Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 3 _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Chào Thế Hùng và các bạn !

Vâng, các bạn có quyền "đi tìm hạnh phúc cho mình", nhưng ........chủ đề này không nói đến chuyện "đi tìm hạnh phúc cho mình" mà nói "đi tìm hạnh phúc cho hết thảy chúng sinh" _ trong đó có mình luôn, vì mình cũng là một chúng sinh mà.

Sẵn đây N/Q đố các bạn nha :

1. Trường nào mà bạn thấy có trang trí rất nhiều màu sắc rực rỡ, có đu quay, cầu tuột, xích đu để vui chơi mà tất cả đều rất an toàn (không có góc cạnh bén nhọn), chương trình học thì nhẹ nhàng đơn giãn, vui nhộn ?
Kính bác Ngọc Quế !
Dạ, câu này có phải bác muốn nói Trường Mẫu Giáo hay không ạh ?

2. Trường nào người ta bố trí rất nhiều chướng ngại vật, hầm hố, dây thép gai, ......, chương trình học thì rất khắc khổ, vất vả ?

Mến !

Còn trường này có phải là Trường đào tạo Sĩ quan hay không, thưa bác ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
1. Trường nào mà bạn thấy có trang trí rất nhiều màu sắc rực rỡ, có đu quay, cầu tuột, xích đu để vui chơi mà tất cả đều rất an toàn (không có góc cạnh bén nhọn), chương trình học thì nhẹ nhàng đơn giãn, vui nhộn ?
Dạ, câu này có phải bác muốn nói Trường Mẫu Giáo hay không ạh ?

2. Trường nào người ta bố trí rất nhiều chướng ngại vật, hầm hố, dây thép gai, ......, chương trình học thì rất khắc khổ, vất vả ?
Còn trường này có phải là Trường đào tạo Sĩ quan hay không, thưa bác ?
Bạn Ngọc Tuấn trả lời đúng rồi !

Nếu chúng ta như trẻ lên 5 thì nên chọn trường Mẫu Giáo là tốt hơn hết.

Nhưng nếu chúng ta đã là thanh niên mà xin vô học Trường Mẫu Giáo thì ..........(khó nói quá !)

Mến !
 

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Vậy có câu này Tịnh Nghiệp mạn phép hỏi tỷ Ngọc Quế.Như bậc A La Hán được coi là chánh giác,vô ngã,đoạn kiến tư hoặc và đã hoàn toàn giải thoát khỏi lục đạo.Nhưng Tịnh Nghiệp có được nghe là các vị A La Hán mới chỉ là thất tín bồ tát và mới chỉ diệt được 8 phẩm vô minh.Nghe vậy Tịnh Nghiệp thấy rất bất ngờ khi hàng thánh giải thoát khỏi lục đạo mà mới chỉ chứng được ngôi vị thứ bảy trong năm hai ngôi vị bồ tát và mới chỉ diệt trừ được 8 phẩm vô minh trong số 41 phẩm vô minh.Như vậy liệu có hợp lý không mong tỷ giải đáp.A Di Đà Phật.

---------------------

Với lại còn thắc mắc như vầy.Nhiều sách thường nói các bậc thinh văn và duyên giác không có phát tâm độ sinh mà thường chọn chốn thanh vắng,hoang vu tự mình an trú trong thiền định.Như vậy sao có thể nói là vô ngã,nếu tâm thật vô ngã thì tịnh thương đã lan toả khắp muôn loài lại thường vì chúng sinh mà tuyên giảng đạo pháp.Vậy xin tỷ chỉ rõ cho Tịnh Nghiệp về lý đó.A Di Đà Phật
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93

Kính bác Ngọc Quế,

......
Nhưng vì tâm Cầu Pháp, nói ra những điều thắc mắc, có thể nào Bác hoan hỉ giải bài đoạn trích dẫn thêm một lần nửa.
Vâng, N/Q sẽ từ từ nói rõ thêm.
Cầu Pháp muốn hỏi và học...

Kinh Phương Đẳng có phải là Kinh Đại Phương Đẳng Đà Ra Ni ?
Kinh Phương Đẳng Đại Thừa là Kinh Hiễn Giáo (mặc dầu vẫn có những câu chú).
Tạng Đà La Ni thuộc Mật Giáo.
Cũng có đôi khi xuất hiện pháp môn "Hiễn Mật viên thông" nhưng hơi hiếm, vì người dạy (bậc Đại Giác Ngộ) phải tinh thông cả Hiễn giáo lẫn Mật Giáo.


Lý do gì, Ngài chuyển qua thuyết giảng Kinh Phương Đẳng Đại Thừa ? Nếu Bác có giải thích thì
Cầu Pháp muốn biết ở đâu để học.
Hầu hết các chùa đều có, trên mạng cũng có, là những Kinh Kim Cang, Viên Giác, Bát Nhã, ..........
Riêng Kinh Pháp Hoa và Kinh Duy Ma Cật thuộc Tối thượng Thừa.

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Vậy có câu này Tịnh Nghiệp mạn phép hỏi tỷ Ngọc Quế.Như bậc A La Hán được coi là chánh giác,vô ngã,đoạn kiến tư hoặc và đã hoàn toàn giải thoát khỏi lục đạo.Nhưng Tịnh Nghiệp có được nghe là các vị A La Hán mới chỉ là thất tín bồ tát và mới chỉ diệt được 8 phẩm vô minh.Nghe vậy Tịnh Nghiệp thấy rất bất ngờ khi hàng thánh giải thoát khỏi lục đạo mà mới chỉ chứng được ngôi vị thứ bảy trong năm hai ngôi vị bồ tát và mới chỉ diệt trừ được 8 phẩm vô minh trong số 41 phẩm vô minh
Chào Tịnh Nghiệp !
Những điều bạn nói trên, Ngọc Quế có biết gì đâu.


.Như vậy liệu có hợp lý không mong tỷ giải đáp.A Di Đà Phật.
Bạn học cái đó ở đâu, thì quay lại đó hỏi "hợp lý hay không hợp lý ?"

Với lại còn thắc mắc như vầy.Nhiều sách thường nói các bậc thinh văn và duyên giác không có phát tâm độ sinh mà thường chọn chốn thanh vắng,hoang vu tự mình an trú trong thiền định.Như vậy sao có thể nói là vô ngã,nếu tâm thật vô ngã thì tịnh thương đã lan toả khắp muôn loài lại thường vì chúng sinh mà tuyên giảng đạo pháp.Vậy xin tỷ chỉ rõ cho Tịnh Nghiệp về lý đó.A Di Đà Phật
1. Cái "Vô Ngã" của những vị Thinh Văn Duyên Giác là "Cuộc đời này không có gì quan trọng cả" cho nên thường chọn nơi "thâm sơn cùng cốc" để sống tạm qua ngày.

2. Cái "Vô Ngã" của hàng Bồ Tát là "không vì mình mà sống, mà làm Phật sự".

3. Cái "Vô Ngã" của những vị "Hộ pháp Bồ tát Ma Ha Tát" là ĐẬP ĐẦU TÀ MA NGOẠI ĐẠO và những kẻ GIẢ DẠNG TU HÀNH.

Ở mỗi trình độ tu chứng, sự thâm hiểu Phật pháp (về Vô Ngã) khác nhau, khiến nên hành động, ứng xử khác nhau
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Lý do gì, Ngài chuyển qua thuyết giảng Kinh Phương Đẳng Đại Thừa ? .

Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi chủ đề này !

Xin nhắc lại, thời buổi bây giờ nếu có hành giả nào chứng được quả vị Tu Đà Hoàn như Ngài Hư Vân Hòa Thượng hay là Ni sư Satomi Myodo (*) đã là chuyện vô cùng quý hiếm rồi, chứ đừng nói chi đến chuyện chứng quả A La Hán.

A La Hán là sao ?

Là hành giả đã thực chứng VÔ NGÃ, là vị đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, là Thầy của những vị Trời và của tất cả loài Người, là bậc xứng đáng cho chúng sanh cúng dường (ỨNG CÚNG _ Giới Hạnh đã tròn đủ, việc làm đã trọn xong) Các Ngài không còn việc gì cần làm ở thế gian đầy phiền não này nữa, lòng các Ngài vắng lặng như mặt nước hồ thu, dù Trời có sập xuống, dù "Đại Hồng Thủy" có dâng lên đến Trời Tam Thiền, Tứ Thiền cũng không có dính dáng gì đến các Ngài nữa; các Ngài đã thực sự đến Giác Ngạn _ vô cùng an toàn.
Chính vì lẻ đó, những vị A La Hán hầu hết đều nhập Niết Bàn, không thèm noi gương hạnh nguyện độ sinh của Chư vị Đại Giác Ngộ.

Đó là nói về "cái được" của Chư vị A La Hán.
Còn "cái chưa được" thì vị A La Hán thường không nghĩ tới.
Các vị A La Hán "chưa được" (thiếu sót) cái gì ?

_ Cái TRÍ của vị A La Hán còn đơn giãn lắm (so với Đại Bồ tát và Phật), các Ngài "làm biếng" suy tư học hỏi. Nên nhớ chỉ có Phật mới có đủ mười hiệu :

Araham : Ứng Cúng

Samma sambuddho : Chánh Biến Tri.

Vijja carana sampanno : Minh Hạnh Túc.

Sugato : Thiện Thệ.

Lokavidu : Thế Gian Giải.

Anuttaro : Vô Thượng Sĩ.

Purisadammasarathi : Ðiều Ngự Trượng Phu .

Sattha devamanussanam : Thiên Nhân Sư.

Buddho : Phật.

Bhagavati : Thế Tôn."

Trong Phạn ngữ, cũng có ghi những danh xưng để tôn kính Đức Phật được biết như sau :

Tathāgata : Như Lai, là người đã đến như thế hay người đã đến từ cõi Chân như.

Arhat : Ứng Cúng, là người đáng được cúng dường, đáng được tôn kính.

Samyak saṃbuddha : Chính Biến Tri hay Tam miệu tam Phật đà, là người hiểu biết đúng tất cả các pháp.

Vidyā caraṇa saṃpanna : Minh Hạnh Túc, là người có đủ trí huệ và đức hạnh.

Sugata : Thiện Thệ, là người đã đi một cách tốt đẹp.

Loka vid : Thế Gian Giải, là người đã thấu hiểu thế giới.

Anuttara puruṣa : Vô Thượng Sĩ, là Đấng tối cao, không ai vượt qua.

Puruṣa damya sārathi : Điều Ngự Đại Trượng Phu, là người đã điều chế được mình và nhân loại.

Deva manuṣyānāṃ śāstṛ : Thiên Nhân Sư, là Bậc thầy của cõi người và cõi Trời.

Bhagavān : Phật Thế Tôn, là Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính.


So với Phật thì vị A La Hán còn thiếu sót rất nhiều, nhưng do ưa tĩnh lặng cho nên các Ngài không quan tâm đến chuyện chi nữa, các Ngài nếu có lờ mờ thấy rằng "mình không bằng đức Phật" cũng bỏ qua, không cần tìm hiểu thêm.

Khi những đệ tử của Phật đắc quả A La Hán rồi, không muốn tu học thêm nữa, thì Phật cũng không thể "rót nước vào cái bình đã đóng nắp".

Cho nên đức Phật chuyển qua thuyết giảng những Kinh Phương Đẳng Đại Thừa, để "vực dậy", để "nâng cao", để đẩy những vị này "vượt lên chính mình" mà đi tiếp, theo hành trình của chư Phật.
___________


*. _ http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?9794
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


Xin nhắc lại, thời buổi bây giờ nếu có hành giả nào chứng được quả vị Tu Đà Hoàn như Ngài Hư Vân Hòa Thượng hay là Ni sư Satomi Myodo (*) đã là chuyện vô cùng quý hiếm rồi, chứ đừng nói chi đến chuyện chứng quả A La Hán.


Kính Bác Ngọc Quế!
Chân thành cám ơn Bác với lọat bài "Cùng Ôn Tập Phật Pháp" này!
Kiến thức Phật Pháp của Bác thật vô cùng rộng, làm lợi ích rất nhiều cho người tập tu.
CT có mấy thắc mắc nhỏ:
1/ Bằng "trí" gì để Bác rỏ biết Đại Lảo Sư Hòa Thượng Hư Vân và Ni Sư Satomi Myodo đắc quả Tu Đà Hoàn? Bằng "trí" gì Bác cho là "đó là chuyện vô cùng quý hiếm"? Và Bác cho là chuyện chứng quả A_La_hán là hàng cực hiếm?
2/Như CT đây tu bao lâu thì được "trí" như Bác?

Kính Thưa Diển Dàn.
Ở Việt Nam chứ không phài bên Tàu hay bên Nhật Bổn, chúng ta vẩn có quyền tự hào và học hỏi những bậc như Tuệ Trung Thượng Sỉ, Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Mãn Giác Thiền Sư, hay Vạn Hạnh Thiền Sư....
Đấy là những bậc bước vào dòng Thánh, quả Dự Lưu, còn Thánh như thế nào, ra làm sao chuyện đó chỉ có Phật (Vô thượng Trí Như Lai) mới biết, ngoài Phật ra không bậc Thánh Trí nào hiểu được.
Theo CT là vậy. Kính
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi chủ đề này !

Xin nhắc lại, thời buổi bây giờ nếu có hành giả nào chứng được quả vị Tu Đà Hoàn như Ngài Hư Vân Hòa Thượng hay là Ni sư Satomi Myodo (*) đã là chuyện vô cùng quý hiếm rồi, chứ đừng nói chi đến chuyện chứng quả A La Hán. Rất cảm ơn Bác Ngọc Quế khuyến tấn. Học Phật cần bỏ đi tâm so sánh cao thấp.

A La Hán là sao ?

Là hành giả đã thực chứng VÔ NGÃ, là vị đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, là Thầy của những vị Trời và của tất cả loài Người, là bậc xứng đáng cho chúng sanh cúng dường (ỨNG CÚNG _ Giới Hạnh đã tròn đủ, việc làm đã trọn xong) Các Ngài không còn việc gì cần làm ở thế gian đầy phiền não này nữa, lòng các Ngài vắng lặng như mặt nước hồ thu, dù Trời có sập xuống, dù "Đại Hồng Thủy" có dâng lên đến Trời Tam Thiền, Tứ Thiền cũng không có dính dáng gì đến các Ngài nữa; các Ngài đã thực sự đến Giác Ngạn _ vô cùng an toàn.
Chính vì lẻ đó, những vị A La Hán hầu hết đều nhập Niết Bàn, không thèm noi gương hạnh nguyện độ sinh của Chư vị Đại Giác Ngộ.

Đó là nói về "cái được" của Chư vị A La Hán.
Còn "cái chưa được" thì vị A La Hán thường không nghĩ tới.
Các vị A La Hán "chưa được" (thiếu sót) cái gì ?

_ Cái TRÍ của vị A La Hán còn đơn giãn lắm (so với Đại Bồ tát và Phật), các Ngài "làm biếng" suy tư học hỏi. Nên nhớ chỉ có Phật mới có đủ mười hiệu :

Araham : Ứng Cúng

Samma sambuddho : Chánh Biến Tri.

Vijja carana sampanno : Minh Hạnh Túc.

Sugato : Thiện Thệ.

Lokavidu : Thế Gian Giải.

Anuttaro : Vô Thượng Sĩ.

Purisadammasarathi : Ðiều Ngự Trượng Phu .

Sattha devamanussanam : Thiên Nhân Sư.

Buddho : Phật.

Bhagavati : Thế Tôn."

Trong Phạn ngữ, cũng có ghi những danh xưng để tôn kính Đức Phật được biết như sau :

Tathāgata : Như Lai, là người đã đến như thế hay người đã đến từ cõi Chân như.

Arhat : Ứng Cúng, là người đáng được cúng dường, đáng được tôn kính.

Samyak saṃbuddha : Chính Biến Tri hay Tam miệu tam Phật đà, là người hiểu biết đúng tất cả các pháp.

Vidyā caraṇa saṃpanna : Minh Hạnh Túc, là người có đủ trí huệ và đức hạnh.

Sugata : Thiện Thệ, là người đã đi một cách tốt đẹp.

Loka vid : Thế Gian Giải, là người đã thấu hiểu thế giới.

Anuttara puruṣa : Vô Thượng Sĩ, là Đấng tối cao, không ai vượt qua.

Puruṣa damya sārathi : Điều Ngự Đại Trượng Phu, là người đã điều chế được mình và nhân loại.

Deva manuṣyānāṃ śāstṛ : Thiên Nhân Sư, là Bậc thầy của cõi người và cõi Trời.

Bhagavān : Phật Thế Tôn, là Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính.

So với Phật thì vị A La Hán còn thiếu sót rất nhiều, nhưng do ưa tĩnh lặng cho nên các Ngài không quan tâm đến chuyện chi nữa, các Ngài nếu có lờ mờ thấy rằng "mình không bằng đức Phật" cũng bỏ qua, không cần tìm hiểu thêm.

Khi những đệ tử của Phật đắc quả A La Hán rồi, không muốn tu học thêm nữa, thì Phật cũng không thể "rót nước vào cái bình đã đóng nắp".

Cho nên đức Phật chuyển qua thuyết giảng những Kinh Phương Đẳng Đại Thừa, để "vực dậy", để "nâng cao", để đẩy những vị này "vượt lên chính mình" mà đi tiếp, theo hành trình của chư Phật.
___________

*. _ http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?9794

Cảm ơn Bác Ngọc Quế đưa tri kiến, sở học chứng đắc của mình lên để phân tách các vị đã chứng đắc 4 quả thánh Thanh Văn Đệ Tử Phật.

Cảm ơn Bác Ngọc Quế một lần nữa đưa thuyết vì sao Phật giảng kinh Phương Đẳng Đại Thừa.

Còn những phần tô màu nâu lợt, Cầu Pháp 11, hiện chưa thông suốt, vẩn còn trong nghi vấn.

Cầu Pháp 12: "Chứng đắc 4 quả vị Thanh Văn, Hoặc... sơ địa, thập địa Bồ tát...v.v. Nếu đem so sánh theo vật lý: Gạo nấu thành cơm, thì cơm không trở lại thành gạo. Nếu trái đã chín rồi thì không bao giờ xanh trở lại.
Nếu nói mấy vị này, có những hành động như "Làm biếng" làm khờ dại hay ứng sử chậm chạp hơn Phàm nhân có trí tuệ... thật là khó hiểu trọn vẹn.
- Nếu ứng sử còn thua thì làm sao có Thập Đại Đệ Tử Phật, với chức danh thập đại đệ Nhất với trí tuệ, thần thông, giới luật.v.v. Điều đệ Nhất.

"Giả thuyết của Bác Ngọc Quế cho rằng các vị A La Hán còn khù khờ, hành động làm biếng, hay mặc kệ vì vì đó... thì trên kinh văn, hình như không có nói như vậy. Dầu kinh văn có nói thì cũng là để phá chấp thành kiến của các đạo Bà La môn. Hoặc muốn lấy hình thức, tập khí còn xót lại của các Đệ tử đem ra so sánh. Có phải là ý Bác.

Lấy sự bình đẳng, từ bi và trí huệ của người học Phật thì cái nghĩa "Tôn Sư, trọng đạo thế nào?"

Cầu Pháp 13: "Phật dạy kinh Phương Đẳng Đại Thừa chỉ riêng cho các vị A La Hán hay là cho tất cả trong hàng "Tứ chúng đệ tử"? Vị Tổ hay kinh sử nào có ghi chép trong thời gian nào Phật chuyển qua thuyết kinh Phương Đẳng? "
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93

CT có mấy thắc mắc nhỏ:
1/ Bằng "trí" gì để Bác rỏ biết Đại Lảo Sư Hòa Thượng Hư Vân và Ni Sư Satomi Myodo đắc quả Tu Đà Hoàn?
Chiếu Thanh mến !

Nếu là Bậc Đại Giác thì những vị ấy dùng Trí Bát Nhã, hay là nhập định (môn Tam Muội) để biết quả vị tu chứng của chư Phật tử, còn N/Q thì chỉ dùng Trí Tuệ Phàm mà thôi, vì rằng cuộc đời 2 vị này đã được in thành sách, cho nên Ngọc Quế dùng Trí Phàm, căn cứ vào những gì mình đã được học từ trong Kinh điễn Phật pháp, từ Thầy Tổ mà biết được.


Bằng "trí" gì Bác cho là "đó là chuyện vô cùng quý hiếm"? Và Bác cho là chuyện chứng quả A_La_hán là hàng cực hiếm?
Cũng bằng Trí Tuệ Phàm mà thôi.

2/Như CT đây tu bao lâu thì được "trí" như Bác?
_ Bạn trân quý Phật pháp, chăm chỉ tu học và điều quan trọng nhất là được dạy dỗ bởi bậc Minh Sư thì bạn sẽ hơn Ngọc Quế.


Ở Việt Nam chứ không phài bên Tàu hay bên Nhật Bổn, chúng ta vẩn có quyền tự hào và học hỏi những bậc như Tuệ Trung Thượng Sỉ, Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Mãn Giác Thiền Sư, hay Vạn Hạnh Thiền Sư....
Không phải N/Q "sính hàng ngoại", nhưng Tuệ Trung Thượng Sĩ là bậc Đại Bồ tát, 3 vị kia đều là Bồ tát, mà trong bài viết trên mục đích là nói đến sự chưa thông của những vị tuy có thấy Chân lý nhưng còn LỜ MỜ, nên không thể đề cập đến những vị này.

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Còn những phần tô màu nâu lợt, Cầu Pháp 11, hiện chưa thông suốt, vẩn còn trong nghi vấn.
Chào Cầu Pháp và các bạn !
Có phải bạn C/P nghi vấn những câu này hay không ?

a. "Các Ngài không còn việc gì cần làm ở thế gian đầy phiền não này nữa"

_ Điều này là một SỰ THẬT.

b."Chính vì lẻ đó, những vị A La Hán hầu hết đều nhập Niết Bàn, không thèm noi gương hạnh nguyện độ sinh của Chư vị Đại Giác Ngộ."

_ Điều này là một SỰ THẬT.

c. "Cái TRÍ của vị A La Hán còn đơn giãn lắm (so với Đại Bồ tát và Phật), các Ngài "làm biếng" suy tư học hỏi."

_ Điều này là một SỰ THẬT.

d. "các Ngài nếu có lờ mờ thấy rằng "mình không bằng đức Phật" cũng bỏ qua, không cần tìm hiểu thêm".

_ Điều này cũng là một SỰ THẬT. Mà đã là SỰ THẬT thì không cần chứng minh, còn lý do "vì sao như thế ?" thì Ngọc Quế đã nói rồi "Phật tử KHÔNG PHÁT TÂM BỒ ĐỀ mà đã thực chứng VÔ NGÃ thì LƠ NGƠ _ mất hướng Chánh Pháp Phật _ không có gì cần làm nữa".

Cầu Pháp 12: "Chứng đắc 4 quả vị Thanh Văn, Hoặc... sơ địa, thập địa Bồ tát...v.v. Nếu đem so sánh theo vật lý: Gạo nấu thành cơm, thì cơm không trở lại thành gạo. Nếu trái đã chín rồi thì không bao giờ xanh trở lại.
_ So sánh chuyện chứng đắc của những quả Thánh trong đạo Phật là chuyện "Gạo nấu thành cơm" là KHÔNG CHÍNH XÁC. Vì sao ? _ Mời các bạn đọc lại đoạn này trong Kinh Kim Cang:

"Tu-Bồ-Đề! Vị Tu-Đà-Hoàn có thể tự nghĩ là mình chứng được quả Tu-Đà-Hoàn chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tu-Đà-Hoàn, gọi là bực Nhập-Lưu, và chính không nhập vào nơi đâu, chẳng vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là Tu-Đà-Hoàn".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị Tư-Đà-Hàm có thể tự nghĩ rằng mình được quả Tư-Đà-Hàm chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tư-Đà-Hàm gọi là bực Nhất-Vãng-Lai, mà thiệt không có vãng-lai, đó gọi là Tư-Đà-Hàm".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-Na-Hàm có thể tự nghĩ rằng, mình được quả A-Na-Hàm chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị A-Na-Hàm gọi là bực Bất-Lai, mà thiệt không có tướng bất-lai, cho nên gọi là A-Na-Hàm".

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Vị A-La-Hán có thể tự nghĩ rằng, mình chứng được quả vị A-La-Hán chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì thiệt không có pháp chi gọi là A-La-Hán. Bạch đức Thế-Tôn! Nếu như vị A-La-Hán nghĩ thế nầy: Ta chứng được quả vị A-La-Hán, thời chính là còn chấp-trước tướng ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.

Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật dạy rằng con được môn "Vô-tránh tam-muội", là bực nhứt trong mọi người, là bực A-La-Hán ly-dục thứ nhứt.

Bạch đức Thế-Tôn! Nếu con tự nghĩ rằng mình được quả-vị A-La-Hán, thời chắc đức Thế-Tôn chẳng nói: Tu-Bồ-Đề là người ưa hạnh tịch-tịnh. Bởi Tu-Bồ-Đề thiệt không khởi một niệm, mới gọi Tu-Bồ-Đề là ưa hạnh tịch tịnh".


Chuyện chứng đắc trong Phật pháp không phải như chuyện "Gạo nấu thành cơm" hay là chuyện "trái sống thành trái chín".

Nếu nói mấy vị này, có những hành động như "Làm biếng" làm khờ dại hay ứng sử chậm chạp hơn Phàm nhân có trí tuệ... thật là khó hiểu trọn vẹn.
_ Ngọc Quế chỉ so sánh các vị A La Hán với các vị Bồ tát, Đại Bồ tát, Phật; chứ không so sánh với phàm nhân. Với phàm nhân thì "nếu phàm nhân là hạt cát thì bậc A La Hán vĩ đại như núi Tu di"

- Nếu ứng sử còn thua thì làm sao có Thập Đại Đệ Tử Phật, với chức danh thập đại đệ Nhất với trí tuệ, thần thông, giới luật.v.v. đều đệ Nhất.
Thập Đại Đệ tử của Phật Thích Ca không phải thuần túy là A La Hán, như Ngài Ma Ha Ca Diếp tuy hiện tướng là A La Hán nhưng thực ra Ngài là Đại Bồ tát theo hạnh nguyện mà giả đóng vai A La Hán tu hạnh đầu đà.

Cầu Pháp 13: "Phật dạy kinh Phương Đẳng Đại Thừa chỉ riêng cho các vị A La Hán hay là cho tất cả trong hàng "Tứ chúng đệ tử"?
_ Phật dạy thì dạy chung, nhưng có những vị "cái lỗ tai họ đóng lại" cho nên dầu họ có nghe, họ vẫn không hiểu.

Vị Tổ hay kinh sử nào có ghi chép trong thời gian nào Phật chuyển qua thuyết kinh Phương Đẳng? "
Ngũ thời thuyết giáo:

1. Thời thứ nhất Hoa nghiêm:

Lúc mới đắc đạo không lâu, đức Phật đã giảng kinh Hoa nghiêm tại cội Bồ-đề. Từ nguồn tâm biển giác, Ngài nói rõ đặc tính cao thâm tinh túy của Phật pháp (là pháp giới trùng trùng duyên khởi thậm thâm).

2. Thời thứ hai A-hàm:

Ðức Phật thuyết kinh A-hàm, nói rõ lý nhân duyên nghiệp cảm, chỉ bày pháp Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Vô Ngã.....v...v.... là những giáo lý cơ bản của Phật giáo.

3. Thời thứ ba Phương đẳng:

Ðức Phật thuyết kinh Phương đẳng, đả phá biên chấp, chê trách Tiểu thừa, tán thán Ðại thừa, khen ngợi Viên giáo. Ngài nói rõ lý của pháp Ðại thừa, hướng dẫn tự lợi lợi tha, khiến hạng người Nhị thừa (Thanh Văn, Duyên Giác) quay về Ðại thừa, khai thị tinh thần Bồ-tát Ðại thừa tích cực lợi tha.

4. Thời thứ tư Bát-nhã:

Ðức Phật thuyết kinh Bát-nhã, nói rõ lý như thật không tướng" của các pháp trong vũ trụ.

5. Thời thứ năm Pháp hoa và Niết-bàn:

Sau cùng, đức Phật thuyết hai kinh Pháp hoa và Niết-bàn, đưa giáo pháp Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát) về Nhất thừa là Phật thừa.

http://www.quangduc.com/coban/154niemtinpg03.html

SAU KHI THÀNH ĐẠO KHOẢNG 30 NĂM, PHẬT BẮT ĐẦU CHUYỂN QUA THUYẾT KINH PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI THỪA. (Phật thuyếp pháp tất cả _ 5 Thừa _ 49 năm).

Mến !
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Chào Cầu Pháp và các bạn !
Có phải bạn C/P nghi vấn những câu này hay không ?

a. "Các Ngài không còn việc gì cần làm ở thế gian đầy phiền não này nữa"

_ Điều này là một SỰ THẬT.

b."Chính vì lẻ đó, những vị A La Hán hầu hết đều nhập Niết Bàn, không thèm noi gương hạnh nguyện độ sinh của Chư vị Đại Giác Ngộ."

_ Điều này là một SỰ THẬT.

c. "Cái TRÍ của vị A La Hán còn đơn giãn lắm (so với Đại Bồ tát và Phật), các Ngài "làm biếng" suy tư học hỏi."

_ Điều này là một SỰ THẬT.
Kính bác Ngọc Quế !
Con không tin "Cái Trí của vị A La Hán còn đơn giãn", có khi các ngài biết hết mà không nói ra (như Ngài Đại Ca Diếp chỉ mĩm cười mà không nói gì) thì ta không thể kết luận như thế được.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con không tin "Cái Trí của vị A La Hán còn đơn giãn", có khi các ngài biết hết mà không nói ra (như Ngài Đại Ca Diếp chỉ mĩm cười mà không nói gì) thì ta không thể kết luận như thế được.
Kính !
Chào Thế Hùng và các bạn !

"Ngài Đại Ca Diếp biết hết" vì Ngài Đại Ca Diếp vốn là "Hóa thân" của một vị Đại Bồ tát _ hẳn các bạn còn nhớ Ngài Đại Bồ Tát Quán Thế Âm có nguyện : "Ưng dĩ Thanh Văn thân đắc độ giả, tức hiện Thanh Văn thân nhi vị thuyết pháp" (nếu việc độ sinh cần phải hiện thân Thanh Văn thì Ngài liền hiện thân Thanh Văn để làm Phật sự).

Phật thì có Tứ Trí (Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí), còn vị A La Hán có thành tựu được 1 trí nào trong 4 trí đó hay không ?

_ Thưa không ! Vị A La Hán chỉ có CĂN BẢN TRÍ mà thôi.

Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
"Cầu mong cho chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc" thì con cũng sẵn lòng, nhưng còn con thì sao ? Khi chúng sinh sanh về Phật quốc hết trơn, mà con thì ..... không biết _ chưa biết _ về đâu, thì cũng hơi buồn lắm đó !
Kính !
(Con không muốn ở lại cõi này một mình)
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
"Cầu mong cho chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc" thì con cũng sẵn lòng, nhưng còn con thì sao ? Khi chúng sinh sanh về Phật quốc hết trơn, mà con thì ..... không biết _ chưa biết _ về đâu, thì cũng hơi buồn lắm đó !
Kính !
(Con không muốn ở lại cõi này một mình)
Chào Ngọc Tuấn và các bạn !

Vậy Ngọc Tuấn có phải là một CHÚNG SINH hay không ?!

Khi chúng sinh về Phật Quốc HẾT TRƠN thì làm gì còn sót một Ngọc Tuấn cho được !

Cái "thấy" CÓ HAI _ Mình và chúng sinh _ chủ thể riêng khác với đối tượng _ là cái "thấy lầm" của tất cả chúng ta, kể cả những vị Thinh Văn Duyên Giác _ riêng mình nhập Niết Bàn, còn chúng sinh có chìm nổi ở trần gian ô trược thì "thây kệ".

Đức Phật _ những vị Đại Giác Ngộ _ biết rõ, còn có một tầng Chân lý THẬT HƠN cái Chân Lý Vô Ngã nữa, đó là MÌNH và CHÚNG SINH "không hai, không khác", cho nên mới dạy chúng ta và hàng Nhị Thừa PHÁT BỒ ĐỀ TÂM để PHÁ BỜ NGĂN giữa Ta và Chúng sinh.

Nếu riêng Ta nhập Niết Bàn mà chúng sinh tội khổ vẫn còn oằn oại trong sinh tử luân hồi thì..... cái chứng đắc này, sự thành tựu này hãy còn là BẤT TOÀN.

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93

Chào Cầu Pháp !

Xin đề nghị bạn và tất cả các bạn khác, đừng ai trích dẫn lời của Hòa Thượng Tuyên Hóa để hỏi Ngọc Quế (hãy qua trang web Dharmasite.net mà hỏi)

Vì với N/Q đây là một "mê hồn trận", N/Q không có bản lãnh để bước vào "đống bùng nhùng" đó !

Mến !
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Chào Cầu Pháp !

Xin đề nghị bạn và tất cả các bạn khác, đừng ai trích dẫn lời của Hòa Thượng Tuyên Hóa để hỏi Ngọc Quế (hãy qua trang web Dharmasite.net mà hỏi)

Vì với N/Q đây là một "mê hồn trận", N/Q không có bản lãnh để bước vào "đống bùng nhùng" đó !

Mến !

Đãnh lễ Quí Thầy, Quí vị đồng tu, và bác Ngọc Quế nói riêng,

@Cầu Pháp đã vô tình làm cho bác Ngọc Quế sanh phiền não, xin thành tâm sám hối.
Xin thỉnh ý Thầy Tổng Quảng xóa đi, để tránh đi niềm hòa khí, (Xin hãy xóa bỏ post có lược giải của HT. ?)

Còn cầu thỉnh Pháp Phật số 15, 16 cũng xin bác Ngọc Quế bỏ qua, và sẽ không làm ô nhiểm logic bác nữa vậy. Nay cầu pháp muốn thỉnh ý Vị nào hoan hỉ thì xin chia sẽ rất cảm ơn.


Lạm bàn của @Cầu Pháp, Nếu hàng giả cho rằng mình tu thiền chứng đắc được quả Tu đà hoàn, Hàng giả tưởng đó là "Thật chứng đắc". Người đó nghĩ vậy.

Nhưng Kinh Kim Cang thì không nói như vậy là sẽ rớt vào nhị biên, Do đó Kinh mới phá cái nhị biên của Hành giả chấp "có chứng quả".


Kinh Kim Cang thường lấy lý tánh để diệt đi thể dụng của người đó cho rằng "Tôi đã chứng đắc quả Tu đà hoàn"...



Lạm bàn theo Trích dẫn bài giảng của cố HT Thích Thiện Hoa, Ông Tu Bồ Đề thưa với Phật...

"Tuy là có chứng quả Tu Đà Hoàn, Nhưng không thể gọi là quả Tu Đà Hoàn (chỉ là cái tên)... Thì mới gọi là Quả Tu Đà Hoàn?"...?


Cầu Pháp 15: Thỉnh ý Quí vị "Có phải là Kinh Kim Cang Phật dạy "Lấy lý để phá sự ? ".



Cầu Pháp 16: "Thì mới gọi là Quả Tu Đà Hoàn?" Cái nghĩa này có phải là dùng lý để phá chấp ngã người tu...Thật ra ông không bị các thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xoay chuyển. Nên mới gọi là Quả Tu Đà Hoàn! Xin hỏi, có phải là ý này?

[FONT=Times New Roman,Times][FONT=Times New Roman,Times]14. BỐN QUẢ THINH VĂN, KHÔNG NÊN CHẤP MÌNH CÓ CHỨNG QUẢ. [/FONT][/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times][FONT=Times New Roman,Times]Phật hỏi:"Tu Bồ Đề ! Nếu vị Tu đà hoàn tự nghĩ rằng:"Tôi đã đặng quả Tu đà hoàn", nghĩ như thế có được không?"[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Tu Bồ Đề thưa:" Bạch Thế Tôn ! Không thể được. Tại sao vậy? _ Vị Tu đà hoàn, phải không còn có thấy mình có chứng quả Tu đà hoàn (Tàu dịch Nhập lưu), thế mới thật là chứng quả Tu đà hoàn".[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Phật hỏi:" Tu Bồ Đề ! Nếu vị Tư đà hàm tự nghĩ rằng:"Tôi đã đặng quả Tư đà hàm"; nghĩ như thế có được không?".[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Tu Bồ Đề thưa:"Bạch Thế Tôn ! Không thể được. Tại sao vậy? _ Vị Tư đà hàm, phải không còn có thấy mình có chứng quả Tư đà hàm (Tàu dịch Nhứt lai), thế mới thật là chứng quả Tư đà hàm".[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Phật hỏi:" Tu Bồ Đề ! Nếu vị A na hàm tự nghĩ rằng:"Tôi đã đặng quả A na hàm"; nghĩ như thế có đặng không?".[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Tu Bồ Đề thưa:"Bạch Thế Tôn ! Không thể được. Tại sao vậy? _ Vị A na hàm, phải không còn có thấy mình có chứng quả A na hàm (Tàu dịch là Bất lai), thế mới thật là chứng quả A na hàm".[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Phật hỏi:" Tu Bồ Đề ! Nếu vị A la hán tự nghĩ rằng:"Tôi đã đặng quả A la hán"; nghĩ như vậy có đặng không?".[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Tu Bồ Đề thưa:"Bạch Thế Tôn ! Không thể được. Tại sao vậy? _ Vị A la hán, phải không còn có thấy mình có chứng quả A la hán, thế mới thật là chứng quả A la hán. Nếu còn thấy mình chứng quả A la hán tức là còn trụ chấp (dính mắc) về bốn tướng:ngã, nhơn, chúng sanh và tu hành giả, thì không phải thật chứng A la hán.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Bạch Thế Tôn ! Cũng như con đây, vì con không còn chấp mình có tu chứng, nên mới được Như Lai chứng nhận:"Tu Bồ Đề đã đặng pháp Tam muội vô tránh; Tu Bồ Đề là người ưa tu hạnh tịch tịnh (A lan na); Tu Bồ Đề là vị A la hán ly dục thứ nhứt. Trong chúng, Tu Bồ Đề là hơn hết".[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Bạch Thế Tôn ! Nếu con nghĩ (châp rằng:"Con đã đặng quả A la hán, con l;à vị A_la hán ly dục thứ nhứt v.v...thì Đức Như Lai không chứng nhận và không khen ngợi con như vậy".[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]LƯỢC GIẢI[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã, phá trừ cái chấp của bốn quả Thinh văn, tự thấy mình có chứng quả.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Trong kinh Tứ thập nhị chương có chép:[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]"Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng v.v..."[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Nghĩa là: [/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Tu mà không còn chấp mình tu, thế mới thật là tu. Chứng quả, mà không chấp mình chứng quả, thế mới thật là chứng quả v.v....[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Nếu người tu chứng, đúng theo tinh thần của "Kim Cang Bát Nhã", nghĩa là không còn các vọng chấp ngã và pháp hay bốn tướng, thì mới thật tu và thật chứng.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Trái lại, nếu còn chấp ngã, pháp hay bốn tướng (ngã, nhơn v.v..) tức là không nhập được "Kim Cang Bát Nhã", thì không phải thật tu và thật chứng.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Bởi thế nên bốn quả Thinh văn, nếu còn tự thấy mình có chứng quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, tức là còn chấp ngã (ta chứng đặng) và chấp pháp (quả vị để chứng) thì không nhập được "Kim Cang Bát Nhã", nên không phải là Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Ông Tu Bồ Đề, tự đem mình ra làm thí dụ điển hình. Đại ý ông nói: Nếu ông chấp rằng:"Tôi đã đặng pháp Tam muội và đặng quả A la hán v.v..." tức nhiên ông còn chấp ngã (quả A la hán) chấp pháp ( Tam muội), chưa nhập được Kim Cang Bát Nhã, thì Phật đâu có ấn chứng cho ông là vị A la hán ly dục thứ nhứt v.v....[/FONT]


[FONT=Times New Roman,Times]Ngài Phó Đại sĩ nói bài tụng giải thích rằng:[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Nguyên văn (dịch âm):[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Vô sanh tức vô diệt[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Vô ngã phục vô nhơn[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Vĩnh trừ phiền não chướng[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Trường từ hậu hữu thân[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Cảnh vong tâm diệc diệt[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Vô phục khởi tham sân[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Vô bi không hữu trí[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Hốt nhiên độc nhậm chơn.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Dịch nghĩa:[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Không sanh cũng không diệt[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Không ngã cũng không nhơn[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Dứt trừ phiền não chướng[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Không còn có thân sau[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Tâm cảnh đều vắng lặng[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Do đâu khởi tham sân[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Không bi cũng không trí[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Thế mới nhập Chơn như.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]ĐẠI Ý[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Nếu không còn các vọng chấp nhơn, ngã, sanh, diệt v.v...thì các phiền não không do đâu mà sanh ra. Phiền não không sanh, tức không tạo nghiệp, nên không bị sanh tử luân hồi. Vì tâm và cảnh đã vắng lặng thì do đâu khởi tâm, sân, si. Cho đến bi và trí cũng không chấp, nên chơn tâm hay chơn như tự hiện bày.[/FONT]


[FONT=Times New Roman,Times]Tóm lại, vì không còn các vô minh vọng chấp: nhơn, ngã, tâm, cảnh, sanh, diệt v.v...nên mới chứng đặng chơn tâm thanh tịnh. Như thế mới thật tu và thật chứng.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]GIẢI DANH TỪ[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Tu đà hoàn: trong bốn quả Thanh văn của Tiểu thừa, Tu đà hoàn là quả Thánh nhỏ nhứt. Tu đà hoàn là dịch âm tiếng Phạn, Trung hoa dịch là "Dự lưu" hoặc "Nhập lưu", nghĩa là mới dự vào dòng Thánh nhơn.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]Tu đà hàm: Quả Thánh thứ hai trong bốn quả Thinh văn. Trung hoa dịch âm của tiếng Phạn, dịch nghĩa là "Nhứt vãng lai"; nghĩa là còn một lần qua cõi nhơn, thiên để tu hành đoạn hoặc, rồi mới chứng đặng quả A la hán.[/FONT]

[FONT=Times New Roman,Times]A na hàm: Quả Thánh thứ ba trong bốn quả. Trung hoa dịch âm tiếng Phạn, dịch nghĩa "Bất lai"; nghĩa là không còn trở lại thọ sanh trong Dục giới nữa.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]A la hán: Quả Thánh thứ tư trong bốn quả. Trung hoa dịch âm tiếng Phạn, nếu dịch nghĩa, có ba:[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]a. Vô sanh: Không còn sanh trở lại ba cõi[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]b. Sát tặc: Đã giết hết các giặc phiền não.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]c. Ứng cúng: Xứng đáng cho nhơn thiên cúng dường.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Do tu nhơn Tỳ kheo có 3 nghĩa, nên chứng quả A la hán cũng có 3 nghĩa:[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Nhơn Phá ác ..... Vô sanh Quả[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Tỳ kheo Bố ma ... Sát tặc A la hán[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]Khất sĩ .... Ứng cúng[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]TAM MUỘI: Trung hoa dịch âm tiếng Phạn, dịch nghĩa là "Chánh định".[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]TAM MUỘI VÔ TRÁNH: Pháp chánh định hơn hết.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times]A LAN NA: Trung hoa dịch âm tiếng Phạn, nghĩa là không ồn ào náo nhiệt, vắng vẻ thanh tịnh, giải thoát không bị trần luî.[/FONT]
http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/tk-02/Phathocphothong/unicode/phathocphothong-XIId.htm
[/FONT]
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Đãnh lễ Quí Thầy, Quí vị đồng tu, và bác Ngọc Quế nói riêng,

@Cầu Pháp đã vô tình làm cho bác Ngọc Quế sanh phiền não
Chào Cầu Pháp và các bạn !

Vâng, N/Q đọc bài của H.t Tuyên Hóa thì sanh phiền não :

_ Buồn vì người ta nở dùng cái "đống ngôn từ" để làm cho Phật tử lạc vào "mê hồn trận". Bạn ơi ! xây dựng Chánh Kiến thì khó, còn thêu dệt Tà kiến thì không khó (trong bụng mình có bao nhiêu tà kiến cứ việc tuôn ra, ai có hiểu hay không cũng không quan trọng).

Lạm bàn của @Cầu Pháp, Nếu hàng giả cho rằng mình tu thiền chứng đắc được quả Tu đà hoàn, Hàng giả tưởng đó là "Thật chứng đắc". Người đó nghĩ vậy.

Nhưng Kinh Kim Cang thì không nói như vậy là sẽ rớt vào nhị biên, Do đó Kinh mới phá cái nhị biên của Hành giả chấp "có chứng quả".

Đoạn Kinh K/C này Phật chỉ nói lên một sự thật chớ không có "phá nhị biên" gì cả!

Về v/đ này, để N/Q quay trở lại trình bày cho rõ hơn về Quả Tu Đà Hoàn _ mà trước đây chúng ta đã chưa đề cập đến :

Chúng ta bước vào Phật đạo liền được dạy : Lục căn (mắt tai mủi lưỡi thân và ý) tiếp xúc với lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) sanh ra lục thức (thấy, nghe, biết mùi, biết vị, cảm thọ, ghi nhận suy tưởng).

Rồi chúng ta được dạy "tất cả đều Vô Thường, do Vô Thường cho nên Không, do Không cho nên Khổ".

Chúng ta chăm chỉ học, quán, rồi nhận rõ "hình ảnh chợt thấy vụt qua nhanh, âm thanh vừa nghe liền mất hút, mùi hương chỉ còn trong ký ức, vị cũng thế, cảm thọ cũng thế, không có cái gì dừng đứng cho ta nắm bắt được, những tình cảm buồn vui thương ghét cũng thế, tất cả đều trôi qua (như nước trôi qua kẻ tay).

Ta phân vân, ta tìm kiếm một cái gì .... một cái gì chân thật để cho ta nắm bắt và nó sẽ ở luôn với ta.

Tìm không được, chưa được, ta băn khoăn bất ổn (như có hạt cát trong mắt, như có cục đá trong lòng).

Trước ta, người xưa cũng đã thế, Ngài Thần Quang đó, Ngài mang nỗi ưu tư ấy đi tìm một lão "Hồ Tăng" đến từ Ấn độ _ Tổ Đạt Ma _ để cầu mong "trút bỏ gánh nặng nghìn cân" đã lở đeo mang bên mình cả chục năm rồi.

_ Bạch Thầy ! Tâm con không an.
_ Con hãy đem "cái Bất An" đó ra đây, ta sẽ An cho !

Thần Quang "ngó ngược" vào lòng : "Nó đâu ? Sao đứng trước Thầy Tổ, mình không tìm thấy nó đâu cả ?" Chập lâu sau :

_ Bạch Thầy ! con không tìm thấy nó !

Sách xưa kể rằng, Tổ đã trả lời :"Vây, ta đã an tâm cho con rồi đó !", nghe câu này Thần Quang chợt Ngộ đạo, được Tổ Đạt Ma ban cho pháp danh là Huệ Khả.

Sách không hề nói rằng : Trong cái phút giây tìm không thấy "cái bất an" ở đâu, Thần Quang đang bối rối, hụt hẫng thì Tổ đã dùng Công đức của mình _ Mật lực của mình _ để "đạp" cho Thần quang một cái "lọt vào khoảng không". Và đây là ảnh minh họa :

tramtu.jpg


Thần Quang khắc khoải với những ưu tư.

mattieu.jpg


Sau "cú huých" của Tổ Đ/M, Thần Quang chứng quả Tu Đà Hoàn.

Đó, chứng quả Tu Đà Hoàn là thế đó, là chỉ trong khoảng không đầy 1 giây, hành giả như "diều đứt dây", mất phương hướng, không thấy chi cả, hoàn toàn trống rỗng, tuy chỉ trong tích tắc, nhưng có giá trị đồng với thiên thu, vì cái trống rỗng này KHÔNG CÓ CẢ THỜI GIAN (cho nên một sát na cũng là vĩnh cữu).

Sau giây phút ấy, hành giả trở lại là Thần Quang với đầy đủ lục căn, lục thức, lục trần.
Nhưng nếu ai có hỏi : Khi nảy, anh thấy cái gì, được cái gì, chứng cái gì ?
Thì vị tu Đà Hoàn trả lời : "Tui có thấy gì đâu, có được gì đâu, có chứng gì đâu !" (vì chỉ là "cái không không" không chỗ "bám víu") Cho nên Kinh Kim Cang nói :

"Tu-Bồ-Đề! Vị Tu-Đà-Hoàn có thể tự nghĩ là mình chứng được quả Tu-Đà-Hoàn chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tu-Đà-Hoàn, gọi là bực Nhập-Lưu, và chính không nhập vào nơi đâu, chẳng vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó gọi là Tu-Đà-Hoàn".


........

 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kinh Kim Cang thường lấy lý tánh để diệt đi thể dụng của người đó cho rằng "Tôi đã chứng đắc quả Tu đà hoàn"...

Lạm bàn theo Trích dẫn bài giảng của cố HT Thích Thiện Hoa, Ông Tu Bồ Đề thưa với Phật...

"Tuy là có chứng quả Tu Đà Hoàn, Nhưng không thể gọi là quả Tu Đà Hoàn (chỉ là cái tên)... Thì mới gọi là Quả Tu Đà Hoàn?"...?

Cầu Pháp 15: Thỉnh ý Quí vị "Có phải là Kinh Kim Cang Phật dạy "Lấy lý để phá sự ? ".

Cầu Pháp 16: "Thì mới gọi là Quả Tu Đà Hoàn?" Cái nghĩa này có phải là dùng lý để phá chấp ngã người tu...Thật ra ông không bị các thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xoay chuyển. Nên mới gọi là Quả Tu Đà Hoàn! Xin hỏi, có phải là ý này?
Chào Cầu Pháp !

Thiệt tình Ngọc Quế không hiểu "Ai đã giảng điều này với bạn ?"

Theo Ngọc Quế _ với Kinh Kim Cang _ chúng ta phải nói là :

_ Đức Phật đã giảng một điều rất thật _ đó là Chân Lý :

"Nhất thiết hữu vi pháp,
như mộng huyễn bào ảnh,
như lộ diệc như điễn
..........."


(Tất cả các pháp hữu vi,
đều như cảnh mộng, khác gì sương khuya,
thoạt nhìn bọt nước tan rồi,
cũng như chớp giật ngang trời, có đâu ?!)

Cho nên "tu mà như không có tu gì, chứng mà thiệt chẳng chứng gì".

Chân Lý thì như ánh sáng của vầng thái dương, nó "xóa sạch đêm đen", mà thiệt ra không có xóa gì cả vì đêm đen vốn không có, chỉ là sự thiếu ánh sáng mà chúng ta tưởng chừng như đêm đen là một sự thật, nói khác đi "cái Sáng tới thì cái Tối _ vốn không thật có _ tự mất thôi !" (chứ không có diệt gì cả).

Những cái mà ta gọi là SỰ _ trong Kinh Kim Cang _ chỉ là để hiễn Lý, chứ không có diệt hay phá cái gì cả, nếu ta có tạm dùng từ DIỆT hay phá thì chỉ là diệt hay phá CÁI MÊ LẦM rằng : tuồng Mộng Huyễn này là thật.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Hôm nay, con được đọc một đoạn như sau :
Chúng sinh sợ Quả đã viết:
Vậy thành Phật là gì? Trong vô lượng kiếp, Bồ Tát tùy duyên, thị hiện khắp nơi để giáo hóa chúng sinh, cuối cùng để thành Phật. Thành Phật xong rồi nhập Niết Bàn, thoát ngoài ba cõi nghìn đời. Như vậy, giải thoát đồng với mục tiêu thứ tư (mục tiêu này rất gần với các vị A la Hán). Nếu nói vậy, thì người đạt ngang mục tiêu thứ 4 là được rồi, sao tu thêm chi hạnh Bồ Tát? Còn nếu nói, tu hạnh Bồ Tát để tìm đến mục tiêu cao hơn nữa là thành Phật. Nhưng thành Phật rồi thì cũng nhập Niết Bàn, cũng thoát ngoài ba cõi sáu đường không trở lại. Thế thì, nó đâu khác gì mục tiêu A la hán.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18593-Một-vài-tham-vấn!/page9
Con thấy đoạn này có liên quan đến những điều bác đang nói ở đây, xin bác cho ý kiến, giải thích cho rõ hơn, vì con hơi tối dạ.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Hôm nay, con được đọc một đoạn như sau :

Chúng sinh sợ Quả đã viết:
Vậy thành Phật là gì? Trong vô lượng kiếp, Bồ Tát tùy duyên, thị hiện khắp nơi để giáo hóa chúng sinh, cuối cùng để thành Phật. Thành Phật xong rồi nhập Niết Bàn, thoát ngoài ba cõi nghìn đời. Như vậy, giải thoát đồng với mục tiêu thứ tư (mục tiêu này rất gần với các vị A la Hán). Nếu nói vậy, thì người đạt ngang mục tiêu thứ 4 là được rồi, sao tu thêm chi hạnh Bồ Tát? Còn nếu nói, tu hạnh Bồ Tát để tìm đến mục tiêu cao hơn nữa là thành Phật. Nhưng thành Phật rồi thì cũng nhập Niết Bàn, cũng thoát ngoài ba cõi sáu đường không trở lại. Thế thì, nó đâu khác gì mục tiêu A la hán.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18593-Một-vài-tham-vấn!/page9
Con thấy đoạn này có liên quan đến những điều bác đang nói ở đây, xin bác cho ý kiến, giải thích cho rõ hơn, vì con hơi tối dạ.
Kính !
Chào Ngọc Tuấn và các bạn !

Có phải Ngọc Tuấn thắc mắc cái câu "Thành Phật xong rồi nhập Niết Bàn, thoát ngoài ba cõi nghìn đời" hay không ?

Điều này sao N/T không hỏi người viết, mà đi hỏi N/Q ?

Nhưng không sao, chúng ta cùng ôn bài vậy !

Ở chủ đề trước N/Q đã có đề cập chuyện này rồi :

Chào cô Phi Thụy Du !

Cô đã hỏi thì N/Q xin GƯỢNG GẠO dùng CÁI HỮU TƯỚNG để diễn tả CÁI VÔ TƯỚNG (dĩ nhiên chỉ mang tính minh họa) mong cô và các bạn trẻ có thể "nương tay thấy trăng":

* _ . Vị A La Hán khi đã nhập Niết Bàn thì chẳng có chuyện gì để "sinh niệm" hay "không sinh niệm".
* _ . Tuy cùng là "không thân thể và không sinh niệm", nhưng một vị Trời Vô Sắc và vị A La Hán khác nhau :

1.
vosac.jpg

Bức ảnh minh họa này nhằm diễn tả cái mờ mịt của những vị Trời _ vòng tròn tượng trưng cho "không thân" và "không niệm".

2.
nietban.jpg

Bức ảnh này N/Q dùng màu không màu (trắng) để diễn tả cái Vô Ngã của Niết Bàn (A La Hán). Những bợn sẫm màu bao quanh diễn tả Thế giới Vô minh.

3.
chanly.jpg

Bức thứ 3 này nhằm diễn tả CHÂN NHƯ TÂM _ BẤT ĐỘNG QUANG MINH. Tuy vẫn dùng "màu không màu" nhưng sáng rực rỡ THÔNG SUỐT _ CHIẾU KHẮP. Đây là Đại Niết Bàn, gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ cũng được _ TOÀN GIÁC _ chỗ đến cuối cùng của "hành trình Chân Lý".

http://www.diendanphatphap.com/dien...i-2-_-Cầu-Giải-Thoát-Sinh-Tử-Luân-Hồi./page11

Đối với Phật Giáo Nguyên Thủy, đa số các vị chỉ biết Niết Bàn là chỗ đến cuối cùng của người tu Phật, họ hiểu lầm rằng "A La Hán cũng là Phật, khi từ giả cõi đời vị A La Hán nhập Niết Bàn thì Phật cũng nhập Niết Bàn". Họ quên rằng trong các Tự viện, Chùa, Tịnh Xá Nam Tông đều thờ Phật Thích Ca ở vị trí cao nhất mà không hề thờ các vị A La Hán (hay Bích Chi Phật) ở vị trí "độc tôn" ấy _ không thờ ngang với đức Phật bao giờ.

Đức Phật biết Niết Bàn nhưng không nhập _ vì đức Phật nói "Niết Bàn chỉ là chỗ tạm dừng chân _ như quán trọ bên đường, chứ chưa phải là cứu cánh, đích đến cuối cùng mà đức Phật muốn dắt đệ tử của Ngài đến", Đức Phật chỉ nhập Đại Niết Bàn.

Bạn Chúng sinh sợ Quả chắc có lẻ chưa bao giờ đọc qua Kinh Đại Bát Niết Bàn. Vâng, khi vị Hóa thân Phật _ có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni _ hoàn mãn sự nghiệp độ sinh ở cõi Ta Bà này thì Ngài nhập Đại Niết Bàn, chứ không phải Niết Bàn.

Niết Bàn và Đại Niết Bàn khác xa nhau dữ lắm, mà N/Q đã minh họa bằng bức ảnh thứ nhì (Niết Bàn) và bức ảnh thứ ba (Đại Niết Bàn).

Nói Đại Niết Bàn không phải là nói LỚN hơn Niết Bàn, mà là nói CHỖ KHÔNG HAI, là nói đến CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI (cũng là chủ đề thứ tư mà N/Q sẽ mở tiếp theo).

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên