Tư tưởng Doccoden về Phật giáo

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
"Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."

1. Tất cả mọi thứ Phật thuyết giảng đều là chân lý tương đối, cốt là để phá chấp. Vì toàn là chân lý tương đối nên Phật giáo mới luôn cảnh báo nó giống như chiếc bè dùng để qua sông, khi qua sông rồi thì quên chiếc bè đi. Hoặc ví nó giống như ngón tay chỉ trăng, thấy trăng (chân lý tối hậu) rồi thì quên ngón tay (chân lý tương đối) đi. Phật giáo có câu 'Chánh pháp còn phải bỏ huống gì là phi pháp' cũng là ý như thế: Chánh pháp là những chân lý tương đối dùng như phương tiện để phá chấp, diệt trừ Tà pháp (phi pháp), khi diệt hết rồi thì 'thanh gươm chánh pháp' cũng phải buông bỏ vì đã hoàn thành công việc.

2. Không phải phá chấp là để chứng đắc cái gì cả, cũng chẳng phải là có cõi Niết Bàn nào. Bát nhã tâm kinh có nói thẳng là 'Không chứng cũng không đắc. Vì không có gì để đắc'. Kinh Lăng Già cũng nói lời thật là 'Không có Phật, Niết Bàn'. Dù gọi tên là Niết Bàn, Phật tánh hay gì gì thì cần phải biết rằng chân tướng và giả tướng như hai mặt của một đồng tiền.

Giống như người uống rượu thì say và khuyên là 'đừng say rượu nữa, hãy tỉnh lại', còn không uống thì không thể nói 'tôi tỉnh' được. Do đó hễ nói 'tỉnh táo' chẳng qua để bác bỏ sự 'say xỉn' chứ thật ra không phải là say hay tỉnh. Cũng vậy, trong Chân tâm thì làm gì có vô ngã. Do người đời chấp ngã nên mới nói là 'vô ngã' để bác bỏ sự chấp nhất rằng bản ngã là có thật.
Như ví dụ về cuốn sách mà tôi từng nói, những tờ giấy của cuốn sách là vạn pháp, nội dung của cuốn sách là Niết Bàn. Do đó có thể thấy khi đọc sách thì hiểu ra nội dung, người ta làm ra cuốn sách là để truyền tải nội dung cho độc giả chứ không có cái 'nội dung kiểu bằng xương bằng thịt' như mấy tờ giấy của cuốn sách. Nếu đốt hết cuốn sách thì nội dung cũng không còn. Đó là sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo, dù cách giảng giải giống nhau, nhất là Phật giáo đại thừa.

3. Chân lý tuyệt đối: là thứ nằm ngoài Tứ cú nên Phật giáo mới nói là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết'. Phật không có cách nào khác là phải mượn ngôn từ để thuyết giảng cho mọi người 'thấy' được nó, nói khác đi, ngôn từ thuyết giảng là phương tiện, là chân lý tương đối để thông qua đó đạt được cứu cánh là chân lý tuyệt đối. Giống như hình tượng Phật giáo hay nói là: dùng ngón tay (chân lý tương đối) để chỉ trăng (chân lý tuyệt đối). Tóm lại là không thể biết được chân lý tuyệt đối. Ta dùng ý thức, tư duy để tìm biết bản chất của thực tại, nhưng đến nơi cần đến thì phải rời bỏ tư duy để trực nhận/chứng nhập (hoặc dùng từ gì thì tùy ý).

4. Bản chất của thực tại không thể dùng tư duy để hiểu, mà phải 'chứng nhập' thực tại. Tạm gọi là 'chứng nhập' vì không thể chia ra chủ thể và đối tượng để tư duy và bản chất của thực tại là bao hàm sự mâu thuẫn nội tại. Giống như một đồng tiền có hai mặt, khi miêu tả mặt này thì trái ngược với mặt kia mà lầm tưởng rằng đó là hai thứ khác nhau.

5. Khi nói đến tư duy thì đồng nghĩa với lý lẽ, lập luận. Trong khi đó, tư duy có đặc thù nhất định như Aristotle đã từng nêu ra 3 quy tắc chính:

1. Luật đồng nhất: hễ là A thì trong đó đều là A chứ không có gì khác với A.
2. Luật cấm mâu thuẫn: nếu xác định là A thì không thể là B, khác với A.
3. Luật triệt tam: nếu không phải A thì là khác A (B) chứ không thể có lý do nào khác.

Vấn đề là con người hay chấp nhất đến cực đoan, bám víu vào mặt này mà không thấy mặt kia, cả hai cùng tương quan đối đãi nhau.

CÓ và KHÔNG CÓ là cặp đối đãi quan trọng nhất, kinh sách nói là do vô minh chấp có để bác bỏ quan điểm tuyệt đối hóa sự tồn tại, dẫn đến ý nghĩ sai lầm rằng có Thực thể. Đừng vì vậy mà cho rằng các pháp không có thật.

Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi.

Nhưng nhiều người lại hiểu sai 'Vô thường tức là Thường' theo nghĩa rằng cái quy luật vô thường sẽ luôn luôn là như vậy theo thời gian. Đây là cách hiểu sai do vấn đề ngôn ngữ mà ra. Vô thường có nghĩa là Sự biến đổi, nên khi nói 'mọi sự vật luôn luôn biến đổi' thì không còn bị từ ngữ làm cho bị 'ấm đầu' nữa.

Tóm lại, khi nói đến sự tương quan đối đãi thì không thể nói cái này mà không có cái kia. Phải hiểu cho đúng về cụm từ 'vô nhất bất nhị' chứ đừng hiểu theo kiểu 'không phải một không phải hai là vì nó rất nhiều'.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cách hiểu trên là tương ưng với Tánh Không, Bát nhã, là công cụ nền tảng để học pháp.
Nhưng đó chưa phải chân lí tối hậu. Người nào học theo đó mà lại chẳng có tâm Bồ Đề thì sẽ vào an trú trong sự vắng lặng của Thanh Văn và Duyên giác. Người có tâm Bồ Đề thì sự tiến lui vẫn còn xảy ra.

Chân Lí tối hậu là Tự Tánh Mình. Rõ Tự tánh Mình sẽ thẳng đến cứu cánh tuyệt đối.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Cách hiểu trên là tương ưng với Tánh Không, Bát nhã, là công cụ nền tảng để học pháp.
Nhưng đó chưa phải chân lí tối hậu. Người nào học theo đó mà lại chẳng có tâm Bồ Đề thì sẽ vào an trú trong sự vắng lặng của Thanh Văn và Duyên giác. Người có tâm Bồ Đề thì sự tiến lui vẫn còn xảy ra.

Chân Lí tối hậu là Tự Tánh Mình. Rõ Tự tánh Mình sẽ thẳng đến cứu cánh tuyệt đối.
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Những lời đạo hữu nói tuy rất hay, nhưng là do chưa thật hành, nếu có thật hành rồi thì chẳng nói như thế. Đạo hữu hãy tĩnh tâm, niệm Phật cho nhiều, đám mây vọng tưởng xua tan thì tất sẽ có cái nhìn khác đi và sáng tỏ hơn.

Giờ đây nếu cứ "tri kiến lập tri" (dùng cái thức phân biệt để đọc Kinh văn) chỉ càng tăng trưởng gốc "vô minh" (là hiểu Kinh theo văn tự, lìa thật nghĩa), cái gì từ bên ngoài tới thì đều chẳng phải của gia bảo.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
661
Điểm tương tác
596
Điểm
93
Giờ đây nếu cứ "tri kiến lập tri" (dùng cái thức phân biệt để đọc Kinh văn) chỉ càng tăng trưởng gốc "vô minh" (là hiểu Kinh theo văn tự, lìa thật nghĩa), cái gì từ bên ngoài tới thì đều chẳng phải của gia bảo.

Ba Tuần.
sen-tay1-s.png

...........................................................................................................Ô ... Rất Hay...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Kính Bác BT một ly trà [smile]

(1) Không Chứng Cũng Không Đắc [smile]

2. Không phải phá chấp là để chứng đắc cái gì cả, cũng chẳng phải là có cõi Niết Bàn nào. Bát nhã tâm kinh có nói thẳng là 'Không chứng cũng không đắc. Vì không có gì để đắc'. Kinh Lăng Già cũng nói lời thật là 'Không có Phật, Niết Bàn'. Dù gọi tên là Niết Bàn, Phật tánh hay gì gì thì cần phải biết rằng chân tướng và giả tướng như hai mặt của một đồng tiền.

Giống như người uống rượu thì say và khuyên là 'đừng say rượu nữa, hãy tỉnh lại', còn không uống thì không thể nói 'tôi tỉnh' được. Do đó hễ nói 'tỉnh táo' chẳng qua để bác bỏ sự 'say xỉn' chứ thật ra không phải là say hay tỉnh. Cũng vậy, trong Chân tâm thì làm gì có vô ngã. Do người đời chấp ngã nên mới nói là 'vô ngã' để bác bỏ sự chấp nhất rằng bản ngã là có thật.



(2) Vậy Chứng Đắc .. Trí Tuệ Phật gọi là gì ? [smile]

Chân lý phải là cụ thể [smile]
.. khi danh từ không đủ dể diển tả Ý NGHĨA NỘI DUNG cần được truyền tải .. thì phải có cách này cách khác .. hoặc là TỰ MÌNH BIẾT Ý NGHĨA NỘI DUNG ---> thì CẦM TAY dắt người ta tới đó [smile]

---> càng không cụ thể rõ ràng .. thì người ta CÀNG KHÔNG HIỂU ĐƯỢC .. đó là 1 điều TẤT NHIÊN [smile]

phật đạo vốn tu hành tại tâm ---> rõ ràng ... những đoạn kinh TRƯỜNG BỘ dưới đây .. chúng ta nhìn thấy tâm thiền [smile] ... rùi thấy TÂM QUẢ [smile]

  • sự hóa hiện 1 thân do Ý làm ra
  • các thần thông
  • thiên nhĩ thông
  • tha tâm thông
  • túc mạng minh
  • lậu tận minh



85. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm --> đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.


87. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững
Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm ---> đến các thần thông. Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.


89. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm --> hướng tâm đến thiên nhĩ thông. Tỷ-kheo với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và Người, xa và gần


91. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm ---> hướng tâm đến tha tâm thông. Tỷ-kheo sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:


93. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm --> hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.


95. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm ---> hướng tâm đến trí huệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: “Này các Hiền giả, những Tôn giả này làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những Kinh Trường Bộ Page 43 of 466 thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.


ờ mà đúng hông? [smile]
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
6. Bản thân doccoden, sau bao nhiêu năm tháng trầm tư mặc tưởng về nguồn gốc của vạn vật, đến khi đọc thấy câu nói của Trang Tử: "Đó có do đây có, đây có do đó có" thì chợt nhận thấy Chân không chính là nguyên cớ cho mọi sự.

7. KHÔNG, cứ hiểu theo đúng nghĩa đen và đơn giản nhất là KHÔNG CÓ GÌ CẢ.

Tất nhiên khi nói như vậy thì chắc ai cũng liên tưởng và hình dung đến Hư không (Hư vô) nhưng Hư không thật ra cũng chỉ là 'Không tương đối' chứ không phải 'Không tuyệt đối'. Sở dĩ tôi tạm gọi là 'Không tương đối' vì nó chỉ là ý niệm 'Không' đối đãi với 'Có' (tương đối) mà ra. Xét cho cùng thì cái hư không đó cũng là CÓ theo nghĩa nào đó rồi (có thứ không có gì cả), tức là do có ý niệm về CÓ mới phát sinh ra ý niệm về KHÔNG, theo nghĩa 'cái này có do cái kia có'. Nói khác đi, do có cái gì đó nên mới có cái 'không có gì cả'. Để phân biệt, trong Phật giáo dùng từ Ngoan không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tương đối này, và dùng từ Chân không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tuyệt đối, trống rỗng, vắng bặt tất cả, không có đối đãi.

Theo Phật giáo, Chân không chính là nguồn gốc tạo ra vũ trụ. Trong các đạo giáo phương Đông, có đạo Lão và Kinh Dịch cũng cùng chung quan điểm này.

Theo lý lẽ thường tình thì mọi người cho rằng có một cái gì đó là nguyên nhân đầu tiên cho vạn vật. Bởi vì phải có thứ này mới sinh ra thứ kia, chứ không thể từ hư vô sinh ra được cái gì, bởi cái lẽ đơn giản dễ hiểu rằng từ Không (hư không) thì không thể sinh ra Có (vạn vật) và ngược lại, vạn vật thì không thể tự dưng biến mất thành hư không. Tuy nhiên, với Chân không thì lại khác. Chính vì tuyệt đối trống rỗng mới là nền tảng khởi sinh Có và Không (vạn vật và hư vô) đối đãi nhau.

Khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ sự minh triết của các Thánh nhân phương Đông. Khi loại bỏ gần như tất cả mọi thứ, tưởng như chỉ còn là hư không, bỗng nhiên các nhà khoa học lại phát hiện ra một điều kỳ lạ. Có hằng hà sa số những hạt 'ảo' sinh ra và mất đi liên tục ở nơi 'không có gì cả' đó. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong thế giới lượng tử thì theo nguyên lý bất định Heisenberg, không thể xác định vị trí và vận tốc của một hạt cùng một lúc. Nếu là hư không thì sẽ xác định tại một vị trí nhất định có năng lượng bằng không, như vậy sẽ sai trái với nguyên lý bất định. Do đó ở bất kỳ nơi nào trong chân không, luôn xuất hiện những cặp hạt ảo có điện tích trái ngược nhau, sau đó chúng hủy diệt nhau. Sự thăng giáng lượng tử này luôn tạo sinh ra các hạt ảo. Sở dĩ gọi là hạt ảo vì chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, chúng từ chân không xuất hiện và ngay sau đó biến mất, trở lại với chân không. Có giả thuyết cho rằng hạt ảo có thể là một vũ trụ. Gamov từng đưa ra giả thuyết về một đa vũ trụ, xuất hiện từ hư vô, khi cho rằng mỗi vũ trụ trong đó có năng lượng dương nhưng năng lượng liên kết giữa chúng là âm với giá trị bằng nhau. Do đó xét về tổng thể thì đa vũ trụ có năng lượng bằng không, tức là từ chỗ không có gì mà thành ra có tất cả, đây là bữa tiệc không mất tiền tối hậu. Tương truyền rằng khi Gamov trình bày giả thuyết của mình cho Einstein nghe, ông ta đang đi qua đường bỗng đứng sững lại vì ý tưởng quá độc đáo này, đến nỗi suýt bị xe tông.

Người đời vốn dĩ hay thắc mắc, trong số đó có thắc mắc rằng tại sao lại có mọi thứ trên đời mà không phải là không có gì cả. Đó là quan điểm chấp có cố hữu của con người. Họ không biết rằng mọi thứ tưởng rằng có thật ra là không (không có thật, vì là giả có) và ý niệm 'không có gì cả' hư vô thật ra là do ý niệm có kia mà thành. Giống như con gà và quả trứng: con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở ra con gà.

Kinh dịch cho rằng Vô cực sinh ra Thái cực, tức là từ nơi không có đối đãi phát sinh ra đối đãi. Lão Tử cũng có nói: "Khi thiên hạ cho rằng Lành tức là Lành thì đã có cái chẳng Lành rồi", tức là khi xác định có Thiện thì đó là do có cái Ác sinh ra nó.

Trong phim Kungfu Panda có nói đến sự minh triết của phương Đông theo cách vừa hài hước vừa thâm thúy. Chú gấu trúc sau này có thú nhận rằng bí quyết gia truyền của món mì nhà làm là...không có bí quyết gì cả. Còn tinh hoa võ học khi được mở bọc ra thì thấy...không có gì trong đó.

Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna), luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo, có tóm gọn lại Chân lý tuyệt đối bằng một câu: "Tất cả đều là không, ngay cả không cũng là không nốt!"

Như thế đó, chính vì không có cả hư vô, chỉ là sự trống không tuyệt đối mới là nền tảng phát sinh và dung chứa cho hết thảy mọi thứ.


8. Chính sự phát hiện ra mối tương quan đối đãi, tương sinh tương diệt, đức Phật cũng như nhiều Thánh nhân khác đã nhìn thấy cội nguồn của vạn pháp. Thập nhị nhân duyên chỉ là cách nói theo duy tâm, nhiều người vẫn hiểu sai về nó. Dù sao thì trong đó có hai chi Thức và Danh sắc là quan trọng nhất, nó biểu hiện cho mối quan hệ đối đãi nhau giữa Tâm và Vật. Trích lại đoạn mà Ngài đã chứng ngộ ra điều đó:

“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: Pháp gì có nên già, chết có? Duyên pháp gì nên già, chết có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có sanh nên có già, chết. Duyên sanh nên có già, chết. Cũng như vậy, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc.

Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.

Lớn thay nguyên nhân ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng.

Làm thế nào không có già, chết? Cái gì diệt thời già, chết diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không sanh thời không già, chết. Sanh diệt thời già, chết diệt.

Làm thế nào có được không sanh, không hữu, không thủ, không ái, không thọ, không xúc, không lục nhập, không danh sắc, cho đến cái gì diệt thời danh sắc diệt?

Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có thức thời không có danh sắc. Thức diệt thời danh sắc diệt.

Làm thế nào để không có thức? Cái gì diệt thời thức diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có danh sắc thời không có thức. Danh sắc diệt thời thức diệt.

Lúc đó Ta lại tự nghĩ, cái đạo mà Ta vừa ngộ có thể đạt được, tức là, danh sắc diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt. Do danh sắc diệt mà lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt,..., sanh diệt thời già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt. Như vậy là thuần diệt những khổ uẩn.

Lớn thay sự tiêu diệt ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng. Điều này cũng giống như người bộ hành sau bao thuở lang thang trong cánh đồng hoang vắng rốt cuộc thấy một con đường cổ, con đường bao người trước đã đi qua. Ta bèn noi theo đó mà đi, và gặp làng mạc, cung điện, vườn tược, núi rừng, hồ sen, thành quách, và nhiều cảnh trí khác từng làm nơi an thân lập mệnh của bao người trước.”

(Tương Ưng Bộ, XII.65)

“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'.

Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.

(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)

Phật dùng hình tượng hai bó lau dựa vào nhau mà đứng vững:

“Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...”

(Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).

Sau này kinh Đại Thừa cũng nhắc lại hình ảnh này:

Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.”

(Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)

Còn nói về đạo giáo khác thì có Lão Tử cũng nói về sự đối đãi như sau:

Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi.
Đều biết lành là lành,
Thì đã có cái chẳng lành rồi.

Bởi vậy
Có với không cùng sinh
Khó với dễ cùng thành
Cao với thấp cùng chiều
Giọng với tiếng cùng họa
Trước và sau cùng theo.

(Đạo đức kinh)
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Tới đây, Ba Tuần trích dẫn thêm chỗ thấy của Ngài Nguyệt Khê về "Chơn không" để cho hành giả thiết tha vì sanh tử, chẳng lọt vào tà kiến, thẳng tiến về Phật thừa:

Một số người nói: “Chơn như vốn chẳng động, vì chẳng giữ bản tánh nên nhất niệm bất giác bèn khởi vọng niệm, tạo tội làm phước, luân hồi sanh tử, nếu nhất niệm giác ngộ chơn tâm, trở lại thường giữ gìn chẳng biến đổi thì chẳng bị luân hồi, gọi là thành Phật. Ấy là kiến giải của ngoại đạo.

Bản thể chơn như vốn viên mãn sẵn sàng, chẳng biến đổi. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ví như chơn như, thường giữ bản tánh, chẳng có biến đổi”, nếu chơn như mà có biến đổi tức là pháp sanh diệt.

Đại Thừa Khởi Tín Luận nói “Chơn như duyên khởi”, chỉ bốn chữ này có thể phán đoán rằng luận này là do ngoại đạo ngụy tác, gán tên Ngài Mã Minh để truyền bá.


Tại sao? Vì chơn như chẳng có duyên khởi, chẳng bị huân nhiễm, nếu có duyên khởi thì phải có sanh diệt, pháp sanh diệt nhất định chẳng phải Phật pháp vậy.


(Trích: Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của Thiền Tông, Ngài Nguyệt Khê trước tác, Dịch giả Thích Duy Lực, 1991).
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Người chưa minh tâm kiến tánh, chẳng có những lời trên này, những lời này là có được từ các chú giải; người kiến Tánh chú giải thì chẳng sai, người chưa kiến tánh chú giải nói Nam ra Bắc, lôi Đông bỏ Tây, thị phi tà kiến điên đảo.
Chân như duyên khởi nghĩa là: Từ trong chân như do duyên khởi mà hiện tượng hiện hữu, cũng do duyên diệt mà hiện tượng không hiện hữu. Hiện tượng do duyên khởi thay đổi, hiện tượng thay đổi không phải là có hiện tượng.
Con người là hiện tượng.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,422
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Một số người nói: “Chơn như vốn chẳng động, vì chẳng giữ bản tánh nên nhất niệm bất giác bèn khởi vọng niệm, tạo tội làm phước, luân hồi sanh tử, nếu nhất niệm giác ngộ chơn tâm, trở lại thường giữ gìn chẳng biến đổi thì chẳng bị luân hồi, gọi là thành Phật. Ấy là kiến giải của ngoại đạo.
Kính Bác Ba Tuần Và Các Đạo Hữu.
Theo Nhận Thức Của An Long Thì LUẬN THUYẾT TRÊN (DO THIẾU NHẬN THỨC VỀ TOÀN ĐỒ PHÁP GIỚI CỦA ĐẠI VŨ TRỤ ) Miêu Tả =CẢNH GIỚI VÔ THỈ VÔ MINH...Của MỘT THIÊN HÀ =TRONG KỲ HOẠI DIỆT .Có Những Tôn Giáo TU HÀNH (BẰNG THIỀN ĐỊNH ) Nhằm Trở Về Cảnh Giới Này Cho Là GIẢI THOÁT ...Và Họ Cũng Có Luận Điểm = CƠ HỘI GIẢI THOÁT =CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC KHI THẾ GIỚI KIẾP HOẠI !
Khi MỘT THẾ GIỚI TỚI KỲ HOẠI DIỆT==> Các CHÚNG HỮU TÌNH Thọ Nghiêp Nơi Đó KHÔNG ĐỦ DUYÊN TÁI SANH NƠI THẾ GIỚI KHÁC ==> CÁC CẤU TRÚC NĂNG LƯỢNG VI TẾ (SÓNG =ÁNH SÁNG HÀO QUANG )==> TƯƠNG ƯNG DẠNG NĂNG LƯỢNG ==>CÙNG HOẠI DIỆT ==> Chỉ CÒN LẠI NĂNG LƯỢNG VI TẾ CỦA CHỦNG TỬ NGHIỆP ( BỀN CHẮC TỪ VÔ THỈ, TRẢI QUA BAO LẦN HOẠI DIỆT NƠI CÁC THẾ GIỚI MÌNH THỌ NGHIỆP )
=CÁC CHỦNG TỬ NÀY NGỦ YÊN==>CHO ĐẾN KHI BỊ THỤ ĐỘNG TÁC ĐỘNG TƯƠNG TÁC BỞI SÓNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC CỦA CHÚNG HỮU TÌNH (CÙNG KHẮP KHÔNG GIAN + THỜI GIAN ) ==> NƠI CÁC THẾ GIỚI KHÁC ĐANG HIỆN HÀNH TRONG ĐẠI VŨ TRỤ = NIỆM BẤT GIÁC VÔ MINH ==>BẤT GIÁC TÁC ĐỘNG TƯƠNG TÁC ==> ĐÁNH THỨC CHỦNG TỬ NGHIỆP ==>HIỆN NIỆM =NHẤT NIỆM VÔ MINH.....VÀ RỒI VỚI BẢN CHẤT : TÁNG KHÔNG TÁNH CỦA VI SẮC (NĂNG LƯỢNG =DẠNG ÁNH SÁNG ( TÁNH KHÔNG CÓ TỰ TÁNH TÁNH CỐ ĐỊNH ĐỂ TỰ CHỦ - ĐỘC LẬP )==>VỚI=TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI = CÁC HIỆN TRẠNG THẾ GIỚI MỚI HÌNH THÀNH VỚI TẠM TƯỚNG VÀ TẠM TÁNH TƯƠNG ƯNG....=VÀ CỨ THẾ VẬN HÀNH =>BẤT SANH -BẤT DIỆT
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,422
Điểm tương tác
169
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
BỔ KHUYẾT : CẤU TRÚC NĂNG LƯỢNG VI TẾ CỦA CHỦNG TỬ NGHIỆP TUY BỀN TRẮC KHÔNG BỊ HOẠI DIỆT CÙNG CẤU TRÚC NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI VẬT LÝ ! ..NHƯNG = NÓ CHÂN THẬT = TÁNH KHÔNG TỰ TÁNH ...NÊN CÓ THỂ BIẾN CHUYỂN THÀNH ĐỦ DẠNG CÓ TẠM TÁNH TẠM TƯỚNG ==>VÀ CHƯ NHƯ LAI ĐÃ PHÁT HIỆN RA TÍNH CHẤT NÀY ĐỂ ỨNG DỤNG=CHUYỂN ĐỔI NGHIỆP LỰC HUÂN TẬP TRONG NÓ ĐỂ ĐẠT SỰ TỰ DO -TỰ CHỦ.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Người chưa minh tâm kiến tánh, chẳng có những lời trên này, những lời này là có được từ các chú giải; người kiến Tánh chú giải thì chẳng sai, người chưa kiến tánh chú giải nói Nam ra Bắc, lôi Đông bỏ Tây, thị phi tà kiến điên đảo.
Chân như duyên khởi nghĩa là: Từ trong chân như do duyên khởi mà hiện tượng hiện hữu, cũng do duyên diệt mà hiện tượng không hiện hữu. Hiện tượng do duyên khởi thay đổi, hiện tượng thay đổi không phải là có hiện tượng.
Con người là hiện tượng.
Tôn-túc Khai Minh hỏi rằng : Nếu vọng niệm vô minh từ ngoài đến, không có dính dáng gì với ông thì cần gì dứt nó ? Nếu vọng niệm từ bên trong sanh ra, ví như nguồn suối luôn luôn có nước chảy, dứt rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, đến khi nào mới hết ? Tu hành như thế thật chẳng có chỗ đúng ! Vọng niệm dứt là Phật-tánh, vọng niệm khởi là chúng sanh, vậy thành Phật cũng có luân hồi ư?
Thiền sư Nguyệt Khuê kiến tánh thốt lên lời này.
Ồ là vậy, là vậy ! Chẳng xanh chẳng trắng cũng chẳng tham-thiền, cũng chẳng niệm Phật, cũng chẳng sanh tử đại sự, cũng chẳng vô thường tấn tốc", liền thuyết kệ rằng :
Bản lai chẳng Phật chẳng chúng sanh,
Thế giới chưa từng thấy một người,
Thấu liễu cứu cánh là cái này,
Tự-tánh vẫn là tự mình sanh.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
100
Điểm tương tác
54
Điểm
28
Tôn-túc Khai Minh hỏi rằng : Nếu vọng niệm vô minh từ ngoài đến, không có dính dáng gì với ông thì cần gì dứt nó ? Nếu vọng niệm từ bên trong sanh ra, ví như nguồn suối luôn luôn có nước chảy, dứt rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, đến khi nào mới hết ? Tu hành như thế thật chẳng có chỗ đúng ! Vọng niệm dứt là Phật-tánh, vọng niệm khởi là chúng sanh, vậy thành Phật cũng có luân hồi ư?
Thiền sư Nguyệt Khuê kiến tánh thốt lên lời này.
Ồ là vậy, là vậy ! Chẳng xanh chẳng trắng cũng chẳng tham-thiền, cũng chẳng niệm Phật, cũng chẳng sanh tử đại sự, cũng chẳng vô thường tấn tốc", liền thuyết kệ rằng :
Bản lai chẳng Phật chẳng chúng sanh,
Thế giới chưa từng thấy một người,
Thấu liễu cứu cánh là cái này,
Tự-tánh vẫn là tự mình sanh.
Từ đó về sau, sư Nguyệt Khuê giảng Kinh thuyết Pháp đều trong Tự-tánh nói ra, chẳng xem chú giải của người khác.
Sư lúc già đưa một ngón tay vì môn đồ thuyết Pháp rằng : “Đến từ cùng khắp hư không đến, Phật Ca-diếp, Phật Thích-ca; đi từ cùng hư không đi, Quan-thế-âm, Phật Di-đà. Chư Phật cổ kim đều ở trên đầu ngón tay của Lão-tăng, chẳng đi chẳng đến; Lão-tăng cũng ở trên đầu ngón tay, chẳng đi chẳng đến.
Các ngươi nếu nhận được thì đó là chỗ (chân như) an thân lập mạng của các ngươi !”
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

T vẫn luôn cố gắng ---> cố gắn như là 1 ĐẦU BẾP TÀI BA. ---> RẤT ƯA THÍCH những chế biến tài tình [smile]



CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA & Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông Nguyên Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư - Thích Duy Lực dịch


PHỤ LỤC NGUYỆT KHÊ PHÁP SƯ CAO NGỌA XỨ BI VĂN -


"Năm 22 tuổi liền ra giảng kinh thuyết pháp, thính giả rất đông. Đáp lời mời của Pháp hội Lăng Già ở Nam Kinh,

Sư thị chúng rằng: “Chúng sanh bản lai là Phật, chỉ vì vọng niệm vô minh nên không liễu thoát sanh tử được, nếu phá một phần vọng niệm vô minh thì được chứng một phần Pháp thân, vọng niệm vô minh phá hết thì Pháp thân hiển lộ”


Bấy giờ trong Pháp hội có Tôn túc Khai Minh hỏi rằng: Nếu vọng niệm vô minh từ ngoài đến, không có dính dáng gì với ông thì cần gì dứt nó? Nếu vọng niệm từ bên trong sanh ra, ví như nguồn suối luôn luôn có nước chảy, dứt rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, đến khi nào mới hết! Tu hành như thế thật chẳng có chỗ đúng! Vọng niệm dứt là Phật tánh, vọng niệm khởi là chúng sanh, vậy thành Phật cũng có luân hồi ư?

Sư không trả lời được.


Lại hỏi tiếp:

Pháp sư chưa từng minh tâm kiến tánh, trong Kinh chẳng có những lời này, những lời này là có được từ các chú giải;

người kiến tánh chú giải ---> thì chẳng sai,

người chưa kiến tánh chú giải ---> nói Nam ra Bắc, lôi Đông bỏ Tây, thị phi điên đảo có phải không?

Sư đáp: Phải.


Sư đảnh lễ Tôn túc và trình lời nhà Phật học nói về “Dùng cách nào mới có thể minh tâm kiến tánh?” Tôn túc bảo: Lời này Pháp sư nên đến hỏi Tông sư Thiết Nham ở Ngưu Đầu Sơn là người đã chứng ngộ."
(ii) Hội Kiến Thiết Nham tại Ngưu Đầu Son [smile]

Ngay đêm ấy, Sư đến hỏi Thiết Nham rằng: Lão Hòa thượng ở đây làm gì?
Nham bảo: Mặc áo, ăn cơm, ngủ nghỉ, dạo núi, ngắm sông.
Sư nói: Đáng tiếc cho sự uổng qua ngày tháng của Ngài!
Nham nói: Ta uổng qua thì được, nhưng ngươi không thể học ta uổng qua. Nếu ngươi đến được miếng điền địa kia thì cũng có thể học ta uổng qua vậy!
Sư nói: Thế nào là miếng điền địa kia?
Nham dựng một ngón tay lên.

Sư đáp lại: Con không biết! Sư hỏi “Hiện nay con đem vọng niệm dứt sạch, chẳng trụ hữu vô, vậy có phải miếng điền địa kia không?”

Nham bảo: Không phải, đó là cảnh giới vô thỉ vô minh.

Sư hỏi: Lâm Tế tổ sư nói đó là hầm sâu đen tối của vô minh thật đáng sợ, có phải vậy không?

Nham bảo: Phải. (ahahahahhaha)


Sư trình câu nói của nhà Phật học về: Dùng cách nào mới có thể minh tâm kiến tánh được?

Nham bảo: Ngươi chớ nên dứt vọng niệm, nên dùng nhãn căn nhìn thẳng vào chỗ hầm sâu đen tối chẳng trụ hữu vô ấy, đi, đứng, nằm, ngồi chẳng được gián đoạn, khi nhân duyên đến, “ồ” lên một tiếng, hầm sâu đen tối của vô minh tan rã thì được minh tâm kiến tánh.

Sư nghe lời này như uống nước cam lồ, từ ấy ngày đêm khổ tham, hình dung tiều tụy, ốm như cây củi, một đêm nghe tiếng gió thổi lá cây ngô đồng thì hoát nhiên chứng ngộ, mồ hôi như tắm, rằng “ồ” là vậy là vậy! Chẳng xanh chẳng trắng cũng chẳng tham thiền, cũng chẳng niệm Phật, cũng chẳng sanh tử đại sự, cũng chẳng vô thường tấn tốc, liền thuyết kệ rằng: Bản lai chẳng Phật chẳng chúng sanh, Thế giới chưa từng thấy một người, Thấu liễu cứu cánh là cái này, Tự tánh vẫn là tự mình sanh.



tại sao Thiết Nham bảo Nguyệt Khê cứ nhìn mãi hầm sâu vô minh .. nơi ấy là gì ? [smile] ... .. tại sao chẳng nên dứt vọng niệm mà cứ ngồi đó NHÌN MÃI [smile] ... NHÌN HOÀI CHO CHÁN luôn [smile]



(iii) KIẾN TÁNH RỒI --> NÓI SẼ CHẲNG SAI [smile]


Nham bảo: Ngươi chứng ngộ rồi, nay ta ấn chứng cho,


ngươi có thể đem Truyền Đăng Lục --> để ấn chứng thêm. [smile] Đại sự ngươi đã xong, có nhân duyên thì thuyết pháp độ sanh, chẳng nhân duyên có thể tùy duyên qua ngày.

Sư bèn đem Truyền Đăng Lục, Chỉ Nguyệt Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên và kinh Hoa Nghiêm -->

tất cả thấu rõ như nói chuyện việc nhà vậy, chẳng có việc lạ [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Những lời đạo hữu nói tuy rất hay, nhưng là do chưa thật hành, nếu có thật hành rồi thì chẳng nói như thế. Đạo hữu hãy tĩnh tâm, niệm Phật cho nhiều, đám mây vọng tưởng xua tan thì tất sẽ có cái nhìn khác đi và sáng tỏ hơn.

Giờ đây nếu cứ "tri kiến lập tri" (dùng cái thức phân biệt để đọc Kinh văn) chỉ càng tăng trưởng gốc "vô minh" (là hiểu Kinh theo văn tự, lìa thật nghĩa), cái gì từ bên ngoài tới thì đều chẳng phải của gia bảo.

Mến kính,
Ba Tuần.
Cám ơn đạo hữu đã khuyên nhưng lời nói nơi đạo hữu cũng tự mâu thuẫn. Nếu nói là hay thì hay như thế nào? Nếu đạo hữu thấy được chỗ hay thì chắc sẽ không viết ra những câu phía sau.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
6. Bản thân doccoden, sau bao nhiêu năm tháng trầm tư mặc tưởng về nguồn gốc của vạn vật, đến khi đọc thấy câu nói của Trang Tử: "Đó có do đây có, đây có do đó có" thì chợt nhận thấy Chân không chính là nguyên cớ cho mọi sự.

7. KHÔNG, cứ hiểu theo đúng nghĩa đen và đơn giản nhất là KHÔNG CÓ GÌ CẢ.

Tất nhiên khi nói như vậy thì chắc ai cũng liên tưởng và hình dung đến Hư không (Hư vô) nhưng Hư không thật ra cũng chỉ là 'Không tương đối' chứ không phải 'Không tuyệt đối'. Sở dĩ tôi tạm gọi là 'Không tương đối' vì nó chỉ là ý niệm 'Không' đối đãi với 'Có' (tương đối) mà ra. Xét cho cùng thì cái hư không đó cũng là CÓ theo nghĩa nào đó rồi (có thứ không có gì cả), tức là do có ý niệm về CÓ mới phát sinh ra ý niệm về KHÔNG, theo nghĩa 'cái này có do cái kia có'. Nói khác đi, do có cái gì đó nên mới có cái 'không có gì cả'. Để phân biệt, trong Phật giáo dùng từ Ngoan không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tương đối này, và dùng từ Chân không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tuyệt đối, trống rỗng, vắng bặt tất cả, không có đối đãi.

Theo Phật giáo, Chân không chính là nguồn gốc tạo ra vũ trụ. Trong các đạo giáo phương Đông, có đạo Lão và Kinh Dịch cũng cùng chung quan điểm này.

Theo lý lẽ thường tình thì mọi người cho rằng có một cái gì đó là nguyên nhân đầu tiên cho vạn vật. Bởi vì phải có thứ này mới sinh ra thứ kia, chứ không thể từ hư vô sinh ra được cái gì, bởi cái lẽ đơn giản dễ hiểu rằng từ Không (hư không) thì không thể sinh ra Có (vạn vật) và ngược lại, vạn vật thì không thể tự dưng biến mất thành hư không. Tuy nhiên, với Chân không thì lại khác. Chính vì tuyệt đối trống rỗng mới là nền tảng khởi sinh Có và Không (vạn vật và hư vô) đối đãi nhau.

Khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ sự minh triết của các Thánh nhân phương Đông. Khi loại bỏ gần như tất cả mọi thứ, tưởng như chỉ còn là hư không, bỗng nhiên các nhà khoa học lại phát hiện ra một điều kỳ lạ. Có hằng hà sa số những hạt 'ảo' sinh ra và mất đi liên tục ở nơi 'không có gì cả' đó. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong thế giới lượng tử thì theo nguyên lý bất định Heisenberg, không thể xác định vị trí và vận tốc của một hạt cùng một lúc. Nếu là hư không thì sẽ xác định tại một vị trí nhất định có năng lượng bằng không, như vậy sẽ sai trái với nguyên lý bất định. Do đó ở bất kỳ nơi nào trong chân không, luôn xuất hiện những cặp hạt ảo có điện tích trái ngược nhau, sau đó chúng hủy diệt nhau. Sự thăng giáng lượng tử này luôn tạo sinh ra các hạt ảo. Sở dĩ gọi là hạt ảo vì chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, chúng từ chân không xuất hiện và ngay sau đó biến mất, trở lại với chân không. Có giả thuyết cho rằng hạt ảo có thể là một vũ trụ. Gamov từng đưa ra giả thuyết về một đa vũ trụ, xuất hiện từ hư vô, khi cho rằng mỗi vũ trụ trong đó có năng lượng dương nhưng năng lượng liên kết giữa chúng là âm với giá trị bằng nhau. Do đó xét về tổng thể thì đa vũ trụ có năng lượng bằng không, tức là từ chỗ không có gì mà thành ra có tất cả, đây là bữa tiệc không mất tiền tối hậu. Tương truyền rằng khi Gamov trình bày giả thuyết của mình cho Einstein nghe, ông ta đang đi qua đường bỗng đứng sững lại vì ý tưởng quá độc đáo này, đến nỗi suýt bị xe tông.

Người đời vốn dĩ hay thắc mắc, trong số đó có thắc mắc rằng tại sao lại có mọi thứ trên đời mà không phải là không có gì cả. Đó là quan điểm chấp có cố hữu của con người. Họ không biết rằng mọi thứ tưởng rằng có thật ra là không (không có thật, vì là giả có) và ý niệm 'không có gì cả' hư vô thật ra là do ý niệm có kia mà thành. Giống như con gà và quả trứng: con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở ra con gà.

Kinh dịch cho rằng Vô cực sinh ra Thái cực, tức là từ nơi không có đối đãi phát sinh ra đối đãi. Lão Tử cũng có nói: "Khi thiên hạ cho rằng Lành tức là Lành thì đã có cái chẳng Lành rồi", tức là khi xác định có Thiện thì đó là do có cái Ác sinh ra nó.

Trong phim Kungfu Panda có nói đến sự minh triết của phương Đông theo cách vừa hài hước vừa thâm thúy. Chú gấu trúc sau này có thú nhận rằng bí quyết gia truyền của món mì nhà làm là...không có bí quyết gì cả. Còn tinh hoa võ học khi được mở bọc ra thì thấy...không có gì trong đó.

Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna), luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo, có tóm gọn lại Chân lý tuyệt đối bằng một câu: "Tất cả đều là không, ngay cả không cũng là không nốt!"

Như thế đó, chính vì không có cả hư vô, chỉ là sự trống không tuyệt đối mới là nền tảng phát sinh và dung chứa cho hết thảy mọi thứ.


8. Chính sự phát hiện ra mối tương quan đối đãi, tương sinh tương diệt, đức Phật cũng như nhiều Thánh nhân khác đã nhìn thấy cội nguồn của vạn pháp. Thập nhị nhân duyên chỉ là cách nói theo duy tâm, nhiều người vẫn hiểu sai về nó. Dù sao thì trong đó có hai chi Thức và Danh sắc là quan trọng nhất, nó biểu hiện cho mối quan hệ đối đãi nhau giữa Tâm và Vật. Trích lại đoạn mà Ngài đã chứng ngộ ra điều đó:

“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: Pháp gì có nên già, chết có? Duyên pháp gì nên già, chết có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có sanh nên có già, chết. Duyên sanh nên có già, chết. Cũng như vậy, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc.

Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.

Lớn thay nguyên nhân ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng.

Làm thế nào không có già, chết? Cái gì diệt thời già, chết diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không sanh thời không già, chết. Sanh diệt thời già, chết diệt.

Làm thế nào có được không sanh, không hữu, không thủ, không ái, không thọ, không xúc, không lục nhập, không danh sắc, cho đến cái gì diệt thời danh sắc diệt?

Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có thức thời không có danh sắc. Thức diệt thời danh sắc diệt.

Làm thế nào để không có thức? Cái gì diệt thời thức diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có danh sắc thời không có thức. Danh sắc diệt thời thức diệt.

Lúc đó Ta lại tự nghĩ, cái đạo mà Ta vừa ngộ có thể đạt được, tức là, danh sắc diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt. Do danh sắc diệt mà lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt,..., sanh diệt thời già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt. Như vậy là thuần diệt những khổ uẩn.

Lớn thay sự tiêu diệt ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng. Điều này cũng giống như người bộ hành sau bao thuở lang thang trong cánh đồng hoang vắng rốt cuộc thấy một con đường cổ, con đường bao người trước đã đi qua. Ta bèn noi theo đó mà đi, và gặp làng mạc, cung điện, vườn tược, núi rừng, hồ sen, thành quách, và nhiều cảnh trí khác từng làm nơi an thân lập mệnh của bao người trước.”

(Tương Ưng Bộ, XII.65)

“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'.

Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.

(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)

Phật dùng hình tượng hai bó lau dựa vào nhau mà đứng vững:

“Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...”

(Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).

Sau này kinh Đại Thừa cũng nhắc lại hình ảnh này:

Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.”

(Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)

Còn nói về đạo giáo khác thì có Lão Tử cũng nói về sự đối đãi như sau:

Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi.
Đều biết lành là lành,
Thì đã có cái chẳng lành rồi.

Bởi vậy
Có với không cùng sinh
Khó với dễ cùng thành
Cao với thấp cùng chiều
Giọng với tiếng cùng họa
Trước và sau cùng theo.

(Đạo đức kinh)
Hi, hi uổng cho Ngài Ba Tuần, vẫn thích quyến luyến Duyên Giác Thừa.
Duyên khởi tuy rất thâm diệu nhưng nếu không hiểu được nguồn gốc của Duyên khởi thì sẽ trụ ở Duyên giác Thừa.

Theo như tư tưởng trên thì có 1 cái gọi là Chân Không thì từ đó vũ trụ được sanh ra. Từ 1 cái tự có rồi mà sanh ra nhiều thứ vạn vật thì đó là lý thuyết đấng tạo hóa.

Muốn biết nguồn vũ trụ nhất định là phải thấu rõ Tự Tánh Mình. Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền, chiêm nghiệm bản tánh thật sự trong chính con người Ngài mà vũ trụ pháp giới được sáng tỏ hoàn toàn.


Bất kì lý thuyết nào giải thích về vũ trụ mà không dựa trên Tự tánh thì đều là ngụy pháp.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hi, hi uổng cho Ngài Ba Tuần, vẫn thích quyến luyến Duyên Giác Thừa.
Duyên khởi tuy rất thâm diệu nhưng nếu không hiểu được nguồn gốc của Duyên khởi thì sẽ trụ ở Duyên giác Thừa.

Theo như tư tưởng trên thì có 1 cái gọi là Chân Không thì từ đó vũ trụ được sanh ra. Từ 1 cái tự có rồi mà sanh ra nhiều thứ vạn vật thì đó là lý thuyết đấng tạo hóa.

Muốn biết nguồn vũ trụ nhất định là phải thấu rõ Tự Tánh Mình. Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền, chiêm nghiệm bản tánh thật sự trong chính con người Ngài mà vũ trụ pháp giới được sáng tỏ hoàn toàn.


Bất kì lý thuyết nào giải thích về vũ trụ mà không dựa trên Tự tánh thì đều là ngụy pháp.
Đạo hữu VNBN thân mến,

Tự tánh là gì ? Pháp tánh là gì ? Lửa tánh nóng, nước tánh mát, tri tánh thấy, giác tánh biếtv..v là bản tánh cố hữu hay là cái thấy si mê của chúng sanh !.

Đất là gì ? Nước là gì ? Thứ ngăn ngại, thứ trôi chảy v..v lại lơ lửng và bao bọc trong hư không !

Sắc là gì ? Không là gì ? Sao sắc tăng giảm chuyển hoá mà không chẳng tăng chẳng giảm !

Đã thấy có thì hết thảy đều chướng ngại, đã thấy được không thì ngăn ngại hay thông suốt đâu phải ở chỗ Tư duy logic mà thấu rõ nguồn chân !

"Trí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch", Tam Tổ nói thật đúng thay.

Hãy để gió cuốn đi,
Những lời nói đã chết.
Hãy để tâm rỗng lặng,
Hỷ lạc với từ bi.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đạo hữu VNBN thân mến,

Tự tánh là gì ? Pháp tánh là gì ? Lửa tánh nóng, nước tánh mát, tri tánh thấy, giác tánh biếtv..v là bản tánh cố hữu hay là cái thấy si mê của chúng sanh !.

Đất là gì ? Nước là gì ? Thứ ngăn ngại, thứ trôi chảy v..v lại lơ lửng và bao bọc trong hư không !

Sắc là gì ? Không là gì ? Sao sắc tăng giảm chuyển hoá mà không chẳng tăng chẳng giảm !

Đã thấy có thì hết thảy đều chướng ngại, đã thấy được không thì ngăn ngại hay thông suốt đâu phải ở chỗ Tư duy logic mà thấu rõ nguồn chân !

"Trí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch", Tam Tổ nói thật đúng thay.

Hãy để gió cuốn đi,
Những lời nói đã chết.
Hãy để tâm rỗng lặng,
Hỷ lạc với từ bi.

Mến kính,
Ba Tuần.
Hi, đạo hữu hiểu như vậy thì không đúng về trường hợp này rồi.
VNBN đang thảo luận về Tư tưởng của bạn doccoden về vũ trụ quan, nhân sinh quan.

- Căn cứ những ý mà bạn ấy nói mà thảo luận. Như VNBN đã nói, doccoden quan niệm có 1 cái chân không tự có rồi sanh ra vạn vật, nó là lý thuyết đấng tạo hóa. Đạo hữu, nên nhận xét về điều đó để trao đổi học pháp.

- Đạo hữu phủ nhận tác dụng của tư duy lôgic là không phải rồi. Phàm phu có tư duy của phàm phu, Thánh nhân có tư duy của Thánh nhân. Trong bát chánh đạo có chánh kiến, chánh tư duy mà đạo hữu bát bỏ tác dụng của tư duy thì không hợp lời Phật.

- Tư duy không có lỗi mà lỗi ở mệnh đề đầu: giống như máy vi tính, hễ có dữ liệu (mệnh đề đầu-tiên đề) là nó xử lí chứ không cần biết dữ liệu đúng sai, thiện ác, dơ hay trong sạch.

Con người cũng thế, mệnh đề đầu là dục lạc, sở hữu ngũ uẩn thì tư duy ấy trong vòng trói buộc, làm gì cũng lỗi tạo nghiệp nhân sanh tử luân hồi. Nếu mệnh đề đầu rỗng lặng thì tư duy hay làm gì cũng chẳng lỗi.

Mệnh đề đầu của dôccden chưa thật sự rỗng lặng vẫn còn 1 cái chân không sanh pháp thì chưa đúng thực tế.

Như vậy, VNBN thảo luận mệnh đề đầu trong doccoden, không phải thảo luận dùng cách gì để có mệnh đề đầu trong sạch.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hi, đạo hữu hiểu như vậy thì không đúng về trường hợp này rồi.
VNBN đang thảo luận về Tư tưởng của bạn doccoden về vũ trụ quan, nhân sinh quan.

- Căn cứ những ý mà bạn ấy nói mà thảo luận. Như VNBN đã nói, doccoden quan niệm có 1 cái chân không tự có rồi sanh ra vạn vật, nó là lý thuyết đấng tạo hóa. Đạo hữu, nên nhận xét về điều đó để trao đổi học pháp.

- Đạo hữu phủ nhận tác dụng của tư duy lôgic là không phải rồi. Phàm phu có tư duy của phàm phu, Thánh nhân có tư duy của Thánh nhân. Trong bát chánh đạo có chánh kiến, chánh tư duy mà đạo hữu bát bỏ tác dụng của tư duy thì không hợp lời Phật.

- Tư duy không có lỗi mà lỗi ở mệnh đề đầu: giống như máy vi tính, hễ có dữ liệu (mệnh đề đầu-tiên đề) là nó xử lí chứ không cần biết dữ liệu đúng sai, thiện ác, dơ hay trong sạch.

Con người cũng thế, mệnh đề đầu là dục lạc, sở hữu ngũ uẩn thì tư duy ấy trong vòng trói buộc, làm gì cũng lỗi tạo nghiệp nhân sanh tử luân hồi. Nếu mệnh đề đầu rỗng lặng thì tư duy hay làm gì cũng chẳng lỗi.

Mệnh đề đầu của dôccden chưa thật sự rỗng lặng vẫn còn 1 cái chân không sanh pháp thì chưa đúng thực tế.

Như vậy, VNBN thảo luận mệnh đề đầu trong doccoden, không phải thảo luận dùng cách gì để có mệnh đề đầu trong sạch.
Đạo hữu VNBN thân mến,

Như mua thu lá rụng, người đang yêu thì nói mùa thu thật đẹp, người thất tình thì nói mùa thu thật buồn. Vậy mùa thu đẹp hay mùa thu buồn ?

Ở trên Ba Tuần có nói "đâu phải ở chỗ Tư duy logic mà thấu rõ nguồn chân !", ở mục 2,3,4 Doccoden cũng nói...mà đạo hữu đã "đọc kỹ" với tâm rỗng rang và hỷ ái chưa nhỉ ?

Mến kính,
Ba Tuần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đạo hữu VNBN thân mến,

Như mua thu lá rụng, người đang yêu thì nói mùa thu thật đẹp, người thất tình thì nói mùa thu thật buồn. Vậy mùa thu đẹp hay mùa thu buồn ?

Ở trên Ba Tuần có nói "đâu phải ở chỗ Tư duy logic mà thấu rõ nguồn chân !", ở mục 2,3,4 Doccoden cũng nói...mà đạo hữu đã "đọc kỹ" với tâm rỗng rang và hỷ ái chưa nhỉ ?

Mến kính,
Ba Tuần.
hiiii, có lẽ đạo hữu không muốn thảo luận thì phải.
Nếu thật sự đạo hữu muốn thảo luận thì hãy xem lại tư tưởng của doccoden: cho rằng có 1 cái chân không từ đó vạn vật sanh ra. Đó là thuyết đấng tạo hóa sáng thế, đạo hữu nghĩ thế nào?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên