Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 3 _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Chúng sinh sợ Quả đã viết:
Thành Phật xong rồi nhập Niết Bàn, thoát ngoài ba cõi nghìn đời.
Về chuyện "Thành Phật rồi thoát ngoài ba cõi nghìn đời", N/Q xin hẹn với các bạn ở chủ đề "Đại Niết Bàn" nhé !


sao tu thêm chi hạnh Bồ Tát?
Chuyện này thì chủ đề này _ bài 3 _ đã nói rồi : Vị A La Hán chỉ biết "Ngã là Không", chứ chưa biết "Vạn pháp cũng Không" vì chưa biết cho nên có thái độ dứt khoát "chọn KIA (Niết Bàn) bỏ ĐÂY (Ta Bà _ Cõi Vô Minh)".

Vì bỏ cõi Vô Minh cho nên cõi Vô Minh còn nguyên (đã được minh họa bằng "cái bợn bợn sẫm màu").

Đây là điều vượt quá khả năng của một vị A La Hán, một vị A La Hán thì chỉ có thể giúp chút đỉnh cho những chúng sinh có duyên với mình (Thiện Nghiệp), chứ còn đối với những chúng sinh nặng Nghiệp, nhiều Ác Nghiệp thì vị A La Hán chịu thua.

Phật có hiệu là Thiện Thệ (Khéo qua), còn vị A La Hán thì "Khéo lánh" (vì không có nhiều phương tiện độ sinh).
Phật có hiệu là Thế Gian Giải, còn vị A La Hán thì chỉ có Giải Thoát Giải (chứ không giải thích được chuyện thế gian).
Bậc A La Hán chỉ chế ngự được lòng mình, chứ không nhiếp phục được chúng sinh, cho nên không có hiệu là Điều Ngự Trượng Phu.

Với những thiếu sót đó cho nên bậc A La Hán, Bích Chi Phật cần phải PHÁT BỒ ĐỀ TÂM _ hành BỒ TÁT HẠNH.

Hành Bồ Tát hạnh là chặng đường bắt buộc mà hành giả phải trải qua nếu muốn đi đến Toàn Giác _ nghĩa là THÔNG SUỐT TỘT CÙNG, không còn gì ngăn ngại nữa.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính thưa bác

bậc A La Hán, Bích Chi Phật cần phải PHÁT BỒ ĐỀ TÂM _ hành BỒ TÁT HẠNH

Vì bác đã nói như vậy thì xin bác cho biết :

_ Phật tử còn là phàm phu có quyền Phát Bồ Đề tâm không.Hay chỉ có những bậc đã giác ngộ như A la hán , Bích Chi Phật mới có quyền phát Bồ Đề tâm .
_ Nếu câu trả lời của bác N/Q là "có ",tức là : phàm phu cũng có quyền phát bồ Đề Tâm ( tâm tu muốn đi đến Toàn Giác , Thông Suốt Tột Cùng )thì xin hỏi, phàm phu tuy phát Bồ Đề Tâm nhưng có làm Bồ Tát Hạnh được hay không , hay là phải đợi đến khi ngộ chân tâm rồi thì mới làm Bồ tát Hạnh được.
Đặt câu hỏi này vì rất nhiều người ( đa số Phật Tử ) đều có quan niệm rằng :Chưa ngộ Chân Tâm ( đạt địa vị A la hán ) tức chưa chứng Thánh thì không có việc làm Bồ Tát hạnh.
Thí dụ như : Bồ Tát dùng nhĩ căn viên thông lắng nghe tiếng kêu cứu khổ thì gia hộ cho người đó .Còn phàm phu có lắng nghe tiếng kêu cứu khổ của nạn nhân mà đến cứu khổ thì cũng chỉ là làm nhiệm vụ nghề nghiệp hoặc làm việc thiện .Đa số người cho hành động cứu khổ của phàm phu, và của Bồ Tát hạnh là hai phương diện hoàn toàn khác nhau ( cho dù phàm phu có là Phật Tử đã phát bồ Đề tâm ) Và quan niệm như vậy là đồng nghĩa với , muốn tu theo Đại Thừa thì phải viên mãn con đường và quả chứng của Nguyên Thủy Thừa rồi ,thì mới tiến lên theo Đại Thừa .
Và không có con đường tu theo Đại Thừa mà không thông qua pháp tu của Tiểu Thừa.Trong khi đó thì Kinh Lăng Già nói rằng:
Từ Sơ Địa đến Lục Địa Bồ Tát đắc nhơn vô ngã , nhập Diệt Tận Định với Thanh Văn Duyên Giác chẳng khác , vì nơi định có xuất có nhập, chưa thể niệm niệm nhập. Thất địa Bồ Tát nhập Diệt Tận Định lìa tất cả tướng hữu vô ...

Dám hy vọng bác sẽ từ bi làm sáng tỏ cho mọi người được sáng rõ quan điểm.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính thưa bác

bậc A La Hán, Bích Chi Phật cần phải PHÁT BỒ ĐỀ TÂM _ hành BỒ TÁT HẠNH
Vì bác đã nói như vậy thì xin bác cho biết :

_ Phật tử còn là phàm phu có quyền Phát Bồ Đề tâm không.Hay chỉ có những bậc đã giác ngộ như A la hán , Bích Chi Phật mới có quyền phát Bồ Đề tâm .

Cám ơn Phi Thụy Du đã hỏi !

Theo Giáo Lý Phật, ai cũng có quyền Phát Bồ Đề Tâm, nhưng phải thành tâm _ đối trước Phật đài _ phát nguyện; Chư vị Đại giác Ngộ, chư vị Long Thần Hộ pháp chứng minh.

Sau khi phát nguyện lớn, chư Long Thần Hộ pháp sẽ âm thầm hộ trì, giữ gìn Bồ Đề tâm cho hành giả.

Kể từ giây phút phát nguyện, tuy hành giả còn là phàm phu nhưng được gọi là SƠ PHÁT TÂM BỒ TÁT
.

_ Nếu câu trả lời của bác N/Q là "có ",tức là : phàm phu cũng có quyền phát bồ Đề Tâm ( tâm tu muốn đi đến Toàn Giác , Thông Suốt Tột Cùng )thì xin hỏi, phàm phu tuy phát Bồ Đề Tâm nhưng có làm Bồ Tát Hạnh được hay không , hay là phải đợi đến khi ngộ chân tâm rồi thì mới làm Bồ tát Hạnh được.
Tuy đã phát Bồ Đề Tâm rồi, nhưng trí của hành giả (h/g) còn non nớt lắm, h/g đâu có biết làm thế nào để gọi là "hành Bồ tát hạnh" đâu, cho nên cứ để yên đó (như hạt lúa đã gieo trên ruộng tốt, nó sẽ âm thầm ra rể, nẩy mầm).

Đặt câu hỏi này vì rất nhiều người ( đa số Phật Tử ) đều có quan niệm rằng :Chưa ngộ Chân Tâm ( đạt địa vị A la hán ) tức chưa chứng Thánh thì không có việc làm Bồ Tát hạnh.
.
Sau khi phát Bồ đề Tâm dầu là phàm phu hay vị A La Hán cũng vậy, không ai có thể chủ động hành Bồ tát Hạnh được, nhân duyên sẽ đưa đẩy "việc đến cho mà làm", chỉ cần h/g nhớ Nguyện Lớn của mình là đủ, phản ứng của h/g khi tương tác với cuộc sống sẽ "nâng hạng" h/g lần lần.

Có thể ví dụ như cái dynamo (máy phát điện), hành giả chỉ cần đứng yên (stator), cuộc sống thì chuyển động (rotor), bằng vào sự cọ xát, tương tác mà dòng điện phát sinh (dòng điện dụ cho trí tuệ của hành giả).


Thí dụ như : Bồ Tát dùng nhĩ căn viên thông lắng nghe tiếng kêu cứu khổ thì gia hộ cho người đó .Còn phàm phu có lắng nghe tiếng kêu cứu khổ của nạn nhân mà đến cứu khổ thì cũng chỉ là làm nhiệm vụ nghề nghiệp hoặc làm việc thiện .Đa số người cho hành động cứu khổ của phàm phu, và của Bồ Tát hạnh là hai phương diện hoàn toàn khác nhau ( cho dù phàm phu có là Phật Tử đã phát bồ Đề tâm ) Và quan niệm như vậy là đồng nghĩa với , muốn tu theo Đại Thừa thì phải viên mãn con đường và quả chứng của Nguyên Thủy Thừa rồi ,thì mới tiến lên theo Đại Thừa .
Và không có con đường tu theo Đại Thừa mà không thông qua pháp tu của Tiểu Thừa.
Theo N/Q, h/g không nhất thiết phải kinh qua giai đoạn 1 để chứng quả Nhị Thừa rồi mới vào con đường Đại Thừa. Bởi cớ sao ? Bởi trong Đại Thừa đã bao gồm Tiểu Thừa.

Vị Bồ Tát khi chứng được PHÁP VÔ NGÃ thì đã bao gồm luôn NHÂN VÔ NGÃ, vì NHÂN cũng là một pháp trong vạn pháp.


Trong khi đó thì Kinh Lăng Già nói rằng:
"Từ Sơ Địa đến Lục Địa Bồ Tát đắc nhơn vô ngã , nhập Diệt Tận Định với Thanh Văn Duyên Giác chẳng khác , vì nơi định có xuất có nhập, chưa thể niệm niệm nhập. Thất địa Bồ Tát nhập Diệt Tận Định lìa tất cả tướng hữu vô ..."
Về trích dẫn này xin cô Phi Thụy Du cho biết đây là nguyên văn Kinh hay là sớ giải của vị nào, xin cung cấp link nếu có, còn không có link thì cũng cho biết Quyển nào, đoạn nào, trang mấy để N/Q xem lại, rồi mới có ý kiến được.

Mến !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính bác N/Q

Kính thưa tất cả hành giả !

Theo thiển ý của mình thì:

Câu hỏi này đưa lên chỉ có mục đích muốn nói , nếu hiện tại mà không có phát tâm TỪ yêu thương giúp đỡ nhân loại và động vật ( một cách trí tuệ không phải TỪ một cách mù quáng ngu dại ) thì khi đã đắc quả A la hán không dễ gì phát tâm theo Bồ Tát đạo .


Về phương tiện thì "chỉ cần nhớ nguyện lớn của mình " khi trôi theo dòng đời.
Về trí huệ ,Không phải là hành giả không biết làm thế nào để hành Bồ Tát Hạnh : Cứ theo lục độ Ba la mật mà làm : Bố Thí , Trì giới , Nhẫn nhục, Thiền Định , Tinh Tấn ,Trí Huệ.

Theo Nhập Bồ Đề Hành Luận của Tịch Thiên :Bồ Đề tâm của Đại thừa là phép tu qua đó hành giả :

_ tìm hiểu tại sao mình phải cứu độ cho người
_ quán chiếu cái nhất thể giữa mình và người , phép hoán đổi giữa mình và người ,tức là đặt mình vào địa vị của chúng sinh để thấu rõ tâm trạng của Hữu tình .

Phật giáo Tây tạng nói rằng Bồ Đề tâm có hai dạng :
1/Bồ Đề tâm tương đối :
_xuất phát từ lòng từ bi để giải thoát cho chúng sinh
_Biến ước mơ thành hiện thực

2/Bồ Đề tâm tuyệt đối :Sự chứng ngộ được Tính Không của mọi hiện tượng

Vâng trong Đại thừa bao gồm cả Tiểu thừa ,nhưng ngược lại thì không
Điều trong kinh Lăng Già trích dẫn trên là nói : Địa Vị Thanh Văn Duyên Giác là ứng với Địa vị từ Sơ Địa đến Lục địa trong Thập Địa của Bồ Tát nếu nói về trí huệ .Như thế những giai vị dưới của 53 giai vị , là phép tu của Bồ Tát đạo của Đại Thừa , để nâng cấp lên cho đến hàng Thập Địa.Không phải chỉ tu theo Tiểu thừa mới đạt trí huệ của Sơ Địa đến Lục Địa Bồ Tát.
Trích dẫn này từ trong Kinh Lăng Già bản dịch của TT Thích Duy Lực trang 207.Nhà Xuất Bản Tôn Giáo .

Phàm phu lắng nghe và cứu khổ nhân loại không phải và khác với Đại Bồ Tát lắng nghe và cứu khổ , nhưng là phép tu Bồ Tát hạnh nếu không có niệm rằng ta là người cứu khổ ,ta là người thi ân và người kia là kẻ nhờ ân của ta , ta làm thiện. Nếu phát sinh niệm này thì không phải phép tu Bồ tát hạnh.Vì nếu phát sinh niệm này là không đúng tinh thần vô ngã và chờ sự biết ơn , báo đáp của người ta. Không được như vậy thì giận hờn , sân si.

ptd thì hiểu như vậy
KÍNH





 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !

Trong khi đó thì Kinh Lăng Già nói rằng:
"Từ Sơ Địa đến Lục Địa Bồ Tát đắc nhơn vô ngã , nhập Diệt Tận Định với Thanh Văn Duyên Giác chẳng khác , vì nơi định có xuất có nhập, chưa thể niệm niệm nhập. Thất địa Bồ Tát nhập Diệt Tận Định lìa tất cả tướng hữu vô ..."
Với trích dẫn này, hình như bác đã "nhìn thấy" có một cái gì đó bất ổn ??
Phải chăng là chuyện Diệt Tận Định ?
Kính xin bác "vượt rào" chia sẻ với chúng con và mọi người.
Kính cám ơn trước.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Chào hungcom ! rất vui khi thấy bạn trở lại diễn đàn, bài này đồng thời đáp ứng theo yêu cầu của bạn luôn.

Trong khi đó thì Kinh Lăng Già nói rằng:
"Từ Sơ Địa đến Lục Địa Bồ Tát đắc nhơn vô ngã , nhập Diệt Tận Định với Thanh Văn Duyên Giác chẳng khác , vì nơi định có xuất có nhập, chưa thể niệm niệm nhập. Thất địa Bồ Tát nhập Diệt Tận Định lìa tất cả tướng hữu vô ..."

Dám hy vọng bác sẽ từ bi làm sáng tỏ cho mọi người được sáng rõ quan điểm.
Chào các bạn, cám ơn cô Phi Thụy Du đã cho biết nguồn của trích dẫn trên !
Theo N/Q, vì trích dẫn của cô không trọn câu, khiến cho ý nghĩa bị lệch lạc :


Phật bảo Đại Huệ :

- Từ Sơ Địa đến Lục Địa Bồ Tát đắc nhơn Vô Ngã, (nếu) nhập Diệt Tận Định với Thanh Văn, Duyên Giác chẳng khác; vì nơi định có xuất có nhập, chưa thể niệm niệm nhập. Thất Địa Bồ Tát (nếu) nhập Diệt Tận Định lìa tất cả tướng hữu vô. Dù có tánh Niết Bàn mà chẳng trụ, chẳng như Nhị Thừa có nhiếp thọ sự vui của chánh định, cho chánh định là thiện, duyên theo hữu vi nhập Diệt Tận Định, đọa cảnh giới năng nhiếp sở nhiếp và có hành có giác. Cho nên Thất Địa Bồ Tát niệm niệm nhập Diệt Tận Định mà chẳng nghĩ Diệt Tận Định là thiện, đắc tất cả pháp tướng chẳng sai biệt, chẳng phân biệt pháp hữu, pháp vô, pháp thiện, pháp bất thiện.
.......
Chữ NẾU trong ngoặc đơn là N/Q thêm vào để cho rõ nghĩa.

Các bạn có thấy chăng, Ở câu kế tiếp Phật nói rõ rằng :
Dù có tánh Niết Bàn mà chẳng trụ, chẳng như Nhị Thừa có nhiếp thọ sự vui của chánh định, cho chánh định là thiện, duyên theo hữu vi nhập Diệt Tận Định, đọa cảnh giới năng nhiếp sở nhiếp và có hành có giác.

Chư vị Bồ Tát vì nguyện độ sinh, không ai thực sự nhập Diệt Tận Định cả.

Ngày xưa khi trước khi nhập Đại Niết Bàn, đức Phật lần lượt nhập "thuận nghịch" 9 môn Định, 3 vòng rồi cuối cùng Phật nhập Đại Niết Bàn lúc đang ở Tứ Thiền (chớ không phải Diệt Tận Định)


PHẨM ỨNG TẬN HƯỜN NGUYÊN
THỨ HAI MƯƠI BẢY

Đức Phật bảo đại chúng : “ Giờ đây ta nhập Niết Bàn, cả mình ta đau nhức.”

Nói vừa xong, đức Phật liền nhập sơ thiền, xuất sơ thiền nhập nhị thiền, xuất nhị thiền nhập tam thiền, xuất tam thiền nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập không xứ định, xuất không xứ định nhập thức xứ định, xuất thức xứ định nhập bất dụng xứ định, xuất bất dụng xứ định nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất phi tưởng xứ định nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất phi tưởng xứ định nhập bất dụng xứ định, xuất bất dụng xứ định nhập thức xứ định, xuất thức xứ định nhập không xứ định, xuất không xứ định nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập tam thiền, xuất tam thiền nhập nhị thiền xuất nhị thiền nhập sơ thiền.

Đức Thế Tôn thuận nghịch nhập các thiền định xong, lại phổ cáo đại chúng : “ Ta dùng thậm thâm bát nhã xem khắp ba cõi tất cả lục đạo chúng sanh, ba cõi nầy bổn tánh rời lìa rốt ráo tịch diệt đồng như hư không, không danh,không thức, dứt hẳn các cõi, bổn lai bình đẳng không có tưởng niệm cao hạ, không thấy nghe, không hay biết, không hệ phược, không giải thoát, không chúng sanh, không thọ mạng, không sanh không diệt, chẳng phải thế gian chẳng phải chẳng thế gian, Niết Bàn sanh tử đều không thể được, trước sau bình đẳng vì bình đẳng với các pháp, nhàn cư tịnh trụ không có chỗ thi vi, an trí rốt ráo quyết định bất khả đắc, từ pháp vô trụ pháp tánh thi vi, dứt tất cả tướng, trọn không chỗ có. Pháp tướng như vậy, ai biết rõ thời gọi là người xuất thế, kẻ chẳng biết như vậy thời gọi là đầu mối sanh tử. Đại chúng phải dứt vô minh, diệt đầu mối sanh tử !

Bảo xong, Đức Thế Tôn nhập thiền định siêu việt : Từ sơ thiền xuất liền nhập tam thiền, xuất tam thiền nhập không xứ định, xuất không xứ định nhập vô sở hữu xứ định, xuất vô sở hữu xứ định nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất phi tưởng xứ định nhập thức xứ định, xuất thức xứ định nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập nhị thiền, xuất nhị thiền nhập sơ thiền.

Đức Thế Tôn nghịch thuận nhập thiền định siêu việt xong, lại bảo đại chúng : “ Ta dùng Ma Ha Bát Nhã xem khắp ba cõi tất cả nhơn pháp hữu tình vô tình thảy đều rốt ráo, không hệ phược, không giải thoát, không chủ, không y, không thể nhiếp trì, chẳng ra ba cõi, chẳng vào các cõi, bổn lai thanh tịnh không cấu nhơ, không phiền não, đồng như hư không, chẳng bình đẳng chẳng phải chẳng bình đẳng, dứt hết những động niệm tư tưởng tâm thức. Pháp tướng như vậy gọi là Đại Niết Bàn, thấy rõ được pháp tướng nầy thời gọi là giải thoát, phàm phu chẳng thấy biết thời gọi là vô minh.

Nói xong Đức Phật lại nhập thiền định siêu việt xuất sơ thiền nhập tam thiền nhẫn đến nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhẫn đến nhập sơ thiền.

Nghịch thuận nhập thiền định siêu việt xong, Đức Thế Tôn lại bảo đại chúng : “ Ta dùng Phật nhãn xem khắp ba cõi tất cả các pháp, thể tánh của vô minh vốn là giải thoát, tìm khắp mười phương trọn không thể được. Vì cội gốc đã không nên nhánh lá thảy đều giải thoát. Vì vô minh giải thoát nên hành đến lão tử đều được giải thoát. Do đây nên ngày nay ta an trụ Thường Tịnh Diệt Quang gọi là Đại Niết Bàn.

Lúc đó A Nan quá sầu khổ bi ai tâm trí cuồng loạn, như người quá say không còn biết những việc xung quanh, chẳng thấy đại chúng, cũng chẳng biết Như Lai đã nhập Niết Bàn hay chưa.

Đức Thế Tôn nhập siêu thiền định thuận nghịch ba lần, xem khắp pháp giới ba phen phổ cáo đại chúng, Đức Như Lai lần lượt nhập các thiền định hai mươi bảy lần như vậy.

Vì chẳng biết, nên khi Phật nhập một thiền định A Nan liền hỏi một lần, hai mươi bảy lần hỏi ngài A Nâu Lâu Đà : Phật nhập Niết Bàn hay chưa ?

Ngài A Nâu Lâu Đà rõ biết Như Lai nhập các thiền định, hai mươi bảy lần đều trả lời với A Nan rằng Phật chưa nhập Niết Bàn.

Sau khi ba lần thuận nghịch nhập các thiền định cùng phổ cáo đại chúng, đức Thế Tôn nằm nghiêng bên hữu trên giường thất bảo : Gối đầu phương bắc, chưn chỉ thẳng phương Nam, mặt hướng về phương Tây, lưng day qua phương Đông.

Bốn phía giường, tám cây Ta La chia làm bốn cặp : Một cặp phương Tây ở trước mặt Như Lai, một cặp phương Đông che sau lưng Như Lai, một cặp phương Bắc che trên đầu Như Lai, một cặp phương Nam đứng phía chưn Như Lai.

Lúc đó đúng giữa đêm Đức Như Lai nằm trên giừơng thất bảo trong rừng Ta La
nhập tứ thiền yên lặng mà Bát Niết Bàn.

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhdaibatnietban/dainietban/dainietban-27.htm

Chỉ là Tứ Thiền mà không phải là Diệt Tận Định, điều này mang Mật nghĩa rằng PHẬT PHÁP KHÔNG LÀ PHÁP ĐOẠN DIỆT.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chư vị Bồ Tát vì nguyện độ sinh, không ai thực sự nhập Diệt Tận Định cả.

Ngày xưa khi trước khi nhập Đại Niết Bàn, đức Phật lần lượt nhập "thuận nghịch" 9 môn Định, 3 vòng rồi cuối cùng Phật nhập Đại Niết Bàn lúc đang ở Tứ Thiền (chớ không phải Diệt Tận Định)

...........

Chỉ là Tứ Thiền mà không phải là Diệt Tận Định, điều này mang Mật nghĩa rằng PHẬT PHÁP KHÔNG LÀ PHÁP ĐOẠN DIỆT.
Kính bác Ngọc Quế !
Hình như bác muốn nói rằng Phật Thích Ca cũng chưa thực sự NHẬP DIỆT ?
Nếu vậy sao gọi là Đại Bát Niết Bàn ?
Kính xin bác dạy rõ chỗ này.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Hình như bác muốn nói rằng Phật Thích Ca cũng chưa thực sự NHẬP DIỆT ?
Nếu vậy sao gọi là Đại Bát Niết Bàn ?
Kính xin bác dạy rõ chỗ này.
Cám ơn Hắc phong đã hỏi.

Theo bạn Phật A Di Đà có thực sự NHẬP DIỆT hay không ?
Theo bạn Phật Đa Bảo có thực sự NHẬP DIỆT hay không ?
Theo bạn Chư Phật quá khứ có thực sự NHẬP DIỆT hay không ?

_ KHÔNG chứ gì ! Phật A Di Đà hiện nay vẫn "ĐANG THUYẾT PHÁP"

Bấy giờ Phật bảo Trưởng lão Xá-lợi-phất: Từ đây qua phương Tây cách mười vạn ức cõi Phật có một thế giới tên là Cực Lạc, nước ấy có Phật hiệu là A Di Ðà hiện đang thuyết pháp ở đó.

_ Phật Đa Bảo thì "Ở đâu có giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Ngài và Tháp của Ngài liền hiện đến chứng minh".

Ở phương Ðông cũng có Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Ðại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và Kinh được tất cả chư Phật đều hộ niệm" này.

(10 phương Chư Phật cũng đều hiện tướng lưỡi rộng dài, nói như thế)

_ Điều này chứng tỏ rằng Chư Phật dầu đã nhập Đại Niết Bàn vẫn không bỏ chúng sanh, không thôi độ sinh.

Và Phật Thích Ca cũng không ngoại lệ, chúng ta đừng quên rằng Ngài là Giáo Chủ cõi Ta Bà. Ngày nào cõi Ta Bà này còn, chúng sinh tội khổ còn, thì Phật Thích Ca còn độ sinh, nhưng Ngài không xưng là Thích Ca Mâu Ni nữa mà có thể là một danh hiệu nào khác (như Nguyễn văn Ổi chẳng hạn).

Ví dụ như Admin của chúng ta, tuy không "hiện diện", nhưng vẫn âm thầm theo dõi Diễn Đàn, nếu cần Admin có thể dùng bất kỳ một cái nick nào khác để gần gủi nhắc nhở chúng ta.

Trong Phật pháp chúng ta có câu "HƯ KHÔNG HỮU TẬN, NGÃ NGUYỆN VÔ CÙNG" (Hư không có thể "hết" nhưng nguyện của Ta thì không bao giờ thôi dứt).

Hư không là gì ? Ngày nay chúng ta gọi là "khoảng chân không" đó, trong đó không có các loại khí (Oxy hay ni tơ) gì cả, không có trọng lực, không có cả thời gian và vận tốc. Đã KHÔNG KHÔNG như thế làm sao mà TẬN được ?
Ấy vậy mà với Phật pháp "Hư không vẫn có lúc tận" đấy !

Câu trên có nghĩa là "Dẫu cho một lúc nào đó Hư không diệt tận đi nữa, thì nguyện độ sinh của chư Phật, chư Đại Bồ tát VẪN CÒN".

______________

Còn về ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, sau này chúng ta sẽ còn có dịp tìm hiểu kỹ hơn.

Hiện giờ chỉ có thể nói ngắn gọn với các bạn rằng "Đại Niết Bàn không phải là một khoảng không gian nào khác, tách biệt với thế giới vô minh này đâu !"

(Đại Niết Bàn không như Niết Bàn)

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính bác N/Q
Kính các đạo hữu

Trong kinh Lăng già dùng "Diệt Tận Định" để chỉ Cảnh Giới tối cao của địa vị A la Hán . Đó là cảnh giới nội chứng của A la hán.
Diệt tận định chỉ cảnh giới nội chứng tối cao.
.
Và nếu đó cũng là một trạng thái tâm thiền định (?) thì Diệt Tận Định của A la Hán không phải là Diệt Tận Định ( cảnh giới )của hàng Bồ Tát hay ít nhất là Thất Địa Bồ Tát trở lên .
Cảnh giới nội chứng của Phật , Bồ tát không thể biết .Cảnh giới nội chứng của Bồ Tát , A la hán không thể biết


Diệt Tận Định của ngoại đạo là Phi tưởng Phi Phi Tưởng Định
Diệt Tận Định của A la hán là Niết Bàn
Diệt Tận Định của Bồ Tát là "Tam muội có chánh giác gia trì "
Diệt Tận Định của chư Phật là Đại Niết Bàn .


ptd có sự hiểu như vậy , xin quý vị chỉ giáo .

KÍNH
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Cám ơn Hắc phong đã hỏi.

Theo bạn Phật A Di Đà có thực sự NHẬP DIỆT hay không ?
Theo bạn Phật Đa Bảo có thực sự NHẬP DIỆT hay không ?
Theo bạn Chư Phật quá khứ có thực sự NHẬP DIỆT hay không ?

_ KHÔNG chứ gì ! Phật A Di Đà hiện nay vẫn "ĐANG THUYẾT PHÁP"



_ Phật Đa Bảo thì "Ở đâu có giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Ngài và Tháp của Ngài liền hiện đến chứng minh".

.......

_ Điều này chứng tỏ rằng Chư Phật dầu đã nhập Đại Niết Bàn vẫn không bỏ chúng sanh, không thôi độ sinh.

Và Phật Thích Ca cũng không ngoại lệ, chúng ta đừng quên rằng Ngài là Giáo Chủ cõi Ta Bà. Ngày nào cõi Ta Bà này còn, chúng sinh tội khổ còn, thì Phật Thích Ca còn độ sinh, nhưng Ngài không xưng là Thích Ca Mâu Ni nữa mà có thể là một danh hiệu nào khác (như Nguyễn văn Ổi chẳng hạn).

.....
Kính bác Ngọc Quế !
Con nhớ trong Kinh có nói "Sau khi Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn thì chúng ta sẽ chịu một thời gian dài KHÔNG CÓ PHẬT, cho đến .... khi Phật Di Lặc ra đời".
Liệu câu nói của bác có "tùy tiện" lắm hay không ?
(Con chỉ muốn được bác cắt nghĩa thêm thôi, chư không có ý "bắt bẻ").
Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính Thưa bác N/Q và các đạo hữu,
Sau đây là vài trích dẫn trong Kinh Bi Hoa có nói đến Diệt Tận Định của chư Bồ Tát :

Trong kinh Bi Hoa có nói :
" Bấy giờ , có vị Bồ Tát tên là Hư Không Ấn, do có bản nguyện nên được đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn thọ ký cho, rằng :
_ Thiện nam tử , sau khi ta diệt độ, chánh pháp sẽ trụ thế đủ mười trung kiếp. Khi đã hết mười trung kiếp , vào lúc chánh pháp vừa diệt mất, ông sẽ thành tựu quả A nậu Đa la Tam Miệu Tam Bồ Đề , hiệu là Liên Hoa Tôn Như Lai, Ứng Cúng , Chánh Biến Tri , Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải,Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn .
Lúc ấy , các vị Đại Bồ Tát cùng đến chỗ Phật Nhật Nguyệt Tôn .Đến nơi rồi , đều dùng phép thiền định Sư tử Du hý có đủ sức tự tại để cúng dường đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn. Cúng dường xong , các vị đi quanh Phật ba vòng về bên phải , cùng nhau bạch Phật rằng :
_ Bạch Thế Tôn , chúng con nguyện trong khoảng mười trung kiếp này sẽ nhập Diệt Tận Định" (Phẩm Đà La Ni ) .

-----------------
"Bấy giờ trong chúng hội cũng có vô số các vị Đại Bồ Tát , thảy đều nhìn thấy chư Phật Thế Tôn trong khắp mười phương nhiều đến mức không thể tính đếm. Khi ấy , vô số các vị Bồ Tát trong mười phương đều bỗng nhiên biến mất khỏi thế giới của mình, cùng hiện đến nơi thế giới Chiên Đàn, gặp đức Phật Nhật Nguyệt Tôn, đi quanh lễ bái và cúng dường tôn trọng , cung kính ngợi khen , thảy đều muốn nghe nhận pháp môn Đà la ni này.

Thiện Nam tử! Bấy giờ đức Phật ấy bảo các vị Bồ Tát :
_ Thiện nam tử , nay ta cho phép các ông , vị nào đã đạt địa vị Nhất Sinh Bổ Xứ thì có thể nhập Diệt Tận Định trong mười trung kiếp. Còn những vị khác nên theo Đại Bồ Tát Hư Không Ấn mà thọ pháp môn Đà La Ni này , là Pháp Tạng của hàng Bồ Tát. Nhờ thọ trì pháp này có thể được nhìn thấy chư Phật trong vô số cõi thế giới mười phương . Nhờ được thấy Phật nên tâm sinh hoan hỷ , được đủ mọi căn lành "( Phẩm Đà La Ni )



KÍNH
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con nhớ trong Kinh có nói "Sau khi Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn thì chúng ta sẽ chịu một thời gian dài KHÔNG CÓ PHẬT, cho đến .... khi Phật Di Lặc ra đời".
Liệu câu nói của bác có "tùy tiện" lắm hay không ?
(Con chỉ muốn được bác cắt nghĩa thêm thôi, chư không có ý "bắt bẻ").
Kính !
Cám ơn hungcom đã hỏi !

N/Q thấy trong chữ ký của bạn có câu "Y Nghĩa bất y Ngữ, y Trí bất y Thức", mà sao bạn không Y Nghĩa, y Trí vậy ?

Mời các bạn đọc lại đoạn Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này nhé :


5. - Ví như vị lương-y, trí-tuệ sáng-suốt, khéo luyện phương thuốc trị các bệnh. Người đó nhiều con cái, hoặc mười, hai mươi nhẫn đến số trăm, do có sự duyên đến nước xa khác. Sau lúc đó các người con uống thuốc độc khác, thuốc phát muộn-loạn lăn-lộn trên đất.

Bãy giờ, người cha từ nước xa trở về nhà. Các con uống thuốc độc, hoặc làm mất bản tâm, hoặc chẳng mất, xa thấy cha về đều rất vui mừng, quỳ lạy hỏi thăm: "An-lành về an-ổn. Chúng con ngu-si, lầm uống thuốc độc, xin cứu lành cho, lại ban thọ-mệnh cho chúng con."

Cha thấy các con khổ não như thế, y theo các kinh phương, tìm cỏ thuốc tốt, mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy-đủ. Đâm nghiền hòa-hợp, đưa bảo các con uống mà nói rằng: "Thuốc đại lương-dược này mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy đủ, các con nên uống, mau trừ khổ-não, không còn lại có các bệnh-hoạn".

Trong các con, những người chẳng thất tâm, thấy thuốc lương dược ấy, sắc hương đều tốt, liền bèn uống đó, bệnh trừ hết, được lành mạnh. Ngoài ra, những người thất tâm, thấy cha về dầu cũng vui mừng hỏi thăm, cầu xin trị bệnh, song trao thuốc cho mà không chịu uống.

Vì sao? Vì hơi độc đã thâm-nhập làm mất bản tâm, nơi thuốc tốt thơm đẹp này mà cho là không ngon. Người cha nghĩ rằng: "Người con này đáng thương, bị trúng độc, tâm đều điên-đảo, dầu thấy ta về, mừng cầu xin cứu lành, nhưng thuốc tốt như thế, mà chẳng chịu uống, nay ta bày chước phương-tiện, khiến chúng uống thuốc này".

Nghĩ thế rồi liền bảo rằng: "Các con phải biết, ta nay già suy, giờ chết đã đến, thuốc "lương-dược" tốt này nay để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo không lành". Bảo thế, rồi lạì đến nước khác, sai sứ về nói: "Cha các ngươi đã chết".

Bãy giờ, các con nghe cha chết, lòng rất sầu khổ mà nghĩ rằng: "Nếu cha ta còn, thương xót chúng ta,có thể được cứu hộ, hôm nay bỏ ta xa chết ở nước khác". Tự nghĩ mình nay côi cút, không có chổ cậy nhờ, lòng thường bi-cảm, tâm bèn tỉnh ngộ biết thuốc này, sắc hương vị ngon, liền lấy uống đó, bệnh độc đều lành. Người cha nghe các con đều đã lành mạnh, liền trở về cho các con đều thấy.

Các Thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Vả có người nào có thể nói ông lương y đó mắc tội hư-dối chăng?

- Thưa Thế-Tôn, không thể được!

Phật nói: "Ta cũng như thế, từ khi thành Phật đến nay đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, vì chúng sinh dùng sức phương-tiện nói: "sẽ diệt độ", cũng không ai có thể đúng như pháp mà nói ta có lỗi hư dối.
http://www.quangduc.com/kinhdien/23phaphoa16.html

Các bạn cũng thấy đó, đức Phật nói Ngài sẽ nhập Niết Bàn, mà thiệt ra đâu có nhập diệt đâu :

2. - Bãy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:"Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được vô-thượng chính-đảng chính-giác."

Nhưng, thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghin muôn ức na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam-thiên, đại-thiên, giả-sử có người nghiền làm vi-trần qua phương đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía đông như thế cho đến hết vi-trần đó.

Các thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"

Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Duyên-giác dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy-nghĩ biết được hạn số đó, chúng con trụ bậc bất-thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.

Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên".

3. - Bãy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.
http://www.quangduc.com/kinhdien/23phaphoa16.html

- Như thế, Đại Huệ! Ta ở nơi thế giới Ta Bà này có ba A Tăng Kỳ trăm ngàn danh hiệu, phàm phu thảy đều nghe, mỗi mỗi xưng danh hiệu ta mà chẳng biết là biệt danh của Như Lai Ta. Đại Huệ! Hoặc có chúng sanh biết Ta là Như Lai, hoặc biết ta là Nhất Thiết Trí, hoặc biết là Phật, hoặc biết là Người Cứu Thế, hoặc biết là Người Tự Giác, hoặc biết là Đạo Sư, hoặc biết là Quảng Đạo, hoặc biết là tất cả đạo, hoặc biết là Thiên Nhơn Sư, hoặc biết là Phạm ( người thanh tịnh ), hoặc biết là Trời, hoặt biết là Tự Tại, hoặc biết là thù thắng, hoặc biết là Tiên Nhơn Tóc Vàng, hoặc biết là Chơn Thật, hoặc biết là Mặt trăng, hoặc biết là Mặt trời, hoặc biết là Chúa Tể, hoặc biết là Vô Sanh, hoặc biết là Vô Diệt, hoặc biết là Tánh Không, hoặc biết là Như Như, hoặc biết là Chơn Đế, hoặc biết là Thật Tế, hoặc biết là Pháp Tánh, hoặc biết là Niết Bàn, hoặc biết là Thường, hoặc biết là Bình Đẳng, hoặc biết là Bất Nhị, hoặc biết là Vô Tướng, hoặc biết là Giải Thoát, hoặc biết là Đạo, hoặc biết là Sanh v.v... Đại Huệ ! Ba A Tăng Kỳ trăm ngàn danh hiệu như thế, chẳng thêm chẳng bớt, thế giới này và thế giới khác thảy đều biết Ta, như mặt trăng trong nước chẳng xuất chẳng nhập. Phàm phu chẳng thể biết Ta, vì đọa nơi nhị biên, nhưng đều cung kính cúng dƣờng Ta,mà chẳng khéo biết từ ngữ danh cú, chẳng có tự thông, chẳng phân biệt được tên và nghĩa, lại chấp trước mỗi mỗi văn tự ngôn thuyết, nơi bất sanh bất diệt cho là Vô Tánh, chẳng biết danh hiệu sai biệt của Như Lai dù nhiều mà nghĩa vốn chẳng sai biệt, như một Đế Thích cũng có nhiều danh hiệu vậy. Vì chẳng biết tự thông hội về căn bản, nên đối với tất cả pháp, đuổi theo ngôn thuyết mà chấp trước.

(Kinh Lăng Già _ Bản điện tử (pdf), trang 134 _ HT Duy Lực)
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính bác Ngọc Quế !
Con không tin rằng Phật Thích Ca vẫn luôn hiện diện _ dòm thấy biết mọi khổ đau của chúng sinh thời mạt pháp này.
Như Mẹ Hiền khi thấy con lâm nạn thì bất chấp tất cả _ ai nói gì cũng không quan trọng, cứu con mình là trên hết là quan trọng nhất.
Phật Thích Ca xem chúng sinh như con đỏ, lẻ nào Phật thấy chúng sinh chết hàng trăm thậm chí hàng ngàn người một lúc (khủng bố 11-9), mà vẫn "điềm nhiên tọa thị".
Như vậy, khiến con nghi ngờ : Một là Phật không còn hiện hữu, Hai là Phật không có lòng từ bi; chứ không lý nào Phật thấy con đỏ của mình "chết mà không cứu".
Kính xin bác giải nghi cho con.
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Bài 3 _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.

Kính bác Ngọc Quế !
Con không tin rằng Phật Thích Ca vẫn luôn hiện diện _ dòm thấy biết mọi khổ đau của chúng sinh thời mạt pháp này.
Như Mẹ Hiền khi thấy con lâm nạn thì bất chấp tất cả _ ai nói gì cũng không quan trọng, cứu con mình là trên hết là quan trọng nhất.
Phật Thích Ca xem chúng sinh như con đỏ, lẻ nào Phật thấy chúng sinh chết hàng trăm thậm chí hàng ngàn người một lúc (khủng bố 11-9), mà vẫn "điềm nhiên tọa thị".
Như vậy, khiến con nghi ngờ : Một là Phật không còn hiện hữu, Hai là Phật không có lòng từ bi; chứ không lý nào Phật thấy con đỏ của mình "chết mà không cứu".
Kính xin bác giải nghi cho con.

Bạn Thế Hùng thân mến ! Đạo Phật là Đạo Từ Bi nên chuyện sanh tử của chúng sanh do nghiệp quả mỗi người và thọ mạng đã định sẵn .Tại sao Đức Phật không cứu dòng họ Thích khỏi bị Vua Lưu Ly diệt
tận ? Vì Đức Phật biết được nghiệp lực thì phải trả .
Câu hỏi:'Đức Phật có hiện hữu hay không hiện hữu sau khi nhập diệt' không phải là một câu hỏi mới. Câu hỏi này đã được nêu lên ngay khi Ngài còn tại thế.
Khi một nhóm đạo sĩ hỏi câu hỏi trên như với một số đệ tử của Phật, họ không được thỏa mãn. Anuradha (A Nậu Đa La), một đệ tử tìm đến Phật và tường trình với Ngài về câu chuyện này. Biết rõ khả năng của những người đặt câu hỏi, Đức Phật thường im lặng trước những câu hỏi như vậy. Tuy nhiên, Đức Phật đã giải thích cho Anuradha theo cách như sau:
' Này Anuradha, ngươi nghĩ thế nào, sắc thường còn hay vô thường?
- 'Vô thường, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Cái gì vô thường thì đau khổ hay sung sướng?
-'Đau khổ, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Có đúng không khi cho rằng những gì vô thường đau khổ và bị thay đổi như : Này là của ta, là ta, là linh hồn ta, là trường cửu?
-'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Thọ thường còn hay vô thường?'
-'Vô thường, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Cái vô thường, đau khổ hay sung sướng?
-'Đau khổ, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Có đúng không khi cho rằng những gì vô thường đau khổ và bị thay đổi như: Này là của ta, là ta, là linh hồn ta? '
- Không đúng, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Tưởng, Hành và Thức thường còn hay vô thường?'
-'Vô thường, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Cái vô thường đau khổ hay sung sướng?
-'Đau khổ, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Có đúng không khi cho rằng những gì vô thường đau khổ, bị thay đổi như: Này là của ta, là ta, là linh hồn ta?
-'Không đúng, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Cho nên bất cứ cái gì, dù là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, liên quan đến mình hay người khác, thô hay tế, thấp hay cao, xa hay gần, tất cả sắc, tưởng, thọ, hành và thức phải được hiểu đúng đường lối như sau: 'Cái này không phải của ta, cái này không phải là Ta, cái này không phải là linh hồn ta. ' Hiểu như trên, một môn đồ cao quý, có tu học sẽ không còn ảo tưởng gì với sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Khi không còn ảo tưởng, người ấy kiểm soát được tham đắm của mình và loại bỏ chúng.
Không còn đam mê, người ấy giải thoát và có tuệ giác sanh khởi : 'Ta đã được giải thoát'. Người ấy chứng nghiệm được là ' (Tái) Sanh bị đoạn trừ, nay ta sống một đời thánh thiện, và đã làm cái gì cần phải làm. Ta sẽ không còn tái sanh nữa.'.
-'Này Anuradha, con nghĩ thế nào, sắc (thân) có phải là Như Lai không?
- 'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'.
-'Này Anuradha, theo quan điểm của con, con có nhìn thấy Như Lai trong sắc (thân) này không?
-'Thưa không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Con có nhìn thấy Như Lai trong thọ, tưởng, hành và thức không?
-'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Này Anuradha, con nghĩ sao cái gì không có sắc, thọ, tưởng, hành và thức có phải là Như Lai không?
- ' Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Này Anuradha, vì Như Lai không tìm thấy trong chính đời sống này, con có thể nói như thế này không: Người cao quý và tối thượng này đã nhấn mạnh và giải thích bốn mệnh đề sau đây:
Một Như Lai hiện hữu sau khi nhập diệt ;
Một Như Lai không hiện hữu sau khi nhập diệt;
Một Như Lai hiện hữu và không hiện hữu sau khi nhập diệt;
Một Như Lai chẳng có mà cũng chẳng không có sau khi nhập diệt?

-'Thưa Không, Bạch Đức Thế Tôn'
-'Được và tốt lắm, Anuradha. Trước đây và bây giờ cũng vậy, ta chỉ giải thích và nhấn mạnh chân lý của Khổ đau và sự chấm dứt Khổ đau. (Anurudha Sutta - Samyutta Nikaya)
Câu chuyện đối đáp giữa Đức Phật và Anuradha không thỏa mãn nhiều người, vì nó không thỏa mãn đầu óc thích tò mò của con người.Chân lý như trên không thoả mãn cho xúc cảm và trí năng. Chân lý là một điều khó khăn nhất cho con người có thể hiểu được. Nó chỉ có thể được hiểu biết tường tận bằng Tuệ Giác. Phật quả chẳng là gì cả mà chỉ là hiện thân của tất cả những phẩm hạnh cao cả và giác ngộ tối thượng. Đó là lý do tại sao số các vị Phật có thể giác ngộ được người khác quả là hiếm hoi trên thế gian này.
Trích đoạn:"Vì sao tin Phật
?"

 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con không tin rằng Phật Thích Ca vẫn luôn hiện diện _ dòm thấy biết mọi khổ đau của chúng sinh thời mạt pháp này.
Như Mẹ Hiền khi thấy con lâm nạn thì bất chấp tất cả _ ai nói gì cũng không quan trọng, cứu con mình là trên hết là quan trọng nhất.
Phật Thích Ca xem chúng sinh như con đỏ, lẻ nào Phật thấy chúng sinh chết hàng trăm thậm chí hàng ngàn người một lúc (khủng bố 11-9), mà vẫn "điềm nhiên tọa thị".
Như vậy, khiến con nghi ngờ : Một là Phật không còn hiện hữu, Hai là Phật không có lòng từ bi; chứ không lý nào Phật thấy con đỏ của mình "chết mà không cứu".
Kính xin bác giải nghi cho con.
Thế Hùng bạn ơi !
Sư phụ tt_chuyenphapluan đã giải thích cho đạo hữu rồi đó.

Bạc xúc động khi thấy đồng loại khổ đau là rất tốt, chúng ta "cầu cho tất cả chúng sanh đồng sanh An Lạc Quốc", thì việc đầu tiên là chúng ta phải TỰ HOÀN THIỆN mình, rồi sau đó chúng ta sẽ tùy theo sức của mình mà giúp đở mọi người.

Nhưng quan trọng nhất là phải NỐI CHÍ Đức Địa Tạng Vương Bồ tát, tức là chúng ta phải ráng tu, tự nâng mình lên đến ngang bằng Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát mới có đủ sức mà cứu độ chúng sinh.

Chứ không phải hôm nay chúng ta phát tâm nguyện rộng lớn, rồi ngày mai chúng ta mãi chơi games, đi xem bóng đá hay gia nhập với đám người "hoan hô - đả đảo"; nói chung là kể từ nay, chúng ta không sống buông xuôi theo dòng đời nữa, mà cố gắng như "cá hồi tìm về quê hương, dẫu là phải vượt qua hàng nghìn cây số biển khơi, dẫu là phải ngược thác cao hiễm trở".

Còn chuyện Phật có âm thầm soi sáng, gia trì cho chúng sinh hay không, sau này chúng ta sẽ biết rõ.
Hãy nhớ :

_ "Thép qua lửa đỏ mới già (nhiệt luyện)
Người không gian khó đố mà nên thân"​

_ Trường đạo tạo sĩ quan thì không có "chăn êm nệm ấm", không có "trải thảm kết hoa", mà rất nhiều hầm hố chông gai.

(Điều này giải thích "vì sao chúng ta gặp nạn mà Phật không cứu ?"
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính Thế Hùng và bác Ngọc Quế

Kính xin phép bác Ngọc Quế cho ptd có đôi lời THỰC TẾ gởi đến Thế Hùng
Trước hết ptd xin cám ơn TT Chuyen Phap Luan và bác Ngọc Quế đã cho câu trả lời rất xác thực
...không tin rằng Phật Thích Ca vẫn luôn hiện diện _ dòm thấy biết mọi khổ đau của chúng sinh thời mạt pháp này

Chư Phật chư Bồ tát vẫn luôn hiện diện dòm thấy hết nỗi khổ đau của chúng sinh.
Vì thế các ngài đã giảng dạy giáo pháp Tứ Diệu Đế về sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, con đường thoát khổ ,sự viễn ly khổ ...để chúng sinh noi theo đó tu để có thể được như các ngài .
Như Mẹ Hiền khi thấy con lâm nạn thì bất chấp tất cả _ ai nói gì cũng không quan trọng, cứu con mình là trên hết là quan trọng nhất.
Phật Thích Ca xem chúng sinh như con đỏ, lẻ nào Phật thấy chúng sinh chết hàng trăm thậm chí hàng ngàn người một lúc (khủng bố 11-9), mà vẫn "điềm nhiên tọa thị".

Mẹ hiền thương con muốn cứu con thoát khỏi mọi tai nạn nhưng không phải là có thể cứu con thoát khỏi tất cả tai nạn đâu T/H . Có những đứa con yếu đuối bị tật bệnh hay tai nạn rồi qua đời mà mẹ hiền không làm sao cứu được , hay có những đứa con ngỗ nghịch làm nhiều điều tội lỗi , bị pháp luật trừng phạt , tử hình , mẹ hiền dù thương con có cứu được đâu ?Điều mà người mẹ hiền có thể làm để cứu con là việc răn dạy chúng khi chúng còn thơ để đi vào nề nếp . Còn sau này chúng có nghe hay không thì cũng còn tùy căn tánh từng đứa .
Phật có Toàn Bi , Toàn Trí để thương và dạy chúng sinh , nhưng Phật có Đại Năng mà không phải Toàn Năng, và Phật không sáng tạo ra thế giới này và không sanh ra chúng sinh .Chúng sinh và thế giới có mặt là do TÂM của họ .Trước khi thành Phật ngai cũng đã từng là một chúng sinh.Đạo Phật dạy chúng ta rất nhiều về cái Tâm . Tất cả do tâm tạo ra . Cách điều phục tâm mình.
Đức Phật coi tất cả chúng sinh như con Ngài , những người bị khủng bố cũng như những kẻ đi khủng bố Ngài đều thương.Những người bị nạn Ngài thương đã đành , những người đi gây nạn cho người khác ngài cũng thương vậy, vì họ là những chúng sinh rất đau khổ đang ở miệng của vực thẳm địa ngục chờ sẵn .
Những người bị khủng bố đáng thương vì đã phải trả quả khủng khiếp ( xét về mặt nguyên lý nhân quả tội báo ). Những kẻ gây khủng bố là những kẻ lãnh tội cho những người bị khủng bố .
Như vậy, khiến con nghi ngờ : Một là Phật không còn hiện hữu, Hai là Phật không có lòng từ bi; chứ không lý nào Phật thấy con đỏ của mình "chết mà không cứu
Phật hiện hữu và Từ bi , chính vì lòng từ bi mà ngài đã chỉ dạy cho chúng sinh biết về phép tu giải thoát khổ tâm trong đời sống, về vô thường của đời sống, về chín thứ hoạnh tử chết vì bị phép vua tru lục ,bị nước trôi ,bị lửa cháy ,đam mê sắc dục, bị quỷ đoạt tịnh khí, bị thú dữ ăn thịt, bị thuốc độc trù ếm ,bị đói khát , và bị sa từ trên núi cao xuống..Cũng như ngài cho chúng ta biết thế giới có bốn giai đoạn Thành , Trụ , Hoại , Diệt và những phép cứu vãn.
Phật đã và sẽ làm tất cả những gì Ngài có thể làm được cho chúng sinh, chớ Ngài không "điềm nhiên tọa thị " trước đau khổ của người giống như một số người vô tâm trước đau khổ của người khác giúp được mà không giúp , như bạn nghĩ lầm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên