sự suy thoái của truyền thống có thể được đánh giá bằng sức mạnh của thời kỳ phục hưng vào cuối thể kỷ 18 ở Kham, nơi các lama bất bộ phái bắt đầu nhiệm vụ thu thập và biên tập những văn bản đã bị hư hoại đến mức vô vọng. Thật đáng ngờ rằng sự suy tàn của Nyingma đã từng chạm đến miền Đông Tây Tạng, nơi những nhà Gelugpa gặp khó khăn trong việc vựt qua sự kháng cự vật lý đối với quyền bá chủ của họ, trong khi ở miền Trung Tây Tạng, họ đã nắm quyền bằng cách chi tiền cho các trường mũ đỏ.

Jigme có thể đã ám chỉ đến sự suy tàn của Phật giáo trong năm trăm năm cuối cùng của Phật pháp, vào cuối kỷ Kali, nhưng Đại Toàn Thiện vẫn được dự đoán là sẽ bùng nổ và lan rộng khi thời kỳ kết thúc đến gần. Rõ ràng là ông nhận thức được thảm họa đang đến gần vào cuối thời kỳ năm trăm năm đó, một nhận thức có thể thấy rõ trong nhận xét của ông là: “ngày nay chúng ta đang bị giày vò bởi những rắc rối và vỡ mộng”.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Thay vì quy lời than phiền đó cho cảm giác về nỗi thống khổ dai dẳng của luân hồi, bằng chứng trong cẩm nang thực hành Dzogchen này chỉ ra những nguyên nhân sâu xa và cụ thể hơn để báo động. Đầu tiên là sự suy thoái của các dòng truyền Dzogchen, sự suy yếu của trường phái Nyingma trong khoảng thời gian giữa Longchenpa và Jigme Lingpa, như đã đề cập ở trên, và thứ hai, nghiêm trọng hơn, là tình hình chính trị đương thời.

Trong suốt cuộc đời Jigme Lingpa, phái Nyingma đã chịu áp lực khủng khiếp, bị chèn ép và vu khống. Trong bối cảnh chính trị và xã hội của Tây Tạng, việc đứng lên bảo vệ tinh túy và hiệu quả của linh kiến Longchenpa bằng một giọng điệu lớn, có lẽ, không phải là hành động hấp tấp hay thiếu cân nhắc. Từ phản ứng của Jigme, có vẻ như trong giai đoạn Gelug lên ngôi này, các vị tiến sĩ Phật học đã khiến Jigme nổi giận đến mức không thể chịu đựng được. Chắc chắn ông có lý do chính đáng để dãn nhãn Gelugpa là phe đối lập. Trong đời ông, phái Gelugpa đã gia tăng quyền bá chủ và đàn áp các phái khác đến mức tối đa. Điều này bất chấp việc các Dalailama bí mật thực hành Đại Toàn Thiện. (Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là trong thời kỳ lưu vong gần đây, Tenzin Gyatso, Dalailama thứ 14 đã nỗ lực xóa bỏ sự thù địch truyền thống giữa Gelugpa và Nyingmapa và đã thành công ở mức độ lớn, mặc dù một số nhân vật nổi trội vẫn khăng khăng muốn du nhập sự thù địch của Trung Á vào phương Tây).

Ở Tây Tạng, những thái độ như vậy chuyển thành hành động chính trị đã dẫn đến chiến tranh giữa các tu viện, các nhà sư giết các nhà sư không vì lý do nào tốt hơn là bất đồng thần học, gần đây nhất là đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh này, cần phải nhớ lại rằng đó là một nền văn hóa rất thô sơ, tại đó, trong các thung lũng cắt vào cao nguyên Himalaya. Bị kéo căng quá mức bởi những nhu cầu cấp thiết của sự sống còn và sinh sản, ngay cả khi có các thánh địa tu viện, nền văn hóa bậc cao Kim cương thừa luôn cân bằng một cách tinh tế trên bờ vực của sự man rợ và tuyệt chủng. Truyền thống các vị tái sinh cho phép một nhóm thiểu số tinh hoa nhỏ bé, được duy trì bởi chế độ nông nô nông dân bị áp bức và được bảo vệ bởi một đoàn tùy tùng du mục hung hăng, các đặc quyền về giáo dục và một lớp đệm an nin kín đáo. Ngoại trừ ở Lhasa, thiên đường của giới quý tộc, và một vài thành phố tu viện lớn, nơi một số giảng sư và chức sắc tu viện gia nhập đội ngũ các vị tái sinh trong sự thoải mái đặc quyền, “cuộc sống của con người cô độc, nghèo nàn, bẩn thỉu, thô lỗ và ngắn ngủi”, và “mọi nơi đều rõ ràng không có nghệ thuật, không có chữ viết, không có xã hội”. Tóm lại, bằng chứng về chân lý cao quý đầu tiên của phật Thích Ca luôn được xem xét ở cấp độ thô sơ nhất.

Cuối cùng, trong những nhận xét về mục tranh luận này, hãy lưu ý rằng Jigme Lingpa đôi khi sa vào những ngôn từ triết học, điều này có thể gây ngạc nhiên cho những người hiểu rằng Dzogchen dựa trên sự giác ngộ hiện thực về bản tính của tâm. Dzogchen khác Kim cương thừa, Patrul Rinpoche nói, ở chỗ nó bác bỏ các bằng chứng logic và thẩm quyền kinh điển để ủng hộ kinh nghiệm cá nhân. Quả thực, trong những lời mở đầu của mình trong Yeshe Lama, Jigme hứa sẽ tránh xa lối hùng biện Vượt Qua cùng với phân tích tri thức và logic, điều mà chúng ta rất biết ơn, vậy tại sao ông lại rơi vào tình trạng đó trong phần trình bày về Đột phá? Chắc chắn, ông không vẫy lá cờ của Dzogchen cấp tiến khi ông tham gia tranh luận với các nhà logic học ở cả Nyingma và Gelug.

Một điều bất thường khác, trong lời khuyên của ông dành cho học trò và sau đó trong bài giảng cuối cùng của mình, Jigme nhấn mạnh đến nhu cầu quay trở lại cội nguồn của Phật giáo với một tâm trí phê phán. Thông qua bộ lọc của trí thông minh bẩm sinh, chúng ta nên tìm ra điều gì là hợp lý và có giá trị trong sự gắng sức để có hiểu biết tối cao về trạng thái của con người và đánh giá nó đầy đủ, tối ưu, như tính hoàn hảo tự nhiên. Trong cuộc xung đột giáo phái mà Jigme thể hiện rõ ràng, có thể thấy sự thoái hóa có thể xảy ra như thế nào do mất niềm tin vào sự khám phá đơn giản của thực tại huyền bí, chỉ là như thực, những người ủng hộ nó truyền bá những gì họ tưởng tượng là có liên quan đến học trò của họ thay vì chỉ thẳng ra thực tại vô điều kiện không pha tạp.

Không giống như ở Tây Tạng thời Jigme Lingpa, Dzogchen đã có từ ngàn năm trước và đang suy tàn, ở phương Tây, làn sóng Dzogchen vẫn đang lên đến đỉnh điểm và sẽ tiếp tục tiến tới đỉnh cao vào cuối thế kỷ này. Thay vì thay đổi thái độ văn hóa và xóa bỏ khuynh hướng loạn thần kinh, thay vì cố gắng tìm hiểu xem cá nhân hoặc bất kỳ nhóm xã hội cụ thể nào cần gì, may tấm vải theo một hình dáng đã định sẵn, các vị thầy Dzogchen ở phương Tây có lẽ nên đặt trọng tâm vào tinh túy của hướng dẫn chỉ thẳng.

Cần lưu ý trong bối cảnh này rằng trong khi Jigme Lingpa kiên quyết trong toàn bộ văn bản khi cho rằng kinh nghiệm trực tiếp là cơ sở của việc chứng ngộ Dzogchen, khi kinh nghiệm huyền bí đó không có sẵn và thậm chí khi nó nằm trên con đường tiệm tiến, thì việc nghiên cứu và học tập vẫn là những thành phần thiết yếu để có khả năng hiểu được bản tính của tâm trí.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
DỊCH THUẬT

Bản dịch này được thực hiện vì lợi ích của những học viên đã nhận được truyền thừa và truyền khẩu từ một giảng viên và cần được làm rõ và giải thích từ một nguồn tài liệu có thẩm quyền. Bản dịch này dành cho các yogi và yogini, các hành giả nam và nữ, các bậc lão luyện. Nó không dành cho các nhà triết học hoặc học giả, những người, dù sao đi nữa, không có bất cứ mục đích sử dụng nào hợp lệ.

Vì vậy, sự nhấn mạnh là ở cách diễn đạt ngắn gọn và dễ hiểu để áp dụng thực tế. Nét tinh tế và sắc thái có thể đã bị mất trong quá trình dịch; các câu dài bằng tiếng Tây Tạng đã bị phá vỡ, ví dụ vậy. Bản dịch cố gắng, bất cứ khi nào có thể, làm rõ hướng dẫn, giải quyết tính mơ hồ, và biến sắc thái và ẩn dụ khó hiểu của tiếng Tây Tạng thành văn xuôi tiếng Anh dễ hiểu. Đôi khi, điều đó là không thể vì không có từ tương đương trong tiếng Anh đối với các thuật ngữ hoặc ẩn dụ tiếng Tây Tạng, đôi khi vì độ dày đặc hoặc tính mơ hồ của ý nghĩa trong tiếng Tạng, đôi khi vì một ý nghĩa chuyên biệt đã bị mất đi trong quá trình truyền thống bị suy yếu đi gần đây. Chắc chắn bản dịch này không có ý định tái tạo chất lượng văn học đỉnh cao và hình thức của văn xuối tiếng Tạng của Jigme Lingpa, vốn không thể bắt chước được. Nó cũng chẳng phải là bản dịch theo nghĩa đen, trong đó mọi từ đều được tính đến và mọi trường hợp của một từ cụ thể đều được dịch bởi một từ tương đương tiếng Anh.

Đôi lời về cung cách cấp tiến trong dịch thuật quan kiến Dzgochen: quan điểm trong thực tại sâu sắc và rộng lớn của nó là một quan kiến phi nhị nguyên và trong bản dịch, cấu trúc câu phải gợi mở lên bản chất phi nhị nguyên càng nhiều càng tốt. Tất nhiên, chính phương pháp gợi mở bị ảnh hưởng bởi việc trình bày trong không gian thời gian những nội dung phi không gian phi thời gian. Vì vậy cách dịch cấp tiến các tài liệu Đai Toàn Thiện dựa trên một giả định về nguyên lý của sự hoàn thiện tự nhiên, một giả định làm cơ sở cho quan điểm Đột Phá. Nếu một phương pháp cấp tiến như vậy có thể được duy trì trong suốt bản dịch, thì tác phẩm có trong đó một phương tiện thiện xảo được tích hợp để tạo ra quan kiến Đột Phá và cùng với đó là thiền định (phi thiền định) và hành động. Bản dịch thông thường dựa trên giả định về trạng thái vô minh đòi hỏi nỗ lực vất vả để thay đổi thói quen tăng cường cảm giác bất mãn (đau khổ nguyên thủy) và nhu cầu về một quá trình hướng đến mục tiêu có thể hoặc không thể dẫn đến việc đạt được kết quả ở cuối con đường dài đầy đau khổ. Dấu hiệu của bản dịch thông thường như vậy trong Đột Phá, đặc biệt, là sự nhấn mạnh vào “thực hành”, thay vì “không hành động”, cái trước đặc trưng cho con đường tuần tự của Kim cương thừa, cái sau là sự chứng ngộ toàn diện của Dzogchen.

Điều quan trọng là phải có được sự diễn đạt cái thấy một cách ngắn gọn và hoàn toàn rõ ràng. Nếu sự diễn đạt thành lời rõ ràng, thì động lực phá hủy nội tại của nó sẽ tự động vận hành và sự không thiền định sẽ bùng cháy, các hành động phản ứng cần thiết sẽ diễn ra tự phát. Nếu việc diễn đạt thành lời của cái thấy không cân bằng hoặc không đầy đủ thì sự không thiền định chỉ nảy sinh chốc lát và được biết đến như một tuệ giác riêng biệt hoặc giác ngộ rời rạc. Sự diễn đạt của Longchenpa trong văn xuôi và thơ là hoàn hảo, tinh tế, gợi lên bản tính của tâm trong sự hoàn thiện tổng thể của nó, đó là lý do vì sao Longchenpa được gọi là Ngaki Wongpo, chúa tể ngôn từ. Mặc dù trong tiếng Tạng, chúng ta có thể đánh giá cao các diễn đạt súc tích của Longchenpa, nhưng do khác biệt về văn hóa tư duy và các giả định về thực tại nằm trong cấu trúc và hình thức ngôn ngữ, chúng ta không thể dựa vào nó. Vì lý do đó trong số nhiều nguyên nhân, việc tự mình diễn đạt nó bằng ngôn ngữ của chúng ta hoặc đúng hơn là bằng ngôn ngữ của Dzogchen được diễn đạt bằng tiếng Anh hoặc Tây Ban Nha, hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào mà mạng lưới các kênh năng lượng vi tế của chúng ta sử dụng đều vô cùng hữu ích. Diễn đạt như vậy là cách tăng cường của hiện diện thanh tịnh (rigpa).

Việc dịch thuật Đại Toàn Thiện sang tiếng Anh đã được tiến hành trong hơn 50 năm nay, xét theo sự hiểu biết gần đây về Dzogchen như một phần tách biệt với Phật giáo, vốn từ vựng của nó đang được đánh giá lại và sửa đổi. Người đầu tiên dịch Dzogchen (hay đúng hơn là biên tập bản dịch Dzogchen), W.Y. Evan Wentz thuộc giai đoạn trước những năm 60, giai đoạn do nhà thần học Annie Besant và Charles Leadbetter cùng những người đồng hành. Sau đó tiến sĩ Herbert Guenther, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học đương đại, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong dịch thuật vào những năm sáu mươi. Các tác phẩm chính thống sau đó đã được xây dựng vững chắc trên vốn từ vựng Đại Thừa và Kim cương thừa. Một trở ngại lớn đối với việc phát triển vốn từ vựng Dzogchen chuyên dụng và văn xuôi tiếng Anh đa nghĩa là các âm bồi về Pháp mà các lama hầu như không biết tiếng Anh, đôi khi sử dụng khá hiệu quả, để truyền đạt những khái niệm mới lạ cho học viên trong trạng thái xuất thần trước khi nói. Chogyam Trungpa đã ra đi từ lâu và Dungse Thinle Norbu hiện đã theo ông. Xu hướng của cả những dịch giả không phải người Tây Tạng là tái tạo cấu trúc câu tiếng Tây Tạng trong bản dịch theo nghĩa đen, do đó vi phạm các mẫu câu thông thường trong ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta, tuy đôi lúc có thể đạt được lợi ích trong Đột Phá, nhưng việc thay thế một mẫu câu phong phú và linh hoạt bằng một mẫu câu mỏng và cứng nhắc lại đi ngược lại điều đó. Một sự xúc phạm cuối cùng đối với ngôn ngữ của chúng ta và đối với Đại Toàn Thiện xuất hiện từ các khoa tôn giáo hoặc triết học của các trường đại học, nơi các học giả đầy tham vọng mai mối Dzogchen trinh nguyên (mặc dù mù tịt về việc họ đang làm) bằng cách đưa nó vào mạng lưới triết học so sánh và phân tích tinh vi. Ngôn ngữ của họ làm mất gốc và làm giảm giá trị Dzogchen, đó là một nghịch lý khi nó không đơn giản và rõ ràng. Thất bại trong việc dịch thuật Đại Toàn Thiện ngày càng tăng do xu hướng của các nhà xuất bản Phật giáo chuyên nghiệp chấp nhận các bản thảo tiếng Anh được dịch vụng về từ các nguồn trực hệ có uy tín.

Chắc chắn những từ tương đương rất đáng ngờ như “trí tuệ” cho “yeshe”, như một ví dụ nổi bật, sẽ khó xóa bỏ ở cấp độ phi học thuật, nhưng khi sự hiểu biết “thực chứng” thay vì “học thuật” về Đại Toàn Thiện tăng lên, người ta sẽ sớm nhận ra rằng trừ khi những thói quen dịch thuật cũ bị xóa bỏ, quan kiến Đột Phá và không thiền định sẽ còn phải chịu thiệt hại. Một bảng chú giải thuật ngữ kỹ thuật đã được đưa vào cuối sách này, thể hiện trạng thái hiện tại (mặc dù tạm thời) của vốn từ vựng Dzogchen cấp tiến, được phát triển trong hơn 50 năm, trong đó một số thuật ngữ đáng ngờ và trùng lặp được liệt kê và thảo luận. Hai cải tiến chính trong thuật ngữ có thể là việc thiết lập khái niệm “trong hiện tại” thay cho “nguyên thủy”, “từ thuở ban đầu”, vân vân, và việc đưa vào thuật ngữ “hiện sinh” như một cách mô tả sự phân chia tự nhiên của bản thể. Về điều trước, không bỏ qua sự công nhận của Herr Eckhart Tolle, quan kiến Đột Phá của Đại Toàn Thiện nhấn mạnh vào ma trận của hiện tại và ở đây như là đấu trường của nhận thức phi thời gian (bất nhị), trong “đại thời gian”, và phi không gian hoặc không chiều: không có nguồn gốc, không có chiều sâu nguyên thủy, không có sự khởi đầu, chỉ có “nhận thức về hiện tại”. Về điều sau, việc sử dụng trái đất “hiện sinh” của bậc lão thông Dzogchen sắp đánh mất chính mình trong cõi siêu nhiên của thân cầu vồng khái niệm. Pháp là kinh nghiệm hiện sinh chứ không phải là khái niệm; thực tại là ở đây và bây giờ hiện sinh thay vì là siêu việt hay thế giới khác; niết bàn ẩn tàng trong luân hồi hiện sinh hơn là “ở bờ bên kia”; trạng thái tự nhiên là hiện sinh nội tại hơn là siêu nghiệm hay thuộc về bất cứ “trạng thái” nào khác; tính xác thực thì hiện sinh hơn là tính hợp lý hoặc nhất quán về mặt logic. Theo cách này, cái gì là hiện sinh sẽ neo chúng ta vào thiền Vượt Qua trong các trường giác quan và hiện thực hóa sự khai ngộ của Đột Phá.

Những sửa đổi như vậy trong vốn từ vựng Dzogchen của chúng ta có thể có vẻ như là những sai lệch nhỏ với ý nghĩa thoáng qua. Tuy nhiên, cùng với một số thành kiến khác trong sự tương đương về mặt kỹ thuật, những thay đổi như vậy (lam là khoảng khắc kinh nghiệm; ye gdod ma’i là “hiện tại”; yeshe là tỉnh giác về hiện tại, vân vân) nhấn mạnh bắt buộc phải nhớ lời dạy sâu sắc đầu tiên của Garab Dorje về bản tính của tâm. Khi từ bỏ việc nhớ lại Dzogchen ở đây và bây giờ, chúng ta đã đánh mất tinh túy trong cái thấy của Dzogchen và chấp nhận con đường của những cách tiếp cận thấp hơn, nơi thói quen suy nghĩ hợp lý và sự điều kiện hóa thời thơ ấu tiếp tục áp bức chúng ta.

Điều đáng nhắc lại là quan kiến Dzogchen phải rõ ràng như pha lê trong tâm trí chúng ta. Để đạt được mục đích đó, bản dịch Dzogchen cấp tiến phải ưu tiên sự rõ ràng trong cách diễn đạt bằng tiếng Anh. Các thuật ngữ tiếng Tây Tạng có nghĩa không chắc chắn phải được cung cấp ý nghĩa rõ ràng, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đơn giản hóa ý nghĩa tiếng Tây Tạng. Nếu tiếng Tây Tạng cố ý mơ hồ, thì nếu có thể, các ý nghĩa đa dạng của nó phải được diễn đạt ngay cả khi điều đó đòi hỏi một cụm từ giải thích. Tương tự, để nhấn mạnh các nguyên tắc trọng yếu của quan điểm này, bất cứ khi nào có thể, chúng ta nên nhấm mạnh rằng thiền Đột Phá (không thiền) là không được sắp đặt theo bất cứ một cách nào; rằng định hướng mục tiêu là thừa thãi trong thực hành Đột Phá; rằng ở đây và bây giờ đưa chúng ta ra khỏi không gian và thời gian; rằng con đường tiệm tiến là con đường dốc trơn trượt dẫn đến chủ nghĩa vật chất tâm linh; và bất cứ khi nào có thể, chúng ta nên nhớ lại con đường không lối.

Một lưu ý về đại từ nhân xưng: nếu chúng ta tưởng tượng rằng Yeshe Lama thực sự là một bài diễn thuyết bằng miệng do một Lama Yeshe nói, khi ông ấy đưa ra chỉ dẫn hoặc lời khuyên, ông ấy sẽ nói với chúng ta và sử dụng ngôi thứ hai số nhiều (các bạn). Khi ông ấy suy ngẫm về bản thể của thực tại và tất cả những trải nghiệm của chúng ta về nó, ông ấy sẽ sử dụng ngôi thứ nhất số nhiều (chúng ta). Một nỗ lực được thực hiện để tuân thủ quy tắc đó. Bên cạnh đó, nếu văn bản này là một cuốn cẩm nang dành cho các vị giảng sư Dzogchen, một công cụ hỗ trợ ghi nhớ trong quá trình hướng dẫn các hành giả trẻ tuổi trong một tu viện, họ sẽ sử dụng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai số nhiều.

Một lưu ý về giọng điệu mệnh lệnh và khuyên răn: trong một cẩm nang hướng dẫn có tính chất như thế này, nơi mà cảm giác cấp bách chi phối cách cư xử của người thầy, cảm giác rằng lời hướng dẫn này rất quan trọng đối với lợi ích của học viên đến mức họ phải thực hành những gì được dạy, việc sử dụng âm hưởng mệnh lệnh là một khuynh hướng tự nhiên. Các vị lama với sự nhạy cảm tinh tế trong xã hội tu viện của họ, ngay cả khi đối diện với một nhóm học viên phương Tây man rợ, ít sử dụng giọng điệu mệnh lệnh một cách đáng kinh ngạc. Biết rằng sự áp đặt bắt buộc hoặc một bài thuyết trình không phù hợp sẽ dẫn đến chứng chán ăn về mặt tinh thần, thì mệnh lệnh đã được thay thế bằng lời khuyên, nhẹ nhàng khuyên nhủ học viên hãy ghi nhớ lời chỉ dẫn. Vì vậy, trong bản dịch này, giọng điệu đã được điều chỉnh theo cách mà ngay cả học viên nhạy cảm nhất cũng có thể chấp nhận được. Suy cho cùng, việc áp đặt bất cứ kỷ luật nào cũng là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với Đại Toàn Thiện, một khái niệm tự nhiên, ứng biến, tự phát, phát sinh từ bên trong.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
VĂN BẢN VÀ NGUỒN

Văn học lamrim của Nyingma nhỏ hơn nhiều so với văn học của phái Gelugpa. Tuy nhiên, nó bắt đầu với Mang ngag ita ba’i phreng ba (có thể tìm thấy bản dịch trong Đường Bay của Kim Xí Điểu) được cho là của Liên Hoa Sinh vào thế kỷ 8. Tác phẩm này không được cấu trúc theo quy ước lamrim và nó không tương xứng với Yeshe Lama vì nó chủ yếu đề cập đến các phạm trù mahayoga. Những gì liên quan đến Yeshe Lama là tác phẩm của Jamyang Khyentse Wongpo vĩ đại (và Cholgyur Lingpa), một trong những hóa thân đầu tiên của Jigme Lingpa, người có những terma tâm ngắn gọn, Lamrim ye shes snying po, dường như có Yeshe Lama là nguồn gốc. Bình luận của Jamgon Kongtrul về nó cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ Yeshe Lama. Văn chương Yeshe Nyingpo làm sáng tỏ và đơn giản hóa cách diễn đạt của Jigme Lingpa, nhưng thiếu đi sự phong phú trong linh kiến huyền bí của ông. Yeshe Nyingpo đã được Erik Pema Kunzang dịch là Ánh Sáng của Trí Tuệ trong đó các chú thích cung cấp bình luận bổ sung rất có ích của Jamyang Drakpa được rút ra chủ yếu từ Yeshe Lama, nhưng cũng từ lời chỉ dạy khẩu truyền từ chính vị thầy của ông. Ngoài ra còn có một tậpn hợp nhỏ các tài liệu bình luận chưa được dịch về Yeshe Lama.

Nguồn chính cho Yeshe Lama của Jigme Lingpa là 17 mật điển của loạt hướng dẫn cốt lõi, đóng vai trò là nguồn tài liệu của phần lớn các trích dẫn. Hơn nữa, người ta thường cho rằng Jigme đã dựa nhiều vào Vimala Nyingthik, một tác phẩm của Longchenpa tổng hợp các văn bản của Vimalamitra. Sự thật của giả định này được chứng minh bằng cách xem xét cẩm nang hướng dẫn cốt lõi Đột Phá & Vượt Qua tuyệt vời của Tsultrim Zangpo (Khenpo Tsulo) biên soạn theo truyền thống Jangter vào thế kỷ 19. Dòng truyền Jangter (Tiết lộ phương bắc) được Rigzin Godemchan sáng lập vào thể kỷ 14 với một tập hợp lớn các khám phá kho tàng terma được gọi là Gongpa Zangtel, Linh kiến vô biên. Cẩm nang của Tsulo, xuất phát từ truyền thống đó, trong đó một số văn bản hướng dẫn quan trọng là các terma được Vimalamitra cất giấu, là một dạng văn chương Tây Tạng rõ ràng và súc tích. Thoạt nhìn, có vẻ như nó có chung nguồn với Yeshe Lama. Văn bản này không được khuyến nghị cho mục đích nghiên cứu so sánh khó chịu, mà đúng hơn là để làm rõ và hỗ trợ hướng dẫn bằng lời và bằng chữ. Ngoài ra tài liệu hỗ trợ này không thể thay thế cho việc được truyền dạy từ một đạo sư chính dòng, những lời khuyên có tính khích lệ trong quá trình thực hành từ một hành giả sâu sắc, và cuối cùng là hướng dẫn của một người truyền đạo giàu kinh nghiệm.

Tài liệu dịch sang tiếng Anh có thể giúp làm sáng tỏ văn bản của Jigme Lingpa, bên cạnh Ánh Sáng Trí Tuệ và Linh Kiến Vô Hạn thì còn lại rất ít. Các bản dịch tiếng Anh của văn bản Yeshe Lama hiện có cần phải được đọc cùng với văn bản tiếng Tây Tạng. Hướng dẫn Đột Phá của Dudjom Lingpa gọi là Bùn và Lông Vũ rất hữu ích, và hướng dẫn cốt lõi ngắn gọn nhưng tuyệt đẹp của Dudjom Rinpoche về Vượt Qua được trích từ cẩm nang của ông có tên là Viên Ngọc Ước Nguyện của những Thành Tựu cùng với lời bình luận truyền miệng sâu sắc, tuyệt vời của Gyatrul Rinpoche được xuất bản dưới tựa đề Pháp Tuyệt Luân. Tuy nhiên, vẫn có sự hạn chế trong các bản dịch được đề cập ở trên. Trong Tiếp Cận Đại Toàn Thiện, San Van Schaik, có các bản dịch hữu ích và các văn bản được biên tập kỹ lưỡng của tất cả các terma chính của Longchen Nyingthik. Có một số phiên bản của Yeshe Lama. Tôi đã sử dụng phiên bản điện tử có thể tải xuống miễn phí tại PKTC, đây là bản in lại ấn phẩm của Dilgo Khyentse Rinpoche. Phiên bản Adzom Drukpa gồm ba tập, được in quét tại TBRC. Một phiên bản không thể chối cãi do bàn tay của Chatral Rinpoche Sangye Dorje biên tập được xuất bản với bản dịch của Lama Chonam và Sangye Khandro. Có thể tìm thấy những điểm khác biệt nhỏ về biên tập và lỗi (lỗi đánh máy) trong tất cả các phiên bản, nhưng không có khác biệt đáng kể nào. Tôi đã chỉ ra một vài điểm khác biệt trong phần chú thích ở cuối trang. Tôi đã lấy văn bản của Dilgo Khyentse làm chuẩn.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC

Cẩm nang Dzogchen này là một cuốn sách nghiêm túc, trí thức, hướng dẫn chúng ta sống bình thản, ẩn dật, để nếu thực hiện đúng các bài tập, ta sẽ tìm thấy Dzogchen thực sự, bản tính của tâm. Nó giả định rằng môi trường hoạt động của chúng ta, phạm vi cho sự thoải mái của chúng ta là cao nguyên Tây Tạng với các tu viện và lama, các vị tái sinh và nhà sư, các thư viện và mật thất, Phật giáo và Shaman giáo, sùng mộ và mê tín. Cảnh ngộ đó không nằm ở đây, dù có muốn cũng không thể được. Lhasa đổi lấy Jerusalem không phải là một sự trao đổi công bằng. Nền văn hóa phương Tây của chúng ta có thể có những lỗi lầm và thiếu sót, nhưng đó là những gì chúng ta sở hữu và trong đó có Đại Toàn Thiện. Chuyển dịch một chút theo hướng thay đổi văn hóa để đạt được Dzogchen là thất bại hoàn toàn trong cách hiểu về Dzogchen cấp tiến. Xây dựng một lịch trình để thay đổi tâm trí nhằm nhận ra bản chất của nó là chống lại hiểu biết căn bản về Dzogchen. Chỉ cần tạo ra một nỗ lực nhỏ cũng sẽ tước đi khả năng có được thân cầu vồng của chúng ta, và không có một tập hợp nào của những điều kiện bên trong hay bên ngoài lại có lợi thế hơn bất cứ điều kiện nào khác.

Chắc chắn Dzogchen là một nhà kính lớn đầy hoa và cây bụi đang nở rộ từ bình thường đến kỳ lạ, từ những bông hoa nhỏ trong mương nước đến những chú chim thiên đàng lớn, sự phát triển và tàn lụi của chúng được tăng tốc lên tốc độ ánh sáng hoặc giảm tốc đến tình trạng gần như bất động. Dzogchen là một sở thú chiếc rương Noah lớn, nơi các loài động vật, chim, côn trùng và cá giao phối, sinh con, sống và chết, như trong cảnh quay nhanh hoặc quay chậm. Dzogchen là hệ thống đường sắt Ấn Độ, nơi hàng trăm nghìn chuyến tàu chạy từ nơi này đến nơi khác, chen chặt tất cả những loại người khác nhau trên trái đất, du hành vô định chẳng từ đâu đến đâu. Dzogchen là những đường bay quanh hành tinh chứa đầy những chiếc máy bay đủ mọi kích cỡ và kiểu dáng, lao vút, lượn vòng và bay như thể chỉ vì niềm vui thuần túy của nó. Dzogchen là một khu vườn Mogul nơi các bà mẹ và em bé thư giãn và tận hưởng trong những gian hàng được trang trí bằng gấm, nơi hoa hồng và hoa nhài quấn quanh những cây cột của những nhà nghỉ mùa hè, nơi Radha và Krishna vui đùa với các Gopis bên bờ sông, những rung động của đàn sitar và tabla thâm nhập vào những góc sâu kín nhất của tâm trí. Dzogchen là một trận bóng đá. Dzogchen là một tổ chim cúc cu, nơi mọi người bao gồm cả bác sĩ, bệnh nhân và người phục vụ, đều bị xâm chiếm từ sự soi sáng của bài thuyết giáo trên núi về bản thể và đặc trưng, rồi thực hiện các vai diễn của họ như thể được biên đạo bởi Robert Crumb.

Vấn đề ở đây là Dzogchen bao gồm tất cả, không loại trừ bất cứ điều gì. Nó là di sản của nhân loại và có nhiều hình thức tùy theo trí tưởng tượng phong phú.

BÍ MẬT: BẢO VỆ

Lý do chính khiến các lama miễn cưỡng ủng hộ việc xuất bản các tài liệu dịch thuật Dzogchen trong những năm sau khi họ đến sống lưu vong ở Ấn Độ và Nepal, rõ ràng là vì họ nghi ngờ năng lực của bất cứ ai không phải là người Tây Tạng có thể đáp ứng được nhiệm vụ này. Họ có thể đã giám hộ quá mức và bi quan đến mức phi lý về vấn đề này, nhưng khi nhìn lại sản phẩm của 50 năm vừa qua, chắc chắn họ có lý. Ví dụ, về bản dịch này, một tuyên bố về sự cho phép cuối cùng sẽ là vô lý, nhưng dựa trên trí tuệ của các lama Dzogchen cao tuổi, những người đã là bậc thông thái trước khi rời khỏi Tây Tạng, như thành quả của cả một đời lắng nghe, nghiên cứu và chiêm nghiệm, nó có thể hữu ích cho những người đã cam kết với hạnh xả ly của Dzogchen. Những yogi thành thị không có mối liên hệ nào với bất cứ giáo lý truyền thống nào cũng có thể trân trọng những giáo huấn của nó và đáp lại bằng lòng biết ơn. Theo tôi, phẩm chất quan trọng nhất của bản dịch này là việc nhấn mạnh vào khía cạnh phi nhị nguyên của Dzogchen, khía cạnh cấp tiến, bị các nhà Kim cương thừa truyền thống bỏ qua, một thái độ tạo ra sự phân cấp và lạm dụng.

Cần phải thừa nhận rằng việc hạn chế tiếp cận các giáo huấn Dzogchen này được các lama Dzogchen bảo thủ coi là lý tưởng. Một số ít các vị thầy truyền thống sẽ cho pháp tiếp cận tài liệu chứa các giáo huấn Đột Phá & Vượt Qua đối với những học viên chưa có kinh nghiệm thiền định về tính phi nhị nguyên hoặc chưa sẵn sàng trải nghiệm về điều đó. Nếu những người trên con đường tiệm tiến có được thông tin tri thức liên quan đến các giai đoạn kinh nghiệm khác nhau trước khi họ sẵn sàng chứng ngộ chúng thông qua thiền định, họ có thể hình thành các khái niệm sai lạc hoặc gây chướng ngại về chúng. Sau đó, có thể khó xác định liệu họ chứng ngộ những kinh nghiệm đó hay chỉ tưởng tượng về chúng dựa trên thông tin nhận được quá sớm. Vì vậy, cho đến khi hoàn thành khóa đào tạo sơ bộ và đã học giáo lý dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy đủ tiêu chuẩn, họ không nên đọc sách về Đại Toàn Thiện, hoặc thử thực hành thiền Đại Toàn Thiện dựa trên những gì họ đã đọc trong sách, thông tin thu thập được từ các cuộc trò chuyện trên bàn ăn hoặc trên mạng.

Giới cấm không được thì thầm những giáo huấn Đại Toàn Thiện ngược chiều gió đến các vị Thanh Văn và những người đang tinh tấn trong các lối tiếp cận thấp hơn tới Phật được đưa ra để bảo vệ những người có tâm trí quá yếu đuổi hoặc ngây thơ hoặc chưa được chuẩn bị về mặt nghiệp báo đối với giáo lý bất nhị. Đây là một tuyên bố có thể gây tranh cãi và sợ hãi. Giới luật giữ bí mật cũng được đưa ra để bảo vệ giáo lý khỏi bị lạm dụng chỉ trích trên các phương tiện truyền thông, sự lạm dụng làm mất giá trị của nó và làm giảm hiệu quả mầu nhiệm của nó. Điều này một lần nữa là chưa được chứng minh và đáng ngờ. Có thể có những lý do chính đáng, với những mức độ tin cậy khác nhau, để kiểm soát việc truyền bá Dzogchen, và cụ thể là cuốn sách này, nhưng không có sự đồng thuận về cách thức thực hiện việc hạn chế đó, ngoài việc từ chối thương mại hóa nó.

Lý lẽ cho cách truyền bá tốt nhất, “xuất bản và bị công kích”, là mạnh mẽ. Chúng ta đang ở giai đoạn cuối của kỷ Kali, sự đau khổ của con người đang trên đỉnh cao ngàn năm, lòng tham và nỗi thù hận lan tràn, tình trạng quá tải dân số và biến đổi khí hậu đe dọa sự hủy diệt các loài, và không có biện pháp khắc phục nào hiệu quả như Dzogchen. Thương vong là không thể tránh khỏi, nhưng chắc chắn lợi ích to lớn mà con người sẽ nhận được thông qua tiếp cận lập trường hiện sinh tối thượng này lớn hơn nhiều so với bất kỳ tác động tiêu cực nào. Hãy để tính bí mật tự thân của văn bản bảo vệ nó. Hãy để phẩm chất kín đáo tự nhiên của nó phục vụ chúng ta. Hãy để những vị giám hộ kinh văn bảo vệ nó.

Văn bản này được bảo vệ bởi những dakini phẫn nộ. Một số người có thể không tin vào sự tồn tại bên ngoài độc lập của các dakini bảo hộ, cảm thấy rằng sự khai mở tính giác của chính họ là đủ để khống chế và thiêu hủy bất cứ hồn ma báo oán nào. Tuy nhiên, trừ khi sự chứng ngộ của họ về bản tính của tâm là hoàn chỉnh và liên tục, thì trong một khoảnh khắc mất tập trung, ví dụ như trong khoảng giữa giấc ngủ và giấc mơ, hoặc có thể trong bardo thực tại, các dakini sẽ xâm chiếm tâm trí của họ và làm nó rối loạn. Dakini không thể bị đối đầu và đánh bại. Họ chỉ có thể được xoa dịu bằng cách nhận ra họ xuất phát từ chính bản tính tâm trí của chúng ta. Nếu có bất cứ dấu vết nào của bản ngã còn sót lại trong tâm trí, hoặc nếu có bất kỳ niềm tin nào còn sót lại vào bất cứ thực tại bên ngoài nào, thì chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc tự làm quen mình với hình phạt nghiêm khắc, tàn nhẫn của họ. Vì vậy, mong hãy tuân thủ những hạn chế được đặt ra khi đọc cẩm nang Dzogchen này được nêu trên trang Hạn Chế Vô Biên.

Người dịch có thể là một viên chức cấp thấp, nhưng tôi đang lặp lại lời cầu nguyện của Jigme Lingpa ở đây bởi vì những vị bảo hộ giống nhau giám hộ cả sách tiếng Anh và tiếng Tây Tạng: “Tôi cầu nguyện rằng các vị dakini bảo vệ sẽ cho phép tôi tiết lộ bản chất của ma trận rộng lớn, đó là quan kiến trực tiếp của Phổ Hiền, như thể nó đang ngự ở đây trong bàn tay tôi.” Tôi thỉnh nguyện các vị dakini bảo hộ để thông qua hiểu biết của họ về bất kỳ động cơ thanh tịnh nào mà tôi sở hữu, họ sẽ cho phép tôi tiết lộ với ít sai sót nhất về tinh túy trong linh kiến của Longchenpa được thanh lọc qua tâm tịnh quang của Jigme Lingpa, khiến những người sẵn sàng và đủ khả năng có thể cộng hưởng với linh kiến của các bậc thầy và thư giãn trong đó, trong khi những người sẽ bị tổn thương bởi nó hoặc những người sẽ lạm dụng nó theo bất cứ cách nào sẽ bị ngăn cản hoặc xua đuổi. Tôi cầu khẩn họ tha thứ cho mọi lỗi lầm hoặc sai sót trong tác phẩm này và tha cho tôi trong cơn thịnh nộ chính đáng của nọ về những khiếm khuyết của nó. SAMAYA GYA GYA GYA.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
Lưu Ý Về Việc Sử Dụng Tác Phẩm Này

Như được nhắc lại trong phần giới thiệu, Yeshe Lama là một cẩm nang thực hành Đại Toàn Thiện, nhấn mạnh chính vào trạng thái phi thiền định chủ đạo trong tính phi thời gian của hiện tại và ở đây, nó chỉ mô tả thứ yếu các yoga rèn luyện thân, khẩu, và ý. Về phần sau, các dòng truyền khác nhau cung cấp các hướng dẫn hơi khác nhau, đặc biệt là về các bài huấn luyện cơ bản. Người mới nhập môn Đại Toàn Thiện được khuyên nên tuân thủ hướng dẫn từ người cố vấn của mình theo các chi tiết từ dòng truyền thừa của vị thầy.Việc thay đổi hướng dẫn hoặc trộn lẫn các hướng dẫn có thể phản tác dụng và gây ảnh hưởng tiêu cực.

Hơn nữa, các hướng dẫn bằng văn bản được đưa ra ở đây có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau khi được diễn giải theo hướng dẫn bằng miệng. Vì lý do này, thật không khôn ngoan khi cố gắng thực hành chỉ dẫn mà không có lời khuyên từ một lama hoặc một người đã gia nhập dòng truyền chính thức có kinh nghiệm về mặt kỹ thuật. Cẩm nang này nên được coi là phần bổ sung cho hướng dẫn bằng miệng
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Reputation: 17%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
144
Điểm tương tác
12
Điểm
18
TRANG VỀ SỰ HẠN CHẾ

Quan điểm được trình bày trong các trang tiếp theo là không giới hạn, vô biên và phổ quát. Nó chỉ có thể mang lại lợi ích cho con người, nhưng một số cần được bảo vệ. Để tối ưu hóa lợi ích, vui lòng tuân thủ các nguyên tắc sau.

Đối với những hành giả Kim Cương Thừa: Nếu bạn cam kết chính thức hoặc không chính thức với con đường Dzogchen tiệm tiến, xin đừng đọc văn bản này mà không có sự giới thiệu từ người hướng dẫn của bạn. Một nguyên tắc tốt cần tuân theo là “Đừng đọc nó trừ khi bạn định thực hành nó”.

Đối với giới học thuật: Việc thảo luận về tài liệu này là vô nghĩa và phản tác dụng đối với mục đích đã nêu. Làm ơn hãy hiểu rằng việc nghiên cứu phân tích và so sánh về nó là vô ích, sự thù địch sẽ nảy sinh.

Dành cho những người tán gẫu về Đại Toàn Thiện: Hãy biết rằng việc nói hoặc viết về Dzogchen trên mạng với những người có động cơ xã hội hoặc tri thức tương tự, những người cố gắng hiểu nó về mặt kiến thức hơn là kinh nghiệm, sẽ làm loãng hoặc hỏng nó và tác dụng như một chất độc ngấm từ từ.

Đối với những người tò mò: Nếu bạn tìm thấy tài liệu này ở dạng sách giấy, sẽ là khôn ngoan nếu bạn bọc nó lại và đặt nó ở một nơi không thể tiếp cận được cao hơn đầu bạn và hãy nhớ đến nó như sự tỏa sáng kỳ diệu của trái tim. Nếu bạn có nó ở dạng kỹ thuật số, hãy xóa nó bằng lời cầu nguyện: OM AH HUNG.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top