Mục đích quán chiếu mình là thằng điên, đồ dở hơi cám lợn, là con chồn hôi con heo con bò con chó, là quỷ sứ độc ác nhất...là để làm tiêu trừ đi cái Ngã chấp của mình. Khi chính mình thấy mình là đồ tệ hại nhất trên thế gian này, thấy mình thua cả loài súc vật, thấy mình là đồ tanh hôi thì lúc đó mình mới thấy được tất cả những gì trên thế gian này điều cũng là thầy của ta, thấy tất cả những gì xung quanh ta điều cũng là pháp Phật cả và thấy được tất cả những lỗi lầm của ta từ ngàn đời ngàn kiếp mà ta không thấy được. Vì sao ta không thấy được tại vì ta bị cái ngã của ta che mờ, vì trong tâm ta cứ nghĩ ta tài giỏi, ta hơn người ngu, ta hơn người điên, ta hơn loài súc vật, ta hơn người không có học, ta hơn người mới vào đạo, ta hơn một chú tiểu, ta hơn một em bé....Thử hỏi ta bằng loài súc vật không khi con giết cha, anh giết em, con giết mẹ mà hàng ngày quý vị đều đọc trên báo đài nhan nhản. Thử hỏi ta có độc ác nhất không khi thử tưởng tưởng ngàn đời ngàn kiếp ta trôi lăn ta giết bao nhiêu chúng sanh, ta ăn thịt chúng sanh biết bao nhiêu, biết bao nhiêu chúng sanh trong cái dạ dày hôi thúi của mình. Những chúng sanh ta ăn thịt đó nó chất chồng như núi Tu di.
Sau đây là những ví dụ quán chiếu của người điên:
Thử hỏi ta có bị điên không khi ai đó làm traí ý ta là ta nổi sân si quát mắng đánh đập? Thử hỏi ta có bị điên hay không dùng thủ đoạn để hại người bêu xấu người có lợi cho mình? Thử hỏi ta có bằng một người điên hay không khi ta đọa địa ngục, khi hàng ngày chúng sanh cúng dường cho ta mà ta dùng tiền đó phục vụ cho bản thân mà không phục vụ cho việc hoằng pháp như mua xe hơi sang ta đi, mua điện thoại đắt tiền ta xài, đi ăn phải vào nhà hàng chay sang trọng, nằm ngủ phải có điều hòa nhiệt độ, hoặc đi du lịch bằng tiền chúng sanh, hoặc phạm giới, tà dâm... Ta có bị điên hay không khi lấy tiền chúng sanh để phục vụ cho việc nổi tiếng của ta, để ta thỏa mãn cái bản ngã của mình, để bắt mọi người theo ý ta mặc dù ta chưa là cái gì cả... Ta có bi điên hay không khi xưng hồ là Thầy của chúng sanh, bắt chúng sanh phải kính trọng mình, mặc dù những việc ta làm không mang lại lợi lạc cho chúng sanh, cái tâm ta còn dơ bẩn hơn chúng sanh, cái tâm đứa bé 3 tuổi kia còn tốt hơn cái tâm hôi thúi của ta gấp trăm lần.
Ta có bi điên hay không khi mở miệng ra là dùng những ngôn từ cao thâm của Phật pháp, dẫn điển trích kinh tùm lum, nói những từ thiền không ra thiền, nho không ra nho Việt không ra Việt để chứng tỏ bãn ngã ta là người tài giỏi mà nó càng bí ẩn càng mơ hồ càng làm cho chúng sanh khó hiểu thì ta càng thích. Ta có bị điên hay không mở miêng ra là ta khuyên mọi người niệm phật tụng kinh diệt trừ tham sân si mạn nghi nhưng khi đụng chuyện thì xung quanh ta bốc lửa sân hận. Có phải ta còn điên hơn một người điên?
Vì sao lại vậy? Vì người điên họ trả nghiệp hết kiếp này thì kiếp sau họ thành người bình thường. Còn ta thì sao, ta sẽ bị đọa địa ngục. Vậy có phải là ta điên hơn cả người điên. Có ai trả lời người điên này nếu ta không điên vì sao ta làm những việc như vậy?
Ta có bị điên không khi mượn lời chư Tổ mà quát mắng chúng sanh, trong tâm thì đầy sân si và ngã mạn. Ta có bị điên hay không khi tự nhận ta là người chứng đắc là thánh là Phật nhưng trong tâm thì hơn thua sân si với người. Ta có bị điên hay không khi ai có suy nghĩ khác ta, trái ý ta là ta cho rằng họ tà đạo, xóa nick ban nick, ta có bi điên hay không suốt ngày tìm hiểu kinh điển giáo lý sâu xa mà không chịu dành thời gian quán xét tu sửa tâm mình. Ta có bị điên không khi ai đó khen mình là mình vui sướng ngã mạn và thích người đó, ai đó chê mình là mình sân si đốp trả liền, chửi rủi liền, và ghét người đó chờ cơ hội mà trả đũa....
Đó là những ví dụ người điên thấy mình còn hơn cả thằng điên. còn nhiều nữa nói hoài cũng không hết cái điên của người điên này cái tội lỗi của người điên này.
Khi người điên thấy vậy thì người điên thấy ai cũng là thầy, nhìn đâu cũng thấy pháp. Một đứa bé mới sinh ra cất tiếng khóc chào đời, đứa bé đó là thầy của mình vì nhờ đứa bé đó mình thấy được sinh là gì. Nhìn một người điên trên đường kia mình thấy người điên đó là thầy của mình vì nhờ người điên đó mình thấy rằng mình còn điên hơn cả người điên kia, mình thấy được nghiệp lực thật là kinh khủng, mình tự răn mình nếu mình không làm theo lời Phật dạy thì mình đọa địa ngục lúc đó muốn thành như người điên kia còn không được, mình hiểu thế nào là nhân quả nghiệp lực, đó là pháp.
Nhìn con gà ấp trứng, còn gà đi tìm kiếm mối cho ăn, con gà bảo vệ con mình khi có một con rắn tấn công mình thấy con gà kia đó là thầy mình vì nhờ nó mình thấy rằng mình còn thua nó vì chúng ta phá bỏ thai nhi, sinh con ra bỏ nó trong thùng rác, bỏ nó trong bụi cây kiến cắn chó cắn chuột gặm, vì tiền vì danh lợi ta sẵn sàng hại con mình, sinh ra con là công cụ kiếm tiền, ta cho nó di bán vé số, di xin ăn còn ta o nhà chơi không...Nhờ vị thầy Gà đó mà người điên hiểu rằng cái tâm yêu thương của mình con hạn hẹp ích kỷ quá, cần phải mở rộng cái tâm từ bi của mình ra hơn nữa, đó chính là pháp.
Một vụ tai nạn xe xảy ra trên đường làm cho một người thanh niên trẻ tuổi bể não mà chết não phọt ra đường. Nhờ người thầy là vị thanh niên đó người điên hiểu ra rằng sanh mạng con người là vô thường, là giả tạm, như ngọn đèn dầu trước gió, như bông hoa mười giờ sớm nở tối tàn, vỉ thế cần có động lực tinh tấn tu tập để thoát khỏi luân hồi sanh tử, đó chính là pháp...........v.v.....
Qua các ví dụ trên quý vị có thấy Phật pháp là thực tiễn từ cuộc sống mà sinh ra phật pháp và có phật pháp để phục vụ cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính vì cái thực tiễn chúng sanh điều bệnh khổ đau phiền não điều không tránh khỏi quy luật sanh tử mà đức Phật mời tìm ra đạo Phật để giúp cho cuộc sống tốt hơn an lạc hơn, giúp cho chúng sanh thoát khỏi luân hồi sanh tử. Vì thế, tìm đạo ở đâu? Câu trả lời là tìm đạo trong đời chứ không phải những hý luận kinh điển hàn lâm. Mỗi một sát na thân khẩu ý của mỗi chúng ta tạo tác đều có pháp trong đó. Tu tập kết quả cuối cùng và thực tiễn nhất là thân tâm ta tu sửa như thế nào chứ không phải ta học được bao nhiêu bài kinh, bao nhiêu bài luận. Nói như vậy mình không đánh giá thấp kinh điển mà mình muốn chúng ta hiểu rằng kinh điển chỉ là phương tiện để phục vụ cho cái kết quả là TU TÂM SỬA TÁNH, khi tâm tánh ta sửa thì nghiệp lực xoay chuyển, thân tâm an lạc, trí tuệ khai mở, ngộ nhập niết bàn, vãng sanh cực lạc. Dùng kinh điển làm phương tiện độ sanh, dùng kinh điển để quán chiếu tâm mình, dùng kinh điển soi rọi tâm mình lỗi chổ nào mà sửa ngày càng tiến bộ hơn. Chứ không phải dùng kinh điển mà hý luận, luận đàm hơn thua về trình độ Phật pháp, khoe khoang sở học của mình, Phật pháp vốn dĩ không có hơn thua mà chỉ tùy duyên hóa độ.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô đại từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát!
Đệ tử nguyện cầu cho tất cả chúng sanh không còn ai khổ đau, ai cũng an lạc hạnh phúc, thấm nhuần ánh sáng Phật pháp của các Ngài.
A di đà Phật!
Người điên kính bút!