Đạt Ma Quán Tâm Pháp.

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Luận Ngộ Tánh

Canh một ngồi ngay bắt kiết già.
Tinh thần lặng chiếu _Rổng đồng Hư_
Lủy kiếp đến nay không sinh diệt
đâu cần sanh diệt , diệt Vô Dư.

Vạn pháp chung quy đều như huyễn.
Bổn tâm tự rổng đâu dụng trừ,
Nếu biết Tâm tánh phi hình tượng.
Lặng yên chẳng động ấy Chơn Như.

Canh hai thần lặng chuyển suốt trong.
Chẳng khởi ước mong, chỉ một lòng.
Sum la vạn tượng đều là Đạo.
Hà chấp Có Không, vọng Tây Đông.

Các Pháp bổn lai không _"Không & có"
Thường "ưa" vọng tưởng hóa cuồng ngông.
Ở nơi chưa khởi Pháp cùng Pháp.
Là nơi chẳng có Thánh khác Phàm

..........

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Vả chăng, Đạo là lấy vắng lặng làm thể. Tu là lấy lìa tướng làm tông. Nên kinh nói: Vắng lặng là Bồ-Đề, vì dứt hết các tướng. Phật có nghĩa là giác. Người có tâm giác được Đạo Bồ-Đề nên gọi là Phật.

Kinh nói: Lìa tất cả các tướng là danh hiệu chư Phật. Thế mới biết: Có tướng là tướng mà không tướng. Không thể dùng mắt thấy, chỉ có thể dùng trí biết.

Ai nghe pháp này mà sanh một niệm lòng tin, phải biết người đó đã phát tâm đại thừa, siêu ba cõi. Ba cõi tức là tham, sân, si. Đổi tham sân si ra thành giới, định, huệ tức gọi là siêu ba cõi.

Nhưng tánh của tham, sân, si cũng không thật, chỉ tùy thuận chúng sanh mà nói vậy thôi. Nếu ai có thể soi trở vào trong thì thấy rõ tánh của tham, sân, si tức là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si không có tánh Phật nào khác. Kinh nói: Chư Phật từ xưa đến nay thường ở trong ba độc để nuôi lớn pháp giải thoát mà thành Thế Tôn. Ba độc là tham, sân, si đó.

Nói đại thừa, Tối thượng thừa đều là nói chỗ sở hành của Bồ-Tát. Không chỗ thừa, không chỗ chẳng thừa. Suốt ngày thừa, mà chưa từng thừa, đó là Phật thừa. Kinh nói: "Không thừa là Phật thừa đó".

Nếu ai biết được sáu căn không thật, năm uẩn giả danh, khắp thân tìm cầu hết thảy đều không có chỗ nhất định. Phải biết người đó rõ được nghĩa Phật nói. Kinh nói: Hang ổ của năm uẩn là Thiền viện. Soi trở vào trong được tỏ ngộ là môn đại Thừa, há chẳng rõ lắm sao! Chẳng chứa tất cả pháp gọi là Thiền định. Nếu rõ được câu này thì đi đứng nằm ngồi đều là Thiền định.

Biết tâm là không, gọi là thấy Phật. Vì sao thế? Vì mười phương chư Phật đều là vô tâm.
Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật.
Lìa chấp thân chẳng tiếc gọi là đại bố thí.
Lìa các động tịnh gọi là đại toạ thiền.
Vì sao thế? Vì phàm phu một niềm chấp động, Tiểu thừa một niềm chấp định. Nếu vượt khỏi cái tọa thiền của Tiểu thừa và phàm phu thì gọi là đại tọa thiền. Nếu nhận được như thế thì tất cả các tướng chẳng tìm cũng tự rõ, tất cả các bịnh chẳng trị cũng tự khỏi. Đó là nhờ sức đại thiền định.

Phàm ai đem tâm mà cầu pháp đều là mê, chẳng đem tâm cầu pháp là ngộ. Chẳng đắm chấp văn tự gọi là giải thoát. Chẳng nhiễm sáu trần gọi là hộ pháp. Lìa khỏi sanh tử gọi là xuất gia. Chẳng thọ báo sau này gọi là đắc Đạo. Chẳng sanh vọng tưởng gọi là Niết Bàn. Chẳng kẹt trong vô minh gọi là đại trí huệ. Ðến chỗ không phiền não gọi là Bát Niết Bàn. Đến chỗ không có tướng tâm gọi là qua bờ bên kia.

Khi mê thì có bờ bên đây. Khi ngộ rồi thì bờ bên đây cũng không có. Vì sao thế? Vì phàm phu một niềm chấp bên đây, nếu tỏ ngộ được pháp Tối thượng thừa thì tâm chẳng trụ bên đây cũng chẳng trụ bên kia, nên lìa được cả đây kia vậy. Nếu thấy bờ bên kia chẳng khác hơn bờ bên đây, cái tâm của người ấy đã được cái định vô thiền.

Phiền não gọi là chúng sanh, tỏ ngộ gọi là Bồ Ðề, cũng chẳng một chẳng khác, chỉ khác nhau ở mê ngộ.

Khi mê có thế gian để ra khỏi, khi ngộ không có thế gian để ra.

Trong pháp bình đẳng chẳng thấy phàm phu khác với thánh nhơn.

Kinh nói: Pháp bình đẳng nghĩa là phàm phu không thể nhập, Nhị thừa không thể hành. Chỉ có bực đại Bồ-Tát và chư Phật Như Lai có thể hành mà thôi. Nếu thấy sanh khác với tử, động khác với tĩnh, đều gọi là chẳng bình đẳng. Chẳng thấy phiền não khác với Niết Bàn, thế mới gọi là bình đẳng. Vì sao thế? Vì phiền não và Niết Bàn cùng một tánh không. Cho nên người Nhị thừa vọng dứt trừ phiền não, vọng nhập Niết Bàn, tự tạo Niết Bàn để trói buộc. Còn Bồ-Tát biết được tánh phiền não vốn không, nên chẳng lìa không, thường ở Niết Bàn.

Niết Bàn nghĩa là khơi mà chẳng sanh, tịch mà chẳng chết, vượt khỏi sanh tử là Bát Niết Bàn. Tâm không có đi và đến là nhập Niết Bàn. Thế mới biết Niết Bàn tức là tâm không.

Chư Phật nhập Niết Bàn là ở chỗ không vọng tưởng, Bồ-Tát vào đạo tràng là không tham sân si vậy. Tham là cõi Dục, sân là cõi Sắc, si là cõi Vô sắc.

Nếu một niệm tâm sanh liền vào ba cõi, một niệm tâm diệt là ra ba cõi. Thế mới biết: Ba cõi sanh diệt, vạn pháp có không đều do một tâm. Phàm nói một pháp là cũng giống như đập ngói gạch, chẻ tre vô tình.

Nếu biết được tâm chỉ là giả danh, tạm gọi chớ không có tướng, thì liền biết cái tâm của tự mình cũng không phải có, không phải không. Vì sao thế? Vì phàm phu một niềm sanh tâm gọi là có, Tiểu thừa một niềm diệt tâm gọi là không. Còn Bồ-Tát và Phật chưa từng sanh tâm cũng chưa từng diệt tâm, cho nên gọi là không phải có không phải không. Chỗ này cũng gọi là Trung Đạo.

Thế mới biết: Chấp tâm học pháp thì cả tâm lẫn pháp đều mê. Đừng chấp tâm mà học pháp thì cả tâm và pháp đều ngộ. Phàm mê nghĩa là mê ở trong ngộ, ngộ là ngộ ở trong mê.

Con người chánh kiến biết được tâm vốn rỗng không liền siêu mê ngộ. Như thế mới gọi là thấy biết đúng.

Sắc chẳng tự sắc, do tâm nên có sắc.
Tâm chẳng tự tâm, do sắc nên có tâm.

Thế mới biết tâm và sắc, cả hai cùng nương nhau sanh diệt.

Có là có ở trong không.
Không là không ở trong có.
Thế gọi là thấy đúng.

Vả chăng, nếu thật thấy là không chỗ chẳng thấy, cũng không chỗ thấy.

Tuy thấy khắp mười phương, nhưng chưa từng có thấy.

Vì sao thế? Vì không chỗ thấy, vì thấy được cái không thấy, vì thấy không phải thấy. Cái mà phàm phu gọi là thấy ấy đều là vọng tưởng cả.

Nếu vắng lặng không chỗ thấy mới gọi là thấy thật.

Tâm và cảnh đối nhau, cái thấy trong đó phát sanh.

Nếu trong chẳng khởi tâm thì ngoài chẳng sanh cảnh, cảnh và tâm đều vắng lặng, như thế ấy mới gọi là thấy thật.

Chẳng thấy tất cả các pháp mới gọi là được Đạo. Chẳng biết tất cả các pháp mới gọi là tỏ pháp.

Vì sao thế ? Vì thấy cùng chẳng thấy đều là chẳng thấy.

Hiểu cùng chẳng hiểu đều là chẳng hiểu. Cái thấy không phải thấy mới gọi là thật thấy. Cái hiểu không hiểu mới gọi là hiểu rộng lớn.

Vả chăng, thấy đúng nghĩa là không phải cái thấy có thấy, mà là cái thấy trong không thấy. Thật hiểu nghĩa là không phải cái hiểu trong có tướng, mà là cái hiểu trong không có tướng. Phàm hễ có cái bị biết đều là gọi là chẳng biết. Không có cái bị biết mới gọi là thật biết. Kinh nói: Chẳng bỏ trí huệ gọi là ngu si. Nếu tâm là không, hiểu cùng chẳng hiểu đều là thật cả. Nếu tâm là có, hiểu cùng chẳng hiểu đều là vọng.

Nếu tỏ ngộ thì pháp theo người.
Nếu chẳng tỏ ngộ thì người theo pháp.

Nếu pháp theo người thì phi pháp trở thành pháp, hết thảy pháp đều chơn.

Nếu người theo pháp thì pháp trở thành phi pháp, hết thảy pháp đều trở thành vọng.

Cho nên thánh nhơn chẳng đem tâm mà cầu pháp, cũng chẳng đem pháp mà cầu tâm, cũng chẳng đem tâm mà cầu tâm, đem pháp cầu pháp. Cho nên tâm chẳng sanh pháp, pháp chẳng sanh tâm. Tâm pháp thường vắng lặng nên thường ở trong định.

Tâm chúng sanh sanh thì pháp Phật diệt. Tâm chúng sanh diệt thành pháp Phật sanh.

Nếu đã biết tất cả pháp đều chẳng có tự tánh riêng, thế gọi là người có Đạo. Biết tâm chẳng thuộc về của riêng của các pháp. Đó là người thường ở Đạo tràng.

Khi mê có tội, ngộ rồi không tội. Vì sao thế ? Vì thể tánh tội vốn không?

Kinh nói: Các pháp không có tự tánh riêng, thật dụng chớ nghi, nghi liền thành tội.

Vì sao thế? Vì tội do nghi hoặc mà sanh.

Nếu rõ được như vậy thì tội nghiệp đời trước liền tiêu diệt.

Khi mê thì sáu thức năm ấm đều là pháp phiền não sanh tử. Khi ngộ thì sáu thức năm ấm đều là pháp Niết Bàn không sanh tử.

Người học đạo chớ nên tìm Đạo ở ngoài. Vì sao thế? Vì biết tâm là Đạo.

Nếu khi được tâm, không có tâm có thể được.

Nếu khi được Đạo, không có Đạo có thể được.

Nếu nói đem tâm cầu đạo mà được, thì gọi là tà kiến.

Khi mê có Phật có pháp.

Khi ngộ không Phật không pháp.

Vì sao thế? Vì ngộ tức là Phật, là pháp. Vả chăng tu nghĩa là diệt cái thấy có thân riêng thì Đạo thành. Cũng như hột giống nứt vỏ thì cây nẩy mầm.

Cái thân sanh tử nghiệp báo luôn luôn vô thường; là pháp không nhất định, chỉ tùy niệm mà tu, cũng không nên chán sanh tử hay thích sanh tử. Chỉ làm sao trong tâm đừng vọng tưởng, thì khi sống nhập được Hữu-Dư Niết Bàn, khi chết vào được Vô Sanh Pháp nhẫn.

Khi mắt thấy sắc chẳng nhiễm sắc, tai nghe tiếng chẳng nhiễm tiếng thì đều là giải thoát. Mắt chẳng đắm sắc thì mắt là cửa lễ, tai cũng vậy.

Nói tóm lại, khi thấy sắc mà thấy được đến tánh của sắc thì không nhiễm, thường giải thoát. Nếu mắc kẹt ở tướng của sắc là thường bị trói buộc. Nếu chẳng bị phiền não bị trói buộc thì gọi là giải thoát, chớ không có giải thoát nào khác hơn.

Người khéo quán sắc, sắc chẳng sanh tâm, tâm chẳng sanh sắc, thì sắc và tâm đều thanh tịnh.

Khi không vọng tưởng thì một tâm là một cõi Phật. Khi vọng tưởng khởi thì một tâm là một cõi địa ngục.

Chúng sanh làm ra vọng tưởng, lấy tâm sanh tâm nên thường ở địa ngục. Bồ-Tát quán sát vọng tưởng chẳng lấy tâm sanh tâm, nên thường ở cõi Phật.

Nếu chẳng lấy tâm sanh tâm thì tâm đều nhập vào không, niệm niệm đều qui về tịnh, từ một cõi Phật đến một cõi Phật.

Nếu lấy tâm sanh tâm thì tâm tâm chẳng tịnh, niệm niệm đều qui về động, từ một địa ngục qua một địa ngục.

Khi một niệm tâm khởi thì liền có hai nghiệp thiện ác, có thiên đàng địa ngục. Nếu một niệm tâm chẳng khởi thì hai nghiệp liền dứt, thiên đường địa ngục cũng không.

Vì "thể" vốn không phải có, không phải không. Ở phàm là có, ở thánh là không.

Thánh nhơn nhờ tâm "không" nên trong lòng rỗng rang, cung trời đất đồng lượng.

Đây đều là chứng trong Đại Đạo, không phải cảnh giới của Tiểu thừa và phàm phu. Khi tâm được Niết bàn cũng không có Niết bàn có thể được. Vì sao thế? Vì tâm là Niết bàn. Nếu ngoài tâm còn thấy có Niết bàn, thế gọi là đã nhiễm tà kiến.

Phải biết tất cả phiền não đều là hột giống tâm của Như Lai; vì nhờ có phiền não mà được trí huệ.

Chỉ có thể nói phiền não sanh Như Lai, nhưng không thể nói phiền não là Như Lai. Nên tự tâm là ruộng nương, phiền não là hột giống, trí huệ là nảy mầm; còn Như Lai để dụ như kết quả lúa thóc.

Phật ở trong tâm như hương trong cây, giác mục hết rồi thì lõi hương tự hiện, phiền não hết rồi thì Phật tâm tự hiện cũng như vậy. Cho nên biết ngoài cây không hương, ngoài tâm không Phật. Nếu ngoài cây có hương tức là hương chỗ khác, ngoài tâm có Phật tức là Phật từ ngoài; là không phải Phật [của mình].

Trong lòng chứa ba độc là cõi uế, trong lòng không ba độc là cõi tịnh. Kinh nói: Nếu cõi nước dơ bẩn ác độc đầy dẫy mà muốn chư Phật xuất hiện thì không thể có bao giờ; mà dơ bẩn ác độc là tham sân si mê muội đó.

Chư Phật Thế Tôn chính là cái tâm giác ngộ. Nếu giác ngộ thì tất cả nói năng đều là Pháp Phật.

Nếu không nói mà nói thì suốt ngày nói đều là Đạo.

Nếu chấp nói năng thì dầu suốt ngày nín thinh cũng là phi Đạo.

Cho nên Như Lai nói mà không trái với nín, nín chẳng trái với nói; nói nín không lìa. Nếu ngộ được nghĩa nói và nín đây là vào được chánh định. Nếu nói đúng lúc, nói cũng là giải thoát. Nếu chẳng phải lúc, dẫu nín cũng là trói buộc. Cho nên: nói cũng lìa tướng, nói cũng gọi là giải thoát. Nếu chấp tướng, dẫu nín cũng là trói buộc. Vả chăng, bổn tánh vốn giải thoát, văn tự không thể đến trói buộc được. Pháp không cao thấp, nếu thấy có cao thấp là không phải pháp rồi.

Phi pháp là đò, pháp là người. Người nương đò để qua sông thì phi pháp tức là pháp. Nói theo thế tục thì có nam nữ sang hèn, theo đạo thì không có nam nữ sang hèn. Cho nên Thiên Nữ ngộ đạo chẳng đổi thân nữ, Xa Nặc thức tỉnh chẳng đổi danh xưng.

Như thế không phải sanh hèn nam nữ đều từ một tướng đó sao? Thiên nữ suốt mười hai năm tìm tướng nữ cứu cánh không thể được, thì biết suốt mười hai năm tìm tướng nam cũng không thể được. Cái nghĩa mười hai năm là sáu căn sáu trần đó. Lìa tâm không Phật, lìa Phật không tâm. Cũng như lìa nước không giá, lìa giá không nước.

Phàm nói lìa tâm là không phải chạy trốn cái tâm. Chỉ đừng chấp ở phần tướng của tâm mà thôi. Kinh nói: Chẳng thấy tướng gọi là thấy Phật, tức là lìa tướng tâm đó. Nói lìa Phật không tâm nghĩa là nói Phật từ tâm hiện, tâm có thể sanh Phật. Phật tuy từ tâm sanh, nhưng tâm chưa từng sanh ra Phật. Cũng như cá sanh ra từ nước chớ không phải nước đẻ ra cá. Muốn xem cá, chưa thấy cá đã thấy nước. Muốn quán Phật, chưa thấy Phật đã thấy tâm. Thế mới biết khi thấy cá là quên nước, khi thấy Phật là quên tâm. Nếu chẳng quên tâm là còn bị tâm mê hoặc.

Chúng sanh với Bồ-Đề cũng như giá băng với nước. Bị ba độc làm rối loạn thì gọi là chúng sanh, được ba giải thoát thanh tịnh thì gọi là Bồ-đề. Cũng như nước bị mùa Đông làm đặc lại thì gọi là giá băng, bị mùa Hạ làm lỏng ra thì gọi là nước. Nếu bỏ giá băng đi thì không có nước nào khác, nếu bỏ chúng sanh đi cũng không có Bồ-Đề nào khác.

Nên biết tánh giá băng là tánh nước; tánh nước là tánh giá băng. Tánh chúng sanh là tánh Bồ-đề, chúng sanh và Bồ-Đề đồng một thể tánh cũng như Ô Đầu và Phụ Tử cùng một gốc, chỉ vì thời tiết chẳng đồng. Mê ngộ khác cảnh nên có hai tên chúng sanh và Bồ-đề.

Cho nên rắn hoá thành rồng mà chẳng đổi vảy, phàm biến thành thánh mà chẳng đổi mặt, chỉ người biết tâm thì trí soi trở vào trong, biết thân thì giới giữ bên ngoài.

Chúng sanh độ Phật, Phật độ chúng sanh, thế gọi là bình đẳng. Chúng sanh độ Phật nghĩa là nhờ phiền não sanh tỏ ngộ; Phật độ chúng sanh nghĩa là tỏ ngộ rồi diệt phiền não. Thế mới biết không phiền não không lấy đâu sanh tỏ ngộ, không phải thức tỉnh không lấy đâu diệt phiền não.

Khi mê là chúng sanh độ Phật, khi ngộ là Phật độ chúng sanh.

Vì sao thế? Vì Phật chẳng tự thành, đều do chúng sanh độ cả.

Chư Phật lấy vô minh làm cha, tham ái làm mẹ. Vô minh và tham ái đều là biệt danh của chúng sanh. Chúng sanh và vô minh cũng như tay trái và tay phải chớ không phải hai người.

Khi mê là mắc kẹt bờ bên đây, khi ngộ là qua được bờ bên kia. Nếu biết tâm không chẳng chấp tướng thì lìa mê ngộ, đã là mê ngộ thì không có bên đây bên kia nữa. Như Lai chẳng ở bên đây cũng chẳng ở bên kia, chẳng ở giữa dòng. Vì sao thế? Vì ở giữa dòng là Tiểu thừa, ở bên đây là phàm phu, bên kia nghĩa là Bồ-đề.

Phật có ba thân là Hoá thân, Báo thân và Pháp thân. Hoá thân cũng gọi là Ứng thân. Nếu chúng sanh thường làm điều thiện tức là Hoá thân. Khi hiện tu trí huệ là Báo thân. Hiện giác vô vi là Pháp thân. Thường hiện 10 phương tùy nghi cứu tế, đó là Hoá thân phật. Nếu dứt mê hoặc tức là Tuyết Sơn thành đạo là Báo thân Phật. Không nói năng, không làm không được, rỗng rang thường trụ là Pháp thân Phật.

Nếu luận chí lý một Phật còn không có thay làm gì có ba! Nói ba là y cứ theo người đời mà nói, người có ba bực: Người bực hạ vọng cầu phước lực, vọng thấy Hoá thân Phật. Người bực trung trí vọng dứt phiền não, vọng thấy Báo thân Phật. Người bực thượng trí vọng chứng Bồ-Đề vọng thấy Pháp thân Phật. Người bực thượng thượng trí soi trở vào trong tròn lặng tỏ tánh Phật, chẳng đợi trừ tâm mà được trí Phật. Biết ba thân và vạn pháp đều không thể chấp, không thể nói. Ðó là tâm giải thoát viên thành đạo cả. Kinh nói: Phật chẳng thuyết pháp, chẳng độ chúng sanh, chẳng chứng Bồ-Đề là nghĩa thế.

Chúng sanh tạo nghiệp. Nghiệp chẳng tạo chúng sanh. Đời này tạo nghiệp, đời sau thọ báo, quyết định không sai. Chỉ có bực chí nhơn nơi thân này chẳng tạo các nghiệp nên chẳng thọ báo. Kinh nói: Chẳng tạo các nghiệp tự nhiên được Đạo, há chẳng đúng sao? Người hay tạo nghiệp, nghiệp chẳng hay tạo người. Người nếu tạo nghiệp, nghiệp và người cùng sanh. Người nếu chẳng tạo nghiệp, nghiệp và người đều dứt. Thế mới biết, nghiệp do người tạo, người theo nghiệp sanh. Nếu người chẳng tạo nghiệp, thì nghiệp không theo mà sanh người. Cũng như người hay hoằng đạo, mà đạo chẳng hay hoằng người. Phàm phu đời nay thường tạo nghiệp, vọng nói không báo, há phải không khổ đâu! Nếu luận chí lý thì tâm trước tạo, tâm sau thọ báo thì sao thoát được!

Nếu tâm trước chẳng tạo thì tâm sau chẳng thọ báo, thì lấy đâu vọng thấy nghiệp báo? Kinh nói: Ai tin có Phật mà nói Phật có khổ hạnh, đó là tà kiến; nói Phật bị quả báo cây thương vàng và ăn lúa ngưạ, đó gọi là đức tin chẳng đủ, gọi là Nhất-xiển-đề. Ai tỏ được pháp thánh thì gọi là thánh nhơn, tỏ pháp phàm thì gọi là phàm phu. Chỉ có thể bỏ pháp phàm theo pháp thánh, là phàm phu thành thánh vậy.

Thế gian ngu mê, chỉ muốn cầu làm thánh nhơn, mà chẳng tin cái tâm tỏ ngộ là thánh nhơn. Kinh nói: Những kẻ không trí đừng cho nghe kinh này. Kinh nói: Tâm là pháp. Người không trí chẳng tin tâm tỏ ngộ pháp trở thành thánh nhơn; nên chỉ muốn tìm cầu bên ngoài, ngưỡng mộ hình tượng màu sắc v.v... đều bị đọa vào tà kiến, tâm sanh cuồng loạn.

Kinh nói: "Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Như Lai".

Tám muôn bốn ngàn pháp môn đều do tâm khởi. Nếu tướng tâm thanh tịnh như hư không liền thoát ly thân tâm vậy. Tám muôn bốn ngàn phiền não là căn bịnh. Phàm phu khi sống lại lo chết, khi no lại lo đói, đều gọi là đại mê hoặc.

Cho nên thánh nhơn chẳng lo trước, chẳng nghĩ sau, không đắm hiện tại, niệm niệm đều qui Đạo.

Nếu ai chưa ngộ được lý này, thì nên sớm tìm đường lành trời người, đừng để mất hết cả hai.
 
T

tomandjerry

Guest
Chiếu Thanh đã viết:
Vả chăng, Đạo là lấy vắng lặng làm thể. Tu là lấy lìa tướng làm tông. Nên kinh nói: Vắng lặng là Bồ-Đề, vì dứt hết các tướng. Phật có nghĩa là giác. Người có tâm giác được Đạo Bồ-Đề nên gọi là Phật.

Kinh nói: Lìa tất cả các tướng là danh hiệu chư Phật. Thế mới biết: Có tướng là tướng mà không tướng. Không thể dùng mắt thấy, chỉ có thể dùng trí biết.

Ai nghe pháp này mà sanh một niệm lòng tin, phải biết người đó đã phát tâm đại thừa, siêu ba cõi. Ba cõi tức là tham, sân, si. Đổi tham sân si ra thành giới, định, huệ tức gọi là siêu ba cõi.

Nhưng tánh của tham, sân, si cũng không thật, chỉ tùy thuận chúng sanh mà nói vậy thôi. Nếu ai có thể soi trở vào trong thì thấy rõ tánh của tham, sân, si tức là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si không có tánh Phật nào khác. Kinh nói: Chư Phật từ xưa đến nay thường ở trong ba độc để nuôi lớn pháp giải thoát mà thành Thế Tôn. Ba độc là tham, sân, si đó.

Nói đại thừa, Tối thượng thừa đều là nói chỗ sở hành của Bồ-Tát. Không chỗ thừa, không chỗ chẳng thừa. Suốt ngày thừa, mà chưa từng thừa, đó là Phật thừa. Kinh nói: "Không thừa là Phật thừa đó".

Nếu ai biết được sáu căn không thật, năm uẩn giả danh, khắp thân tìm cầu hết thảy đều không có chỗ nhất định. Phải biết người đó rõ được nghĩa Phật nói. Kinh nói: Hang ổ của năm uẩn là Thiền viện. Soi trở vào trong được tỏ ngộ là môn đại Thừa, há chẳng rõ lắm sao! Chẳng chứa tất cả pháp gọi là Thiền định. Nếu rõ được câu này thì đi đứng nằm ngồi đều là Thiền định.

Biết tâm là không, gọi là thấy Phật. Vì sao thế? Vì mười phương chư Phật đều là vô tâm.
Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật.
Lìa chấp thân chẳng tiếc gọi là đại bố thí.
Lìa các động tịnh gọi là đại toạ thiền.
Vì sao thế? Vì phàm phu một niềm chấp động, Tiểu thừa một niềm chấp định. Nếu vượt khỏi cái tọa thiền của Tiểu thừa và phàm phu thì gọi là đại tọa thiền. Nếu nhận được như thế thì tất cả các tướng chẳng tìm cũng tự rõ, tất cả các bịnh chẳng trị cũng tự khỏi. Đó là nhờ sức đại thiền định.

Phàm ai đem tâm mà cầu pháp đều là mê, chẳng đem tâm cầu pháp là ngộ. Chẳng đắm chấp văn tự gọi là giải thoát. Chẳng nhiễm sáu trần gọi là hộ pháp. Lìa khỏi sanh tử gọi là xuất gia. Chẳng thọ báo sau này gọi là đắc Đạo. Chẳng sanh vọng tưởng gọi là Niết Bàn. Chẳng kẹt trong vô minh gọi là đại trí huệ. Ðến chỗ không phiền não gọi là Bát Niết Bàn. Đến chỗ không có tướng tâm gọi là qua bờ bên kia.

Khi mê thì có bờ bên đây. Khi ngộ rồi thì bờ bên đây cũng không có. Vì sao thế? Vì phàm phu một niềm chấp bên đây, nếu tỏ ngộ được pháp Tối thượng thừa thì tâm chẳng trụ bên đây cũng chẳng trụ bên kia, nên lìa được cả đây kia vậy. Nếu thấy bờ bên kia chẳng khác hơn bờ bên đây, cái tâm của người ấy đã được cái định vô thiền.

Phiền não gọi là chúng sanh, tỏ ngộ gọi là Bồ Ðề, cũng chẳng một chẳng khác, chỉ khác nhau ở mê ngộ.

Khi mê có thế gian để ra khỏi, khi ngộ không có thế gian để ra.

Trong pháp bình đẳng chẳng thấy phàm phu khác với thánh nhơn.

Kinh nói: Pháp bình đẳng nghĩa là phàm phu không thể nhập, Nhị thừa không thể hành. Chỉ có bực đại Bồ-Tát và chư Phật Như Lai có thể hành mà thôi. Nếu thấy sanh khác với tử, động khác với tĩnh, đều gọi là chẳng bình đẳng. Chẳng thấy phiền não khác với Niết Bàn, thế mới gọi là bình đẳng. Vì sao thế? Vì phiền não và Niết Bàn cùng một tánh không. Cho nên người Nhị thừa vọng dứt trừ phiền não, vọng nhập Niết Bàn, tự tạo Niết Bàn để trói buộc. Còn Bồ-Tát biết được tánh phiền não vốn không, nên chẳng lìa không, thường ở Niết Bàn.

Niết Bàn nghĩa là khơi mà chẳng sanh, tịch mà chẳng chết, vượt khỏi sanh tử là Bát Niết Bàn. Tâm không có đi và đến là nhập Niết Bàn. Thế mới biết Niết Bàn tức là tâm không.

Chư Phật nhập Niết Bàn là ở chỗ không vọng tưởng, Bồ-Tát vào đạo tràng là không tham sân si vậy. Tham là cõi Dục, sân là cõi Sắc, si là cõi Vô sắc.

Nếu một niệm tâm sanh liền vào ba cõi, một niệm tâm diệt là ra ba cõi. Thế mới biết: Ba cõi sanh diệt, vạn pháp có không đều do một tâm. Phàm nói một pháp là cũng giống như đập ngói gạch, chẻ tre vô tình.

Nếu biết được tâm chỉ là giả danh, tạm gọi chớ không có tướng, thì liền biết cái tâm của tự mình cũng không phải có, không phải không. Vì sao thế? Vì phàm phu một niềm sanh tâm gọi là có, Tiểu thừa một niềm diệt tâm gọi là không. Còn Bồ-Tát và Phật chưa từng sanh tâm cũng chưa từng diệt tâm, cho nên gọi là không phải có không phải không. Chỗ này cũng gọi là Trung Đạo.

Thế mới biết: Chấp tâm học pháp thì cả tâm lẫn pháp đều mê. Đừng chấp tâm mà học pháp thì cả tâm và pháp đều ngộ. Phàm mê nghĩa là mê ở trong ngộ, ngộ là ngộ ở trong mê.

Con người chánh kiến biết được tâm vốn rỗng không liền siêu mê ngộ. Như thế mới gọi là thấy biết đúng.

Sắc chẳng tự sắc, do tâm nên có sắc.
Tâm chẳng tự tâm, do sắc nên có tâm.

Thế mới biết tâm và sắc, cả hai cùng nương nhau sanh diệt.

Có là có ở trong không.
Không là không ở trong có.
Thế gọi là thấy đúng.

Vả chăng, nếu thật thấy là không chỗ chẳng thấy, cũng không chỗ thấy.

Tuy thấy khắp mười phương, nhưng chưa từng có thấy.

Vì sao thế? Vì không chỗ thấy, vì thấy được cái không thấy, vì thấy không phải thấy. Cái mà phàm phu gọi là thấy ấy đều là vọng tưởng cả.

Nếu vắng lặng không chỗ thấy mới gọi là thấy thật.

Tâm và cảnh đối nhau, cái thấy trong đó phát sanh.

Nếu trong chẳng khởi tâm thì ngoài chẳng sanh cảnh, cảnh và tâm đều vắng lặng, như thế ấy mới gọi là thấy thật.

Chẳng thấy tất cả các pháp mới gọi là được Đạo. Chẳng biết tất cả các pháp mới gọi là tỏ pháp.

Vì sao thế ? Vì thấy cùng chẳng thấy đều là chẳng thấy.

Hiểu cùng chẳng hiểu đều là chẳng hiểu. Cái thấy không phải thấy mới gọi là thật thấy. Cái hiểu không hiểu mới gọi là hiểu rộng lớn.

Vả chăng, thấy đúng nghĩa là không phải cái thấy có thấy, mà là cái thấy trong không thấy. Thật hiểu nghĩa là không phải cái hiểu trong có tướng, mà là cái hiểu trong không có tướng. Phàm hễ có cái bị biết đều là gọi là chẳng biết. Không có cái bị biết mới gọi là thật biết. Kinh nói: Chẳng bỏ trí huệ gọi là ngu si. Nếu tâm là không, hiểu cùng chẳng hiểu đều là thật cả. Nếu tâm là có, hiểu cùng chẳng hiểu đều là vọng.

Nếu tỏ ngộ thì pháp theo người.
Nếu chẳng tỏ ngộ thì người theo pháp.

Nếu pháp theo người thì phi pháp trở thành pháp, hết thảy pháp đều chơn.

Nếu người theo pháp thì pháp trở thành phi pháp, hết thảy pháp đều trở thành vọng.

Cho nên thánh nhơn chẳng đem tâm mà cầu pháp, cũng chẳng đem pháp mà cầu tâm, cũng chẳng đem tâm mà cầu tâm, đem pháp cầu pháp. Cho nên tâm chẳng sanh pháp, pháp chẳng sanh tâm. Tâm pháp thường vắng lặng nên thường ở trong định.

Tâm chúng sanh sanh thì pháp Phật diệt. Tâm chúng sanh diệt thành pháp Phật sanh.

Nếu đã biết tất cả pháp đều chẳng có tự tánh riêng, thế gọi là người có Đạo. Biết tâm chẳng thuộc về của riêng của các pháp. Đó là người thường ở Đạo tràng.

Khi mê có tội, ngộ rồi không tội. Vì sao thế ? Vì thể tánh tội vốn không?

Kinh nói: Các pháp không có tự tánh riêng, thật dụng chớ nghi, nghi liền thành tội.

Vì sao thế? Vì tội do nghi hoặc mà sanh.

Nếu rõ được như vậy thì tội nghiệp đời trước liền tiêu diệt.

Khi mê thì sáu thức năm ấm đều là pháp phiền não sanh tử. Khi ngộ thì sáu thức năm ấm đều là pháp Niết Bàn không sanh tử.

Người học đạo chớ nên tìm Đạo ở ngoài. Vì sao thế? Vì biết tâm là Đạo.

Nếu khi được tâm, không có tâm có thể được.

Nếu khi được Đạo, không có Đạo có thể được.

Nếu nói đem tâm cầu đạo mà được, thì gọi là tà kiến.

Khi mê có Phật có pháp.

Khi ngộ không Phật không pháp.

Vì sao thế? Vì ngộ tức là Phật, là pháp. Vả chăng tu nghĩa là diệt cái thấy có thân riêng thì Đạo thành. Cũng như hột giống nứt vỏ thì cây nẩy mầm.

Cái thân sanh tử nghiệp báo luôn luôn vô thường; là pháp không nhất định, chỉ tùy niệm mà tu, cũng không nên chán sanh tử hay thích sanh tử. Chỉ làm sao trong tâm đừng vọng tưởng, thì khi sống nhập được Hữu-Dư Niết Bàn, khi chết vào được Vô Sanh Pháp nhẫn.

Khi mắt thấy sắc chẳng nhiễm sắc, tai nghe tiếng chẳng nhiễm tiếng thì đều là giải thoát. Mắt chẳng đắm sắc thì mắt là cửa lễ, tai cũng vậy.

Nói tóm lại, khi thấy sắc mà thấy được đến tánh của sắc thì không nhiễm, thường giải thoát. Nếu mắc kẹt ở tướng của sắc là thường bị trói buộc. Nếu chẳng bị phiền não bị trói buộc thì gọi là giải thoát, chớ không có giải thoát nào khác hơn.

Người khéo quán sắc, sắc chẳng sanh tâm, tâm chẳng sanh sắc, thì sắc và tâm đều thanh tịnh.

Khi không vọng tưởng thì một tâm là một cõi Phật. Khi vọng tưởng khởi thì một tâm là một cõi địa ngục.

Chúng sanh làm ra vọng tưởng, lấy tâm sanh tâm nên thường ở địa ngục. Bồ-Tát quán sát vọng tưởng chẳng lấy tâm sanh tâm, nên thường ở cõi Phật.

Nếu chẳng lấy tâm sanh tâm thì tâm đều nhập vào không, niệm niệm đều qui về tịnh, từ một cõi Phật đến một cõi Phật.

Nếu lấy tâm sanh tâm thì tâm tâm chẳng tịnh, niệm niệm đều qui về động, từ một địa ngục qua một địa ngục.

Khi một niệm tâm khởi thì liền có hai nghiệp thiện ác, có thiên đàng địa ngục. Nếu một niệm tâm chẳng khởi thì hai nghiệp liền dứt, thiên đường địa ngục cũng không.

Vì "thể" vốn không phải có, không phải không. Ở phàm là có, ở thánh là không.

Thánh nhơn nhờ tâm "không" nên trong lòng rỗng rang, cung trời đất đồng lượng.

Đây đều là chứng trong Đại Đạo, không phải cảnh giới của Tiểu thừa và phàm phu. Khi tâm được Niết bàn cũng không có Niết bàn có thể được. Vì sao thế? Vì tâm là Niết bàn. Nếu ngoài tâm còn thấy có Niết bàn, thế gọi là đã nhiễm tà kiến.

Phải biết tất cả phiền não đều là hột giống tâm của Như Lai; vì nhờ có phiền não mà được trí huệ.

Chỉ có thể nói phiền não sanh Như Lai, nhưng không thể nói phiền não là Như Lai. Nên tự tâm là ruộng nương, phiền não là hột giống, trí huệ là nảy mầm; còn Như Lai để dụ như kết quả lúa thóc.

Phật ở trong tâm như hương trong cây, giác mục hết rồi thì lõi hương tự hiện, phiền não hết rồi thì Phật tâm tự hiện cũng như vậy. Cho nên biết ngoài cây không hương, ngoài tâm không Phật. Nếu ngoài cây có hương tức là hương chỗ khác, ngoài tâm có Phật tức là Phật từ ngoài; là không phải Phật [của mình].

Trong lòng chứa ba độc là cõi uế, trong lòng không ba độc là cõi tịnh. Kinh nói: Nếu cõi nước dơ bẩn ác độc đầy dẫy mà muốn chư Phật xuất hiện thì không thể có bao giờ; mà dơ bẩn ác độc là tham sân si mê muội đó.

Chư Phật Thế Tôn chính là cái tâm giác ngộ. Nếu giác ngộ thì tất cả nói năng đều là Pháp Phật.

Nếu không nói mà nói thì suốt ngày nói đều là Đạo.

Nếu chấp nói năng thì dầu suốt ngày nín thinh cũng là phi Đạo.

Cho nên Như Lai nói mà không trái với nín, nín chẳng trái với nói; nói nín không lìa. Nếu ngộ được nghĩa nói và nín đây là vào được chánh định. Nếu nói đúng lúc, nói cũng là giải thoát. Nếu chẳng phải lúc, dẫu nín cũng là trói buộc. Cho nên: nói cũng lìa tướng, nói cũng gọi là giải thoát. Nếu chấp tướng, dẫu nín cũng là trói buộc. Vả chăng, bổn tánh vốn giải thoát, văn tự không thể đến trói buộc được. Pháp không cao thấp, nếu thấy có cao thấp là không phải pháp rồi.

Phi pháp là đò, pháp là người. Người nương đò để qua sông thì phi pháp tức là pháp. Nói theo thế tục thì có nam nữ sang hèn, theo đạo thì không có nam nữ sang hèn. Cho nên Thiên Nữ ngộ đạo chẳng đổi thân nữ, Xa Nặc thức tỉnh chẳng đổi danh xưng.

Như thế không phải sanh hèn nam nữ đều từ một tướng đó sao? Thiên nữ suốt mười hai năm tìm tướng nữ cứu cánh không thể được, thì biết suốt mười hai năm tìm tướng nam cũng không thể được. Cái nghĩa mười hai năm là sáu căn sáu trần đó. Lìa tâm không Phật, lìa Phật không tâm. Cũng như lìa nước không giá, lìa giá không nước.

Phàm nói lìa tâm là không phải chạy trốn cái tâm. Chỉ đừng chấp ở phần tướng của tâm mà thôi. Kinh nói: Chẳng thấy tướng gọi là thấy Phật, tức là lìa tướng tâm đó. Nói lìa Phật không tâm nghĩa là nói Phật từ tâm hiện, tâm có thể sanh Phật. Phật tuy từ tâm sanh, nhưng tâm chưa từng sanh ra Phật. Cũng như cá sanh ra từ nước chớ không phải nước đẻ ra cá. Muốn xem cá, chưa thấy cá đã thấy nước. Muốn quán Phật, chưa thấy Phật đã thấy tâm. Thế mới biết khi thấy cá là quên nước, khi thấy Phật là quên tâm. Nếu chẳng quên tâm là còn bị tâm mê hoặc.

Chúng sanh với Bồ-Đề cũng như giá băng với nước. Bị ba độc làm rối loạn thì gọi là chúng sanh, được ba giải thoát thanh tịnh thì gọi là Bồ-đề. Cũng như nước bị mùa Đông làm đặc lại thì gọi là giá băng, bị mùa Hạ làm lỏng ra thì gọi là nước. Nếu bỏ giá băng đi thì không có nước nào khác, nếu bỏ chúng sanh đi cũng không có Bồ-Đề nào khác.

Nên biết tánh giá băng là tánh nước; tánh nước là tánh giá băng. Tánh chúng sanh là tánh Bồ-đề, chúng sanh và Bồ-Đề đồng một thể tánh cũng như Ô Đầu và Phụ Tử cùng một gốc, chỉ vì thời tiết chẳng đồng. Mê ngộ khác cảnh nên có hai tên chúng sanh và Bồ-đề.

Cho nên rắn hoá thành rồng mà chẳng đổi vảy, phàm biến thành thánh mà chẳng đổi mặt, chỉ người biết tâm thì trí soi trở vào trong, biết thân thì giới giữ bên ngoài.

Chúng sanh độ Phật, Phật độ chúng sanh, thế gọi là bình đẳng. Chúng sanh độ Phật nghĩa là nhờ phiền não sanh tỏ ngộ; Phật độ chúng sanh nghĩa là tỏ ngộ rồi diệt phiền não. Thế mới biết không phiền não không lấy đâu sanh tỏ ngộ, không phải thức tỉnh không lấy đâu diệt phiền não.

Khi mê là chúng sanh độ Phật, khi ngộ là Phật độ chúng sanh.

Vì sao thế? Vì Phật chẳng tự thành, đều do chúng sanh độ cả.

Chư Phật lấy vô minh làm cha, tham ái làm mẹ. Vô minh và tham ái đều là biệt danh của chúng sanh. Chúng sanh và vô minh cũng như tay trái và tay phải chớ không phải hai người.

Khi mê là mắc kẹt bờ bên đây, khi ngộ là qua được bờ bên kia. Nếu biết tâm không chẳng chấp tướng thì lìa mê ngộ, đã là mê ngộ thì không có bên đây bên kia nữa. Như Lai chẳng ở bên đây cũng chẳng ở bên kia, chẳng ở giữa dòng. Vì sao thế? Vì ở giữa dòng là Tiểu thừa, ở bên đây là phàm phu, bên kia nghĩa là Bồ-đề.

Phật có ba thân là Hoá thân, Báo thân và Pháp thân. Hoá thân cũng gọi là Ứng thân. Nếu chúng sanh thường làm điều thiện tức là Hoá thân. Khi hiện tu trí huệ là Báo thân. Hiện giác vô vi là Pháp thân. Thường hiện 10 phương tùy nghi cứu tế, đó là Hoá thân phật. Nếu dứt mê hoặc tức là Tuyết Sơn thành đạo là Báo thân Phật. Không nói năng, không làm không được, rỗng rang thường trụ là Pháp thân Phật.

Nếu luận chí lý một Phật còn không có thay làm gì có ba! Nói ba là y cứ theo người đời mà nói, người có ba bực: Người bực hạ vọng cầu phước lực, vọng thấy Hoá thân Phật. Người bực trung trí vọng dứt phiền não, vọng thấy Báo thân Phật. Người bực thượng trí vọng chứng Bồ-Đề vọng thấy Pháp thân Phật. Người bực thượng thượng trí soi trở vào trong tròn lặng tỏ tánh Phật, chẳng đợi trừ tâm mà được trí Phật. Biết ba thân và vạn pháp đều không thể chấp, không thể nói. Ðó là tâm giải thoát viên thành đạo cả. Kinh nói: Phật chẳng thuyết pháp, chẳng độ chúng sanh, chẳng chứng Bồ-Đề là nghĩa thế.

Chúng sanh tạo nghiệp. Nghiệp chẳng tạo chúng sanh. Đời này tạo nghiệp, đời sau thọ báo, quyết định không sai. Chỉ có bực chí nhơn nơi thân này chẳng tạo các nghiệp nên chẳng thọ báo. Kinh nói: Chẳng tạo các nghiệp tự nhiên được Đạo, há chẳng đúng sao? Người hay tạo nghiệp, nghiệp chẳng hay tạo người. Người nếu tạo nghiệp, nghiệp và người cùng sanh. Người nếu chẳng tạo nghiệp, nghiệp và người đều dứt. Thế mới biết, nghiệp do người tạo, người theo nghiệp sanh. Nếu người chẳng tạo nghiệp, thì nghiệp không theo mà sanh người. Cũng như người hay hoằng đạo, mà đạo chẳng hay hoằng người. Phàm phu đời nay thường tạo nghiệp, vọng nói không báo, há phải không khổ đâu! Nếu luận chí lý thì tâm trước tạo, tâm sau thọ báo thì sao thoát được!

Nếu tâm trước chẳng tạo thì tâm sau chẳng thọ báo, thì lấy đâu vọng thấy nghiệp báo? Kinh nói: Ai tin có Phật mà nói Phật có khổ hạnh, đó là tà kiến; nói Phật bị quả báo cây thương vàng và ăn lúa ngưạ, đó gọi là đức tin chẳng đủ, gọi là Nhất-xiển-đề. Ai tỏ được pháp thánh thì gọi là thánh nhơn, tỏ pháp phàm thì gọi là phàm phu. Chỉ có thể bỏ pháp phàm theo pháp thánh, là phàm phu thành thánh vậy.

Thế gian ngu mê, chỉ muốn cầu làm thánh nhơn, mà chẳng tin cái tâm tỏ ngộ là thánh nhơn. Kinh nói: Những kẻ không trí đừng cho nghe kinh này. Kinh nói: Tâm là pháp. Người không trí chẳng tin tâm tỏ ngộ pháp trở thành thánh nhơn; nên chỉ muốn tìm cầu bên ngoài, ngưỡng mộ hình tượng màu sắc v.v... đều bị đọa vào tà kiến, tâm sanh cuồng loạn.

Kinh nói: "Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Như Lai".

Tám muôn bốn ngàn pháp môn đều do tâm khởi. Nếu tướng tâm thanh tịnh như hư không liền thoát ly thân tâm vậy. Tám muôn bốn ngàn phiền não là căn bịnh. Phàm phu khi sống lại lo chết, khi no lại lo đói, đều gọi là đại mê hoặc.

Cho nên thánh nhơn chẳng lo trước, chẳng nghĩ sau, không đắm hiện tại, niệm niệm đều qui Đạo.

Nếu ai chưa ngộ được lý này, thì nên sớm tìm đường lành trời người, đừng để mất hết cả hai.
Mod Chiếu Thanh nhặt được "tờ rơi" nầy ở đâu vậy ?
Tác giả dùng ngôn từ biền ngẩu chan chát giống như tổ xưa, nhưng chỉ nghe cho kêu, chớ "cóc" có nắm được ý chỉ Phật pháp, nói "tầm bậy tầm bạ" không hè !
Cái mà tác giả muốn truyền đạt chỉ là cái ĐẠO của Lão tử mà thôi.
Bác hãy "ngâm cứu" lại xem !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Mod Chiếu Thanh nhặt được "tờ rơi" nầy ở đâu vậy ?
Tác giả dùng ngôn từ biền ngẩu chan chát giống như tổ xưa, nhưng chỉ nghe cho kêu, chớ "cóc" có nắm được ý chỉ Phật pháp, nói "tầm bậy tầm bạ" không hè !
Cái mà tác giả muốn truyền đạt chỉ là cái ĐẠO của Lão tử mà thôi.
Bác hãy "ngâm cứu" lại xem !

...

Ngọc Hoàng phán hỏi " Thằng nào đốt rơm?"
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
tomandjerry đã viết:
Mod Chiếu Thanh nhặt được "tờ rơi" nầy ở đâu vậy ?
Tác giả dùng ngôn từ biền ngẩu chan chát giống như tổ xưa, nhưng chỉ nghe cho kêu, chớ "cóc" có nắm được ý chỉ Phật pháp, nói "tầm bậy tầm bạ" không hè !
Cái mà tác giả muốn truyền đạt chỉ là cái ĐẠO của Lão tử mà thôi.
Bác hãy "ngâm cứu" lại xem !
Bạn Tom vui tánh nhỉ !

Bài nầy vốn là Ngộ Tánh Luận do Tổ sư Bồ-Đề Đạt-Ma trước tác.

Dịch giả là Ngài Hoà thượng Thích Minh Thiền, là một bậc kỳ nhân hiếm có đương đại.
Ngài tinh thông Y lý, Dịch học và Phật học (nói theo ngôn-ngữ thị trường thì là "3 trong 1" đó.)
Nhưng cũng có thể vì tinh thông Y lý mà bản dịch của Ngài có mùi vị "Đương quy Trần bì" chăng ?

Đơn cử như :
"Ly nhất thiết tướng - thị danh chư Phật"
đã được Ngài dịch là :
"Lìa tất cả các tướng là danh hiệu chư Phật"
dịch như vầy làm thay đổi nghĩa lý dữ lắm, (theo HC) phải dịch như vầy mới không mất nghĩa :
"Lìa hết thảy tướng gọi là Phật".
Phật khác với danh hiệu Phật chứ
Phật là thiệt, danh hiệu Phật là GIẢ mà !

Lại nữa câu đầu tiên :
"Vả chăng, Đạo là lấy vắng lặng làm thể. Tu là lấy lìa tướng làm tông."
Có thể Tom sẽ lẫm bẫm : "Tông, Tông cái con khỉ".

Thì hungcom giới thiệu một bản dịch khác, xem Tom có ưng ý không nhé :
http://dharmastudy.blogspot.com/2009/08/ngo-tanh-luan.html
"Ðạo lấy tịch diệt làm thể, Tu lấy lìa tướng làm chỗ về."

Rất tiếc là chúng ta không được uống nước tận nguồn, mà đã qua "tinh chế" nếu may mắn dịch giả nắm được yếu chỉ Phật pháp thì chúng ta được nhờ nhiều lắm đó.

Mến !
 
T

tomandjerry

Guest
Kính Mod Chiếu Thanh và anh hungcom !
Tom không tin bài nầy do Tổ Đạt Ma viết, vì từ bài kệ đầu đến bài văn xuôi kế tiếp, toàn bộ chỉ là chấp tịnh, chấp không (mặc dầu có nói đừng chấp Có & Không).
Và quan trọng hơn cả là chỉ tuyên dương trạng thái lặng yên của Ý thức, lầm tưởng nó là Tâm.
Tom có vào đọc bài gốc theo địa chỉ mà Mod CT trích dẫn thì thấy dịch giả cũng đồng một giuộc với tác giả, cũng lầm tưởng "cái hiện tiền không khởi niệm Thiện hay Ác" nầy là Tâm. Dịch giả có dùng từ "linh tánh" chỉ là một tên khác của linh hồn mà thôi.
Nếu "ngộ tánh" thì phải biết cái tịch lặng của hành giả cũng chỉ là Ý-thức mà thôi.
Ôi ! toàn là tuyên truyền cho Ngoại đạo mà cứ tưởng là giảng Thiền.
 

hoatigon

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
25 Tháng 5 2009
Bài viết
374
Điểm tương tác
45
Điểm
28
binh đã viết:
THIẾU THẤT LỤC MÔN

“Thiếu thất lục môn “ là một tác phẩm lớn của Thiền Trung Quốc. Mà Thiếu Thất còn là danh hiệu được gán cho tổ Đạt Ma. Vậy Thiếu Thất lục môn là của Tổ ?
Đúng mà cũng không đúng. Vì sao ?
- Đúng vì tác phẩm chứa toàn những giáo lý căn bản của Thiền Đạt Ma, phù hợp với những tài liệu được ghi chép trong bộ “ Truyền Đăng Lục “
- Không đúng vì tác phẩm chỉ xuất hiện vào cuối đời Đường. Có thể do chư sư soạn ra sau này, nhưng người viết chịu tự mình khuất lấp sau tên người khác, vì các bài viết cũng chỉ có mục đích là để hiển dương tư tưởng của Thiền Đạt Ma mà thôi.

Thiếu Thất Lục Môn gồm có sáu phần :
- Tâm kinh tụng.
- Phá tướng luận.
- Nhị chủng nhập (hai đường vào đạo)
- An tâm pháp môn.
- Ngộ tánh luận.
- Huyết mạch luận (Luận về mạng mạch của đạo Phật)

http://www.hinhdongphatgiao.org/forum/viewtopic.php?t=8724
Lạ thiệt ! Với những lý-luận rối beng làm hoa mắt độc giả (vốn là những người đang mày mò đi tìm Chân lý)nhưng thực chất tác giả hãy còn đứng ngoài cửa động Thiếu Thất, vậy mà bao nhiêu "học giả lớn" không phát hiện ra lại còn đi xiển dương nữa chứ.
Những người nầy muốn dắt chúng ta cùng vào hầm sâu vô-minh giống như họ chắc ?!
hi...hi...!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
tomandjerry đã viết:
Kính Mod Chiếu Thanh và anh hungcom !
Tom không tin bài nầy do Tổ Đạt Ma viết, vì từ bài kệ đầu đến bài văn xuôi kế tiếp, toàn bộ chỉ là chấp tịnh, chấp không (mặc dầu có nói đừng chấp Có & Không).
Và quan trọng hơn cả là chỉ tuyên dương trạng thái lặng yên của Ý thức, lầm tưởng nó là Tâm.
Tom có vào đọc bài gốc theo địa chỉ mà Mod CT trích dẫn thì thấy dịch giả cũng đồng một giuộc với tác giả, cũng lầm tưởng "cái hiện tiền không khởi niệm Thiện hay Ác" nầy là Tâm. Dịch giả có dùng từ "linh tánh" chỉ là một tên khác của linh hồn mà thôi.
Nếu "ngộ tánh" thì phải biết cái tịch lặng của hành giả cũng chỉ là Ý-thức mà thôi.
Ôi ! toàn là tuyên truyền cho Ngoại đạo mà cứ tưởng là giảng Thiền.
.

Đây giống như tủ thuốc Nam, xài tùy bịnh mà bốc thuốc, phối hợp nhiều vị với nhau. Đích đến (lành bịnh) là :"Ngộ Tánh" ! Nếu thấy một câu, một đoạn cho rằng tác giả hay dịch giả lầm tưởng , như vậy có hơi quá không ? Chi bằng TOM chỉ đại vô câu nào đó mà cùng mỗ sẻ. Như HUNGCOM vậy.

Và Tom nên nhớ cái cảnh báo đầu tiên của dịch giả. Nếu muốn chụp hình được chuẩn, thì đầu tiên phải đứng cho vửng không rung cái máy ảnh, thì mới có tấm hình đẹp, không bị nhòa. Ở đây CT không tuyên truyền gì hết, và củng không giảng gì đâu !
 
T

tomandjerry

Guest
Chiếu Thanh đã viết:
Đây giống như tủ thuốc Nam, xài tùy bịnh mà bốc thuốc, phối hợp nhiều vị với nhau. Đích đến (lành bịnh) là :"Ngộ Tánh" ! Nếu thấy một câu, một đoạn cho rằng tác giả hay dịch giả lầm tưởng , như vậy có hơi quá không ? Chi bằng TOM chỉ đại vô câu nào đó mà cùng mỗ sẻ. Như HUNGCOM vậy.

Và Tom nên nhớ cái cảnh báo đầu tiên của dịch giả. Nếu muốn chụp hình được chuẩn, thì đầu tiên phải đứng cho vửng không rung cái máy ảnh, thì mới có tấm hình đẹp, không bị nhòa. Ở đây CT không tuyên truyền gì hết, và củng không giảng gì đâu !
Đúng là tuỳ bịnh mà bốc thuốc, nhưng ở đây tiêu đề là Ngộ tánh, thì chúng ta phải xoáy vô chỗ "then chốt sanh tử" nầy.

Bệnh nhân nói : Bệnh viện đã xác định tôi bị ung thư gan, xin bác sĩ cho thuốc.
Bác sĩ nói : Tôi thấy da mặt anh không được đẹp, anh hãy lấy kem nầy về, xức 1 ngày 3 lần.

Cái nầy gọi là tuỳ bệnh cho thuốc đó hả ?

Với tiêu đề "Ngộ tánh" chúng ta phải chém mạnh vào chỗ nhầm lẫn xưa nay, chứ không thể "thoa thoa vuốt vuốt" được nữa

Vả chăng, Đạo là lấy vắng lặng làm thể.
Chữ ĐẠO ở đây ai cũng biết là tác giả muốn nói Chân lý.

Chân lý tự nó là bản thể.
Vắng lặng hay loạn động, lăng xăng đều là hiện tượng.

Bảo một cái gì đó là "thể" của bản thể đã là chuyện sai quấy rồi, hà huống chi lại chụp một hiện tượng (vắng lặng) cho nó là thể của bản thể. Sao lại có chuyện tréo ngoe thế nhỉ ?
Mọi người do vì chấp tịnh cho nên thấy câu nầy hay.

Đạo (Chân-Lý) không có lấy cái gì làm thể cả !
Hiện tượng thì chỉ thoáng qua (chỉ nhanh hay chậm mà thôi).
Hiện tượng thì có thay đổi (vắng lặng là đối đải với lăng xăng mà có).
Hiện tượng thì không giúp ích hay tác hại gì cho bản thể cả.
Hai cái nầy không cùng trên một mặt phẳng thì hổ tương nhau thế nào được ?
KIAP !
 

thanhphuong

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 2 2008
Bài viết
176
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Khà khà khà...

Nếu một mai thức dậy!
Ngó tới lui chỉ có mình...
Rồi hỏi: Ơ sao lại có mi?
Hơ hơ...
Do mi chẳng phải có...
Lấy chỗ nào là không (có mi)?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Đúng vậy !

Đạo lấy vắng lặng làm thể.

Nếu (Bạn, Tôi, Chúng Ta,...,Họ) đã vắng lặng thì chẳng sanh "tịnh hay động", không còn sai quấy, hà cớ gì phải "PHÂN BIỆT" ! ( có lẻ Bạn nhầm lẩn "Vắng lặng =Tịnh" )

Lấy gì làm "Đạo" ? (... Nót Đạo)

Đạo (Chân-Lý) không có lấy cái gì làm thể cả !
Hiện tượng thì chỉ thoáng qua (chỉ nhanh hay chậm mà thôi).
Hiện tượng thì có thay đổi (vắng lặng là đối đải với lăng xăng mà có).
Hiện tượng thì không giúp ích hay tác hại gì cho bản thể cả.
Hai cái nầy không cùng trên một mặt phẳng thì hổ tương nhau thế nào được ?

Lời này, ở bản thể sanh, hay ở hiện tượng sanh ? Hay nói khác , là ở bản thể phát khởi, hay ở hiện tượng phát khởi ?

Có một lần, CT tỉ dụ, Một người qua cổng Phi trường, nghe thông báo, " Không mang Vũ khí vào Phi trường" !, mình qua cổng mà lắm la lắm lét, thì cảnh sát "giử lại" là dỉ nhiên ! Việt nam có Tục ngữ : "Có tịch mới rục rịch" !, Không mang vũ khí thì thản nhiên qua cổng, không hỏi , không cần hỏi?.

Trong kinh Viên Giác, lấy tỉ dụ, người lành mắt thì không hỏi hoa đốm ở đâu? khi nào có ?, do vậy, Đạo lấy vắng lặng làm thể, thứ 1, dạy người chưa vắng lặng, thứ hai để thử đã vắng lặng hay chưa ?
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính bạn CT , bạn TP và các bạn
Mình không lãnh hội hết nổi đĩa thực quá sum sê , chỉ xin đóng góp vài ý . PTD kết câu :
Nhưng tánh của tham , sân , si cũng không thật , chỉ tùy thuận chúng sanh mà nói vậy thôi . Nếu ai có thể soi trở vào
trong thì thấy rõ tánh của tham , sân , si tức là tánh Phật . Ngoài tham sân si không có tánh Phật nào khác . Kinh nói :
Chư Phật từ xưa đến nay thường ở trong tam độc để nuôi lớn pháp giải thoát mà thành Thế Tôn . Ba độc là tham , sân si
đó


Tâm chúng sanh giống như thân cây chuối , thân cây rau cải vv..: nếu bẻ từng bẹ lá đi đến khi hết lá vẫn không thấy thân đâu
Tuy vậy tâm ấy vẫn không phải là hoàn toàn không .
Tâm bồ đề ,( tâm tỉnh giác , tâm y trí ) là sự dự định tu thành đạo . Phát tâm đó là sự chuyển hướng của tâm hồng trần ,
(tâm y thức , tâm vô minh phiền não)
Hãy nhìn lại xem , thân cây chuối và cây cải không có , nhưng còn rễ và cái đột chồi nhú trên rễ : chính đó là nơi phát sinh các bẹ lá , và các bẹ lá đã bẻ có thể mọc trở lại thành thân cây chuối từ các đọt chồi ấy .
Chính cái tâm hồng trần làm cho chúng sanh xoay vần trong luân hồi , nhưn g cũng chính cái tâm ấy được chuyển hóa
thành tâm tỉnh giác sẽ là cơ chế cho chúng sanh thành Phật . Cũng như:Alaida là một dạng khác của ý thức

Chính Alaida là căn bản đưa dắt chúng sinh đi từ kiếp này sang kiếp khác . Nhưng cũng chính Alaida với chủng tử vô lậu
cũng đưa dắt chúng sinh giải thoát ( HT Thiện Hoa )

Bây giờ trở lại hiện tại nhé. Phiền não là vô minh . Phiền não là tham , sân , si . Phiền não là không an lạc. Nó thúc đẩy
người ta đi tìm thỏa mãn tham, sân , si và không đến với bồ đề , tỉnh giác . Nhưng khi phiền não đi đến một mức độ
nào đó , chính phiền não sẽ là nguyên nhân đưa đến sự giải thoát cho chúng sanh .

Kinh đại Bảo tích :" Ví như chỗ phân nhơ có thể mọc hoa sen , Ca Diếp ! Chúng sanh bị phiền não , tà hạnh có thể sanh giống trí trong Phật Pháp . Ta nay nói thêm bài kệ :
Ví như đất bùn phân
Có thể mọc hoa sen
Chúng sanh nghiệp tà hạnh
Cũng sanh giống Phật Pháp"

Sắc Không bất dị : phiền não tức bồ đề , tham sân si tức Niết Bàn . Có tham sân si mới có không tham sân si( là Niết bàn )
Nhìn vào tham , sân , si mới thấy Niết Bàn , và ngược lại . Nhưng , ai đó đừng vội cho người ta là ngoại đạo nhé!!!!!!!!
( kẻo đọa lạc đấy !). Cái Niết Bàn nhìn từ tham sân si chỉ là Niết Bàn tục đế thôi ! Nghĩa là phải chúng được tánh Không
nữ a đó bạn . Thì mới diệu dụng như :

" Chư Phật từ xưa đến nay thường ở trong ba độc để nuôi lớn Pháp giải thoát mà thành Thế tôn "


WOW !!!!
Xin chào bạn CT , bạn TP và các bạn



_______________________________
Pt thích hành vi hơn lời nói
 
T

tomandjerry

Guest
Chiếu Thanh đã viết:
Đúng vậy !

Đạo lấy vắng lặng làm thể.

Nếu (Bạn, Tôi, Chúng Ta,...,Họ) đã vắng lặng thì chẳng sanh "tịnh hay động", không còn sai quấy, hà cớ gì phải "PHÂN BIỆT" ! ( có lẻ Bạn nhầm lẩn "Vắng lặng =Tịnh" )
Nếu CT nói chúng ta cần vắng lặng mới phân biệt, còn loạn động thì chẳng phân biệt gì thì cái vắng lặng nầy chấp nhận được.
Còn Đạo mà lấy vắng lặng làm thể ư ? Trời ơi ! vậy là Đạo có điều kiện, nếu không vắng lặng thì Đạo mất hay sao ? Nếu vậy thì chẳng phải Chân lý Phật pháp rồi !

chieuthanh đã viết:
thứ hai để thử đã vắng lặng hay chưa ?
Người chấp Tịnh, nói đi nói lại cũng lòi cái đuôi chấp Tịnh.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Đúng vậy !

Như HT Minh Thiền tỉ dụ, Con cưng chẳng biết làm gì. Chưa từng khổ, hoặc chứng kiến cãm thông với nổi khổ thì không biết được giá trị của an lạc , hạnh phúc .

Lục Tổ thì dạy : "..., Bất ly thế gian giác", nhiều người hiểu là phải nhập thế mới tìm được Giác ngộ, không phải vậy, chử "Thế gian" là nói "tam độc" của chúng sanh tánh. ( ...mà của mình chứ không phải tìm cái Tam độc của người mà mình giác ngộ ???")

Bỏi vậy, có câu : "Tu_ Thứ nhất tại thị (chợ), nhì tại gia (nhà), thứ ba Am, Thất, Tự (chùa)". Mấy chổ đó tam độc để nổi lên.

Ngoài bùn chẳng có hoa sen. ( ngoại trừ "bông bất tử").
 
T

tomandjerry

Guest
Nếu ai có thể soi trở vào trong thì thấy rõ tánh của tham , sân , si tức là tánh Phật . Ngoài tham sân si không có tánh Phật nào khác.
Câu nầy có hai vế cách nhau bởi dấu chấm.
Vế thứ nhất : CHẤP NHẬN.
Vế thứ hai :"Ngoài tham sân si không có tánh Phật nào khác". Nói như thế nầy chẳng khác nào nói :"Ngoài hoa đốm chẳng có hư không nào khác". Hoa đốm quan trọng đến như vậy sao ?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
tomandjerry đã viết:
Chiếu Thanh đã viết:
Đúng vậy !

Đạo lấy vắng lặng làm thể.

Nếu (Bạn, Tôi, Chúng Ta,...,Họ) đã vắng lặng thì chẳng sanh "tịnh hay động", không còn sai quấy, hà cớ gì phải "PHÂN BIỆT" ! ( có lẻ Bạn nhầm lẩn "Vắng lặng =Tịnh" )
Nếu CT nói chúng ta cần vắng lặng mới phân biệt, còn loạn động thì chẳng phân biệt gì thì cái vắng lặng nầy chấp nhận được.
Còn Đạo mà lấy vắng lặng làm thể ư ? Trời ơi ! vậy là Đạo có điều kiện, nếu không vắng lặng thì Đạo mất hay sao ? Nếu vậy thì chẳng phải Chân lý Phật pháp rồi !

chieuthanh đã viết:
thứ hai để thử đã vắng lặng hay chưa ?
Người chấp Tịnh, nói đi nói lại cũng lòi cái đuôi chấp Tịnh.

Bạn hay lắm !

Nhưng cùng nhau trao đổi, để không lầm lẩn. "Cần vắng lặng mới phận biệt" đó là trí Bình đẳng (Bình đẳng tánh trí), còn loạn động hay tịnh mà phân biệt là thức phân biệt chấp trước.

Còn Đạo mà lấy vắng lặng làm thể ư ? Trời ơi ! vậy là Đạo có điều kiện, nếu không vắng lặng thì Đạo mất hay sao ? Nếu vậy thì chẳng phải Chân lý Phật pháp rồi !

Nếu vậy có thật "Đạo" hay sao ?

Vắng lặng là Đạo, mà chẳng phải "Đạo" bởi vì vắng lặng !.

Người chấp Tịnh, nói đi nói lại cũng lòi cái đuôi chấp Tịnh
.

Chấp hay không chấp chuyện ấy không cần Bạn sanh "Nhân Ngã".

còn thử nghĩa là "Thực chứng tự tánh Không ".
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Canh một ngồi ngay bắt kiết già
Ngó qua ngó lại một mình ta
Nầy chuông, nầy mõ nầy, Kinh Kệ
Thiên hạ trông vô phải hít hà.

Canh hai mõi mệt lưng còng xuống
Mặc tình tư-tưởng chuyện hôm qua
Hơn thua phải trái chờ đâu đó
Đợi tớ xả thiền "uýnh chết cha !"


"Cần vắng lặng mới phận biệt" đó là trí Bình đẳng (Bình đẳng tánh trí)
Ái cha ! "Bình đẳng Tánh trí" mà dễ lượm như sỏi đá vậy sao ?

Những bậc Chân tu trên thế gian nầy có mấy vị đạt được DIỆU QUAN SÁT TRÍ ?

Hà cớ chi một chút suy luận phân biệt của Ý thức mà lại gán cho nó cái tên KÊU thế ?

Những danh tự, ngôn ngữ của Phật pháp là những thực chứng BẤT KHẢ TƯ NGHỊ mà những bậc cao Tăng có khi cả đời không vói tới được, lại bị thiên hạ lạm dụng tưởng chừng như đó là những ngôn từ tuỳ tiện của truyện tranh, truyện khoa học giả tưởng, truyện kiếm hiệp.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trong "Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp", HT Minh Thiền, dùng thí dụ : TÔn NGộ Không đi về cỏi Phật như đi chợ," nhưng thiệt tới cỏi Phật phải nguyên tập đoàn , Tam Tạng, Ngộ Không, Ngộ Năng , Ngộ Tịnh.

Chúng ta phàm phu củng đi về cỏi Phật như đi chợ, nhưng còn mấy thằng đi theo còn ham hố quá cho nên, chậm lục đến bi giờ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên