Pháp nào cũng có thể mang tới giải thoát, nó giống như phương tiện trở ta vượt qua biển khổ rộng mênh mông tới bờ giác ngộ vậy, xuồng, bè, ca nô, tầu lớn bé, nhỏ , vừa.
Tất cả phụ thuộc vào sự hành trì, và sự tín tâm của mỗi chúng ta.
Nếu ta đủ lực hành trì tốt như hầu hết tất cả giới luật của chư Phật đề ra thì ta sẽ tự đóng được chiếc tầu, chiếc bè lớn, tự mình vượt biển.
Còn nếu ta phước mỏng, duyên kém, thì ta đành nhờ tha lực của chư Phật. Cõi Tây Phương, Phật A Di Đà có nguyện làm tha lực cho chúng sinh. Ngài sẵn sàng cử chiếc tầu lớn tới đón những ai tín tâm tin Ngài, hành trì hành thiện theo đúng như lời Ngài và các Chư Phật dậy cả ở 3 điểm Thân, khẩu , ý.
Trong quá trình vượt biển khổ có sóng to gió lớn, tầu nào, xuồng, bè, nào cũng có thể bị chìm.
Nên những vị tự lực thì nếu hành trì tốt, giữ giới tốt thì Quý vị đã đóng cho mình cái thuyền tốt, mà còn dự phòng cả cái phao cứu sinh để vượt qua rồi.
Còn các vị tha lực cứ yên tâm mà hành trì, mà hành đúng lời Phật, các vị thất bại là do các vị quá sợ hãi, gào thét loạn tâm mà nhảy xuống biển mà thôi.
Phật thương chúng sinh như người cha mẹ thương con cái của mình, nên Đức Phật sợ cũng như cha mẹ sợ con mình không đủ sức vượt quá, lại rơi giữa biển khổ, vì vậy mà mới khuyên các con của mình nên niệm Phật và dựa vào tha lực của Phật, và Phật dằn dò gì là phải nghe.
Còn những đứa tự lực, bướng không chịu nghe thì Đức Phật dặn dò đủ thứ, và trao cho các con đủ thứ phòng thân, phòng hộ, làm các con phát mệt, khổ quá con biết rồi, bố mẹ nói lắm thế.
Đức Phật lại buồn. Ai mà nghe theo thì được lợi ích và Đức Phật nói đúng thật, ai không nghe thì lúc đó mới hối sao hồi đó không nghe lời cha mẹ mình,
Mà lời Đức Phật chính là lời dặn dò được ghi trong kinh điển
Phải kiên trì. Tu 10 năm, 20 năm, 30 năm hay so với 1 năm không khác. Khác nhau là ở chỗ dụng tâm. Đọc hàng trăm, viết hàng nghìn giáo lý mà đi giảng dạy người khác với tâm chê bai coi thường, lời nói chê bai coi thường phỏng ích chi.
Thấy người khác chê mình, ra sức biện mình, cảm thấy ngượng ngùng xấu hổ, xấu hổ mà không sửa mình, xem mình sai chỗ nào, mà tìm cách nói lại, nói chấp, nói mê thì cũng phỏng ích chi.
Thôi thì kẻ chê mình, khinh thường mình là kẻ có ơn với mình vì nhờ họ ta hoàn thiện mình vậy