Các pháp Diệt (pháp Không) nhận được từ thiền định...

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
1- Diệt vô đối cảnh, diệt vô sanh tâm.

2- Diệt hư không giới, hữu diệt sanh tử giới.

3- Diệt nhân quả, diệt sanh hữu vi.

4- Diệt thánh nhân quả, diệt hữu học nhân.

5- Diệt chân tâm cảnh, diệt tận định giới.

6- Diệt niết bàn giới, diệt vô học quả.

7- Diệt tâm, diệt thức, diệt duyên giác sanh.

8- Diệt hữu dư, diệt hữu tình giác.

8 câu pháp Diệt (pháp Không) này không có trong bất kỳ kinh điển nào mà xuất phát từ nhập định của mình, nếu ai đã có thực chứng pháp hành thiền sẽ biết ý nghĩa thật của 8 câu pháp Diệt này, còn nếu chưa có kinh nghiệm thực chứng thì sẽ không hiểu được ý nghĩa của 8 câu này.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TamTâmVôHữuĐắc

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2017
Bài viết
189
Điểm tương tác
49
Điểm
28
1- Diệt vô đối cảnh, diệt vô sanh tâm.

2- Diệt hư không giới, hữu diệt sanh tử giới.

3- Diệt nhân quả, diệt sanh hữu vi.

4- Diệt thánh nhân quả, diệt hữu học nhân.

5- Diệt chân tâm cảnh, diệt tận định giới.

6- Diệt niết bàn giới, diệt vô học quả.

7- Diệt tâm, diệt thức, diệt duyên giác sanh.

8- Diệt hữu dư, diệt hữu tình giác.

8 câu pháp Diệt (pháp Không) này không có trong bất kỳ kinh điển nào mà xuất phát từ nhập định của mình, nếu ai đã có thực chứng pháp hành thiền sẽ biết ý nghĩa thật của 8 câu pháp Diệt này, còn nếu chưa có kinh nghiệm thực chứng thì sẽ không hiểu được ý nghĩa của 8 câu này.

Cho mình hỏi bạn tý câu 6 chổ bôi đậm diệt niết bàn giới có phải là diệt niết bàn hữu vi không? vì cái này khó hiểu quá vì khi nhờ phương tiện thiền định và diệt tận định rồi cuối cùng mới vào "Niết bàn vô vi" còn cái của bạn nói thì lại ngược lại, còn nữa khi còn sống nếu thiền chứng quả sơ thiền nhị thiền vẫn có niết bàn hữu vi chứ có diệt gì đâu? bạn có thể giải thích rỏ vấn đề này cho mọi người được sáng tỏa không? mong câu trả lời của bạn sớm nhất.
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Xin gởi huynh câu giải thứ 6 như sau:

6- Diệt niết bàn giới, diệt vô học quả = cảnh giới Niết bàn đã không có định danh (khái niệm hoá) thì có đâu khái niệm đắc quả Vô học (vô lậu) nữa. Vị thánh nào chứng đắc quả vị Vô học thì sẽ có nhãn quan trong sáng, rõ ràng từng chi tiết của trạng thái Niết bàn sau cùng (Parinibbanna=Bát Niết bàn, Niết bàn Vô dư y) cho nên vị thánh Vô học hoàn toàn sống trong trạng thái Niết bàn suốt ngày đêm (Niết bàn Hữu dư y) cho tới khi vị ấy chấm dứt tuổi thọ thì hoàn toàn an định trong trạng thái Niết bàn Vô dư y.

Xin trả lời thêm cho câu hỏi về Niết bàn của các bậc Thánh:

- 4 tầng thiền định Sắc giới nếu chỉ có Thiền định mà không có Tuệ thánh đi kèm thì là Phàm phu thiền, chỉ cho quả tái sanh các cõi Phạm thiên Sắc giới mà không có cảnh Niết bàn Hữu dư đi kèm như trường hợp của các Thánh quả Hữu học. Các vị Thánh Hữu học có đắc thiền cũng sẽ tái sanh về Phạm thiên Sắc giới nhưng quả báo và phúc đức vượt xa các vị Phạm thiên phàm phu.

- Niết bàn Vô dư chỉ xảy ra với vị Lậu tận khi xả bỏ thân tâm (ngũ uẩn) này, trong cuộc sống thường ngày các vị Thánh Hữu học và Vô học (Lậu tân) sống với Niết bàn Hữu dư. Cả 2 trường hợp Niết bàn của 2 loại Thánh Hữu học và Vô học đều gọi là Niết bàn Vô vi, bởi vì do Thánh tuệ là Siêu thế (ra khỏi tam giới thế gian) kinh nghiệm rõ Niết bàn là trạng thái Tối thượng tịch tĩnh nên đều là Vô vi giới.

thân ái.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính các bạn:

câu trả lời của bạn TK hay quá .. nhứt là sự phân biệt có đặc tính "đi vào bên trong, lìa bỏ .. ở giữa"


Nhưng KLL nghĩ, có lẽ chúng ta tạm sử dụng một mô hình gọi là Động - Tịnh để phân biệt Nhất và Nhị

- đó là vì thông thường khi có khổ thì chúng ta giữ GIỚI [giới = là phòng phi chỉ ác ] .. cho nên là ở bên này

- cò khi không khổ, đáo bỉ ngạn thì qua bên kia

rút cuộc, chỉ là vì có chữ "ĐỘNG" mà có tức là GIỚI --> Quả của Giới là Định và Tuệ ... nhưng đặc tính là Động

còn chữ Lìa .. Liễu .. Bất Động luôn .. thì lại là ở giữa .. tức là đi sâu vào trong, không còn bên phải, cũng chẳng còn bên trái


Có một đoạn pháp ngữ KLL thấy có lẽ có lý:

Sau, sư đến núi Vân Nham trụ trì, tuỳ duyên hoằng giáo.

Một vị tăng hỏi: "Khi một niệm chợt khởi liền rơi vào ma giới, là thế nào?"

Sư hỏi lại: "Ngươi nhân đâu từ Phật giới đến?"

Tăng không đáp được, sư hỏi: "Hội chăng?"


Tăng thưa: "Chẳng hội."

Sư bảo: "Chớ bảo hội chẳng được, giả sử hội được cũng chỉ là bên trái, bên phải."
- Vân Nham Đàm Thạnh


Cho nên, Hội - Chẳng Hội đều là động là bên phải bên trái .. là bởi vì "CÁI ĐÓ" = còn ĐỘNG .. nên có lúc hội thì bên phải .. chẳng hội thì bên trái [smile].


và lìa được chữ động đó, Tịch Tĩnh thì là Ở GIỮA ... cho nên dứt ở hai đầu thì còn Ở GIỮA, có lẽ vì vậy mà tên gọi của phật đạo là trung đạo

càn khôn tận thị mao đầu thượng

nhật nguyệt bao hàm giới tử trung


và khi đã đi qua nhiều trải nghiệm ... và cũng có nghĩa là khi cả chữ "ĐỘNG" cũng không làm sao lay động được sự thanh tịnh nữa .. thì là không sao .. ở GIỮA ... đã đi vào trong, xa lìa chữ ĐỘNG thiệt rồi [smile]

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh, theo TK nghĩ thì ngay cả Tịnh - Động đều là tướng của sinh diệt hay là Nhị nguyên đối đãi, nên dễ khiến người tu vướng vào cực đoan nhất là những người chuyên tu Thiền như TK đây. Bởi vì dễ dính mắc vào một thái cực (đối trị thái cực kia) nên khó mà Trung đạo được nếu không Tỉnh giác, biết mình (Chánh niệm) nhắc nhở tâm thức mình không được mắc kẹt vào Tĩnh mà lên án Động, cũng không vướng mắc Động mà chê bai Tĩnh là thụ động, làm sao vượt được cả Tĩnh và không vướng Động thì mới đi con đường Trung Đạo. Do đó, quả Thánh Nhập lưu tuy nhỏ nhưng là cửa ải Khó qua nhất của tất cả phàm nhân. Bởi khi qua được cửa này thì Thân kiến vĩnh viễn không còn đeo bám mình nữa, mọi thứ chấp nhất sẽ vứt bỏ lại phía sau lưng, con đường Trung đạo mới thật là vững chãi tiến bước. Do đó trong kinh Đức Phật khuyến tu nên Nhập lưu thì 4 đường địa ngục, ngạ quỷ, a tu la, súc sinh sẽ không bao giờ níu kéo thoái đoạ xuống được nữa.

Thân ái.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Kính huynh, theo TK nghĩ thì ngay cả Tịnh - Động đều là tướng của sinh diệt hay là Nhị nguyên đối đãi, nên dễ khiến người tu vướng vào cực đoan nhất là những người chuyên tu Thiền như TK đây. Bởi vì dễ dính mắc vào một thái cực (đối trị thái cực kia) nên khó mà Trung đạo được nếu không Tỉnh giác, biết mình (Chánh niệm) nhắc nhở tâm thức mình không được mắc kẹt vào Tĩnh mà lên án Động, cũng không vướng mắc Động mà chê bai Tĩnh là thụ động, làm sao vượt được cả Tĩnh và không vướng Động thì mới đi con đường Trung Đạo. Do đó, quả Thánh Nhập lưu tuy nhỏ nhưng là cửa ải Khó qua nhất của tất cả phàm nhân. Bởi khi qua được cửa này thì Thân kiến vĩnh viễn không còn đeo bám mình nữa, mọi thứ chấp nhất sẽ vứt bỏ lại phía sau lưng, con đường Trung đạo mới thật là vững chãi tiến bước. Do đó trong kinh Đức Phật khuyến tu nên Nhập lưu thì 4 đường địa ngục, ngạ quỷ, a tu la, súc sinh sẽ không bao giờ níu kéo thoái đoạ xuống được nữa.

Thân ái.

Nhập lưu là nhập vào đâu thế bạn? Dùng cái gì nhập vào cái gì thế? :khi14:

Lại nữa : Nếu Trung Đạo mà lập được thì phải có 2 đầu. Nếu không có 2 đầu thì móc đâu ra cái gọi là trung đạo? Giờ bạn bảo tôi phải đi đường nào? :icon_wallbash:
 

Vô Năng

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 2 2017
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
Do đó, quả Thánh Nhập lưu tuy nhỏ nhưng là cửa ải Khó qua nhất của tất cả phàm nhân.

Vô Năng thấy chú Tịch Nhiên Nhiên Nhiên làm dễ như ăn bánh mà. Bữa trước hỏi, bữa sau ngộ rồi!!!!
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Do đó, quả Thánh Nhập lưu tuy nhỏ nhưng là cửa ải Khó qua nhất của tất cả phàm nhân.

Vô Năng thấy chú Tịch Nhiên Nhiên Nhiên làm dễ như ăn bánh mà. Bữa trước hỏi, bữa sau ngộ rồi!!!!

Híc...

Nói nhảm cái gì đây trời? Việc mình không lo cứ chạy linh tinh coi chừng đấy.. :heocon042:
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh Khuclunglinh vào trả lời vấn đề Trung đạo cho huynh Tịch Nhiên kìa!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính huynh, theo TK nghĩ thì ngay cả Tịnh - Động đều là tướng của sinh diệt hay là Nhị nguyên đối đãi, nên dễ khiến người tu vướng vào cực đoan nhất là những người chuyên tu Thiền như TK đây. Bởi vì dễ dính mắc vào một thái cực (đối trị thái cực kia) nên khó mà Trung đạo được nếu không Tỉnh giác, biết mình (Chánh niệm) nhắc nhở tâm thức mình không được mắc kẹt vào Tĩnh mà lên án Động, cũng không vướng mắc Động mà chê bai Tĩnh là thụ động, làm sao vượt được cả Tĩnh và không vướng Động thì mới đi con đường Trung Đạo. Do đó, quả Thánh Nhập lưu tuy nhỏ nhưng là cửa ải Khó qua nhất của tất cả phàm nhân. Bởi khi qua được cửa này thì Thân kiến vĩnh viễn không còn đeo bám mình nữa, mọi thứ chấp nhất sẽ vứt bỏ lại phía sau lưng, con đường Trung đạo mới thật là vững chãi tiến bước. Do đó trong kinh Đức Phật khuyến tu nên Nhập lưu thì 4 đường địa ngục, ngạ quỷ, a tu la, súc sinh sẽ không bao giờ níu kéo thoái đoạ xuống được nữa.

Thân ái.
Kính Các Bạn:

ha ha ha ha ... có ba món lựng ... Tu Thiền đâu có phải là lầm lẫn không đếm được số chứ ...

1. bên trái là Động

2. bên phải là Tịnh

3. vậy ở giữa .. gọi là CÁI GÌ ? ... TỊCH TĨNH hỏng chịu à ... [smile]

** Ở giữa không có ai nữa .. mới là nguy hiểm ... [smile]

** mà ở giữa có ai .. thì cũng là nguy hiểm luôn [smile]


như vậy là từ ba món rút ra thành hai người

một đứa thường có .. mà không thấy

một đứa thường thấy ... mà không có [smile]

mà đúng không ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hâh .. bây giờ chúng ta tạm bỏ TRÁI PHẢI .. ĐỘNG TỊNH vì nói chung chỉ là HAI ĐỨA ĐỨNG GIỮA ...


nhưng bây giờ .. tạm bỏ hai đứa đứng giữa luôn .. mà nhìn vào CÓ và KHÔNG:

- hai đứa đứng ở GIỮA ...


đứa nào CÓ THẬT ?? ... đứa nào là KHÁI NIỆM ?


Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù lôgic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan.

Khái Niệm: Theo cách mô tả hiểu của xã hội cổ xưa khi mới được hình thành

nó có

- hàm ý rất đơn giản để hiểu, và

- có 1 sức mạnh khẳng định nhất định.

Xã hội cổ xưa khi chưa phát triển nhiều và đa dạng hoá phong phú các ý nghĩa của ngôn từ thì Khái Niệm có thể hiểu là " 1 động từ miêu tả + 1 trạng thái tính chất + được công nhận và chấp thuận hiểu của xã hội" Vd : nói tới Khái Niệm về miêu tả 1 bông hoa => hiểu sẽ là tìm kiếm chi tiết về bông hoa ( động từ ) + nhìn nó rồi cảm nhận nó ra sao ( tính từ) + miêu tả nó bằng cảm xúc ( trạng từ ) => biến nó thành đc chấp nhận ( Danh Từ ) => Tôi đã mua được bó hoa Hải Đường rất đẹp ở nơi này
- tríck Wiki, định nghĩa Khái Niệm


Như vậy .. do có TƯ DUY .. mà có KHÁI NIỆM ..

và do có TƯ DUY .. mà có ĐỐI TƯỢNG ..

mà do có ĐỐI TƯỢNG -->> nên có MỘT ĐỨA .. Ở GIỮA ... chỉ là KHÁI NIỆM ...


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha ... đánh một vòng rùi .. trở lại với Lục Tổ và Nhập Lưu đây [smile]

Bây giờ .. chúng ta: TẠM ĐẶT MÌNH vào VỊ TRÍ = ĐỨNG GIỮA



Đứng ở giữa làm gì ?

- đứng ở giữa và loại bỏ tất cả những khái niệm ...


và đứng ở giữa đó và loại bỏ tất cả những khái niệm đó là gì ?

- thì là chỗ CHẮNG LÌA mà LỤC TỔ hay nói tới .. đó là một VỊ TRÍ ĐẶT TÂM ... cho nên .. đứng ở chỗ đó, gạt bỏ mọi khái niệm thì là ƯNG VÔ SỞ TRỤ ... NHI SANH KÌ TÂM ... vì sau khi tất cả các khái niệm bị loại hết rồi .. thì CÁI CÒN LẠI Ở GIỮA ĐÓ chính là --> BẢN LAI DIỆN MỤC [smile]

phải hông ?

*** không nghĩ thiện, không nghĩ ác [loại bỏ khái niệm .. rời động tịnh .. vào giữa, đó là một vị trí đặt tâm vào chỗ KHỞI NGUYÊN của tất cả mọi khái niệm ... smile ]

-->> cái gì là BẢN LAI DIỆN MỤC của THƯỢNG TỌA MINH ?



Cho nên ... phương pháp "ĐẶT TÂM Ở GIỮA" đó hòa thượng Thích Duy Lực gọi đó là KHÁN TỊNH .. và VỊ TRÍ đó .. là một khám phá độc đáo của Lục Tổ Huệ Năng [smile]

mà đúng không ?


Câu hỏi kế tiếp là ... chúng ta CÓ AI BIẾT ĐẶT TÂM Ở GIỮA ... là đặt làm sao hông ? [smile]


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Và bây giờ chúng ta trở lại TỨ THIỀN ....

đặt KHỔ = Bên Phải ..

thì cảm giác của khổ là lo âu, là suy tư .. tính toán, bất an .. trạo cử, tham sân si .. là thọ ưu ... là thấy ngày dài


đặt SƯỚNG = ở bên trái

thì cảm giác của Sướng là an lạc .. là thanh tịnh ... là xả .. là thư giãn .. là thọ vui ..

là TẦM, TỨ .. HỶ ... LẠC ĐỊNH


bây giờ ...đức Phật đối với TỨ THIỀN nói:

từ từ loại bỏ hai bên động tịnh đi .. tức là rời bỏ ..


- từ từ ... xa lánh khổ .. thọ ưu bi sầu não .. bên phải

- từ từ xa lánh tầm tứ hỷ lạc ... bên trái


-->> tức là ĐI VÀO GIỮA .. hay là ĐỨNG Ở GIỮA LOẠI BỎ "TẤT CẢ NHỮNG KHÁI NIỆM ĐỘNG TỊNH" của TÂM thôi ... mà đúng không ?




chỉ có VỊ TRÍ ĐỨNG GIỮA đó .. mới có sự quan sát ...

TINH KIẾN TÔ TINH thôi [smile]




** như vậy chúng ta có thể rút ra một kết luận ... cho phương án HÀNH ĐỘNG ... KẾ HOẠCH Z [A là cực đông .. thì Z là cực tây ... smile .. ha ha hahaha]

- KHỔ ở bên phải: thì đức Phật dạy trì giới .. ... thực hành các phạm hạnh ... để ĐI QUA BÊN TRÁI

- khi SƯỚNG ở bên trái rồi: .. thì đức PHẬT lại dạy là loại bỏ Tầm Tứ Hỷ Lạc .. để CHỈNH SỬA VỊ TRÍ đi vào GIỮA ...



còn Lục Tổ Huệ Năng thì nói:

- ĐẶT MÌNH VÀO GIỮA .. BỎ HẾT HAI BÊN ... [smile]


nói chung cả hai người đều nói giống nhau .. một bên đường dài là TIỆM ... một bên đường ngắn thì là ĐỐN [smile]


mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
1- Diệt vô đối cảnh, diệt vô sanh tâm = Tâm không thể sinh lên nếu không có môi trường (cảnh) cho nó thể hiện, do đó nếu cảnh đã không còn thì tâm không thể có.

2- Diệt hư không giới, hữu diệt sanh tử giới = Hư không là danh từ tạm gọi, thật ra cái trạng thái ấy còn siêu việt hơn cả hư không. hư không có thể thấy bằng mắt thường vì hư không là sắc pháp, còn trạng thái ấy không phải sắc pháp mà thuộc về tâm pháp. nếu nói Hư không không có nên không có vấn đề sanh tử, tức là nếu như không có sự sanh tử luân hồi thì không cần nhắc tới việc chấm dứt sanh tử.

3- Diệt nhân quả, diệt sanh hữu vi = Hữu vi tức là một phạm trù chỉ cho tất cả những cái gì có nhân duyên quả, có sinh có diệt, có lớn có nhỏ, có mặt trái mặt phải, thuận nghịch... nếu Hữu vi không có thì không còn vấn đề nhân quả.

4- Diệt thánh nhân quả, diệt hữu học nhân = đây là một cách nói ngược vấn đề tu chứng quả vị Thánh vô lậu và Thánh hữu học, nếu như thánh vô lậu đã không có thì cũng không cần phải nhắc tới các quả vị thánh hữu học vì có hữu học rồi mới có vô lậu.

5- Diệt chân tâm cảnh, diệt tận định giới = cảnh giới Chân tâm đã thấy đã kinh nghiệm vốn rất rõ ràng với những ai thông hiểu Pháp học và Pháp hành nhưng ở đây nói không còn nữa tức là không còn phải quan tâm tới (khi đã thành tựu) thì cảnh giới Diệt tận định cũng không còn đáng lưu tâm nữa. Diệt tận định là một loại thiền định kết hợp giữa thánh trí Vô lậu và các tầng Vô sắc định, còn gọi là thiền Diệt Thọ Tưởng định, có chức năng cắt đứt sự cảm nhận của tư tưởng (Tưởng) và cảm giác (Thọ) mang đến một trạng thái vắng lặng tuyệt đối như là đã nhập Niết bàn vô dư y. Loại thiền định cao thượng này chỉ có 2 hạng người có thể thực hiện được là bậc thánh quả thứ ba trong Tứ Thánh quả Sa môn - A Na Hàm (Bất Lai), bậc thánh quả thứ tư trong Tứ thánh quả Sa môn - A La Hán. Theo kinh điển Nam tông thì Đức Phật Chánh Giác, Đức Độc Giác, Đức Thinh Văn Giác được xếp vào bậc Tứ thánh quả Sa môn.

6- Diệt niết bàn giới, diệt vô học quả = cảnh giới Niết bàn đã không có định danh (khái niệm hoá) thì có đâu khái niệm đắc quả Vô học (vô lậu) nữa. Vị thánh nào chứng đắc quả vị Vô học thì sẽ có nhãn quan trong sáng, rõ ràng từng chi tiết của trạng thái Niết bàn sau cùng (Parinibbanna=Bát Niết bàn, Niết bàn Vô dư y) cho nên vị thánh Vô học hoàn toàn sống trong trạng thái Niết bàn suốt ngày đêm (Niết bàn Hữu dư y) cho tới khi vị ấy chấm dứt tuổi thọ thì hoàn toàn an định trong trạng thái Niết bàn Vô dư y.

7- Diệt tâm, diệt thức, diệt duyên giác sanh = Vị thánh vô lậu đã hoàn toàn thông suốt cách vận hành của nhân duyên quả và ngũ uẩn (thọ tưởng hành thức) thì không còn lý do để làm duyên cho nhân quả phát sinh nữa, và trong trường hợp này tương ứng với quả vị Phật Độc Giác hay là Duyên Giác. Duyên Giác đã thấu triệt nhân duyên quả thì không còn phải nhắc tới Duyên Giác nữa.

8- Diệt hữu dư, diệt hữu tình giác = Hữu tình giác nghĩa là Bồ đề tát đoả tức là Bồ tát, vị Bồ tát nào đã vượt qua Hữu dư niết bàn thì không còn bận tâm tới những việc liên quan tới sanh tử luân hồi nữa mà chỉ thẳng đường thánh đạo để viên mãn các pháp ba la mật cao thượng của họ. (vị Bồ tát theo truyền thống Bắc tông).
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
tumblr_static_4lq2uf5u1ds0wg0kow4wowwgw.png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên