Tham Trang

Sanh từ đâu đến ? Chết rồi về đâu ?

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
VNBN là: thị hiện của "Tự Tánh" với nhân Vô Minh và cùng các tập khí, chủng tử do duyên nơi pháp giới đem lại.

Tự Tánh thì tự có sẵn, là cái thật. (NGÃ THẬT, KHÔNG PHẢI PHÁP)

Còn các tập khí, chủng tử, Vô Minh, Giác Ngộ thì không tự có, mà do tương tác của Tự Tánh với các Tự Tánh còn lại mà có. (LÀ PHÁP, VÔ NGÃ)

Hề hề,

Suốt ngày tư duy ngớ ngẩn toàn trên chữ nghĩa "tự phịa" pha trộn với giáo lý đại thừa
Bây giờ VNBN hãy xác định "Tự Tánh Mình" thuộc về Tánh nào trong Tam Tánh (Kinh Giải Thâm Mật). Xác định rồi Trừng Hải sẽ chỉ rõ chỗ u mê bấy nay của VNBN

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
281
Điểm tương tác
146
Điểm
43
* Vầng Thơ Sanh Tử.

Kính các Bạn. Lúc trước diễn đàn mình ĐH Hoa Vô Tướng, - Có vầng Thơ Sanh tử, thế này:

ĐH HVT nói:

theo con thấy
Con người :


  • khi mới gá vào bụng mẹ- gọi là thai.
  • Khi lọt lòng mẹ gọi là sanh.
  • Khi lớn gọi là trưởng thành.
  • Khi tuổi cao đi đứng không nổi gọi là già.
  • Khi tắt hơi thở gọi là chết ạ .
(???).- Hết trích-

Vâng ! Vấn đề Sanh - tử, :

Muôn pháp không thường còn,
Người sanh ắt có diệt.
Sanh tử như thủy triều,
Diệt tận, chơn phúc hiện.
Thác bền, sống không bền,
Người đời ai cũng chết.
Chết mục tiêu cuộc đời,
Đúng y lời Phật dạy!
Kiếp sống trong ngắn ngủi.
Chết thật là chắc chắn,
Sớm muộn xác thân này,
Trả về cho tứ đại.
Nhìn xem thể phách hoại,
Xác như gỗ mục hư.
Tánh thanh tịnh chơn như,
Niết-bàn vô sanh diệt.
(kinh Khất sĩ)

Vâng ! Ai cũng phải có sanh và ai cũng phải có tử, mà nguyên nhân của sanh tử là do ta có "Cái ngã". Do có ngã chấp nên có 2 thứ chấp là:


  • Chấp sau khi chết là hết, tức là đoạn kiến.
  • Chấp sau khi chết có cái hồn để tái sanh, đó là thường kiến.

Mà Thường kiến hay đoạn kiến đức Phật đều bát bỏ. Nên bài kinh nói:

Tánh thanh tịnh chơn như,
Niết-bàn vô sanh diệt

Nghĩa là Sanh- tử là huyễn mộng, Niết Bàn vô sanh diệt mới là Chơn Lý.
=====
Nhân cảm xúc của người xưa.- Một vị Tiền nhân cũng cảm tác ra bài thơ Sanh tử:

"Sống thì có gì vui
Chết thì có gì buồn
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy
Thương thay cho con người sao lo buồn lắm vậy."

Lời thì có gì hay
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp
Chỉ che nét tàn phai
Thương thay cho con người
Sao bận lòng lắm vậy
Thương thay cho con người sao bận lòng lắm vậy.

Đường đời chia vạn nẻo
Đoạn thường và được mất
Vô thường diệc vô đoạn
Phi đắc phi sở đắc
(Bản lai vốn không tịch)
Không ta về đâu nhỉ?
Vạn nẻo là hư không!
(???)

Vâng ! Kính thưa các Bạn.- Quy lại : Có Sanh thì có Tử. Chỉ Bởi vì Chấp có "Cái TA" !!!.-Nhưng Bản lai vốn không tịch. - Không ta thì về đâu nhỉ ? Vạn nẻo chỉ là hư không!
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
251
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Nếu thấy Pháp rồi mở miệng ra nói Pháp là TỰ TÁNH?, là vô nhất bất nhị? Là gì gì????.... đó?? thì người nói đó CHẤP NGÃ MẠN, CHẤP CÓ cái gì là "ta, tôi?" Thấy cái gì là "TỰ TÁNH?, là vô nhất bất nhị?

Cái thấy từ TÂM SINH DIỆT sẽ dẫn dắt người CHẤP NGÃ MẠN, CHẤP CÓ tới một TÁI SINH tương lai, tức là sẽ lại chào đời, sẽ lại bệnh và tử, sẽ lại khổ…dài...dài ----> vô tận.
Mỗi cái posted ở đây là những tiến trình Tâm SANH DIỆT ở mỗi người
Khi duy trì (hay tương tục, hay trưởng dưỡng) Ý NIỆM (Tâm SANH DIỆT = niệm khởi, niệm diệt liên tục mỗi sát na) trở thành một căn bản (nền tảng, nền móng) mỗi ngày.

Như thế sẽ dẫn tới một TÁI SINH tương lai, tức là sẽ lại chào đời, sẽ lại bệnh và tử, sẽ lại khổ…
 
Sửa lần cuối:

Hiếu

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
209
Điểm tương tác
97
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
* Vầng Thơ Sanh Tử.

Kính các Bạn. Lúc trước diễn đàn mình ĐH Hoa Vô Tướng, - Có vầng Thơ Sanh tử, thế này:

ĐH HVT nói:

theo con thấy
Con người :


  • khi mới gá vào bụng mẹ- gọi là thai.
  • Khi lọt lòng mẹ gọi là sanh.
  • Khi lớn gọi là trưởng thành.
  • Khi tuổi cao đi đứng không nổi gọi là già.
  • Khi tắt hơi thở gọi là chết ạ .
(???).- Hết trích-

Vâng ! Vấn đề Sanh - tử, :

Muôn pháp không thường còn,
Người sanh ắt có diệt.
Sanh tử như thủy triều,
Diệt tận, chơn phúc hiện.
Thác bền, sống không bền,
Người đời ai cũng chết.
Chết mục tiêu cuộc đời,
Đúng y lời Phật dạy!
Kiếp sống trong ngắn ngủi.
Chết thật là chắc chắn,
Sớm muộn xác thân này,
Trả về cho tứ đại.
Nhìn xem thể phách hoại,
Xác như gỗ mục hư.
Tánh thanh tịnh chơn như,
Niết-bàn vô sanh diệt.
(kinh Khất sĩ)

Vâng ! Ai cũng phải có sanh và ai cũng phải có tử, mà nguyên nhân của sanh tử là do ta có "Cái ngã". Do có ngã chấp nên có 2 thứ chấp là:



  • Chấp sau khi chết là hết, tức là đoạn kiến.
  • Chấp sau khi chết có cái hồn để tái sanh, đó là thường kiến.

Mà Thường kiến hay đoạn kiến đức Phật đều bát bỏ. Nên bài kinh nói:

Tánh thanh tịnh chơn như,
Niết-bàn vô sanh diệt

Nghĩa là Sanh- tử là huyễn mộng, Niết Bàn vô sanh diệt mới là Chơn Lý.
=====
Nhân cảm xúc của người xưa.- Một vị Tiền nhân cũng cảm tác ra bài thơ Sanh tử:

"Sống thì có gì vui
Chết thì có gì buồn
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy
Thương thay cho con người sao lo buồn lắm vậy."

Lời thì có gì hay
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp
Chỉ che nét tàn phai
Thương thay cho con người
Sao bận lòng lắm vậy
Thương thay cho con người sao bận lòng lắm vậy.

Đường đời chia vạn nẻo
Đoạn thường và được mất
Vô thường diệc vô đoạn
Phi đắc phi sở đắc
(Bản lai vốn không tịch)
Không ta về đâu nhỉ?
Vạn nẻo là hư không!
(???)

Vâng ! Kính thưa các Bạn.- Quy lại : Có Sanh thì có Tử. Chỉ Bởi vì Chấp có "Cái TA" !!!.-Nhưng Bản lai vốn không tịch. - Không ta thì về đâu nhỉ ? Vạn nẻo chỉ là hư không!
Hí hí,

Em chẳng những cho là có hồn sau khi chết mà nó còn có tới 3 hồn 7 vía lận.

Cái gì là 3 hồn 7 vía ? Đó là Tam Tánh và Thất Đại. Tam tánh đó là biến kế sở chấp tánh, y tha khởi tánh và viên thành thực tánh. Thất đại đó là địa, thủy, hoả, phong, không, kiến và thức. Hí hí

Danh tự thì là thế, còn thật nghĩa thì là gì ?

Nếu Phật phủ nhận thường đoạn kiến, nói chung là kiến chấp thì về bản chất kiến đại vẫn hiện hữu. Hí hí

A Di Đà Phật.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 33%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
251
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Thấy Pháp Duyên khởithấy SỰ THẬT Vô ngã của các Pháp (hữu vi và vô vi),

Tất cả các Pháp hữu vi và vô vi Vô Ngã làm sao Thấy tất cả các PHÁP hữu vi và vô vi Vô Ngã?

Ai nói Pháp vô ngã là kiến chấp thì về bản chất kiến đại vẫn hiện hữu? Giơ tay lên?
Phật kêu A-Nan hỏi rằng: "Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia?"
A-nan thưa: "Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường, con sanh lòng hâm mộ và phát tâm xuất gia."
Phật hỏi: "Ông nói: Vì thấy 32 tướng tốt của Phật, sanh lòng hâm mộ; vậy ông (Hiếu? who's, what's) lấy cái gì để thấy, và lấy cái gì để hâm mộ?"

A-Nan thưa: "Con lấy mắt để thấy và dùng tâm hâm mộ."
Phật hỏi: "Ông nói: lấy con mắt để thấy và cái tâm hâm mộ, vậy ông (Hiếu? who's, what's) có biết cái tâm và con mắt ở chỗ nào không?

Con người là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước
Bản chất của HIỆN TƯỢNG là gì?

Hí hí,

Em (Hiếu? who's, what's)chẳng những cho là có hồn sau khi chết mà nó còn có tới 3 hồn 7 vía lận.

who's, what's là kiến chấp thì về bản chất kiến đại vẫn hiện hữu. Hí hí

A Di Đà Phật.



Sự có mặt của một bông hoa (Con người là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước?)SỰ THẬT. điều đó chúng ta không thể nào chối cãi.

Anh (đối tượng) có sanh ra đời hay không có sanh ra đời, TÔI (chủ thể) có sanh ra đời hay không có sanh ra đời, thì bông hoa (không người nào phúc hơn người kia) cũng có đó.

Nó (Con người là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước?)) độc lập ngoài chủ thể NHẬN THỨC của ta.

Bông hoa (Con người là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước?)
là một THỰC TẠI độc lập KHÔNG DÍNH LÍU gì tới anh (đối tượng) và tôi (chủ thể) cả,
Đó gọi là THỰC TẠI Luận Chất Phác.
HT Thích Nhất Hạnh
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
281
Điểm tương tác
146
Điểm
43
Kinh Phật dạy về vấn đề Sanh tử.

Sanh từ đâu đến ?- Tử đi về đâu ? Tu-nie11


Trước hiện thực phũ phàng của thân phận, người ta có nhiều thái độ khác nhau. Có người vô cùng sợ hãi với cái chết. Có người thì thản nhiên vì sanh tử là lẽ thường nhiên. Những người có điều kiện hơn thì đi tìm những phương cách trường sinh, thậm chí dựa vào các năng lực siêu nhiên để mong thoát khỏi tử thần. Nhưng cuối cùng, cái gì đến cũng sẽ đến.

Người học Phật không trốn tránh sự chết mà chấp nhận nó như là một sự thật khách quan. Chết chỉ là sự khép lại tạm thời của một tiến trình để mở ra một tiến trình sống mới. Đệ tử Phật chủ trương tu học để vượt thoát sanh tử không có nghĩa là tìm mọi cách để bảo dưỡng tấm thân tứ đại mà chính là thành tựu về tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

Chạy đâu cho thoát khỏi cái chết?

Đức Phật đã chỉ ra phương cách tu tập để “thoát sanh, già, bịnh, chết, sầu, lo khổ não” như sau:

“Một thời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùng với năm trăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấy giờ bốn Phạm chí cùng đắc ngũ thông, tu hành pháp lành, ở chung một chỗ, bàn luận với nhau rằng: “Lúc thần chết đến, chẳng tránh người mạnh khỏe, mọi người hãy cùng ẩn nấp khiến thần chết không biết chỗ đến”.

Lúc ấy, một Phạm chí bay lên không trung, muốn được khỏi chết nhưng tránh chẳng khỏi mà chết ở không trung. Vị Phạm chí thứ hai lặn xuống đáy biển lớn muốn được khỏi chết, liền chết ở đó. Phạm chí thứ ba muốn khỏi chết, chui vào lòng núi Tu-di và chết trong đó. Phạm chí thứ tư chui xuống đất, đến mé kim cương, muốn được thoát chết, lại chết ở đó.

Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhãn xem thấy bốn Phạm chí, mỗi người đều tránh chết mà đều cùng chết. Thế Tôn liền nói kệ:

Không phải hư không, biển,
Không vào trong núi đá,
Không có địa phương nào,
Thoát khỏi, không bị chết.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ở đây, này Tỳ-kheo! Có bốn vị Phạm chí tụ tập một nơi, muốn được khỏi chết. Mỗi người quay tìm chỗ chạy mà không khỏi chết. Một người ở hư không, một người vào biển lớn, một người vào lòng núi, một người xuống đất, đồng chết hết. Thế nên, các Tỳ-kheo! Muốn được khỏi chết, nên tư duy bốn pháp bổn. Thế nào là bốn?

Tất cả hành vô thường, đó là pháp bổn đầu tiên nên nhớ tu hành; tất cả hành khổ, đó là pháp bổn thứ hai nên cùng tư duy; tất cả pháp vô ngã, đây là pháp bổn thứ ba nên cùng tư duy; diệt tận là Niết-bàn, đây là pháp bổn thứ tư nên cùng tư duy. Như thế, các Tỳ-kheo! Nên cùng tư duy bốn pháp này. Vì sao thế? Vì sẽ thoát sanh, già, bịnh, chết, sầu, lo khổ não. Ðây là nguồn của khổ. Như thế các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

“Này các tỳ – kheo, đây chính là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho tất cả chúng sanh, vượt khỏi ải sầu não, thành tựu chánh trí, diệt trừ khổ ưu, chứng ngộ niết bàn. Đó gọi là bốn niệm xứ.”

Bốn niệm xứ là: quán thân bất tịnh; quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường; và quán pháp vô ngã.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top