Có phải TÂM chăng ?

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bổ sung bản đồ "Mười Pháp Giới" do mười nghiệp tạo thành các nghiệp thiện, và nghiệp ác trong trong ba cõi. <I>(Hình chụp được tại nhà một người bạn trong dịp tham dự khóa tu Tụng kinh, ngồi Thiền của một nhóm Phật tử tổ chức hàng tháng tại tư gia, vào buổi chiều thứ bảy ngày 27 tháng 4 năm 2013)</I>.
<CENTER>
10phapgioi1.jpg
</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong cái nền màu đen, bốn góc là bốn bài kệ:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai bài ở trên nói về Tâm, như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài kệ góc trên bên trái:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Ba điểm như sao sa
Nét ngang tợ trăng tà
Đọa sa hay thành Phật
Cũng tâm ấy mà ra.</I>
(Bài kệ về Tâm)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài kệ góc trên bên phải:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Tâm như họa sĩ khéo
Vẽ thế giới muôn màu
Cảnh ngũ ấm thế gian
Không pháp nào không tạo.</I>
(Kinh Hoa Nghiêm)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài kệ phía dưới góc trái:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Không tạo các điều ác
Nên làm các việc lành
Thanh tịnh tâm ý mình
Đó là lời Phật dạy.</I>
(Kinh Pháp Cú)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài kệ phía dưới góc phải:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Pháp thí, thắng mọi thí
Pháp vị, thắng mọi vị
Pháp hỷ, thắng mọi hỷ
Ái diệt, thắng mọi khổ</I>
(Kinh Pháp Cú)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các biểu tượng trong vòng tròn tượng trưng cho mười cảnh giới theo nghiệp nhân và quả báo do "Tâm" (chữ <B>Tâm</B> ở chính giữa) tạo ra, với các bài kệ như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Phật:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Tâm ngộ thật tướng
Duyên khởi tánh không
Tự giác giác tha
Từ bi hỷ xả.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Duyên Giác:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Mười hai duyên khởi
Không thầy tự ngộ
Độc cư thiền định
Gương mẫu giữa đời.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. Bồ tát:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Phát tâm bồ đề
Trên cầu thành Phật
Dưới độ chúng sanh
Trải mình hành đạo.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. Thanh Văn:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Biết đời đau khổ
Tâm cầu Niết Bàn
Theo Phật học Pháp
Ruộng phước thế gian.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">5. Trời:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Khép tu Thập thiện
Tạo phước, cúng dường
Sắc, vô sắc thiền
Là cõi chư Thiên.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">6. Người:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Giữ gìn ngũ giới
Hoặc ít hoặc nhiều
Sang, hèn, thọ, yểu
Theo nghiệp cảm chiêu.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">7. A Tu La:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Phước báu như Trời
Đức lại kém vơi
Sân hận, tật đố
Tranh đấu mọi nơi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">8. Ngạ quỉ:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Tham lam bỏn sẻn
Ích kỷ ghét ganh
Thấy lợi giành tranh
Đói khổ hoành hành.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">9. Súc sanh:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Ngu si biếng lười
Dối gạt, móc bươi
Làm thân súc vật
Đền trả cho người.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">10. Địa ngục:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Không tin nhân quả
Độc ác hại nhau
Chẳng kính Tam Bảo
Địa ngục khổ đau.</I>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính bác Tuấn Tú !

Cường xin phép bác di chuyển bài này sang Thảo luận Phật Học Chuyên Đề để được mổ xẻ sâu hơn về chữ TÂM.

[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/10phapgioi_zpsb32f2a53.jpg"].


































.[/NEN]
Trước đây bác Văn Học đã có nói về chủ đề này rồi (nhưng nay cỏ lẻ đã mất) nên Cường xin phép tái lập chủ đề để chúng ta ÔN BÀI.

Kính xin quý trưởng bối góp ý "râm ran" cho chủ đề này.

1. Bài kệ về Tâm "Ba điểm như sao sáng ,......." được trích dẫn từ Kinh nào ?
2. Đối với người học tu Phật, thì phân biệt rõ ràng về chữ TÂM có quan trọng hay không ?
3. Chữ̉ TÂM ở đây _ theo như bài kệ trên _ có phải chỉ Chân Tâm hay không ?
......
Kính !

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hai bài kệ nói về tâm ở trên, trong "Bản đồ mười pháp giới, có lẽ được viết theo câu "Vạn pháp duy tâm tạo" trong kinh Hoa Nghiêm. Chữ Pháp ở đây được hiểu là tất cả pháp từ ngoại giới đến nội tâm, chứ không riêng gì "mười pháp giới" trong bản đồ đã minh họa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài kệ góc trên bên trái mô tả chữ "Tâm" được viết theo tiếng Hán, như trong trong hình:
<CENTER>
tamsx.jpg
</CENTER>
<p style="padding-left: 30px;"><I>Ba điểm như sao sa
Nét ngang tợ trăng tà
Đọa sa hay thành Phật
Cũng tâm ấy mà ra.</I>
(Bài kệ về Tâm)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và trong truyện Kiều có hai câu nói về chữ Tâm:
<p style="padding-left: 30px;"><I>Đêm thu gió lọt song đào
<B>Một vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.</I></B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tâm tạo ra các pháp, chính là tâm vọng (tâm sở), còn tâm không tạo tác chính là bổn lai tâm (tâm vương), có nhiều tên gọi: tâm chân như, Phật tánh v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Tuấn Tú !

Cường xin phép bác di chuyển bài này sang Thảo luận Phật Học Chuyên Đề để được mổ xẻ sâu hơn về chữ TÂM.

[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/10phapgioi_zpsb32f2a53.jpg"].


































.[/NEN]
Trước đây bác Văn Học đã có nói về chủ đề này rồi (nhưng nay cỏ lẻ đã mất) nên Cường xin phép tái lập chủ đề để chúng ta ÔN BÀI.

Kính xin quý trưởng bối góp ý "râm ran" cho chủ đề này.

1. Bài kệ về Tâm "Ba điểm như sao sáng ,......." được trích dẫn từ Kinh nào ?
2. Đối với người học tu Phật, thì phân biệt rõ ràng về chữ TÂM có quan trọng hay không ?
3. Chữ̉ TÂM ở đây _ theo như bài kệ trên _ có phải chỉ Chân Tâm hay không ?
......
Kính !

Bạn Cường muốn ôn bài, chúng ta đều hoan hỉ.
Bài của bác Tuấn Tú cũng rất rõ rồi, Vô Học chỉ xin góp đôi ý.

1. Bài kệ về Tâm "Ba điểm như sao sáng ,......." được trích dẫn từ Kinh nào ?
_ Bài này nguyên văn chữ Hán như thế này :

三點如星像
橫鉤似月斜
披毛從此得
做佛也由他



Hán Việt :



“Tam điểm như tinh tượng,
Hoành câu tợ nguyệt tà.
Phi mao tùng thử đắc,
Tố Phật dã do tha”

Tạm dịch :

Ba chấm như sao sáng
Móc ngang tựa trăng tà
Mang lông hay đội sừng do đây mà được
Thành Phật cũng do Tâm.


Bài thơ trên áp dụng phương pháp chiết tự đặc trưng của Trung Hoa cho nên dứt khoát phải là sản phẫm của người Hoa chớ không phải từ trong Kinh điển nào của Phật Giáo cả.

2. Đối với người học tu Phật, thì phân biệt rõ ràng về chữ TÂM có quan trọng hay không ?

Quan trọng BẬC NHẤT.

Chư Tổ xưa, vị nào nhận ra CHÂN TÂM thì được gọi là đã KIẾN TÁNH. Một vị đã Kiến Tánh là đã nhập dòng Thánh (quả vị thấp nhất là Tu Đà Hoàn).

Thiên Kinh vạn điển trong nhà Phật cốt chỉ giúp hành giả nhận hiểu được hai vấn đề, một là TÂM, hai là PHÁP. Rành TÂM, rõ PHÁP là bậc Giác Ngộ Hoàn Toàn. Chỉ chứng biết rõ ràng về TÂM thôi là bậc đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, là vị Thánh A La Hán _ cũng là bậc Giác Ngộ nhưng chưa Hoàn Toàn.

3. Chữ̉ TÂM ở đây _ theo như bài kệ trên _ có phải chỉ Chân Tâm hay không ?
Thưa, không phải !

Chữ TÂM _ theo như bài kệ trên _ chỉ là Vọng Tâm chứ chưa phải là Chân Tâm.

Chữ TÂM _ theo như bài kệ trên _ theo tiếng Phạn, tâm (citta) có nghĩa là tích tập. Định nghĩa này được thấy trong kinh Hoa Nghiêm, bản dịch chữ Hán của Bát-nhã (quyển 6): tích tập danh tâm 積集名心. Nó do gốc động từ là CI (cinoti): tích chứa, tích lũy, tăng trưởng và cũng có nghĩa là quán sát, tri nhận, cảm nhận. Đây là định nghĩa đặc biệt trong thuật ngữ Phật giáo, đặc biệt là Đại thừa. Nghĩa thông thường của nó, được nói là do gốc động từ cit hay cint (cintayati): tư duy, suy tưởng. Tâm là cái tư duy. Hay nói khác đi chữ Tâm này là gồm chung Thức thứ 6 (Ý Thức) và Thức thứ 7 (Mạt Na Thức), chứ không phải nói về́ A Lại Da Thức (Thức thứ 8, có một cách gọi khác là A Lại Da Tâm).

Kính chia sẻ.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113



Chữ TÂM _ theo như bài kệ trên _ chỉ là Vọng Tâm chứ chưa phải là Chân Tâm.

Chữ TÂM _ theo như bài kệ trên _ theo tiếng Phạn, tâm (citta) có nghĩa là tích tập. Định nghĩa này được thấy trong kinh Hoa Nghiêm, bản dịch chữ Hán của Bát-nhã (quyển 6): tích tập danh tâm . Nó do gốc động từ là CI (cinoti): tích chứa, tích lũy, tăng trưởng và cũng có nghĩa là quán sát, tri nhận, cảm nhận. Đây là định nghĩa đặc biệt trong thuật ngữ Phật giáo, đặc biệt là Đại thừa. Nghĩa thông thường của nó, được nói là do gốc động từ cit hay cint (cintayati): tư duy, suy tưởng. Tâm là cái tư duy. Hay nói khác đi chữ Tâm này là gồm chung Thức thứ 6 (Ý Thức) và Thức thứ 7 (Mạt Na Thức), chứ không phải nói về́ A Lại Da Thức (Thức thứ 8, có một cách gọi khác là A Lại Da Tâm).

Kính chia sẻ.
Kính Bác Văn Học_Bậc Thiện Hữu Tri Thức.
Lời Bác trình bày rất đúng chân lý.

Và CT xin trình bày ý khác, xin Bác đóng góp

Theo Ct thì, Đó đúng là "Vọng Tâm", nhưng "Vọng Tâm" ấy ở trong "Chơn Tâm" tịch tỉnh.

Vì nếu chẳng có "Chơn" thì "Vọng" ấy nương gá vào đâu? Ví như một luồng khói xám bay đầy hư không, và có người hỏi :"Đâu là hư không?", thì người kia chỉ tay lên luồng khói. Nếu là khói màu đen, xanh, đỏ, vàng .... gì gì đi nửa, thì hỏi "Hư không" ở đâu thì y như rằng chỉ thẳng vào khói
Hư không dụ là "Chơn Tâm" khói là "vọng tâm".

Trong Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp, chương Huyết Mạch, Sơ Tổ Đạt Ma nói:

Ông nói tôi tức là tâm của ông, tôi trả lời với ông tức là tâm của tôi. Nếu tôi không có tâm thì lấy đâu biết để trả lời với ông; ông nếu không có tâm thì làm sao ông biết hỏi tôi. Cho nên biết: Hỏi tôi tức là tâm của ông đó.

Từ lũy kiếp đến giờ, nhẫn đến hành tung hoạt động bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào đều là cái tâm vốn có của ông, đều là Phật vốn có của ông. Cái nghĩa “chính tâm là Phật” là như thế. Ngoài tâm này rốt ráo không có Phật nào khác có thể được. Nếu lìa tâm này mà tìm Bồ-đề, Niết-Bàn, thì thật là không tưởng. Tánh chơn thật của mình không phải pháp nhân pháp quả, đó là nghĩa của tâm. Tự tâm là Niết-Bàn. Nếu nói ngoài tâm có Phật và Bồ-Đề có thể được thì thật là không tưởng
Vọng mà chơn chính là chổ này vậy. Và thấy được vọng tâm tức là "Thấy" Chơn tâm. (Hai động từ "thấy" khác nhau)

Kính chia sẻ.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính đạo hữu Chiếu Thanh !

Cám ơn lời góp ý của đ/h đã gợi ý cho v/h suy tư thêm.

Chiếu Thanh đã viết:
Và CT xin trình bày ý khác, xin Bác đóng góp

Theo Ct thì, Đó đúng là "Vọng Tâm", nhưng "Vọng Tâm" ấy ở trong "Chơn Tâm" tịch tỉnh.
Xin mời các bạn xem ảnh một con sóng :

url
songbien_zps0f3a7495.jpg


Thường thì chúng ta nhìn những con Sóng, chúng ta cảm nhận cái tính động của Sóng, mà chúng ta quên đi cái bản thể Nước của nó.

Vâng, toàn Sóng vốn là Nước, ta có thể nói "Nước vốn là bản thể của Sóng". Bậc Giác Ngộ là vị đồng thời thấy hiện tượng Sóng và thấy luôn cái bản thể Nước của nó. Vị Giác Ngộ nói "Sóng đó là Nước đó, không phải đi kiếm đâu xa !", ngụ ý Vô Minh Quốc cũng chính là Phật Quốc đó. Chẳng qua Bậc Giác thì "Tâm đã bình cho nên nhìn thấy Thế giới bình", Tâm đã Chân cho nên thấy tất cả đều Chân".

Còn kẻ Vô Minh chúng ta thường không thấy cái bản chất thực của sự việc, cho nên thường nhìn sự vật một cách điên đảo. Chúng ta ngồi trên thuyền, thuyền trôi chúng ta lại thấy là bờ đi, chúng ta ngồi trên xe, xe chạy tới chúng ta lại thấy cây cối _ cả luôn cây cột đèn _ cũng chạy lùi về phía sau. Đây là cái thấy điên đảo của tất cả những ai còn mê. Thậm chí trong Kinh Viên Giác nói "Kẻ mê luận bàn về Viên Giác thì Viên giác cũng điên đảo luôn".

Nói lên điều này, đức Phật muốn chúng ta tinh tấn tu hành hơn lên nữa để thực chứng TỊNH SẮC CĂN _ lúc bấy giờ Mạt Na Thức không còn là nơi tích lủy mê lầm nữa mà là Bình Đẳng Tánh Trí _ mới thấy được Các Pháp vốn thanh tịnh.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Vọng mà chơn chính là chổ này vậy. Và thấy được vọng tâm tức là "Thấy" Chơn tâm. (Hai động từ "thấy" khác nhau)

Kính chia sẻ.

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Động từ <B>"thấy"</B> chỉ có một mà sao Chiếu Thanh nói khác nhau. Chỗ khác nhau là "vọng" và "chân". Theo ví dụ của bác Học, thì trong "nước" (chân) tôi <B>thấy</B> có "sóng" (vọng). Nước duyên với gió thổi nên sóng dậy, gió lặng thì sóng dừng, thì sóng trở lại là nước. Sóng với nước không hai. Chỗ này nói về bản thể và hiện tượng của tâm, bản thể là chơn, hiện tượng là vọng. Khi <B>giác</B> thì tâm này là bản thể, khi <B>mê</B> thì tâm này là hiện tượng. Giác tức là Phật, mê là chúng sanh đều không sai khác nên nói vọng tức chân hay chúng sanh tức Phật vì cùng chung một tánh Phật (tánh giác).
<p style="padding-left: 30px;">Giác với mê chung qui có một
Khác nào như sóng nước không hai
Chớ nên vọng chấp bên ngoài
Hãy dùng trí quán lại ngay nơi lòng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Vọng mà chơn chính là chổ này vậy. Và thấy được vọng tâm tức là "Thấy" Chơn tâm. (Hai động từ "thấy" khác nhau)

Kính chia sẻ.
Động từ "thấy" chỉ có một mà sao Chiếu Thanh nói khác nhau.

Kính bác Tuấn Tú !

Khi ta nổi Sân Si, khi ta có những tư tưởng sai quấy, ta muốn không nghĩ đến nó nữa, nhưng nào có được Nó cứ bám trụ trong lòng ta, ta biết nó là Vọng Tâm, gọi l"thấy" Vọng Tâm.

Thực ra chúng ta không dùng mắt để "thấy" mà là Ý Thức (thức thứ 6) "thấy". Còn "thấy" Chân Tâm thì không đơn giãn như đạo hữu Chiếu Thanh nói, phải là người đã nhiều kiếp tu hành, có công đức lớn, Nghiệp Thức đã bị bào mòn "lẳng", như lá vàng trên cây chỉ chờ một làn gió thoảng là lìa cành. Cái thời điểm "lá lìa cành" được gọi là Ngộ, là "thấy" Chân Tâm.
Ngôn từ tạm dùng là thế, là "thấy" Chân Tâm, thực ra lúc ấy không có chủ thể "thấy" và đối tượng bị "thấy" _ tức là cái Chân Tâm. Mà cái Ý Thức của hành giả đã tan biến, chỉ còn CÁI BIẾT KHÔNG HAI (không có chủ thể và đối tượng bị biết).

Kết luận :

"Tri vọng tức chân" câu này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Xin các bạn đừng lầm tưởng là "thấy" vọng Tâm tức là "thấy" chân Tâm. Không đâu, kẻ phàm phu vẫn thấy được Vọng Tâm, mà chỉ bực Thánh đã thực sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi mới "thấy Chân Tâm" được.

Có những vị học nhiều rồi kết luận rằng "Ngay giây phút này đây, nếu chúng ta lắng lòng, đừng cho tâm ý chạy lăng xăng nữa, sống với vô tâm thì lúc đó là Niết Bàn, là "thấy" Chân Tâm".

Các bạn ơi ! đau xót lắm. Niết Bàn của Phật Giáo đã bị vị "Tôn Sư" này biến thành CHỈ LÀ KHÁI NIỆM, chỉ là NGÔN TỪ SUÔNG.

Không đâu, Niết Bàn của Phật Giáo, phải trải qua vô lượng kiếp tu hành cần khổ mới đến được. Từ "thấy" vọng tâm cho đến "thấy" Chân Tâm có một khoảng cách xa diệu vợi. Chớ không phải "ngưng Vọng liền Chân" tức thì tại chỗ như vậy đâu.

 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kết luận :

"Tri vọng tức chân" câu này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Xin các bạn đừng lầm tưởng là "thấy" vọng Tâm tức là "thấy" chân Tâm. Không đâu, kẻ phàm phu vẫn thấy được Vọng Tâm, mà chỉ bực Thánh đã thực sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi mới "thấy Chân Tâm" được.

Có những vị học nhiều rồi kết luận rằng "Ngay giây phút này đây, nếu chúng ta lắng lòng, đừng cho tâm ý chạy lăng xăng nữa, sống với vô tâm thì lúc đó là Niết Bàn, là "thấy" Chân Tâm".

Các bạn ơi ! đau xót lắm. Niết Bàn của Phật Giáo đã bị vị "Tôn Sư" này biến thành CHỈ LÀ KHÁI NIỆM, chỉ là NGÔN TỪ SUÔNG.

Không đâu, Niết Bàn của Phật Giáo, phải trải qua vô lượng kiếp tu hành cần khổ mới đến được. Từ "thấy" vọng tâm cho đến "thấy" Chân Tâm có một khoảng cách xa diệu vợi. Chớ không phải "ngưng Vọng liền Chân" tức thì tại chỗ như vậy đâu.

Hôm nay, CP rất cảm khoái vì đã nghe và đọc nhiều đoạn của các Vị trong diễn đàn cũng như trên báo.

Do đó, có một hai cái không đồng nhất. Hay gọi là "Tu mà còn so sánh nữa sao!" ... ? - Nếu người ngoại đạo hỏi câu này, là họ sẽ trả lời luôn cho các bạn. Bạn tu cho mình hay là bạn tu cho Bồ tát...? cho Sư... Hay tu cho A La Hán, Thánh Nhân...?

Xin trở lại đoạn.

Trích dẫn của Bác Văn Học: "Có những vị học nhiều rồi kết luận rằng "Ngay giây phút này đây, nếu chúng ta lắng lòng, đừng cho tâm ý chạy lăng xăng nữa, sống với vô tâm thì lúc đó là Niết Bàn, là "thấy" Chân Tâm".

Các bạn ơi ! đau xót lắm. Niết Bàn của Phật Giáo đã bị vị "Tôn Sư" này biến thành CHỈ LÀ KHÁI NIỆM, chỉ là NGÔN TỪ SUÔNG."....
*************Cp xin trả lời:
CP thấy đúng, bởi theo cảm nhận, theo đời sống, theo khoa học. Thì Vị này nói "sống với vô tâm thì lúc đó là Niết Bàn, là "thấy" Chân Tâm" Như vậy là có khế hợp. Còn Bác Văn Học xin cho chứng minh ?
**********************************************
**********************************************
Trích dẫn Bác Văn Học đã viết "Không đâu, Niết Bàn của Phật Giáo, phải trải qua vô lượng kiếp tu hành cần khổ mới đến được. Từ "thấy" vọng tâm cho đến "thấy" Chân Tâm có một khoảng cách xa diệu vợi. Chớ không phải "ngưng Vọng liền Chân" tức thì tại chỗ như vậy đâu."
*********************************

Cp Hỏi: "Xin chứng minh Xa là bao xa. Theo đoạn này thì cp cảm thấy, khi ai đọc và suy nghĩ thì sẽ bị phân tâm. Tu mà khó quá thì Tu làm gì...? Còn về Lý Tánh thì ai cũng hiểu mà. Nhưng tạm thời cp không còn nhớ xa và gần; hay Bồ tát tức phàm phu nằm ở đâu, trong kinh nao... , hi hi. Xin giúp đở.

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Trích dẫn của Bác Văn Học: "Có những vị học nhiều rồi kết luận rằng "Ngay giây phút này đây, nếu chúng ta lắng lòng, đừng cho tâm ý chạy lăng xăng nữa, sống với vô tâm thì lúc đó là Niết Bàn, là "thấy" Chân Tâm".

Các bạn ơi ! đau xót lắm. Niết Bàn của Phật Giáo đã bị vị "Tôn Sư" này biến thành CHỈ LÀ KHÁI NIỆM, chỉ là NGÔN TỪ SUÔNG."....
*************Cp xin trả lời:
CP thấy đúng, bởi theo cảm nhận, theo đời sống, theo khoa học. Thì Vị này nói "sống với vô tâm thì lúc đó là Niết Bàn, là "thấy" Chân Tâm" Như vậy là có khế hợp. Còn Bác Văn Học xin cho chứng minh ?
Kính huynh Cầu Pháp !

Chắc huynh không phản đối, Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác là người đã thực "THẤY CHÂN LÝ" rồi mới viết Chứng Đạo Ca sau phải không ?

Và đây là lời Tổ đã nói :


[NEN="http://i1298.photobucket.com/albums/ag54/Hac_phong/xavongtam_zpsb290f893.jpg"]..






































...
[/NEN]
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21276-Chứng-Đạo-Ca/page12

Xin lưu ý ! cái vị "Tôn Sư" kia vẫn đang sống với Ý Thức Mê Lầm, những giây phút lắng lòng chỉ là trạng thái TỈNH LẶNG của Ý Thức, gọi trạng thái tỉnh lặng của Ý Thức là Niết Bàn, là "thấy Chân Tâm" đã bị Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác quở là "Chân thành nhận giặc (Ý Thức) là con (Tâm) của mình" (Chân thành nhận tặc tương vi tử)
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính huynh Cầu Pháp !

Cầu Pháp đã viết:
Cp xin trả lời:
CP thấy đúng, bởi theo cảm nhận, theo đời sống, theo khoa học. Thì Vị này nói "sống với vô tâm thì lúc đó là Niết Bàn, là "thấy" Chân Tâm" Như vậy là có khế hợp. Còn Bác Văn Học xin cho chứng minh ?

Trước tiên xin mời huynh đọc lại về vua Trần Thái Tông :

http://www.thuongchieu.net/index.php/chuyende/thanhdangluc/3336-vuatranthaitong

Theo huynh _ sau khi đọc bài trên _ vua Trần Thái Tông có phải là bậc đã chứng đạo, đã "thấy Chân Lý" rồi phải hôn ?

Ấy vậy mà Ngài đã nói :

" Mạc vị vô tâm vân thị Đạo
Vô tâm do cách nhất trùng quan"


(Chớ bảo vô tâm là đạo lớn
Vô tâm vẫn cách một bờ tre.
)

Chuyện lắng lòng "sống Thiền từng phút từng giây" là chuyện nên làm, vì nó giúp cho hành giả "an tâm định tính", tạo tiền đề cho sự chứng ngộ sau này. Nhưng nếu chỉ dùng Ý Thức đầy Mê lầm đưa ra "40 cái định đề" (trong đó có nhiều định đề về Niết Bàn) thì quả là "kẻ tội nhân thiên cỗ", kẻ này chưa chứng mà tưởng rằng mình đã chứng (tội Đại Vọng Ngữ) Niết Bàn không phải là trạng thái vô tâm, trạng thái vô tâm chỉ là một biến thể của Ý Thức, trước đó hành giả sống bằng cái tâm vọng động, sau đó hành giả sống với cái tâm an tĩnh, cả hai tâm ấy đều là Ý Thức Mê lầm cả, không có cái tâm nào (trong hai cái tâm đó) là Niết Bàn cả !
Nhận một biến thể của Ý Thức là Chân Tâm, là Niết Bàn thì bản thân Giảng Sư lạc vào đường tà, mà còn "tâm thường hóa" đạo Phật nữa, biến đạo Phật thành ra đạo Thần Tiên.

Kính !


 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Động từ <B>"thấy"</B> chỉ có một mà sao Chiếu Thanh nói khác nhau. Chỗ khác nhau là "vọng" và "chân".
</span></span>
Phật và chúng sanh.
Thấy và "Thấy"

Đạo Phật là Đạo rất dể tu, chỉ hiềm có "khó" chỉ là do ý thức phân biệt của chúng sanh mà ra thôi. Nay nhơn câu hỏi "Động từ thấy chỉ có một sao lai nói khác nhau?". CT xin trình bày cho rỏ nghĩa.
Trước xin trình bày lý thô thiển, trong đời ai củng đã "đi", đi bộ, đi xe đạp, đi xe gắn máy, đi xe hơi, thậm chí ít người được đi tàu thủy, đi máy bay... đi bộ thì có thể có đi, đi xe đạp thì có thể còn được cho là có đi (đạp), còn "đi" xe gắn máy thì chẳng có đi trong đó, lên ga vặn tay ga thì không thể gọi là đi được! Nhưng chúng ta vẩn cho là đi vì cảnh lúc đến khác lúc cảnh khởi hành và thậm chí trong từng cảnh trôi qua củng đã khác rồi.Điều này chứng tỏ là "có đi" nhưng thật sự chẳng có đi gì hết, chỉ là cảnh trôi qua, nhưng cảnh vốn không trôi, chỉ là "ta đi". (có thể Nhà Bác Học Anh_Tanh phát hiện ĐL Tương Đối vì suy nghĩ như thế!)
Nếu một lần, nhìn lại thân của mình thì chẳng có "đi" đâu cả chỉ là "cảnh" thay đổi mà thôi !

Và tiếp tục, nhìn lại mình, lúc chúng ta "Thấy", thì có mấy cái thấy? Thí dụ, nhìn màn hình vi tính đây, tất cả đều là những cái bị thấy, còn cái thấy (cái tia nhìn của ta) củng song hành thế mà đa phần đều quên mất. Như vậy nội trong động từ "Thấy" mà có tới ba, đồng thời không sai biệt. Đó là nói "Thấy" đơn giản nhất. (Thế gian còn đem cả buồn giận thương ghét .... cộng vào cái "Thấy" ra 84000 phiền nảo)
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật đã dạy "Thấy, cái Bị thấy, cái tia nhìn, và tự tánh "Thấy" " này rất rỏ. Phật lấy ví dụ, người đui củng "thấy" và họ thấy đen thui.
Bây giờ, ta gọi "cái bị thấy" là sở kiến, cái tia nhìn đồng thời với "sở kiến" là năng kiến, Thế thì không phải ta bỏ năng chấp sở (cái thấy Thế gian), củng không bỏ sở chấp năng (chấp tự ngã), ta phải "Thấy" rỏ ràng cả năng và sở. Đó là tự tánh thấy vậy .

Như vậy, chỉ cái thấy thôi, mà có tới ba, nếu chúng ta chấp lấy "sở kiến" sinh ra phân biệt thì đó là chúng sanh, nếu ta chấp lấy năng mà sinh tâm "thiện" là trời người , "ác" quỷ dử hung thần, và Phật là trọn vẹn trong tự tánh.

Nói thêm, về luân hồi. theo CT, luân hồi là chẳng có luân hồi nên gọi là luân hồi, vì chỉ có cảnh là sai biệt và tự tánh vốn không đổi, không thêm không bớt không nhiễm không tịnh không sanh không diệt.
Giống như bị bỏ thuốc mê, rồi đem lên máy bay bay qua Mỹ. (hoặc Ấn Độ, Châu Phi, hay rừng AMAZON... hì hì)


 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Thấy

Thấy mọi người bàn về cái thấy. tôi không có chi nhiều chỉ biết trong ngữ lục có nói : Ngài Bác Sơn sau khi chứng ngộ , vào nhà cầu xong, dật nước chỉ nghe tiếng nước chảy rào rào mà không có thấy tướng nước chảy. không biết cái thấy của ngài Bác sơn có giống cái thấy của mọi người không?
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Thấy mọi người bàn về cái thấy. tôi không có chi nhiều chỉ biết trong ngữ lục có nói : Ngài Bác Sơn sau khi chứng ngộ , vào nhà cầu xong, dật nước chỉ nghe tiếng nước chảy rào rào mà không có thấy tướng nước chảy. không biết cái thấy của ngài Bác sơn có giống cái thấy của mọi người không?

Chào bạn nhãn đầu mùa !

Bạn có thể cho biết "cái ngữ lục" nào đăng câu chuyện này hay không ?

Đây là tiểu sử đầy đủ về Thiền Sư Bác Sơn :

http://splashurl.com/lmezlaa

Vô Học cũng đã đối chiếu với những tài liệu khác đều không thấy câu chuyện trên. Nếu bạn đã được đọc chuyện này ở đâu đó thì nên đốt quyển ấy đi.

Vì "cái bàn cầu giật nước" chỉ mới được thiết kế trong vòng 1/2 thế kỷ nay mà Tổ Bác Sơn thì đã mất cách nay gần 4 thế kỷ (1575-1630).

Một chuyện đơn giãn như thế này mà bạn còn không phân biệt được thì những Giáo Lý Chuyên Đề bạn làm sao hiểu nổi.

Nếu bạn không đủ trí để nhận định "đúng & sai" thì nên lễ phép thưa hỏi ở box Phật Học Phổ Thông (không nên hỏi trỏng như thế.) Tâm có thành thì họa may có người bỏ thì giờ ra để giải thích cho bạn.

Những bài viết tiếp theo của bạn ở box Chuyên Đề này, Vô Học không bảo đảm là sẽ không di chuyển đi nơi khác (tùy từng trường hợp, có thể là Xóa)

Kính báo !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên