tapchoi82

Bàn về phương tiện thiện xảo của cổ đức xưa

chieuquan

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 21%
Tham gia
3/2/16
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Đi tìm cái giả lập tạm gọi là chân lý nhưng lại đóng bít các cửa lại. Tin Phật Thích Ca thành Phật từ lâu nhẫn ở lại nói pháp sái cổ luôn là do thấy Phật hiện 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp với tướng lưỡi rộng dài liếm trọn cõi Ta Bà chăng?
Thật biết tự chọc mù mắt người! Đóng bít cửa ngộ.

Ngũ Tổ nói: Người học đạo không biết được bản tâm thì học đạo vô ích. Học đạo mà không nhận được bản tâm thì học cái gì ??Học đạo là cốt ngộ được bản tâm mà không ngộ được tất nhiên là học bên ngoài chứ chưa phải là học đạo. Còn nếu biết được bản tâm, thấy được bản tánh, đó là Trượng phu…
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Đi tìm cái giả lập tạm gọi là chân lý nhưng lại đóng bít các cửa lại. Tin Phật Thích Ca thành Phật từ lâu nhẫn ở lại nói pháp sái cổ luôn là do thấy Phật hiện 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp với tướng lưỡi rộng dài liếm trọn cõi Ta Bà chăng?
Thật biết tự chọc mù mắt người! Đóng bít cửa ngộ.

Hiện thân cho VNBN thấy trước mặt 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tướng lưỡi rộng dài đi thì VNBN sẽ tin các đạo hữu. Với cái thật các đạo hữu rành rõ như vậy, chẳng lẽ với cái giả này không làm được 1 trong 3??? Đã đến lúc cần đến phương tiện cổ xưa 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tướng lưỡi rộng dài sao không ai sử dụng được???
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Hiện thân cho VNBN thấy trước mặt 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tướng lưỡi rộng dài đi thì VNBN sẽ tin các đạo hữu. Với cái thật các đạo hữu rành rõ như vậy, chẳng lẽ với cái giả này không làm được 1 trong 3??? Đã đến lúc cần đến phương tiện cổ xưa 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tướng lưỡi rộng dài sao không ai sử dụng được???


Ngay trước mắt ông đó, lảm nhảm cái gì?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
410
Điểm
83
Hiện thân cho VNBN thấy trước mặt 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tướng lưỡi rộng dài đi thì VNBN sẽ tin các đạo hữu. Với cái thật các đạo hữu rành rõ như vậy, chẳng lẽ với cái giả này không làm được 1 trong 3??? Đã đến lúc cần đến phương tiện cổ xưa 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tướng lưỡi rộng dài sao không ai sử dụng được???

Ái chà! Mặt trăng có sáng không cớ sao người mù chẳng thấy? Mắt của Vô Nhất Bất Nhị đã từng thấy Phật Thích Ca hiện thần biến 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp cùng tướng lưỡi rộng dài chăng? Hẳn là chưa rồi vậy mà vẫn tin đến sái cổ đấy thôi. 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp là tướng chúng sinh chẳng phải tánh tướng Như Lai, còn tướng lưỡi rộng dài liếm trọn Tam thiên là Vô Nhất Bất Nhị đó.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
410
Điểm
83
Ngũ Tổ nói: Người học đạo không biết được bản tâm thì học đạo vô ích. Học đạo mà không nhận được bản tâm thì học cái gì ??Học đạo là cốt ngộ được bản tâm mà không ngộ được tất nhiên là học bên ngoài chứ chưa phải là học đạo. Còn nếu biết được bản tâm, thấy được bản tánh, đó là Trượng phu…
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chieuquan đã nhận được bản tâm chưa?
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
...

Chào 3 vị: tapchoi82l VNBN, NĐHP.
Tôi cũng muốn ngồi im lắng nghe ba vị thuyết pháp. nhưng lại thấy ba anh buôn thúng bán mẹt chia nhau mấy đồng tiền lẻ mà cứ tưởng như là Vừng ơi mở cửa ra
Rồi là khen,tâng bốc nhau mà người đời nay gọi là tự sướng hề hề...
Tôi không có thời gian lục lọi kinh điển ra chơi với mấy vị. thấy phí thời gian quá, đời người có được bao thu...
Người xưa nghe pháp thì như gió thoảng qua tai mới gọi là thâm sâu.
sao nay thấy mấy vị cứ như người sợ lãng trí ,nên ngày nào cũng cứ ôn lại cho nhớ kẻo sợ bị quên.
Vậy sao nói là TST được
cái anh chàng người Điên khi xưa tôi có nói , nếu thích TST thì tôi tiễn đưa một đoạn đường nhưng lại chối đay đảy.
Nay dựa hơi anh chàng Tapchoi82 cũng học mót được đôi điều nên cũng buông lời như.. chè thập cẩm hề hề....
Thật đúng là Ngài Lai quả nói chẳng sai, Thiền Tông như quả chuông treo đầu sợi tóc.
Nay ai mà hoằng dương TST được như Thầy Duy Lực, Tội nguyện theo chân đóm điếu hết đời .
Nhược bằng chẳng được như thế mà chỉ như con sáo trong lồng học tiếng người mua vui cho khách thì hãy biết an phận....
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Chào 3 vị: tapchoi82l VNBN, NĐHP.
Tôi cũng muốn ngồi im lắng nghe ba vị thuyết pháp. nhưng lại thấy ba anh buôn thúng bán mẹt chia nhau mấy đồng tiền lẻ mà cứ tưởng như là Vừng ơi mở cửa ra
Rồi là khen,tâng bốc nhau mà người đời nay gọi là tự sướng hề hề...
Tôi không có thời gian lục lọi kinh điển ra chơi với mấy vị. thấy phí thời gian quá, đời người có được bao thu...
Người xưa nghe pháp thì như gió thoảng qua tai mới gọi là thâm sâu.
sao nay thấy mấy vị cứ như người sợ lãng trí ,nên ngày nào cũng cứ ôn lại cho nhớ kẻo sợ bị quên.
Vậy sao nói là TST được
cái anh chàng người Điên khi xưa tôi có nói , nếu thích TST thì tôi tiễn đưa một đoạn đường nhưng lại chối đay đảy.
Nay dựa hơi anh chàng Tapchoi82 cũng học mót được đôi điều nên cũng buông lời như.. chè thập cẩm hề hề....
Thật đúng là Ngài Lai quả nói chẳng sai, Thiền Tông như quả chuông treo đầu sợi tóc.
Nay ai mà hoằng dương TST được như Thầy Duy Lực, Tội nguyện theo chân đóm điếu hết đời .
Nhược bằng chẳng được như thế mà chỉ như con sáo trong lồng học tiếng người mua vui cho khách thì hãy biết an phận....

cảm ơn thanh van nhieu nhen,
heeeeee. nguoidien tham gia dien đàn với tư cách là học hỏi là chính, chứ không phải là tổ thầy để mà chê bai người khác, người điên có bao giờ nói mình là Phật là tổ như muathularung đâu, còn vô minh nên mới cần hoc pháp không như muathularung hết vô minh nên đụng ai cũng chửi. heeeeeeeee. Với tâm của đạo hữu làm sao thấy ai bằng Thích Duy Lực được. Phật pháp ở xung quanh đạo hữu đó sao lại đi tìm ai hơn Thích Duy Lực để làm gì? Liệu có biết đường tìm không, chừng nào bớt cái tánh Chí Phèo, bớt chửi bậy và cằn lung tung đi thì may ra mới thấy được minh sư. Heeeeeeeeeeee. A di đà Phật
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
...

cảm ơn thanh van nhieu nhen,
heeeeee. nguoidien tham gia dien đàn với tư cách là học hỏi là chính, chứ không phải là tổ thầy để mà chê bai người khác, người điên có bao giờ nói mình là Phật là tổ như muathularung đâu, còn vô minh nên mới cần hoc pháp không như muathularung hết vô minh nên đụng ai cũng chửi. heeeeeeeee. Với tâm của đạo hữu làm sao thấy ai bằng Thích Duy Lực được. Phật pháp ở xung quanh đạo hữu đó sao lại đi tìm ai hơn Thích Duy Lực để làm gì? Liệu có biết đường tìm không, chừng nào bớt cái tánh Chí Phèo, bớt chửi bậy và cằn lung tung đi thì may ra mới thấy được minh sư. Heeeeeeeeeeee. A di đà Phật

nếu nói như bạn thì từ nay bạn nên bỏ cả Phật, nghĩa là bỏ hết kinh điển đi . Phật pháp ở xung quanh bạn đó sao lại đi tìm Phật hay các Thầy ở kinh điển làm chi?
Có biết tại sao tôi kính trọng Thầy duy lực ?
Có lẽ nói điều này với bạn thì chi bằng vạch đầu gối mà nói chuyện còn vui hơn hic...
Cái ông A Di Dà Phật ở tận cõi tịnh độ xa lắc xa lơ tìm làm gì, ở xung quang có đủ rồi , có nghĩa là cũng là tịnh độ rồi sao mất công vậy híc...
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
nếu nói như bạn thì từ nay bạn nên bỏ cả Phật, nghĩa là bỏ hết kinh điển đi . Phật pháp ở xung quanh bạn đó sao lại đi tìm Phật hay các Thầy ở kinh điển làm chi?
Có biết tại sao tôi kính trọng Thầy duy lực ?
Có lẽ nói điều này với bạn thì chi bằng vạch đầu gối mà nói chuyện còn vui hơn hic...
Cái ông A Di Dà Phật ở tận cõi tịnh độ xa lắc xa lơ tìm làm gì, ở xung quang có đủ rồi , có nghĩa là cũng là tịnh độ rồi sao mất công vậy híc...

Mình thấy muathularung khuyen moi nguoi ko nen chap vao kinh mà. Sao bất nhất vậy muathularung mưa nắng thất thường thế. Chẳng lẽ người điên này không kính trọng thầy Thích Duy Lực sao? muathularung vach đầu gối mà nói chuyện là phước cho tại hạ chứ vạch những cái kia mà nói chuyện toàn phọt ra đờm dãi phân thì người điên này nhọc công tắm rửa. heeeeeeee. Có bao giờ nguoi điên này bảo muathularung đi tìm ông Phật A di đà đâu. heeeeeeeee. Sao muathularung cứ suy diễn lung tung thế, tâm mình sao cứ nghĩ nghĩ người khác cũng như mình sao, con ếch ngồi đáy giếng thì cứ nghĩ bầu trời nó to bằng mấy m2 ah. A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Mình thấy muathularung khuyen moi nguoi ko nen chap vao kinh mà. Sao bất nhất vậy muathularung mưa nắng thất thường thế. Chẳng lẽ người điên này không kính trọng thầy Thích Duy Lực sao? muathularung vach đầu gối mà nói chuyện là phước cho tại hạ chứ vạch những cái kia mà nói chuyện toàn phọt ra đờm dãi phân thì người điên này nhọc công tắm rửa. heeeeeeee. Có bao giờ nguoi điên này bảo muathularung đi tìm ông Phật A di đà đâu. heeeeeeeee. Sao muathularung cứ suy diễn lung tung thế, tâm mình sao cứ nghĩ nghĩ người khác cũng như mình sao, con ếch ngồi đáy giếng thì cứ nghĩ bầu trời nó to bằng mấy m2 ah. A di đà Phật!

này đạo hữu à, đạo hữu ấy đã không còn nói lời hung ác. Sao không mở lòng mà đón nhận cùng nhau tìm ra con đường giải thoát. Ở đây ai cũng không phải thánh thần thì còn có sai lầm như nhau thôi. Đây là lúc đạo hữu dùng từ bi để xóa bỏ hiểu lầm tại sao lại không hoan hỉ :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Cái ông A Di Dà Phật ở tận cõi tịnh độ xa lắc xa lơ tìm làm gì, ở xung quang có đủ rồi , có nghĩa là cũng là tịnh độ rồi sao mất công vậy híc...


KÍnh chào đạo hữu,
Đạo hữu không thích đến Cực Lạc thì cứ ở lại ta bà này luân hồi học pháp. Người ta không muốn học pháp trong ta bà thì người ta đến Tịnh Độ để học, có lỗi gì chăng? Người ngu như VNBN này kiếp này và trong luân hồi chưa đủ sức tự tại sanh tử lại không chắc chắn giải thoát nên mới tìm đến Tịnh Độ được phương tiện thù thắng mà liễu ngộ triệt để. Đó chính là con đường chắc chắn.

Ai cũng nói ngay tại đây đây đủ hết rồi mà thực sự trong cuộc sống có làm chủ sanh tử chưa? Nếu chưa làm chủ được thì e rằng đang nói mơ nói mộng!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Ái chà! Mặt trăng có sáng không cớ sao người mù chẳng thấy? Mắt của Vô Nhất Bất Nhị đã từng thấy Phật Thích Ca hiện thần biến 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp cùng tướng lưỡi rộng dài chăng? Hẳn là chưa rồi vậy mà vẫn tin đến sái cổ đấy thôi. 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp là tướng chúng sinh chẳng phải tánh tướng Như Lai, còn tướng lưỡi rộng dài liếm trọn Tam thiên là Vô Nhất Bất Nhị đó.


Kính chào đào hữu,
VNBN đang nói đến các đạo hữu đó, đừng lôi Phật vào đây?
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
...

Mình thấy muathularung khuyen moi nguoi ko nen chap vao kinh mà. Sao bất nhất vậy muathularung mưa nắng thất thường thế. Chẳng lẽ người điên này không kính trọng thầy Thích Duy Lực sao? muathularung vach đầu gối mà nói chuyện là phước cho tại hạ chứ vạch những cái kia mà nói chuyện toàn phọt ra đờm dãi phân thì người điên này nhọc công tắm rửa. heeeeeeee. Có bao giờ nguoi điên này bảo muathularung đi tìm ông Phật A di đà đâu. heeeeeeeee. Sao muathularung cứ suy diễn lung tung thế, tâm mình sao cứ nghĩ nghĩ người khác cũng như mình sao, con ếch ngồi đáy giếng thì cứ nghĩ bầu trời nó to bằng mấy m2 ah. A di đà Phật!

Chào người điên! quả thật thấy mà tội nghiệp cho bạn, tôi thấy bạn rất " tinh tấn ", muốn học thật nhiều giáo pháp của Phật. không ai phủ nhận điều ấy,nhưng tội nghiệp cho ai mà hơi dốt mà năng nổ thì chỉ là người phá hoại mà không biết.
Bạn phải nói được những lời không bị mắc kẹt . đằng này bạn cứ mở lời nào thì đều bị mắc kẹt lời trước của bạn mà bạn không thấy sao?
Cái lối già mồm vu oan như kẻ chợ ăn cắp của người ta rồi la làng giờ không có hiệu nghiệm nữa đâu.
Thật tình người vào diễn đàn mà đọc máy cái kiểu chửi của bạn thì họ ôm bụng cười rũ rượi ra đấy...
Nhắn với VNBN!
Bạn cứ thích gì thì làm nấy , không ai chê bai gì đâu, tôi đâu có tranh ông A Di Đà của bạn đâu. ông ấy đang chờ bạn đó. mọi thứ đã sẵn sàng chờ đón bạn, chỉ là mong bạn đừng vướng điều gì nữa cả. kể cả nói pháp ở diễn đàn này cũng phải nghỉ. vì còn làm như vậy thì cái cõi Tây Phương Tịnh Độ không có nhận những người vọng kiến như bạn đâu . trân trọng

GÓP CHÚT CHO VUI NHÀ VUI CỬA:
Các khái niệm trong cuộc sống
Ba loại thầy
Có ba kiểu thầy. Một kiểu không đích xác là thầy; thay vì thế là thầy giáo. Thầy giáo là người dạy, người giúp cho mọi người biết về các sự vật mà không nhận ra bản thân họ. Thỉnh thoảng thầy giáo có thể hấp dẫn hàng nghìn người. Điều duy nhất được cần là họ phải là thầy giáo giỏi. Họ có thể không biết tới bản thân họ nhưng họ có thể nói, họ có thể tranh biện, họ có thể thuyết giảng, và nhiều người có thể bị hấp dẫn qua bài nói của họ, việc thuyết giảng của họ, buổi hành lễ của họ. Và nói liên tục về Thượng đế họ có thể tự lừa họ. Dần dần họ có thể bắt đầu cảm thấy rằng họ biết.

Khi bạn nói về một điều, nguy hiểm lớn nhất là ở chỗ bạn có thể bắt đầu tin rằng bạn biết. Lúc ban đầu khi bạn bắt đầu nói, dạy.... Việc dạy có hấp dẫn nào đó vì nó rất đáp ứng bản ngã - khi ai đó lắng nghe bạn một cách chăm chú, sâu bên dưới điều đó đáp ứng cho bản ngã của bạn rằng bạn biết và người kia không biết. Bạn là người biết và người kia là người dốt.



Chuyện xảy ra: một tu sĩ, một tu sĩ lớn, được mời tới nhà thương điên để nói đôi lời với những người bị giữ trong nhà thương điên đó. Tu sĩ không trông đợi gì mấy, nhưng ông ấy ngạc nhiên. Một người điên nghe ông ấy chăm chú thế - ông ấy chưa bao giờ thấy người nào lắng nghe mình chăm chú thế. Anh ta vươn mình về phía trước; từng lời anh ta đều nuốt vào con tim mình. Người này thậm chí không chớp mắt. Anh ta chăm chú thế - cứ dường như bị thôi miên.

Khi tu sĩ đã kết thúc buổi thuyết giảng, ông ta thấy rằng cùng người đó tiến tới ông giám thị và nói điều gì đó với ông này. Ông ta tò mò. Ngay khi có thể được, ông ta hỏi ông giám thị, “Người đó nói gì với ông vậy? Người đó nói cái gì đó về bài thuyết giảng của tôi sao?”

Ông giám thị nói, “Vâng.”

Tu sĩ hỏi, “Phiền ông kể lại cho tôi anh ta nói gì?”

Ông giám thị có chút ít ngần ngại, nhưng rồi ông ấy nói, “Vâng: người đó nói, ‘Thấy gì sao? Tôi ở trong còn ông ấy ở ngoài!’”



Thầy giáo đích xác ở trong cùng vị trí, trong cùng thuyền, như bạn. Ông ấy cũng là người bị giam giữ thôi. Ông ấy không có gì nhiều hơn bạn - chỉ chút ít thông tin hơn. Thông tin không ngụ ý điều gì. Bạn có thể tích luỹ; thông minh trung bình, bình thường là cần để tích luỹ thông tin. Người ta không cần là thiên tài, người ta không cần rất tài năng; chỉ thông minh trung bình là đủ. Bạn có thể tích luỹ thông tin, bạn có thể cứ tích luỹ; bạn có thể trở thành thầy giáo.

Thầy giáo là người biết mà không có việc biết. Ông ấy hấp dẫn mọi người nếu ông ấy là người nói giỏi, người viết giỏi, nếu ông ấy có nhân cách, nếu ông ấy có sức thu hút nào đó về ông ấy, đôi mắt từ lực, thân thể đầy sức thuyết phục. Và dần dần ông ấy trở nên ngày càng thiện nghệ hơn. Nhưng người quanh ông ấy không thể là đệ tử được, họ sẽ vẫn còn là học trò. Cho dù ông ấy giả vờ rằng ông ấy là thầy, ông ấy không thể làm bạn thành đệ tử được. Nhiều nhất ông ấy có thể làm bạn thành học trò. Học trò là người đang đi tìm nhiều thông tin hơn và thầy giáo là người đã tích luỹ nhiều thông tin. Đây là kiểu thầy thứ nhất - người không phải là thầy thực chút nào.

Thế rồi có kiểu thầy thứ hai, người đã biết tới bản thân mình. Bất kì cái gì người đó nói, người đó có thể nói như Heraclitus, “Ta đã tìm.” Hay như Phật người đó có thể nói, “Ta đã thấy.” Heraclitus lịch sự hơn. Ông ấy nói với những người có thể đã không hiểu nếu ông ấy nói như Phật, “Ta đã thấy.” Phật nói, “Ta là người chứng ngộ hoàn hảo nhất mà đã từng xảy ra.” Điều đó có vẻ bản ngã nhưng nó không vậy đâu, và ông ấy đang nói cho các đệ tử của ông ấy những người có thể đã hiểu rằng không có bản ngã chút nào.

Heraclitus nói cho những người không là đệ tử - chỉ người thường. Họ chắc đã không hiểu. Một cách lễ phép ông ấy nói, “Ta đã tìm kiếm,” và bỏ phần kia - rằng, “Ta đã thấy” - cho tưởng tượng của bạn. Phật không bao giờ nói, “Ta đã tìm kiếm.” Ông ấy nói, “Ta đã thấy! Và chứng ngộ này chưa bao giờ xảy ra trước đây. Nó là hoàn toàn tuyệt đối.”

Người đã tìm thấy là thầy. Người đó sẽ hấp dẫn đệ tử. Học trò bị cấm; học trò tự họ không thể đi tới đó được. Cho dù họ trôi giạt và đạt tới bằng cách nào đó, họ sẽ bỏ đi sớm nhất có thể được bởi vì người đó sẽ không giúp cho bạn thu thập thêm tri thức. Người đó sẽ cố biến đổi bạn. Người đó sẽ cho bạn hiện hữu chứ không tri thức. Người đó sẽ cho bạn hiện hữu hơn chứ không tri thức hơn. Người đó sẽ làm cho bạn được định tâm, và trung tâm là ở đâu đó gần rốn, không trong đầu.

Bất kì ai sống trong đầu đều lệch tâm. Từ này là hay: từ tiếng Anh eccentric nghĩa là ở ngoài trung tâm. Thực sự, bất kì ai sống trong đầu đều là người điên - đầu là ngoại vi. Bạn có thể sống ở chân hay bạn có thể sống trong đầu: khoảng cách từ trung tâm là như nhau. Trung tâm là ở đâu đó gần rốn.

Thầy giáo giúp bạn ngày một bắt rễ vào đầu hơn; thầy sẽ nhổ bật rễ bạn từ đầu và trồng lại bạn. Đích xác... đó là việc trồng lại, cho nên nhiều đau đớn nhất định có đó - đau khổ, phiền não, bởi vì khi bạn trồng lại, cây phải bị nhổ bật rễ khỏi đất nơi nó đã từng ở. Và thế rồi lần nữa, nó phải được trồng trong đất mới. Điều đó sẽ mất thời gian. Lá cũ sẽ rụng. Toàn thể cây sẽ trải qua đau đớn, bất định, không biết liệu mình sẽ sống sót hay không. Đó là tái sinh. Với thầy giáo không có tái sinh; với thầy có tái sinh.

Socrates là đúng: ông ấy nói, “Ta là bà đỡ.” Vâng, thầy là bà đỡ - thầy giúp bạn được tái sinh. Nhưng điều đó nghĩa là bạn sẽ phải chết đi - chỉ thế thì bạn mới có thể được tái sinh. Cho nên thầy không chỉ là bà đỡ - Socrates chỉ mới nói nửa điều - thầy là kẻ sát nhân nữa: kẻ sát nhân cộng với bà đỡ. Đầu tiên thầy sẽ giết bạn như bạn hiện vậy và chỉ thế thì người mới có thể đi ra từ bạn. Từ cái chết của bạn, có phục sinh.

Thầy giáo không bao giờ thay đổi bạn, Dù bạn là bất kì cái gì, dù bạn là bất kì ai, thầy đơn giản cho bạn nhiều thông tin hơn. Thầy bổ sung cho bạn; thầy duy trì sự liên tục. Thầy có thể thay đổi bạn, thầy có thể tinh luyện bạn, bạn có thể trở nên có văn hoá hơn, tao nhã hơn, nhưng bạn sẽ vẫn còn như cũ: cơ sở sẽ vẫn là như cũ.

Với thầy, gián đoạn xảy ra. Quá khứ của bạn trở thành dường như nó chưa bao giờ là của bạn - dường như nó thuộc về ai đó khác, dường như bạn đã mơ về nó. Nó không phải là thực; nó là ác mộng. Tính liên tục bị phá vỡ - có lỗ hổng. Cái cũ mất đi và cái mới tới, và giữa hai điều này có lỗ hổng. Lỗ hổng đó là vấn đề; lỗ hổng đó phải được đi qua. Trong lỗ hổng đó nhiều người đơn giản sợ và quay lại; chạy nhanh và níu bám lấy quá khứ của họ.

Thầy giúp bạn đi qua lỗ hổng này, nhưng với thầy giáo không có gì giống như điều đó; không có vấn đề gì. Thầy giáo giúp bạn học nhiều hơn; thầy - việc đầu tiên là giúp bạn dỡ bỏ: đó là khác biệt.



Ai đó hỏi Ramana Maharshi, “Tôi đã tới từ rất xa để học từ thầy. Xin dạy cho tôi.”

Ramana cười và nói, “Nếu ông đã tới để học, thế thì đi đâu đó khác đi vì ở đây chúng ta làm việc dỡ bỏ. Ở đây chúng ta không dạy. Ông đã biết quá nhiều; đó là vấn đề của ông. Học nhiều hơn và sẽ có nhiều vấn đề hơn. Chúng ta dạy cách dỡ bỏ, cách tháo gỡ ra.”



Thầy hấp dẫn đệ tử, thầy giáo hấp dẫn học trò. Đệ tử là gì? Mọi thứ phải được hiểu chi li, chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu Patanjali. Ai là đệ tử? Khác biệt là gì giữa học trò và đệ tử? Học trò đi tìm tri thức, đệ tử đi tìm biến đổi, chuyển hoá. Người đó chán với bản thân mình. Người đó đã đi tới điểm, tới nhận ra rằng, “Như mình thế này, mình là vô giá trị - bụi cát, chẳng gì khác. Như mình thế này là không có giá trị gì.”

Người đó đã đi tới đạt được việc sinh mới, sinh linh mới. Người đó sẵn sàng trải qua cây chữ thập, qua đau đớn của chết và tái sinh; do đó mới có từ ‘disciple-đệ tử’. Từ disciple - đệ tử bắt nguồn từ discipline - kỉ luật: người đó sẵn sàng trải qua bất kì kỉ luật nào. Bất kì điều gì thầy nói, người đó sẵn sàng theo. Người đó đã đi theo tâm trí riêng của mình mãi cho tới giờ, và người đó đã không đạt tới đâu cả. Người đó đã nghe theo tâm trí riêng của mình và người đó đã lâm vào ngày càng nhiều rắc rối hơn. Bây giờ một điểm đã tới khi người đó nhận ra, “Thế này là đủ rồi.” Người đó tới và buông xuôi theo thầy.

Đây là đệ tử, bước thứ nhất. Người đó nói, “Bây giờ tôi sẽ nghe thầy. Tôi đã nghe đủ theo cách riêng của tôi, theo tâm trí tôi; tôi đã là tín đồ, đệ tử và điều đó chẳng dẫn tới đâu cả. Tôi đã nhận ra điều này. Bây giờ thầy là thầy tôi.” Điều đó nghĩa là, “Bây giờ thầy là tâm trí tôi. Bất kì điều gì thầy nói, tôi sẽ lắng nghe. Bất kì nơi nào thầy đưa tới, tôi sẽ đi. Tôi sẽ không hỏi thầy bởi vì câu hỏi đó sẽ tới từ tâm trí tôi.”

Đệ tử là người đã học được một điều qua cuộc sống - rằng tâm trí bạn là kẻ gây rắc rối, tâm trí bạn là căn nguyên của khổ của bạn. Tâm trí bạn bao giờ cũng nói, “Ai đó khác là nguyên nhân cho khổ của tôi, không phải tôi.” Đệ tử là người đã học được rằng đây là thủ đoạn, đây là cái bẫy của tâm trí. Nó bao giờ cũng nói, “Ai đó khác chịu trách nhiệm; tôi không chịu trách nhiệm.” Đây là cách nó cứu bản thân nó, bảo vệ, vẫn còn an ninh. Đệ tử là người đã hiểu rằng điều này là sai - đây là thủ đoạn của tâm trí.

Một khi bạn cảm thấy toàn thể cái ngớ ngẩn này của tâm trí.... Nó dẫn bạn vào ham muốn: ham muốn dẫn bạn vào thất vọng. Nó dẫn bạn vào thành công: mọi thành công đều trở thành thất bại. Nó hấp dẫn bạn hướng tới cái đẹp, và mọi cái đẹp đều tỏ ra là xấu. Nó dẫn bạn cứ đi mãi; nó không bao giờ hoàn thành bất kì hứa hẹn nào. Nó cho bạn hứa hẹn nhưng không, thậm chí không một lời hứa nào được hoàn thành. Nó cho bạn hoài nghi: hoài nghi trở thành con sâu trong trái tim - độc hại. Nó không cho phép bạn tin cậy, và không có tin cậy không có trưởng thành. Khi bạn hiểu toàn thể điều này, chỉ thế thì bạn mới có thể trở thành đệ tử.

Khi bạn tới thầy, về biểu tượng bạn để đầu mình dưới chân thầy. Đây là việc vứt bỏ đầu bạn: đây là để đầu bạn dưới chân thầy. Bây giờ bạn nói, “Bây giờ tôi sẽ vẫn còn vô đầu. Bây giờ, bất kì điều gì thầy nói sẽ là cuộc đời tôi.” Đây là buông xuôi. Thầy có đệ tử đã sẵn sàng chết và được tái sinh.

Thế rồi có kiểu thứ ba - thầy của các thầy. Thầy của học trò là kiểu thứ nhất; thầy của đệ tử là kiểu thứ hai; và thế rồi kiểu thứ ba, thầy của các thầy. Patanjali nói khi thầy trở thành thượng đế - và trở thành thượng đế nghĩa là người siêu việt lên trên thời gian; với người đó thời gian không tồn tại, dừng tồn tại; với người đó không có thời gian; người đã đi tới hiểu cái vô thời gian, cái vĩnh hằng; người đã không chỉ thay đổi và trở thành tốt, người đã không chỉ thay đổi và trở nên nhận biết, mà là người đã đi ra ngoài thời gian - người đó đã trở thành thầy của các thầy. Bây giờ người đó là thượng đế.

Vậy thì người đó sẽ làm gì, thầy của các thầy? Giai đoạn này tới chỉ khi thầy rời khỏi thân thể - chưa bao giờ trước điều đó. Bởi vì trong thân thể bạn có thể nhận biết, trong thân thể bạn có thể nhận ra rằng không có thời gian. Nhưng thân thể có đồng hồ sinh học. Nó cảm thấy đói và, sau lỗ hổng thời gian, lại đói - no và đói, ngủ, bệnh tật, mạnh khoẻ. Ban đêm thân thể phải đi ngủ; đến sáng nó phải thức dậy. Thân thể có đồng hồ sinh học. Cho nên thầy kiểu thứ ba xảy ra chỉ thầy chung cuộc rời khỏi thân thể - khi thầy không quay lại thân thể nữa.

Phật có hai thuật ngữ. Thuật ngữ thứ nhất ông ấy gọi là niết bàn, chứng ngộ; khi Phật trở nên chứng ngộ nhưng vẫn còn trong thân thể. Đó là chứng ngộ, niết bàn - nirvana. Thế rồi sau bốn mươi năm ông ấy rời khỏi thân thể; ông ấy gọi điều đó là niết bàn tuyệt đối - mahaparinirvana. Thế thì ông ấy trở thành thầy của các thầy, và ông ấy vẫn còn là thầy của các thầy.

Mọi thầy, khi rời khỏi thân thể vĩnh viễn, khi ông ấy không quay lại nữa, đều trở thành thầy của các thầy. Mohammed, Jesus, Mahavira, Phật, Patanjali, họ vẫn còn là thầy của các thầy, và họ liên tục hướng dẫn các thầy, không đệ tử.

Bất kì khi nào ai đó trở thành thầy trên con đường của Patanjali, ngay lập tức có tiếp xúc với Patanjali, linh hồn của ông ấy trôi nổi trong tâm thức cá nhân, vô hạn, mà ông ấy gọi là Thượng đế. Bất kì khi nào một người đi theo con đường của Patanjali trở thành thầy, chứng ngộ, ngay lập tức có trao đổi với thầy nguyên gốc, người bây giờ là thượng đế.

Bất kì khi nào ai đó theo Phật trở nên chứng ngộ, ngay lập tức một quan hệ xảy tới trong sự tồn tại. Đột nhiên người đó được nối với Phật - Phật người không còn trong thân thể nữa, Phật người không còn trong thời gian và không còn trong không gian, nhưng dầu vậy vẫn hiện hữu; Phật người đã trở thành một với cái toàn bộ, nhưng vẫn hiện hữu.

Điều này là rất ngược đời và rất khó hiểu bởi vì chúng ta không thể hiểu được cái gì ở bên ngoài thời gian. Toàn thể hiểu biết của chúng ta là bên trong thời gian; toàn thể hiểu biết của chúng ta là bên trong không gian. Khi ai đó nói Phật tồn tại bên ngoài thời gian và không gian, điều đó không tạo ra nghĩa nào cho chúng ta.

Khi bạn nói Phật tồn tại bên ngoài thời gian, điều đó nghĩa là ông ấy không tồn tại ở đâu nói riêng. Và làm sao ai đó có thể tồn tại mà không tồn tại ở đâu nói riêng? Ông ấy tồn tại, đơn giản tồn tại! Bạn không thể chỉ ra được chỗ; bạn không thể nói được ông ấy ở đâu. Theo nghĩa đó ông ấy ở không đâu cả, và theo nghĩa đó ông ấy ở mọi nơi. Với tâm trí sống trong không gian, rất khó hiểu cái gì đó bên ngoài không gian. Nhưng bất kì ai đi theo phương pháp của Phật và trở thành thầy ngay lập tức có tiếp xúc. Phật vẫn cứ giúp đỡ những người đi theo con đường của ông ấy; Jesus vẫn cứ hướng dẫn cho những người đi theo con đường của ông ấy.

Trích từ "Yoga: Alpha và Omega - tập 2"

Ba kiểu người tìm kiếm
Có ba kiểu người tìm kiếm. Kiểu thứ nhất tới trên con đường bởi vì tò mò: Patanjali gọi nó là kutuhal. Người đó không thực sự quan tâm. Người đó đã trôi giạt vào trong nó dường như bởi ngẫu nhiên. Người đó có thể đã đọc cái gì đó, người đó có thể đã nghe ai đó nói về Thượng đế, chân lí, giải thoát tối thượng, và người đó đã trở nên quan tâm. Mối quan tâm mang tính trí tuệ, cũng giống như đứa trẻ trở nên quan tâm trong mỗi và mọi thứ và thế rồi, sau một lúc, trôi giạt đi bởi vì ngày càng nhiều tò mò bao giờ cũng mở cánh cửa của chúng.

Người như vậy sẽ không bao giờ đạt tới. Từ tò mò bạn không thể đạt tới chân lí được, bởi vì chân lí cần nỗ lực bền bỉ, liên tục, kiên nhẫn mà con người của tò mò không thể có được. Con người của tò mò có thể làm điều nào đó trong một thời kì thời gian nào đó tương ứng với tâm trạng của người đó, nhưng thế rồi có lỗ hổng, và trong lỗ hổng đó mọi điều được làm biến mất, được hoàn tác. Lần nữa người đó sẽ bắt đầu từ chính lúc bắt đầu, và cùng điều đó sẽ xảy ra.

Người đó không thể thu hoạch được kết quả. Người đó có thể gieo hạt mầm, nhưng người đó không thể chờ đợi, bởi vì hàng triệu mối quan tâm mới bao giờ cũng vẫy gọi người đó. Người đó đi về phương nam, thế rồi người đó đi về phương đông, thế rồi người đó đi về phương tây, thế rồi người đó đi về phương bắc. Người đó giống như mẩu gỗ trôi giạt trong biển: người đó không đi đâu cả; năng lượng của người đó không đi tới mục đích nào đó. Bất kì hoàn cảnh nào xô đẩy người đó.... Người đó là ngẫu nhiên, và người ngẫu nhiên không thể đạt tới điều thiêng liêng. Nhiều hoạt động có thể được người đó làm, nhưng nó tất cả đều vô tích sự bởi vì ban ngày người đó sẽ làm nó và ban đêm người đó sẽ hoàn tác nó. Kiên nhẫn là được cần; việc nện búa liên tục là được cần.



Jalaluddin Rumi có một trường nhỏ - trường của trí huệ. Ông ấy thường đưa đệ tử của mình ra cánh đồng, ra nông trại xung quanh. Ông ấy thường đưa mọi đệ tử mới tới một nông trại đặc biệt để chỉ cho họ điều đã xảy ra ở đó. Bất kì khi nào một đệ tử mới tới, ông ấy sẽ đưa anh ta tới nông trại đó. Có cái gì đó xứng đáng ở đó; người nông dân này là một tấm gương về trạng thái nào đó của tâm trí. Người nông dân này sẽ đào giếng, nhưng người đó sẽ đào quãng ba mét, bốn mét rưỡi, và thế rồi ông ấy sẽ đổi ý nói, “Chỗ này có vẻ không tốt.” Cho nên ông ấy sẽ bắt đầu lỗ khác, và thế rồi lỗ khác nữa.

Ông ấy đã từng làm điều đó trong nhiều năm. Đến lúc đó đã có tám cái hố không hoàn thành. Cả nông trại bị phá huỷ, và ông ấy đã làm việc trên cái thứ chín. Jalaluddin sẽ nói với đệ tử mới của ông ấy, “Trông đấy! Đừng giống như người nông dân này. Nếu như ông ấy đưa mọi nỗ lực của mình vào trong một hố thôi, đến lúc này cái hố chắc đã sâu ít nhất ba mươi mét. Ông ấy đã làm nhiều nỗ lực, ông ấy đã làm nhiều hoạt động, nhưng ông ấy không thể đợi được. Ba mét, ba mét sáu, bốn mét rưỡi, thế rồi ông ấy phát chán; thế rồi ông ấy bắt đầu cái hố khác. Theo cách này cả nông trại sẽ bị che phủ bởi các hố, và sẽ không bao giờ có giếng.



Đây là con người của tò mò, con người ngẫu nhiên làm mọi thứ, và khi người đó bắt đầu người đó có nhiều lòng hăng hái - thực ra, quá nhiều. Và quá nhiều hăng hái không thể trở thành liên tục được. Ông ấy bắt đầu với sự mạnh mẽ và say mê tới mức bạn biết rằng chẳng mấy chốc ông ấy sẽ dừng lại.

Kiểu người thứ hai tới với việc tìm kiếm bên trong là con người của jigyasa - truy hỏi. Người đó đã không đến từ tò mò, người đó đã tới với việc truy hỏi mãnh liệt. Người đó ngụ ý điều đó, nhưng người đó cũng không đủ bởi vì nghĩa của người đó về căn bản dựa trên trí tuệ. Người đó có thể trở thành triết gia, nhưng người đó không thể trở thành người tôn giáo được. Người đó sẽ truy hỏi sâu, nhưng việc truy hỏi của người đó là từ trí tuệ. Nó vẫn còn hướng cái đầu; nó là vấn đề để được giải quyết.

Sống và chết là không được bao hàm; nó không phải là vấn đề sống và chết. Nó là câu đố, thách đố. Người đó tận hưởng việc giải quyết nó, cũng như bạn tận hưởng việc giải câu đó chữ chéo bởi vì nó cho bạn thách thức. Nó phải được giải; bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng nếu bạn có thể giải được nó. Nhưng đây là trí tuệ và, sâu bên dưới, bản ngã có tham gia. Người đó sẽ trở thành triết gia. Người đó sẽ cố gắng vất vả. Người đó sẽ suy nghĩ, suy tư, nhưng người đó sẽ không bao giờ thiền. Người đó sẽ suy nghĩ một cách logic, hợp lí, người đó sẽ tìm thấy nhiều manh mối. Người đó sẽ tạo ra một hệ thống, nhưng toàn thể sự việc sẽ là phóng chiếu riêng của người đó.

Chân lí cần bạn một cách toàn bộ. Ngay cả chín mươi chín phần trăm cũng không có tác dụng: đích xác một trăm phần trăm của bạn là được cần, và đầu óc chỉ là một phần trăm. Bạn có thể sống mà không có đầu óc. Con vật sống không có đầu óc, cây cối sống không có đầu óc. Đầu óc không phải là thứ bản chất thế trong sự tồn tại. Bạn có thể dễ dàng sống... thực ra, bạn có thể sống dễ dàng nếu không có đầu óc hơn là bạn đang sống có đầu óc. Nó tạo ra cả triệu phức tạp. Đầu óc không phải là thứ tuyệt đối cần thiết, và tự nhiên biết điều đó. Nó là xa hoa không cần thiết. Nếu bạn không có đủ thức ăn, thân thể biết thức ăn phải đi đâu: nó dừng việc đem thức ăn cho đầu.

Đó là lí do tại sao trí tuệ không thể phát triển được ở các nước nghèo, bởi vì trí tuệ là thứ xa hoa. Khi mọi thứ được kết thúc, khi thân thể có mọi thứ đầy đủ, chỉ thế thì năng lượng mới chuyển lên đầu. Nó xảy ra mọi ngày ngay cả trong cuộc sống của bạn, nhưng bạn không nhận biết. Ăn quá nhiều thức ăn - ngay lập tức bạn cảm thấy buồn ngủ. Điều gì xảy ra? Thân thể cần năng lượng để tiêu hoá. Cái đầu có thể bị quên đi; năng lượng chuyển vào dạ dầy. Cái đầu cảm thấy choáng váng, buồn ngủ. Năng lượng không chuyển động, máu không chuyển tới đầu. Thân thể có kinh tế riêng của nó.

Có những điều cơ bản, có những điều không cơ bản. Những điều cơ bản phải được đáp ứng trước, bởi vì cái không cơ bản có thể đợi - triết lí của bạn có thể đợi, không có mấy cần thiết cho nó. Nhưng dạ dầy của bạn không thể đợi được, dạ dầy của bạn phải được đáp ứng trước hết; cơn đói đó là cơ bản hơn. Bởi vì việc nhận ra cơ bản này mà nhiều tôn giáo đã thử nhịn ăn, bởi vì nếu bạn nhịn ăn cái đầu không thể nghĩ được. Năng lượng không có mấy, cho nên nó không thể được trao cho cái đầu. Nhưng đây là lừa dối thôi. Khi năng lượng lại có đó, cái đầu sẽ lại bắt đầu nghĩ. Kiểu thiền này là dối trá.

Nếu bạn nhịn ăn trong thời gian lâu, quãng vài ngày liên tục, cái đầu không thể nghĩ được. Không phải là bạn đã đạt tới vô trí; đơn giản, bây giờ năng lượng không cần thiết không tồn tại trong bạn. Nhu cầu của thân thể là đầu tiên - nhu cầu thân thể là cơ bản, bản chất; nhu cầu của cái đầu là phụ, không cần thiết. Điều đó cũng hệt như bạn làm tiết kiệm trong nhà bạn: nếu con bạn sắp chết bạn sẽ bán máy thu hình đi. Chẳng có gì mấy tham gia vào trong nó. Bạn có thể bán đồ đạc khi con bạn sắp chết; khi bạn đói, bạn thậm chí có thể bán nhà. Điều quan trọng phải giải quyết trước - đó là nghĩa của tiết kiệm - điều phụ giải quyết sau. Và cái đầu là cái cuối cùng; nó chỉ là một phần trăm của bạn, và điều đó nữa cũng là không cần thiết. Bạn có thể tồn tại mà không có nó.

Bạn có thể tồn tại mà không có dạ dầy được không? Bạn có thể tồn tại mà không có tim được không? Nhưng bạn có thể tồn tại mà không có đầu. Và khi bạn chú ý quá nhiều tới cái đầu, bạn hoàn toàn bị lộn ngược. Bạn đang làm shirshasan: đứng chổng ngược lên đầu. Bạn đã hoàn toàn quên mất rằng cái đầu là không bản chất.

Và khi bạn chỉ cho cái đầu việc truy hỏi, nó là jigyasa. Thế thì nó là thứ xa hoa. Bạn có thể trở thành triết gia và ngồi trong ghế bành, nghỉ ngơi và suy nghĩ. Các triết gia giống như đồ đạc xa hoa. Nếu bạn có thể đảm đương được điều đó, tốt, nhưng nó không phải là vấn đề sống và chết. Cho nên Patanjali nói con người của kutuhal, con người của tò mò, không thể đạt tới được; con người của jigyasa, truy hỏi, sẽ trở thành triết gia.

Thế rồi có người thứ ba mà Patanjali gọi là người của mumuksha. Từ này ‘mumuksha’ là khó dịch, cho nên tôi sẽ giải thích nó. Mumuksha nghĩa là ham muốn là vô ham muốn, ham muốn được giải thoát hoàn toàn, ham muốn thoát ra khỏi bánh xe của sự tồn tại, ham muốn không được sinh ra lần nữa, không chết đi lần nữa, cảm giác rằng đủ rồi - được sinh ra cả triệu lần rồi, chết đi chết lại và đi trong cùng cái vòng luẩn quẩn. Mumuksha nghĩa là trở thành người bỏ dở tối thượng, từ chính bánh xe của sự tồn tại. Chán ngán, khổ, và người ta muốn thoát ra khỏi nó. Cuộc truy hỏi bây giờ trở thành vấn đề sống và chết. Toàn thể bản thể bạn bị lâm nguy. Patanjali nói chỉ con người của mumuksha - người có ham muốn về moksha, giải thoát, đã nảy sinh - mới có thể trở thành người tôn giáo, và thế nữa cũng bởi vì người đó là nhà tư tưởng rất, rất logic.

Thế nữa rồi lại có ba kiểu người thuộc vào phân loại mumuksha. Kiểu người thứ nhất thuộc vào mumuksha đưa một phần ba bản thể mình vào nỗ lực. Đưa một phần ba của bản thể bạn vào nỗ lực bạn sẽ đạt tới cái gì đó. Điều bạn sẽ đạt tới sẽ là thành tựu phủ định: bạn sẽ không căng thẳng - điều này phải được hiểu rất sâu - nhưng bạn sẽ không bình thản. Bạn sẽ không căng thẳng - căng thẳng sẽ bị mất đi - nhưng bạn sẽ không an bình, bình thản, bình tĩnh. Việc đạt tới sẽ có tính phủ định. Bạn sẽ không ốm, nhưng bạn cũng sẽ không mạnh khoẻ. Ốm bệnh sẽ biến mất. Bạn sẽ không cảm thấy bực tức, bạn sẽ không cảm thấy thất vọng, nhưng bạn sẽ không cảm thấy được hoàn thành nữa. Điều phủ định sẽ giảm đi, gai sẽ giảm đi, nhưng hoa sẽ không tới.

Đây là bậc đầu tiên của mumuksha. Bạn có thể tìm thấy nhiều người bị mắc kẹt ở đó. Bạn sẽ cảm thấy một phẩm chất nào đó trong họ: họ không phản ứng, họ không bị bực tức, bạn không thể làm cho họ giận, bạn không thể đẩy họ vào lo âu. Họ đã đạt tới cái gì đó, nhưng dầu vậy bạn cảm thấy cái gì đó bị thiếu. Họ không thoải mái. Cho dù không giận, họ không có từ bi. Họ có thể không giận bạn, nhưng họ không thể tha thứ được. Khác biệt này là tinh tế. Họ không giận, điều đó là đúng; nhưng cho dù trong việc không giận của họ, vẫn không có tha thứ. Họ bị mắc kẹt.

Họ không bận tâm về bạn, việc xúc phạm của bạn; nhưng họ theo một cách nào đó bị cắt khỏi quan hệ. Họ không thể chia sẻ. Cố gắng không giận, họ đã đi ra khỏi mọi quan hệ. Họ đã trở thành như hòn đảo - bị khép kín. Và khi bạn là hòn đảo, khép kín, bạn bị bật rễ. Bạn không thể nở hoa, bạn không thể hạnh phúc, bạn không thể có mạnh khoẻ. Đó là thành tựu phủ định. Cái gì đó đã bị vứt ra, nhưng không cái gì đã từng được đạt tới. Con đường là rõ ràng, tất nhiên. Ngay cả vứt cái gì đó ra cũng là rất tốt bởi vì bây giờ khả năng tới trong sự tồn tại: bạn có thể đạt tới cái gì đó.

Patanjali gọi họ là mridu: hiền dịu. Mức độ thứ nhất của việc đạt tới, phủ định. Bạn sẽ thấy nhiều sannyasins ở Ấn Độ, nhiều sư ở các tu viện Cơ đốc giáo, người bị mắc kẹt ở bậc thứ nhất. Họ là người tốt, nhưng bạn sẽ thấy họ đờ đẫn. Điều rất tốt là không giận, nhưng điều đó là không đủ. Cá gì đó bị thiếu; không cái gì khẳng định đã xảy ra. Họ là những con tầu rỗng. Họ đã làm trống rỗng bản thân họ, nhưng bằng cách nào đó họ đã không được làm đầy lại. Cái cao hơn đã không giáng xuống, nhưng cái thấp hơn đã bị vứt đi.

Thế rồi có mức độ thứ hai của mumuksha - mức độ thứ hai của người tìm kiếm đúng - người đưa hai phần ba của bản thân mình vào trong nỗ lực. Chưa toàn bộ, người đó chỉ mới ở giữa. Bởi vì ở giữa, Patanjali gọi người đó là madhya - người trung dung. Người đó đạt tới cái gì đó. Người mức độ thứ nhất là trong người đó, nhưng cái gì đó hơn được thêm vào. Người đó an bình - im lặng, bình thản, tự chủ. Bất kì cái gì xảy ra trong thế giới này đều không ảnh hưởng tới người đó. Người đó vẫn còn thản nhiên, tách rời. Người đó trở thành giống như đỉnh núi: rất an bình.

Nếu bạn tới gần người đó bạn sẽ cảm thấy an bình của người đó bao quanh bạn; cũng như bạn đi vào trong vườn và khí mát và hương hoa và tiếng chim hót tất cả bao quanh bạn, chúng chạm vào bạn, bạn có thể cảm thấy chúng. Với người mức độ thứ nhất, mridu, bạn sẽ không cảm thấy gì cả, bạn sẽ cảm thấy chỉ trống rỗng - sự hiện hữu như sa mạc. Và kiểu người thứ nhất sẽ hút bạn. Nếu bạn lại gần người đó bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã bị làm trống rỗng - ai đó đã hút bạn bởi vì người đó là sa mạc. Với người đó bạn sẽ cảm thấy bản thân mình bị khô đi, và bạn sẽ sợ.

Bạn sẽ cảm thấy điều này với nhiều sannyasins. Nếu bạn tới gần họ bạn sẽ cảm thấy họ đang hút bạn, một cách không chủ ý. Họ đã đạt tới mức độ thứ nhất. Họ đã trở thành trống rỗng, và chính cái trống rỗng đó trở thành giống như lỗ hổng và bạn bị hút bởi nó một cách tự động.

Tương truyền ở Tây tạng là người mức độ thứ nhất này, nếu người đó ở bất kì đâu, sẽ không được phép đi vào trong thị trấn. Khi các lạt ma ở Tây Tạng đạt tới mức độ thứ nhất họ bị cấm đi ra khỏi tu viện - bởi vì nếu người này tới gần bất kì ai, người này đều hút. Việc hút đó là ở bên ngoài kiểm soát của người đó; người đó không thể làm gì được về điều đó. Người đó giống như sa mạc. Bất kì cái gì tới gần đều trở nên bị hút, bị khai thác.

Người ta không cho phép các lạt ma mức độ thứ nhất chạm vào cây, vì điều đã được quan sát là cây chết. Ngay cả trên Himalayas, một sannyasin Hindu cũng không được phép chạm vào cây - chúng sẽ chết. Người đó là hiện tượng hút. Lạt ma mức độ thứ nhất này không được phép tham dự bất kì đám cưới của bất kì ai vì người đó sẽ trở thành lực phá huỷ. Người đó không được phép ban phúc lành cho bất kì ai bởi vì người đó không thể ban phúc được. Ngay cả khi người đó ban phúc, người đó cũng hút. Bạn có thể đã không biết điều đó: tu viện được tạo ra cho những lạt ma mức độ thứ nhất này, các sannyasin, sadhu, để cho họ có thể sống trong thế giới khép kín của riêng họ, không được phép đi ra ngoài. Chừng nào họ chưa đạt tới mức độ thứ hai họ không được phép ban phúc lành cho bất kì ai.

Người tìm kiếm mức độ thứ hai, người đã đưa vào hai phần ba bản thể mình, trở thành an bình, bình thản. Nếu bạn tới gần người đó, người đó tuôn chảy vào bạn, người đó chia sẻ. Bây giờ người đó không còn là sa mạc; bây giờ người đó là khu rừng xanh. Nhiều điều đang tới trong người đó - im lặng, bình thản, tĩnh lặng. Bạn sẽ cảm thấy điều đó. Nhưng đây cũng không phải là mục đích; nhiều người bị mắc kẹt ở đó. Chỉ im lặng là không đủ. Đây là kiểu thành tựu gì vậy? Chỉ im lặng sao? Nó giống như chết - không chuyển động, không hoạt động. Bạn an bình dĩ nhiên, như ở nhà dĩ nhiên, nhưng không mở hội, không phúc lạc.

Người tìm kiếm mức độ thứ ba, người đưa tính toàn bộ của mình vào trong nó, đạt tới phúc lạc. Phúc lạc là hiện tượng tích cực; an bình chỉ là trên đường. Khi phúc lạc tới gần hơn bạn trở nên an bình. Nó là ảnh hưởng xa của phúc lạc đang tiến tới gần bạn. Nó cũng giống như tới gần dòng sông: từ khoảng cách xa bạn bắt đầu cảm thấy rằng không khí mát mẻ, phẩm chất của tính xanh tươi đang thay đổi. Cây xanh hơn với nhiều tán lá hơn. Không khí mát mẻ. Bạn chưa từng thấy dòng sông này, nhưng sông là ở đâu đó cận kề, nguồn nước ở đâu đó cận kề. Khi nguồn nước của cuộc đời là ở đâu đó gần bạn trở nên an bình, nhưng bạn chưa đạt tới - nó chỉ đang trên đường. Patanjali gọi người này là madhya: người trung dung.



Người đó cũng phải là mục đích. Chừng nào bạn còn chưa nhảy múa với cực lạc.... Người này không thể nhảy múa được, người này không thế hát được, bởi vì việc hát sẽ có vẻ giống như quấy rối an bình, nhảy múa sẽ có vẻ ngu xuẩn - bạn đang làm gì? Người này chỉ có thể ngồi như tượng chết - im lặng, tất nhiên, nhưng không nở hoa; xanh, nhưng hoa vẫn chưa xảy ra: phần cuối cùng đã không giáng xuống.

Thế rồi có người mức độ thứ ba, người có thể nhảy múa, người sẽ có vẻ điên bởi vì người đó có nhiều thế. Người đó không thể chứa được nó, và bởi vì người đó không thể chứa được nó, người đó sẽ nhảy múa và người đó sẽ di chuyển và người đó sẽ chia sẻ, và bất kì chỗ nào người đó có thể, người đó sẽ tung ra các hạt mầm điều đang mưa rào lên người đó vô tận. Đây là người ở mức độ thứ ba.



Trích từ "Yoga: Alpha và Omega - Tập 2"
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
410
Điểm
83

Kính chào đào hữu,
VNBN đang nói đến các đạo hữu đó, đừng lôi Phật vào đây?
Ái chà! Vô Nhất Bất Nhị, người được ngài vienquang6 rất mực trọng vọng là đây đấy sao? Quả thật là Tín Nguyện Hạnh không thể nghĩ bàn. Khâm phục trí tuệ ngài vienquang6 đã tiến cử!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
410
Điểm
83

KÍnh chào đạo hữu,
Đạo hữu không thích đến Cực Lạc thì cứ ở lại ta bà này luân hồi học pháp. Người ta không muốn học pháp trong ta bà thì người ta đến Tịnh Độ để học, có lỗi gì chăng? Người ngu như VNBN này kiếp này và trong luân hồi chưa đủ sức tự tại sanh tử lại không chắc chắn giải thoát nên mới tìm đến Tịnh Độ được phương tiện thù thắng mà liễu ngộ triệt để. Đó chính là con đường chắc chắn.

Ai cũng nói ngay tại đây đây đủ hết rồi mà thực sự trong cuộc sống có làm chủ sanh tử chưa? Nếu chưa làm chủ được thì e rằng đang nói mơ nói mộng!

Vô Nhất Bất Nhị đã tự nhận ngu cớ sao lại lên diedanphatphaponline lắm lời quá vậy. Ý đồ "Thằng chột làm vua xứ mù" chăng? Học Phật mà lại chẳng biết Phật Thích Ca không truyền giáo pháp làm chủ sinh tử. Giáo lý mà Phật Thích Ca trao truyền chỉ độ người thoát khổ và chấm dứt luân hồi.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Các ông đều là những người ăn mày chẵng dám nhận cha, nay bảo các ông làm Phật, làm Tổ đi thì không dám làm, lại ở đây chí chóe cái gì?

Như sư huynh Trừng Hải đến thu tiền bảo kê xong quay đầu đi thẳng thế có phải tốt hơn không?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Vô Nhất Bất Nhị đã tự nhận ngu cớ sao lại lên diedanphatphaponline lắm lời quá vậy. Ý đồ "Thằng chột làm vua xứ mù" chăng? Học Phật mà lại chẳng biết Phật Thích Ca không truyền giáo pháp làm chủ sinh tử. Giáo lý mà Phật Thích Ca trao truyền chỉ độ người thoát khổ và chấm dứt luân hồi.

Hề hề, phong văn khác hẳn xưa quá nhỉ (sao lại lấy xưa để nói nay nhỉ, e hèm, vẫn còn ở ngoài cưả rồi, hề hề): chê cả người lẫn cả diễn đàn "thằng chột làm vua xứ mù";
Trí giả latuan nên bố thí MẮT cho người ở xứ mù đạt bình đẳng với "người chột" có nên chăng?

"Em về điểm phấn tô son lại. Ngạo với nhân gian một nụ cười"

Trừng Hải
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
...

Các ông đều là những người ăn mày chẵng dám nhận cha, nay bảo các ông làm Phật, làm Tổ đi thì không dám làm, lại ở đây chí chóe cái gì?

Như sư huynh Trừng Hải đến thu tiền bảo kê xong quay đầu đi thẳng thế có phải tốt hơn không?

trở thành gã giang hồ nửa mùa lúc nào vậy bạn, chưa sống giang hồ ngày nào thì chớ nói càn.
Có biết kẻ quậy phá với bảo kê là một? đấy là nói ở chợ đời.
Còn ở đây lấy cái lời ô trọc mà dám nói với người lớn đáng quí vậy mà không biết hổ thẹn.
nói như các vị là hãy về sám hối đi.
Mà có làm ma quỉ thì cứ hiện nguyên hình. dẫu có thay tên đổi họ hoặc đổi áo thay giày trước sau cũng trắng đen rõ ràng. chớ có vọng động
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
trở thành gã giang hồ nửa mùa lúc nào vậy bạn, chưa sống giang hồ ngày nào thì chớ nói càn.
Có biết kẻ quậy phá với bảo kê là một? đấy là nói ở chợ đời.
Còn ở đây lấy cái lời ô trọc mà dám nói với người lớn đáng quí vậy mà không biết hổ thẹn.
nói như các vị là hãy về sám hối đi.
Mà có làm ma quỉ thì cứ hiện nguyên hình. dẫu có thay tên đổi họ hoặc đổi áo thay giày trước sau cũng trắng đen rõ ràng. chớ có vọng động


Ta nói cho ông biết bây giờ cho dù là tổ sư có hiện thân đến trước mặt ta thì ta cũng cho ăn gậy, nay ông lại biết được cái chỗ ta báo hiếu với tổ sư chăng?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
410
Điểm
83
Hề hề, phong văn khác hẳn xưa quá nhỉ (sao lại lấy xưa để nói nay nhỉ, e hèm, vẫn còn ở ngoài cưả rồi, hề hề): chê cả người lẫn cả diễn đàn "thằng chột làm vua xứ mù";
Trí giả latuan nên bố thí MẮT cho người ở xứ mù đạt bình đẳng với "người chột" có nên chăng?

"Em về điểm phấn tô son lại. Ngạo với nhân gian một nụ cười"

Trừng Hải

Liệu có mấy ai ở diễn đàn này tự nhận mình là người sáng mắt vậy, bác Trừng Hải?
Xưa nay vốn chẳng khác có khác chăng là latuan không có nói chuyện xưa nay. Văn phong latuan vốn chẳng khác chỉ do tùy duyên tiếp vật thôi. Người chủ nhà muốn ở trong hay ở ngoài thì đều tự chủ chỉ có khách nhân là có chỗ tỵ hiềm.
Không nói đông nói tây, người dưng khác họ hỏi bác Trừng Hải đi kiếm tìm gì nơi diễn đàn này, nơi cõi Ta Bà trầm luân này?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top