I
imported_gioidinhhue
Guest
22. Thư trả lời pháp sư Tông Linh
Phàm những ai có tâm đều có thể thành Phật, há nên nói kẻ mù, điếc, câm, ngọng chẳng được vãng sanh? Phật nói đến “mù, điếc, câm, ngọng” trong tám nạn, ngụ ý những tật ấy [khiến cho người đó] khó thể nhập đạo mà thôi! Nếu có thể chuyên ròng niệm Phật, tuy người điếc chẳng thể nghe kinh và nghe thiện tri thức khai thị, người mù chẳng thể xem kinh, rốt cuộc nào trở ngại gì đâu? Người câm không có tiếng, kẻ ngọng cũng không nói [gãy gọn] được, nhưng trong tâm niệm thầm vẫn có thể đích thân đạt được Niệm Phật tam-muội trong đời này, lâm chung lên thẳng chín phẩm; há nên nói những người ấy chẳng thể vãng sanh? Những người ấy chẳng sốt sắng niệm Phật thì chẳng thể vãng sanh, chứ không phải là những người ấy dù niệm Phật cũng chẳng được vãng sanh! Còn người tàn phế thiếu tay thiếu chân thì cũng giống như kẻ mù, điếc, câm, ngọng.
Nói [kẻ mù, điếc, câm, ngọng chẳng thể được vãng sanh] như thế ấy là vì hiểu lầm bài kệ trong Vãng Sanh Luận mà ra! Kệ nói: “Đại Thừa thiện căn giới, đẳng vô cơ hiềm danh, nữ nhân cập căn khuyết, Nhị Thừa chủng bất sanh” (cõi thiện căn Đại Thừa, bình đẳng không có những danh từ đáng chê trách, nữ nhân và thiếu căn, giống Nhị Thừa chẳng sanh), chính là nói “Tây Phương Cực Lạc thế giới là thế giới của những người mang thiện căn Đại Thừa sanh về, trọn chẳng có những danh tự có thể gây nên chê bai hoặc có thể gây nên sự chán ghét”. [Hai câu] tiếp đó liệt kê một số những danh tự có thể gây nên sự chê bai như “nữ nhân, người sáu căn chẳng đủ, và hạng người Nhị Thừa Thanh Văn, Duyên Giác”. Do vậy: “Nữ nhân cập căn khuyết, Nhị Thừa chủng bất sanh” nghĩa là Tây Phương không có nữ nhân, người sáu căn chẳng hoàn bị và hàng Nhị Thừa (Tây Phương tuy có danh tự “thánh nhân Tiểu Thừa” nhưng đều thuộc hàng phát tâm Đại Thừa, trọn chẳng có hàng Thanh Văn, Duyên Giác không phát tâm Đại Thừa), chứ không phải nói đến những người tu hành để vãng sanh thế giới ấy. Người thiếu trí huệ tưởng rằng những hạng người ấy chẳng được vãng sanh Tây Phương, lầm lẫn quá lớn!
Tay phải ông bị thương tật là do ác nghiệp sát hại chúng sanh trong đời trước chiêu cảm, hãy nên chí thành khẩn thiết niệm Phật để hồi hướng cho những oán gia trong đời trước ấy, ngõ hầu họ được siêu sanh Tịnh Độ. Nếu có thể thường niệm, nghiệp sẽ tự tiêu diệt! Nghiệp tiêu thì bệnh lành, cần gì phải cưa tay? Dẫu cưa tay cũng chẳng thể tiêu nghiệp được! Hãy nên tuân theo lời tôi, tích cực niệm Phật. Lại còn niệm thêm Quán Thế Âm Bồ Tát chắc chắn chưa đầy một năm tay sẽ lành hẳn. Ông gây nên tà thuyết thượng hạng, hại người vô lượng, hãy nên biết lấy. Hơn nữa, trong tâm tín căn lẫn nguyện căn không đủ sẽ chẳng thể vãng sanh, chứ không phải là kẻ thân thể chẳng đầy đủ sẽ chẳng thể vãng sanh. Ông đọc bộ Văn Sao của tôi sao không biết đến nghĩa này?
23. Thư trả lời hòa thượng Diệu Liên
Nhận được thư và bài văn bia, do bận bịu quá sức nên chỉ kính cẩn trả lời bằng một trang, chắc là Sư đã đọc rồi. Ở đây, tôi vốn muốn thêm một đoạn vào đầu nguyên bản bài văn bia, nhuận sắc đại lược những chỗ còn lại, nào ngờ thợ vụng chế đồ chẳng thể tùy ý thành công, đến nỗi thành ra soạn bài văn khác! Những lời phê bên cạnh nguyên văn, đến khi chép lại cho rõ ràng, hóa ra chẳng phải là ý định lúc đầu. Nói chung là do tài cán vụng về, bút chẳng thể thuận theo ý muốn mà ra! Lời văn tôi tính soạn nhìn chung còn có thể chấp nhận được, chứ văn tự quả thật là chất phác, vụng về. Hơn nữa ký tên tọa hạ mới là đúng lý. Quang trước đây từng viết qua, không cần phải ghi tên Quang. Biện pháp như vậy so ra đắc thể hơn kiểu phô trương trong nguyên văn, xin hãy hỏi qua ý lão cư sĩ Phan Đối Phù. Nếu có chỗ nào không thỏa đáng hãy cậy ông ta sửa đổi, chẳng cần phải gởi đến Phổ Đà nữa vì Quang già cả, bận bịu, không rảnh rỗi để chăm lo chuyện ấy được. Giữa Thu năm sau tôi quyết định rời Phổ Đà, không ở nơi nào nhất định để khỏi bị nhọc nhằn thù tiếp thư từ hòng chuẩn bị tư lương cho lúc lâm chung mà thôi!
Căn cứ theo bài văn bia được nói đến trong thư thì chính là bài văn bia ghi công đức cung thỉnh Đại Tạng Kinh của chùa Tịnh Cư tại Tế Nam.
24. Thư trả lời pháp sư Bảo Tịnh
Nhận được thư và cuốn tuần san, khôn ngăn cảm động, hổ thẹn! Quang là ông Tăng tầm thường chỉ biết cơm cháo, nay lại phát sanh bệnh mắt. Đã vậy, vị hòa thượng trụ trì đã về hưu đặc biệt sai Quang giám định, sửa chữa Phổ Đà Sơn Chí, giao đã một năm rưỡi rồi mà vẫn chưa đụng đến. Lại còn những chuyện như giảo chánh, đối chiếu Văn Sao (cuốn này đang sắp chữ), Bất Khả Lục (cuốn này vẫn chưa được sắp chữ) v.v… dồn vào một thân, không rảnh rỗi để ra sức cho tọa hạ. Nếu cõi đời chưa đến nỗi đại loạn, mùa Xuân năm sau các sách sẽ được in ra (Quán Âm Tụng cũng được kể trong số đó), sẽ gởi cho Ngài bao nhiêu đó cuốn để mong kết duyên. Hiện thời, pháp trọng yếu để cứu đời là phải chú trọng nhân quả báo ứng, giáo dục trong gia đình (cũng cần phải chú trọng nhân quả báo ứng) để hết thảy ai nấy đều giữ vẹn luân thường, nghiêm túc trọn hết bổn phận, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh vật, ăn chay, niệm Phật, dùng lòng tín nguyện sâu đậm để cầu sanh Tây Phương. Hoằng dương như thế mới có lợi ích thật sự. Nếu chẳng thực hiện nơi những điều này thì chỉ bậc thượng căn mới được lợi ích. Lại nữa, có kẻ tu trì Phật pháp nhưng vướng thói tệ chẳng biết nhân quả, chẳng tận hết luân thường v.v… Đừng nói là kẻ [căn cơ] trung hạ mắc phải cái lỗi không biết ấy, ngay cả bậc thượng thượng căn phần nhiều cũng thế. Do vậy, dạy người phải đặt chân vững chắc trên thực tế, làm chuyện thiết thực mới là tối thượng; đừng bảo pháp này thiển cận, cần gì phải đề xướng! Phàm đi ngàn dặm, bắt đầu bằng bước đầu tiên, núi cao chín Nhận[28] cũng do từng sọt đất đắp thành. Sông biển sâu rộng mênh mông, bát ngát do các dòng nước hợp thành. Nếu khinh rẻ pháp bình thường thiết thực, sợ rằng khó được hiệu quả thật sự!
25. Thư trả lời pháp sư Thái Hư
Ngày hôm qua nhận được thư Ngài, nói muốn đến Ninh Ba, có lẽ tới Trung Thu sẽ có thể lại đến đây. Ngu ý cho rằng tọa hạ học vấn, văn chương, bia miệng chở đạo, ra đi lần này, ắt sẽ có người lôi kéo mời làm chủ giảng, thúc đẩy những kẻ xuất thế chen nhau tìm kiếm; chuyện trở lại Bạch Hoa sợ chỉ trở thành mong tưởng mà thôi! Quang tuy tuổi chưa già, tinh thần lẫn thể xác đã suy cùng cực, một hơi thở hít vào tuy còn giữ được, một hơi thở ra khó giữ nổi! Dẫu cho tọa hạ sẽ trở lại nơi này để [Quang] lại được chiêm ngưỡng khuôn mẫu tốt đẹp, lại được đọc những trước tác đẹp đẽ thì đấy vẫn là điều chưa thể dự liệu được.
Trộm nghĩ hiện thời thế đạo bạc ác, mỏng manh, đạo thầy trò đã bị chôn vùi, phần nhiều hùa theo ca ngợi siểm nịnh, chẳng tuân theo sự uốn nắn, răn nhắc, đến nỗi bậc thượng trí chậm thỏa mong ước trở thành bậc thánh, kẻ hạ ngu đánh mất lợi ích “mỗi ngày một mới”. Quang vốn là một gã kém hèn ở phía Bắc tỉnh Thiểm Tây, bản chất giống như cát, đá, thường đối trước ngọc quý mặc tình phô phang dáng vẻ thô tháp, xù xì, muốn cho viên ngọc quý ấy mau trở thành món vật hoàn thiện, trở thành món đồ quý báu trong cõi đời, dẫu tan thân nát xương cũng chẳng nuối tiếc! Tọa hạ là ngọc đẹp không tỳ vết, là vàng ròng tuyệt không chất cặn, cần gì những uốn nắn, răn nhắc, nào bị hãm trong lời khen ngợi siểm nịnh? Thuật cỡi lừa của Quang trọn chẳng áp dụng được! Nhưng muốn kế thừa người trước, mở lối cho người sau, hiện thân thuyết pháp, ứng khắp quần cơ, dẫn dắt người khác tiến vào chỗ thù thắng, dường như có chỗ phải bù đắp đôi chút; do vậy lấy bài thơ tọa hạ đáp lời ông Dị Thật Phủ để họa quấy quá[29] [mấy vần thơ] cho xong hòng diễn tả ý “do có duyên cùng nhau mà chọn người giao du” [trong thư của tọa hạ] ngày hôm qua, không phải là thổi lông tìm vết, mà thật sự là muốn cho ngọc được vẹn toàn phẩm đức, nhưng lời thô ý vụng khiến gai mắt nhã, xin thương tưởng dung thứ tấm lòng ngu thành, bỏ qua văn từ thì may mắn lắm thay!
www.niemphat.net
Phàm những ai có tâm đều có thể thành Phật, há nên nói kẻ mù, điếc, câm, ngọng chẳng được vãng sanh? Phật nói đến “mù, điếc, câm, ngọng” trong tám nạn, ngụ ý những tật ấy [khiến cho người đó] khó thể nhập đạo mà thôi! Nếu có thể chuyên ròng niệm Phật, tuy người điếc chẳng thể nghe kinh và nghe thiện tri thức khai thị, người mù chẳng thể xem kinh, rốt cuộc nào trở ngại gì đâu? Người câm không có tiếng, kẻ ngọng cũng không nói [gãy gọn] được, nhưng trong tâm niệm thầm vẫn có thể đích thân đạt được Niệm Phật tam-muội trong đời này, lâm chung lên thẳng chín phẩm; há nên nói những người ấy chẳng thể vãng sanh? Những người ấy chẳng sốt sắng niệm Phật thì chẳng thể vãng sanh, chứ không phải là những người ấy dù niệm Phật cũng chẳng được vãng sanh! Còn người tàn phế thiếu tay thiếu chân thì cũng giống như kẻ mù, điếc, câm, ngọng.
Nói [kẻ mù, điếc, câm, ngọng chẳng thể được vãng sanh] như thế ấy là vì hiểu lầm bài kệ trong Vãng Sanh Luận mà ra! Kệ nói: “Đại Thừa thiện căn giới, đẳng vô cơ hiềm danh, nữ nhân cập căn khuyết, Nhị Thừa chủng bất sanh” (cõi thiện căn Đại Thừa, bình đẳng không có những danh từ đáng chê trách, nữ nhân và thiếu căn, giống Nhị Thừa chẳng sanh), chính là nói “Tây Phương Cực Lạc thế giới là thế giới của những người mang thiện căn Đại Thừa sanh về, trọn chẳng có những danh tự có thể gây nên chê bai hoặc có thể gây nên sự chán ghét”. [Hai câu] tiếp đó liệt kê một số những danh tự có thể gây nên sự chê bai như “nữ nhân, người sáu căn chẳng đủ, và hạng người Nhị Thừa Thanh Văn, Duyên Giác”. Do vậy: “Nữ nhân cập căn khuyết, Nhị Thừa chủng bất sanh” nghĩa là Tây Phương không có nữ nhân, người sáu căn chẳng hoàn bị và hàng Nhị Thừa (Tây Phương tuy có danh tự “thánh nhân Tiểu Thừa” nhưng đều thuộc hàng phát tâm Đại Thừa, trọn chẳng có hàng Thanh Văn, Duyên Giác không phát tâm Đại Thừa), chứ không phải nói đến những người tu hành để vãng sanh thế giới ấy. Người thiếu trí huệ tưởng rằng những hạng người ấy chẳng được vãng sanh Tây Phương, lầm lẫn quá lớn!
Tay phải ông bị thương tật là do ác nghiệp sát hại chúng sanh trong đời trước chiêu cảm, hãy nên chí thành khẩn thiết niệm Phật để hồi hướng cho những oán gia trong đời trước ấy, ngõ hầu họ được siêu sanh Tịnh Độ. Nếu có thể thường niệm, nghiệp sẽ tự tiêu diệt! Nghiệp tiêu thì bệnh lành, cần gì phải cưa tay? Dẫu cưa tay cũng chẳng thể tiêu nghiệp được! Hãy nên tuân theo lời tôi, tích cực niệm Phật. Lại còn niệm thêm Quán Thế Âm Bồ Tát chắc chắn chưa đầy một năm tay sẽ lành hẳn. Ông gây nên tà thuyết thượng hạng, hại người vô lượng, hãy nên biết lấy. Hơn nữa, trong tâm tín căn lẫn nguyện căn không đủ sẽ chẳng thể vãng sanh, chứ không phải là kẻ thân thể chẳng đầy đủ sẽ chẳng thể vãng sanh. Ông đọc bộ Văn Sao của tôi sao không biết đến nghĩa này?
23. Thư trả lời hòa thượng Diệu Liên
Nhận được thư và bài văn bia, do bận bịu quá sức nên chỉ kính cẩn trả lời bằng một trang, chắc là Sư đã đọc rồi. Ở đây, tôi vốn muốn thêm một đoạn vào đầu nguyên bản bài văn bia, nhuận sắc đại lược những chỗ còn lại, nào ngờ thợ vụng chế đồ chẳng thể tùy ý thành công, đến nỗi thành ra soạn bài văn khác! Những lời phê bên cạnh nguyên văn, đến khi chép lại cho rõ ràng, hóa ra chẳng phải là ý định lúc đầu. Nói chung là do tài cán vụng về, bút chẳng thể thuận theo ý muốn mà ra! Lời văn tôi tính soạn nhìn chung còn có thể chấp nhận được, chứ văn tự quả thật là chất phác, vụng về. Hơn nữa ký tên tọa hạ mới là đúng lý. Quang trước đây từng viết qua, không cần phải ghi tên Quang. Biện pháp như vậy so ra đắc thể hơn kiểu phô trương trong nguyên văn, xin hãy hỏi qua ý lão cư sĩ Phan Đối Phù. Nếu có chỗ nào không thỏa đáng hãy cậy ông ta sửa đổi, chẳng cần phải gởi đến Phổ Đà nữa vì Quang già cả, bận bịu, không rảnh rỗi để chăm lo chuyện ấy được. Giữa Thu năm sau tôi quyết định rời Phổ Đà, không ở nơi nào nhất định để khỏi bị nhọc nhằn thù tiếp thư từ hòng chuẩn bị tư lương cho lúc lâm chung mà thôi!
Căn cứ theo bài văn bia được nói đến trong thư thì chính là bài văn bia ghi công đức cung thỉnh Đại Tạng Kinh của chùa Tịnh Cư tại Tế Nam.
24. Thư trả lời pháp sư Bảo Tịnh
Nhận được thư và cuốn tuần san, khôn ngăn cảm động, hổ thẹn! Quang là ông Tăng tầm thường chỉ biết cơm cháo, nay lại phát sanh bệnh mắt. Đã vậy, vị hòa thượng trụ trì đã về hưu đặc biệt sai Quang giám định, sửa chữa Phổ Đà Sơn Chí, giao đã một năm rưỡi rồi mà vẫn chưa đụng đến. Lại còn những chuyện như giảo chánh, đối chiếu Văn Sao (cuốn này đang sắp chữ), Bất Khả Lục (cuốn này vẫn chưa được sắp chữ) v.v… dồn vào một thân, không rảnh rỗi để ra sức cho tọa hạ. Nếu cõi đời chưa đến nỗi đại loạn, mùa Xuân năm sau các sách sẽ được in ra (Quán Âm Tụng cũng được kể trong số đó), sẽ gởi cho Ngài bao nhiêu đó cuốn để mong kết duyên. Hiện thời, pháp trọng yếu để cứu đời là phải chú trọng nhân quả báo ứng, giáo dục trong gia đình (cũng cần phải chú trọng nhân quả báo ứng) để hết thảy ai nấy đều giữ vẹn luân thường, nghiêm túc trọn hết bổn phận, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh vật, ăn chay, niệm Phật, dùng lòng tín nguyện sâu đậm để cầu sanh Tây Phương. Hoằng dương như thế mới có lợi ích thật sự. Nếu chẳng thực hiện nơi những điều này thì chỉ bậc thượng căn mới được lợi ích. Lại nữa, có kẻ tu trì Phật pháp nhưng vướng thói tệ chẳng biết nhân quả, chẳng tận hết luân thường v.v… Đừng nói là kẻ [căn cơ] trung hạ mắc phải cái lỗi không biết ấy, ngay cả bậc thượng thượng căn phần nhiều cũng thế. Do vậy, dạy người phải đặt chân vững chắc trên thực tế, làm chuyện thiết thực mới là tối thượng; đừng bảo pháp này thiển cận, cần gì phải đề xướng! Phàm đi ngàn dặm, bắt đầu bằng bước đầu tiên, núi cao chín Nhận[28] cũng do từng sọt đất đắp thành. Sông biển sâu rộng mênh mông, bát ngát do các dòng nước hợp thành. Nếu khinh rẻ pháp bình thường thiết thực, sợ rằng khó được hiệu quả thật sự!
25. Thư trả lời pháp sư Thái Hư
Ngày hôm qua nhận được thư Ngài, nói muốn đến Ninh Ba, có lẽ tới Trung Thu sẽ có thể lại đến đây. Ngu ý cho rằng tọa hạ học vấn, văn chương, bia miệng chở đạo, ra đi lần này, ắt sẽ có người lôi kéo mời làm chủ giảng, thúc đẩy những kẻ xuất thế chen nhau tìm kiếm; chuyện trở lại Bạch Hoa sợ chỉ trở thành mong tưởng mà thôi! Quang tuy tuổi chưa già, tinh thần lẫn thể xác đã suy cùng cực, một hơi thở hít vào tuy còn giữ được, một hơi thở ra khó giữ nổi! Dẫu cho tọa hạ sẽ trở lại nơi này để [Quang] lại được chiêm ngưỡng khuôn mẫu tốt đẹp, lại được đọc những trước tác đẹp đẽ thì đấy vẫn là điều chưa thể dự liệu được.
Trộm nghĩ hiện thời thế đạo bạc ác, mỏng manh, đạo thầy trò đã bị chôn vùi, phần nhiều hùa theo ca ngợi siểm nịnh, chẳng tuân theo sự uốn nắn, răn nhắc, đến nỗi bậc thượng trí chậm thỏa mong ước trở thành bậc thánh, kẻ hạ ngu đánh mất lợi ích “mỗi ngày một mới”. Quang vốn là một gã kém hèn ở phía Bắc tỉnh Thiểm Tây, bản chất giống như cát, đá, thường đối trước ngọc quý mặc tình phô phang dáng vẻ thô tháp, xù xì, muốn cho viên ngọc quý ấy mau trở thành món vật hoàn thiện, trở thành món đồ quý báu trong cõi đời, dẫu tan thân nát xương cũng chẳng nuối tiếc! Tọa hạ là ngọc đẹp không tỳ vết, là vàng ròng tuyệt không chất cặn, cần gì những uốn nắn, răn nhắc, nào bị hãm trong lời khen ngợi siểm nịnh? Thuật cỡi lừa của Quang trọn chẳng áp dụng được! Nhưng muốn kế thừa người trước, mở lối cho người sau, hiện thân thuyết pháp, ứng khắp quần cơ, dẫn dắt người khác tiến vào chỗ thù thắng, dường như có chỗ phải bù đắp đôi chút; do vậy lấy bài thơ tọa hạ đáp lời ông Dị Thật Phủ để họa quấy quá[29] [mấy vần thơ] cho xong hòng diễn tả ý “do có duyên cùng nhau mà chọn người giao du” [trong thư của tọa hạ] ngày hôm qua, không phải là thổi lông tìm vết, mà thật sự là muốn cho ngọc được vẹn toàn phẩm đức, nhưng lời thô ý vụng khiến gai mắt nhã, xin thương tưởng dung thứ tấm lòng ngu thành, bỏ qua văn từ thì may mắn lắm thay!
www.niemphat.net