Cùng Ôn Học Phật Pháp _ Bài 2 _ Cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Theo bác, giả sử có người thực sự được vãng sanh Tịnh Độ có phải là người đó đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi hay không ?

Kính !
Cám ơn hoatihon đã hỏi !

Theo Ngọc Quế : Nói "người thực sự được vãng sanh Tịnh Độ là người đó đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi" thì .....hơi bị "thổi phồng".

Trước tiên ta phải khẳng định lại GIẢI THOÁT theo nghĩa đúng đắn nhất của nhà Phật không phải là "Ta đang ở môi tường tù túng _ điểm B _ bây giờ có người "tháo củi sổ lồng", ta ra khỏi điểm B để đến điểm A"
Không, không phải là Giải Thoát "Vật lý" (Ta Bà khổ, Ta Bà quá khổ _ Tịnh độ vui, Tịnh độ nhàn vui) _ lìa cõi Ta Bà để thát sanh Tịnh Độ.

Mà Giải Thoát, xin lỗi phải thí dụ : giống như là một con trâu bị xỏ vàm, ta lâu nay phải bị thúc ép lẻo đẻo đi theo sợi dây vàm xỏ mủi _ DÂY dụ cho Ý thức Vọng Tưởng _ nó lôi ta đi đâu, ta đi đó, ta hoàn toàn không có được sự tự do. Bây giờ sợi dây ấy đã được tháo bỏ, ta nghe thoải mái _ không bị lôi kéo nữa _ thích chí vô cùng.

Tóm lại chữ Giải Thoát đây nói về trạng thái tâm lý, chứ không phải Vật lý. Bởi khi LẦM TÂM thì tự vướng vít, tự trói buộc; hết LẦM TÂM thì tự an vui, tự hạnh phúc.

Còn Sanh Tử Luân Hồi là do LẦM TÂM mà kết nghiệp đeo đẳng mãi, không LẦM TÂM, không kết nghiệp nữa thì luân hồi làm sao có ?!

Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi là trạng thái Giác Ngộ, phi Ý Thức. Một hành giả vừa vãng sanh được cho mang theo tất cả Nghiệp chướng (Đới nghiệp vãng sanh) tâm trí còn u mê _ tối tăm "như đêm 30" _ thì Giác cái nỗi gì ? chưa có giải thoát cái gì hết ! Bất quá chỉ là "cái thân" được giải thoát khỏi cảnh khổ Ta Bà mà thôi, còn "cái tâm" thì vẫn như "hủ nút".

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bác Ngọc-Quế kính!
Thưa bác, tuy con chưa thấy được tất cả thực chất của ngủ-uẩn là không, nhưng con cố gắng nhìn lại 1 chút xíu nơi ý thức:
1-Buồn, vui, nghi ngờ, hay kinh nghiệm của con chỉ là tạm bợ mà thôi, thì tự nhiên con cảm thấy bị hụt hẩng, không tính toán mau lẹ như bình thường nữa, mà con cảm thấy hơi sợ sợ, vì có nhiều khi con thấy như không có cái thân con luôn, thì thưa bác! trạng thái nầy của con như vầy có phải là lạc đường rồi hay không?

2- Thưa bác, còn nếu hành giả không lo sợ, mà cảm thấy lạnh lùng khó xúc động trước mọi hoàn cảnh đau thương của người ta, hay của mình, thì trường hợp nầy, có phải là cũng sai rồi hay không?

3-Thưa bác, khi đã thấy: Không Có Ta [ Vô-Ngã ] trong tất cả tư tưởng, thì phải do cái " Cảm Thấy Biết. Nhưng cái Cảm Thấy Biết nầy nó vẫn sinh hoạt như: tính toán, tư duy, hay đem kinh nghiệm ra để làm các việc v.v... chớ đâu có phải "Vô-Sanh" là ngu ngơ không dám suy nghĩ, không hiểu biết gì giống như người nặng về chấp " Không" phải không bác ?
Kính xin bác chỉ dạy cho con.

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Bác Ngọc-Quế kính!
Thưa bác, tuy con chưa thấy được tất cả thực chất của ngủ-uẩn là không, nhưng con cố gắng nhìn lại 1 chút xíu nơi ý thức:
1-Buồn, vui, nghi ngờ, hay kinh nghiệm của con chỉ là tạm bợ mà thôi, thì tự nhiên con cảm thấy bị hụt hẩng, không tính toán mau lẹ như bình thường nữa, mà con cảm thấy hơi sợ sợ, vì có nhiều khi con thấy như không có cái thân con luôn, thì thưa bác! trạng thái nầy của con như vầy có phải là lạc đường rồi hay không?

Bangtam mến !

* _ Đối với hành giả còn trong giai đoạn cấp 1 thì không có quán được "Ngũ Uẫn Giai Không" (vì không đủ trí). Lúc này nếu nhận ra mọi "CÁI" trong ta KHÔNG CÓ GÌ LÀ MÌNH thì cũng hơi hụt hẫng, nhưng tùy theo người mà có những phản ứng khác nhau.
Như Ngài Huệ Khả thì như được "cất bỏ gánh nặng nghìn cân".

* _ Còn hầu hết người Tu Tịnh Độ vì đã được "nhỏ to" rằng hành giả sẽ được như thế này, như thế nọ, sẽ chứng, sẽ đắc, sẽ thành, sẽ cứu độ chúng sinh _ toàn là dệt mộng không thôi _ cho nên nếu nghe được SỰ THẬT này thì sẽ không thể nào chịu nỗi (Ngoại trừ bậc thượng căn có đại duyên).
Pháp môn Tịnh Độ không sai, nhưng quý vị Đại Sư đã đem cái mê chấp của mình "thổi vào" pháp môn này, khiến cho hành giả dầu là những vị có đại duyên với Phật pháp đi nữa cũng cảm thấy lạ lẫm, hụt hẫng khi lâu nay "mình như được dẫn đi trên mây" (mà bây giờ phải đi chân trần trên đất thịt).


2- Thưa bác, còn nếu hành giả không lo sợ, mà cảm thấy lạnh lùng khó xúc động trước mọi hoàn cảnh đau thương của người ta, hay của mình, thì trường hợp nầy, có phải là cũng sai rồi hay không?
Vâng, ĐÚNG LÀ SAI RỒI !
Theo Ngọc Quế, những vị Thinh Văn Độc Giác do tự tu cho nên không được trang bị "một phương tiện kế tiếp" để đi đến tận cùng của Chân Lý.
Phương tiện đó là PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, là Lòng ĐẠI BI, cho nên khi thực chứng CÁI BẢN THỂ VÔ SANH thì các Ngài theo nó mà Nhập Niết Bàn, bỏ mặc chúng sinh đau khổ ở cõi trần nhiểu nhương (Mọi người có khổ bao nhiêu cũng không có đụng chạm gì đến cái an lạc của các Ngài).


3-Thưa bác, khi đã thấy: Không Có Ta [ Vô-Ngã ] trong tất cả tư tưởng, thì phải do cái " Cảm Thấy Biết. Nhưng cái Cảm Thấy Biết nầy nó vẫn sinh hoạt như: tính toán, tư duy, hay đem kinh nghiệm ra để làm các việc v.v... chớ đâu có phải "Vô-Sanh" là ngu ngơ không dám suy nghĩ, không hiểu biết gì giống như người nặng về chấp " Không" phải không bác ?
Kính xin bác chỉ dạy cho con.

Kính
bangtam

Đúng thế !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113


* _ Còn hầu hết người Tu Tịnh Độ vì đã được "nhỏ to" rằng hành giả sẽ được như thế này, như thế nọ, sẽ chứng, sẽ đắc, sẽ thành, sẽ cứu độ chúng sinh _ toàn là dệt mộng không thôi _ cho nên nếu nghe được SỰ THẬT này thì sẽ không thể nào chịu nỗi (Ngoại trừ bậc thượng căn có đại duyên).
Pháp môn Tịnh Độ không sai, nhưng quý vị Đại Sư đã đem cái mê chấp của mình "thổi vào" pháp môn này, khiến cho hành giả dầu là những vị có đại duyên với Phật pháp đi nữa cũng cảm thấy lạ lẫm, hụt hẫng khi lâu nay "mình như được dẫn đi trên mây" (mà bây giờ phải đi chân trần trên đất thịt).
Kính bác Ngọc Quế !
Con đến với đạo Phật là nhờ duyên được nghe những lời "nhỏ to" của Hòa Thượng Pháp Sư Tịnh Không, bây giờ được đọc những lời của bác con thấy cả một chân trời khác lạ.
Bác ơi ! Có khi nào tín hướng ban đầu tuy sai, nhưng vẫn có thể điều chỉnh để đi đúng hướng PHẬT PHÁP hay không ?
Kính xin bác chỉ dạy cho con.
Kính !
Bangtam.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con đến với đạo Phật là nhờ duyên được nghe những lời "nhỏ to" của Hòa Thượng Pháp Sư Tịnh Không, bây giờ được đọc những lời của bác con thấy cả một chân trời khác lạ.
Bác ơi ! Có khi nào tín hướng ban đầu tuy sai, nhưng vẫn có thể điều chỉnh để đi đúng hướng PHẬT PHÁP hay không ?
Kính xin bác chỉ dạy cho con.
Kính !
Bangtam.
Chào bangtam !

Ở bài trước, Ngọc Quế có nói chỉ có Phật Thích Ca và một số những vị Tổ sư là phát tâm tín hướng đúng đắn ngay từ đầu, còn hầu hết chúng ta đều bắt đầu từ những ngây ngô chẳng biết gì, rồi nhờ lâu ngày học đạo chúng ta mới lần phân biệt cạn sâu, hay dở, nên không nên, thế nào là đúng ? thế nào là sai ?........... (Ngay chính N/Q thuở nhỏ cũng theo mẹ mà giao du tu học với rất nhiều tu sĩ Ngoại Đạo, sau nầy may mắn gặp được Minh sư mới biết "đường đi nẽo về").

Chúng ta hãy coi những vị Thầy ban đầu của mình là những Thầy Cô dạy Mẫu Giáo đi, vì đầu óc của chúng ta ....hãy còn quá non nớt để có thể suy tư tiếp nhận sự thật.

Thí dụ như cô giáo cắt nghĩa "buổi sáng ông Mặt trời thức giấc ở hướng Đông, buổi chiều Ông Mặt trời bay về hướng Tây đi ngủ", điều này phỉnh phờ trẻ Mẫu Giáo thôi, chứ khi nó lớn lên khoảng 10 tuổi thì Thầy Cô mới dạy sự thật là Mặt trời KHÔNG HỀ CÓ DI CHUYỂN mà chính quả địa cầu của chúng ta xoay, đây mới là sự thật.

Phật Giáo nói điều chân thật nhất so với mọi tôn giáo khác, nếu giáo điều của Phật giáo còn có những điểm trùng hợp với Ngoại Đạo thì chỉ là chuyện tạm dùng khi chúng ta còn quá non kém, chứ bản chất của Phật giáo là XÓA SẠCH MÊ MỜ thì có lý đâu lại thêu dệt mộng mơ cho "đêm dài lắm mộng".

Mến !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Như bài trước bác đã nói "người dầu thực sự vãng sanh cũng không có nghĩa là đã giải thoát sinh tử luân hồi".
Vậy theo bác, nếu chúng ta về được Cực Lạc thì sẽ có thể được giải thoát sinh tử luân hồi hay không ?
Nếu có thể thì cần những điều kiện gì ? bao lâu ? khi nào ? thì mới được giải thoát sinh tử luân hồi ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Như bài trước bác đã nói "người dầu thực sự vãng sanh cũng không có nghĩa là đã giải thoát sinh tử luân hồi".
Vậy theo bác, nếu chúng ta về được Cực Lạc thì sẽ có thể được giải thoát sinh tử luân hồi hay không ?
Chào Ngọc Tuấn và các bạn !

Thiệt ra cái Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi (GTSTLH) là cái vốn đã SẴN của tất cả chúng ta (kể cả các chúng sinh đang ở Địa Ngục) nhưng có đủ trí để nhận ra hay không lại là chuyện khác !

Cho nên không thể nào nói một ai đó "không thể GTSTLH".

Trong Kinh Phật có nói câu chuyện một anh chàng tên là Diễn Nhã Đạt Đa nào đó bị bệnh hoang tưởng "rằng anh ta đã mất cái đầu" để rồi suốt ngày suốt tháng anh ta cứ chạy Đông, chạy Tây tìm kiếm cái đầu của mình.

Nếu có thể thì cần những điều kiện gì ? bao lâu ? khi nào ? thì mới được giải thoát sinh tử luân hồi ?
Kính !

Với câu hỏi này N/Q xin phép sửa lại như sau :

_ Nếu có thể thì cần những điều kiện gì ? bao lâu ? khi nào ? thì mới đủ Trí để nhận ra "mình đã Giải thoát sinh tử luân hồi" ?

_ Ngoài điều kiện thời gian, Phật A Di Đà không đòi hỏi điều kiện gì hết nơi hành giả, hành giả không cần phải tu hành gì cả trong giai đoạn này.

Người được vãng sanh Tịnh Độ, nếu là bậc "đạo cao đức trọng" thì sẽ được nhập thai sen Thượng Phẫm Thượng Sanh, còn kẻ mang tội Ác nhiều (ngũ nghịch, thập Ác) thì sẽ được nhập thai sen Hạ Phẫm Hạ Sanh, ngoài ra không có ai trực tiếp có mặt liền tức thời tại cõi Tịnh Độ _ KHÔNG GIỐNG như việc hoá sanh lên các cõi Trời.

Trong Tịnh Độ, Phật A Di Đà có hứa cho "mang nghiệp vãng sanh", chúng ta ai cũng đầy dẫy nghiệp chướng, khi được vãng sanh ai sẽ đón tiếp chúng ta ? _ "Mẹ Hiền" Đại Bi Quán Thế Âm "ôm ấp" chúng ta bằng "thai sen" đó, bằng tình thương không bờ bến của "Mẹ", chúng ta sẽ được ngủ say trong thai sen của "Mẹ" Quán Âm, bằng vào hơi ấm của "Mẹ" mà chúng ta từ từ được hóa giải những hận thù, thương ghét, phàm mê _ Tham Sân Si _ mà đã mang theo.

Như chúng ta ở cõi Ta Bà này thì 9 tháng 10 ngày sau là "hoa khai nở nhụy" còn ở trường Phật Học "lớn nhất pháp giới" kia thì không có ấn định là bao lâu HOA sẽ KHAI cả.

Tùy theo nghiệp chướng sâu nặng cở nào của "liên tử", nếu nhẹ _ bậc Thượng phẫm thượng sanh _ thì sẽ được sớm ra khỏi "thai Mẹ" để được "thấy Cha". "Cha" là đức Đại Trí Đại Thế Chí Bồ tát đó ! Cha sẽ là vị dạy dỗ tiếp cho ta trưởng thành.
Còn nghiệp chướng nặng nhất _ Hạ Phẫm Hạ Sanh _ thì phải 12 tiểu kiếp HOA mới KHAI _ một tiểu kiếp theo Kinh diễn tả là 16.800.000 năm _ 12 X 16.800.000 năm = 201.600.000 năm (so với thời gian ở đây).

Kinh nói "Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh" chữ "kiến Phật" có nghĩa là "thấy Phật tánh" chứ không phải là thấy Phật A Di Đà đâu ! Thấy Phật tánh, biết rằng Bản Thể Tâm của mình vốn Vô Sanh Bất Diệt (cho nên chuyện "sanh tử luân hồi" là chuyện của "cái thằng nhóc nào đó nay đã trôi sông" rồi, chứ không còn là chuyện của ta nữa).

Mến !
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính bác N/Q
Khi đã thấy :" không có ta ( vô ngã ) trong tất cả tư tưởng , thì phải do cái cảm thấy biết . Nhưng cái cảm thấy biết này nó vẫn sinh hoạt như : tính toán , tư duy , hay đem kinh nghiệm ra để làm các việc ..v v.. chớ đâu có phải "vô sanh " là ngu ngơ không dám suy nghĩ , không hiểu biết gì hết giống như người nặng về chấp "không " phải không bác ?

Thưa bác , spl thường nghe về chứng ngộ thiền đạt Vô Sanh ,rằng : " Đối cảnh một niệm không sinh _ Nếu thấy có cái thấy , và cái bị thấy , là còn phân biệt ngã / pháp , thì chưa chứng vô sanh "
Điều này có đúng không . Nếu không sai thì xin bác chỉ dùm vì sao từ "một niệm không sinh " lúc đối cảnh ,mà dẫn đến vẫn có các sinh hoạt tư duy , kinh nghiệm...
Nếu không đúng thì thế nào là không đúng
Kính cám ơn bác
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác N/Q


Thưa bác , spl thường nghe về chứng ngộ thiền đạt Vô Sanh ,rằng : " Đối cảnh một niệm không sinh _ Nếu thấy có cái thấy , và cái bị thấy , là còn phân biệt ngã / pháp , thì chưa chứng vô sanh "
............
Nếu không đúng thì thế nào là không đúng
Kính cám ơn bác
Chào suongphale !

Theo Ngọc Quế, phát biểu trên là sự hiểu lầm của đa số người tu Thiền.

Dĩ nhiên học Phật chúng ta phải nhiếp tâm, bớt phóng tâm, bớt vọng tưởng, bớt loạn niệm thì trí tuệ mới lần lần phát sinh _ điều này gọi là nhơn Định sinh Tuệ.

Nhưng có nhiều người lại lầm tưởng rằng Định là cứu cánh của Phật giáo, của sự tu hành, chỉ cần Định tâm thì sẽ thấy Chân Lý. Có người lánh đời vào "non cao động vắng" để quyết "giữ một niệm không sinh", họ tưởng rằng như thế là khế hợp với đạo chăng ? Không đâu ! "một niệm không sinh" nếu đạt được thì chỉ lọt vào cảnh Trời Vô Tưởng mà thôi.

Xin nhắc lại rằng : "Ngày xưa, vào thời đức Lục Tổ Huệ Năng có một vị tăng tên là Ngọa Luân, có làm bài kệ như vầy :

Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm bất khởi,
Bồ đề nhựt nhựt trưởng.


Dịch nghiã:

Ngoạ Luân có bản lãnh,
Dứt được trăm tư tưởng.
Ðối cảnh tâm chẳng khởi,
Bồ đề luôn luôn trưởng.


Tổ Huệ Năng nghe xong nói: "Kệ này chưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc". Do đó khai thị một bài kệ:

Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm số khởi,
Bồ đề tác ma trưởng.


Dịch nghiã:

Huệ Năng không bản lãnh,
Chẳng dứt trăm tư tưởng.
Đối cảnh tâm luôn khởi,
Bồ đề làm gì có chuyện lớn (hay không lớn).


Như thế suongphale ơi ! đây là điều hiểu lầm ghê gớm, nó khiến cho hàng triệu tu sĩ tinh tấn để rồi lọt vào Ma đạo hết trơn.

Nên nhớ, khi xưa đức Phật Thích Ca đã có nói trước rồi "có 4 sự hiểu lầm của người tu :

1. Làm tất cả Thiện pháp thì sẽ được Chân Lý (Chấp TÁC).

2. Buông bỏ tất cả, không làm gì cả thì sẽ được Chân Lý (Chấp NHẬM _ buông xuôi, mặc kệ).

3. Dừng đứng tất cả tâm niệm _ "Đối cảnh một niệm không sinh" _ thì sẽ được Chân Lý (Chấp CHỈ _ dừng đứng).

4. Diệt tất cả phiền não _ lòng như "tro lạnh cây khô" _ thì sẽ được Chân Lý (Chấp DIỆT).

(Kinh Viên Giác _ 4 Bệnh ).
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác N/Q


_ Nếu thấy có cái thấy , và cái bị thấy , là còn phân biệt ngã / pháp , thì chưa chứng vô sanh
Điều này có đúng không ?
............
Nếu không đúng thì thế nào là không đúng
Kính cám ơn bác
Chào suongphale !

Hôm nay N/Q nói tiếp theo về vế thứ nhì của cô nhé !

Theo N/Q, nhiều người hiểu lầm rằng "những vị đã chứng Vô Sanh thì không còn phân biệt gì hết" (không biết họ học ở đâu ?)
Cái Vô Sanh là cái Bản Thể Tâm, bản thân Cái Vô Sanh thì không có chuyện chứng hay không chứng.

Bình thường chúng ta dùng Ý Thức mê lầm để nhận biết (kèm suy diễn) về mọi thứ, có thể phóng tưởng ra rằng Chân Lý thì thế này thế nọ.

Sau một thời gian tu học đúng đắn theo Phật _ đức dày, nghiệp mõng _ thì cũng Thức đó nhưng nó ít mê lầm nên gọi là Trí, Trí thì dễ tương ưng tiếp cận Chân Lý hơn.

Ví như trạm không gian đang bay trên quỷ đạo, thì vệ tinh bay theo phải có tốc độ tương đương mới tiếp cận "móc ráp" được.

Cũng thế, khi Trí Tuệ nâng cao rồi mới có thể tiếp cận Chân lý. CHỨNG Vô Sanh là sự "móc ráp" nhất thời giữa Trí Tuệ và Bản Thể Tâm. Sau đó hành giả trở về cuộc sống bình thường, chứ không có ở luôn trong cái CHỨNG đó (trừ khi thực sự nhập Niết Bàn).

CÁI TRÍ TUỆ PHÀM tuy không phải Bản Thể Tâm nhưng nó nhận ra Chân lý, vui sướng vì mình đã đi đúng hướng.

Cái kinh nghiệm nhất thời này gọi là NGỘ VÔ SANH hay là KIẾN TÁNH, mà cô SPL gọi nó là "chứng vô sanh" đó.

Xin nhắc lại, vị đã chứng ngộ tạm thời vẫn sống với cái Trí Tuệ Phàm để nhận biết, biện biệt mọi thứ chứ không như tượng gỗ trên bàn thờ.

Mến !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính bác N/Q
Chào chị D/Đ và đh BT
Chào SPL và mọi người

Vì bác N/Q nói trên một bình diện rộng của có lẽ SPL không biết nắm chỗ nào
Và PTD cũng vậy
Vì vậy PTD xin gút tóm lại có phải bác N/Q muốn nói :,
Một người chứng Vô Sanh khi còn sống : vẫn sinh hoạt bình thường ở bề ngoài như bao người không chứng gì
Vậy xin bác cho ptd hỏi :
Người ấy sau khi viên tịch , nếu nhập Niết Bàn , như địa vị của một bậc A La Hán , thì có phải là "không sinh một niệm " không , thưa bác ?
Theo ptd biết những vị ở Phi Tưởng Phi Phi Tướng Xứ cũng không thân thể và không sinh niệm
Niết Bàn của A la Hán thì bác có thể tạm minh họa một chút không ?
KÍNH
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
.....
Vậy xin bác cho ptd hỏi :
Người ấy sau khi viên tịch , nếu nhập Niết Bàn , như địa vị của một bậc A La Hán , thì có phải là "không sinh một niệm " không , thưa bác ?
Theo ptd biết những vị ở Phi Tưởng Phi Phi Tướng Xứ cũng không thân thể và không sinh niệm
Niết Bàn của A la Hán thì bác có thể tạm minh họa một chút không ?
KÍNH
Chào cô Phi Thụy Du !

Cô đã hỏi thì N/Q xin GƯỢNG GẠO dùng CÁI HỮU TƯỚNG để diễn tả CÁI VÔ TƯỚNG (dĩ nhiên chỉ mang tính minh họa) mong cô và các bạn trẻ có thể "nương tay thấy trăng":

* _ . Vị A La Hán khi đã nhập Niết Bàn thì chẳng có chuyện gì để "sinh niệm" hay "không sinh niệm".
* _ . Tuy cùng là "không thân thể và không sinh niệm", nhưng một vị Trời Vô Sắc và vị A La Hán khác nhau :

1.
vosac.jpg

Bức ảnh minh họa này nhằm diễn tả cái mờ mịt của những vị Trời _ vòng tròn tượng trưng cho "không thân" và "không niệm".

2.
nietban.jpg

Bức ảnh này N/Q dùng màu không màu (trắng) để diễn tả cái Vô Ngã của Niết Bàn (A La Hán). Những bợn sẫm màu bao quanh diễn tả Thế giới Vô minh.

3.
chanly.jpg

Bức thứ 3 này nhằm diễn tả CHÂN NHƯ TÂM _ BẤT ĐỘNG QUANG MINH. Tuy vẫn dùng "màu không màu" nhưng sáng rực rỡ THÔNG SUỐT _ CHIẾU KHẮP. Đây là Đại Niết Bàn, gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ cũng được _ TOÀN GIÁC _ chỗ đến cuối cùng của "hành trình Chân Lý".
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính bác Ngọc Quế !

Xin cho phép con hỏi :

_ Vì sao ta có thể khẳng định "những vị Trời còn mờ mịt" ? (theo như bức ảnh minh họa trên.)

_ Căn cứ vào đâu để bác minh họa rằng "ngoài cái Niết Bàn Vô Ngã của vị A La Hán là Thế giới vô minh _ bợn sẫm màu" ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thế Hùng đã viết:
Chào cô Phi Thụy Du !

Cô đã hỏi thì N/Q xin GƯỢNG GẠO dùng CÁI HỮU TƯỚNG để diễn tả CÁI VÔ TƯỚNG (dĩ nhiên chỉ mang tính minh họa) mong cô và các bạn trẻ có thể "nương tay thấy trăng":

* _ . Vị A La Hán khi đã nhập Niết Bàn thì chẳng có chuyện gì để "sinh niệm" hay "không sinh niệm".
* _ . Tuy cùng là "không thân thể và không sinh niệm", nhưng một vị Trời Vô Sắc và vị A La Hán khác nhau :

1.
vosac.jpg

Bức ảnh minh họa này nhằm diễn tả cái mờ mịt của những vị Trời _ vòng tròn tượng trưng cho "không thân" và "không niệm".

2.
nietban.jpg

Bức ảnh này N/Q dùng màu không màu (trắng) để diễn tả cái Vô Ngã của Niết Bàn (A La Hán). Những bợn sẫm màu bao quanh diễn tả Thế giới Vô minh.

3.
chanly.jpg

Bức thứ 3 này nhằm diễn tả CHÂN NHƯ TÂM _ BẤT ĐỘNG QUANG MINH. Tuy vẫn dùng "màu không màu" nhưng sáng rực rỡ THÔNG SUỐT _ CHIẾU KHẮP. Đây là Đại Niết Bàn, gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ cũng được _ TOÀN GIÁC _ chỗ đến cuối cùng của "hành trình Chân Lý".
Kính bác Ngọc Quế !

Xin cho phép con hỏi :

_ Vì sao ta có thể khẳng định "những vị Trời còn mờ mịt" ? (theo như bức ảnh minh họa trên.)

_ Căn cứ vào đâu để bác minh họa rằng "ngoài cái Niết Bàn Vô Ngã của vị A La Hán là Thế giới vô minh _ bợn sẫm màu" ?

Kính !
Chào Thế Hùng !

Trên Vô Sắc Giới có 4 tầng Trời :

1. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception; Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā)
2. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā)
3. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā)
4. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)

Thấp nhất là tầng "Không vô biên thiên" tuy "Hư Không không bờ bến" nhưng chỉ không bờ bến về mặt vật lý, còn giới hạn của nó là "không vượt khỏi Ý Thức".

Kế đến là tầng "Thức vô biên Thiên", tuy vô biên nhưng không vượt khỏi cơn mê.

Trên nữa là Vô Sở Hữu Thiên, tuy gọi là "không có gì" nhưng cái TÔI thì kiên cố vô cùng.

Trên hết là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên _ không tưởng gì hết _ nhưng cái gì "không tưởng" ? Chính "cái Ý Thức chấp Ngã mê lầm" nó bập bênh lảng đảng ở đó hàng triệu năm để rồi ĐỌA LẦN XUỐNG mà thôi.

Cho nên N/Q diễn tả bằng một màu xám xịt của Mê mờ.

------------

Về câu hỏi kế :

_ Căn cứ vào đâu để bác minh họa rằng "ngoài cái Niết Bàn Vô Ngã của vị A La Hán là Thế giới vô minh _ bợn sẫm màu" ?
!. Ngày xưa, sau khi thành đạo Đức Phật và Chư Thánh Chúng cùng nhau diễn xướng Thời Hoa Nghiêm _ đó là một bản trường ca, ca ngợi Chân Lý Tuyệt đối _ thuyết minh "tuồng Thiên Diễn" của Pháp giới trùng trùng duyên khởi.

2. Nương vào Chân Lý xuyên suốt của Thể Chân Như, "lớp 1" (căn bản) của Phật giáo được thuyết giảng, đây là thời A-hàm:

Ðức Phật thuyết những kinh A-hàm, nói rõ lý nhân duyên nghiệp cảm, chỉ bày pháp Tứ đế, Bát Chánh Đạo, Thập nhị nhân duyên, Vô thường, Khổ, Không, Vô Ngã, .....nhằm mục đích giúp cho Phật tử mau chóng nếm được mùi vị Giải Thoát, tạo niềm tin cho lớp Tăng Già đầu tiên.

Quả nhiên chỉ một thời gian ngắn, đã có nhiều vị Tăng Chứng Vô Sanh, Nhập Niết Bàn. Đây là điều độc đáo của đạo Phật, (vì trước đó các nhóm Ngoại đạo chỉ có nhập được Tứ Thiền, cao nhất là Ông Uất Đầu Lam Phất chứng đến cảnh Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng).

Những vị A La Hán vô cùng sung sướng khi được Giải Thoát sinh Tử Luân Hồi, kể từ nay :

"154. Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong"


154. O Builder of this house, you're seen!
you shall not build a house again;
all you beams have given away,
rafters of the ridge decayed,
mind to the Unconditioned gone,
exhaustion of craving has it reached.

(Kinh Pháp Cú)

Nhưng chư vị A La Hán có biết đâu, chuyện "nhận ra Bản Thể Tâm" chỉ là bước đầu trên hành trình vạn dặm, chỉ là "món khai vị" trên bửa tiệc thịnh soạn mà đức Phật muốn đãi chúng ta. Những vị A La Hán "quấc" một bụng no rồi buông đủa tự đủ _ nhập Niết Bàn, Phần chính yếu của bữa tiệc chưa được dọn lên mà !

Vì sao thế ?

Giải Thoát sao còn ngăn ngại với cõi đời ô trọc ?
Giác Ngộ sao không THÔNG SUỐT ?

Các vị A La Hán lúc đó chỉ biết sống nốt phần đời còn lại chờ nhập Niết Bàn, chứ không ai nghĩ đến dân chúng đang sống như "tép bạc trên chảo lửa" _ búng lách tách rồi chết, không một con nào thoát cả.
(Nếu có thoáng nghĩ đến cũng "cho qua" như là chuyện đương nhiên " Ai biểu ngu, không ráng tu thì chết chứ sao !, mỗi người phải tự cứu lấy cho mình thôi ! Không ai tu dùm cho ai được _ vị A La Hán không tu dùm cho mọi người được".
_ "Thôi thì mọi người ở lại trần gian với khối nghiệp chướng Tham, Sân, Si của mình, chứ tui cũng không biết làm sao hơn, thôi tui nhập Niết Bàn đây !".

Đó, vị A La Hán là vậy đó ! Các Ngài quan điểm rằng "mạnh ai nấy tu _ Phật cũng không tu dùm cho ai được " Các Ngài vẫn thấy mọi người, mọi chúng sinh đang đau khổ, nhưng cho rằng không thể làm gì hơn được, đành chấp nhận mà ra đi (nhập Niết Bàn).

Đây chính là lý do mà đức Phật chuyển qua giảng dạy, thuyết những Kinh Phương đẳng Đại Thừa !

Xin nhắc lại Niết Bàn của vị A La Hán là một "chỗ riêng biệt" an vui tự tại, ngăn cách với thế giới khổ đau, tăm tối (được N/Q biểu thị bằng hình ảnh "bợn sẫm màu")

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Theo bác nói thì nếu hành giả phát tâm "Cầu Giải Thoát sinh tử luân hồi", sau rất nhiều nổ lực giả sử chúng ta thành tựu đạo quả thì chúng ta cũng chỉ chứng được một Chân lý còn hạn chế, một Chân lý không trọn vẹn. Vậy phải phát tâm như thế nào để có thể thấy Chân Lý mà không còn "bợn bợn sẫm màu" nữa ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Theo bác nói thì nếu hành giả phát tâm "Cầu Giải Thoát sinh tử luân hồi", sau rất nhiều nổ lực giả sử chúng ta thành tựu đạo quả thì chúng ta cũng chỉ chứng được một Chân lý còn hạn chế, một Chân lý không trọn vẹn. Vậy phải phát tâm như thế nào để có thể thấy Chân Lý mà không còn "bợn bợn sẫm màu" nữa ?
Kính !
Cám ơn Hắc phong đã hỏi !
Chắc các bạn hãy còn nhớ bài này chứ :

Bangtam mến !

Với câu hỏi này của bangtam, Ngọc Quế sưu tầm được mấy đáp án, nhưng không biết cái nào là đúng, vậy bangtam và các bạn chọn dùm N/Q đi :

a. _ Cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi (vĩnh viễn không bao giờ đầu thai lại vào 3 cõi 6 đường nữa).
b. _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.
c. _ Mong tìm cho được CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.
Đáp án cho cho hỏi của bạn là câu "b" này :
b. _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.
Và đây cũng sẽ là chủ đề cho bài 3, Cùng ôn học Phật pháp.

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên