rickpham

Chơn - Vọng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
này các đạo hữu :D vọng vốn từ tâm mà sinh, biết vọng tức là vọng, phá vọng cũng là vọng, biết vọng không trừ cũng là vọng. Đem tâm suy lường để trừ vọng đó chính là vọng. Đem tâm bất động để soi vọng đó là quán. Đem hết thể các quán để xét tâm đó là đạo. Đem hết thảy các đạo trở về chơn đó là tánh. Khi trở về tánh cũng phải bỏ đó là vô. A di đà phật!
Xin thảo luận bình hòa
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quan Âm Các

Active Member
Tham gia
23/8/14
Bài viết
265
Điểm tương tác
130
Điểm
43
này các đạo hữu :D vọng vốn từ tâm mà sinh, biết vọng tức là vọng, phá vọng cũng là vọng, biết vọng không trừ cũng là vọng. Đem tâm suy lường để trừ vọng đó chính là vọng. Đem tâm bất động để soi vọng đó là quán. Đem hết thể các quán để xét tâm đó là đạo. Đem hết thảy các đạo trở về chơn đó là tánh. Khi trở về tánh cũng phải bỏ đó là vô. A di đà phật!
Xin thảo luận bình hòa

Theo mình, bạn nên chia làm 2 vế như vầy sẽ êm hơn.

này các đạo hữu vọng vốn từ tâm mà sinh, biết vọng tức là vọng, phá vọng cũng là vọng, biết vọng không trừ cũng là vọng. Đem tâm suy lường để trừ vọng đó chính là vọng. Đem tâm bất động để soi vọng đó là quán.


Đem hết thể các quán để xét tâm đó là đạo. Đem hết thảy các đạo trở về chơn đó là tánh. Khi trở về tánh cũng phải bỏ đó là vô.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Theo mình, bạn nên chia làm 2 vế như vầy sẽ êm hơn.

nếu có chia là còn phân biệt, nó vốn là vậy. Vạn pháp một thể không hai. Giống khi đang viết thì những chữ theo liền một thể vậy. Còn chia hay không thì tùy tâm mỗi người vậy
 

Quan Âm Các

Active Member
Tham gia
23/8/14
Bài viết
265
Điểm tương tác
130
Điểm
43
nếu có chia là còn phân biệt, nó vốn là vậy. Vạn pháp một thể không hai. Giống khi đang viết thì những chữ theo liền một thể vậy. Còn chia hay không thì tùy tâm mỗi người vậy

Bạn nói rất đúng ạ.

Nhưng so với Đức Phật, thì bài viết của Bạn vẫn còn những "hạt sạn".
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Bạn nói rất đúng ạ.

Nhưng so với Đức Phật, thì bài viết của Bạn vẫn còn những "hạt sạn".

:D đừng so sánh như thế, đó là đại bất kính. Tội lỗi đó mình không gánh được đâu. Mình chỉ biết hướng đi nhưng chưa đến đích. Vẫn còn phải đi một đoạn rất dài
 

Quan Âm Các

Active Member
Tham gia
23/8/14
Bài viết
265
Điểm tương tác
130
Điểm
43
:D đừng so sánh như thế, đó là đại bất kính. Tội lỗi đó mình không gánh được đâu. Mình chỉ biết hướng đi nhưng chưa đến đích. Vẫn còn phải đi một đoạn rất dài

Bạn nói vậy, thì mình yên tâm mà thảo luận cùng bạn.

Thưa Bạn:

Kinh Như Lai Viên giác diệu tâm có dạy:

"Tri huyễn tức ly, bất tác phương tiện. Ly huyễn tức giác, diệc vô tiệm thứ"

HT. Thích Thông Tuệ, ở tác phẩm Thiền là gì ? Chương 3 Tri Vọng. Có nói:

"...Biết rõ những cái hư dối, không bị chúng lừa gạt sai sử, đó đã là giác. Điều này có nghĩa, tri vọng tức là chơn..."


www.daophatngaynay.com

Như vậy so với kinh Phật. Bạn nói:

Trích dẫn Gửi bởi rickpham :
này các đạo hữu vọng vốn từ tâm mà sinh, biết vọng tức là vọng,

đây cũng là một hạt sạn. Bạn đồng ý chăng ?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Bạn nói vậy, thì mình yên tâm mà thảo luận cùng bạn.

Thưa Bạn:

Kinh Như Lai Viên giác diệu tâm có dạy:

"Tri huyễn tức ly, bất tác phương tiện. Ly huyễn tức giác, diệc vô tiệm thứ"

HT. Thích Thông Tuệ, ở tác phẩm Thiền là gì ? Chương 3 Tri Vọng. Có nói:

"...Biết rõ những cái hư dối, không bị chúng lừa gạt sai sử, đó đã là giác. Điều này có nghĩa, tri vọng tức là chơn..."


www.daophatngaynay.com

Như vậy so với kinh Phật. Bạn nói:



đây cũng là một hạt sạn. Bạn đồng ý chăng ?

này đạo hữu, khi đạo hữu biết đó là vọng thì dùng gì để biết?
 

Quan Âm Các

Active Member
Tham gia
23/8/14
Bài viết
265
Điểm tương tác
130
Điểm
43
này đạo hữu, khi đạo hữu biết đó là vọng thì dùng gì để biết?

Thưa Bạn.

Vấn đề chính của chúng ta, là câu nói của Bạn so với kinh Phật.

Còn dùng cái gì để biết. Thì ví như tôi uống ly nước

nuoc-chanh-giup-giam-can.jpg


Dù có nói ra, bạn cũng không thể cảm nhận hết được ạ.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Thưa Bạn.

Vấn đề chính của chúng ta, là câu nói của Bạn so với kinh Phật.

Còn dùng cái gì để biết. Thì ví như tôi uống ly nước

nuoc-chanh-giup-giam-can.jpg


Dù có nói ra, bạn cũng không thể cảm nhận hết được ạ.

chính tại nơi đó mà các vọng phát sinh, nếu trở về đến đó các vọng liền tiêu. Đó là tánh giác hằng hữu. Không phải ở trong, không phải ở ngoài, càng không phải khoản giữa. Khi đã biết vọng ngay đó là vọng, nếu giác được vọng nơi đó liền tiêu, nếu không giác được thì các niệm nối nhau mà sinh. Từ đó tạo ra phân biệt các pháp. Dẫn đến hành sinh và 12 nhân duyên nối tiếp mà sinh. Đây là nguyên nhân luân hồi. Chúc bạn có thể mau chóng thành đạo để độ cho tui
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
này các đạo hữu :D vọng vốn từ tâm mà sinh, biết vọng tức là vọng, phá vọng cũng là vọng, biết vọng không trừ cũng là vọng. Đem tâm suy lường để trừ vọng đó chính là vọng. Đem tâm bất động để soi vọng đó là quán. Đem hết thể các quán để xét tâm đó là đạo. Đem hết thảy các đạo trở về chơn đó là tánh. Khi trở về tánh cũng phải bỏ đó là vô. A di đà phật!
Xin thảo luận bình hòa

Thưa đạo hữu, Tâm từ đâu sanh? Cục đá từ đâu sanh? Nếu suy đến cùng tận, tâm và cục đá không đồng chỗ sanh thì tâm không nhận biết cục đá. Nếu đồng một chỗ sanh thì Chơn sanh Vọng?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Thưa đạo hữu, Tâm từ đâu sanh? Cục đá từ đâu sanh? Nếu suy đến cùng tận, tâm và cục đá không đồng chỗ sanh thì tâm không nhận biết cục đá. Nếu đồng một chỗ sanh thì Chơn sanh Vọng?

này đạo hữu, tâm vốn không sanh diệt, nếu vẫn sanh diệt đó là vọng tâm, cục đá từ như lai tàng tâm mà sanh. Nó vốn thường trụ nhưng không phải thật tướng. Khi các duyên đã hết nó trở về hư không để chờ các duyên nối tiếp lại tạo ra tướng khác. Nhưng bản tánh nó là rắn vốn không hai, cũng vậy nước cũng như thế cho dù thế nào thì tính ướt không hai. Đó là pháp bất nhị của vạn pháp
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
này đạo hữu, tâm vốn không sanh diệt, nếu vẫn sanh diệt đó là vọng tâm,
1. Vì mở đề đạo hữu đã nói'vọng từ tâm sanh' nên vnbn mới hỏi tâm đó từ đâu sanh. Nếu nó không sanh diệt thì làm sao sanh ra vọng tâm?

2. Cục đá không có vọng tâm, là chơn?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
1. Vì mở đề đạo hữu đã nói'vọng từ tâm sanh' nên vnbn mới hỏi tâm đó từ đâu sanh. Nếu nó không sanh diệt thì làm sao sanh ra vọng tâm?

2. Cục đá không có vọng tâm, là chơn?

đạo hữu đã hiểu nhầm, chủ đề này không phải mình mở. Mình cũng không biết được ai đã mở chủ đề này.
Cục đá vốn thiếu đi tính giác, nên chỉ là vật vô tri không vọng, cũng không chơn. Nó chỉ tùy thuộc các duyên tác động vào nó để hiện ra ngay tại lúc như lai tàng tâm nhận biết nó. Vì bản thân nó vốn không phải là cục đá.

(chủ đề này VQ tách ra từ bài: Kính sư phụ Trừng Hải (vì thấy nó độc lập với chủ đề cũ)
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,832
Điểm tương tác
766
Điểm
113
đạo hữu đã hiểu nhầm, chủ đề này không phải mình mở. Mình cũng không biết được ai đã mở chủ đề này.
Cục đá vốn thiếu đi tính giác, nên chỉ là vật vô tri không vọng, cũng không chơn. Nó chỉ tùy thuộc các duyên tác động vào nó để hiện ra ngay tại lúc như lai tàng tâm nhận biết nó. Vì bản thân nó vốn không phải là cục đá

Ka ka,

Câu 1 thì đạo hữu đã tránh né nên vnbn cũng không ép người.
Câu 2. Đạo hữu xem thường Cục đá rồi, dh xem nó như là vật trang trí để nhìn. Cái vọng tâm thì nó chưa đủ nhân duyên sanh nhưng cái tâm vốn bất sanh bất diệt thì chỗ thật cục đá cũng như cái tâm vốn có của dh vậy, chẳng có hình tướng thì chớ bằng mắt thường mà nhận xét.

PS. Mới thấy dòng chữ màu đỏ nhưng ai mở không quan trọng, vnbn cũng chỉ theo văn tự đó mà viết, có gì không vừa ý xin chư vị bỏ qua cho kẻ phàm phu này.
 

Quan Âm Các

Active Member
Tham gia
23/8/14
Bài viết
265
Điểm tương tác
130
Điểm
43

Câu 2. Đạo hữu xem thường Cục đá rồi, dh xem nó như là vật trang trí để nhìn. Cái vọng tâm thì nó chưa đủ nhân duyên sanh nhưng cái tâm vốn bất sanh biết thì chỗ thật cục đá cũng như cái tâm vốn có của dh vậy, chẳng có hình tướng thì chớ bằng mắt thường mà nhận xét.

Hay lắm ! Bạn VO-NHAT-BAT-NHI nói rất hay.

Chỗ này kinh Thủ Lăng nghiêm gọi là:

"ngôn vọng, hiển chư chơn, vọng chơn đồng nhị vọng".

Chư tổ nói rằng: "tình dữ vô tình, đồng thành Phật đạo".

anh-hoa-dep-nhat-the-gioi-8.jpg


Mến tặng nhé.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ka ka,

Câu 1 thì đạo hữu đã tránh né nên vnbn cũng không ép người.
Câu 2. Đạo hữu xem thường Cục đá rồi, dh xem nó như là vật trang trí để nhìn. Cái vọng tâm thì nó chưa đủ nhân duyên sanh nhưng cái tâm vốn bất sanh bất diệt thì chỗ thật cục đá cũng như cái tâm vốn có của dh vậy, chẳng có hình tướng thì chớ bằng mắt thường mà nhận xét.

PS. Mới thấy dòng chữ màu đỏ nhưng ai mở không quan trọng, vnbn cũng chỉ theo văn tự đó mà viết, có gì không vừa ý xin chư vị bỏ qua cho kẻ phàm phu này.

này đạo hữu, mình không phải né tránh không trả lời. Ý mình muốn nói cảnh khác thì tâm đã khác, mỗi một thời điểm là một tam thiên thế giới sanh diệt bất tận. Trong một sát na tâm có thể sinh hàng vạn pháp không ngừng nghĩ. Nếu muốn nhất tâm thì phải đem nó trói vào một pháp môn tùy ý, nhưng mục đích là để nó trở về với tánh giác hằng hữu. Khi về được đến đó sự sanh diệt trong tâm sẽ dừng lại. Đó là chân tánh. Từ đó mà lập các pháp là pháp vô lậu
cục đá có tánh rắn, mình đã nói rõ. Nó không phải chơn, cũng không phải vọng là vì nó thiếu tính giác. Nếu cục đá có được tính giác thì nó vẫn sẽ thành phật như thường. Chúng sanh sở dĩ luân hồi là vì đem tâm luân hồi để học đạo nên đạo đó là đạo luân hồi. Nếu đem tâm bất động để học đạo thì đó là đạo vô sanh. Hiện mình đang ở đó nếu có gì sai thì xin góp ý
 

Quan Âm Các

Active Member
Tham gia
23/8/14
Bài viết
265
Điểm tương tác
130
Điểm
43
cục đá có tánh rắn, mình đã nói rõ. Nó không phải chơn, cũng không phải vọng là vì nó thiếu tính giác. Nếu cục đá có được tính giác thì nó vẫn sẽ thành phật như thường. Chúng sanh sở dĩ luân hồi là vì đem tâm luân hồi để học đạo nên đạo đó là đạo luân hồi. Nếu đem tâm bất động để học đạo thì đó là đạo vô sanh. Hiện mình đang ở đó

Bạn rickpham không phải là sai, chỉ là ráng thêm chút nữa càng tốt.

Đây là chỗ .- đầu sào trăm bước.

Thưa Bạn:

* kiến, văn, giác, tri thuộc về Kiến Đại.

* Cục đá thuộc về Địa đại.

HT Thích Từ thông có bài viết rất hay:

Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm nầy Phật thuyết minh: TÁNH CỦA CÁC ĐẠI VỐN KHÔNG NGĂN NGẠI GÌ NHAU, NHẰM KHAI THỊ CHƠN LÝ SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC. Đọc Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương tập hai nầy, lần lượt độc giả sẽ lý giải vững vàng về "chơn lý sắc không, không sắc" ấy. Chẳng những thế, độc giả còn có thể nắm vững vấn đề "có" "không" "thật" "giả" của ĐẤT, NƯỚC, LỬA, GIÓ của HƯ KHÔNG, của CÁI THẤY và của thức TÁNH PHÂN BIỆT của vạn loại hữu tình và vô tình, qua giáo lý NHƯ LAI TÀNG duyên khởi.

ĐỊA THỦY, HỎA, PHONG, KHÔNG, KIẾN, THỨC gọi chung qua cái từ "thất đại", chúng là những hiện tượng biểu hiện từ bản thể Như Lai tàng. Bản thể duyên khởi sanh ra hiện tượng, hiện tượng duyên diệt quy về bản thể. Dù duyên khởi sanh ra, hay duyên diệt quy về, tánh chất của thất đại vẫn là "bất biến". Dù "bất biến" nhưng thường biểu hiện qua trạng thái "tùy duyên". Dù có "tùy duyên" nhưng "tùy duyên" trong chu trình "bất biến".

Nhận thức rõ vấn đề SẮC KHÔNG qua chân lý: "TÁNH SẮC CHÂN KHÔNG, TÁNH KHÔNG CHÂN SẮC, THANH TỊNH BẢN NHIÊN CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI, TÙY CHÚNG SANH TÂM, ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP PHÁP HIỆN"… của Kinh Thủ Lăng Nghiêm, độc giả sẽ cảm nhận cái ý vị thâm trầm của bài tụng:

"Chơn tánh hữu vi không
Duyên sanh cố như huyễn
Vô vi vô khởi diệt
Bất thật hư không hoa"
Nghĩa là:

Cái tánh thực của các pháp hữu vi vốn là không. Chúng là pháp duyên sanh, cho nên như huyễn, không thật. Pháp vô vi thực lý cũng chẳng có gì. Nó chỉ có danh mà không có thật, như hoa đốm giữa không trung.

Quán triệt chân lý ấy, thì vấn đề SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC qua nhãn quan của người đạt đạo trở thành trò hí luận bất tương can
.


(Thủ Lăng Nghiêm kinh trực chỉ đề cương.)

www.buddhismtoday.com
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
này đạo hữu, mình không phải né tránh không trả lời. Ý mình muốn nói cảnh khác thì tâm đã khác, mỗi một thời điểm là một tam thiên thế giới sanh diệt bất tận. Trong một sát na tâm có thể sinh hàng vạn pháp không ngừng nghĩ. Nếu muốn nhất tâm thì phải đem nó trói vào một pháp môn tùy ý, nhưng mục đích là để nó trở về với tánh giác hằng hữu. Khi về được đến đó sự sanh diệt trong tâm sẽ dừng lại. Đó là chân tánh. Từ đó mà lập các pháp là pháp vô lậu
cục đá có tánh rắn, mình đã nói rõ. Nó không phải chơn, cũng không phải vọng là vì nó thiếu tính giác. Nếu cục đá có được tính giác thì nó vẫn sẽ thành phật như thường. Chúng sanh sở dĩ luân hồi là vì đem tâm luân hồi để học đạo nên đạo đó là đạo luân hồi. Nếu đem tâm bất động để học đạo thì đó là đạo vô sanh. Hiện mình đang ở đó nếu có gì sai thì xin góp ý


Sai ở cái chỗ tứ đại đều do tâm hiện mà ông chỉ cho một chút tứ đại bé tẹo hòa hợp là thân mà cục đá thì lại bảo không phải hì hì...
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Bạn rickpham không phải là sai, chỉ là ráng thêm chút nữa càng tốt.

Đây là chỗ .- đầu sào trăm bước.

Thưa Bạn:

* kiến, văn, giác, tri thuộc về Kiến Đại.

* Cục đá thuộc về Địa đại.

HT Thích Từ thông có bài viết rất hay:

Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm nầy Phật thuyết minh: TÁNH CỦA CÁC ĐẠI VỐN KHÔNG NGĂN NGẠI GÌ NHAU, NHẰM KHAI THỊ CHƠN LÝ SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC. Đọc Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương tập hai nầy, lần lượt độc giả sẽ lý giải vững vàng về "chơn lý sắc không, không sắc" ấy. Chẳng những thế, độc giả còn có thể nắm vững vấn đề "có" "không" "thật" "giả" của ĐẤT, NƯỚC, LỬA, GIÓ của HƯ KHÔNG, của CÁI THẤY và của thức TÁNH PHÂN BIỆT của vạn loại hữu tình và vô tình, qua giáo lý NHƯ LAI TÀNG duyên khởi.

ĐỊA THỦY, HỎA, PHONG, KHÔNG, KIẾN, THỨC gọi chung qua cái từ "thất đại", chúng là những hiện tượng biểu hiện từ bản thể Như Lai tàng. Bản thể duyên khởi sanh ra hiện tượng, hiện tượng duyên diệt quy về bản thể. Dù duyên khởi sanh ra, hay duyên diệt quy về, tánh chất của thất đại vẫn là "bất biến". Dù "bất biến" nhưng thường biểu hiện qua trạng thái "tùy duyên". Dù có "tùy duyên" nhưng "tùy duyên" trong chu trình "bất biến".

Nhận thức rõ vấn đề SẮC KHÔNG qua chân lý: "TÁNH SẮC CHÂN KHÔNG, TÁNH KHÔNG CHÂN SẮC, THANH TỊNH BẢN NHIÊN CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI, TÙY CHÚNG SANH TÂM, ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP PHÁP HIỆN"… của Kinh Thủ Lăng Nghiêm, độc giả sẽ cảm nhận cái ý vị thâm trầm của bài tụng:

"Chơn tánh hữu vi không
Duyên sanh cố như huyễn
Vô vi vô khởi diệt
Bất thật hư không hoa"
Nghĩa là:

Cái tánh thực của các pháp hữu vi vốn là không. Chúng là pháp duyên sanh, cho nên như huyễn, không thật. Pháp vô vi thực lý cũng chẳng có gì. Nó chỉ có danh mà không có thật, như hoa đốm giữa không trung.

Quán triệt chân lý ấy, thì vấn đề SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC qua nhãn quan của người đạt đạo trở thành trò hí luận bất tương can
.


(Thủ Lăng Nghiêm kinh trực chỉ đề cương.)

www.buddhismtoday.com

thật vậy, tuy thông lý đó nhưng chưa đi được đến đó. Nên những gì mình nói ở đây đều là hý luận. Nên mọi việc đều tùy duyên mà đến
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Sai ở cái chỗ tứ đại đều do tâm hiện mà ông chỉ cho một chút tứ đại bé tẹo hòa hợp là thân mà cục đá thì lại bảo không phải hì hì...

pháp vốn không có đúng sai. Vì vừa xuất pháp thì vốn đã sai. Nên mọi việc đều là hý luận. Nếu phân biệt đúng sai đó là bậc phàm phu so đo :D mi đã chứng được vô sanh pháp nhẫn chưa mà nói điều đó :D
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên