- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,807
- Điểm tương tác
- 755
- Điểm
- 113
Chỉ có Niết Bàn của Phật là rốt ráo là Không tất cả cảnh giới và trụ vị, là ánh sáng vốn có hiển lộ nơi tâm niệm rỗng lặng tuyệt đối.
Niết Bàn của Phật hoàn toàn chấm dứt mọi sanh tử biến dịch, không có hai thứ như mặt trời khi không còn mây che thì ánh sáng chiếu vốn có chiếu khắp ra mọi phương, tu tập chỉ là để dẹp đám mây nhị nguyên chứ không phải tạo ra ánh sáng của mặt trời.
Trong quá trình tu học đến Phật Quả có nhiều đạo lộ. Trên mỗi đạo lộ hành giả đạt được những an tịnh nhất định nhưng đó đều là những phương tiện để cũng cố năng lực cho hành giả bước đến Phật Quả.
Những trạng thái của sự an lạc trên bước đường tu tập giúp ta vững chắc bước tiếp nhưng chỉ là để bước tiếp chứ không phải là điểm dừng chân. Hễ xem những trạng thái ấy là điểm dừng chân thì sẽ làm chướng ngại cho quá trình tiến lên Phật Quả.
Như người vãng sanh Cực Lạc thì chánh nhân phải biết đến đó để tu học hoàn thành địa vị Phật Đà, đạt Niết Bàn rốt ráo chứ không phải đến để an trụ cảnh giới thanh tịnh của Cực Lạc. Cực Lạc vốn là do 48 đại nguyện ứng ra, không phải là cảnh giới của bản thân người vãng sanh tạo ra, chúng ta đến đó là để nhờ cậy; phải khởi tâm hoài bảo lớn lao đến Cực Lạc để tận dụng phương tiện tu tập thành tựu Niết Bàn của tự mình vốn có!
Nhưng cái hay của Cực Lạc là dù hành giả có khởi tâm đến đó để mong muốn hưởng an tịnh thì cũng sẽ được Đức Phật A Di Đà dạy cho tự tánh để trở về bản tánh vốn có của mình mà an tịnh thật sự, tự thân. Do đó, mười phương chư Phật ca ngợi cõi Cực Lạc, khéo tiếp dẫn tất cả hạng bậc nhân chủng Phật pháp mà nhíp độ cuối cùng đều chỉ là Phật, không sót một ai.
Niết Bàn của Phật hoàn toàn chấm dứt mọi sanh tử biến dịch, không có hai thứ như mặt trời khi không còn mây che thì ánh sáng chiếu vốn có chiếu khắp ra mọi phương, tu tập chỉ là để dẹp đám mây nhị nguyên chứ không phải tạo ra ánh sáng của mặt trời.
Trong quá trình tu học đến Phật Quả có nhiều đạo lộ. Trên mỗi đạo lộ hành giả đạt được những an tịnh nhất định nhưng đó đều là những phương tiện để cũng cố năng lực cho hành giả bước đến Phật Quả.
Những trạng thái của sự an lạc trên bước đường tu tập giúp ta vững chắc bước tiếp nhưng chỉ là để bước tiếp chứ không phải là điểm dừng chân. Hễ xem những trạng thái ấy là điểm dừng chân thì sẽ làm chướng ngại cho quá trình tiến lên Phật Quả.
Như người vãng sanh Cực Lạc thì chánh nhân phải biết đến đó để tu học hoàn thành địa vị Phật Đà, đạt Niết Bàn rốt ráo chứ không phải đến để an trụ cảnh giới thanh tịnh của Cực Lạc. Cực Lạc vốn là do 48 đại nguyện ứng ra, không phải là cảnh giới của bản thân người vãng sanh tạo ra, chúng ta đến đó là để nhờ cậy; phải khởi tâm hoài bảo lớn lao đến Cực Lạc để tận dụng phương tiện tu tập thành tựu Niết Bàn của tự mình vốn có!
Nhưng cái hay của Cực Lạc là dù hành giả có khởi tâm đến đó để mong muốn hưởng an tịnh thì cũng sẽ được Đức Phật A Di Đà dạy cho tự tánh để trở về bản tánh vốn có của mình mà an tịnh thật sự, tự thân. Do đó, mười phương chư Phật ca ngợi cõi Cực Lạc, khéo tiếp dẫn tất cả hạng bậc nhân chủng Phật pháp mà nhíp độ cuối cùng đều chỉ là Phật, không sót một ai.