Bát Chánh Đạo
Phần đầu
I
BÁT CHÁNH ĐẠO tức là tám cách hành đạo, theo lẽ chánh của bậc thánh nhân, cũng kêu là bát thánh đạo, là pháp tự độ độ tha, sống chung với tất cả, để cùng đưa nhau lên đến nơi cùng tột là Niết-bàn. Bát chánh đạo cũng gọi là chánh pháp hay trung đạo, gồm cả sự học và hành. Bát chánh đạo là tám cửa, tám đường vui, tám pháp giải thoát, tám tia sáng… là con đường tiến hóa của chúng sanh, tức là chơn lý của võ trụ, mà muôn loại đều ở trong.
Bát chánh đạo là bà mẹ hay khí thở, hoặc như mặt đất, cái nhà, mà người, Trời, không bao giờ thiếu sót, lạc loài. Tất cả chúng sanh đều ở trong đạo bát chánh, cõi đời có cũng do bát chánh đạo. Bát chánh đạo là sự sống, hay tâm hồn của chúng sanh, mà các tông chi giáo lý văn minh, thảy từ đó mà ra cả. Bát chánh đạo không phải riêng của một đạo giáo nào, chính đạo là nấc thang chung của toàn thể.
Tám đường chánh ấy là:
1. Chánh kiến đạo, là con đường thấy chánh.
2. Chánh tư duy đạo, là con đường suy gẫm chánh.
3. Chánh ngữ đạo, là con đường nói chánh.
4. Chánh nghiệp đạo, là con đường làm chánh.
5. Chánh mạng đạo, là con đường sống chánh.
6. Chánh tinh tấn đạo, là con đường siêng năng chánh.
7. Chánh niệm đạo, là con đường tưởng nhớ chánh.
8. Chánh định đạo, là con đường yên nghỉ chánh.
Cũng có thể nói như vầy:
1. Chánh kiến đạo, là thấy con đường chánh.
2. Chánh tư duy đạo, là suy gẫm con đường chánh.
3. Chánh ngữ đạo, là nói con đường chánh.
4. Chánh nghiệp đạo, là làm con đường chánh.
5. Chánh mạng đạo, là sống con đường chánh.
6. Chánh tinh tấn đạo, là siêng năng con đường chánh.
7. Chánh niệm đạo, là tưởng nhớ con đường chánh.
8. Chánh định đạo, là yên nghỉ con đường chánh.
Nghĩa là:
1.- Sự thấy chơn chánh, trước khi thấy, đang thấy, và sau khi thấy, sự thấy (bằng mắt trí nhận xét) nghe, hiểu, biết, phải cho hạp lẽ chánh, chơn thật.
2.- Sự suy gẫm chơn chánh, trước khi suy gẫm, đang suy gẫm, sau khi suy gẫm, tầm tòi quán xét, phải cho hợp lẽ chánh, chơn thật.
3.- Sự nói chơn chánh, trước khi nói, đang nói, sau khi nói, lời lẽ phải thiện lành, trong sạch, hạp theo lẽ chánh, chơn thật.
4.- Sự làm chơn chánh, trước khi làm, đang làm, sau khi làm, việc làm phải đừng tham sân si, nên đi xin ăn cho hạp theo lẽ chánh, chơn thật.
5.- Sự sống chơn chánh, phút sống đã qua, phút đang sống, phút sống sắp đến, không tham sống sợ chết, sống theo lẽ phải không vị ác tà, sống theo đạo lý, cho hạp theo lẽ chánh, chơn thật.
6.- Sự siêng năng chơn chánh, việc đã qua, việc hiện tại, và việc chưa tới, phải bền chí mà lướt tới, không thối chuyển ngã lòng, cố gắng sự hành đạo, cho hợp theo lẽ chánh chơn thật.
7.- Sự niệm tưởng chơn chánh, niệm tưởng việc qua rồi, việc hiện tại, và việc sẽ đến, phải ghi nhớ điều răn dạy, hằng ngó mắt xuống một chỗ tâm chơn, không cho vọng động, không quên lẽ đạo, cho hạp lẽ chánh chơn thật.
8.- Sự yên nghỉ chơn chánh trước khi nhập định; đang nhập định, sau khi nhập định, phải giữ sự yên lặng, ngừng nghỉ tất cả mọi việc, quyết định không sanh, bất thối, không rời bỏ đạo chánh, nhứt định không xao lãng, không đổi dời, hằng nghỉ ngơi yên vui sau sự thiện huệ, cho hạp lẽ chánh chơn thật.
(Còn tiếp)
Phần đầu
I
BÁT CHÁNH ĐẠO tức là tám cách hành đạo, theo lẽ chánh của bậc thánh nhân, cũng kêu là bát thánh đạo, là pháp tự độ độ tha, sống chung với tất cả, để cùng đưa nhau lên đến nơi cùng tột là Niết-bàn. Bát chánh đạo cũng gọi là chánh pháp hay trung đạo, gồm cả sự học và hành. Bát chánh đạo là tám cửa, tám đường vui, tám pháp giải thoát, tám tia sáng… là con đường tiến hóa của chúng sanh, tức là chơn lý của võ trụ, mà muôn loại đều ở trong.
Bát chánh đạo là bà mẹ hay khí thở, hoặc như mặt đất, cái nhà, mà người, Trời, không bao giờ thiếu sót, lạc loài. Tất cả chúng sanh đều ở trong đạo bát chánh, cõi đời có cũng do bát chánh đạo. Bát chánh đạo là sự sống, hay tâm hồn của chúng sanh, mà các tông chi giáo lý văn minh, thảy từ đó mà ra cả. Bát chánh đạo không phải riêng của một đạo giáo nào, chính đạo là nấc thang chung của toàn thể.
Tám đường chánh ấy là:
1. Chánh kiến đạo, là con đường thấy chánh.
2. Chánh tư duy đạo, là con đường suy gẫm chánh.
3. Chánh ngữ đạo, là con đường nói chánh.
4. Chánh nghiệp đạo, là con đường làm chánh.
5. Chánh mạng đạo, là con đường sống chánh.
6. Chánh tinh tấn đạo, là con đường siêng năng chánh.
7. Chánh niệm đạo, là con đường tưởng nhớ chánh.
8. Chánh định đạo, là con đường yên nghỉ chánh.
Cũng có thể nói như vầy:
1. Chánh kiến đạo, là thấy con đường chánh.
2. Chánh tư duy đạo, là suy gẫm con đường chánh.
3. Chánh ngữ đạo, là nói con đường chánh.
4. Chánh nghiệp đạo, là làm con đường chánh.
5. Chánh mạng đạo, là sống con đường chánh.
6. Chánh tinh tấn đạo, là siêng năng con đường chánh.
7. Chánh niệm đạo, là tưởng nhớ con đường chánh.
8. Chánh định đạo, là yên nghỉ con đường chánh.
Nghĩa là:
1.- Sự thấy chơn chánh, trước khi thấy, đang thấy, và sau khi thấy, sự thấy (bằng mắt trí nhận xét) nghe, hiểu, biết, phải cho hạp lẽ chánh, chơn thật.
2.- Sự suy gẫm chơn chánh, trước khi suy gẫm, đang suy gẫm, sau khi suy gẫm, tầm tòi quán xét, phải cho hợp lẽ chánh, chơn thật.
3.- Sự nói chơn chánh, trước khi nói, đang nói, sau khi nói, lời lẽ phải thiện lành, trong sạch, hạp theo lẽ chánh, chơn thật.
4.- Sự làm chơn chánh, trước khi làm, đang làm, sau khi làm, việc làm phải đừng tham sân si, nên đi xin ăn cho hạp theo lẽ chánh, chơn thật.
5.- Sự sống chơn chánh, phút sống đã qua, phút đang sống, phút sống sắp đến, không tham sống sợ chết, sống theo lẽ phải không vị ác tà, sống theo đạo lý, cho hạp theo lẽ chánh, chơn thật.
6.- Sự siêng năng chơn chánh, việc đã qua, việc hiện tại, và việc chưa tới, phải bền chí mà lướt tới, không thối chuyển ngã lòng, cố gắng sự hành đạo, cho hợp theo lẽ chánh chơn thật.
7.- Sự niệm tưởng chơn chánh, niệm tưởng việc qua rồi, việc hiện tại, và việc sẽ đến, phải ghi nhớ điều răn dạy, hằng ngó mắt xuống một chỗ tâm chơn, không cho vọng động, không quên lẽ đạo, cho hạp lẽ chánh chơn thật.
8.- Sự yên nghỉ chơn chánh trước khi nhập định; đang nhập định, sau khi nhập định, phải giữ sự yên lặng, ngừng nghỉ tất cả mọi việc, quyết định không sanh, bất thối, không rời bỏ đạo chánh, nhứt định không xao lãng, không đổi dời, hằng nghỉ ngơi yên vui sau sự thiện huệ, cho hạp lẽ chánh chơn thật.
(Còn tiếp)