Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm = ?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm là một câu kinh rường cột của bộ kinh Kim Cang. Hẳn là phần đa người học Phật đều biết đến. Nay latuan mở topic Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm = ? là những mong các vị thiện tri thức có tâm cầu, tâm truyền chánh pháp mở lời diễn nghĩa cho có phần tương ưng với nghĩa lý câu trên đặng đại chúng học Phật nơi diễn đàn này được mở mang chút tri kiến Phật.
Rất mong nhận được sự chia sẻ trao đổi thẳng thắn, thuận nghịch, đa chiều về pháp Phật. Trân trọng! Kính mời!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Chào trí giả latuan

Xin làm người "khai đề" nhằm nhận MẮT bố thí:

_ Xin hỏi "vô sở trụ" là chỗ "hành hoạt" (hề hề, văn thoại hiện đại gọi là "bản lề") hay "lập cước" (nền tảng)?

Trừng Hải
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào trí giả latuan

Xin làm người "khai đề" nhằm nhận MẮT bố thí:

_ Xin hỏi "vô sở trụ" là chỗ "hành hoạt" (hề hề, văn thoại hiện đại gọi là "bản lề") hay "lập cước" (nền tảng)?

Trừng Hải

Kính!
Nếu cho rằng vô sở trụ tức thị bản lề hay nền tảng thì phải chăng đã là hữu trụ, thưa bác Trừng Hải?
Rất vui là bác dùng ngôn từ ngày nay để đại chúng và latuan được cùng hưởng điều lợi lạc.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính!
Nếu cho rằng vô sở trụ tức thị bản lề hay nền tảng thì phải chăng đã là hữu trụ, thưa bác Trừng Hải?
Rất vui là bác dùng ngôn từ ngày nay để đại chúng và latuan được cùng hưởng điều lợi lạc.

Chào trí giả latuan

Khi sanh tâm lựa chọn một trong hai mới sa vào chỗ "hữu trụ", nhưng pháp "hành hoạt" hay "lập cước" vốn xuất sanh từ "vô sở trụ" (tức chỗ liễu nghĩa) thì trú ở nơi đâu!
Xin đặt lại câu hỏi vậy: "vô sở trụ" là phương tiện hay là mục đích? (đặt câu hỏi như vậy thì người đọc dễ lậm vào chỗ chữ nghĩa quy ước khởi sanh khuôn mẫu sáo rỗng với câu trả lời là không phương tiện không cứu cánh;vì vậy xin xem câu hỏi đặt lại này chỉ là để bổ trợ cho câu hỏi trước)

Kính, Trừng Hải
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào trí giả latuan

Khi sanh tâm lựa chọn một trong hai mới sa vào chỗ "hữu trụ", nhưng pháp "hành hoạt" hay "lập cước" vốn xuất sanh từ "vô sở trụ" (tức chỗ liễu nghĩa) thì trú ở nơi đâu!
Xin đặt lại câu hỏi vậy: "vô sở trụ" là phương tiện hay là mục đích? (đặt câu hỏi như vậy thì người đọc dễ lậm vào chỗ chữ nghĩa quy ước khởi sanh khuôn mẫu sáo rỗng với câu trả lời là không phương tiện không cứu cánh;vì vậy xin xem câu hỏi đặt lại này chỉ là để bổ trợ cho câu hỏi trước)

Kính, Trừng Hải
Khi sanh tâm liền có trụ, ngay nơi ưng vô sở trụ cũng là hữu trụ. Song Phật pháp chẳng rơi vào biên kiến, nơi hữu biết hữu liền hành vô. Vô sở trụ là pháp hành vượt thoát phương tiện, rời mục đích, hành nhân hành thâm như gương tiếp vật chẳng động chẳng lay lại chẳng giống gỗ đá vô tri vì còn thân mạng nên ngã, ngã sở hãy còn; lúc bấy giờ chứng ngộ thời nhập hữu dư y niết bàn. Đến khi đủ duyên tứ đại giả hợp tan rã thời nhập vô dư y niết bàn (Thánh đế gượng nói là như vậy).
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm = ?

VNBN xin phép lắm lời: Câu trên dịch nghĩa từng chữ cũng ra nghĩa của nó, Phật dạy các Bồ Tát Hành đạo phải "Không sở hữu bất kì một vật, một pháp nào nơi tâm mà hành động". Vô sở trụ chính là nền tảng để "nhi sanh kỳ tâm", vì chỉ vô sở trụ thì tâm hành động mới không vướng pháp các pháp, không mắc lỗi nhị biên, không mắc lỗi sanh tử, không tham đắm Niết Bàn, chẳng trụ vị nào cả ngay cả vô trụ cũng chẳng trụ thì mới đến chỗ rốt ráo.

Vô sở trụ vốn là bản tánh của mọi pháp, xưa nay vốn đã như thế, các pháp chẳng một chỗ nằm yên để mà trụ đắc, muốn đắc thì cũng chẳng thể đắc được. Tu tập "vô sở trụ" là tập hành tương ưng với bổn tánh của vạn pháp, tu tập theo cái tự nhiên vốn có hay vô tu vô chứng. Nhi sanh kỳ tâm thuộc về dụng tánh, khi đã vô sở trụ thì tâm này không còn giới hạn, dụng rộng khắp mười phương, chẳng nằm trong phạm vi của các thức.

Vô sở trụ là bổn tánh vạn pháp, là cứu cánh tối thượng nhưng "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" là phương tiện giải thoát tất cả hữu tướng, cũng như Phật Quả là phương tiện giải thoát cảnh giới chúng sanh, vốn chẳng có một pháp được xác định là Phật Quả, hoặc là "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"

Vô sở trụ vốn chẳng ai đến được. Tại sao? Vì thực tánh đã luôn vô sở trụ từ xưa đến nay, nó chính là vô sở trụ rồi, nói "đến được" thì chẳng khác nào nói "nó đạt nó", tức lập thêm tri kiến vọng chấp. Thế chẳng có Phật Quả? Như vừa nói đó, theo chỗ thật tánh chẳng có Phật Quả nhưng theo dụng tánh không phải không có Phật Quả. Thí như, thân xác này vốn thật chẳng thật có nhưng không thể nói là hư vô hay không có hay rỗng tếch. Tất cả vạn pháp chúng ta thấy biết đó, không phải thật tánh nhưng chẳng phải không có đó, đều là pháp phương tiện. Nói pháp thiện, hành pháp thiện là để ngăn trừ việc ác, pháp tinh tấn để trị bệnh biếng nhác,... Phật Pháp để đối trị bệnh sanh tử luân hồi, Phật Quả là phương tiện để chấm dứt cảnh giới chúng sanh.

Cho nên dầu rằng vô sở trụ không thể thật sự đạt đến nhưng ưng theo đó mà lần lượt thành tựu tất cả pháp. Phật Quả là phương tiện nhưng nếu không trãi qua thì chưa thể chấm dứt triệt để cảnh giới chúng sanh. Và như vậy cũng nghĩa là, khi đã thành Phật rồi thì vẫn còn tiếp tục mà chỗ này chúng ta chẳng thể suy lường nổi.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

_ Vô sở trụ không phải là vô trụ(= tánh bản nhiên); và "vô sở trụ" cũng không phải nền tảng để đắc thế đệ pháp "kỳ tâm".

_ Trên chỉ là lời trao đổi chỉ rõ cái tỏ ngộ mà năm xưa gã tiều gánh củi Huệ Năng nghe xong chợt hoắt nhiên buông xuống VẠN SỰ tầm cầu PHÁP ĐẠO chớ không phải chỉ trích đâu đạo hữu nha, hề hề

_ Để thấy rõ chỗ tỏ ngộ thường bình đẳng không thay đổi ở mọi hữu tình phàm phu (chớ không chỉ riêng gả tiều gánh củi Huệ Năng) Trừng Hải xin hỏi đạo hữu VNBN nghĩa chữ của "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm"?

Mến, Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Khi sanh tâm liền có trụ, ngay nơi ưng vô sở trụ cũng là hữu trụ. Song Phật pháp chẳng rơi vào biên kiến, nơi hữu biết hữu liền hành vô. Vô sở trụ là pháp hành vượt thoát phương tiện, rời mục đích, hành nhân hành thâm như gương tiếp vật chẳng động chẳng lay lại chẳng giống gỗ đá vô tri vì còn thân mạng nên ngã, ngã sở hãy còn; lúc bấy giờ chứng ngộ thời nhập hữu dư y niết bàn. Đến khi đủ duyên tứ đại giả hợp tan rã thời nhập vô dư y niết bàn (Thánh đế gượng nói là như vậy).

Chào trí giả latuan

_ Trừng Hải vốn ngại "tha nhân" rơi vào chỗ lập ngôn ảo ngữ phi hữu vô "không phương tiện không cứu cánh" vậy mà cũng gặp là "răng rứa tề", hề hề.

_ Vậy là đạo hữu cho rằng bốn chữ "Ưng vô sở trụ" là pháp hành có chỗ hoạt dụng là "chiếu soi" như "gương tiếp vật" (pháp hành hoạt).
Nhưng công phu "gương tiếp vật" vốn không có nghĩa THƯỜNG, ví như khi không vật hay "phi hữu" thì gương kia vô dụng!!! Hay nói cách khác thì "gương tiếp vật" không hàm tàng nghĩa THƯỜNG nên không là bát nhã NHƯ NHƯ.

_ "Nơi hữu biết hữu liền hành vô":
Hữu vốn vô tánh nên có "Tướng bất định" lại hằng "Sanh diệt" nên, thiên hình vạn trạng biến ảo khôn lường lại xoay vần không ngưng nghĩ nên làm sao am tường được HỮU, ví như không bao giờ biết số nhỏ nhất (hay lớn nhất) vì bao giờ cũng sẽ có con số nhỏ hơn (hay lớn hơn) trước đời này và đời sau nữa, nữa, nữa...

MẮT này là "nhãn nhục" Trừng Hải còn đủ hai con nên không nhận vậy. Xin chờ để nhận MẮT khác vậy?

_ Tri giả latuan có thể cho biết nghĩa của tám chữ "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm" được chăng?

Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Chào trí giả latuan

_ Trừng Hải vốn ngại "tha nhân" rơi vào chỗ lập ngôn ảo ngữ phi hữu vô "không phương tiện không cứu cánh" vậy mà cũng gặp là "răng rứa tề", hề hề.

_ Vậy là đạo hữu cho rằng bốn chữ "Ưng vô sở trụ" là pháp hành có chỗ hoạt dụng là "chiếu soi" như "gương tiếp vật" (pháp hành hoạt).
Nhưng công phu "gương tiếp vật" vốn không có nghĩa THƯỜNG, ví như khi không vật hay "phi hữu" thì gương kia vô dụng!!! Hay nói cách khác thì "gương tiếp vật" không hàm tàng nghĩa THƯỜNG nên không là bát nhã NHƯ NHƯ.

_ "Nơi hữu biết hữu liền hành vô":
Hữu vốn vô tánh nên có "Tướng bất định" lại hằng "Sanh diệt" nên, thiên hình vạn trạng biến ảo khôn lường lại xoay vần không ngưng nghĩ nên làm sao am tường được HỮU, ví như không bao giờ biết số nhỏ nhất (hay lớn nhất) vì bao giờ cũng sẽ có con số nhỏ hơn (hay lớn hơn) trước đời này và đời sau nữa, nữa, nữa...

MẮT này là "nhãn nhục" Trừng Hải còn đủ hai con nên không nhận vậy. Xin chờ để nhận MẮT khác vậy?

_ Tri giả latuan có thể cho biết nghĩa của tám chữ "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm" được chăng?

Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
Trừng Hải


Ha ha Ông già này thật biết cách trêu người! sao không dạy người khán " Trí thể Bát Nhã này là của ông của tôi hay của chúng ta" :icon_megagrin:
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 10 2013
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
...

Ha ha Ông già này thật biết cách trêu người! sao không dạy người khán " Trí thể Bát Nhã này là của ông của tôi hay của chúng ta" :icon_megagrin:

Ngươi có thể tự mình dành lấy mặt trời trên không chăng?
Cái lối điên đảo mộng tưởng, ham lam, ngã mạn ... như đám mây che mờ kẻ chột mắt.
Nếu biết rõ Phật cũng không thì khán cái nỗi gì?
Hễ còn dấy lên một niệm phân biệt, thì đủ biết rằng chẳng thể tự tin nơi chính mình. mong muốn tìm cầu cái gì.
Cứ như con cá bị mắc câu mà lại thích thú tạo ra sóng nước khi vùng vằng cố thoát
Tôi nghe trong đây như có kẻ săn bắt, để xem thử bắt được cái gì.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào trí giả latuan

_ Trừng Hải vốn ngại "tha nhân" rơi vào chỗ lập ngôn ảo ngữ phi hữu vô "không phương tiện không cứu cánh" vậy mà cũng gặp là "răng rứa tề", hề hề.

_ Vậy là đạo hữu cho rằng bốn chữ "Ưng vô sở trụ" là pháp hành có chỗ hoạt dụng là "chiếu soi" như "gương tiếp vật" (pháp hành hoạt).
Nhưng công phu "gương tiếp vật" vốn không có nghĩa THƯỜNG, ví như khi không vật hay "phi hữu" thì gương kia vô dụng!!! Hay nói cách khác thì "gương tiếp vật" không hàm tàng nghĩa THƯỜNG nên không là bát nhã NHƯ NHƯ.

_ "Nơi hữu biết hữu liền hành vô":
Hữu vốn vô tánh nên có "Tướng bất định" lại hằng "Sanh diệt" nên, thiên hình vạn trạng biến ảo khôn lường lại xoay vần không ngưng nghĩ nên làm sao am tường được HỮU, ví như không bao giờ biết số nhỏ nhất (hay lớn nhất) vì bao giờ cũng sẽ có con số nhỏ hơn (hay lớn hơn) trước đời này và đời sau nữa, nữa, nữa...

MẮT này là "nhãn nhục" Trừng Hải còn đủ hai con nên không nhận vậy. Xin chờ để nhận MẮT khác vậy?

_ Tri giả latuan có thể cho biết nghĩa của tám chữ "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm" được chăng?

Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
Trừng Hải
Vì bác Trừng Hải dụng nhãn nhục nhìn nên đương nhiên sẽ đặng nhãn nhục vậy?
Ưng vô sở trụ là chỗ latuan chờ kiến giải của chư vị đạo hữu cơ mà.
Ưng vô sở trụ latuan gượng nói không phương tiện cứu cánh chứ không nói là không phương tiện cứu cánh nên không rơi vào phi hữu vô như lời bác Trừng Hải xác quyết vậy.
latuan nói Hành thâm ưng vô sở trụ sẽ như gương tiếp vật chớ không nói "Ưng vô sở trụ" là pháp hành có chỗ hoạt dụng là "chiếu soi" như "gương tiếp vật" của bác Trừng Hải lập ngôn. Vậy nên lập ngôn vế sau của trưởng bối đã bị lệch lạc chỗ biện giải của latuan mất rồi.
Hữu vốn vô tánh ư? Là hữu có tánh hữu, chỉ là vạn pháp vô thường chớ chấp là thường, lại chẳng nên chấp vô thường cho rằng vô tánh. Am tường hữu sẽ được gì?
Bác Trừng Hải học Phật để am tường hữu chăng?
Phải chăng là nhân sai biệt quả hư vọng không?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83

VNBN xin phép lắm lời: Câu trên dịch nghĩa từng chữ cũng ra nghĩa của nó, Phật dạy các Bồ Tát Hành đạo phải "Không sở hữu bất kì một vật, một pháp nào nơi tâm mà hành động". Vô sở trụ chính là nền tảng để "nhi sanh kỳ tâm", vì chỉ vô sở trụ thì tâm hành động mới không vướng pháp các pháp, không mắc lỗi nhị biên, không mắc lỗi sanh tử, không tham đắm Niết Bàn, chẳng trụ vị nào cả ngay cả vô trụ cũng chẳng trụ thì mới đến chỗ rốt ráo.

Vô sở trụ vốn là bản tánh của mọi pháp, xưa nay vốn đã như thế, các pháp chẳng một chỗ nằm yên để mà trụ đắc, muốn đắc thì cũng chẳng thể đắc được. Tu tập "vô sở trụ" là tập hành tương ưng với bổn tánh của vạn pháp, tu tập theo cái tự nhiên vốn có hay vô tu vô chứng. Nhi sanh kỳ tâm thuộc về dụng tánh, khi đã vô sở trụ thì tâm này không còn giới hạn, dụng rộng khắp mười phương, chẳng nằm trong phạm vi của các thức.

Vô sở trụ là bổn tánh vạn pháp, là cứu cánh tối thượng nhưng "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" là phương tiện giải thoát tất cả hữu tướng, cũng như Phật Quả là phương tiện giải thoát cảnh giới chúng sanh, vốn chẳng có một pháp được xác định là Phật Quả, hoặc là "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"

Vô sở trụ vốn chẳng ai đến được. Tại sao? Vì thực tánh đã luôn vô sở trụ từ xưa đến nay, nó chính là vô sở trụ rồi, nói "đến được" thì chẳng khác nào nói "nó đạt nó", tức lập thêm tri kiến vọng chấp. Thế chẳng có Phật Quả? Như vừa nói đó, theo chỗ thật tánh chẳng có Phật Quả nhưng theo dụng tánh không phải không có Phật Quả. Thí như, thân xác này vốn thật chẳng thật có nhưng không thể nói là hư vô hay không có hay rỗng tếch. Tất cả vạn pháp chúng ta thấy biết đó, không phải thật tánh nhưng chẳng phải không có đó, đều là pháp phương tiện. Nói pháp thiện, hành pháp thiện là để ngăn trừ việc ác, pháp tinh tấn để trị bệnh biếng nhác,... Phật Pháp để đối trị bệnh sanh tử luân hồi, Phật Quả là phương tiện để chấm dứt cảnh giới chúng sanh.

Cho nên dầu rằng vô sở trụ không thể thật sự đạt đến nhưng ưng theo đó mà lần lượt thành tựu tất cả pháp. Phật Quả là phương tiện nhưng nếu không trãi qua thì chưa thể chấm dứt triệt để cảnh giới chúng sanh. Và như vậy cũng nghĩa là, khi đã thành Phật rồi thì vẫn còn tiếp tục mà chỗ này chúng ta chẳng thể suy lường nổi.

Vô sở trụ có ai không vậy. Chỉ cố trụ nên luân hồi.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

_ Vô sở trụ không phải là vô trụ(= tánh bản nhiên); và "vô sở trụ" cũng không phải nền tảng để đắc thế đệ pháp "kỳ tâm".

_ Trên chỉ là lời trao đổi chỉ rõ cái tỏ ngộ mà năm xưa gã tiều gánh củi Huệ Năng nghe xong chợt hoắt nhiên buông xuống VẠN SỰ tầm cầu PHÁP ĐẠO chớ không phải chỉ trích đâu đạo hữu nha, hề hề

_ Để thấy rõ chỗ tỏ ngộ thường bình đẳng không thay đổi ở mọi hữu tình phàm phu (chớ không chỉ riêng gả tiều gánh củi Huệ Năng) Trừng Hải xin hỏi đạo hữu VNBN nghĩa chữ của "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm"?

Mến, Trừng Hải

VNBN vốn chẳng ngại sự chỉ trích hay phê bình.

Chúng ta sẽ xem lại nguồn gốc của câu này ở đâu ra:

Nguyên văn đoạn kinh bằng Hán văn như sau:
"Phật cáo Tu-bồ-đề: Ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Đăng Phật sở ư pháp hữu sở đắc phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Như Lai tại Nhiên Đăng Phật sở, ư pháp thật vô sở đắc.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Bồ-tát trang nghiêm Phật độ phủ?

- Phất dã, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.

Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát Ma-ha tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"

Nghĩa là:(bản dịch của HT. Thanh Từ)

Phật hỏi Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Như Lai thuở xưa ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, đối với pháp, có sở đắc chăng?

- Bạch Thế Tôn, không phải vậy! Như Lai ở nơi đức Phật Nhiên Đăng, đối với pháp, thật không có sở đắc.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Bồ-tát trang nghiêm cõi Phật chăng?

- Bạch Thế Tôn, không phải vậy! Vì cớ sao? Trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm.

- Thế nên Tu-bồ-đề, các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia.

Như vậy HT.Thanh Từ đã dịch nghĩa: ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm = không có chỗ trụ mà sanh tâm kia. Tâm kia = kỳ tâm là tâm thanh tịnh siêu vượt của đại bồ tát. Bởi vậy, VNBN mới nói ưng vô sở trụ là nền tảng để sanh tâm thanh tịnh thuần khiết, Tâm ưng vô sở trụ chính là kỳ tâm đó=tâm thanh tịnh thường hằng.

Còn việc mà Ngài Lục Tổ tại sao nghe tới câu "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" mà liễu ngộ là do hoàn cảnh được nghe hợp cơ duyên với Ngài, đây xem như cơ duyên đã định. Một thí dụ sơ sài: thì như bình thường nghe câu "công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" thấy cũng bình thường; tuy nhiên lúc cha mẹ sắp mất mà ta nghe câu này trong lòng liền rúng động sâu xa. Ngày nay chúng ta thường chủ động tạo ra cơ duyên bằng các phương pháp công án, ... sẽ đẫn đến cơ duyên hội đủ liền liễu ngộ
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Vì bác Trừng Hải dụng nhãn nhục nhìn nên đương nhiên sẽ đặng nhãn nhục vậy?
Ưng vô sở trụ là chỗ latuan chờ kiến giải của chư vị đạo hữu cơ mà.
Ưng vô sở trụ latuan gượng nói không phương tiện cứu cánh chứ không nói là không phương tiện cứu cánh nên không rơi vào phi hữu vô như lời bác Trừng Hải xác quyết vậy.
latuan nói Hành thâm ưng vô sở trụ sẽ như gương tiếp vật chớ không nói "Ưng vô sở trụ" là pháp hành có chỗ hoạt dụng là "chiếu soi" như "gương tiếp vật" của bác Trừng Hải lập ngôn. Vậy nên lập ngôn vế sau của trưởng bối đã bị lệch lạc chỗ biện giải của latuan mất rồi.
Hữu vốn vô tánh ư? Là hữu có tánh hữu, chỉ là vạn pháp vô thường chớ chấp là thường, lại chẳng nên chấp vô thường cho rằng vô tánh. Am tường hữu sẽ được gì?
Bác Trừng Hải học Phật để am tường hữu chăng?
Phải chăng là nhân sai biệt quả hư vọng không?

Chào trí giả latuan

_ Tất nhiên hay hề hề, như nhiên là Trừng Hải chỉ có "nhãn nhục" nên phải dụng "nhãn nhục", bằng như đã có mắt trời, mắt pháp...mà còn cầu được cho MẮT thì há không phải là người tham lam dối người hay sao!!!???
Nhưng "nhãn nhục" vẫn khởi dụng diệu kỳ bởi PHẬT PHÁP VÔ BIÊN, mới là cái thấy "mắt sáng" vượt ngôn từ.

_ GƯƠNG mà không có công dụng chiếu soi thì làm cái gì hả trí giả???!!! Nên chỗ thành lời hai chữ "chiếu soi" là nhằm sáng tỏ lời "chẳng giống gỗ đá vô tri" mà thôi. Nhưng nếu trí giả latuan xem không "như ý" thì cũng xin gạt qua một bên vì cũng chỉ là chỗ "râu ria, mắn muối" thôi.

_ Hữu (Pháp) vô tánh là CHÂN ĐẾ thường hằng, phổ biến bình đẳng như thuyền lớn đưa vạn loại hữu tình đến bờ kia lại không dụng lại dụng chỗ hữu tánh biệt tướng thì như kẻ lấy lá bé cỏn con làm thuyền làm sao vượt biển lớn tử sanh, sanh tử???!!!
Vả lại lời "Nơi hữu biết hữu liền hành vô" không phải là chỗ TRỰC CHỈ bởi phải khởi (gia) hành mà dụng nên đâu phải là chỗ tỏ ngộ đốn giáo của gã tiều gánh củi năm xưa???

Tám chữ "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm" là gì vậy hỡi thế nhân ơi?

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
VNBN vốn chẳng ngại sự chỉ trích hay phê bình.

Chúng ta sẽ xem lại nguồn gốc của câu này ở đâu ra:


Như vậy HT.Thanh Từ đã dịch nghĩa: ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm = không có chỗ trụ mà sanh tâm kia. Tâm kia = kỳ tâm là tâm thanh tịnh siêu vượt của đại bồ tát. Bởi vậy, VNBN mới nói ưng vô sở trụ là nền tảng để sanh tâm thanh tịnh thuần khiết, Tâm ưng vô sở trụ chính là kỳ tâm đó=tâm thanh tịnh thường hằng.

Còn việc mà Ngài Lục Tổ tại sao nghe tới câu "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" mà liễu ngộ là do hoàn cảnh được nghe hợp cơ duyên với Ngài, đây xem như cơ duyên đã định. Một thí dụ sơ sài: thì như bình thường nghe câu "công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" thấy cũng bình thường; tuy nhiên lúc cha mẹ sắp mất mà ta nghe câu này trong lòng liền rúng động sâu xa. Ngày nay chúng ta thường chủ động tạo ra cơ duyên bằng các phương pháp công án, ... sẽ đẫn đến cơ duyên hội đủ liền liễu ngộ

Chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

Xem phép đạo hữu cho Trừng Hải một thời gian để cẩn trọng xem lại bản kinh rồi trao đổi sau

Trừng Hải
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào trí giả latuan

_ Tất nhiên hay hề hề, như nhiên là Trừng Hải chỉ có "nhãn nhục" nên phải dụng "nhãn nhục", bằng như đã có mắt trời, mắt pháp...mà còn cầu được cho MẮT thì há không phải là người tham lam dối người hay sao!!!???
Nhưng "nhãn nhục" vẫn khởi dụng diệu kỳ bởi PHẬT PHÁP VÔ BIÊN, mới là cái thấy "mắt sáng" vượt ngôn từ.

_ GƯƠNG mà không có công dụng chiếu soi thì làm cái gì hả trí giả???!!! Nên chỗ thành lời hai chữ "chiếu soi" là nhằm sáng tỏ lời "chẳng giống gỗ đá vô tri" mà thôi. Nhưng nếu trí giả latuan xem không "như ý" thì cũng xin gạt qua một bên vì cũng chỉ là chỗ "râu ria, mắn muối" thôi.

_ Hữu (Pháp) vô tánh là CHÂN ĐẾ thường hằng, phổ biến bình đẳng như thuyền lớn đưa vạn loại hữu tình đến bờ kia lại không dụng lại dụng chỗ hữu tánh biệt tướng thì như kẻ lấy lá bé cỏn con làm thuyền làm sao vượt biển lớn tử sanh, sanh tử???!!!
Vả lại lời "Nơi hữu biết hữu liền hành vô" không phải là chỗ TRỰC CHỈ bởi phải khởi (gia) hành mà dụng nên đâu phải là chỗ tỏ ngộ đốn giáo của gã tiều gánh củi năm xưa???

Tám chữ "Ưng vô sở trụ-Nhi sanh kỳ tâm" là gì vậy hỡi thế nhân ơi?

Trừng Hải
Hi! Xem ra bác Trừng Hải rất tin vào nhãn nhục của mình. Thế cũng tốt! Nếu bác đã tự tin vào trí tuệ của mình, tin rằng đã đủ, đã về đến cố quận thì lời latuan quả thật chẳng đáng để cho bác Trừng Hải nghe.
Lẽ nào... đáng ra latuan nói mặt hồ tiếp vật để tránh vấn nạn như gương tức thị "Phải" chiếu soi nhỉ?
Người cột chuông nên thôi gượng tháo chuông vậy. Bỏ cả ngôn từ dính mắc Phật học xuống nói bằng văn của người đời dựa trên nền hiểu biết khách quan tự thân, cái biết đó mới chánh chân hơn việc vay mượn tuệ tri xứ người, kinh điển - Được việc hay không tự lòng ắt rõ.
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Nhi sanh thì dễ nhận là sản sinh, phát sinh ra, nghĩa này đã rõ chẳng nhọc lạm bàn thêm; Kỳ tâm là gì? Ưng vô sở trụ là chi?
Kỳ tâm gượng nói là bản tâm trùm khắp không ngăn ngại phân biệt dính mắc có không, được mất. Khi hành giả hòa vọng tâm sinh diệt vào bản tâm như như của vạn pháp thì dung chứa được muôn loài, do không điều dính mắc ràng buộc nên đương nhiên an lạc tự tại với vô thường khổ không vô ngã, đây giả lập gọi là niết bàn tại thế - hữu dư y niết bàn.
Do dính mắc ngôn từ nên nói hành giả hòa vào bản tâm tức thì suy nghiệm có trụ kỳ thực khi nhận chân - trực nhận vô minh thì hữu vô đã dừng ngăn ngại, ngay nơi đây là lý sự viên dung chẳng phải trụ lý hay chấp sự vì biết chẳng thể trụ nơi tướng giả hợp gượng nói ưng vô sở trụ chứ thật ra không nói ưng vô sở trụ để hành nhân trụ chấp.
Năm xưa khi tầm đạo Thái tử Tất đạt đa biết đến Áo Nghĩa Thư với atman (tiểu ngã), Braham (Đại ngã) với hành nhân hành trì đặng tiểu ngã trở về đại ngã, Thái tử Tất đạt đa chuyên chú hành trì thiền định quán chiếu để đắc pháp đại ngã, ngay nơi đại ngã người phát minh ra ngay nơi ấy, chỗ trụ tức thị còn đủ đầy phiền muộn nên tự biết chẳng thể vượt thoát luân hồi. Thấy không xong rồi Thái tử Tất đạt đa lìa thầy rời bạn dấn thân trên đường trung đạo về sau chứng ngộ sinh tử giả hợp chẳng thật do trụ chấp có nên mê. Thái tử Tất đạt đa liền chứng pháp vô sanh sau rộng truyền giáo lý giác ngộ giải thoát và một trong những yếu quyết quan trọng của hành nhân bát nhã là ưng vô sở trụ.
Nói thêm một chút về sau kẻ hậu học đọc dăm ba câu kinh, lời kệ rơi vào chấp Không liền rơi vào hữu trụ, lại có kẻ tham cứu kinh điển chuyên sâu tự thị sự học hơn người dối trên lừa dưới cũng do hữu trụ mà ra.
Nhục nhãn hay trạch pháp nhãn cũng do nơi lòng mà ra.
Trân trọng!
Topic Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm = ? latuan chốt lại.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Chào nhị vị latuan và VNBN đồng quý thành viên DĐPPOL

Bởi người lập chủ đề đã đóng "chốt" nên lời trao đổi giữa Trừng Hải với nhị vị đã là bóng nguyệt quan san (bóng trăng sáng vòi vọi cách nghìn trùng) nên sáng ở xa mà tối ở gần vậy là tuy có mà cũng như không, nhưng vẫn thầm cầu lời như không mà thật ra là có vì đến kỳ ắt sẽ là trăng.

Văn tự không trăng
Là trăng sáng vậy

Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn
Trừng Hải




 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên