Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 3 _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Hắc phong đã viết:
Ngọc Quế đã viết:
.....
2.
nietban.jpg

Bức ảnh này N/Q dùng màu không màu (trắng) để diễn tả cái Vô Ngã của Niết Bàn (A La Hán). Những bợn sẫm màu bao quanh diễn tả Thế giới Vô minh.
.....
Kính bác Ngọc Quế !
Theo bác nói thì nếu hành giả phát tâm "Cầu Giải Thoát sinh tử luân hồi", sau rất nhiều nổ lực giả sử chúng ta thành tựu đạo quả thì chúng ta cũng chỉ chứng được một Chân lý còn hạn chế, một Chân lý không trọn vẹn. Vậy phải phát tâm như thế nào để có thể thấy Chân Lý mà không còn "bợn bợn sẫm màu" nữa ?
Kính !
Kính thưa các bạn ! cái "bợn bợn sẫm màu" trong bức ảnh minh họa trên nhằm diễn tả cái thế giới Vô minh (Chúng sinh vô minh và 6 cõi _ Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Tu La, Nhân và Thiên) mà vị A La Hán đã "thây kệ" để nhập Niết Bàn. Vì "thây kệ" cho nên "NÓ" còn nguyên _ không độ "NÓ" thì "NÓ" còn nguyên ở đó chứ làm sao mà mất đi được.

Chuyện chứng nhập Bản Thể Tâm là chuyện "kinh thiên động địa" đối với mọi người, nhưng đối với Phật pháp chỉ là mới bước qua ngưởng cửa _ nghĩa là chưa đi đến đâu cả, sao đã vội tự đủ ? Chí nguyện của người học Phật sao lại nhỏ hẹp thế ?

Cho nên đức Phật bèn chuyển qua thuyết giảng những thời Kinh Phương đẳng Đại Thừa. Nghĩa là chuyển cái mục đích tu hành lên một tầm cao mới : "Ta tu không phải đơn thuần là vì tìm kiếm sự an lạc hạnh phúc vĩnh viễn cho cá nhân ta, vì sợ sanh tử luân hồi mà vì mưu cầu hạnh phúc cho hết thảy chúng sinh, ngày nào còn có chúng sinh tội khổ, ngày ấy chúng ta chưa thể yên ngồi".

Con đường Đại thừa được mở ra với những tấm gương sáng chói :

_ Ngài Địa Tạng Vương Bồ tát nguyện "Địa Ngục vị không thệ bất thành Phật" (Ngày nào Địa Ngục còn thì ngày đó Ngài còn hành Bồ tát hạnh độ sinh, chừng nào Địa Ngục tiêu mất thì Ngài mới thành Phật).
_ Ngài Phổ Hiền Bồ tát với 10 nguyện làm mãi làm mãi .......
_ Ngài Quán Thế Âm Bồ tát với 48 lời nguyện làm mãi làm mãi .....
_ Ngài Văn Thù Bồ tát đã từng độ vô lượng vô số chúng sinh thành Phật mà Ngài vẫn còn hành Bồ tát hạnh.
_ ............
_.............
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Con không biết An Lạc Quốc là ở đâu ? Có phải là cõi Cực Lạc hay không ?
Xin bác giải thích cho chúng con được rõ.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con không biết An Lạc Quốc là ở đâu ? Có phải là cõi Cực Lạc hay không ?
Xin bác giải thích cho chúng con được rõ.
Kính !
Chào Ngọc Tuấn và các bạn !

Cõi Tây Phương Cực Lạc là "cõi hữu tướng" do Phật A Di Đà hóa hiện ra để tiếp độ tất cả những chúng sinh "nghiệp dày phước mõng", những Phật tử không có điều kiện tu hành nghiêm chỉnh và cả những Phật tử tuy đủ điều kiện tu hành nhưng vẫn mong DỄ DÀNG.

Còn cụm từ "An Lạc Quốc" trong câu này (Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc) là N/Q không nhằm nói đến "cõi hữu tướng" Tây Phương Cực Lạc ấy, mà N/Q muốn nói đến Phật Quốc THẬT SỰ : Thường Tịch Quang Độ.

Chư vị Đại Bồ tát sẽ làm, làm mãi cho đến khi nào TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU AN TRÚ TRONG THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ thì các Ngài mới tròn nguyện.

Độ cho 1 triệu, 2 triệu, 5 tỉ, 10 tỉ chúng sinh về một "Trường Phật Học" _ Tây Phương Cực Lạc _ thì đơn giãn hơn độ cho một vài chúng sinh THÀNH PHẬT.

Sự thành tựu của CON ĐƯỜNG ĐẠI THỪA là sự thành tựu chung cho tất cả chúng sinh, chứ không phải là sự thành tựu cho một vài chúng sinh.

Cho nên có câu "ĐỒNG VIÊN CHỦNG TRÍ" !

Câu "Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc" thực ra là ĐỒNG VIÊN CHỦNG TRÍ (chứ không có phải là "sanh" vào chỗ nào nữa).

Mến !


(chỗ này hơi MẮC _ khó hiểu _ nếu các bạn chưa hiểu thì xin để bụng, sau này sẽ hiểu)
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !

Con muốn "sự thành tựu trọn vẹn", nhưng chuyện độ sinh (sau này) con sẽ cố gắng làm theo sức của mình và theo duyên của "đối tác".
Con nghe cái nguyện "làm mãi, làm mãi. độ cho đến chúng sinh cuối cùng rồi mình mới thành Phật _ của Ngài Địa Tạng _ con thấy "nổi da gà" (con không làm được như vậy !).

Kính bác Ngọc Quế _ theo bác _ con nghĩ như vậy có được không ?
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Con muốn "sự thành tựu trọn vẹn", nhưng chuyện độ sinh (sau này) con sẽ cố gắng làm theo sức của mình và theo duyên của "đối tác".
Con nghe cái nguyện "làm mãi, làm mãi. độ cho đến chúng sinh cuối cùng rồi mình mới thành Phật _ của Ngài Địa Tạng _ con thấy "nổi da gà" (con không làm được như vậy !).

Kính bác Ngọc Quế _ theo bác _ con nghĩ như vậy có được không ?
Cám ơn Hắc phong đã rất thành thật !

Không phải ai xuất thân từ một Tông phái Đại thừa cũng đều có tâm lượng rộng lớn, đây gọi là "thân tuy ở Đại Thừa, nhưng tâm hồn thì vẫn là Tiểu Thừa". Tiểu hay Đại khác nhau ở chỗ Phát tâm rộng lớn hay là nhỏ hẹp.

Dĩ nhiên mỗi người có quyền phát tâm rộng lớn hay là nhỏ hẹp, nhưng phát tâm như Hắc phong thì đã tự hạn chế sự thành tựu của mình, cũng như người nghĩ rằng "tui sẽ ráng học hết lớp 1 rồi tui sẽ đi bán vé số phụ cha mẹ", người nghĩ như thế thì đã tự chọn cho mình con đường DỐT chữ rồi !

Kết quả cuối cùng _ "sự thành tựu trọn vẹn" _ của bạn chỉ sẽ là A La Hán quả rồi "tịt", nghĩa là cái "bơn bợn sẫm màu" vẫn còn nguyên.

Mến !
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
.........
.... người nghĩ như thế thì đã tự chọn cho mình con đường DỐT chữ rồi !

Kết quả cuối cùng _ "sự thành tựu trọn vẹn" _ của bạn chỉ sẽ là A La Hán quả rồi "tịt", nghĩa là cái "bơn bợn sẫm màu" vẫn còn nguyên.

Mến !
Kính bác Ngọc Quế !
Theo con nghĩ, Bậc A La Hán tuy chưa phải là Chánh Đẳng Giác nhưng cũng là vị Giác Ngộ _ bậc Ứng Cúng _ Thiên Nhân Sư. Có lý đâu lại được xem như không biết gì hết ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Theo con nghĩ, Bậc A La Hán tuy chưa phải là Chánh Đẳng Giác nhưng cũng là vị Giác Ngộ _ bậc Ứng Cúng _ Thiên Nhân Sư. Có lý đâu lại được xem như không biết gì hết ?
Kính !
Chào Thế Hùng và các bạn !

Cụm từ "không biết gì hết" là bạn nói chứ N/Q không dám nói.

Những vị A La Hán thì chắc chắn là đã biết "mùi vị" Giải Thoát rồi. Đây là điều rất cao quý mà cả thế gian và Ngoại đạo không có mấy người được biết.

Tuy nhiên ngoài cái biết Giải thoát ra, những chuyện khác thì đa số là các Ngài rất vụng về lúng túng, đôi khi hành xử tùy tiện để Phật phải quở :

Ðại đức Pindola Bharadvaja biểu diễn thần thông.

Trong lúc Phật còn ở tại Rajagriha, có một thương gia giàu có mướn thợ khéo dùng khúc gỗ chiên đàn đỏ thật quý của mình tiện thành một bình bát rất đẹp. Ông treo bình bát này lên một ngọn tre cao cắm trên nóc nhà, rồi tuyên bố:

- Nếu có vị nào ở thế gian này là A-la-hán, xin hãy bay lên lấy cái bát này xuống mà dùng

Ông làm như thế vì ông không tin có ai thật sự là A-la-hán, và ông cũng mong được gặp một vị A-la-hán thật sự để chiêm bái, tôn làm sư phụ. Các ngoại đạo sư thấy thế bảo:

- Không nên làm như thế. Hãy đem cái bát ấy xuống đây cho tôi dùng.

- Xin ngài hãy bay lên đó lấy xuống mà dùng.

Ðến ngày thứ sáu, ngoại đạo sư Nathaputta bảo các đệ tử:

- Các ngươi hãy bảo nhà trưởng giả đó như vầy Cái bát đó đúng là vật nên trao cho sư phụ chúng tôi dùng. Không nên bảo sư phụ chúng tôi bay lên đó để lấy một vật không xứng đáng như thế. Hãy trao cái bát đó cho chúng tôi.

- Vị nào bay lên đó được thì cái bát thuộc về người ấy.

Nathaputta lại bảo các đệ tử:

- Ta sẽ đưa tay chân như sắp bay lên, nhưng các ngươi phải chạy đến ôm ta đè xuống đất, rồi nói như vầy Sư phụ làm gì thế ? Không nên biểu lộ thần thông của bậc A-la-hán cho nhiều người thấy chỉ vì một cái chén gỗ như thế.

Rồi Nathaputta đến nói với ông trưởng giả:

- Này ông trường giả, hãy trao cái bát ấy cho tôi. Ðừng bảo tôi phải bay lên để lấy một vật không xứng đáng gì hết.

- Xin ngài hãy bay lên đó mà lấy.

- Thôi được, này các đệ tử, hãy ra đây xem ta bay lên lấy bát đây!

Nói xong, Nathaputta đưa tay lên trời như định bay lên. Các đệ tử vội chạy đến ôm ông ta, đè xuống đất, la lớn:

- Sư phụ ! sư phụ làm gì thế ? Không nên biểu lộ thần thông của bậc A-la-hán cho nhiều người thấy chỉ vì một cái chén gỗ như thế.

Ông Nathaputta đứng lên nói với ông trưởng giả:

- Này ông trưởng giả, các đệ tử của tôi không cho tôi bay lên. Vậy ông hãy lấy cái bát xuống trao cho tôi đi.

- Xin ngài hãy bay lên đó mà lấy.

Ðến ngày thứ bảy, ông trưởng giả đứng nhìn cái bát, nói với những người xung quanh:

- Ðến hôm nay tôi biết chắc rằng ở thế gian này không có ai là A-la-hán cả.

Trong lúc đó đại đức Moggallana và đại đức Pindola Bharadvaja đang đi khất thực qua đó, nghe được. Ðại đức Moggallana bảo:

- Này Pindola, sư huynh hãy bay lên lấy cái bác đó xuống đi, để cho họ thấy rằng trong hàng đệ tử Phật cũng có nhiều vị A-la-hán.

- Sư huynh là bậc thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử Phật. Vậy sư huynh hãy bay lên lấy cái bát đó đi. Tôi sẽ bay theo yểm trợ.

- Không cần. Sư huynh bay lên lấy một mình được rồi. Bay lên đi!

Ðại đức Pindola liền nhập định dùng Thần Túc Thông, cất mình lên không trung, bay bảy vòng xung quanh thành Rajagriha cho mọi người nhìn thấy, rồi bay đến nóc nhà ông trưởng giả, lấy cái bát bằng gỗ chiên đàn đỏ đang treo trên ngọn tre, đáp xuống sân trước nhà. Ông trưởng giả sụp xuống lạy lia lịa, rồi bảo gia nhân mang thức ăn quý giá ra cúng dường vào bát của đại đức Pindola và đại đức Moggallana. Hai đại đức im lặng, từ tốn đi trở về tinh xá Jetavana. Dân chúng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Chiều hôm đó đức Phật gọi đại đức Pindola đến quở:

- Này Bharadvaja, sự phô trương thần thông của thầy không làm cho người ngoại đạo hiểu Chánh Pháp, cũng không lợi ích gì cho người đang tu học Giải Thoát. Từ nay, ngoài thuyết pháp, các thầy không được biểu diễn thần thông trước công chúng một cách vô ích như thế nữa và cũng không được dùng bát bằng gỗ.

Nói xong Phật bảo đập vỡ cái bát gỗ chiên đàn đỏ ra dùng làm trầm hương.


http://www.quangduc.com/DucPhat/82s...i đức Pindola Bharadvaja biểu diễn thần thông
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Con rất sẵn lòng cầu mong cho chúng sinh được về Phật Quốc, nhưng thú thiệt đối với người tu sĩ có bề ngoài nghiêm trang đạo mạo, mà trong bụng thì lòng tham "cái bả vinh huê phú quý" dâng cao đến nghẹt họng, những người này con cầu mong cho họ đi địa ngục sớm, ở trỏng cho lâu, chớ con không cầu cho họ được về Phật quốc (nếu Phật quốc mà chứa nhiều cái loại người này chắc có lẻ Phật quốc cũng sớm bị chìm trở xuống .....ngang bằng cõi Ta bà này mà thôi).
Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Con rất sẵn lòng cầu mong cho chúng sinh được về Phật Quốc, nhưng thú thiệt đối với người tu sĩ có bề ngoài nghiêm trang đạo mạo, mà trong bụng thì lòng tham "cái bả vinh huê phú quý" dâng cao đến nghẹt họng, những người này con cầu mong cho họ đi địa ngục sớm, ở trỏng cho lâu, chớ con không cầu cho họ được về Phật quốc (nếu Phật quốc mà chứa nhiều cái loại người này chắc có lẻ Phật quốc cũng sớm bị chìm trở xuống .....ngang bằng cõi Ta bà này mà thôi).
Kính !
Kinh Hoa Nghiêm có dạy một đoạn như sau:
"Chư Phật tử có mười thứ tâm được an ổn:
1/ Mình trụ Bồ Đề Tâm củng phải khiến người trụ Bồ Đề Tâm, nên tâm an ổn.
2/Mình rốt ráo rời giận hờn đấu tránh củng phải khiến người rốt ráo rời giận hờn đấu tránh, nên tâm được an ổn.
3/Mình rời pháp phàm phu củng phải khiến người rời pháp phàm phu, nên tâm được an ổn.
4/Mình siêng tu thiện căn củng phải khiến người siêng tu thiện căn, nên tâm được an ổn.
5/Mình trụ sáu đạo Ba La mật củng phải khiến người trụ sáu đạo ba la mật, nên tâm được an ổn.
6/Mình sanh tại nhà Phật củng phải khiến người sanh tại nhà Phật nên tâm được an ổn.
7/Mình thâm nhập pháp chơn thiệt không tự tánh củng phải khiến người thâm nhập pháp chơn thiệt không tự tánh, nên tâm được an ổn.
8/Mình không phỉ báng tất cả Phật Pháp củng phải khiến người không phỉ báng tất cả Phật Pháp nên tâm được an ổn.
9/Mình viên mãn nhất thiết trí Bồ Đề nguyện củng phải khiến người viên mản nhất thiết trí Bồ Đề nguyện nên tâm được an ổn.
10/Mính thâm nhập trí tạng vô tận của Như Lai củng khiến người thâm nhập trí tạng vô tận của Như Lai, nên tâm được an ổn.
Nếu Chư Phật Tử an trụ nơi tâm an ổn này thời được sự an ổn đại trí vô thượng của Như Lai."

Thế nên mình cầu mong tất cả chúng sanh được về Phật Quốc chỉ chừa ...( Ông A, bà B)....!!! như vậy là hỏng bét rồi, (Ông A bà B) không về được thì liệu tâm mình có được an ổn không?

Và nơi chốn mình về với tâm đố kỵ, hiềm khích nơi đó có phải là Phật Quốc không?

ợt qua 10 điều khiến tâm an ổn, mình nên xem lại, và mình nên tu tập,cầu cho được đại trí vô thượng của Như Lai

 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con rất sẵn lòng cầu mong cho chúng sinh được về Phật Quốc, nhưng thú thiệt đối với người tu sĩ có bề ngoài nghiêm trang đạo mạo, mà trong bụng thì lòng tham "cái bả vinh huê phú quý" dâng cao đến nghẹt họng, những người này con cầu mong cho họ đi địa ngục sớm, ở trỏng cho lâu, chớ con không cầu cho họ được về Phật quốc (nếu Phật quốc mà chứa nhiều cái loại người này chắc có lẻ Phật quốc cũng sớm bị chìm trở xuống .....ngang bằng cõi Ta bà này mà thôi).
Kính !
Chào Ngọc Tuấn !

Cám ơn Ngọc Tuấn đã nói thật với lòng mình.

Có phải N/T muốn nói đến những vị Đề Bà Đạt Đa (DBDD) trong Phật pháp hay không ?

Ngày xưa Đề Bà Đạt Đa _ đệ tử của Phật, thật sự là hoàng tộc _ không hiểu vì lý do nào mà xuất gia, nhưng sau một thời gian tu theo đức Phật lên đến chức Thượng Tọa thì tham vọng nổi lên, ông đôi phen thỉnh Phật "về hưu" giao Tăng đoàn lại cho ông lảnh đạo. Phật biết dã tâm của ông, đã trả lời trước mọi người rằng "Trong giáo đoàn của Phật hãy còn nhiều vị Thượng Tọa tài đức vẹn toàn như Ma ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên ...v....v... không có chuyện đến lượt Ông đâu !".

Thỉnh Phật "về hưu" không được, DBDD bèn tự ý tách ra _ dụ dỗ khoảng 300 vị du Tăng khất sĩ _ tự thành lập Giáo Đoàn, chủ trương "giữ Giới Luật" kỹ hơn đệ tử Phật (như tuyệt đối không dùng "ngũ tịnh nhục", ...v...v...).

Với tham vọng "nghẹt họng" DBDD đã phạm nhiều tội Đại nghịch, kết quả là người trẻ tuổi này lâm bệnh nặng, chết non và lập tức thác sanh vào Địa ngục Vô gián.

Đó, kẻ nhiều Tham vọng vì si mê quyền lực thì tự bị tham vọng của mình nhận chìm xuống địa ngục A Tỳ. Tuy thế nhưng do duyên được gặp Phật, đã từng học qua Phật pháp, cho nên sau vô lượng kiếp ngồi trong Địa ngục, thì hậu thân của DBDD cũng sẽ được trở lại tu hành, thành đạo.

Ngọc Tuấn không cần phải cầu cho kẻ kia vào Đại Ngục, "nó" cũng tự vào, nhưng khi lòng mình còn giới hạn thì SỰ THÀNH TỰU CUỐI CÙNG sẽ còn "bợn bợn sẫm màu".

Mục đích của bài 3 này là muốn cho hành giả PHÁ CÁI GIỚI HẠN TRONG LÒNG MÌNH, đây gọi là PHÁT TÂM RỘNG LỚN !

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chào Ngọc Tuấn và các bạn !

Cõi Tây Phương Cực Lạc là "cõi hữu tướng" do Phật A Di Đà hóa hiện ra để tiếp độ tất cả những chúng sinh "nghiệp dày phước mõng", những Phật tử không có điều kiện tu hành nghiêm chỉnh và cả những Phật tử tuy đủ điều kiện tu hành nhưng vẫn mong DỄ DÀNG.

Còn cụm từ "An Lạc Quốc" trong câu này (Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc) là N/Q không nhằm nói đến "cõi hữu tướng" Tây Phương Cực Lạc ấy, mà N/Q muốn nói đến Phật Quốc THẬT SỰ : Thường Tịch Quang Độ.

Chư vị Đại Bồ tát sẽ làm, làm mãi cho đến khi nào TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU AN TRÚ TRONG THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ thì các Ngài mới tròn nguyện.

Độ cho 1 triệu, 2 triệu, 5 tỉ, 10 tỉ chúng sinh về một "Trường Phật Học" _ Tây Phương Cực Lạc _ thì đơn giãn hơn độ cho một vài chúng sinh THÀNH PHẬT.

Sự thành tựu của CON ĐƯỜNG ĐẠI THỪA là sự thành tựu chung cho tất cả chúng sinh, chứ không phải là sự thành tựu cho một vài chúng sinh.

Cho nên có câu "ĐỒNG VIÊN CHỦNG TRÍ" !

Câu "Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc" thực ra là ĐỒNG VIÊN CHỦNG TRÍ (chứ không có phải là "sanh" vào chỗ nào nữa).

Mến !

(chỗ này hơi MẮC _ khó hiểu _ nếu các bạn chưa hiểu thì xin để bụng, sau này sẽ hiểu)
Kính bác Ngọc Quế !
Bác nói :

" Độ cho 1 triệu, 2 triệu, 5 tỉ, 10 tỉ chúng sinh về một "Trường Phật Học" _ Tây Phương Cực Lạc _ thì đơn giãn hơn độ cho một vài chúng sinh THÀNH PHẬT."

Con không hiểu vì sao lại như thế ? Vì sao độ cho một vài người lại khó hơn độ cho hàng triệu, hàng tỉ người ?

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
" Độ cho 1 triệu, 2 triệu, 5 tỉ, 10 tỉ chúng sinh về một "Trường Phật Học" _ Tây Phương Cực Lạc _ thì đơn giãn hơn độ cho một vài chúng sinh THÀNH PHẬT."



Kính !
Nhắc lại kinh Kim Cang đã dạy:
Như thị diệt độ vô lượng vô biên chúng sanh, thiệt vô chúng sanh đắc diệt độ giả.

Thế thì, độ "1" chúng sanh thành Phật hay độ vô lượng chúng sanh nhập vô dư Niết Bàn, hai cái điều ấy là đồng hay là dị ?

- Với suy lường phàm tâm đó là dị, vì độ 1 chúng sanh thành Phật rồi vị Phật ấy độ vô lượng vô biên chúng sanh và trong số ấy có vị Phật kế tiếp để độ vô lượng vô biên chúng sanh... và kế tiếp nửa, ... và...
Còn độ vô lượng vô biên chúng sanh nhập vô dư Niết Bàn rồi ... The end.
Khác nhau là vậy, nên công đức chẳng bằng, và độ khó vì vậy củng tăng cao.

-Với Thánh Trí (trí bậc thánh), có dị mà đồng, vì độ một vị thành Phật thật là gian lao khổ sở, như Văn Thù từng đã độ nhiều vị Phật tiền kiếp của Ngài và Văn Thù chỉ độ cho vị nào "muốn" làm Phật mà thôi. Đó là cái dị của Văn Thù, như Ngài Địa Tạng cái dị là"Đia Ngục vị không, thệ bất thành Phật"
Còn đồng là bởi vì các vị ấy chẳng còn ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng(tức là không thấy, không tưởng, không nghĩ suy lường phàm tâm) thọ giả tướng.

-Với Đại Trí Như Lai, hai chuyện ấy chẳng dị, chẳng đồng, dị mà đồng. Một chúng sanh thành Phật, Phật có thừa. Vạn vạn chúng sanh nhập vô dư Niết bàn, vẫn còn dư chổ.

Các bạn ơi! các bạn thấy nên là Đại trí Như Lai hay là Thánh Trí hay là Suy lường tâm đáo để.


 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Bác nói :

" Độ cho 1 triệu, 2 triệu, 5 tỉ, 10 tỉ chúng sinh về một "Trường Phật Học" _ Tây Phương Cực Lạc _ thì đơn giãn hơn độ cho một vài chúng sinh THÀNH PHẬT."

Con không hiểu vì sao lại như thế ? Vì sao độ cho một vài người lại khó hơn độ cho hàng triệu, hàng tỉ người ?

Kính !
Chào Hắc phong và các bạn !

Trước tiên, xin các bạn cho ý kiến nhận xét về 2 bức ảnh này nhé !

1.
free.jpg


2.
bacsie.jpg


Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Con thấy bức ảnh thứ nhất có "băng-rôn" "free 100% : thức ăn nhanh, hàng điện máy, thời trang và mỹ phẫm"
Xin bác cho biết địa điểm để con đến đó kiếm một cái "con lap" mới, chứ cái này "xi cà que" lắm rồi, cũng có thể con kiếm một bữa sáng trước khi đi học ạh !
Còn bức thứ hai xin bác cũng cho biết luôn đang ở đường nào, để con chọn đường khác mà đi cho chắc ăn, con cũng có thể hiến máu, nhưng .......con sẽ trễ học ạh !
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con thấy bức ảnh thứ nhất có "băng-rôn" "free 100% : thức ăn nhanh, hàng điện máy, thời trang và mỹ phẫm"
Xin bác cho biết địa điểm để con đến đó kiếm một cái "con lap" mới, chứ cái này "xi cà que" lắm rồi, cũng có thể con kiếm một bữa sáng trước khi đi học ạh !
Còn bức thứ hai xin bác cũng cho biết luôn đang ở đường nào, để con chọn đường khác mà đi cho chắc ăn, con cũng có thể hiến máu, nhưng .......con sẽ trễ học ạh !
Kính !
Cám ơn Ngọc Tuấn đã rất thật tình !

Các bạn cũng đã thấy rồi đó, ở đâu "free 100%" _ miễn phí toàn bộ _ thì ở đó kiếm 10.000 lượt khách mỗi ngày không phải là chuyện khó.

Còn như địa điểm "Hiến máu nhân đạo" (cả Bác sĩ và y tá đang méo mặt vì "thất nghiệp") mà không tổ chức rình rang, để bù lại cho khách hiến máu hoặc danh (tuyên dương, thẻ ghi ơn, giấy chứng nhận, .....) hoặc lợi (tiền bạc, quà tặng, suất ăn, ....) thì kiếm vài ba đơn vị máu là chuyện vô cùng hiếm hoi.

Vì sao có sự khác biệt này ?

_ Trường hợp thứ nhất do CHẤP NGÃ mà ai cũng THAM, cũng muốn hưởng thụ thật nhiều, vơ vào cho mình thật nhiều mà không muốn mất đi cái gì cả.

_ Trường hợp thứ hai do CHẤP NGÃ mà không ai muốn "bỏ ra" cái gì của mình, nhất là NỘT TÀI (máu, ....) mà không thu lại được cái gì cả, kể cả lời khen (giấy khen, giấy chứng nhận đã hiến máu, ....) cũng không có.

Mến !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cám ơn Ngọc Tuấn đã rất thật tình !

Các bạn cũng đã thấy rồi đó, ở đâu "free 100%" _ miễn phí toàn bộ _ thì ở đó kiếm 10.000 lượt khách mỗi ngày không phải là chuyện khó.

Còn như địa điểm "Hiến máu nhân đạo" (cả Bác sĩ và y tá đang méo mặt vì "thất nghiệp") mà không tổ chức rình rang, để bù lại cho khách hiến máu hoặc danh (tuyên dương, thẻ ghi ơn, giấy chứng nhận, .....) hoặc lợi (tiền bạc, quà tặng, suất ăn, ....) thì kiếm vài ba đơn vị máu là chuyện vô cùng hiếm hoi.

Vì sao có sự khác biệt này ?

_ Trường hợp thứ nhất do CHẤP NGÃ mà ai cũng THAM, cũng muốn hưởng thụ thật nhiều, vơ vào cho mình thật nhiều mà không muốn mất đi cái gì cả.

_ Trường hợp thứ hai do CHẤP NGÃ mà không ai muốn "bỏ ra" cái gì của mình, nhất là NỘT TÀI (máu, ....) mà không thu lại được cái gì cả, kể cả lời khen (giấy khen, giấy chứng nhận đã hiến máu, ....) cũng không có.

Mến !

Ạ! thì ra là vậy.
Hai tấm ảnh này nói lên rằng:' dụ cả vạn người tới chổ "free 100%", dể hơn là dùng loa phóng thanh để mời "một" người đến nơi hiên máu nhân đạo '
Hai tấm ảnh này cho chúng ta hiểu rằng, khi ta không hiểu được nhửng ý nghĩa sâu xa về đạo lý thì cách tốt nhất là chỉ ra cho ta thấy những việc thật ngay trước mắt, giúp ta chiêm nghiệm được ra vấn đề.
Hay lắm.
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính bác Ngọc Quế !
Như cõi Tây Phương Cực Lạc, con nghe nói Phật A Di Đà "free toàn tập" mà toàn là những vật phẫm thượng hão hạng "vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, ....v...v...." vậy nếu chúng con không "ùn ùn kéo đến" thì phụ lòng Phật A Di Đà đã cực khổ kiến tạo cảnh ấy hay sao ?
Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Như cõi Tây Phương Cực Lạc, con nghe nói Phật A Di Đà "free toàn tập" mà toàn là những vật phẫm thượng hão hạng "vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, ....v...v...." vậy nếu chúng con không "ùn ùn kéo đến" thì phụ lòng Phật A Di Đà đã cực khổ kiến tạo cảnh ấy hay sao ?
Kính !
Hàng "free" là đều hàng dỏm đấy bạn! (câu này mang đầy đũ hai nghĩa)
Thật sự, Phật A Di Đà càng mừng càng vui chứ chẳng có "bị phụ" cả đâu, bạn khéo lo!

Chẳng những thế, mà Phật A Di Đà còn cho một của quý "thật sự", đó là viên minh châu vô thượng, bỏ vào nước nhiễm ô tự nhiên trong , bỏ vào lửa thì lửa hóa ra cam lồ. Hàng này chính cống là hàng thật, chẳng "free" mà cho không, mà củng chẳng cho, vì viên minh châu là Của báu tự hữu.

Như câu chuyện, có một chàng thanh niên con ông bá hộ giàu có, nhưng chàng ta thì ham chơi, phóng túng, phá của... Cho nên cha chàng ta tức ông bá hộ nghĩ thương con mới may một chiếc áo có đính viên minh châu vào chéo áo. Khi sắp lìa đời, ông bá hộ mới kêu người con lại nhắn lời cuối cùng rằng :'dù nghèo khó thế nào con củng đừng rời bỏ chiếc áo này'
Người cha qua đời, và chuyện phải tới đã tới, người con với tính ham chơi phá của, chàng trai củng trở nên nghèo khổ, và thương cha nên dù nghèo vẩn mặc chiếc áo củ rích như cha mình dặn lời cuối cùng.
Cho đến một ngày, chàng gặp người ban củ của cha mình, bạn của cha gặp người con thì mừng vô cùng, lo lắng đầy đủ cho người con. Khi người con đầy đủ rồi thi người bạn của cha mới nói rằng:" Cha anh có nói với tôi trong chiếc áo củ rích của anh đang mặc có một viên minh châu vô giá ở nơi chéo áo" . Thế là, người con bổng trở người giàu có nhất vùng nhờ vào viên minh châu ấy.
Ấy là nghĩa Của báu tự hữu vậy.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Như cõi Tây Phương Cực Lạc, con nghe nói Phật A Di Đà "free toàn tập" mà toàn là những vật phẫm thượng hão hạng "vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não, ....v...v...." vậy nếu chúng con không "ùn ùn kéo đến" thì phụ lòng Phật A Di Đà đã cực khổ kiến tạo cảnh ấy hay sao ?
Kính !
Chào Thế Hùng và các bạn !

Vâng, các bạn có quyền "đi tìm hạnh phúc cho mình", nhưng ........chủ đề này không nói đến chuyện "đi tìm hạnh phúc cho mình" mà nói "đi tìm hạnh phúc cho hết thảy chúng sinh" _ trong đó có mình luôn, vì mình cũng là một chúng sinh mà.

Sẵn đây N/Q đố các bạn nha :

1. Trường nào mà bạn thấy có trang trí rất nhiều màu sắc rực rỡ, có đu quay, cầu tuột, xích đu để vui chơi mà tất cả đều rất an toàn (không có góc cạnh bén nhọn), chương trình học thì nhẹ nhàng đơn giãn, vui nhộn ?

2. Trường nào người ta bố trí rất nhiều chướng ngại vật, hầm hố, dây thép gai, ......, chương trình học thì rất khắc khổ, vất vả ?

Mến !
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính thưa các bạn ! cái "bợn bợn sẫm màu" trong bức ảnh minh họa trên nhằm diễn tả cái thế giới Vô minh (Chúng sinh vô minh và 6 cõi _ Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Tu La, Nhân và Thiên) mà vị A La Hán đã "thây kệ" để nhập Niết Bàn. Vì "thây kệ" cho nên "NÓ" còn nguyên _ không độ "NÓ" thì "NÓ" còn nguyên ở đó chứ làm sao mà mất đi được.

Chuyện chứng nhập Bản Thể Tâm là chuyện "kinh thiên động địa" đối với mọi người, nhưng đối với Phật pháp chỉ là mới bước qua ngưởng cửa _ nghĩa là chưa đi đến đâu cả, sao đã vội tự đủ ? Chí nguyện của người học Phật sao lại nhỏ hẹp thế ?

Cho nên đức Phật bèn chuyển qua thuyết giảng những thời Kinh Phương đẳng Đại Thừa. Nghĩa là chuyển cái mục đích tu hành lên một tầm cao mới : "Ta tu không phải đơn thuần là vì tìm kiếm sự an lạc hạnh phúc vĩnh viễn cho cá nhân ta, vì sợ sanh tử luân hồi mà vì mưu cầu hạnh phúc cho hết thảy chúng sinh, ngày nào còn có chúng sinh tội khổ, ngày ấy chúng ta chưa thể yên ngồi".

Con đường Đại thừa được mở ra với những tấm gương sáng chói :

_ Ngài Địa Tạng Vương Bồ tát nguyện "Địa Ngục vị không thệ bất thành Phật" (Ngày nào Địa Ngục còn thì ngày đó Ngài còn hành Bồ tát hạnh độ sinh, chừng nào Địa Ngục tiêu mất thì Ngài mới thành Phật).
_ Ngài Phổ Hiền Bồ tát với 10 nguyện làm mãi làm mãi .......
_ Ngài Quán Thế Âm Bồ tát với 48 lời nguyện làm mãi làm mãi .....
_ Ngài Văn Thù Bồ tát đã từng độ vô lượng vô số chúng sinh thành Phật mà Ngài vẫn còn hành Bồ tát hạnh.
_ ............
_.............

Cho nên đức Phật bèn chuyển qua thuyết giảng những thời Kinh Phương đẳng Đại Thừa. Nghĩa là chuyển cái mục đích tu hành lên một tầm cao mới : "Ta tu không phải đơn thuần là vì tìm kiếm sự an lạc hạnh phúc vĩnh viễn cho cá nhân ta, vì sợ sanh tử luân hồi mà vì mưu cầu hạnh phúc cho hết thảy chúng sinh, ngày nào còn có chúng sinh tội khổ, ngày ấy chúng ta chưa thể yên ngồi".
Kính bác Ngọc Quế,

Đọc qua các bài của Bác Ngọc Quế, Cầu Pháp thật sự tâm phục, khẩu phục. Với trí tuệ Đại Thừa cao siêu khó thể bàn.
Nhưng vì tâm Cầu Pháp, nói ra những điều thắc mắc, có thể nào Bác hoan hỉ giải bài đoạn trích dẫn thêm một lần nửa.

Cầu Pháp muốn hỏi và học...

Kinh Phương Đẳng có phải là Kinh Đại Phương Đẳng Đà Ra Ni ?
Cho nên đức Phật bèn chuyển qua thuyết giảng những thời Kinh Phương đẳng Đại Thừa.
Lý do gì, Ngài chuyển qua thuyết giảng Kinh Phương Đẳng Đại Thừa ? Nếu Bác có giải thích thì
Cầu Pháp muốn biết ở đâu để học.

Có lời sơ xuất xin bác Ngọc Quế bỏ qua,

Kính, Cầu Pháp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên